So sánh Windows Server và Linux Server chi tiết từ A đến Z
Xem nhanh
Windows Server và Linux Server là hai trong số rất nhiều hệ điều hành phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu bạn là người có nhiệm vụ quản trị hệ thống chắc không còn quá lạ lẫm gì về hai hệ điều hành này nữa. Bạn nên lựa chọn hệ điều hành nào cho máy chủ? Những so sánh và đánh giá chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Khái niệm: Windows server là gì? Đây là một dòng hệ điều hành được ông lớn Microsoft đặc biệt phát triển để đưa vào sử dụng trên máy chủ. Cụ thể hơn, trong hầu hết trường hợp, Windows Server sẽ được dùng trong cài đặt doanh nghiệp.
Lợi thế:
>>>>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z
Khái niệm: Linux server là gì? Đây là một máy chủ dùng hệ điều hành Linux mã nguồn mở với thiết kế được dùng để xử lý những nhu cầu sử dụng cao hơn, khắt khe hơn về quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu, dịch vụ web.
Lợi thế:
Dưới đây là những so sánh chi tiết giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về windows server and linux server. Những tiêu chí so sánh bao gồm Giấy phép, Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ, mã nguồn và bảo mật.
Tiêu chí | Windows Server | Linux Server |
Giấy phép | Với Windows Server, máy chủ sẽ bị hạn chế trong vấn đề cấp giấy phép. Có nhiều bất cập xảy ra trong hệ thống phân phối. | Với Linux Server, giấy phép được sử dụng, người dùng có thể tùy chỉnh, bán lại. Được phép tải một bản sao duy nhất, sau đó có thể phân phối cho nhiều PC khác. |
Hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ | Window là một nền tảng có lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Việc chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp chính là ưu điểm nổi bật giúp Windows Server có được sự yêu thích đến vậy. | Với Linux Server, người dùng chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía cộng đồng. Cộng đồng có trên các Forum, trang web hỗ trợ,... Hoặc người dùng có thể tìm mua hợp đồng hỗ trợ từ tập đoàn Linux như Novell, Red Hat.Nếu nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng, thông tin thường khá chậm, độ chính xác không cao. Đây cũng được coi là một điểm yếu của Linux Server. |
Mã nguồn | Windows Server sở hữu kiến trúc đóng. Người dùng sẽ không thể nhìn hoặc làm thay đổi mã nguồn. | Linux Server thuộc GNU Public License, đây là một phần mềm mã nguồn mở. Từ đó, người dùng có thể thay đổi cấu trúc mã nguồn. Được quyền thay đổi lõi cấu trúc, dòng code trong Linux OS. |
Bảo mật | Windows Server được xây dựng và phát triển bởi công ty phần mềm hàng đầu. Mặc dù vậy, sự phổ biến của nền tảng cũng dễ để làm mục tiêu tấn công, xâm nhập từ những phần mềm độc.Tuy nhiên, có thể dùng những chương trình chống lại những phần mềm độc hại này để giúp Windows an toàn hơn. Trong đó có thể kể đến Norton, Kaspersky, McAfee,... | Linux Server được đánh giá rất cao về khả năng bảo mật bởi một cộng đồng người dùng vô cùng chuyên nghiệp và có chọn lọc. Programmer có thể dễ dàng phát hiện những Vector tấn công máy chủ để vá lỗ hổng ngay tức thì. |
>>> Có thể bạn quan tâm: Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A - Z
Từ những đánh giá và so sánh cụ thể trên, bạn có thể phần nào hiểu được những ưu và nhược điểm mà mỗi hệ điều hành mang lại. Chúng cũng hướng đến những đối tượng người dùng khác nhau. Vây đâu mới là lựa chọn phù hợp với bạn?
Với mỗi loại máy chủ sẽ đều mang trong mình những ưu và nhược điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu sử dụng, tính năng, ngân sách hay sở thích để bạn có thể đưa ra một lựa chọn phù hợp. Windows Server và Linux Server đều đáng để bạn trải nghiệm. Những gì bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ về cách thức hoạt động của từng phần mềm từ cơ bản nhất cho đến nâng cao. Tuy nhiên, với những đối tượng người dùng mới, những người không có nhiều hiểu biết về công nghệ thì Windows Server sẽ là một lựa chọn khá hợp lý. Trên đây là những thông tin đánh giá, so sánh cụ thể về Windows Server và Linux Server. Mong rằng những thông tin và kiến thức trên đã mang đến cho bạn những thông tin thật sự bổ ích. Từ đó đưa ra một cái nhìn toàn diện để lựa chọn một hệ điều hành phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud