WAF – Xu hướng bảo vệ Website trên đà chuyển đổi số

WAF – Xu hướng bảo vệ Website trên đà chuyển đổi số

Tác giả: [email protected]
09:59 07/12/2022

Sự bùng nổ của Internet và xu hướng tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường khách hàng mục tiêu thông qua web app, mobile app đã ít nhiều điều hướng sự chú ý của hacker sang tầng ứng dụng.

Thông qua các lỗ hổng phổ biến trong ứng dụng web, tiêu biểu có thể kể đến tiêu chuẩn OWASP- Open Web Application Security Project, hacker dễ dàng khai thác và trục lợi trên hệ thống dữ liệu của khách hàng. Thêm vào đó, quá trình lập trình thiếu khâu kiểm tra, sửa lỗi bảo mật mã nguồn ứng dụng; sơ suất khi kiểm thử web app trước khi ra mắt cũng khiến cho các website trở thành con mồi tiềm năng của kẻ xấu.

Trước thực tế này, các doanh nghiệp có giải pháp tối ưu hệ thống bảo mật ứng dụng Web để bảo vệ Website khỏi các cuộc công có chủ đích. Sở hữu nhiều tính năng vượt trội, tường lửa ứng dụng Web (Web Application Firewall) chính là giải pháp đang được đánh giá cao về hiệu quả bảo mật cho doanh nghiệp

WAF là gì?

WAF là gì? WAF (Web Application Firewall) là một giao thức bảo vệ ở lớp thứ 7 (trong mô hình OSI). Tường lửa ứng dụng web này hoạt động bằng cách lọc và giám sát lưu lượng HTTP/HTTPS giữa ứng dụng web và Internet, nhằm đảm bảo không có dữ liệu nào có thể truy cập hoặc rời khỏi trang web mà không được kiểm tra. Giải pháp đảm bảo an toàn cho ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công như cross-site forgery, cross-site-scripting (XSS), file inclusion, hay SQL injection.

Trong doanh nghiệp, WAF đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ được dựng lên giữa ứng dụng web và Internet. Hệ thống phòng thủ này sẽ chặn mọi truy cập độc hại và lọc ra tất cả những truy cập bất thường thông qua một tập hợp các quy tắc thường được gọi là các tập luật hay chính sách. Tập luật và những chính sách này có thể có sẵn hoặc tùy chỉnh dựa vào mức độ sẵn sàng và linh hoạt của nhà cung cấp và khả năng tự học của chính sản phẩm WAF đó.

WAF

Các loại ứng dụng WAF

Hiện nay, WAF được phân biệt dựa trên môi trường xây dựng, dưới đây là 3 môi trường chính:

  • Network-Based (Nền tảng mạng lưới)

Network-Based WAF được cài đặt cục bộ trên mạng và phụ thuộc nhiều vào phần cứng. Đặc điểm của dạng này là cần bảo trì thường xuyên và không gian lưu trữ lớn với mục đích chính nhằm giảm thiểu độ trễ.

  • Host-Based (Nền tảng máy chủ)

Bên cạnh Network-Based WAF, các công ty thường sử dụng Host-Based WAF với khả năng cung cấp mức độ tùy chỉnh cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc chạy trên các máy chủ cục bộ, yêu cầu bảo trì tại chỗ và gây tốn kém.

  • Cloud-Based (Nền tảng đám mây)

Như tên gọi của nó, Cloud-Based WAF được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây, quá trình cài đặt dễ dàng, thông thường chỉ cần yêu cầu thay đổi DNS, cùng với chi phí thấp chính là lợi thế của loại giải pháp này.

Doanh nghiệp, tổ chức chỉ cần đăng ký dịch vụ với các nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây có tích hợp giải pháp WAF như FPT Cloud để có thể sử dụng tất cả các tính năng của dịch vụ. Việc không đòi hỏi dung lượng lưu trữ hay bảo trì tại chỗ cùng với đội ngũ nhân sự có chuyên môn bảo mật cao luôn là lợi thế của Cloud-Based WAF.

FPT Cloud WAF - Xu hướng bảo mật website của tương lai

Không chỉ dừng lại ở bảo mật ứng dụng web, FPT Cloud WAF, sẽ đem đến cho doanh nghiệp của bạn sự bảo vệ tối ưu bằng nhiều tính năng ưu việt, có thể kể đến như:

  • OWASP: Bảo vệ website theo Top 10 mối nguy hại phổ biến quốc tế
  • Botnet Detection: Phát hiện và loại bỏ tấn công web thông qua mạng máy tính ma (dựa trên: Signature (đặc điểm), Anomaly (điểm bất thường), và DNS. Từ đó ngăn chặn hiệu quả tấn công DDoS
  • Virtual Patching (vá ảo): Lớp lá chắn ảo tạm thời ngay lập tức được dựng lên, bảo vệ website khỏi nguy cơ bị khai thác bởi các lỗ hổng đã biết, trước khi các chuyên gia bảo mật chính thức vá lỗi.
  • Phát hiện và ngăn chặn các loại hình tấn công website
  • Tính năng tùy chỉnh tập luật
  • Hỗ trợ cấu hình whitelist và blacklist
  • Khả năng tích hợp log với các hệ thống SIEM để thực hiện việc giám sát tập trung
  • Bảo vệ các ứng dụng của bên thứ 3, ứng dụng cloud khác

Mô hình hoạt động của FPT Cloud WAF

FPT Cloud WAF hoạt động theo mô hình Dedicated Model, đáp ứng nhu cầu cho mọi doanh nghiệp:

  • Khách hàng chủ động chọn và khởi tạo gói dịch vụ WAF từ portal FPT Cloud
  • Hệ thống sẽ tự động khởi tạo 2 máy chủ WAF từ hình ảnh có sẵn, cấu hình HA và sinh ra đường dẫn
  • Khách hàng chủ động đăng nhập vào portal, cấu hình kết nối WAF với các web site của khách hàng
  • Khách hàng chủ động vận hành, quản trị WAF

Nhân dịp ra mắt dịch vụ, FPT Cloud triển khai chương trình khuyến mãi 3 tháng trải nghiệm miễn phí trọn bộ tính năng FPT Cloud WAF.

Nhận ngay ưu đãi lớn tại: https://fptcloud.com/lien-he/

WAF – Xu hướng bảo vệ Website trên đà chuyển đổi số