Blogs Tech

RESTFul API là gì? Nguyên tắc và cách thiết kế RESTFul API

16:26 21/06/2024
RESTFul API là một tiêu chuẩn thiết kế website được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng nhanh chóng và đơn giản hơn. Thông tin chi tiết về RESTFul API là gì và các nguyên tắc, ứng dụng của thiết kế RESTFul API được FPT Cloud tổng hợp trong nội dung bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. RESTFul API là gì? RESTFul API (còn gọi là REST API) là tiêu chuẩn được dùng để thiết kế API cho trang web và ứng dụng và được sử dụng để truyền tải, trao đổi dữ liệu trong tài nguyên hệ thống với nhiều định dạng như tệp văn bản, âm thanh, ảnh, video, dữ liệu di động,... giữa máy chủ và máy khách thông qua giao thức HTTP. RESTFul API sử dụng định dạng dữ liệu XML, JSON để trao đổi thông tin giữa máy chủ và máy khách đồng thời cho phép các website, ứng dụng khác nhau có thể truy cập và sử dụng hệ thống tài nguyên dễ dàng. [caption id="attachment_48894" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API là tiêu chuẩn thiết kế API cho ứng dụng, trang web bằng giao thức HTTP[/caption] 2. Các thành phần của RESTFul API  RESTFul API gồm 2 thành phần là API và REST, cụ thể như sau: API (Application Programming Interface) là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức. API sẽ trả dữ liệu về ứng dụng cho người dùng những kiểu dữ liệu như XML hoặc JSON. REST (Representational State Transfer) là dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiến trúc viết API và thường sử dụng giao thức HTTP đơn giản để trao đổi giữa các máy. REST  sử dụng URL để  xử lý nhanh chóng dữ liệu, thông tin người dùng khi REST gửi yêu cầu HTTP (GET, POST, DELETE, PUT,...). RESTFul API là tiêu chuẩn thiết kế các API cho các ứng dụng website để quản lý tài nguyên, trong đó RESTFul là một kiểu thiết kế API thông dụng, phổ biến được áp dụng trong nhiều ứng dụng như Mobile, website,... để giao tiếp với nhau. RESTFul không có quy tắc logic code ứng dụng và không bị giới hạn ngôn ngữ lập trình nên bất kỳ ngôn ngữ hay framework nào cũng sử dụng thiết kế RESTFul API dễ dàng. [caption id="attachment_48892" align="aligncenter" width="800"] REST là thành phần trong RESTFul API dùng để chuyển đổi cấu trúc dữ liệu[/caption] 3. Cách hoạt động của RESTFul API RESTFul API hoạt động chủ yếu dựa vào phương thức HTTP với các hoạt động cơ bản như: GET (SELECT): Trả về Resource POST (CREATE): Tạo mới Resource PUT (UPDATE): Cập nhật thông tin cho Resource DELETE (DELETE): Xóa Resource Hoạt động của RESTFul API còn được gọi là CRUD có nghĩa là Create, Read, Update, Delete (Tạo, Đọc, Sửa, Xóa). Tuy nhiên, đại đa số lập trình viên viết RESTFul API muốn nhanh gọn và tiện lợi, dễ thực hiện thường chọn JSON hoặc XML để làm format chính. [caption id="attachment_48895" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API sử dụng phương thức HTTP gồm GET, POST, PUT, DELETE để hoạt động[/caption] >>> Xem thêm: Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất 4. Các nguyên tắc của RESTFul API Những nguyên tắc của RESTFul API giúp phát triển API hiệu quả hơn, cụ thể như sau: Tương tác giữa Server và Client: Các tài nguyên (resource) của server được người dùng truy cập và sử dụng bởi client thông qua các yêu cầu HTTP. Các phương thức HTTP: Phương thức HTTP như GET, POST, PUT và DELETE là tiêu chuẩn để người dùng truy cập, quản lý tài nguyên của máy chủ, được dùng để lấy thông tin, tạo mới, cập nhật hoặc xóa dữ liệu. Resource: Đây là đối tượng được quản lý trên máy chủ với mỗi URI đại diện cho 1 tài nguyên, ví dụ như blog, sản phẩm, người dùng,... URI - Uniform Resource Identifier: URI dùng để định danh, địa chỉ tài nguyên trên máy chủ hoặc thực hiện các yêu cầu thao tác trên tài nguyên đó. Representation: Các tài nguyên trong RESTFul API đều có định dạng cụ thể như HTML, XML, JSON và YAML. Các định dạng này được dùng để thông tin được truyền đi dễ dàng giữa client và server. Metadata: Được dùng để cung cấp những thông tin như định dạng, ngôn ngữ, thời gian tạo hoặc sửa đổi của tài nguyên giúp người dùng quản lý tốt dữ liệu trên máy chủ. [caption id="attachment_48891" align="aligncenter" width="800"] Các nguyên tắc RESTFul API giúp quản lý tài nguyên đơn giản và hiệu quả hơn[/caption] 5. Vai trò của RESTFul API RESTFul API đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các ứng dụng, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ. Tạo ứng dụng đơn giản, nhanh chóng Rest API giúp người dùng đơn giản hóa việc tạo ứng dụng nhờ khả năng cung cấp cách tiếp cận nhất quán, chuẩn hóa giúp việc quản lý và sử dụng tài nguyên dễ dàng hơn. Với giao diện lập trình Rest API, việc phát triển ứng dụng trở nên đơn giản, giảm bớt thao tác phức tạp. Kết nối đa ứng dụng  Rest API hỗ trợ người dùng kết nối đa ứng dụng khi các ứng dụng có thể kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu qua API. Khi sử dụng giao diện Rest API, 1 ứng dụng di động có thể lấy thông tin từ ứng dụng web rồi gửi lên hệ thống khác. Như vậy, Rest API giúp việc tạo và kết nối đa ứng dụng đơn giản hơn. Tương tác linh hoạt giữa Client và Server Giao diện lập trình Rest API sử dụng giao thức HTTP chuẩn để truyền tải dữ liệu đồng thời thực hiện các tương tác giữa ứng dụng client khác nhau như web, ứng dụng di động với máy chủ một cách linh hoạt, dễ dàng. Rest API cho phép client cập nhật dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP như GET, POST để tạo, cập nhật và xóa tài nguyên trên server. [caption id="attachment_48890" align="aligncenter" width="800"] Các dữ liệu được trao đổi linh hoạt giữa client và server nhờ giao thức HTTP[/caption] 6. Ứng dụng của RESTFul API  RESTFul API được ứng dụng phổ biến trong các website, di động để trao đổi dữ liệu giữa client - server hiệu quả, cụ thể như: Ứng dụng di động: Được dùng để truy cập và trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng như Facebook, Instagram, Uber, Twitter,... và máy chủ. Ứng dụng website: Được áp dụng trong các web để người dùng truy cập và lưu trữ dữ liệu trên máy chủ, nổi bật như YouTube API, Google Map API, Open Weather API,... Hệ thống IoT: RESTFul API dùng trong hệ thống IoT để người dùng truy cập và sử dụng dữ liệu giữa các thiết bị và máy chủ như hệ thống giám sát, điều khiển thông minh,... Hệ thống bán hàng: Được sử dụng để người dùng truy xuất thông tin sản phẩm giúp quản lý hiệu quả đơn hàng và thanh toán trực tuyến. Hệ thống tài chính: Giúp người dùng truy xuất và lưu trữ thông tin khách hàng, giao dịch và hóa đơn thanh toán. Hệ thống quản lý dữ liệu: Các dữ liệu được trao đổi và sử dụng linh hoạt giữa ứng dụng và máy chủ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý hiệu quả hệ thống dữ liệu, nhân sự,... [caption id="attachment_48897" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API giúp quản lý hiệu quả dữ liệu khách hàng, hàng hóa và hệ thống nhân sự[/caption] >>> Xem thêm: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ 7. Các bước triển khai RESTFul API Để RESTFul API hoạt động hiệu quả, người dùng nên tuân theo các bước triển khai dưới đây: Xác định các tài nguyên API: Các tài nguyên API được cung cấp cần được xác định rõ ràng, ví dụ như chi tiết sản phẩm, tài khoản người dùng, danh sách sản phẩm, đơn hàng,... Thiết kế URL: Tạo URL trong RESTFul API tương thích với các tài nguyên giúp người dùng xác định được tài nguyên cần truy cập. Sử dụng phương thức HTTP: Thực hiện các phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE để xử lý các hoạt động từ client. Định dạng dữ liệu: Sử dụng các định dạng dữ liệu chuẩn XML hoặc JSON giúp việc trao đổi dữ liệu giữa client và server nhanh chóng hơn. Quản lý lỗi: Các mã lỗi sẽ được RESTFul API cung cấp rõ ràng giúp client nhanh chóng xử lý các trường hợp bị lỗi. Bảo mật API: RESTFul API được bảo mật bằng các biện pháp xác thực và xác thực quyền để người dùng được cấp quyền mới được truy cập và sử dụng tài nguyên. Tài liệu hóa API: Các tài liệu hóa API giúp người dùng sử dụng API đúng cách, hiệu quả. [caption id="attachment_48893" align="aligncenter" width="800"] Cần sử dụng phương thức HTTP để xử lý dữ liệu Client[/caption] 8. FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ RESTFul API uy tín FPT Cloud cung cấp hệ sinh thái đầy đủ các dịch vụ RESTful API mạnh mẽ, linh hoạt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc phát triển ứng dụng và tích hợp hệ thống. Dưới đây là một số ưu điểm  nổi bật của FPT Cloud trong việc cung cấp dịch vụ RESTful API: Hiệu suất cao: FPT Cloud cung cấp hạ tầng mạnh mẽ có khả năng mở rộng linh hoạt, đảm bảo hiệu suất cao cho ứng dụng và trang web. Bảo mật: Thông tin dữ liệu được bảo mật nhờ các giải pháp mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, xác thực và ủy quyền, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Quản lý vòng đời API: FPT Cloud cung cấp các công cụ quản lý vòng đời API bao gồm tạo, quản lý, và theo dõi API, đồng thời cung cấp thông tin phân tích và thống kê về việc sử dụng API. Tích hợp dịch vụ: Các dịch vụ khác trên nền tảng cloud được tích hợp dễ dàng bao gồm cơ sở dữ liệu, lưu trữ đám mây, tích hợp dữ liệu, và các dịch vụ khác. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và nền tảng: FPT Cloud hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và nền tảng, gồm Java, Python, Node.js, .NET, và nhiều nền tảng khác, giúp phát triển ứng dụng và tích hợp hiệu quả hơn. [caption id="attachment_48896" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ RESTFul API có hiệu suất cao, khả năng mở rộng linh hoạt[/caption] FPT API Management là dịch vụ cung cấp hệ thống quản lý API chuyên nghiệp được thiết kế tập trung cho khả năng tích hợp và mở rộng dễ dàng. Người dùng có thể dễ dàng tạo, cấu hình, quản lý API của tổ chức mình trên cùng một giao diện Unified Portal của FPT Cloud. Người dùng có thể nhanh chóng cung cấp API của tổ chức mình cho các đối tác, khách hàng một cách an toàn bảo mật, được kiểm soát, được quản lý chặt chẽ. Các bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp RESTFul API là chuẩn thiết kế web giúp dữ liệu được trao đổi linh hoạt giữa client và server mang đến khả năng đơn giản hóa và kết nối đa ứng dụng cho người dùng. RESTFul API được coi là bước đột phá giúp trong công nghệ nhờ khả năng trao đổi dữ liệu linh hoạt giữa client và server. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 1900 638 399 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ của FPT Cloud.

Startup Empowerment: Cơ hội gia nhập mạng lưới khởi nghiệp tầm cỡ quốc tế dành cho startup Việt

10:37 20/06/2024
FPT cùng NVIDIA tổ chức sự kiện Startup Empowerment dành cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) Việt Nam. Với chủ đề “Unveiling the Gateway to Global Innovation”, sự kiện mang tới cơ hội gia nhập mạng lưới khởi nghiệp quốc tế NVIDIA Inception và đối thoại với các chuyên gia công nghệ hàng đầu cho startup. Chương trình khởi nghiệp toàn cầu của NVIDIA đến Việt Nam Sự kiện được tổ chức tại trụ sở của FPT vào ngày 28/6/2024 quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư lớn, bao gồm ThinkZone, DoVenture, VinaCapital… và hơn 200 lãnh đạo các công ty khởi nghiệp trong nước. Đăng ký tham gia sự kiện tại https://fptsmartcloud.vn/OBXgP. Tại sự kiện, các chuyên gia của FPT và NVIDIA sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), và những giải pháp công nghệ đột phá đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học quy mô lớn. FPT và NVIDIA mang chương trình khởi nghiệp toàn cầu tới Startup Việt. Ảnh: FPT Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện NVIDIA sẽ lần đầu tiên giới thiệu chương trình khởi nghiệp NVIDIA Inception tại Việt Nam. Tham gia NVIDIA Inception, các startup sẽ nhận được những đặc quyền từ NVIDIA và FPT như: tiếp cận tài nguyên công nghệ mới nhất, tham gia các chương trình đào tạo và nhận hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia công nghệ giàu kinh nghiệm. Các startup còn được kết nối với các quỹ và nhà đầu tư lớn, mở rộng quảng bá giải pháp và thương hiệu ra thị trường nước ngoài. FPT cùng NVIDIA mở rộng chương trình tại Việt Nam tạo cơ hội cho các startup Việt tiếp cận và học hỏi những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực AI từ các nhà phát triển, khoa học và nghiên cứu hàng đầu, cũng như mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ 2016 đến nay, NVIDIA đã ươm tạo hệ sinh thái khởi nghiệp với hơn 19,000 startup trên toàn thế giới, tập trung vào các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Học sâu, Khoa học dữ liệu, Điện toán hiệu năng cao, Đồ họa, Công nghệ thực tế ảo, Trò chơi điện tử. AI - Sân chơi mới cho startup tài năng Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục là chủ đề “nóng” của năm 2024. Sự tiến bộ vượt bậc và không ngừng của công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI), đang tạo nên cuộc cách mạng trên quy mô toàn cầu, thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành của doanh nghiệp và trải nghiệm của người dùng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo dự báo từ Goldman Sachs, con số đầu tư vào lĩnh vực AI trên toàn cầu sẽ đạt 200 tỷ đô vào năm 2025, tập trung vào đào tạo và phát triển mô hình AI, hạ tầng điện toán, và phát triển phần mềm ứng dụng AI. Lĩnh vực AI tiếp tục là điểm nóng đầu tư trên toàn cầu (Nguồn: Goldman Sachs) Không nằm ngoài xu thế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo, phối hợp cùng các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước đẩy mạnh các dự án nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ AI vào các sản phẩm cốt lõi với những khoản đầu tư khổng lồ và kế hoạch đầy tham vọng. Sự quan tâm và thu hút đầu tư ngày càng lớn vào làn sóng AI đang mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp khi mở ra sân chơi mới cho các startup tài năng thử sức, phát triển và sáng tạo với những mô hình kinh doanh mới.

Truy xuất dữ liệu là gì? Vai trò và ứng dụng của truy xuất dữ liệu

16:12 19/06/2024
Truy xuất dữ liệu là gì? Truy xuất dữ liệu là quá trình truy xuất thông tin giúp người dùng khôi phục, sử dụng dữ liệu. Việc hiểu biết rõ ràng các thông tin về truy xuất dữ liệu giúp người dùng tối ưu nền tảng dữ liệu cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Bài viết dưới đây, FPT Cloud mang đến cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về truy xuất dữ liệu là gì. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Truy xuất dữ liệu là gì? Truy xuất dữ liệu là việc lấy dữ liệu từ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, giúp người dùng xác định và trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để chuyển đổi định dạng phục vụ cho quá trình sử dụng và phân tích thông tin. Phương pháp truy xuất dữ liệu phổ biến là sử dụng các ngôn ngữ truy vấn như SQL, API, quét Web để trích xuất dữ liệu từ các tệp dữ liệu và nền tảng dễ dàng hơn. [caption id="attachment_48881" align="aligncenter" width="800"] Truy xuất dữ liệu là hoạt động xác định và trích xuất dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu[/caption] 2. Ưu nhược điểm của truy xuất dữ liệu Truy xuất dữ liệu có ưu điểm nổi bật như: Lọc và sắp xếp thông tin, dữ liệu linh hoạt. Tương thích với nhiều ngôn ngữ truy vấn. Giúp người dùng truy cập dữ liệu được lưu trữ nhanh chóng. Nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và ra quyết định. Bên cạnh ưu điểm, truy xuất dữ liệu tồn tại một số nhược điểm như: Có thể gặp rủi ro về bảo mật thông tin. Đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao. Có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất cơ sở dữ liệu. [caption id="attachment_48883" align="aligncenter" width="800"] Truy xuất dữ liệu giúp doanh nghiệp lọc, sắp xếp và tìm kiếm thông tin hiệu quả[/caption] >>> Xem thêm: RESTFul API là gì? Nguyên tắc và cách thiết kế RESTFul API 3. Phân biệt truy xuất dữ liệu và truy cập dữ liệu Truy xuất dữ liệu Là việc định vị, trích xuất và trình bày thông tin từ hệ thống lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu có sẵn hoặc kho lưu trữ dữ liệu khác. Mục đích là để sử dụng truy vấn, bộ lọc hoặc tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí và trích xuất dữ liệu cụ thể từ hệ thống lưu trữ. Truy xuất dữ liệu giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn. Truy cập dữ liệu là việc thu thập, đo lường, lưu trữ thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ bên ngoài. Mục đích là để thu thập dữ liệu mới và chuyển đổi dữ liệu thành định dạng phù hợp giúp doanh nghiệp phân tích, lưu trữ và sử dụng trong tương lai. [caption id="attachment_48882" align="aligncenter" width="800"] Người dùng có thể truy xuất dữ liệu để tìm kiếm, sử dụng thông tin nhanh chóng[/caption] 4. Vai trò của truy xuất dữ liệu Truy xuất dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và lưu trữ thông tin, dữ liệu, cụ thể như: Xác định, trích xuất thông tin cần thiết từ nhiều nguồn dữ liệu theo mục đích hoặc trả lời các truy vấn của người dùng. Chuyển đổi dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp ra quyết định phù hợp, kịp thời, tạo điều kiện để các ứng dụng và hệ thống hoạt động hiệu quả. Quản lý và sử dụng dữ liệu hiệu quả, cải thiện năng suất và trải nghiệm người dùng tốt hơn khi truy xuất dữ liệu chính xác. [caption id="attachment_48886" align="aligncenter" width="800"] Truy xuất dữ liệu có khả năng chuyển đổi dữ liệu thô sang thông tin hữu ích[/caption] >>> Xem thêm: Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất 5. Ứng dụng của truy xuất dữ liệu Những ứng dụng của truy xuất dữ liệu đối với doanh nghiệp, nổi bật như: Tự động hóa quy trình kinh doanh Doanh nghiệp truy xuất dữ liệu để xử lý thông tin từ đó quản lý tốt hàng tồn kho, quan hệ khách hàng đồng thời đảm bảo hệ thống tự động hóa quy trình kinh doanh giúp người dùng có truy cập thông tin cập nhật, cải thiện độ chính xác và bảo mật của quy trình. Phân tích dữ liệu hiệu quả Truy xuất dữ liệu giúp người dùng truy cứu và phân tích tệp dữ liệu khổng lồ một cách chi tiết và chính xác giúp ích cho các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc ra quyết định kinh doanh sáng suốt. Tìm kiếm thông tin dễ dàng Truy xuất dữ liệu được ứng dụng trong các công cụ tìm kiếm nổi bật như Google, Cốc Cốc, Bing và Yahoo. Đây là các công cụ tìm kiếm thông tin, dữ liệu Web được lưu trữ trên các trang web. Khi sử dụng công cụ tìm kiếm, hệ thống sẽ truy xuất từ khóa, chất lượng trang và hiển thị các bài viết có liên quan trên trang Web chỉ trong vài giây. [caption id="attachment_48881" align="aligncenter" width="800"] Truy xuất thông tin giúp người dùng tìm kiếm dữ liệu dễ dàng bằng từ khóa trên công cụ tìm kiếm[/caption] 6. Giải pháp truy xuất dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp  FPT Cloud cung cấp giải pháp truy xuất dữ liệu phù hợp với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, từ cơ bản đến hiệu suất cao cho các ứng dụng, website quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp truy xuất dữ liệu tiêu biểu của FPT Cloud dành cho doanh nghiệp: FPT Block Storage là dịch vụ cung cấp lưu trữ dạng Block cho máy chủ được thiết kế phân nhiều loại để đáp ứng nhiều ứng dụng đòi hỏi về mặt thông lượng hoặc dung lượng giúp doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh, video. FPT Object Storage chứa được dữ liệu ảnh, media, trang web, ứng dụng di động, dữ liệu backup, dữ liệu IOT, lưu trữ lịch sử, không bị giới hạn, đáp ứng nhu cầu truy xuất dữ liệu cao một cách liên tục. [caption id="attachment_48885" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud - đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất dữ liệu an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp[/caption] Những bài viết liên quan: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp Truy xuất dữ liệu là quy trình không thể thiếu trong việc quản lý và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp. Để cập nhật những xu hướng mới nhất, doanh nghiệp cần có giải pháp truy xuất dữ liệu  nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng cường lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các giải pháp truy xuất dữ liệu hãy để thông tin tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của FPT Cloud tư vấn chi tiết. 

Lưu trữ dữ liệu là gì? Phân loại, lợi ích và ứng dụng

15:25 17/06/2024
Lưu trữ dữ liệu luôn có nhiều thách thức nhưng cũng đi kèm không ít cơ hội. Việc hiểu biết rõ về các vấn đề liên quan đến lưu trữ dữ liệu là vô cùng cần thiết để xây dựng một nền tảng dữ liệu vững chắc trong kỷ nguyên số. Bài viết này, FPT Cloud sẽ cung cấp những nội dung hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ lưu trữ dữ liệu là gì? và có ngay giải pháp số lưu trữ dữ liệu an toàn.  >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Lưu trữ dữ liệu là gì?  Lưu trữ dữ liệu (Data storage) là việc lưu thông tin (dữ liệu) vào một phương tiện nào đó để có thể bảo quản và truy xuất sau này. Dữ liệu có thể ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... được lưu trữ trên nhiều loại phương tiện khác nhau. Ví dụ: ổ cứng, thẻ nhớ, băng, đĩa, bộ nhớ đám mây,...  Quá trình lưu trữ dữ liệu vô cùng phức tạp và cần nhiều thời gian. Ví dụ: các tổ chức làm việc với khối lượng dữ liệu khổng lồ cần có thiết bị lưu trữ dung lượng cao và hiệu suất nhanh hơn. [caption id="attachment_48831" align="aligncenter" width="800"] Hình ảnh mô phỏng trung tâm lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp[/caption] 2. Các loại lưu trữ dữ liệu  Có nhiều cách để thiết lập liên kết giữa các thiết bị truy cập dữ liệu và thiết bị lưu trữ dữ liệu. Các kết nối khác nhau dẫn đến các loại lưu trữ dữ liệu duy nhất. Dưới đây là 3 loại phổ biến: DAS (Direct Attached Storage) Đây là một hình thức lưu trữ dữ liệu được kết nối trực tiếp với máy tính hoặc máy chủ thông qua các giao diện truyền thống như SCSI, SATA, SAS,... Bộ lưu trữ kết nối với một thiết bị duy nhất bên trong hoặc bên ngoài. DAS không thể mở rộng và có các tùy chọn chia sẻ hạn chế.  Ví dụ về DAS bao gồm ổ đĩa cứng, ổ đĩa thể rắn – SSD, ổ đĩa quang và các thiết bị lưu trữ gắn ngoài. [caption id="attachment_48827" align="aligncenter" width="800"] Ổ cứng ngoài được kết nối trực tiếp với máy tính[/caption] NAS  (Network Attached Storage)  Đây là một thiết bị lưu trữ dữ liệu được kết nối với mạng máy tính cục bộ (LAN) và cung cấp quyền truy cập dữ liệu cho nhiều người dùng. NAS hoạt động như một máy chủ tập tin, cho phép người dùng lưu trữ, truy cập và chia sẻ dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng, chẳng hạn như máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. [caption id="attachment_48832" align="aligncenter" width="800"] NAS - Giải pháp lưu trữ dữ liệu dành cho doanh nghiệp[/caption] SAN (Storage Area Network) SAN là một mạng chuyên dụng được thiết kế để kết nối các thiết bị lưu trữ dữ liệu với máy chủ. Nó hoạt động như một mạng riêng biệt tách biệt khỏi mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN), giúp cung cấp hiệu suất truy cập dữ liệu cao và độ trễ thấp cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu, ứng dụng doanh nghiệp và chỉnh sửa video. [caption id="attachment_48828" align="aligncenter" width="800"] SAN là công nghệ lưu trữ dữ liệu tiên tiến[/caption] >>> Xem thêm: Số hóa dữ liệu là gì? Lợi ích và quy trình chi tiết 3. Hình thức lưu dữ liệu  Dữ liệu có thể được ghi và lưu trữ dưới ba dạng chính: lưu trữ tệp, lưu trữ khối và lưu trữ đối tượng. File storage File storage, còn được gọi là file-level hoặc file-based storage, là một phương pháp lưu trữ phân cấp được sử dụng để tổ chức và lưu trữ dữ liệu. Nói cách khác, dữ liệu được lưu trữ trong các tệp, các tệp được sắp xếp trong các thư mục và các thư mục được sắp xếp theo hệ thống phân cấp các thư mục con. Block storage Lưu trữ khối, đôi khi được gọi là lưu trữ cấp khối, là công nghệ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu thành các khối. Các khối sau đó được lưu trữ thành các phần riêng biệt, mỗi khối có một mã định danh duy nhất. Các tổ chức ưu tiên lưu trữ khối cho các tình huống điện toán yêu cầu truyền dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả và đáng tin cậy. Object storage Lưu trữ đối tượng, thường được gọi là lưu trữ dựa trên đối tượng, là kiến ​​trúc lưu trữ dữ liệu để xử lý lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc. Dữ liệu này không phù hợp hoặc không thể được sắp xếp dễ dàng thành cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống với các hàng và cột. Ví dụ: email, video, ảnh, trang web, tệp âm thanh, dữ liệu cảm biến,...  [caption id="attachment_48830" align="aligncenter" width="800"] Có rất nhiều dữ liệu cần được phân loại trước khi tiến hành lưu trữ[/caption] 4. Lợi ích của việc lưu trữ dữ liệu  Lưu trữ dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Dưới đây là một số lợi ích chính: Lưu trữ dữ liệu lâu dài: Lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số giúp đơn giản hóa việc tổng hợp lượng thông tin khổng lồ trong thời gian dài.  Truy cập dễ dàng hơn: Thay vì phải đi đến một căn phòng chứa đầy tủ hồ sơ, người dùng có thể truy xuất ngay thông tin họ cần từ máy tính để bàn của mình. Phục hồi dữ liệu hiệu quả hơn: Dữ liệu lưu trữ được sao lưu nhanh chóng bằng cách tạo bản sao. Nhờ vậy, việc khôi phục dữ liệu sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn nếu tệp bị mất hoặc bị hỏng.  