SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A – Z
Xem nhanh
SSL là một giải pháp mang đến những trải nghiệm website an toàn hơn cho người dùng. SSL giúp bảo mật thông tin truyền đi cũng như nâng cao độ tin cậy của trang web. Để hiểu rõ hơn SSL là gì và cách thông tin khác liên quan đến SSL thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của FPT Cloud.
SSL là gì? SSL có tên đầy đủ là Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn trong công nghệ bảo mật và truyền thông cho phép thiết lập kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (host) và trình duyệt web (client). Tiêu chuẩn này hoạt động nhằm đảm bảo các dữ liệu được truyền từ máy chủ đến người dùng đều toàn vẹn và riêng tư. Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên thế giới.
SSL ra đời nhằm bảo vệ những thông tin riêng tư của khách hàng cũng như website khi chúng được truyền đi trong môi trường mạng. Vậy tầm quan trọng của SSL là gì?
>>> Có thể bạn quan tâm: Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết
SSL hoạt động thông qua 2 quá trình đó là mã hóa, giải mã và xác thực chứng chỉ SSL. Cụ thể như sau:
SSL sử dụng mật mã bất đối xứng có tên SSL handshake để xác minh máy chủ web, lấy khóa công khai và thiết lập kết nối an toàn trước khi bắt đầu truyền dữ liệu thực tế. Lúc này, máy khách và máy chủ sẽ gửi các thông báo về phiên bản SSL của máy khách/ máy chủ, cài đặt mật mã, dữ liệu theo phiên cụ thể và một số thông tin khác. Sau đó, giữa máy khách và máy chủ sẽ diễn ra quá trình xác thực chứng chỉ SSL.
Trong quá trình SSL Handshake, máy khách sẽ xác minh chứng chỉ SSL của máy chủ từ CA (Certificate Authority) đồng thời xác thực máy chủ. Nếu xác thực không thành công, máy khách sẽ từ chối kết nối.
Trong trường hợp xác thực thành công, máy khách tạo một session key, mã hóa nó bằng khóa công khai của máy chủ và gửi đến máy chủ. Cuối cùng, máy chủ giải mã khóa phiên bằng khóa riêng của nó và gửi xác nhận đến máy khách được mã hóa bằng khóa phiên.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý chất lượng cao FPT Cloud
Việc cài đặt SSL là một cách để bảo vệ và nâng cao độ uy tín của trang web. Vì vậy, SSL hiện đang được cài đặt ở hầu hết các website trên thế giới. Vậy lợi ích của SSL là gì?
SSL hoạt động trên cơ chế mã hóa và giải mã. Do đó, mọi thông tin tin được truyền đi sẽ được mã hóa và chỉ những người chỉ định mới có thể hiểu được. Điều này góp phần bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng và website một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, SSL là một tiêu chuẩn bảo mật vô cùng linh hoạt và đa dạng. SSL gồm nhiều gói bảo mật khác nhau với mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV),... Tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được cấp chứng thực phù hợp để tiết kiệm chi phí và nâng cao tính bảo mật thông tin truyền tải.
Một trong những cách mà rất nhiều website áp dụng để tăng độ tin cậy với người dùng đó là cài đặt SSL. SSL chính là một ổ khóa xanh được hiển thị bên cạnh tên miền. Khi nhìn thấy biểu tượng này, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về tính bảo mật của trang web bởi khi website không sử dụng SSL sẽ hiển thị cụm kết nối không an toàn. Ngoài ra, chứng chỉ SSL sẽ cung cấp tính xác thực đến người truy cập, đảm bảo hacker không thể ăn cắp được thông tin.
Hiện nay, https là một trong những tiêu chí để Google đánh giá và xếp hạng website. Do đó, nếu website của bạn được cài đặt SSL thì sẽ nhận được sự ưu ái của Google và thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.
Hiện nay, chứng chỉ SSL được chia thành 5 loại chính gồm DV-SSL, OV-SSL, EV-SSL, Wildcard SSL và UC/SAN SSL. Đặc điểm cụ thể của mỗi loại như sau:
DV-SSL là một Domain Validated SSL - chứng chỉ xác thực tên miền. DV-SSL thường được khách hàng cá nhân lựa chọn bởi có giá thành rẻ. Chứng chỉ SSL này có khả năng mã hóa cơ bản và chỉ yêu cầu xác minh về quyền sở hữu tên miền với thời gian nhanh chóng.
OV-SSL là một Organization Validation SSL - chứng chỉ xác thực về tổ chức. OV-SSL thường dành cho những doanh nghiệp hoặc tổ chức có độ uy tín cao. Chứng chỉ này có khả năng xác minh quyền sử hữu tên miền, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đăng ký.
EV-SSL là một Extended Validation SSL - chứng chỉ xác thực về mở rộng. EV-SSL là chứng chỉ có độ uy tín cao nhất. Bởi vậy, chứng chỉ này áp dụng riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định thuộc tổ chức CA-Browser Forum trong suốt quá trình xác minh của doanh nghiệp.
Wildcard SSL thường được các cổng thương mại điện tử lựa chọn. Chứng chỉ này có thể sử dụng cho cả tên miền chính và tên miền phụ. Wildcard SSL giúp người dùng quản lý số lượng subdomain được liên kết với domain của họ.
UC/SAN SSL thường được dùng cho ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communications, Lync. Chứng chỉ này có tính bảo mật cao hơn Wildcard SSL và giúp tiết kiệm chi phí triển khai SSL tới tất cả các tên miền và máy chủ cần thiết.
>>> Có thể bạn quan tâm: Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A – Z
Sau khi biết được SSL là gì và lợi ích của SSL thì bạn cần chần chừ gì nữa mà không cài đặt SSL cho website của mình. Dưới đây là cách cài đặt SSL cho web đúng chuẩn và chi tiết nhất:
Mỗi loại chứng chỉ SSL sẽ có mức độ mã hóa riêng. Do vậy, khi mua SSL, bạn cần đảm bảo chọn đúng loại theo chức năng của trang web. Nếu không có quá nhiều kiến thức về chủ đề này thì bạn hãy nhờ nhà cung cấp SSL tư vấn.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp SSL ở Việt Nam. Tuy nhiên để chọn được một đơn vị cung cấp chất lượng thì bạn cần đánh giá tới một số yếu tố như chi phí, thời gian chứng thực phát hành, chính sách hoàn tiền, đổi trả, mức độ bảo mật, chính sách dùng thử,... Một số nhà cung cấp SSL khá uy tín hiện này mà bạn có thể tham khảo như Mona Media, Geotrust, Entrust,...
Để cài đặt SSL trên website một cách hiệu quả và an toàn thì bạn hãy làm theo các bước dưới đây:
Để kiểm tra SSL đã cài đặt đúng hay chưa, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Thông qua bài viết trên, FPT đã giúp bạn hiểu được SSL là gì và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến SSL. Đây là một tiêu chuẩn bảo mật giúp giúp nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website. Đừng quên theo dõi FPT Cloud để biết thêm nhiều kiến thức hay khác về hệ thống mạng và digital marketing nhé.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud