MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A – Z
MVC là gì? Mô hình MVC có ứng dụng gì trong ngôn ngữ lập trình? Khi sử dụng mô hình này có những ưu nhược điểm gì? Những câu hỏi trên chắc chắn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này của FPT Cloud. Nào hãy cùng bắt đầu ngay thôi.
MVC là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi thường gặp của những người đang tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin. MVC là mô hình thiết kế trong ngôn ngữ lập trình Smalltalk-76 được tiến sĩ Trygve Reenskaug trình bày vào năm 1970 tại trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto (PARC).
MVC là từ viết tắt được ghép từ 3 thành phần của mô hình là Model – View – Controller. Mỗi thành phần sẽ có một hoạt động riêng biệt và khi kết hợp sẽ tạo thành mô hình thiết kế hoàn chỉnh.
MVC là viết tắt tên của các thành phần mô hình này vậy thì thành phần trong mô hình MVC là gì? Hãy cùng tham khảo chi tiết các thành phần của MVC nhé.
Model chứa một cấu trúc dữ liệu có chức năng lưu trữ toàn bộ các thông tin dữ liệu của một ứng dụng. Trong mô hình MVC thì Model đóng vai trò kết nối cho 2 thành phần View và Controller.
Đối với Model được thiết lập như một cơ sở dữ liệu hoặc đơn giản hóa như một file XML thông thường. Khi thiết lập thành phần model thì lập trình viên cần đảm bảo các thao tác với cơ sở dữ liệu như các hoạt động xem, truy xuất hoặc xử lý dữ liệu trong ứng dụng.
View là thành phần liên quan đến giao diện của ứng dụng khi người dùng trải nghiệm. Thông qua dữ liệu của MVC , người dùng sẽ thực hiện các thao tác tìm kiếm, sử dụng thông tin website, ứng dụng.
Thành phần View được ứng dụng nhiều trong quá trình lập trình website và đây cũng là nơi mà các thành HTML tạo ra. Chức năng khác của thành phần View này chính là khả năng ghi nhận hành vi của người dùng để tương tác được với Controller.
Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp với Controller nhưng View sẽ có nhiệm vụ hiển thị yêu cầu chuyển đến cho Controller xử lý thông tin.
Dễ hình dung hơn thì bạn có thể tham khảo ví dụ khi người dùng nhấn vào nút “Back” hoặc “Trở về” là thành phần view thì người dùng đang tạo ra 1 hành động trên ứng dụng mà controller cần xử lý.
Controller là bộ phận sẽ xử lý các yêu cầu khi người dùng thao tác trên ứng dụng thông qua thành phần view. Lúc này, Controller sẽ thực hiện truy vấn và xuất dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người dùng. Và để làm được điều đó controller còn có cần phải nối được với model để lấy dữ liệu.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A - Z
Khi người dùng thực hiện thao tác trên ứng dụng hoặc website thì từ máy Client sẽ gửi yêu cầu đến server (máy chủ). Lúc này, controller sẽ tiến hành tiếp nhận và xử lý yêu cầu. Một vài trường hợp cần truy xuất dữ liệu thì controller sẽ kết nối với Model để hỗ trợ database.
Sau khi Controller xử lý xong các yêu cầu thì kết quả sẽ được chuyển về View. Lúc này View sẽ tiến hành tạo các mã HTML để trả về giao hiện của trình duyệt kết quả theo yêu cầu của người dùng.
Đối với mô hình MVC có tính phân tách cao giữa các thành phần nên phù hợp để ứng dụng trong các dự án lớn. Nếu ứng dụng MVC trong các dự án nhỏ sẽ dễ gặp tình trạng cồng kềnh, tốn nguồn lực khi phát triển dự án. Đồng thời, thời gian trung chuyển dữ liệu cũng là điều cần cân nhắc khi thực hiện dự án nhỏ.
Đối với mỗi mục đích nghề nghiệp của người lập trình viên sẽ có những lựa chọn về ngôn ngữ lập trình cũng như framework lập trình khác nhau.
Tuy nhiên theo nhận định và đánh giá từ chuyên môn thì nếu các người lập trình có mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình thì MVC dưới dạng kiến trúc là một lựa chọn đáng để cân nhắc sử dụng.
Ví dụ: Chúng ta đang dần sử dụng Dotnet Core để thay thế cho Dotnet MVC nhưng nhu cầu sử dụng mô hình MVC trong lập trình vẫn còn tồn tại và khá phổ biến. Điển hình là nhu cầu về Django.
Vậy cách sử dụng hiệu quả mô hình MVC là gì? Dưới đây là ví dụ hiển thị của một website sử dụng mô hình MVC hiệu quả.
Ví dụ: Ứng dụng Car Clicker được thiết lập để dành cho những cuộc bình chọn về xe hơi. Trên website này các thành phần được thể hiện rõ và hoạt động độc lập với nhau.
>>> Xem thêm: Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục
MVC là một mô hình vận hành kết hợp với các ngôn ngữ lập trình nên việc trang bị kỹ năng về lập trình như viết coding bằng các ngôn ngữ như PHP, Java, C#,….
Ngoài ra người lập trình cũng cần đầu tư tìm hiểu về mô hình MVC trước khi sử dụng do đây không phải là ứng dụng hoàn chỉnh mà có nhiều lớp trung gian cũng các lớp dữ liệu, logic,…
Mô hình MVC được coi như là mô hình kinh điển trên các nền tảng lập trình chính vì thế những đối tượng cần thao tác trực tiếp với các mã code hoặc người phát triển code đều cần trang bị kiến thức về MVC.
Ai cần học mô hình MVC?
Còn đối với những người phụ trách thiết kế hình ảnh, giao diện cho website thì cũng cần hiểu về mô hình MVC để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng với thành viên IT để phát triển website tối ưu hơn.
Những bài viết liên quan:
Chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về “MVC là gì” cũng như những thông tin liên quan khác về mô hình lập trình này. Mặc dù MVC là mô hình khá đơn giản và dễ sử dụng nhưng người lập trình cần phải nắm rõ quy trình để triển khai hiệu quả.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tối ưu hóa hệ thống mạng đang sử dụng thì đừng quên tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đường link https://fptcloud.com/bang-gia nhé.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |