So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z

So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z

Tác giả: admin@
09:29 27/01/2022

So sánh vps và cloud server là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi đây là 2 trong 3 hệ thống máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Vậy VPS và Cloud server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từ A - Z dưới đây. 

VPS là gì?

Trước khi tiến hành so sánh vps và cloud server, chúng ta cần hiểu về 2 hệ thống máy chủ này. Vậy VPS là gì?

VPS là viết tắt của từ Virtual Private Server. Đây là máy chủ được tạo thành thông qua việc phân chia một máy chủ vật lý. Từ một máy chủ ban đầu, người quản trị có thể chia thành nhiều máy chủ khác nhau, các máy chủ sẽ có tính năng giống như máy chủ ban đầu. Đồng thời, các máy chủ sau khi được phân chia sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên. 

Cloud Server là gì?

Vậy Cloud Server là gì? Đúng như tên gọi bằng tiếng Anh, Cloud Server là máy chủ đám mây. Đây là một dạng máy chủ ảo, được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Máy chủ đám mây được thiết lập và sử dụng bằng công nghệ điện toán đám mây. Vì thế, loại máy chủ này không bị giới hạn về dung lượng và cũng không mất quá nhiều thời gian hay bị giới hạn về việc nâng cấp giống như các loại máy chủ truyền thống. 

So sánh VPS và Cloud Server chi tiết

Vậy máy chủ VPS và cloud Server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng so sánh VPS và Cloud Server qua các tiêu chí dưới đây: 

Tiêu chí so sánh VPS Cloud Server
Hiệu suất Hiệu suất bị hạn chế. Hiệu suất tuyệt vời.
Khả năng mở rộng VPS bị giới hạn và cần nâng cấp gói. Không giới hạn các tùy chọn khả năng mở rộng.
Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh Được cung cấp toàn quyền truy cập, tùy chỉnh. Giới hạn quyền kiểm soát với một số cài đặt nhất định.
An toàn và bảo mật Mức độ bảo mật cao. Mức độ bảo mật cao.
Chi phí sử dụng Giá rẻ hơn cloud server. Chi phí đắt hơn VPS.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 6+ Dịch vụ cho thuê Cloud Server tốt nhất Việt Nam 2022

Hiệu suất

Khi so sánh VPS và cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua hiệu suất của 2 máy chủ này. Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng và là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại máy chủ này. 

  • VPS:

VPS là loại máy chủ được nhiều người lựa chọn do có tốc độ tải trang nhanh. Do việc sử dụng chung một máy chủ chuyên dụng nên người dùng sẽ không cần chia sẻ tài nguyên với các website khác. Qua đó đảm bảo tốc độ tải trang. 

Tuy nhiên, thông tin, ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ VPS sẽ được lưu ở máy chủ vật lý. Dù bạn đã phân vùng riêng thì trang web của bạn vẫn sẽ được lưu trữ vật lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới những website khác trên cùng một máy chủ. Ngoài ra, do sử dụng cùng một máy chủ vật lý nên máy chủ VPS có thể sẽ bị giới hạn bởi dung lượng phần cứng của máy chủ. 

  • Cloud Server

Cloud Server được đánh giá là có mức hiệu suất cực kỳ cao, ngay cả khi người dùng sử dụng trong thời điểm nhu cầu tăng cao. Cloud Server sử dụng bộ nhớ và CPU của các máy chủ nên có sức mạnh xử lý cực kỳ cao. NGay cả trong những trường hợp truy cập tăng bất ngờ, đột biến, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng đảm bảo tốc độ truy cập. 

Sử dụng máy chủ đám mây cũng cho phép bạn hạn chế tối đa thời gian chết, nâng cao khả năng di chuyển các tệp. Trong trường hợp máy chủ bị lỗi, hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo do việc di chuyển dữ liệu từ các máy chủ cực kỳ dễ dàng. 

Khả năng mở rộng

Khi so sánh VPS và Cloud Server, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu khả năng mở rộng của 2 loại máy chủ này.

  • VPS

VPS có lợi thế hơn so với Shared Hosting về việc cung cấp tài nguyên. Tuy nhiên, khả năng mở rộng lại là một nhược điểm của loại máy chủ này. VPS bị giới hạn khả năng mở rộng bởi máy chủ vật lý. Để mở rộng máy chủ, bạn có thể mở rộng bộ nhớ và sức mạnh của CPU trên máy chủ con. Tuy nhiên, lượng tài nguyên của máy chủ vật lý sẽ bị giới hạn và chỉ có một lượng tài nguyên nhất định. Vì thế, nếu muốn mở rộng, người dùng sẽ phải nâng cấp thêm một gói mới.

  • Cloud Server

So với VPS, Cloud Server có khả năng mở rộng tốt hơn. Do không bị giới hạn về máy chủ nên cloud server cũng không bị giới hạn về các tùy chọn mở rộng. Khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng sẽ được mở rộng. Tương ứng với đó, băng thông và tốc độ xử lý cũng sẽ cao hơn. Chỉ với một vài thao tác mở rộng gói lưu trữ, bạn đã có thể mở rộng hệ thống máy chủ của mình. 

Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh

Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu kiểm soát, tùy chỉnh các thiết lập càng cao. Vì thế, việc tìm hiểu khả năng kiểm soát trong hệ thống máy chủ luôn được ưu tiên. So với máy chủ shared hosting, cả VPS và Cloud Server đều có nhiều quyền kiểm soát thiết lập hơn. Tuy nhiên, mỗi loại lại có mức độ tùy chỉnh khác nhau. 

  • VPS:

Máy chủ VPS cho phép người dùng truy cập vào các mức độ tùy chỉnh giống như một máy chủ chuyên dụng. Bạn sẽ có toàn quyền truy cập root nên có thể kiểm soát mọi khía cạnh của máy chủ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát cả hệ điều hành. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp sẽ hạn chế việc truy cập windows. Bạn cần lưu ý vấn đề này khi so sánh VPS và Cloud server để có lựa chọn phù hợp nhất. 

  • Cloud Server

Tương tự như VPS, Cloud Server cũng cho phép người dùng có thể tùy chỉnh. Bạn có thể tùy chỉnh một số khía cạnh như cấu hình tường lửa, kiến trúc mạng hay load balancing. Tuy nhiên, do Cloud Server hoạt động theo hình thức đám mây, trên mạng lưới máy chủ cực lớn nên việc tùy chỉnh cũng sẽ bị giới hạn. Tùy từng nhà cung cấp mà mức giới hạn sẽ có sự khác nhau. 

An toàn và bảo mật

Khi so sánh VPS và Cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề an toàn và bảo mật của hệ thống máy chủ. Nếu máy chủ không đảm bảo bảo mật, người dùng có thể bị hacker tấn công, đánh cắp thông tin hoặc thậm chí là ảnh hưởng tới hoạt động và lợi nhuận. 

Các hệ thống máy chủ khác nhau sẽ có các đặc điểm và mức độ bảo mật khác nhau, tương ứng với các biện pháp bảo mật của từng nhà cung cấp. 

  • VPS

VPS được đánh giá là hệ thống máy chủ có độ bảo mật cao. Độ bảo mật của VPS sẽ tương ứng với từng máy chủ vật lý. Mỗi VPS sẽ có một mức độ bảo mật khác nhau tương ứng với một máy chủ khác nhau. Do được kết nối với máy chủ vật lý nên ngay cả khi một website khác cùng máy chủ bị tấn công/nhiễm virus, trang web của bạn cũng không bị ảnh hưởng. Đồng thời, do chỉ lưu trữ trên một máy chủ vật lý duy nhất nên VPS có độ bảo mật chặt chẽ hơn so với Cloud Server. 

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc VPS được bảo mật tuyệt đối. Khi lưu trữ trên VPS, bạn vẫn sẽ gặp phải một số rủi ro. Trong trường hợp một website cùng máy chủ bị tấn công DDoS, máy chủ vật lý có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mức độ bảo mật sẽ phụ thuộc vào các biện pháp bạn lựa chọn. Vì thế bạn cần chịu trách nhiệm với các tùy chỉnh bảo mật của mình. 

  • Cloud Server

Cloud server là hệ thống máy chủ được đánh giá cao về vấn đề bảo mật. TRang web của bạn sẽ được lưu trữ riêng biệt với các website khác trên hệ thống. Đồng thời, bạn cũng có thể tùy chọn các biện pháp bảo mật cho mình. 

Tuy nhiên, do hệ thống lưu trữ trên nhiều máy chủ vật lý nên việc bảo mật sẽ phức tạp hơn. Hệ thống đám mây cũng có nhiều nguy cơ bị tấn công hơn so với các máy chủ truyền thống. 

Chi phí

So với các loại máy chủ thông thường, cả VPS và Cloud Server đều có mức giá hợp lý, phải chăng mà vẫn đảm bảo các lợi ích và vấn đề bảo mật. 

  • VPS

Khi sử dụng VPS, người dùng có thể dự đoán chi phí hàng tháng. Mức phí này khá rẻ nếu so với các loại máy chủ chuyên dụng khác. Mức giá hệ thống VPS sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông số kỹ thuật, giới hạn tài nguyên…

  • Cloud Server

Cloud server thường có mức giá cao hơn máy chủ VPS do không bị giới hạn tài nguyên và khả năng mở rộng. Tuy nhiên, so với các loại máy chủ chuyên dụng, máy chủ đám mây vẫn có mức giá hợp lý hơn. Tùy vào từng lưu lượng sử dụng mà mức chi phí của bạn sẽ có sự khác nhau. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Server là gì? Toàn tập kiến thức Cloud Server từ A - Z

Đánh giá ưu nhược điểm của VPS

Có thể thấy, sau khi so sánh VPS và cloud server, chúng ta đã thấy, hai hệ thống máy chủ này có nhiều điểm khác biệt. Vậy nên sử dụng loại máy chủ nào? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng hệ thống. Trước hết là VPS. 

