CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z

CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z

Tác giả: admin@
14:40 20/05/2022

CDN là thuật ngữ không nên bỏ qua đối với những ai thường xuyên làm việc với website. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng thông qua bài viết của FPT Cloud.

Phần tiếp theo chỉ ra hệ thống CDN phục vụ tốt nhất cho đối tượng và nhiệm vụ nào. Hãy tham khảo tới cuối để biết cách kết nối, lan tỏa thương hiệu trên quy mô toàn cầu.

CDN là gì?

Đối với những ai mới tiếp cận, bài viết sẽ giải thích CDN là gì theo cách dễ hiểu nhất. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có tên gọi là Content Delivery Network. Đó là một nhóm server đặt tại nhiều vị trí khác nhau.

Cách hoạt động như vậy nhằm hỗ trợ nội dung được trải dài trên đa dạng khu vực địa lý. Điều đó thực hiện thông qua ý tưởng tạo nhiều điểm truy cập (Point of Presence – PoPs) ngoài server gốc.

Khi áp dụng thực tế cho thấy website quản lý lưu lượng truy cập tốt hơn. Điều đó thúc đẩy từ quy trình xử lý yêu cầu người dùng nhanh chóng, tăng độ thỏa mãn trong trải nghiệm.

Hàng ngày, bạn đang sử dụng hệ thống Content Delivery Network trong nhiều hoạt động. Ví dụ như truy cập vào website E - Commerce có lượng Traffic khổng lồ. Minh họa cũng rất phổ biến chính là liên lạc với bạn bè trên Facebook.

Những data center của các web nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng kết nối và tạo ra điểm truy cập gần nhất dựa trên định vị của người dùng. Nguyên lý này đã xóa bỏ những ràng buộc trong việc đặt website gốc ở đâu.

>>> Có thể bạn quan tâm: CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả

CDN hoạt động như thế nào?

Sau khi tìm hiểu thuật ngữ CDN server là gì, hãy tìm hiểu về cách thức hoạt động. Phần dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích các kiểu nội dung và hình thức phân phối.

Các kiểu nội dung phân phối bởi CDN 

Trước tiên, bạn cần nắm được các dạng nội dung được phân phối trong Content Delivery Network là gì. Đó là những yếu tố liên quan đến chữ và hình ảnh website, cụ thể như:

  • Văn bản.
  • Files.
  • Audio.
  • Videos…

Nhìn một cách tổng thể, nội dung phân ra làm hai loại chính, bao gồm động và tĩnh. Để dễ so sánh đặc điểm nhận biệt giữa các kiểu Content này, hãy đến với bảng phân tích sau đây.

✅Nội dung tĩnh ✅Nội dung động
Đây là những Content ban đầu (input) và cũng chính là nội dung cuối cùng người khác nhìn thấy (output). Được biết đến với tên khác là Dynamic Content. Thuật ngữ đề cập đến nội dung sẽ thay đổi dựa trên dữ liệu đầu vào.
Chúng bất biến theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi tác động đến từ người dùng.Với cùng một dữ liệu, server sẽ truyền cho tất cả mọi người. Khi khách truy cập yêu cầu file A, web server sẽ trả lại chính tệp đó. Chúng được cá nhân hóa trên từng trang, tùy thuộc vào dữ liệu do người dùng nhập vào.Ví dụ, nội dung động là các Product Page. Trong đó có chứa tên, mô tả, giá và hình ảnh sản phẩm.Một trường hợp điển hình khác là trang web tương tác trực tiếp với người dùng. Qua đó, họ nhận được những thông tin liên quan.

Cách thức CDN hoạt động để phân phối nội dung

Sau khi đã hiểu các loại nội dung, bạn sẽ đi sâu vào cách chúng được phân phối trong CDN. Trong quá trình này không thể bỏ qua thuật ngữ Cyberspace – không gian số. Để dễ hình dung hơn, hãy đến với phần minh họa ngay sau đây.

Bạn ngồi ở nhà, tại Sài Gòn và gõ thông tin vào công cụ tìm kiếm hoặc địa chỉ website. Việc còn lại là nhấn Enter và ngồi chờ trong vòng chưa đến 1 giây. Từ một nơi xa, bạn không hay biết, yêu cầu sẽ được ghi nhận.

Hàng tỷ bit thông tin được phân phối, truyền đi từ server gốc tới máy tính hoặc điện thoại người dùng. Hầu hết trang web đều chứa hàng trăm yếu tố. Trong đó gồm văn bản thuần túy đến nội dung đa phương tiện.

Chúng có tính tương tác cao, đang chuẩn bị được truyền đi trên Internet. Vì thế, bạn sẽ nhận được thông tin nhanh hơn nếu có nguồn phát ở gần mình.

Trong mạng lưới CDN, server gần nhất với máy tính phát yêu cầu sẽ đảm nhiệm việc xử lý request. Cách này làm giảm vấn đề phát sinh như thời gian tải chậm, trình duyệt bị treo, gián đoạn dịch vụ,…

Top lợi ích khi dùng CDN

Ưu điểm của Content Delivery Network sẽ phát huy tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng. Tiêu biểu nhất chính là:

  • Độ lớn của website.
  • Vị trí tương đối so với data gốc.
  • Lượng Traffic tạo ra.

Một doanh nghiệp bán hàng tại chỗ, phục vụ cho người mua gần đó sẽ không hưởng nhiều lợi ích từ CDN. Trái lại, khả năng tiếp cận là rất lớn đối với những sàn thương mại điện tử E - Commerce. Họ muốn tương tác với nhiều người ở các nơi khác nhau.

Để cụ thể hơn, dưới đây là những vai trò quan trọng đến từ Content Delivery Network. Từng lợi ích tác động lẫn nhau, giảm thiểu vấn đề phát sinh từ nội dung phức tạp, Traffic lớn.

Gia tăng bảo mật

Khi không có Content Delivery Network, mọi dữ liệu đều được xử lý tại một máy chủ duy nhất. Hệ thống dễ bị tổn thương hơn khi gặp các kiểu tấn công như Ddos – từ chối dịch vụ,… Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng truyền thông tin đến nhiều người và địa điểm cùng lúc.

Mục đích của hoạt động là khiến server quá tải, dẫn đến sập do Traffic quá lớn. Tình trạng kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là nhiều ngày. Những tình huống xấu như này sẽ hạn chế tối đa tại Content Delivery Network.

Bên cạnh đó, Content Delivery Network có khả năng chống lại hacker tiếp cận thông tin nhạy cảm. Kết quả này nhờ CDN liên tục làm mới TLS/SSL certificates. Hệ thống tạo ra độ chứng thực và mã hóa cao hơn.

Đẩy mạnh phân phối nội dung

Lưu lượng truy cập lớn trong khi phần cứng không ổn định sẽ rất dễ gây ra downtime. Tình trạng này dẫn đến rủi ro và thiệt hại lớn cho hầu hết website.

Bằng cách phân tán nội dung, bạn sẽ phải gánh ít Traffic truyền qua hơn. Thông tin đến nhanh chóng, không tắc nghẽn hoặc sập trên diện rộng.

Giảm tỷ lệ rời bỏ trang

Tổng thời gian cần để tải nội dung về là một trong những yếu tố quyết định Bounce Rate. Khảo sát của Web Performance Today chỉ ra 57% khách hàng trực tuyến rời bỏ website tốn hơn 3s để tải.

Kết nối giữa người dùng và website sẽ mạnh mẽ hơn nhờ sử dụng Content Delivery Network. Đó cũng là cơ sở dẫn đến khả năng cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp dễ chạm đích đến cuối cùng trong gia tăng đơn hàng, trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Tiết kiệm chi phí băng thông 

CDN có khả năng xử lý lượng lớn băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập ra. Chính nhờ thế, chi phí cho việc duy trì tính ổn định cũng giảm xuống.

Để có thành quả này là bởi các công cụ tối ưu hệ thống như Caching. Dữ liệu được đặt vào khu vực lưu trữ tạm ở các máy và thiết bị khác nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Captcha là gì? Những lợi ích sử dụng mã Captcha

Những loại Website nào cần sử dụng CDN

Dưới đây là những loại website khai thác triệt để lợi ích đến từ Content Delivery Network. Hãy cùng tham khảo để biết bạn có nên ứng dụng ngay không nhé!

Trang E-Commerce

Như trong phần giải thích về CDN đã nhắc tới E – Commerce với lượng Traffic lớn, đến từ khắp nơi. Sản phẩm cần giới thiệu rất đa dạng trong khi quỹ thời gian của người dùng hạn hẹp.

Họ sẽ rời đi nếu web không đáp ứng được đầy đủ thông tin cần thiết trong vòng 1 giây. Những trang này cần Content Delivery Network để xử lý request từ nhiều nguồn khác nhau. Hình thức là lưu nội dung sẵn ở một địa điểm gần nhất.

Trang Game Online 

Các trang Game Online cần rất nhiều tài nguyên. Vấn đề này chính là thách thức lớn trong nền công nghiệp trò chơi trực tuyến. Họ mong muốn truyền tải những nội dung tốt nhất đồng thời tránh các tình trạng giật lag.

Công nghệ CDN là nền tảng giúp Game Online có một “vùng đệm”. Các lập trình viên chứa toàn bộ trò chơi trên server. Nhờ đó, yêu cầu trực tiếp lên máy chủ gốc không còn cần hoặc được hạn chế tối đa.

Trang cung cấp nhiều hình thức dịch vụ giải trí

Nội dung chính là yếu tố cốt lõi của nền công nghiệp giải trí, truyền thông. Việc quan trọng hơn là làm thế nào để những giá trị này chạy hoàn hảo trên website.

Một lần nữa, Content Delivery Network lại cứu cánh, đảm bảo dịch vụ mượt mà, không bị gián đoạn. Bản copy lưu trong nhiều server sẵn sàng được truyền đi theo vị trí địa lý thực.

Công ty quảng cáo 

Để lan tỏa tính hiệu quả, dịch vụ quảng cáo cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thông số. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn, nhiều thông tin và mang tính cá nhân.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra là Multimedia File chiếm rất nhiều nguồn tài nguyên. Với CDN, các nội dung lưu tạm tại server gần nhất để truyền tải nhanh chóng đến người dùng. Thời gian thu hẹp đến mức tối thiểu và hiệu năng web tăng lên.

Mục tiêu của bất kỳ website nào cũng cần hướng đến tăng lưu lượng truy cập và quản lý hiệu quả. Với Content Delivery Network, bạn dễ dàng đạt được những kỳ vọng như vậy. FPT Cloud tin rằng CDN chính là hệ thống không thể thiếu trong thế kỷ 21.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z