Giảm tủ hồ sơ và tăng khả năng lưu trữ: Các tủ hồ sơ vốn chiếm nhiều diện tích theo thời gian. Nhờ việc tăng dung lượng lưu trữ đám mây mà số lượng tủ hồ sơ giảm dần.  Có khả năng bảo vệ dữ liệu lớn hơn: Với các công cụ và tính năng bảo mật tiên tiến ngày nay, có nhiều tùy chọn hơn để bảo vệ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu mật của công ty.   Sự hợp tác giữa các phòng ban trở nên dễ dàng hơn: Tất cả người dùng được ủy quyền đều có thể truy cập dữ liệu lưu trữ tập trung. Sau đó xem, chia sẻ giữa các phòng ban khi đi công tác.  Cải thiện quản lý tài liệu: Dữ liệu có thể được phân loại và tổ chức dễ dàng hơn. Việc này có thể được thực hiện từ máy tính để bàn hoặc thiết bị máy tính bảng,...   Tăng năng suất và hiệu quả công việc: Việc lưu tài liệu bằng các tùy chọn khác nhau sẽ mất ít thời gian hơn so với việc in ra các văn bản vật lý và tạo các tệp phải được lưu trữ trong tủ hồ sơ. [caption id="attachment_48826" align="aligncenter" width="800"] Người dùng đang lưu trữ ảnh, video hoặc tài liệu cá nhân trên máy tính[/caption] 5. Phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả  Một số phương pháp hay nhất để quản lý lưu trữ dữ liệu gồm:  Sao lưu và phục hồi dữ liệu Sau khi chuyển dữ liệu từ giấy tờ văn bản sang các tùy chọn sao lưu khác như ổ cứng, bộ nhớ đám mây,... Kế hoạch sao lưu và phục hồi dữ liệu đáng tin cậy sẽ đảm bảo dữ liệu luôn được giữ an toàn.  Bản sao lưu cho phép khôi phục dữ liệu từ ngày trước đó, giúp tổ chức có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp không thể lường trước được. Việc duy trì một bản sao khác của dữ liệu trên một thiết bị lưu trữ khác là điều quan trọng để bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất hoặc hỏng dữ liệu gốc.  Chống trùng lặp dữ liệu Có những trường hợp dữ liệu tương tự được tạo ra do các hoạt động lặp đi lặp lại. Để cải thiện việc quản lý dữ liệu và giảm chi phí lưu trữ, người dùng có thể thiết lập quy trình hoặc tự động thực hiện để liên tục đánh giá dữ liệu và loại bỏ trùng lặp.  [caption id="attachment_48833" align="aligncenter" width="800"] Mỗi doanh  nghiệp nên lựa chọn một phương pháp riêng để lưu trữ dữ liệu[/caption] Nén dữ liệu Nén dữ liệu làm cho các tệp chiếm ít dung lượng hơn trên ổ cứng và mất ít thời gian hơn để truyền hoặc tải xuống. Việc giảm không gian và thời gian lưu trữ sẽ tiết kiệm chi phí lớn. Cùng với đó, giúp người dùng truyền tải các đối tượng dữ liệu và tệp một cách nhanh chóng qua mạng Internet.   Bảo mật và mã hóa dữ liệu Việc mã hóa dữ liệu giúp người dùng xác định dữ liệu nhạy cảm và tài sản thiết yếu. Đồng thời thiết lập các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để giám sát và bảo vệ mọi giai đoạn sắp xếp dữ liệu, từ đó tối đa hóa bảo mật dữ liệu. Mã hóa chuyển đổi dữ liệu lưu trữ thành các mã khác biệt; chỉ có chìa khóa của chủ sở hữu mới có thể giải mã được nó. Điều này đảm bảo dữ liệu sẽ không được sử dụng, ngay cả khi những người được phép truy cập vào dữ liệu đó. [caption id="attachment_48829" align="aligncenter" width="800"] Trong quá trình lưu trữ dữ liệu cần phải có biện pháp mã hóa[/caption] >>> Xem thêm: Mã hóa dữ liệu là gì? Phân loại và cách hoạt động 6. Doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp nào để lưu trữ dữ liệu thông minh? FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, từ lưu trữ dữ liệu cơ bản đến lưu trữ dữ liệu hiệu suất cao cho các ứng dụng quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp lưu trữ dữ liệu tiêu biểu của FPT Cloud dành cho doanh nghiệp: FPT Block Storage là dịch vụ cung cấp lưu trữ dạng Block cho máy chủ được thiết kế phân nhiều loại để đáp ứng nhiều ứng dụng đòi hỏi về mặt thông lượng hoặc dung lượng. Phục vụ cho nhiều loại tải làm việc từ ứng dụng thông thường đến cơ sở dữ liệu quan hệ/không quan hệ, ứng dụng quản trị doanh nghiệp, xử lý big data, lưu trữ file,…  FPT Object Storage hỗ trợ giao thức tương đương với S3 (Simple Storage Service), được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp như chứa dữ liệu ảnh, media, trang web, ứng dụng di động, dữ liệu backup, dữ liệu IOT, lưu trữ lịch sử. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu được cung cấp trên 2 khu vực (HN-HCM) với khả năng tự động đồng bộ các bucket với nhau. FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn. Hệ thống dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính khi cần thiết. Dịch vụ có tính sẵn sàng cao, cho phép khôi phục tức thời và toàn vẹn dữ liệu.  [caption id="attachment_48825" align="aligncenter" width="800"] Dựa vào số lượng dữ liệu cần lưu trữ của doanh nghiệp để lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp.[/caption] Các bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud Backup dữ liệu là gì? Tại sao Backup dữ liệu lại quan trọng? Lưu trữ dữ liệu là một lĩnh vực không ngừng phát triển với sự ra đời của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy và Internet vạn vật (IoT). Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu để cập nhật các giải pháp tiên tiến nhất, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu hãy để thông tin tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của FPT Cloud tư vấn cụ thể. 

Mã hóa dữ liệu là gì? Phân loại và cách hoạt động

15:11 14/06/2024
Mã hóa dữ liệu đã trở thành giải pháp thiết yếu để bảo vệ an toàn thông tin, góp phần xây dựng một môi trường mạng tin cậy. Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là yếu tố then chốt đối với mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia. Tuy nhiên, việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu trên môi trường internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đánh cắp, xâm hại bởi những kẻ gian.  FPT Cloud sẽ chia sẻ những nội dung liên quan đến dữ liệu đã được mã hóa và bật mí cho doanh nghiệp giải pháp bảo mật thông tin an toàn trong thời đại số hiện nay.   >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ backup dữ liệu đám mây 1. Mã hóa dữ liệu là gì?  Mã hóa dữ liệu là một quá trình chuyển đổi văn bản thuần túy sang dạng code hoặc các ký tự đặc biệt. Chúng chỉ có thể được giải mã bằng cách sử dụng khóa giải mã duy nhất được tạo tại thời điểm mã hóa hoặc trước đó.  Hiện tại, công việc mã hóa là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất, được nhiều tổ chức, cá nhân tin tưởng. Thực chất việc mã hóa sẽ không thể nào ngăn việc dữ liệu có thể bị đánh cắp, nhưng nó sẽ ngăn việc người khác có thể đọc được nội dung của tập tin đó, vì tập tin đã bị biến sang thành một dạng ký tự khác. [caption id="attachment_48823" align="aligncenter" width="800"] Ổ khóa biểu tượng cho việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin[/caption] 2. Mục tiêu của mã hóa dữ liệu  Mục tiêu chính của dữ liệu mã hóa là bảo vệ thông tin khỏi những truy cập trái phép, đánh cắp dữ liệu và các hành vi xâm hại khác. Có thể cụ thể hóa các mục tiêu chính của việc này như sau: Tính bảo mật: Mã hóa đảm bảo rằng chỉ những bên được ủy quyền mới có thể truy cập dữ liệu và nhận ra thông tin. Tính toàn vẹn dữ liệu: Mã hóa cũng có thể cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu bằng cách đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa không thay đổi trong quá trình truyền đi. Mọi thay đổi trái phép đối với thông tin được mã hóa sẽ khiến thông tin đó không thể giải mã được hoặc sẽ không vượt qua được quá trình kiểm tra tính toàn vẹn. Tính xác thực: Mã hóa được sử dụng như một phần của cơ chế xác thực để xác minh danh tính của các bên liên lạc. Không bác bỏ: Ngăn người gửi từ chối họ đã gửi dữ liệu được mã hóa. [caption id="attachment_48817" align="aligncenter" width="800"] Công nghệ tiên tiến kết hợp với biểu tượng mã hóa[/caption] 3. Các loại mã hóa dữ liệu  Hiện nay, có nhiều loại mã hóa dữ liệu khác nhau, được phân loại dựa trên các tiêu chí như số lượng khóa sử dụng, phương thức mã hóa và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất: Mã hóa dữ liệu đối xứng (Symmetric key encryption) Sử dụng cùng một khóa cho cả quá trình mã hóa và giải mã. Loại mã hóa này thường được sử dụng để mã hóa các dữ liệu được truyền tải giữa hai bên, ví dụ như mật khẩu, email,... Ưu điểm: Tốc độ mã hóa và giải mã nhanh, dễ dàng triển khai. Nhược điểm: Khóa bí mật cần được chia sẻ an toàn cho cả hai bên, nếu bị lộ có thể dẫn đến việc giải mã toàn bộ dữ liệu. Mã hóa dữ liệu bất đối xứng (Public key encryption) Đây là phương pháp mã hóa sử dụng hai khóa riêng biệt: khóa công khai và khóa bí mật. Khóa công khai có thể được chia sẻ cho mọi người, trong khi khóa bí mật cần được giữ bí mật. Ví dụ như file tài liệu, ổ cứng,... Ưu điểm: An toàn hơn mã hóa đối xứng, không cần chia sẻ khóa bí mật. Nhược điểm: Tốc độ mã hóa và giải mã chậm hơn, phức tạp hơn trong triển khai. [caption id="attachment_48816" align="aligncenter" width="800"] Dòng mã nhị phân tượng trưng cho dữ liệu được mã hóa[/caption] Mã hóa dữ liệu một chiều  Loại mã hóa này còn gọi là hàm băm (hash function) là một thuật toán toán học có khả năng biến đổi một chuỗi dữ liệu có độ dài bất kỳ thành một chuỗi hash có độ dài cố định. Dạng mã hoá này sẽ được ứng dụng để lưu trữ mật khẩu, chữ ký điện tử, hay kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu,… Ưu điểm: Dễ cài đặt Nhược điểm: Những trường hợp đặc thù thì loại mã hoá này gần như rất ít được ứng dụng. Mã hóa dữ liệu cổ điển  Đây là những phương pháp mã hóa được sử dụng từ thời xa xưa, chủ yếu dựa trên các kỹ thuật thay thế và hoán vị các ký tự trong dữ liệu ban đầu. Loại mã hóa này hiện nay ít được sử dụng trong thực tế do những hạn chế về mức độ bảo mật. Tuy nhiên, các phương pháp mã hóa cổ điển vẫn có giá trị lịch sử và được sử dụng trong một số lĩnh vực như giáo dục, giải trí,... Ưu điểm: Quy trình hoạt động đơn giản nhất và cũng là loại mã hoá dữ liệu có độ bảo mật thấp nhất. Nhược điểm: Cần giữ bảo mật cho thuật toán, nếu có bên thứ ba biết được thì thông tin mã hoá không còn được bảo mật.  >>> Xem thêm: Backup dữ liệu là gì? Tại sao Backup dữ liệu lại quan trọng? 4. Tầm quan trọng của mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu đóng vai trò then chốt trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi mà dữ liệu trở thành tài sản quý giá và dễ bị xâm hại bởi các mối đe dọa an ninh mạng. Dưới đây là một số lý do chính cho thấy tầm quan trọng của chúng: Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Ví dụ như thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, thông tin y tế,... Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp: Ví dụ như bí mật kinh doanh, dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài chính,... Ngăn chặn tin tặc đánh cắp dữ liệu: Mã hóa khiến dữ liệu trở nên vô giá trị đối với tin tặc, do đó giảm thiểu nguy cơ bị tấn công và đánh cắp thông tin. Mã hóa giúp phát hiện ra bất kỳ thay đổi nào trái phép đối với dữ liệu. Ngăn chặn việc sửa đổi, giả mạo hoặc xóa dữ liệu trái phép. Chỉ những người sở hữu khóa giải mã hợp lệ mới có thể truy cập được. Từ đó dễ dàng phân quyền và quản lý nhân sự. Trong trường hợp dữ liệu bị thất lạc hoặc đánh cắp, đối thủ cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể mở khoá được dữ liệu.  