Scam là gì? Phân loại, Dấu hiệu & Cách phòng tránh Scam 2023
Scam là gì? Đây là một thuật ngữ mô tả việc bất kỳ ai thực hiện hành động hay kế hoạch không trung thực nào lừa lấy tiền hoặc vật phẩm giá trị khác từ người khác. Internet ngày càng phát triển, các vụ lừa đảo trực tuyến cũng ngày gia tăng và bạn phải thận trọng hơn với tất cả mọi người trên Internet.
Scam nghĩa là gì? Scam dịch ra tiếng Việt là “lừa đảo” ám chỉ những hành vi không trung thực được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm một mục đích chính là chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân của người khác.
Cùng với sự phát triển mạng Internet các chiêu trò lừa đảo mới ngày tinh vi và khó phát hiện nhờ sự trợ giúp của công nghệ. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về những kiểu lừa đảo mới trên mạng mà bạn cần cảnh giác. Từ đó trang bị cho mình kiến thức để tránh việc trở thành con mồi của scammer.
>>> Có thể bạn quan tâm: TeamViewer là gì? Cách tải, cài đặt & sử dụng teamview 2023
Scammer tức kẻ lừa đảo, đây là một người cố gắng lừa đảo người khác. Thông thường những kẻ lừa đảo thường hoạt động theo nhóm có tổ chức. Những vụ lừa đảo có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên đường phố, ở những nơi công cộng đông đúc khác như nhà hàng và quán rượu hay thậm chí ở chính ngôi nhà của bạn.
Scammer trên mạng Internet có tài “ẩn thân” và “hóa thân” tài tình. Bởi vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng,…cho bất kỳ ai trên mạng xã hội. Hack tài khoản, mạo danh là những chiêu trò phổ biến nhất của các Scammer.
Sự phát triển của công nghệ và bùng nổ Internet đã tạo ra nhiều cơ hội cho những kẻ lừa đảo. Hàng loạt chiêu trò gian lận, lừa đảo trực tuyến xuất hiện tấn công vào mọi đối tượng người dùng Internet. Bị scam là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại scam phổ biến hiện nay nhé.
Email là công cụ vô cùng hữu ích để trao đổi thông tin nhanh chóng. Và đây cũng là địa chỉ mà Scammer hướng đến nhằm thu thập thông tin thực hiện các chiêu trò lừa đảo của mình.
Cụ thể, những kẻ lừa đảo sẽ gửi email có nội dung yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng như: “Ngân hàng cần xác thực thông tin, vui lòng bấm vào đường link để đăng nhập".
Để tăng cường sự tin tưởng nội dung này thường được gửi từ những email có định dạng gần giống với các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn trên thị trường như: [email protected], [email protected],...
Đây là hình thức lừa đảo phổ biến và quen thuộc nhất đối với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam. Scammer sẽ hack tài khoản Facebook của một người dùng nào đó và sử dụng tài khoản này nhắn tin với bạn bè, người thân hỏi xin hoặc vay mượn tiền nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thậm chí chiêu trò lừa đảo còn trở nên tinh vi hơn khi những kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ dựng video giả mạo gương mặt của người dùng nhằm tăng độ tin cậy. Bởi vậy, bạn hãy cẩn thận với những tin nhắn hoặc cuộc gọi video vay mượn tiền từ bất cứ ai trên mạng xã hội.
Website giả được lập nên có thiết kế giống hệt một website nổi bật và sử dụng các thủ thuật đẩy website giả lên đầu trang của công cụ tìm kiếm. Sau đó sử dụng nhiều chiêu trò và thủ đoạn khác nhau để lôi kéo nạn nhân đăng nhập vào website giả mạo.
Thông qua những thông tin cá nhân mà người dùng cung cấp, những kẻ lừa đảo này sẽ ăn cắp dữ liệu nhằm mục đích xấu.
Đây là hình thức mà các Scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội giả có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Nếu không phải là người có kinh nghiệm bạn rất dễ nhầm lẫn.
Hãy cẩn trọng với những quyết định đặt hàng và chuyển tiền, khi này xác suất bạn bị Scam là rất cao.
Mua sắm online đã thay đổi thói quen tiêu dùng của hàng triệu người trên thế giới. Đặc biệt là sau thời gian dịch bệnh Covid – 19 diễn ra, sự tiện lợi mà nó mang lại càng được ưa chuộng hơn.
Tuy nhiên kéo theo đó là những chiêu trò lừa đảo tinh vi. Phổ biến nhất là hình thức đánh tráo hàng hóa, cụ thể khi nhận được hàng hóa bạn nhận thấy chất lượng không giống như quảng cáo và mô tả của nhà bán hàng.
Chưa bao giờ vấn đề lừa đảo trong quyên góp từ thiện trở nên “nóng” như thời điểm hiện tại. Hàng loạt lùm xùm từ thiện làm mọi người dần mất lòng tin vào sự việc đầy tính nhân văn này.
Trên mạng xã hội bạn rất dễ thấy một người dùng Facebook nào đó đăng hình ảnh về một hoàn cảnh đáng thương, cần tiền để chữa trị gấp,... Và ở cuối bài đăng, người này sẽ để lại số tài khoản ngân hàng để mọi người có thể chuyển tiền ủng hộ. Những thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng này rất dễ là một tin tức lừa đảo. Hãy cẩn trọng tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi chuyển tiên giúp đỡ.
Thời gian qua, xuất hiện ngày càng nhiều hình thức lừa đảo mạo danh qua điện thoại và tin nhắn…Nhiều người nhận được các tin nhắn giả mạo các ngân hàng thương mại (SMS Brandname) với nội dung thông báo đăng ký, kích hoạt dịch vụ, như: quảng cáo trên tiktok, dịch vụ tài chính khác… có mức phí sử dụng mỗi tháng từ 3 – 6 triệu đồng.
Nếu muốn hủy đăng ký dịch vụ thì bạn cần truy cập vào trang web như: https://bidv.com.vn-vb.top,https://mbbank.com.vn-vb.top, https://scb.com.vn-as.life,...Đây đều là những chiêu trò dụ dỗ người dùng truy cập vào trang web giả mạo ngân hàng.
Ngoài ra, còn có các hình thức gọi điện mạo danh người của cơ quan thi hành pháp luật yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số căn cước công dân,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Tab ẩn danh là gì? Cách mở tab ẩn danh trên máy tính, điện thoại
Quy tắc vàng để nhận biết lừa đảo là khi bạn nghe thấy điều gì quá tốt khó có thật thì đó có thể là lừa đảo.
Điểm chung của những kẻ lừa đảo là gây ấn tượng với mọi người bằng những lời hứa hẹn liên quan đến việc kiếm tiền nhanh chóng. Bởi vậy hãy thật tỉnh táo xem xét kỹ vấn đề và đặt ra những câu hỏi check scam là gì.
Những kẻ lừa đảo không ngừng thay đổi chiêu trò lừa đảo cùng với sự phát triển của xã hội. Bở vậy nếu không cần trọng bạn rất dễ mắc phải lầm. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến mà bạn có thể gặp phải.
Khi bạn lướt web và bạn thấy xuất hiện thông báo nhận thưởng về các phần thưởng lớn như: "Bạn đã trúng thưởng iPhone", "Bạn là người thứ 10000 truy cập vào trang web nên nhận được phần quà",... thì đây là một trong những kiểu Scam phổ biến trên trang web.
Bên cạnh đó, trang web không có các thông tin về trụ sở, mã số thuế, tên công ty đại diện, chứng nhận của bộ Công thương,... cũng rất có thể là các trang web giả mạo.
Khi đã nắm được những dấu hiệu nhận biết Scam bạn cần chủ động chống lại bằng một số gợi ý như sau:
Khi cần thực hiện những giao dịch tài chính với giá trị lớn bạn nên tìm đến trung gian uy tín. Luôn cẩn trọng khi thực hiện giao dịch với người lạ là cách phòng tránh lừa đảo đầu tiên bạn cần nắm.
Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể kiểm tra mức độ uy tín của một website bất kỳ. Theo đó, website an toàn thường được cài đặt SSL đảm bảo kết nối mạng an toàn. Đồng thời, bạn có thể tham khảo ý kiến đánh giá của người thân, bạn bè hoặc những người dùng khác trên các hội nhóm review.
Để tránh gặp phải chiêu trò “treo đầu dê bán thịt chó” bạn nên tham khảo ý kiến đánh giá của những khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm từ cửa hàng online đó. Đây là những thông tin khách quan rất hữu ích dành cho bạn.
Đương nhiên rồi, khi mua hàng tại các cửa hàng trực tuyến được đánh giá là uy tín sẽ mang đến sự yên tâm hơn cho bạn. Để xây dựng được uy tín như vậy chứng tỏ sản phẩm, dịch vụ của đơn vị cung cấp phải đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ về scam là gì, hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn nhận biết và phòng tránh được những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của các Scammer hoạt động trên mạng Internet.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |