Câu chuyện một bước lên mây của Adobe
Xem nhanh
Adobe là một case-study đáng học hỏi khi chuyển đổi thành công từ một công ty phần mềm truyền thống trở thành một trong những công ty SaaS dựa trên Cloud lớn mạnh nhất hiện nay.
Năm 2007, doanh thu toàn cầu từ các ứng dụng doanh nghiệp SaaS là khoảng 5,1 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 100% trong suốt vài năm tới. Vì thế, để tồn tại, Adobe cũng sẽ phải “unlock” mô hình kinh doanh của mình.
Di chuyển lên Cloud mang đến cơ hội cho Adobe tự bảo vệ mình trước các sản phẩm cạnh tranh. Giải pháp điện toán đám mây cũng có thể tung ra các bản cập nhật và cải tiến bất cứ khi nào, trái ngược với chu kỳ truyền thống phát hành sản phẩm 18-24 tháng của Adobe.
Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Adobe lúc đó đã quan ngại về rủi ro doanh thu, lợi nhuận và giá cổ phiếu giảm trong giai đoạn chuyển đổi. Họ lo lắng rằng cả khách hàng và cổ đông sẽ không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Adobe thực hiện chuyển đổi. Họ sẽ mất niềm tin vào thành công của công ty, và tài chính của công ty sẽ vượt quá khả năng phục hồi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã mở ra nhiều thời cơ và thách thức, khi Adobe nhận ra rằng họ có rất ít rào cản về tài chính và cần phải thực hiện động thái này ngày lập tức để bảo vệ công ty và khách hàng của họ.
Trong thời điểm nhạy cảm, Adobe đã chọn con đường mạo hiểm là chuyển thành một công ty SaaS:
Một là, trở thành doanh nghiệp
dẫn đầu về điện toán đám mây.
Hai là, “bốc hơi” trở thành “đám mây”.
Có thể bạn quan tâm: Điểm giao thoa giữa Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn
2007: Chaianu Narayen đảm nhận vị trí CEO Adobe lúc bấy giờ đã đưa ra một quyết sách táo bạo để phá vỡ hiện trạng tại Adobe bằng việc xây dựng thêm các dịch vụ tiếp thị và digital marketing để tích cực mở rộng ứng dụng của mình.
2008: Adobe phát hành Photoshop Express, cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh, tạo album và chia sẻ chúng với người khác. Chứng tỏ rằng Adobe đã nắm bắt được xu hướng tương lai bằng cách tạo ra một sản phẩm trên nền tảng web hướng tới người tiêu dùng và khả năng tiếp cận mạng xã hội trên thế giới.
2009: Adobe mua lại công ty phân tích doanh nghiệp hàng đầu Omnatio. Nó cho phép Adobe cung cấp các công nghệ phân tích, đo lường và tối ưu hóa ứng dụng trên nền tảng web cho người dùng.
2010: Adobe phát hành eSignatures, một công cụ chữ ký dựa trên Cloud cho thấy công ty đang thực hiện nhiều bước hơn để xây dựng hệ thống điện toán đám mây. Khi họ phát hành công cụ này, họ nói rằng nhiệm vụ đằng sau nó là xây dựng một thứ gì đó nhanh chóng và dễ sử dụng. Đồng thời, bất cứ ai cũng có thể truy cập được và sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
2011: Adobe đã lên kế hoạch tập trung nhiều hơn vào HTML5, thứ mà lĩnh vực công nghệ đang làm, cũng như, để cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn trên các trình duyệt web và di động. Nó thực sự cần thiết, bởi vì trong hệ sinh thái công nghệ phức tạp, các công ty phần mềm cần phải điều chỉnh linh hoạt hơn để cạnh tranh với các công ty phần cứng.
2013: Đây là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử Adobekhi phát hành Creative Cloud (CC) để thay thế Creative Suite (CS). Họ thông báo rằng, trong tương lai, tất cả các phiên bản ứng dụng CS, thông qua dịch vụ dựa trên giấy phép bản quyền sẽ chuyển lên Cloud. Dịch vụ của họ đã chuyển từ giao dịch mua một lần từ $1800 (CS) đến $50/tháng cho toàn bộ CC (hoặc $19/tháng cho một ứng dụng).
Ngày nay, Adobe luôn được nhắc đến là một case-study điển hình trong việc chuyển đổi thành công lên Điện toán đám mây. Giờ đây, Adobe vẫn đang phát triển mạnh mẽ dòng sản phẩm của họ nhờ vào các dịch vụ Cloud. Doanh thu của Adobe tăng 23,71% trong năm 2019 (so với năm tài chính 2018) lên thành 11,17 tỷ đô và thu nhập ròng tăng 13,92 % lên thành 2,95 tỷ đô.
Có thể bạn quan tâm: Ước tính định giá Cloud với API của Azure và GCP
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399