Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0

Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0

Tác giả: [email protected]
14:57 02/06/2021

Các báo cáo công nghiệp trên toàn thế giới đều cho rằng: Công nghệ Cloud (Điện toán đám mây) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng công nghiệp bắt đầu, kéo theo là sự hỗ trợ hiệu quả của Cloud với các phát triển trong công nghệ Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, và robot. Khi các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi quy trình sang các hạ tầng riêng tư (private), công cộng (public), và lai (hybrid), họ sẽ cần tới các kỹ sư Cloud.

Dựa trên các ý kiến chuyên gia và những nghiên cứu mới nhất, Rashi Aditi Ghosh của Elets News Network (ENN) đã khám phá những cách mà công nghệ Cloud giúp nâng cao hiệu quả các quy trình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đi sâu vào cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ 18 đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới thông qua các động cơ thủy lực và hơi nước, giúp việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại phát sinh từ các dây chuyền sản xuất hàng loạt. Công nghệ thông tin giúp tự động hóa sản xuất đã khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Giờ đây, ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tiến bộ rõ rệt đến từ công nghệ Internet vạn vật (IoT), Tự động hóa, và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Những công nghệ này, song song với dữ liệu lớn (Big data) và phân tích (Analytics), là những yếu tố chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng này đã đem lại nhiều sự phát triển xuyên suốt cho mọi lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tự động hóa được ứng dụng trong việc xử lý lượng dữ liệu ngày một tăng, giúp hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như một số tác vụ khác.

Có thể bạn quan tâm: Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết

Vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0

Cho dù bạn đang làm việc tại lĩnh vực nào thì công nghệ Cloud vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp này, bằng cách cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển.

Theo một báo cáo của Oracle mang tên “Cloud: Opening up the road to Industry 4.0” (tạm dịch: Cloud: Mở đường tới Công nghiệp 4.0), trong số 1.200 người ra quyết định trong lĩnh vực công nghiệp của doanh nghiệp, có tới 60% bày tỏ quan điểm tích cực về việc tích hợp công nghệ Cloud, đồng thời họ cho rằng Cloud sẽ mở khóa cho tiềm năng của các công nghệ đột phá như robot và AI.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng công nghệ Cloud sẽ thúc đẩy sự phát triển trong mọi ngành nghề, thông qua việc cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển,

Tiềm năng thật sự của Cloud trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ có thể được xác định thông qua việc tích hợp dịch vụ máy tính trên nền tảng Cloud. Chỉ khi tận dụng được năng lực của các dịch vụ này thì nền tảng Cloud mới có thể đem lại những ứng dụng mới mẻ và đột phá.

Tại sao điện toán đám mây quan trọng đối với lĩnh vực BFSI tại Ấn Độ?

Nghiên cứu của Dịch vụ phân tích đánh giá kinh doanh Harvard đã cho thấy, 74% doanh nghiệp tin rằng công nghệ Cloud sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 60% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tích hợp Cloud sẽ “mở khóa tiềm năng” cho những công nghệ đột phá.

“Theo IDC, tính tới năm 2022, dù các phần mềm truyền thống sẽ vẫn tăng trưởng, tỷ lệ tăng sẽ chỉ đạt 11%. Trong khi đó, hạ tầng Cloud và các ứng dụng sử dụng Cloud sẽ tăng vượt mức 150%, tuy vẫn có những khó khăn riêng”. Gulshan Chhabra – Giám đốc Quốc gia của công ty Snow Software Further nhận định: Ấn Độ có khả năng cao sẽ đi đầu thế giới trong việc ứng dụng Cloud Hybrid trong thời gian tới, dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Nutanix. Cụ thể, tỷ lệ ứng dụng Cloud Hybrid tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, từ mức 13% ở năm 2018 lên tới 43% trong vòng 24 tháng tới.

Diwakar Nigam, Giám đốc của Newgen Software lại tin rằng, lĩnh vực ngân hàng vốn luôn ở tuyến đầu trong viêc ứng dụng công nghệ Cloud, bởi công nghệ này dễ mở rộng quy mô, yêu cầu ít chi phí vốn, dễ vận hành và sử dụng được lâu dài.

“Điện toán đám mây chắc chắn đã mang tới nhiều khía cạnh hơn trong các phương thức vận hành doanh nghiệp. Các tổ chức cũng cần tận dụng được năng lực của một nền tảng ít code thông qua các mô hình linh hoạt, dễ mở rộng, và nhanh nhạy. Việc triển khai Cloud sẽ giải quyết được mọi yếu tố nêu trên, thông qua việc giảm chi phí phân phối và triển khai phần mềm…” Nigam chia sẻ.

Trên thực tế, thị trường Cloud toàn cầu đang được dự tính sẽ tăng từ 272 tỷ USD vào năm 2018 tới 623 tỷ USD vào năm 2023. NASSCOM cũng chia sẻ rằng, thị trường Cloud tại Ấn Độ đang phát triển rất nhanh, dự tính sẽ đạt 7,2 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường dịch vụ tài chính đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ này.

Giải thích sâu hơn về sự ứng dụng các dịch vụ Cloud, Zulkernain Kanjariwala, Giám đốc CNTT của Ngân hàng Doha đã chia sẻ: “Mỗi tổ chức tài chính tại Ấn Độ đều có quan điểm riêng về việc ứng dụng công nghệ Cloud tại doanh nghiệp của họ. Với mức độ số hóa hiện tại của Ấn Độ, ta có thể thấy rõ ràng vai trò của việc ứng dụng các quyết định công nghệ và Cloud trong quá trình chuyển đối.”

Lợi ích của công nghệ điện toán đám mây trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Công nghệ điện toán đám mây và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng của nó đã len lỏi tới mọi nền công nghiệp chủ chốt của thế giới, đặc biệt là ở lĩnh vực tài chính. Với những lợi điểm về hiệu quả kinh tế, độ đáng tin, độ linh hoạt, và rất nhiều yếu tố khác, công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã giải quyết được rất nhiều vấn đề thường gặp trong các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1. Hiệu quả kinh tế

Điện toán đám mây giúp nhân viên ngân hàng và các cơ sở tài chính tiết kiệm vốn đầu tư cho việc thiết lập các hạ tầng CNTT cần thiết. Thay vào đó, khi ứng dụng Cloud, khoản vốn đầu tư này sẽ được sử dụng cho các công tác vận thành thông thường, giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính tập trung hơn vào những quy trình cốt lõi của mình.

2. Độ đáng tin

Hạ tầng Cloud thường có độ đáng tin cậy cao. Các ngân hàng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách sử dụng các mô hình Cloud riêng tư hoặc hybrid, trong khi vẫn đảm bảo tốc độ và tính linh hoạt của công nghệ này. Còn ở Cloud công cộng, dữ liệu sẽ được mã hóa với nhiều lớp bảo mật khác như cấp quyền truy cập, nhằm đảm bảo bảo mật cấp độ cao.

3. Độ linh hoạt

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phổ cập của Cloud là mô hình trả theo nhu cầu sử dụng, tức người dùng chỉ cần trả tương ứng với khối lượng dịch họ đã sử dụng. Qua đó, các ngân hàng và cơ sở tài chính có thể dễ dàng quản lý nhu cầu sử dụng gia tăng mà không cần phải đầu tư thêm cho các hạ tầng điện toán nội bộ – mà thường sẽ không được sử dụng tới trong điều kiện thông thường. Trong khi đó, với Cloud, ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng với độ linh hoạt cao.

Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây

Các ứng dụng hàng đầu của công nghệ điện toán đám mây cho lĩnh vực BFSI

Điện toán đám mây đã tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những phát triển đột phá của nó lại chỉ diễn ra kể từ năm 2002, khi Amazon Web Services (AWS) xuất hiện. Có rất nhiều ứng dụng web được phân phối thông qua Cloud, và sau đây là một số ứng dụng như vậy trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính:

1. Lưu trữ

Nhằm đảm bảo độ bảo mật giao dịch và mang lại các trải nghiệm khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần máy chủ hoạt động toàn thời gian. Trong khi đó, các hệ thống CNTT tại doanh nghiệp luôn cần bảo trì sau các khoảng thời gian cụ thể, và không thể được duy trì liên tục theo yêu cầu. Cloud thì có thể hoạt động 99,999% thời gian, hỗ trợ máy chủ 24/7, kể cả khi cần bảo trì. Việc lưu trữ web, ứng dụng, và di động cũng đảm bảo tốc độ truy cập cho người dùng.

Tham khảo Dịch vụ lưu trữ đám mây (Object Storage) Tiết Kiệm & An toàn

2. Cổng thanh toán

Các đơn vị cho vay từ lâu đã triển khai công nghệ Cloud trong thực hiện thanh toán và chuyển tiền, do công nghệ này có độ bảo mật cao hơn và đem lại trải nghiệm đồng nhất hơn cho khách hàng. Khả năng hoạt động không gián đoạn mà công nghê này đem lại cũng giúp đảm bảo rằng các thanh toán được thực hiện một cách đảm bảo, không đứt quãng.

3. ERP và CRM

Các phần mềm Phân phối tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là những ứng dụng phổ biến nhất mà Cloud đem lại. Cụ thể, SaaS (phần mềm như dịch vụ) là phương thức có nhu cầu sử dụng cao nhất của công nghệ Cloud, chiếm tới 50% ứng dụng công nghệ này. Phương thức này giúp các nhà phân phối quản lý ứng dụng và hỗ trợ người dùng tốt hơn. Với người dùng, SaaS đem lại khả năng truy cập từ xa và sự tiện lợi trong cài đặt.

Kết luận

Tuy đa số chuyên gia đều đồng ý rằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud) có khả năng chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đồng thời thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ này một cách đảm bảo, tuân thủ quy định và nhất quán với nhu cầu kinh doanh. Những chuyên gia trong lĩnh vực BFSI cũng tin rằng, chỉ nên thực hiện triển khai các dịch vụ Cloud thông qua các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và đáng tin cậy.

Tiềm năng của công nghệ này sẽ không chỉ bị giới hạn trong độ tin cậy, khả năng mở rộng quy mô, và lưu trữ (cũng như chi phí thấp đi kèm), mà còn có thể đi xa hơn vậy trong nền công nghiệp 4.0 hiện tại.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399

48
Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0