IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết

IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết

Tác giả: admin@
09:56 04/03/2022

IDS là gì? Thuật ngữ này khá quen thuộc khi bạn tìm hiểu những phương pháp bảo mật. Khi internet phát triển bùng nổ, nó cũng trở thành môi trường đầy cạm bẫy, tiềm ẩn rủi ro với khách hàng cá nhân và tổ chức. Lúc này, IDS lại càng cần thiết để duy trì lớp bảo mật, phát hiện xâm nhập. Vậy chính xác cần hiểu IDS là gì? Nó khác gì IPS và tường lửa?

1. IDS là gì? 

IDS là gì? - IDS hay Intrusion Detection System là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống phát hiện xâm nhập. Chúng là kiểu phần mềm, công cụ hỗ trợ người dùng bảo mật hệ thống, phát hiện và thông báo xâm nhập.

Khi tìm hiểu IDS là gì, bạn nên nhớ rằng IDS chỉ là một phần trong hệ thống bảo mật hoặc một phần mềm khác. Từ đó, hình thành hệ thống bảo mật, duy trì vận hành ổn định cho toàn mạng lưới. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì?

2. Chức năng chính của IDS 

Trong tổng thể mua một hệ thống bảo mật, IDS đảm nhận khá nhiều chức năng quan trọng. Chẳng hạn như:

  • Giám sát lưu lượng truy cập mạng, phát hiện hoạt động nghi ngờ.
  • Cảnh báo xâm nhập cho đội cũ quản trị mạng.
  • Phối hợp với tường lửa, các phần mềm diệt virus tạo nên hệ thống bảo mật hoàn chỉnh.

IDS giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống bảo mật mạng. Mỗi hệ thống tích hợp IDS sẽ được bảo mật hiệu quả hơn nhờ vào việc phát hiện sớm bất thường.

Super deal 032023

3. IDS gồm những loại nào?

Ngoài định nghĩa IDS là gì, trong quá trình tìm hiểu IDS bạn nên nắm rõ phần phân loại. Nếu xem xét trên khía cạnh cơ bản, IDS bao gồm 3 loại. Đó là Network IDS, Nod Network IDS và Host IDS.

3.1. Network IDS 

Network IDS sẽ bố trí tại vị trí dễ bị tấn công nhất trong một hệ thống. Nhiệm vụ chính của IDS trong hệ thống là theo dõi lưu lượng truy cập, phát hiện bất thường. Hệ thống IDS hoạt động như một lớp bảo mật, hạn chế tối đa xâm nhập bất thường.

Mặc dù có khả năng theo dõi lưu lượng truy cập mạng nhưng đôi khi IDS lại không thể phát hiện đợt tấn công theo dạng truy cập mã hóa. Ngoài ra trong một vài trường hợp, quản trị viên cần thao tác thủ công để điều chỉnh cấu hình sao cho chuẩn xác.

3.2. Nod Network IDS 

Nod Network IDS hoạt động tương tự như Network IDS. Điểm khác biệt lớn nhất một giữa hai hình thức này là Nod Network IDS chỉ tác dụng cho một máy chủ trong một khoảng thời gian xác định. Còn với Network IDS, nó lại hoạt động trên toàn bộ mạng con.

Super deal 032023

3.3. Host IDS 

Host IDS hoạt động rộng khắp trên mọi thiết bị có kết nối internet trong hệ thống, và cả phần còn lại của mạng lưới doanh nghiệp. So với hai hình thức IDS kể trên, Host IDS có khả năng giám sát trong phạm vi truy cập nội bộ tốt hơn. Người ta còn xem đây như nó bảo mật thứ hai ngăn chặn những đợt tấn không không thể phát triển bởi Nod Network IDS.

Bên cạnh đó, Host IDS còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tệp trên toàn bộ hệ thống. Sau đó so sánh, tìm ra điểm bất thường và cảnh báo đến đội ngũ quản trị.

4. Ưu điểm và nhược điểm của IDS

Nếu muốn có cái nhìn tổng quan hơn về định nghĩa IDS là gì, bạn cũng nên xét đến phần ưu điểm và hạn chế của IDS. 

4.1. Ưu điểm 

  • Phù hợp sử dụng cho mục đích thu thập dữ liệu, hỗ trợ kiểm tra sự cố, khắc phục kịp thời.
  • Cung cấp tầm nhìn bao quát về tình trạng của hệ thống mạng.
  • Đóng vai trò như công cụ hữu ích để thu thập dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, khắc phục sự cố trong hệ thống.

4.2. Hạn chế 

  • Nếu triển khai trên hệ thống có cấu hình không phù hợp, quá trình phát hiện xâm nhập sẽ không được chính xác.
  • Chức năng phân tích lưu lượng mã hóa chưa thực sự hiệu quả.
  • Mức chi phí đầu tư triển khai hệ thống vẫn còn khá lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

5. Phân biệt giữa IDS, IPS và tường lửa 

Nếu chỉ mới tìm hiểu sơ qua IDS là gì, không ít người sẽ lầm tưởng IDS với IPS và tường lửa. Thế nhưng nếu xét trên quy mô hoạt động doanh nghiệp, tường lửa hay IPS chưa thể đáp yêu cầu bảo mật, chống lại những cuộc tấn công quy mô lớn.

Bạn nên nhớ rằng IPS cũng hoạt động như một hệ thống ngăn chặn xâm nhập. Điểm khác biệt của IPS và IDS là IPS có khả năng chống lại cuộc tấn công.

Còn về tường lửa, vai trò chính của nó là chặn toàn bộ truy cập. Tiếp đó, người dùng cần cài đặt để cho phép một lượng truy cập nhất định. Cơ chế hoạt động của IDS và IPS có phần hơi trái ngược nhau. Giải an toàn nhất cho một hệ thống là kết hợp cả tường lửa, IDS và IPS.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm máy tính là gì? Phân loại & Cách sử dụng hiệu quả

6. Cách triển khai IDS trong mạng doanh nghiệp 

Tùy theo mô hình cấu trúc mạng hiện có, IDS có thể triển khai tại các vị trí khác nhau. Chẳng hạn như đặt giữa router và firewall, đặt sau firewall.

6.1. Đặt ở vị trí giữa router và firewall

Khi lắp đặt tại vị trí giữa router và firewall, IDS thuận lợi để theo dõi lưu lượng của cả 2 chiều. Mặc dù chịu áp lực lớn về mặt lưu lượng nhưng bù lại sắp IDS tại trung tâm router và firewall giúp hệ thống giám sát tốt, phát hiện kịp thời sự cố.

Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt, bạn cần chọn loại thiết bị có khả năng chịu tải cao. Nếu lắp đặt không đúng chủng loại thiết bị, chúng sẽ không chịu được áp lực lưu lượng cực lớn.

6.2. Đặt sau firewall

Ngoài vị trí giữa router và firewall, IDS còn có thể nằm tại vị trí sau firewall. Đây là vị trí phù hợp để theo dõi toàn bộ lưu lượng dịch chuyển phía sau. Chẳng hạn như dữ liệu biến động trong mạng LAN, dữ liệu dịch chuyển từ mạng LAN vào hoặc ra DMZ.

IDS được xây dựng như một hệ thống phát hiện xâm nhập. Người có thể triển khai IDS theo nhiều cách. Đến đây, bạn chắc hẳn đã hiểu chính xác về định nghĩa IDS là gì!

 

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết