Blogs Tech

Điện toán đám mây FPT Cloud – Xu hướng công nghệ đi đầu năm 2024

14:35 08/01/2024
Doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì khi 80% thị phần của thị trường điện toán đám mây đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài? Thế giới đã bước sang năm 2024, một năm được dự báo sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của điện toán đám mây - một xu hướng công nghệ dẫn dắt toàn cầu. Đối với nhiều người, điện toán đám mây có thể là một khái niệm kỹ thuật xa vời nhưng thực tế lại là những thứ mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày, hàng giờ như thư điện tử, ảnh trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo…, các video trên YouTube, TikTok…. Phần lớn các nền tảng và các dịch vụ được sử dụng phổ biến hiện nay đều đang vận hành trên cơ sở sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Tiềm năng của điện toán đám mây Make in Viet Nam Không chỉ trên toàn thế giới mà ngay ở Việt Nam, điện toán đám mây "Make in Viet Nam" cũng có rất nhiều tiềm năng. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường mới nổi trên thị trường trung tâm dữ liệu điện toán đám mây. Theo báo cáo cuối năm ngoái 2023 của Research and Markets, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ là 10,68% trong giai đoạn 2022 - 2028. Năm 2023, giá trị toàn thị trường trong nước ước đạt 620 triệu USD, dự kiến tăng lên 1.037 tỷ USD vào năm 2028. [caption id="attachment_38671" align="aligncenter" width="800"] Chi phí Public Cloud được tối ưu hiệu quả[/caption] Dự báo chỉ 1 năm nữa, sẽ có khoảng 100 nghìn tỷ gigabyte dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, tương đương một nửa tổng dung lượng lưu trữ dữ liệu toàn cầu. Do đó, đầu tư vào các Trung tâm dữ liệu (Data Center), hay còn được mệnh danh là "trái tim của Internet", là một loại đầu tư mới của các nhà mạng viễn thông. Nếu không đầu tư vào đây, các nhà mạng viễn thông không có không gian tăng trưởng mới và sẽ bị thay thế. Tại Việt Nam, hiện có 5 nền tảng điện toán đám mây Make in Viet Nam đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử. Vấn đề bảo mật dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây Bên cạnh rất nhiều ưu thế mà điện toán đám mây mang lại, công nghệ này cũng đặt ra những thách thức, trong đó có vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của các dữ liệu được lưu trữ trên đám mây. Đám mây thường được coi là một khái niệm khó nắm bắt - vô hình và bằng cách nào đó, giữ tất cả dữ liệu của chúng ta an toàn ở một nơi rất xa. Vấn đề mất hay rò rỉ dữ liệu chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chuyển dữ liệu lên "đám mây". HÌNH ẢNH Với ưu điểm dễ truy cập, người dùng có thể truy cập dữ liệu đám mây mọi nơi, mọi lúc và cung cấp quyền truy cập rất nhiều người. Nếu không quản lý chặt chẽ quyền truy cập, quản lý danh tính thì rất dễ trở thành điểm yếu để tin tặc khai thác tấn công, từ đó dẫn đến nguy cơ bị mất dữ liệu. Sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu đó là những dữ liệu về tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, hành chính công... Rủi ro an ninh mạng trong điện toán đám mây còn trở nên phức tạp hơn khi các tổ chức muốn sử dụng nhiều nhà cùng cấp dịch vụ đám mây để đáp ứng các nhu cầu hoạt động. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn nhân lực vận hành hệ thông có trình độ cao, hạn chế về ngân sách, quyền riêng tư dữ liệu và khả năng ứng phó khẩn cấp khi có sự cố… cũng là rào cản khi áp dúng công nghệ điện toán đám mây tại các công ty và doanh nghiệp. Hiện 80% dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam là của những nhà cung cấp nước ngoài, đơn vị trong nước chỉ cung cấp 20%. Nhưng do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chưa thiết lập hạ tầng tại Việt Nam, đây cũng là một khó khăn thách thức trong bảo mật dữ liệu nếu không đáp ứng Luật An ninh mạng Việt Nam. Ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây Nếu biết tận dụng lợi thế là tính ưu việt của điện toán đám mây, hoàn toàn có dẫn đầu xu hướng. Và dịch chuyển lên đám mây hiện là xu hướng tất yếu. Nếu doanh nghiệp mong muốn triển khai dự án trong thời gian ngắn nhất hoặc lưu trữ, sao lưu mà không phải đầu tư chi phí vào hạ tầng vật lý quá nhiều thì nền tảng đám mây chính là lựa chọn tốt nhất. Công nghệ điện toán đám mây có thể giúp giải nhiều "bài toán khó" trong rất nhiều những lĩnh vực của cuộc sống. Chiến lược "dịch chuyển lên mây" được coi là quan trọng để giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số tại Việt Nam. Đó cũng là nội dung quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Năm 2024 là một năm bản lề, là cơ hội lớn cho "ngành" trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Việt Nam tăng tốc và bứt phá để từ đó, nền tảng số, điện toán đám mây Make in Viet Nam sẽ là một lựa chọn chiếm ưu thế đối với người dùng trong nước. Năm 2023, FPT Cloud chính thức ra mắt thêm 4 dịch vụ mới bao gồm FPT Kubernetes with GPU, FPT Incident Management, FPT Kafka, và FPT DevOps Service nâng tổng số dịch vụ Nền tảng của FPT Cloud lên đến +25 dịch vụ. Bộ sản phẩm nền tảng Platform as a Service được xây dựng trên nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới FPT Cloud, với kiến trúc tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên thiết kế hệ thống, bảo mật thông tin, tính ổn định và khả năng mở rộng. FPT Cloud sở hữu những ưu điểm khác biệt như: tích hợp Al, mô hình bảo mật nhiều lớp, giao diện quản lý đồng nhất… với hơn +80 dịch vụ Điện toán đám mây mạnh mẽ từ dịch vụ Hạ tầng (IaaS) tới Nền tảng (PaaS), Ứng dụng (SaaS) tuân theo các tiêu chí bảo mật hàng đầu như PCIDSS, ISO 27017:27013. Với việc tiên phong trong việc xây dựng và “trình làng” hệ sinh thái Platform as a Service, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng, đồng nhất công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng tốc hành trình chuyển đổi số. Nguồn: Theo ban thời sự VTV (https://cafef.vn/dien-toan-dam-may-xu-huong-cong-nghe-di-dau-nam-2024-188240103103259552.chn)

6 Xu hướng đám mây tăng tốc đổi mới sáng tạo trong năm 2024

15:31 03/01/2024
Chi phí của doanh nghiệp dành cho cơ sở hạ tầng máy chủ đám mây được dự báo sẽ vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2024. Với nhu cầu ứng dụng các nền tảng mới và các dịch vụ "as-a-service", bao gồm cả các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây của doanh nghiệp. Ngoài những lợi ích về việc tiết kiệm thời gian và chi phí từ việc chuyển đổi đám mây thì doanh nghiệp đang cần một chiến lược lâu dài hơn. Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây giờ đây còn là chìa khóa để trở nên sáng tạo, linh hoạt và thành công hơn. Đối với nhiều doanh nghiệp, các vấn đề an ninh và bảo vệ dữ liệu vẫn đang là những mối quan tâm lớn khi chuyển đổi lên nền tảng mới. Tuy nhiên, các mô hình triển khai mới cung cấp giải pháp tốt nhất như đám mây lai (hybrid-cloud) và đa đám mây (multi-cloud). Vào năm 2024, công nghệ điện toán đám mây sẽ tiếp tục là tâm điểm và bệ phóng cho sự sáng tạo và cơ hội cho tất cả doanh nghiệp. Dưới đây là 6 xu hướng quan trọng nhất trong năm 2024 mà doanh nghiệp sẽ quan tâm: AI Dưới Dạng Dịch Vụ (AI As-A-Service) Cơ sở hạ tầng đám mây đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa AI trở nên phổ biến, cùng với tất cả những lợi ích kinh tế và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại cho doanh nghiệp. Các mô hình AI, như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) góp phần tạo nên ChatGPT, được đào tạo trên lượng lớn dữ liệu, sử dụng lượng lớn công suất tính toán. Hầu hết các doanh nghiệp không có tài nguyên để tự thực hiện điều này, nhưng bằng cách truy cập AI-as-a-service thông qua các nền tảng đám mây, họ có thể tận dụng hạ tầng và công nghệ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu phát triển AI của mỗi doanh nghiệp. Đám Mây Lai (Hybrid-cloud) Và Đa Đám Mây (Multi-cloud) Dự kiến số lượng tổ chức lớn áp dụng chiến lược đám mây đa nhà cung cấp (tức là, họ mua dịch vụ đám mây từ hơn một nhà cung cấp) sẽ tăng từ 76% lên 85% trong năm 2024. Chiến lược đa đám mây mang lại lợi ích về chi phí và linh hoạt tuy nhiên cũng làm tăng sự phức tạp về quản lý dữ liệu và tích hợp với hệ thống cũ. Đám mây đa và lai (kết hợp đám mây với cơ sở hạ tầng trên nơi) là những giải pháp cơ sở hạ tầng tiên tiến sẽ tiếp tục phổ biến khi tổ chức tìm cách cân bằng an ninh với sự linh hoạt và lựa chọn dịch vụ mà họ cần. Công nghệ đám mây thúc đẩy chuyển đổi sáng tạo Ngoài AI được đề cập ở trên, việc áp dụng công nghệ đám mây cũng có thể hỗ trợ phát triển nhiều công nghệ khác như Internet of Things (IoT), blockchain và máy tính lượng tử. Bằng cách loại bỏ nhu cầu đầu tư trực tiếp vào kiến trúc và cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp có thể triển khai các dự án nhanh chóng để đánh giá những lợi ích của các công nghệ mới linh hoạt hơn bao giờ hết nhờ công nghệ điện toán đám mây. Bảo Mật trên nền tảng điện toán đám Mây Mã hóa, xác thực và phục hồi sau thảm họa là ba chức năng của các dịch vụ đám mây mà sẽ ngày càng được yêu cầu khi chúng ta đối mặt với cảnh báo đang tiến triển của năm 2024. Mất dữ liệu và vi phạm dữ liệu đang gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi hacker phát triển các hình thức tấn công mới được trang bị bởi trí tuệ nhân tạo, và bất kỳ hệ thống nào phải có thể truy cập bởi con người luôn có nguy cơ từ các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội. Điều này có nghĩa là an ninh và sự đàn hồi đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà cung cấp và khách hàng đám mây. Đám Mây Bền Vững (Sustainable Cloud Computing) Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn đều cam kết đạt được mục tiêu không thải CO2, không chỉ cho các hoạt động của họ mà còn để giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của họ giảm lượng carbon của họ. Amazon đã cam kết đạt được số liệu không thải CO2 vào năm 2040, và Microsoft đặt mục tiêu vượt qua mục tiêu này thêm mười năm. Cùng với Google, họ cũng tất cả đều đã tuyên bố ý định tạo ra 100% năng lượng được sử dụng trong các hoạt động của họ từ nguồn tái tạo. Việc họ làm được hay không vẫn còn phải xem, nhưng đẩy mạnh cho việc đám mây tính toán xanh hơn và ít ảnh hưởng môi trường sẽ là một xu hướng mạnh mẽ trong năm 2024. Đám Mây Không Có Máy Chủ Và chi phí theo nhu cầu (Serverless And Pay-As-You-Go Cloud) Mô hình dịch vụ đám mây không có máy chủ là một mô hình dịch vụ đám mây loại bỏ nhu cầu cho doanh nghiệp quản lý máy chủ của họ. Trong khi một dịch vụ đám mây thông thường có thể tính phí doanh nghiệp theo số lượng máy chủ mà họ muốn đặt cơ sở hạ tầng của mình, trong mô hình không có máy chủ, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho các nguồn lực họ sử dụng trực tiếp. Điều này tạo ra hiệu suất bằng cách loại bỏ nhu cầu thanh toán cho máy chủ ngay cả khi chúng không sử dụng và giải phóng thời gian của doanh nghiệp để tập trung vào các hoạt động cốt lõi của họ. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: FPT Cloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Điện toán đám mây: Mở đường cho doanh nghiệp Việt tiếp cận dịch vụ quốc tế

17:15 19/12/2023
Chỉ với một vài thao tác nhấp chuột, doanh nghiệp Việt có thể nhanh chóng đăng ký và sử dụng các dịch vụ Cloud chính hãng của Microsoft, với sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của FPT Smart Cloud. SaaS dẫn đầu xu hướng điện toán đám mây (Cloud) Tiếp nối tiến trình chuyển dịch số toàn cầu, phần mềm dưới dạng dịch vụ - SaaS (Software as a Service) đang dần dẫn đầu xu hướng Cloud trên thế giới. Theo Bloomberg, các nền tảng như Public Cloud và SaaS đều đạt 9% tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm từ năm 2020 đến năm 2023, tương đương với 60,36 tỷ USD. SaaS cũng là phân khúc Cloud có tiềm năng bùng nổ tại Việt Nam. Theo nghiên cứu từ Research and Market, tới năm 2025, tốc độ tăng trưởng CAGR của thị trường Cloud tại Việt Nam dự đoán sẽ tăng trên 18,88%, từ đó kéo theo tăng trưởng doanh thu của mảng SaaS - vốn là một trong ba mô hình Cloud phổ biến hiện nay, bên cạnh IaaS và PaaS. SaaS dẫn đầu xu hướng điện toán đám mây Là dạng chuyển giao phần mềm cho phép người dùng truy cập từ xa thông qua Internet, ưu điểm nổi bật của SaaS là chi phí rẻ do chia nhỏ theo thời gian sử dụng và số lượng người dùng. Người dùng chỉ cần trả một khoản phí “thuê” dịch vụ từ nhà cung cấp, hoặc được dùng miễn phí một số tính năng cơ bản, mà không cần phải đầu tư vào server hay chịu trách nhiệm về kỹ thuật như khắc phục sự cố và bảo trì hệ thống…  Bên cạnh đó, SaaS cũng thường cập nhật liên tục và sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Nhờ vậy giảm chi phí ẩn của cho hạ tầng, vận hành, an toàn thông tin... giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng gia tăng quy mô, số lượng người sử dụng hoặc giảm, dừng sử dụng nếu thấy phần mềm không hiệu quả.   Cùng với sự lên ngôi của AI và Big Data, SaaS được dự đoán sẽ ngày càng bùng nổ khi nhiều ông lớn trong ngành đã sớm nghiên cứu nhằm tích hợp các công nghệ này với nhau. Tháng 11 vừa qua, Microsoft đã ra mắt phiên bản đột phá Microsoft 365 Copilot với sự kết hợp sức mạnh AI và nền tảng SaaS sẵn có. Nhờ sự hỗ trợ ngay tức thì từ AI, người dùng sẽ có thêm trải nghiệm làm việc năng suất, hiệu quả hơn với Microsoft 365 Copilot. Microsoft 365 Copilot là sự kết hợp sức mạnh AI và SaaS Trắc trở khi tiếp cận các dịch vụ quốc tế Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình 20-30%/năm trong giai đoạn 2020-2026, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường trung tâm dữ liệu (Data Center) và điện toán đám mây (Cloud). Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn gặp phải những trở ngại nhất định khi tiếp cận với các dịch vụ Cloud quốc tế như Microsoft 365.   Trước đây, để bắt kịp xu hướng Cloud toàn cầu, doanh nghiệp cần mua trực tiếp dịch vụ từ hãng. Các dịch vụ và tài liệu chưa được Việt hoá khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, việc thiếu đội ngũ hỗ trợ chuyên môn người bản xứ có thể gây mất thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và triển khai.   Gần đây xuất hiện nhiều đơn vị Việt Nam đại diện cung cấp các dịch vụ SaaS quốc tế cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời hỗ trợ các vấn đề chuyên môn trong quá trình triển khai. Nhưng thủ tục mua bán và sử dụng dịch vụ chưa thực sự tối ưu. do thủ tục kí kết rườm ra, kèm nhiều văn bản quy định về quyền hạn gây mất thời gian, dẫn tới chậm trễ cho kế hoạch số hoá của đơn vị.  Hóa khó thành dễ cho con đường tiếp cận Cloud quốc tế  Là một trong những đối tác lớn nhất của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud tiên phong ra mắt trang mua hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cung cấp những giải pháp công nghệ bản quyền từ Microsoft dành cho doanh nghiệp. Tại https://microsoft.fptcloud.com/, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, mua và quản lý các gói đăng ký bản quyền Microsoft 365. Website hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán bao gồm chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ tín dụng với VNPay, đảm bảo đầy đủ hoá đơn chứng từ theo yêu cầu. Trải nghiệm dịch vụ Cloud nhanh chóng từ trang mua hàng trực tuyến của FPT Smart Cloud Thay vì phải chờ đợi nhiều ngày, doanh nghiệp có thể ngay lập tức sử dụng gói dịch vụ của Microsoft 365 sau khi hoàn tất thanh toán, đồng thời chủ động quản lý và gia hạn dịch vụ tại một địa chỉ duy nhất. Các gói dịch vụ luôn được đảm bảo cập nhật, tích hợp công nghệ tiên tiến nhất từ Microsoft với phiên bản chính hãng cho thị trường Việt Nam, đi kèm đặc quyền hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia trong quá trình sử dụng.  Chỉ bằng một vài thao tác, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập và triển khai văn phòng số theo chuẩn 5.0, tạo đột phá kết quả kinh doanh và năng suất vận hành. Đặc biệt, với mong muốn đồng hành, giúp mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm, FPT Smart Cloud dành tặng chiết khấu 5% cho toàn bộ đơn hàng trực tuyến cùng ưu đãi siêu hấp dẫn cho doanh nghiệp khi chuyển đổi dữ liệu sang Microsoft 365. Nhanh tay nhận ngay ưu đãi trước ngày 31/12/2023 tại đây!  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: FPT Cloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Bản tin bảo mật tháng 11/2023

16:21 30/11/2023
Microsoft công bố các bản vá cho các lỗ hổng bao gồm 52 lỗ hổng, trong đó tồn tại 5 lỗ hổng zero-day và 3 lỗ hổng mức độ critical trong tháng 11 👉 Trong tháng 11 của 2023 Microsoft đã tung ra các bản vá lỗi cho 152 lỗ hổng trong đó có 3 lỗ hổng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng vì chúng cho phép thực thi mã từ xa, tấn công từ chối dịch vụ, và 5 bản vá cho các lỗ hổng zero-day. Một số lỗ hổng đáng được lưu ý: CVE-2023-36036 - Windows Cloud Files Mini Filter Driver Elevation of Privilege Vulnerability – Microsoft thực hiện vá lỗ hổng khai thác leo thang đặc quyền trong Windows Cloud Files Mini Filter Driver cho phép kẻ tấn công leo lên quyền SYSTEM trong thiết bị chịu ảnh hưởng của lỗ hổng CVE-2023-36033 - Windows DWM Core Library Elevation of Privilege Vulnerability – Microsoft đã phát hành bản cập nhật khắc phục lỗ hổng khai thác được công khai ở Windows DWM Core Library cho phép kẻ tấn công chiếm quyền admin trong thiết bị chịu ảnh hưởng CVE-2023-36025 - Windows SmartScreen Security Feature Bypass Vulnerability - Bản vá được đưa ra cho lỗ hổng khai thác Windows SmartScreen cho phép Internet Shortcut độc hại có thể bỏ qua kiểm soát và cảnh báo bảo mật bằng cách lừa người dùng truy cập vào các shortcut web app hoặc link tài liệu online như docx, xlsx... được chỉnh sửa bởi attacker CVE-2023-36413 - Microsoft Office Security Feature Bypass Vulnerability – Microsoft đã phát hành bản cập nhật chưa được ghi nhận thực hiện khai thác cho phép kẻ tấn công gửi file độc hại cho người dùng và khi họ mở file đó lên, nó có thể bypass qua chế độ đọc bảo mật để vào trực tiếp chế độ chỉnh sửa cho phép thực thi mã độc CVE-2023-36038 - ASP.NET Core Denial of Service Vulnerability – Microsoft đã phát hành bản cập nhật vá lỗi cho phép thực thi DoS lên mục tiêu nếu mục tiêu gửi http requests đến .NET 8 RC 1 chạy trên mô hình lưu trữ IIS InProces bị huỷ bỏ từ đó dẫn đến số lượng luồng tăng lên từ đó cho phép OutOfMemoryException xảy ra 📝 Khuyến cáo người dùng nào đã và đang sử dụng các sản phẩm nào của Microsoft mà có khả năng nằm trong các phiên bản chứa lỗ hổng trên thì nên nâng cấp ngay các bản vá mới nhất để tránh bị nhắm tới trong các cuộc tấn công mạng Danh sách dưới đây liệt kê 3 lỗ hổng đã có bản vá trong tháng 11 được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng. Tag CVE ID CVE Title Severity Azure CVE-2023-36052 Azure CLI REST Command Information Disclosure Vulnerability Critical Windows Internet Connection Sharing (ICS) CVE-2023-36397 Windows Pragmatic General Multicast (PGM) Remote Code Execution Vulnerability Critical Windows HMAC Key Derivation CVE-2023-36400 Windows HMAC Key Derivation Elevation of Privilege Vulnerability Critical 🔗 Chi tiết về từng loại lỗ hổng và bản vá có thể xem thêm tại Tuesday Patch , Paper Linux công bố các lỗ hổng trong tháng 11 👉 Trong tháng 11 này thì Linux cũng đưa ra các công bố về lỗ hổng, trong đó một lỗ hổng đáng chú ý đến: CVE-2023-23583 - Lỗ hổng do trình tự hướng dẫn của bộ xử lý dẫn đến hành vi không mong muốn đối với một số Bộ xử lý Intel(R) có thể cho phép người dùng được xác thực có khả năng kích hoạt leo thang đặc quyền và/hoặc tiết lộ thông tin và/hoặc từ chối dịch vụ thông qua quyền truy cập cục bộ. CVE-2023-5090 - Một lỗ hổng đã được tìm thấy trong KVM. Việc kiểm soát thiếu sót trong svm_set_x2apic_msr_interception() có thể cho phép truy cập trực tiếp vào máy chủ x2apic msrs khi khách đặt lại apic của máy chủ, có khả năng dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ. CVE-2023-5482 - Xác thực dữ liệu không đủ trong USB trong Google Chrome trước 119.0.6045.105 cho phép kẻ tấn công từ xa thực hiện truy cập bộ nhớ vượt quyền thông qua trang HTML được tạo thủ công. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất 🔗 Chi tiết về các lỗ hổng có thể xem tại Advisories VMWare công bố các lỗ hổng trong tháng 11 👉 Có 1 lỗ hổng mức độ cao tồn tại trong VMware Tools được VMWare công bố và cập nhật bản vá trong tháng 11 này gồm có: CVE-2023-34060: Lỗ hổng Tồn tại trong xác thực truy cập trên các port 22 (SSH) và 5480 (Bảng quản trị truy cập) chỉ ảnh hưởng trên VCD Appliance 10.5 được update lên từ 10.4.x cho phép kẻ tấn công với khả năng truy cập qua các port này có thể vượt qua hạn chế xác thực truy cập. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất 🔗 Chi tiết về các bản vá có thể xem tại Advisories Một số sự kiện an ninh mạng đáng chú ý. Nhà cung cấp dược phẩm Truepill lộ lọt dữ liệu ảnh hưởng đến 2,3 triệu khách hàng 👉 Postmeds, hoạt động kinh doanh với tên gọi 'Truepill', đang gửi thông báo về dữ liệu bị lộ thông báo cho khách hàng rằng các tác nhân đe dọa đã truy cập thông tin cá nhân nhạy cảm của họ. 👉 Truepill là một nền tảng dược phẩm tập trung vào B2B sử dụng API cho các dịch vụ thực hiện và giao hàng cho các thương hiệu trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C), các công ty y tế kỹ thuật số và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác trên tất cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ. 👉 Về số lượng cá nhân bị ảnh hưởng, theo Văn phòng Dân quyền của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, sự cố xảy ra ảnh hưởng đến 2.364.359 người. 👉 Công văn thông báo rằng công ty đã phát hiện truy cập mạng trái phép vào ngày 31/8/2023. Cuộc điều tra về vụ việc cho thấy những kẻ tấn công đã có được quyền truy cập một ngày trước đó. 👉 Một số người nhận được thông báo vi phạm dữ liệu có phần bối rối, tuyên bố rằng họ chưa bao giờ nghe nói về công ty và không chắc chắn làm thế nào dữ liệu của họ đến được Truepill. Tác động sâu rộng của vụ việc có thể dẫn đến hậu quả pháp lý khi nhiều vụ kiện tập thể đang được chuẩn bị trên toàn quốc, lập luận rằng vi phạm sẽ được ngăn chặn nếu Postmeds duy trì lập trường bảo mật tốt hơn tương thích với các hướng dẫn của ngành. 📝 Khuyến nghị các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ cần: Tránh tiết lộ thông tin cho các đơn vị, tổ chức không đáng tin cậy Thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết như mã hoá đối với cơ sở dữ liệu 🔗 Thông tin chi tiết hơn xem thêm tại đây, Dịch vụ bảo mật tường lửa thế hệ mới - FPT Ngân hàng thương mại lớn nhất thế giới ICBC xác nhận tấn công ransomware 👉 Vào 06:49 EST, 10/11/2023: Ngân hàng Công thương Trung Quốc xác nhận các dịch vụ của họ đã bị gián đoạn bởi một cuộc tấn công ransomware ảnh hưởng đến hệ thống của họ vào thứ Tư, ngày 8 tháng 11. 👉 "Dịch vụ Tài chính ICBC (FS) đã trải qua một cuộc tấn công ransomware dẫn đến gián đoạn một số hệ thống FS. Ngay sau khi phát hiện ra sự cố, ICBC FS đã ngắt kết nối và cách ly các hệ thống bị ảnh hưởng để ngăn chặn sự cố", ngân hàng cho biết. 👉 ICBC nói thêm rằng hệ thống kinh doanh và email của họ hoạt động độc lập từ Tập đoàn ICBC và vụ việc không ảnh hưởng đến hệ thống của Chi nhánh ICBC New York, Trụ sở chính ICBC và các tổ chức liên kết khác trong và ngoài nước. 👉 Chuyên gia bảo mật Kevin Beaumont cho biết một máy chủ ICBC Citrix được nhìn thấy trực tuyến lần cuối vào thứ Hai ngày 6 tháng 11 và chưa được vá lỗi bảo mật NetScaler được khai thác tích cực được theo dõi là 'Citrix Bleed' hiện đang ngoại tuyến. Lỗ hổng cho phép bỏ qua hoàn toàn, dễ dàng tất cả các hình thức xác thực và đang bị khai thác bởi các nhóm ransomware. 📝 Khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp: Quản lý, kiểm soát và đảm bảo các file, tài liệu được chuyển từ ngoài internet vào nội bộ cá nhân hoặc tổ chức bao gồm cả về con người lẫn dịch vụ. Thực hiện các biện pháp backup dự trù nhằm đề phòng rủi ro 🔗 Nhấp vào đường dẫn để xem chi tiết hơn: new, Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây - FPT Cloud: Sao lưu và khôi phục dữ liệu tức thời, an toàn và toàn vẹn dữ liệu. Tin tặc Hà Lan bị bỏ tù vì tống tiền, bán dữ liệu bị đánh cắp trên RaidForums 👉 Một cựu chuyên gia an ninh mạng người Hà Lan đã bị kết án bốn năm tù sau khi bị kết tội hack và tống tiền hơn một chục công ty ở Hà Lan và trên toàn thế giới. 👉 Xác định thủ phạm là một người đàn ông 21 tuổi đến từ Zandvoort tên là Pepijn Van der Stap, đã bị kết án về nhiều tội danh, bao gồm hack vào máy tính của nạn nhân, tống tiền và rửa ít nhất 2,5 triệu euro tiền điện tử. 👉 Van der Stap đã cùng với các đồng phạm của mình tham gia vào một loạt tội phạm mạng nhắm vào cả các công ty và tổ chức trong nước và quốc tế từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2023, theo lời Cơ quan Công tố Hà Lan. Nhóm này đã dùng đến biện pháp blackmail hay một phương thức đe doạ nhằm tống tiền từ các công ty bị nhắm mục tiêu, đe dọa rò rỉ dữ liệu bị đánh cắp trực tuyến trừ khi trả tiền chuộc. Ngoài ra, Van der Stap đã xâm nhập vào nhiều mạng khác nhau, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ các công ty và tổ chức bị xâm nhập. 👉 Van der Stap đã từng làm việc cho Hadrian Security và tình nguyện viên tại Viện Tiết lộ Lỗ hổng Hà Lan (DIVD), theo báo cáo đầu tiên của DataBreaches.net. 📝 Khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức: Thực hiện đúng các quy tắc và đạo đức an ninh mạng Thực hiện tăng cường các biện pháp bảo mật đối với hệ thống 🔗 Nhấp vào đường dẫn để xem chi tiết hơn: new

Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z

17:26 11/08/2023
Hiện nay, Kafka được hơn 80% trong số Fortune 100 sử dụng bởi rất nhiều ưu điểm vượt trội. Nó được ứng dụng trong hầu hết mọi ngành nghề phù hợp với quy mô từ lớn đến nhỏ. Vậy Kafka là gì? Nguyên lý hoạt động của Kafka như thế nào? Tất cả sẽ có trong chia sẻ dưới đây của chúng tôi. Kafka là gì? [caption id="attachment_38684" align="aligncenter" width="800"] Kafka là gì?[/caption] Kafka hay còn được biết đến với tên đầy đủ Apache Kafka, đây là một nền tảng message publish/subscribe phân tán có nguồn mở được phát triển để xử lý khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực (streaming real-time). Hiện Kafka đã trở thành một công cụ quan trọng cho các nguồn cấp dữ liệu hiện đại bởi nó giúp truyền dữ liệu giữa các ứng dụng và phân tích dữ liệu chính xác dẫn đến quyết định cách chia sẻ dữ liệu đó.  Như bạn đã biết, Real-time data có giá trị đặc biệt quan trọng như thế nào đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Real-time data được sử dụng để cải thiện dịch vụ người dùng, quản lý sản phẩm và hướng đến tối ưu quá trình vận hành. Và Kafka có khả năng truyền một lượng lớn messgae thời gian thực. Ngay cả khi chưa nhận được thông tin, nó vẫn sẽ được lưu trữ trong hàng đợi để đảm bảo an toàn dữ liệu. Năm 2011, Linkedin phát triển Kafka để xử lý các nguồn cấp dữ liệu theo thời gian thực. Sau đó trở thành dự án mã nguồn mở của Apache. Và đến nay, Kafka được phân phối chính thức nhất bởi Confluent thông qua Confluent Platform. >>> Có thể bạn quan tâm: Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A - Z Kafka dùng để làm gì? Để hiểu hơn về Kafka hãy xem những tính năng mà Kafka mang lại ngay nhé! Đo lường Kafka được sử dụng phổ biến để xây dựng dữ liệu giám sát các hoạt động. Nói cách khác, Kafka phù hợp việc tập hợp số liệu thống kê từ nhiều nguồn phân tán trên trang để tạo ra một nguồn dữ liệu tổng hợp. Tạo log [caption id="attachment_38685" align="aligncenter" width="800"] Kafka dùng để làm gì?[/caption] Kafka cũng được dùng như một công cụ hỗ trợ tổng hợp log hoặc nhật ký hoạt động, tóm tắt các chi tiết và cung cấp bản ghi về dữ liệu sự kiện nhằm phục vụ cho việc xử lý trong tương lai. Stream processing Tiếp theo, Kafka được sử dụng  để xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Ngay khi có dữ liệu mới được cập nhật vào topic thì sẽ được ghi vào hệ thống  tức thì và truyền đến bên nhận dữ liệu. Đặc biệt, thư viện Kafka Streams được tích hợp từ phiên bản 0.10.0.0 với tính năng xử lý stream nhẹ nhưng rất nhanh chóng. Event Streaming Event Streaming là tính năng được khai thác phổ biến hiện nay của Kafka. Theo đó, thu thập dữ liệu dưới dạng những luồng event real-time từ cơ sở dữ liệu, cảm biến hay từ các thiết bị di động và lưu trữ chúng trong một thời gian nhất định để thực hiện truy xuất về sau, phân tích, xử lý các luồng sự kiện trong real-time và định tuyến chúng đến các công nghệ đích khác nhau trong trường hợp cần thiết. Lưu trữ các stream of record theo thứ tự Kafka thực hiện lưu trữ message (bao gồm cả những message đã được gửi đi). Khi đó, những dữ liệu này có thể được dùng để truy xuất lại, re-consumed hay re-subscribe theo nhu cầu. Ngoài message, Kafka còn có thể lưu trữ lượng lớn thông tin dữ liệu khác để tạo thành kho data. Thậm chí nhiều đơn vị còn sử dụng Kafka để thu thập xử lý luồng dữ liệu thời gian thực bên cạnh việc lưu trữ những dữ liệu theo phương thức thụ động. Đây là sự khác biệt của Kafka so với các hệ thống phân tán khác. Với tính năng này, lượng dữ liệu được Kafka được lưu trữ là vô cùng lớn phù hợp để xây dựng với những công nghệ tầm cơ như Machine Learning hay Trí tuệ nhân tạo AI. Đóng vai trò như message broker Kafka hoàn toàn có thể được sử dụng để thay thế cho các Message Broker, ví dụ như ActiveMQ hoặc RabbitMQ. Quản lý hoạt động website [caption id="attachment_38686" align="aligncenter" width="800"] Quản lý hoạt động website[/caption] Đây là cách sử dụng Kafka phổ biến nhất hiện nay. Với Kafka bạn có thể xây dựng website và đăng tải nội dung theo thời gian thực. Tất cả các dữ liệu quan trọng như lượt xem trang, hoạt động tìm kiếm…đều được tạo thành các topic. Quá trình quản lý hoạt động này giúp phân tích hành vi của người dùng trên trang tốt hơn. Từ đó có được giải pháp phù hợp đáp ứng thị hiệu của người dùng và thu hút được nhiều