Ưu điểm

VPS có nhiều ưu điểm, nổi bật trong số đó có thể kể tới như: 

  • Chi phí hợp lý: VPS có mức chi phí hợp lý so với các loại máy chủ thông dụng khác. 
  • Khởi tạo nhanh chóng: Khi sử dụng VPS, bạn có thể nhanh chóng khởi tạo và hoạt động máy chủ chỉ sau vài giờ. Nếu các phần mềm cần thiết đã được thiết lập sẵn, thậm chí bạn sẽ chỉ mất vài phút để máy chủ đi vào hoạt động. 
  • Gói dịch vụ đa dạng: Khi lựa chọn VPS, bạn sẽ có nhiều gói dịch vụ để lựa chọn, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp. 
  • Quyền truy cập: VPS cho phép người dùng có quyền truy cập Root hoàn chỉnh. Vì thế, người dùng có thể thực hiện các hoạt động độc lập trong môi trường máy chủ, cài đặt các module và các phần mềm bổ sung…
  • Khả năng xử lý mạnh mẽ: VPS không bị dao động về tài nguyên có sẵn, đảm bảo khả năng bảo mật.
  • Bảo mật cao: VPS có thể chống lại hầu hết các cuộc tấn công. 
  • Dễ nâng cấp: Sử dụng VPS, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp từ máy chủ. Bởi hầu hết các máy chủ con hiện nay chỉ sử dụng một phần tài nguyên từ máy chủ vật lý, nên việc nâng cấp sẽ cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, máy chủ VPS cũng có một số nhược điểm: 

  • Máy chủ VPS được chia từ các máy chủ vật lý nên ít mạnh hơn các loại máy chủ chuyên dụng. Loại máy chủ này phù hợp với một trang web hoặc một ứng dụng. Tuy nhiên, nếu muốn chạy một cổng thông tin với lượng truy cập cao thì đây sẽ không phải là lựa chọn tối ưu. 
  • Để quản lý và duy trì VPS đòi hỏi người dùng phải có nhiều kiến thức kỹ thuật hơn so với các tài khoản hosting thông thường. 

Ưu nhược điểm của Cloud Server

Giống như VPS, máy chủ Cloud Server cũng có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server có thể kể tới như: 

Ưu điểm

  • Khả năng mở rộng vô tận: Cloud server cho phép người dùng có thể mở rộng lưu lượng lưu lượng một cách dễ dàng. Bạn sẽ hoàn toàn không phải lo lắng đến việc thời gian bị chế trong quá trình quảng cáo hay có sự cố bất thường khi tăng lưu lượng truy cập đột biến. Ngoài ra, sử dụng Cloud Server cũng cho phép bạn sử dụng chính xác dung lượng các tài nguyên vật lý như Ram hay CPU… 
  • Tiết kiệm chi phí: Server Cloud có mức chi phí tương đối hợp lý. Doanh nghiệp sẽ không cần mua máy chủ hay thuê đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ khi sử dụng loại máy chủ này. 
  • Sao lưu, khôi phục dữ liệu dễ dàng: Do việc lưu trữ dữ liệu không bị phụ thuộc và ổ cứng nên việc sao lưu và khôi phục dữ liệu sẽ cực kỳ đơn giản. Các nhà cung cấp cũng thường xuyên có các bản dữ liệu Backup. 

Nhược điểm

  • Việc vận hành máy chủ Cloud Server đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • Có nguy cơ bị lộ thông tin nếu bạn không đảm bảo hệ tầng và không có hệ thống/giao thức kiểm soát hợp lý. 

Nên lựa chọn VPS hay Cloud Server?

Cloud server và vps nên dùng loại nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu, so sánh vps và cloud server. Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của hệ thống, bạn có thể lựa chọn loại máy chủ phù hợp: 

Bạn có thể chọn VPS nếu:

  • Sử dụng cho công ty có quy mô vừa và nhỏ
  • Sử dụng cho những website có lượng truy cập ổn định.  
  • Cần bảo mật cao.

Bạn có thể chọn Cloud server nếu: 

  • Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật.
  • Sử dụng cho công ty có quy mô lớn
  • Sử dụng cho các website có lượng truy cập cao, có khả năng đột biến về lượng truy cập. 

Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn về vps và cloud server. Qua phần so sánh VPS và cloud server, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các đặc điểm, ưu và nhược điểm của 2 hệ thống này. Từ đó lựa chọn được hệ thống máy chủ phù hợp nhất.

Ngoài ra nếu quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ cho thuê VPS mời tham khảo: Thuê VPS tốc độ cao, uy tín (Bảng giá mới nhất)

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z