người đọc hơn. Ngoài ra, Kafka còn được sử dụng để: Publish và subscribe các stream of record Hỗ trợ xử lý stream of record theo thời gian thực Nguyên lý hoạt động của Kafka Kafka hoạt động dựa trên sự kết hợp của 2 mô hình chính gồm queuing và publish-subscribe. Trong đó: Queuing cho phép dữ liệu có thể được xử lý phân tán trên nhiều consumer và tạo ra khả năng mở rộng cao. Publish-subscribe tiếp cận cùng lúc nhiều subscribe và các message sẽ được gửi đến nhiều subscribe tuy nhiên không thể sử dụng để phân tán công việc cho nhiều worker. [caption id="attachment_38687" align="aligncenter" width="800"] Nguyên lý hoạt động của Kafka[/caption] Ưu nhược điểm của Apache Kafka Nhìn chung, bất kỳ công ty nào cần xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu thời gian thực đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng Apache Kafka. Đến nay đã có hàng ngàn tổ chức khác nhau sử dụng Kafka từ những gã khổng lồ Internet cho đến những nhà sản xuất ô tô lớn, sàn giao dịch chứng khoán,…Theo ghi nhận mới nhất, Kafka có hơn 5 triệu lượt tải xuống. [caption id="attachment_38688" align="aligncenter" width="800"] Ưu nhược điểm của Apache Kafka[/caption] Dưới đây là một số ưu, nhược điểm Kafka bao gồm: Ưu điểm Hiệu suất cao: Kafka hỗ trợ nền tảng xử lý tin nhắn với tốc độ rất cao, cụ thể tốc độ xử lý có thể vượt quá 100k/giây (độ trễ thấp). Đặc biệt, Kafka có khả năng duy trì hiệu suất ổn định với khối lượng dữ liệu cực lớn. Tất cả dữ liệu được xử lý và sắp xếp khoa học theo kiểu phân vùng và thứ tự. Khả năng mở rộng: Kafka là một hệ thống phân tán có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn có thể mở rộng nhanh chóng mà không có thời gian chết. Nó cung cấp khả năng mở rộng bằng cách cho phép các phân vùng được phân phối trên các máy chủ khác nhau. Khả năng chịu lỗi: Kafka là một hệ thống phân tán bao gồm một số nút chạy cùng nhau để phục vụ hoạt động của nhóm. Quy tắc này làm cho nó có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi có nút bị lỗi hoặc lỗi máy cục bộ.   Độ bền: Hệ thống Kafka có độ bền cao. Khả năng truy cập dễ dàng: Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng truy cập dữ liệu. Loại bỏ nhiều tích hợp: Nó loại bỏ nhiều tích hợp nguồn dữ liệu vì tất cả dữ liệu của nhà sản xuất đều chuyển đến Kafka. Điều này làm giảm sự phức tạp, thời gian và chi phí. [caption id="attachment_38689" align="aligncenter" width="800"] Khả năng chịu lỗi[/caption] Nhược điểm Kafka không hoàn hảo, nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Không phù hợp với dữ liệu lịch sử: Hệ thống Kafka chỉ cho phép lưu trữ dữ liệu lịch sử trong một vài giờ đồng hồ. Đôi khi xảy ra tình trạng xử lý chậm: Hệ thống Kafka sẽ trở nên chậm khi số lượng hàng đợi trong một cụm tăng lên từ đó  ảnh hưởng đến hiệu suất chung. Thiếu công cụ giám sát: Hệ thống Kafka không có bộ công cụ giám sát và quản lý hoàn chỉnh. Để khắc phục điều này, chúng ta có thể sử dụng các công cụ của bên thứ ba như Kafka Monitor (được phát triển bởi Linkedin), Datadog và Prometheus giúp giám sát các cụm Kafka. Ngoài ra, có nhiều tùy chọn mã nguồn mở và thương mại khác cũng có sẵn. Không hỗ trợ chủ đề ký tự đại diện: Hệ thống Kafka chỉ hỗ trợ tên chủ đề chính xác và sẽ không hỗ trợ các chủ đề ký tự đại diện. Ví dụ: Nếu bạn có chủ đề metric_2022_01_01 & metric_2022_01_02, thì chủ đề đó sẽ không hỗ trợ lựa chọn chủ đề ký tự đại diện như metric_2022_*. Xử lý chưa linh hoạt: Đôi khi số  lượng Queues trong Cluster của Kafka tăng lên thì hệ thống có hiện tượng xử lý chậm chạp và kém nhạy bén hơn. >>> Có thể bạn quan tâm: Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu và chia sẻ dữ liệu Những lý do nên sử dụng Kafka Kafka là dự án mã nguồn mở được đóng gói hoàn chỉnh với hiệu năng sử dụng tốt đặc biệt dễ dàng mở rộng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Đặc biệt Kafka cũng được đánh giá rất cao về khả năng chịu lỗi. [caption id="attachment_38690" align="aligncenter" width="800"] Những lý do nên sử dụng Kafka[/caption] Nếu bạn đang xây dựng phần mềm hoặc website hiển thị thông tin theo thời gian thực thì Kafka là lựa chọn tối ưu. Một số lý do mà bạn nên sử dụng Kafka ngay hôm nay có thể kể đến như: Kafka có khả năng mở rộng cao: Các cụm Kafka có quy mô lên tới một nghìn brokers, hàng nghìn tỷ messages mỗi ngày, hàng petabyte dữ liệu, hàng trăm nghìn phân vùng. Theo đó, mô hình phân vùng nhật ký của Kafka cho phép dữ liệu có thể được phân phối trên nhiều máy chủ và mở rộng không giới hạn máy chủ khi có nhu cầu. Kafka có tốc độ nhanh chóng: Việc xử lý thông qua tách các luồng dữ liệu giúp cho tốc độ của Kafka trở nên nhanh hơn. Kafka có thể xử lý hàng triệu messages mỗi giây. Kafka có khả năng chịu lỗi và độ bền: Do các gói dữ liệu được sao chép và phân phối trên nhiều máy chủ khác nhau, nên khi có sự cố thì dữ liệu được lưu trữ an toàn và sẽ ít gặp lỗi hơn. Ứng dụng của Kafka trong thực tế Kafka sở hữu khả năng xử lý, lưu trữ dữ liệu lớn theo thời gian thực nhanh chóng và chính xác. Bởi vậy đây là công cụ lý tưởng được hàng ngàn doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau áp dụng rộng rãi. Dưới đây là một số trường hợp sử dụng phổ biến Kafka trong ngành nghề của mình. Kafka trong lĩnh vực Logistic [caption id="attachment_38691" align="aligncenter" width="800"] Kafka trong lĩnh vực Logistic[/caption] Như bạn đã biết, dữ liệu tại các công ty vận chuyển logistic lớn đến như thế nào. Đặc biệt khi phải xử lý lượng đơn hàng khổng lồ mỗi ngày đến từ những nền tảng thương mại điện tử Ecommerce lớn. Thậm chí trong các thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá lớn trong năm lượng data càng khổng lồ. Và công nghệ Kafka hoàn toàn có thể gánh vác xử lý kho dữ liệu thời gian thực (data real-time). Theo đó giúp quá trình hoạt động của Logistic được diễn ra trơn tru và đảm bảo không bị tắc nghẽn. Kafka trong lĩnh vực Y học Hiện nay, Kafka đang dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực Y tế cộng đồng. Bên cạnh việc xử lý chính xác lượng thông tin lớn, Kafka còn giúp xếp xếp và phân loại dữ liệu một cách khoa học, theo thứ tự nhất định giúp quá trình khám chữa bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó bao gồm cả việc khai xây dựng những cảm biến theo dõi tình trạng bệnh nhân bao gồm các thông số nhịp tim, huyết áp hay thần kinh để từ đó có thể giám sát sức khỏe người bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cũng như những phản hồi chữa trị kịp thời, đúng đắn. Kafka trong lĩnh vực Marketing Với Marketing, Kafka được khai thác tối đa những tính năng tối ưu. Theo đó, các công ty truyền thông có thể sử dụng Kafka để lưu trữ dữ liệu về nhân khẩu học, hành vi sử dụng trên mạng xã hội, trang mạn và các công cụ tìm kiếm. Từ đó tạo ra các mẫu quảng cáo phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Người dùng A đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm kem chống nắng trên công cụ tìm kiếm. Thông tin này sẽ được hệ thống lưu lại và xử lý, công ty quảng cáo có thể ghi nhận và đưa ra những gợi ý mua sắm ngay trên các nền tảng mạng xã hội mà người dùng A đang sử dụng ngay sau đó. Một số khái niệm liên quan đến Kafka [caption id="attachment_38692" align="aligncenter" width="800"] Một số khái niệm liên quan đến Kafka[/caption] Producer: Đây là những application produce data và gửi dữ liệu tới Server của Kafka. Dữ liệu này đều là những message được định dạng, gửi đi dưới dạng mảng byte tới Server. Consumer: Consumer đọc message từ một partition bất kỳ, cho phép người sử dụng có thể mở rộng số lượng message, nó được sử dụng gần giống với cách mà những producer cung cấp các message. Consumer Group: bao gồm nhiều Consumer được tập hơn lại với nhau sử dụng cho một topic cụ thể. Tuy nhiên, mỗi consumer trong group chỉ đọc message từ một partition duy nhất. Cluster: Đây là một set những server, mỗi set trong Cluster được gọi là một Broker. Broker: Đây là một Kafka Server giữ vai trò cầu nối giữa Message Pulisher với Message Consumer để chúng có thể trao đổi Message với nhau. Topic: tức chủ đề, dữ liệu được truyền bên trong Kafka theo dạng topic. Và khi cần truyền data cho những ứng dụng riêng thì sẽ tạo ra những topic khác nhau tương ứng. Partitions: Nếu một topic nhận hơn số message quy định trong cùng một thời điểm, người dùng có thể chia topic này ra thành các partitions được chia sẻ giữa các Server với nhau trong Cluster được handle những message này. Các Partition thường sẽ độc lập với nhau và có số lượng cho từng topic tùy vào nhu cầu của ứng dụng. Zookeeper: Được sử dụng trong quản lý và bố trí những Broker. Một số dịch vụ điển hình tại FPT Cloud về Kafka Chúng ta hãy cùng điểm nhanh qua một số dịch vụ điển hình đã được tích hợp Kafka được cung cấp bởi FPT Cloud nhé! FPT Database Engine cho Redis Sản phẩm được cung cấp dưới dạng dịch vụ, giúp khách hàng triển khai, giám sát, sao lưu, khôi phục và mở rộng cơ sở dữ liệu Redis trên nền tảng đám mây. Như bạn đã biết, Redis là cơ sở dữ liệu caching mã nguồn mở thông dụng được giới công nghệ đánh giá rất cao. Việc quản lý việc khôi phục và sao lưu dữ liệu được thực hiện theo từng thời điểm. Ngay cả khi bị lỗi, việc xử lý dữ liệu sẽ được chuyển sang nút dự phòng đảm bảo an toàn dữ liệu. >>> Tham khảo tại: https://fptcloud.com/product/redis-database-engine/ FPT Database Engine cho MongoDB Tương tự như sản phẩm trên tuy nhiên FPT Database Engine cho MongoDB mọi hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu MongoDB. Trong đó, MongoDB là cơ sở dữ liệu no-SQL mã nguồn mở phổ biến hàng đầu trên thị trường. Với FPT Database Engine cho MongoDB người dùng có thể phát triển ứng dụng và tiết kiệm tối đa chi phí, nguồn lực cho công tác quản trị cơ sở dữ liệu. >>> Tham khảo tại: https://fptcloud.com/product/mongodb-database-engine/ FPT Database Engine cho PostgreSQL FPT Database Engine cho PostgreSQL ghi điểm mạnh mẽ với khả năng tạo mới, tăng hoặc giảm tài nguyên nhanh chóng (tính theo phút). Quá trình mở rộng tài nguyên (hot-add) dễ dàng, mượt mà mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở dữ liệu. >>> Tham khảo tại: https://fptcloud.com/product/postgresql-database-engine/ FPT Database Engine cho MySQL Và không thể không nhắc đến FPT Database Engine cho MySQL, đây là dịch vụ best seller của FPT Cloud. Bởi sự đơn giản hóa trong quá trình triển khai được tự động hóa 99%. Dịch vụ còn được tích hợp giám sát, cảnh báo sự cố kịp thời. >>> Tham khảo tại: https://fptcloud.com/product/mysql-database-engine/ Trên đây là chia sẻ về Kafka, hy vọng thông tin đã kịp thời giải đáp những thắc mắc của Quý bạn đọc ngay tiêu đề bài viết. Theo dõi fptcloud.com ngay để cập nhật tin tức nhất công nghệ mới nhất và tham khảo các gói dịch vụ của FPT Cloud đang phục vụ hơn 3000 khách hàng doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

CRM cloud là gì? Quy trình triển khai hệ thống CRM cloud chi tiết nhất

15:47 10/05/2023
Nếu CRM là nền tảng của Sale và Marketing thì CRM Cloud được xem là giải pháp phù cho mọi doanh nghiệp bởi tính ứng dụng cao. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hệ thống CRM cloud cũng như hiệu quả mà chúng đem lại thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của fpt cloud nhé! CRM cloud là gì? [caption id="attachment_36840" align="aligncenter" width="800"] CRM cloud là gì?[/caption] CRM cloud ( hay CRM trên nền tảng điện toán đám mây) là dịch vụ chăm sóc khách hàng tích hợp phần mềm CRM được vận hành trực tiếp trên nền tảng website. Với CRM cloud, doanh nghiệp có thể truy cập và quản lý thông tin khách hàng của mình từ bất kỳ đâu, bất cứ khi nào thông qua kết nối internet. Hơn nữa, doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần cứng hoặc chi phí bảo trì để duy trì hệ thống CRM, vì mọi thứ đều được quản lý và bảo trì bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đây là phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống giúp giải quyết những bất cập gặp phải khi sử dụng CRM truyền thống trước đó.  Tìm thiểu thêm thông tin chi tiết về: Thuê máy chủ vật lý Mục đích của việc sử dụng CRM cloud? [caption id="attachment_36842" align="aligncenter" width="800"] Mục đích của việc sử dụng CRM cloud?[/caption] CRM Cloud là một phiên bản của CRM được cung cấp dưới dạng dịch vụ đám mây. Mục đích chính của việc sử dụng hệ thống này là cải thiện quản lý thông tin khách hàng và tăng tính tương tác với khách hàng. Dưới đây sẽ là một số tính năng của hệ thống này. Quản lý thông tin khách hàng: CRM cloud cho phép các doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng bao gồm: thông tin liên hệ, lịch sử tương tác, sản phẩm hoặc dịch vụ quan tâm, hay các giao dịch.  Tăng sự tương tác với khách hàng: Cho phép các doanh nghiệp tương tác với khách hàng qua nhiều kênh như: số điện thoại, email, mạng xã hội, tin nhắn văn bản hay trò chuyện trực tiếp. Từ đó sẽ giúp tăng tính tương tác với khách hàng và doanh nghiệp. Tăng tính khả dụng: Với CRM cloud, dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, cho phép nhân viên từ xa truy cập thông tin khách hàng và làm việc với khách hàng bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Tính linh hoạt này mang đến sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển cho các doanh nghiệp. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: CRM trên nền tảng điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả hơn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Quản lý khách hàng tiềm năng: Theo dõi và đo lường các chiến dịch, theo dõi khách hàng tiềm năng thông qua quy trình bán hàng, quản lý chuyển đổi và phân tích dự báo, v.v., tất cả đều nên được đơn giản hóa với CRM. Tóm lại, việc sử dụng CRM cloud giúp các doanh nghiệp cải thiện quản lý thông tin khách hàng và tương tác với khách hàng, tăng khả năng truy cập và tính khả dụng, và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. >>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay Quy trình hoạt động của CRM cloud [caption id="attachment_36843" align="aligncenter" width="800"] Quy trình hoạt động của CRM cloud[/caption] Quy trình hoạt động của CRM cloud giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý quan hệ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là các bước hoạt động của hệ thống này: Thu thập thông tin khách hàng: CRM cloud thu thập thông tin khách hàng bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email,... Lưu trữ thông tin khách hàng: Thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trên đám mây. Phân tích thông tin khách hàng: Thông tin khách hàng được phân tích để hiểu khách hàng hơn và đưa ra các chiến lược phù hợp để tương tác với khách hàng. Tương tác với khách hàng: CRM cloud cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng qua các kênh như email, tin nhắn và các mạng xã hội. Quản lý bán hàng: Hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý quá trình bán hàng từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến việc hoàn thành giao dịch. Hỗ trợ khách hàng: CRM trên nền tảng điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh như email, điện thoại và chat. Đo lường hiệu quả: CRM cloud cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả để giúp doanh nghiệp đánh giá và cải thiện các chiến lược quản lý khách hàng của mình. Những lợi ích của việc triển khai CRM cloud cho doanh nghiệp Lợi ích mà CRM cloud mang đến cho doanh nghiệp là rất lớn. Một số lợi ích nổi bật không thể bỏ qua như: Tính linh hoạt: Hệ thống CRM cloud cho phép người dùng truy cập từ mọi nơi và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và thuận tiện cho người dùng. Tiết kiệm chi phí: Do không cần đầu tư vào phần cứng và hệ thống máy chủ, việc triển khai CRM cloud giúp giảm thiểu chi phí về cài đặt, bảo trì và nâng cấp hệ thống.  Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ này thường xuyên cập nhật và nâng cấp để đảm bảo an toàn. Việc này giúp cho doanh nghiệp không phải lo lắng về việc nâng cấp hệ thống của mình. Bảo mật thông tin cao: CRM trên nền tảng điện toán đám mây thường được bảo mật cao và có các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập và xác thực hai yếu tố, giúp đảm bảo an toàn cho thông tin khách hàng và doanh nghiệp. Quản lý tốt hơn các tương tác với khách hàng: Hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ việc thu thập thông tin khách hàng, quản lý thông tin khách hàng, tương tác với khách hàng, đến quản lý yêu cầu hỗ trợ và đánh giá kết quả. Phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp: CRM cloud giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó đưa ra quyết định thông minh về chiến lược bán hàng, quản lý mối quan hệ với khách hàng, tăng cường trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí và tăng doanh thu. Quá trình triển khai hệ thống CRM cloud [caption id="attachment_36844" align="aligncenter" width="800"] Quá trình triển khai hệ thống CRM cloud[/caption] Quá trình triển khai hệ thống CRM cloud có thể khác nhau tùy theo từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới đây là một số bước cơ bản để triển khai hệ thống CRM cloud: Xác định yêu cầu và mục tiêu: Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định yêu cầu và mục tiêu của họ với hệ thống CRM. Việc này giúp đưa ra quyết định về các tính năng cần thiết, giúp lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp. Xác định chi phí ngân sách: Việc dự kiến được ngân sách bỏ ra sẽ giúp xác định được các tính năng bạn cần thiết. Chọn nhà cung cấp dịch vụ: Sau khi xác định yêu cầu, ngân sách, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ CRM cloud phù hợp với nhu cầu của mình. Thiết kế hệ thống: Sau khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần thiết kế hệ thống CRM cloud phù hợp với nhu cầu. Việc này bao gồm định dạng cấu trúc dữ liệu, thiết kế giao diện và tích hợp các tính năng cần thiết. Triển khai hệ thống: Sau khi hoàn tất thiết kế hệ thống, doanh nghiệp sẽ triển khai hệ thống CRM cloud bằng cách cài đặt và cấu hình các tính năng cần thiết. Đào tạo người dùng: Để sử dụng CRM cloud một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đào tạo người dùng về cách sử dụng hệ thống. Việc đào tạo này có thể bao gồm hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn và các khóa học đào tạo. Kiểm tra và đánh giá hiệu suất: Sau khi triển khai hệ thống CRM cloud, doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá hiệu suất của hệ thống, từ đó đưa ra các điều chỉnh và cải tiến để tăng cường hiệu quả sử dụng hệ thống. Bảo trì và hỗ trợ: Cuối cùng, doanh nghiệp cần bảo trì và hỗ trợ hệ thống CRM cloud để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của hệ thống. Việc này bao gồm cập nhật và bảo trì, nâng cấp. >>> Có thể bạn quan tâm: Tận hưởng làm việc từ xa dễ dàng với Remote Desktop – Tìm hiểu ngay! Thành công và thất bại của dự án triển khai CRM cloud Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trên đám mây (cloud) có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên, cũng có thể gặp phải một số thách thức. Các yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai hệ thống CRM cloud Có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình triển khai CRM cloud: Chiến lược CRM cloud:  Chiến lược triển khai rõ ràng và chi tiết sẽ giúp đảm bảo rằng các bộ phận và nhân viên trong doanh nghiệp đều hiểu được mục tiêu, cách thức triển khai và lợi ích của việc triển khai CRM cloud. Con người Đội ngũ triển khai phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên sử dụng CRM cloud đều được đào tạo đầy đủ và hỗ trợ tốt để sử dụng công cụ này. Chọn nhà cung cấp đáng tin cậy:  Sự lựa chọn của một nhà cung cấp CRM cloud đáng tin cậy và chất lượng cao sẽ giúp tăng khả năng thành công của dự án triển khai CRM cloud. Đánh giá và phân tích:  Đánh giá và phân tích quá trình triển khai là rất cần thiết để đảm bảo việc triển khai được thực hiện theo đúng tiến độ và các yêu cầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân thất bại khi triển khai CRM cloud và cách tránh Triển khai CRM cloud là một quá trình khá phức tạp và khó khăn. Nếu chúng ta không có chiến lược rõ ràng thì việc gặp thất bại là điều dễ hiểu Dưới đây là một số nguyên nhân mà các doanh nghiệp hay mắc phải như: Thiếu chiến lược rõ ràng: Không có kế hoạch chiến lược rõ ràng và chi tiết, đội ngũ sẽ gặp phải khó khăn khi triển khai dự án.  Cách tránh: Lên chiến lược triển khai được định hình rõ ràng để nhân viên hiểu rõ được mục tiêu và phương thức triển khai. Lựa chọn hệ thống CRM cloud không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại.  Cách tránh: Nên tìm hiểu kỹ các tính năng của hệ thống CRM cloud, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp bạn cần.. Nếu hệ thống CRM cloud không được tích hợp với các hệ thống khác trong doanh nghiệp, có thể dẫn đến sự khác biệt trong dữ liệu và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.  Cách tránh: Tích hợp hệ thống CRM cloud với các hệ thống khác trong doanh nghiệp để đảm bảo dữ liệu được đồng bộ và quản lý được toàn bộ quy trình kinh doanh. Hệ thống CRM cloud chứa nhiều thông tin quan trọng về khách hàng và dữ liệu doanh nghiệp. Nếu không có sự bảo mật dữ liệu đúng mức, thông tin của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp.  Cách tránh: Đảm bảo rằng hệ thống CRM cloud có các biện pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả và được đảm bảo an toàn. Trên đây là những điều cần biết về CRM cloud, lợi ích và quy trình triển khai. Hy vọng rằng, bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích dành cho các doanh nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ này. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Mongo Database | Cập nhật thông tin mới nhất về Mongo Database 2023

10:52 28/04/2023
Mongo Database là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất hiện nay. Các lập trình viên cũng đang rất quan tâm tới những tính năng cũng như tính hiệu quả mà Mongo Database mang lại. Vậy, hãy cùng FPT Cloud khám phá và tìm hiểu chi tiết về Mongo Database qua bài viết dưới đây nhé! Giới thiệu về Mongo Database Đầu tiên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm của Mongo Database và tầm quan trọng của Mongo Database ra sao trong việc lưu trữ cơ sở dữ liệu. Mongo Database là gì? [caption id="attachment_36544" align="aligncenter" width="800"] Mongo Database là gì?[/caption] Mongo Database hay Mongo DB là một phần mềm cơ sở dữ liệu opensource - mã nguồn mở ở dạng NoSQL hỗ trợ đa nền tảng lập trình và có thiết kế theo kiểu hướng đối tượng. Các bảng dữ liệu trong Mongo Database sẽ được thiết kế theo cấu trúc linh hoạt và cho phép dữ liệu được lưu trữ mà không cần phải tuân theo định dạng cấy trúc nào. NoSQL là một dạng cơ sở dữ liệu nguồn mở được hình thành theo mô hình cải tiến hơn về tốc độ và tính năng so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Do đó, mà Mongo Database được sử dụng phổ biến cho việc lưu trữ dữ liệu NoSQL khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu dễ dàng, có tính linh hoạt cao, hỗ trợ được nhiều tình huống dữ liệu phức tạp và tốc độ xử lý truy vấn tốt. Mongo Database quan trọng như thế nào? Mongo Database giữ chức năng quan trọng trong việc xử lý dữ liệu lớn và có cấu phức tạp bởi: Khả năng mở rộng dễ dàng: Mongo Database sẽ cho phép mở rộng các cơ sở dữ liệu dễ dàng bằng việc thêm các node mới vào cụm cơ sở dữ liệu. Nhờ đó, giúp tăng khả năng xử lý các ứng dụng có nguồn lưu lượng truy cập cao và lớn. Tính linh hoạt: Mongo Database có tính linh hoạt cao và cho phép thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu dễ dàng hơn mà không cần phải thực hiện các hoạt động chuyển đổi dữ liệu hay tái cấu trúc lại cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ các tình huống dữ liệu phức tạp: Mongo Database hỗ trợ và xử lý các tình huống phức tạp như kiểu dữ liệu đa dạng, mô hình dữ liệu phức tạp và truy vấn phức tạp… Tốc độ xử lý dữ liệu cao: Mongo Database xử lý dự theo cơ chế truy vấn index, giúp tăng tốc độ truy vấn cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ đa nền tảng: Mongo Database có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS, Linux… Hơn nữa, Mongo Database có một cộng đồng hỗ trợ lớn với nhiều tài nguyên và công cụ hỗ trợ. Nhờ đó giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và giải quyết vấn đề hơn. Các tính năng chính của Mongo Database [caption id="attachment_36545" align="aligncenter" width="800"] Các tính năng chính của Mongo Database[/caption] Mongo Database là phần mềm lưu trữ dữ liệu tốt và đây là một số tính năng chính quan trọng của Mongo Database: Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu có cấu trúc phức tạp MongoDB hỗ trợ lưu trữ dữ liệu có cấu trúc phức tạp thông qua cấu trúc dữ liệu linh hoạt. Cho phép lưu trữ tài liệu linh hoạt và ở các trường cấu trúc khác nhau ở giá trị dạng mảng. Nhờ đó, giảm thiểu được sự phụ thuộc vào các bảng tính hay cột cố định trong các cơ sở dữ liệu quan hệ. Khả năng hỗ trợ đa dạng hóa các kiểu dữ liệu: Hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu phức tạp bao gồm cả tài liệu JSON, BSON, ObjectID, Date, JavaScript, Geospatial… JSON: là một định dạng dữ liệu phổ biến khi được dùng cho việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Mongo Database sử dụng định dạng JSON cho việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu. Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu JSON trực tiếp trên Mongo Database mà không cần phải chuyển định dạng. BSON: là dạng dữ liệu tương tự như JSON, nhưng khác ở điểm cần dùng định dạng nhị phân để lưu trữ dữ liệu. BSON giúp cải thiện hiệu suất cho các truy vấn khó nên lưu trữ lại Mongo Database giúp giảm thiểu thời gian phân tích và đổi định dạng dữ liệu. Bởi khả năng lưu trữ và tính truy vấn dữ liệu có cấu trúc phức tạp như JSON và BSON nên Mongo Database rất phù hợp lưu trữ các ứng dụng web, mobile. Và là nơi lưu trữ các nguồn dữ liệu có cấu trúc phức tạp và thường xuyên được thêm hay sửa hoặc xóa đi. Thiết kế để truy vấn dữ liệu nhanh chóng Mongo Database được thiết kế để xử lý các tình huống cập nhật và truy vấn dữ liệu nhanh chóng bởi: Khả năng mở rộng: Mongo Database có hỗ trợ khả năng mở rộng dữ liệu theo chiều ngang (horizontal scaling). Nhờ đó, người dùng có thể thêm nhiều node vào một Mongo Database để tăng khả năng xử lý dữ liệu. Với khả năng tăng cường xử lý dữ liệu giúp cho việc truy vấn và cập nhật dữ liệu sẽ nhanh hơn. Indexing: Mongo Database có hỗ trợ các loại index khác nhau, bao gồm cả index đơn giản hay đa trường. Index giúp cho việc truy vấn dữ liệu của Mongo Database trở nên nhanh chóng hơn. Tính năng Sharding: Mongo Database cho phép phân tán các dữ liệu trên nhiều máy chủ khác nhau. Vì thế, giúp cải thiện khả năng mở rộng và giúp cho việc truy vấn và cập nhật dữ liệu nhanh hơn. Mongo Database với khả năng cung cấp các câu lệnh truy vấn và cập nhật dữ liệu đơn giản và dễ sử dụng: Do đó, giúp người dùng cho việc truy vấn và cập nhật dữ liệu tiện lợi và tốc độ hơn. Nhờ đó mà Mongo Database chính là một giải pháp hieuj quả cho các ứng dụng có tính năng xử lý và truy vấn dữ liệu nhanh. Có khả năng mở rộng tính linh hoạt Một trong những tính năng nổi bật của Mongo Database là khả năng mở rộng linh hoạt và thích ứng với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Mongo Database có thiết kế để hoạt động trên nhiều máy chủ phân tán và cho phép người dùng dễ dàng mở rộng hệ thống. Khi tải cơ sở dữ liệu tăng lên, người dùng sẽ dễ dàng thêm được nhiều máy chủ mới giúp tăng khả năng xử lý và giảm tải độ nặng cho các máy chủ hiện có. Đồng thời, Mongo Database cũng sẽ hỗ trợ các tính năng như sharding và replica set giúp cải thiện khả năng mở rộng và tăng khả năng sẵn sàng cao của hệ thống làm việc của môi trường doanh nghiệp. Lợi ích của Mongo Database [caption id="attachment_36547" align="aligncenter" width="800"] Lợi ích của Mongo Database[/caption] Mongo Database là một phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu và được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng bởi các lợi ích quan trọng của nó: Hỗ trợ các tính năng khả năng tìm kiếm tốt Mongo Database được sử dụng ngôn ngữ truy vấn độc lập để tìm kiếm và truy xuất các dữ liệu. Dữ liệu này sẽ cung cấp cho người dùng các công cụ quan trọng để thực hiện truy vấn và tìm kiếm dữ liệu nhanh và tìm kiếm trên nhiều tiêu chí khác nhau bao gồm: các tiêu chí đầy đủ văn bản, phân trạng, sắp xếp và nhóm… Không những vậy, Mongo Database còn có khả năng hỗ trợ các tình năng tìm kiếm đầy đủ dựa trên các trường chứa chuỗi. Nhờ đó, cho phép tìm kiếm và chỉ định kết quả trả về dựa trên độ phù hợp của văn bản và nội dung tìm kiếm đó. Tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu Mongo Database có hỗ trợ mã hóa dữ liệu trên các đĩa và trong truyền thông giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa. Và đặc biệt, Mongo Database cũng có tính năng quản lý quyền truy cập và khả năng kiểm soát quyền truy cập nên sẽ cho phép người dùng quản trị hệ thống và kiểm soát được việc truy cập và thực hiện các thao tác với dữ liệu. Mongo Database sở hữu tính năng chống tấn công bao gồm giám sát và phát hiện các cuộc tấn công mạng giúp khả năng kiểm soát quyền truy cập từ các địa chỉ IP không cho phép nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Vì thế các tính năng này của Mongo Database giúp bảo mật dữ liệu và an toàn cho các ứng dụng và doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm này. Giảm thiểu tình trạng downtime của hệ thống Mongo Database cung cấp tính năng replica set, cho phép việc sao lưu dữ liệu từ một node master đến các node replica nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao khi xảy ra sự cố. Do đó, giúp giảm thiểu tình trạng downtime của hệ thống do bảo trì dữ liệu bởi nếu một node master gặp sự cố, thì các node replica có thể tự động chuyển đổi sang trạng thái master. Đồng thời, Mongo Database cũng có khả năng cung cấp tính năng backup dữ liệu và khôi phục dữ liệu. Vì thế, Mongo Database giúp cho việc bảo trì dữ liệu dễ dàng hơn và giảm thiểu thời gian downtime. So sánh Mongo Database với các sản phẩm tương tự Mongo Database sở hữu nhiều tính năng cao và mang lại lợi ích hiệu quả cho người dùng. Vậy cùng FPT Cloud so sánh với một số các sản phẩm tương tự với phần mềm nhé. So sánh với các cơ sở dữ liệu NoSQL như Cassandra, Couchbase [caption id="attachment_36548" align="aligncenter" width="800"] So sánh với các cơ sở dữ liệu NoSQL như Cassandra, Couchbase[/caption] Mongo Database, Cassandra và Couchbase đều là những cơ sở dữ liệu NoSQL, nhưng chúng có những điểm khác nhau như sau: Kiến trúc và cách lưu trữ dữ liệu: Mongo Database và Couchbase được sử dụng kiến trúc dữ liệu dạng tài liệu còn Cassandra sử dụng kiến trúc cột. Vì thế Mongo Database và Couchbase có thể lưu trữ các dạng tài liệu phức tạp hơn so với Cassandra. Khả năng mở rộng: Cassandra được thiết kế khả năng mở rộng tuyến tính và khả năng xử lý hàng nghìn node một cách hiệu quả. Còn Mongo Database và Couchbase khả năng mở rộng không hiệu quả bằng Cassandra. Tính năng tìm kiếm: Mongo Database hỗ trợ các tính năng tìm kiếm phong phú, còn Couchbase và Cassandra có tính năng tìm kiếm sẽ đơn giản hơn. Hiệu suất: Cassandra là cơ sở dữ liệu NoSQL có hiệu suất cao, có thể xử lý hàng triệu ghi nhật ký mỗi giây. Còn Mongo Database và Couchbase cũng có hiệu suất tốt, nhưng sẽ không bằng Cassandra. Tính sẵn sàng: Couchbase có tính sẵn sàng cao nhất, đảm bảo sự sẵn sàng dữ liệu 24/7. Mongo Database và Cassandra cũng có tính sẵn sàng tốt, nhưng không bằng Couchbase. So sánh với các cơ sở dữ liệu SQL như MySQL, Oracle [caption id="attachment_36549" align="aligncenter" width="800"] So sánh với các cơ sở dữ liệu SQL như MySQL, Oracle.[/caption] Mongo Database có nhiều khác biệt so với các cơ sở dữ liệu SQL như MySQL và Oracle: Cấu trúc dữ liệu: Trong Mongo Database thì dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tài liệu, còn trong MySQL và Oracle thì dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng. Tài liệu Mongo Database có thể có các trường giá trị khác nhau cho tài liệu, trong khi dữ liệu MySQL và Oracle có các cột cố định và các giá trị phải thuộc về các kiểu dữ liệu cụ thể. Ngôn ngữ truy vấn: Ngôn ngữ truy vấn là Mongo Database Query Language (MQL), còn trong MySQL và Oracle là SQL. Cú pháp của MQL đơn giản hơn và cho phép truy vấn dữ liệu theo cấu trúc tài liệu, còn SQL cho phép truy vấn dữ liệu theo cấu trúc bảng. Khả năng mở rộng: Mongo Database thiết kế để có những khả năng mở rộng tốt hơn so với MySQL và Oracle. Hiệu suất: Mongo Database có hiệu suất tốt đối với các ứng dụng có lượng dữ liệu lớn và cần phải thêm mới dữ liệu. Còn các truy vấn phức tạp hoặc có tính toàn vẹn dữ liệu cao thì MySQL và Oracle sẽ có hiệu suất tốt hơn. Bảo mật: Mongo Database có các tính năng bảo mật mới tốt hơn 2 cơ sở dữ liệu MySPL, Oracle như mã hóa dữ liệu, quản lý các quyền truy cập và khả năng chống tấn công mạng. Các bước để sử dụng Mongo Database Để sử dụng Mongo Database người dùng cần thực hiện các bước sau đây: Tạo và cấu hình một cơ sở dữ liệu trên Mongo Database. Cài đặt Mongo Database trên máy tính của bạn.  Khởi động Mongo Database bằng cách sử dụng lệnh "mongodb" trên command prompt hoặc terminal. Mở cửa sổ mới trên command prompt hoặc terminal và sử dụng lệnh "mongo" để kết nối đến Mongo Database. Tạo mới cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng lệnh "use <tên cơ sở dữ liệu>". Tạo một collection liệu bằng cách sử dụng lệnh "db.createCollection(<tên collection>)". Thêm các dữ liệu văn bản vào collection bằng cách sử dụng lệnh "db.<tên collection>.insertOne(<document>).  Sử dụng lệnh "db.<tên collection>.find(<query>)" để truy vấn dữ liệu trong collection. Cấu hình các tính năng và thuộc tính cho Mongo Database bằng cách sử dụng các tùy chọn trong các câu lệnh và cấu hình file cấu hình mongod.conf Thiết kế và triển khai các tài liệu lưu trữ dữ liệu trên Mongo Database [caption id="attachment_36551" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế và triển khai các tài liệu lưu trữ dữ liệu trên Mongo Database[/caption] Bạn có thể tiến hành thực hiện các bước sau: Xác định yêu cầu của ứng dụng: Xác định các tính năng, mức độ truy xuất dữ liệu và các quy tắc xử lý dữ liệu trên Mongo Database. Thiết kế schema: Thiết kế schema cho các tài liệu lưu trữ dữ liệu dựa trên mô hình thực thể - liên kết (entity-relationship model). Tạo collection: Để lưu trữ các tài liệu dựa trên schema đã thiết kế. Thêm dữ liệu: Thêm dữ liệu trên bằng cách sử dụng lệnh insert hoặc sử dụng các API cung cấp bởi driver Mongo Database cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Truy vấn dữ liệu: Sử dụng các lệnh truy vấn, bao gồm các toán tử truy vấn, phương thức tìm kiếm và các phương thức sắp xếp. Cập nhật dữ liệu: Nếu cần cập nhật sử dụng lệnh update. Xóa dữ liệu: Nếu cần xóa sử dụng lệnh remove. Truy vấn và cập nhật dữ liệu trên Mongo Database Để truy vấn và cập nhật dữ liệu bạn có thể tham khảo qua cách truy vấn dưới đây: Truy vấn tất cả tài liệu trong một bảng: db.collection.find({}) Truy vấn tài liệu theo điều kiện: db.collection.find({field: value}) Truy vấn tài liệu và chỉ trả về kết quả của trường cụ thể: db.collection.find({field: value}, {field: 1, field 2.1}) Sắp xếp tài liệu theo trường cụ thể: db.collection.find({}).sort({field: 1/-1}) Giới hạn tài liệu trả về: db.collection.find({}).limit(n) Thêm một số tài liệu vào bảng: db.collection.insertOne({field1: value1, field2: value2}) Cập nhật tài liệu mới: db.collection.update One({field: value}, {$set: {field1: value1, field2: value2}}) Xóa tài liệu: db.collection.update One({field: value}) Trên đây là những thông tin về Mongo Database và FPT Cloud đã cập nhật những thông tin mới nhất của Mongo Database 2023. Hy vọng, FPT Cloud đã giúp cho người đọc hiểu hơn về các lợi ích và tính năng nổi bật của Mongo Database nhé! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Serverless – Xu thế tất yếu của điện toán đám mây

15:49 02/03/2023
Có lẽ thời gian gần đây khái niệm Serverless đã không còn xa lạ gì với những tín đồ công nghệ và cả những doanh nghiệp đang thực hiện quá trình chuyển đổi số. Thế thì Serverless thực chất là gì? Những đặc điểm nổi bật của nền tảng này? Tiện ích nền tảng mang lại là gì? Và phương pháp để các cá nhân, tổ chức có thể tiếp cận cũng như áp dụng serverless? Hãy cùng FPT Cloud phân tích thông qua bài viết này. [caption id="attachment_35539" align="aligncenter" width="2500"] Phương pháp triển khai ứng dụng qua từng giai đoạn[/caption] Lịch sử các phương pháp triển khai, vận hành ứng dụng Trước khi đi vào phân tích về serverless. Hãy cùng nhìn lại một vài nét về quá trình phát triển của phương pháp triển khai và vận hành một ứng dụng. Từ thời đại của hạ tầng vật lý, ứng dụng được triển khai trực tiếp lên hệ điều hành của một máy chủ, mô hình này sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên để vận hành cũng như việc đầu tư thiết bị đắt tiền cùng hàng loạt những vấn đề mà người quản trị phải giải quyết như sao lưu/phục hồi, lãng phí tài nguyên, đảm bảo tính sẵn sàng, mở rộng và bảo mật cho ứng dụng. Hệ thống ảo hoá ra đời đã giải quyết hầu như triệt để những vấn đề của mô hình vật lý. Hàng loạt những công nghệ ảo hoá ra đời và hiện nay vẫn đang được dùng rất nhiều như VMware, KVM, Xen, HyperV… Bằng việc phân tách một máy vật lý ra thành nhiều máy ảo chạy hệ điều hành độc lập sẽ tận dụng được nhiều tài nguyên hơn. Ngoài ra, các nền tảng ảo hoá còn có nhiều tính năng như mở rộng linh hoạt, sao lưu/khôi phục, snapshot, live-migrate, khả năng HA các máy ảo trong cụm vật lý… giúp ứng dụng được triển khai một cách đáng tin cậy hơn so với mô hình vật lý. Ảo hoá ngày nay vẫn là một công nghệ đang hot, các hãng tận dụng công nghệ này và phát triển thêm hàng loạt những dịch vụ đi kèm, tổ hợp thành các Public/Private Cloud mà ta đang sử dụng ngày nay. Tuy vậy, việc triển khai ứng dụng trên VM khá cồng kềnh gồm cả OS, middle layer (thư viện, runtime,…), app gây khó khăn cho các team phát triển về việc quản lý version, môi trường triển khai, đóng gói, time-to-market. Vì vậy mà container ra đời giúp các nhà phát triển đóng gói nhanh chóng ứng dụng trong một container image, triển khai container lại vô cùng nhanh chóng đi kèm khả năng tương thích với hầu hết hệ điều hành. Với kiến trúc phức tạp và xu thế ngày nay như microservice, CI/CD, GitOps container hầu như trở thành yếu tố bắt buộc phải có. Qua phân tích trên ta thấy rằng công nghệ triển khai ứng dụng thay đổi theo từng thời kỳ đều tuân theo quy luật tiện dụng, nhanh chóng, khả năng mở rộng, chịu lỗi tốt. Chính vì thế mà container đã bùng nổ như một cơn sốt công nghệ, đạt CAGR 30.8% năm 2017-2022 và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng những năm sắp tới, nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi số hoặc trong giai đoạn phát triển ứng dụng mới đều sẽ tận dụng những tiện nghi của công nghệ microservice, container để giúp sản phẩm của họ nhanh chóng được đưa đến người dùng (tối ưu time-to-market), tiết kiệm đáng kể chi phí hạ tầng và nhân sự vận hành quản trị. [caption id="attachment_35540" align="aligncenter" width="1920"] Báo cáo thị trường container – Theo 451 Research[/caption] Tuy rằng có nhiều tiện ích trong việc phát triển ứng dụng nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận rằng container nói chung hay Kubernetes nói riêng (công cụ quản trị, phân bố, tự động hoá trong triển khai container) vẫn còn nhiều điểm khó tiếp cận đến người dùng như: Vận hành quản trị: Đòi hỏi nhiều kỹ năng như network, system, develop, logging, monitoring,… Yêu cầu bảo mật cao cho ứng dụng container. Rất phức tạp cho người mới. Cần lựa chọn vendor cung cấp dịch vụ uy tín hoặc tự triển khai. Vấn đề về giải pháp lưu trữ dài hạn cho container. [caption id="attachment_35541" align="aligncenter" width="975"] Xếp hạng những khó khăn trong sử dụng Kubernetes (container) – Theo TheNewStack[/caption] Serverless – Xu thế tất yếu của điện toán đám mây Nhận định trên đưa ta đến một kết luận về sự ra đời tất yếu của nền tảng mới mà ở đó nhà phát triển ứng dụng sẽ chỉ cần tập trung vào việc coding, hoạch định bài toán kinh doanh còn lại toàn bộ hạ tầng đều được nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Đó chính là công nghệ “Serverless”, serverless không có nghĩa là không cần máy chủ server để hoạt động, mà nó mang ý nghĩa trừu tượng về cách thức sử dụng, thực ra những máy chủ này đã được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ (cloud provider) bao gồm hạ tầng, DC, network, storage, security, platform, auto-scale để người phát triển ứng dụng chỉ cần đẩy code lên để chạy, đồng thời chỉ chi trả cho những tài nguyên được tiêu thụ trong thời gian xử lý request. Việc này giúp tiết kiệm hơn rất nhiều so với mô hình cloud VM hoặc sử dụng dịch vụ Kubernetes đều phải trả chi phí hàng tháng dù tài nguyên có được sử dụng hoặc idle. Trong mô hình cung cấp dịch vụ của điện đoán đám mây, serverless được xếp vào lớp Function as a service (FaaS) – trong một số tài liệu vẫn xếp serverless vào lớp Platform as a service (PaaS) về bản chất FaaS hay PaaS đều cung cấp công cụ cho người dùng ở lớp nền tảng phát triển Application. Dịch vụ điển hình của PaaS như fully-managed kubernetes hoặc database engine cho phép người dùng sử dụng để triển khai (deploy) ứng dụng với một vài lượt nhấp hoặc kéo thả, tuy nhiên sẽ vẫn phải cần có kiến thức về DB hoặc K8S để thực hiện các task của DBA hoặc Devops khi cần triển khai ứng dụng. Còn đối với FaaS người dùng chỉ cần phát triển code để xử lý nghiệp vụ ứng dụng và hầu như không cần sự can thiệp về mặt hệ thống khi triển khai và vận hành. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau đặt trưng của IaaS, PaaS và FaaS: IaaS PaaS FaaS Unit of development Operating System Application Functions Provides VM package with OS Dev platform Execute code on-demand Abstracts Physical server OS & middleware Programing runtime [caption id="attachment_35542" align="aligncenter" width="1200"] Model FaaS giữ vị trí giữa PaaS và SaaS[/caption] Hiện nay trên thị trường serverless có lẽ chúng ta đã quá quen với những cái tên lớn như AWS Lamda, Azure Functions, Google Cloud Functions, các nền tảng này được áp dụng rộng rãi với nhiều câu chuyện thành công được chia sẻ. Ở phân khúc mã nguồn mở của serverless, những nền tảng có cộng đồng lớn có thể kể đến như KNative, OpenFaaS, Apache OpenWhisk, Kubeless, fission. Để hiểu rõ hơn ưu thế của serverless chúng ta cùng điểm qua một số tiện tích cốt lõi của serverless mang lại: Được quản trị hoàn toàn (fully managed): Các nhà phát triển sẽ không phải bận tâm về hạ tầng nữa. Dịch vụ serverless được cloud provider quản trị toàn bộ phần hạ tầng, hệ điều hành, middleware, runtime của ngôn ngữ lập trình và các module liên quan. Kiến trúc event-driven: Một trong những yếu tố then chốt trong microservice để giải quyết bài toán decoupling và phân tán. Các nền tảng serverless đều có cơ chế để được gọi thực thi khi xảy ra sự kiện từ hệ thống (e.g AWS Lamda được trigger khi có sự kiện trên dịch vụ notification SNS). Mở rộng không giới hạn (scale-out): Tận dụng lợi thế hạ tầng sẵn có của cloud provider, giúp người dùng dễ dàng mở rộng ứng dụng ứng dụng theo lượng tải đột biết hoặc giảm về 0 khi không được sử dụng. Tính sẵn sàng cao (high availability): Bản chất của serverless được cung cấp trên nền tảng hạ tầng kế thừa của cả mức IaaS và PaaS do đó khả năng HA đã được tích hợp sẵn bên trong. Less-Ops: Một số thao tác vận hành vẫn có ở serverless như database, debugging, testing,… trong môi trường container shell. Ngoài ra, kiến trúc serverless sẽ sử dụng một số dịch vụ đi kèm của cloud như Database Engine, Message Queue Engine, Monitor/Alert, Vault Engine,… giúp hạn chế tối đa thao tác vận hành. Tối ưu hoá chi phí: Chỉ chi trả cho lượng tài nguyên xử lý khi có request hoặc event và sẽ không mất phí khi ứng dụng rảnh rỗi (idle). Việc này tối ưu hơn rất nhiều so với chúng ta chạy VM và phải trả một chi phí cố định hàng giờ. No vendor lock-in: Với cùng một mã nguồn của nhà phát triển có thể triển khai được trên nhiều dịch vụ serverless của các nhà cung cấp khác nhau. Ngoài ra, khả năng tương thích này còn giúp quá trình dịch chuyển dịch vụ một cách nhanh chóng. Một số dịch vụ điển hình ứng dụng công nghệ serverless triển khai có thể kể đến như sau: Ứng dụng web: Static website, webapps, micro frontend, common framework flask/django/spring/fastapi,… Ứng dụng backend: Backend app/service, backend mobile, IoT edge,… Xử lý dữ liệu: Real-time data processing, Map reduce, batch processing, stream processing, ML inference,… Tác vụ tự động hoá IT: policy engine, infrastructure management,… Bên cạnh những tiện ích vượt trội, không phải ứng dụng IT nào cùng có thể triển khai trên nền tảng serverless. Để xác định ứng dụng doanh nghiệp của bạn có phù hợp để triển khai serverless hay không chúng ta có thể xét qua 07 tiêu chí dưới đây: 1. Ứng dụng stateless: Những tài nguyên phát sinh trong quá trình thực hiện một request sẽ mất sau khi kết thúc request đó. Việc này cần lưu ý đối với những ứng dụng cần giữ session trong phiên giao dịch, cần có thiết kế lưu trữ ở DB hoặc cache trong dịch vụ trước khi kết thúc chu trình. 2. Tính chất ephemeral: Bản chất của serverless hoạt động trên nền container, do đó tất cả dữ liệu file được ghi trên container này sẽ bị xoá đi khi container không còn tồn tại do quá trình auto-scale. 3. Hỗ trợ ngôn ngữ: Không phải nền tảng serverless nào cũng hỗ trợ đầy đủ ngôn ngữ lập trình, nên việc lựa chọn nền tảng thống nhất để đáp ứng toàn bộ ngôn ngữ lập trình cho dự án của bạn cũng rất quan trọng. 4. Chỉ duy trì khi hoạt động: Một số nền tảng sẽ giảm số lượng container về 0 khi dịch vụ không hoạt động (idle) quá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc khi cần sử dụng ứng dụng sẽ mất thời gian để khởi động lại gây ảnh hưởng đến trải nghiệm. Nên thiết kế để dịch vụ luôn có ít nhất một thành phần sẵn sàng nhận request hoặc chạy keep-alive dịch vụ. 5. Cơ sở dữ liệu: Sử dụng serverless với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database) sẽ có nhiều hạn chế do cơ chế giới hạn concurrent connection của DB, nên việc lựa chọn NoSQL trong serverless sẽ có nhiều lợi thế hơn. 6. Không cho phép truy tập file system: Như tính chất stateless và ephemeral của serverless kể trên, việc ứng dụng sử dụng config từ file system hoặc ghi dữ liệu ra tệp tin sẽ không được hỗ trợ như sử dụng Cloud VM. 7. Logging & Monitoring: Mỗi nền tảng serverless sẽ có cơ chế lấy log cũng như khả năng giám sát giới hạn các thông tin có thể cung cấp đồng nghĩa với việc không thể tận dụng cũng như tích hợp được với các phần mềm có sẵn của người dùng. Hiện tại các nhà phát triển, doanh nghiệp đã có thể dễ dàng đăng ký cũng như sử dụng, trải nghiệm công nghệ Serverless của các nhà cung cấp cloud nước ngoài như AWS, Azure, Google Cloud. Đối với các nhà cung cấp cloud trong trước hiện tại vẫn chưa có đơn vị cung cấp dịch vụ serverless nên việc trải nghiệm sẽ còn hạn chế, thay vào đó bạn vẫn hoàn toàn có thể tự triển khai riêng cho mình một hệ thống serverless local dựa trên các dịch vụ có sẵn của nhà cung cấp trong nước. Dưới đây là một ví dụ tham khảo việc triển khai nền tảng serverless sử dụng mã nguồn OpenFaaS - mã nguồn mở cho phép triển khai hệ thống serverless với các tính năng cơ bản đáp ứng mức production ready (https://www.openfaas.com). Chuẩn bị hạ tầng: o Sử dụng Cloud Virtual Machine để tự triển khai Docker, Kubernetes bằng các công cụ như Rancher, Kuberspray, kubeadm, openshift,… tuy nhiên sẽ tương đối phức tạp cần có nhiều kiến thức để triển khai và vận hành hiệu quả. o Phương án sử dụng dịch vụ cloud có cung cấp sẵn nền tảng Managed Kubernetes – FPT Kubernetes Engine (FKE) của FPTCloud là một dịch vụ điển hình, bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Triển khai dịch vụ Serverless: o Tham khảo hướng dẫn triển khai trên nền K8s tại đây. Cấu hình expose dịch vụ: o Đối với phương án tự triển khai trên virtual machine bước này sẽ cần bạn phải triển khai thêm dịch vụ LB trên K8s như MetalLB, Cilium,… và ingress controller như nginx, traefik, haproxy,… o Với cách sử dụng dịch vụ managed Kubernetes thì loadbalancer và ingress đã được tích hợp sẵn ở mức hạ tầng, bạn chỉ cần expose service ở tầng dịch vụ K8s, nhà cung cấp dịch vụ Cloud sẽ tự động hoá hoàn toàn các bước. Sau đó bạn chỉ cần truy cập từ domain đã khai báo ở phần cài đặt trên và trải nghiệm. [caption id="attachment_35543" align="aligncenter" width="2403"] Mô hình triển khai Serverless in-house[/caption] Kết luận Ngày nay, với sự bùng nổ trong nền công nghiệp 4.0, hàng loạt những công nghệ mới ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Xuyên suốt bài viết chúng ta đã sơ lược qua quá trình phát triển của lĩnh vực điện toán và sự xuất hiện tất yếu của nền tảng Serverless. Chúng ta cũng đã định hình được vị trí của FaaS trong mô hình cung cấp dịch vụ của điện toán đám mây cũng như đã liệt kê ra được những lợi ích và hạn thế mà nền tảng này mang lại, đồng thời đưa ra những ứng dụng cụ thể của serverless trong việc phát triển phần mềm. Vẫn còn quá sớm để có thể kết luận được serverless có thể hoàn toàn thay thế được toàn bộ workload IT trong tương lai hay không, do về cơ bản, bản thân cơ chế hoạt động, lưu trữ của serverless chưa phù hợp cho các ứng dụng đặc thù, ứng dụng cơ sở dữ liệu, ứng dụng cần tính toán lớn,… Tuy nhiên với vị trí của một công nghệ mới nổi (emerging technology) cùng với những tính chất vượt trội như tối ưu hoá chi phí hạ tầng/vận hành, tối ưu time-to-market, nhanh chóng và đảm bảo; serverless hoàn toàn có thể là một công nghệ được sử dụng nhiều nhất trong thời gian sắp tới ở thời đại của microservice, edge computing. Trần Quốc Sang – Senior Cloud Engineer, FPT Smart Cloud