Mã hóa dữ liệu là một yếu tố cốt lõi trong bảo mật thông tin hiện đại, giúp bảo vệ tính riêng tư, toàn vẹn và an toàn của dữ liệu trong nhiều tình huống khác nhau. Việc sử dụng mã hóa không chỉ là một biện pháp kỹ thuật mà còn là một yêu cầu pháp lý và đạo đức để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản kỹ thuật số.  [caption id="attachment_48821" align="aligncenter" width="800"] Dữ liệu được mã hóa ẩn mình trong một môi trường an toàn, tránh xa tầm nhìn của kẻ xấu[/caption] 5. Cách hoạt động của mã hóa dữ liệu Khi người dùng A gửi tin nhắn “Hi” cho người dùng B, nhưng thay vì viết văn bản như vậy thì người dùng A thay đổi các ký tự thành ký tự đứng thứ 2 đằng sau nó trong bảng chữ cái. Lúc này, “Hi” được đổi thành “Nnq”. Người dùng B có khóa mật mã nên B biết cần đổi các ký tự này thành ký tự đứng thứ 2 trước nó và giải mã ngược lại thành “Hi”. Như ví dụ trên, người dùng A đã sử dụng một thuật toán mã hóa khá đơn giản khi gửi thông tin dữ liệu cho người dùng B. Đây chỉ là một ví dụ minh họa đơn giản, nhiều công nghệ mã hóa sử dụng các thuật toán rất phức tạp, đảm bảo bảo vệ tốt cho thông tin dữ liệu. Mặc dù dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ xáo trộn ngẫu nhiên, nhưng chúng được thực hiện theo một phương pháp nhất định có thể giải mã được bằng khóa mật mã. Các dữ liệu này có thể được mã hóa khi đang lưu trữ hoặc khi đang được gửi đi trong môi trường Internet. [caption id="attachment_48822" align="aligncenter" width="800"] Không ai có thể đọc được dữ liệu đã được mã hóa ngoại trừ các bộ phận được ủy quyền[/caption] 6. Những thuật toán của mã hóa dữ liệu  Tùy thuộc vào trường hợp sử dụng, có nhiều thuật toán mã hóa để lựa chọn, nhưng sau đây là những thuật toán được sử dụng phổ biến nhất: DES ( Tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu) là một thuật toán mã hóa đối xứng cũ không còn được coi là phù hợp với các ứng dụng hiện đại. Vì vậy, hiện nay DES đã bị thay thế bởi các thuật toán mã hóa khác. Triple DES (3DES hoặc TDES): Mã hóa, giải mã và mã hóa lại để tạo độ dài khóa dài hơn bằng cách chạy thuật toán DES ba lần. Nó có thể được chạy bằng một phím duy nhất, hai phím hoặc ba phím riêng biệt để tăng tính bảo mật. 3DES dễ bị tấn công như va chạm khối vì nó sử dụng mật mã khối. RSA là thuật toán mã hóa bất đối xứng một chiều - một trong những thuật toán khóa công khai đầu tiên. Do độ dài khóa dài nên RSA phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên Internet. Nó được các trình duyệt sử dụng để tạo kết nối an toàn qua các mạng không an toàn và là một phần của nhiều giao thức bảo mật như SSH, OpenPGP, S/MIME và SSL/TLS. Twofish là một trong những thuật toán nhanh nhất, với kích thước 128, 196 và 256 bit cùng cấu trúc khóa phức tạp để tăng cường bảo mật. Nó có sẵn miễn phí và được ứng dụng trong một số phần mềm miễn phí như VeraCrypt, PeaZip và KeePass, OpenPGP. Mật mã đường cong Elliptic (ECC) được tạo ra như một bản nâng cấp cho RSA giúp cung cấp khả năng bảo mật tốt hơn với độ dài khóa ngắn hơ. Trong giao thức SSL/TLS, ECC là một phương thức bất đối xứng. Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) là tiêu chuẩn mã hóa được chính phủ Hoa Kỳ sử dụng. Thuật toán AES là thuật toán khóa đối xứng sử dụng các phương pháp mã hóa khối. Nó có các kích thước 128, 192 và 256 bit, với số vòng mã hóa tăng lên khi kích thước tăng lên, được thiết kế đơn giản để thực hiện trong cả phần cứng và phần mềm. [caption id="attachment_48819" align="aligncenter" width="800"] Hình ảnh chìa khóa tượng trưng cho vai trò quan trọng của mã hóa trong thời đại công nghệ[/caption] >>> Xem thêm: Số hóa dữ liệu là gì? Lợi ích và quy trình chi tiết 7. Ứng dụng của mã hóa dữ liệu  Mã hóa dữ liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Bảo vệ dữ liệu cá nhân Dữ liệu cá nhân được mã hóa như thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, thông tin y tế,... giúp bảo vệ thông tin này khỏi bị đánh cắp, xâm hại bởi tin tặc hoặc kẻ gian. Ví dụ: Khi người dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dữ liệu giao dịch sẽ được mã hóa ngay lập tức.  Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng mã hóa để bảo vệ các bí mật kinh doanh, dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài chính,... khỏi bị đối thủ cạnh tranh đánh cắp hoặc bị rò rỉ. Ví dụ: Các công ty thường sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ, ổ cứng di động hoặc trong đám mây. Ngân hàng và Tài chính Các giao dịch ngân hàng trực tuyến sử dụng mã hóa để bảo vệ thông tin tài khoản và giao dịch của khách hàng khỏi bị đánh cắp.  [caption id="attachment_48815" align="aligncenter" width="800"] Dữ liệu được mã hóa bằng các thuật toán phức tạp[/caption] Bảo vệ dữ liệu trong truyền thông Dữ liệu khi truyền tải qua mạng internet đã được chuyển đổi sang chuỗi ký tự đặc biệt giúp bảo vệ thông tin khỏi bị nghe lén hoặc can thiệp bởi bên thứ ba. Ví dụ: Khi người dùng sử dụng VPN (mạng riêng ảo) để truy cập internet, dữ liệu sẽ được mã hóa trước khi được truyền tải. Bảo vệ dữ liệu trong lưu trữ Dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng, thiết bị di động hoặc trong đám mây được mã hóa. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị đánh cắp, truy cập trái phép nếu thiết bị bị mất hoặc bị trộm.  Ví dụ: Nhiều người sử dụng phần mềm mã hóa để bảo vệ dữ liệu trên ổ cứng cá nhân của họ. Xác thực danh tính Mã hóa được sử dụng để xác thực danh tính của người dùng trong các hệ thống máy tính và mạng trực tuyến.  Ví dụ: Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến, cần nhập mật khẩu được mã hóa để xác minh danh tính của mình. Chữ ký điện tử Mã hóa được sử dụng để tạo chữ ký điện tử cho các tài liệu điện tử,  giúp đảm bảo tính toàn vẹn và tính xác thực của tài liệu điện tử. [caption id="attachment_48820" align="aligncenter" width="800"] Giao dịch trực tuyến được bảo vệ bằng dữ liệu đã được mã hóa[/caption] Thương mại điện tử Mã hóa bảo vệ giao dịch thanh toán trực tuyến và thông tin khách hàng trong thương mại điện tử. Từ đó tạo môi trường mua sắm trực tuyến an toàn và tin cậy, khuyến khích người tiêu dùng thực hiện giao dịch trực tuyến. An ninh mạng Mã hóa được sử dụng trong nhiều giải pháp an ninh mạng như tường lửa, phần mềm chống virus, hệ thống phát hiện xâm nhập,... Điều này nhằm giúp bảo vệ hệ thống máy tính và mạng Internet khỏi các cuộc tấn công mạng. Y tế Mã hóa được sử dụng để bảo vệ thông tin y tế của bệnh nhân, bao gồm hồ sơ bệnh án, hình ảnh y tế,... Tất cả nhằm giúp đảm bảo tính riêng tư của thông tin y tế và tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu y tế. Chính phủ Chính phủ sử dụng mã hóa để bảo vệ thông tin mật, thông tin liên lạc ngoại giao,... Mã hóa giúp đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ các bí mật của chính phủ. Viễn thông  Các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Signal sử dụng mã hóa đầu cuối để bảo vệ tin nhắn của người dùng khỏi bị đọc trộm bởi bất kỳ bên thứ ba nào. Ngoài ra, mã hóa dữ liệu còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, giải trí, nghiên cứu khoa học,... 8. Gợi ý giải pháp giúp doanh nghiệp bảo mật cơ sở dữ liệu  Bảo mật cơ sở dữ liệu đề cập đến phạm vi các công cụ, quyền  kiểm soát và biện pháp. Tất cả chúng được thiết kế để thiết lập và duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của cơ sở dữ liệu. Công việc bảo mật phải giải quyết và bảo vệ những điều sau: Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) Mọi ứng dụng liên quan Máy chủ cơ sở dữ liệu vật lý hoặc máy chủ cơ sở dữ liệu ảo và phần cứng bên dưới Cơ sở hạ tầng máy tính hoặc mạng được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu FPT Cloud cung cấp hệ sinh thái sản phẩm trên nền tảng đám mây như Tính toán, Lưu trữ, Cơ sở dữ liệu, Sao lưu, Phân tích, Bảo mật và ứng dụng riêng dành cho doanh nghiệp. Hệ sinh thái này nhằm tạo đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tối đa hóa vận hành, tối ưu ngân sách hạ tầng trên môi trường Cloud Computing linh hoạt và bảo mật tuyệt đối. [caption id="attachment_48818" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud tự hào là một trong số những đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật dữ liệu top đầu[/caption] Việc thực thi các biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu đầy đủ là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. FPT Cloud cung cấp giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu Database Services gồm 6 hoạt động: Kiểm tra định kỳ hệ thống CSDL; Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 hệ thống CSDL; Nâng cấp, vá lỗi cập nhật hệ thống CSDL; Chuyển đổi hệ thống CSDL; Tư vấn giải pháp CSDL; Cài đặt tiêu chuẩn hệ thống CSD. FPT Cloud sở hữu đội ngũ kỹ sư tư vấn, triển khai chuyên trách về hệ thống CSDL có kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng chuyên sâu giúp hệ thống của khách hàng luôn luôn ở điều kiện sẵn sàng, hoạt động với hiệu suất cao nhất cùng với độ bảo mật an toàn cao. Các bài viết liên quan: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud Việc ứng dụng rộng rãi các giải pháp mã hóa dữ liệu cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp và hệ thống thông tin quốc gia. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các giải pháp bảo mật dữ liệu hãy để thông tin tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của FPT Cloud tư vấn cụ thể. 

Số hóa dữ liệu là gì? Lợi ích và quy trình chi tiết

14:56 14/06/2024
Số hóa dữ liệu chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tiềm năng to lớn cho sự phát triển bền vững,  giúp các tổ chức, doanh nghiệp luôn thích ứng và phát triển. Bởi trong thời đại ngày nay đang chứng kiến sự bùng nổ của dữ liệu, với lượng thông tin khổng lồ được tạo ra và lưu trữ mỗi ngày, dữ liệu được số hóa chính là giải pháp, cũng là sự thay đổi tất yếu. FPT Cloud sẻ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết thông tin để trả lời câu hỏi số hóa dữ liệu là gì? và lợi ích và quy trình chi tiết. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Số hóa dữ liệu là gì?  Số hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng phi kỹ thuật số (như giấy tờ, tài liệu) sang dạng kỹ thuật số (như tập tin, hình ảnh, video). Nói cách khác, nó là việc biến đổi thông tin vật lý thành thông tin có thể lưu trữ, truy cập và xử lý bằng máy chủ hoặc nền tảng đám mây. Khi dữ liệu được số hóa, thông tin sẽ không bị thay đổi mà chỉ chuyển sang dạng kỹ thuật số. [caption id="attachment_48802" align="aligncenter" width="800"] Số hóa dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp[/caption] Ví dụ:  Chuyển đổi tài liệu giấy thành tệp PDF hoặc hình ảnh. Ghi âm thanh và lưu trữ dưới dạng tệp MP3 hoặc WAV. Lưu trữ hình ảnh và video dưới dạng tệp kỹ thuật số. Khái niệm dữ liệu số có nguồn gốc từ hệ thống số nhị phân, được đề xuất ban đầu bởi Gottfried Wilhelm Leibniz vào thế kỷ 17.  Tuy nhiên, phải đến giữa thế kỷ 20, với sự ra đời của máy tính, dữ liệu số mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Việc chuyển đổi từ lưu trữ và xử lý dữ liệu thủ công sang kỹ thuật số đã đánh dấu một tiến bộ công nghệ đáng kể, cho phép xử lý thông tin hiệu quả và chính xác hơn. [caption id="attachment_48799" align="aligncenter" width="800"] Số hóa dữ liệu giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức[/caption] 2. Ứng dụng của số hóa dữ liệu Số hóa dữ liệu ứng dụng trong tất cả các ngành và mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dưới đây là một số ví dụ:  Quản lý hồ sơ khách hàng: Doanh nghiệp số hóa hồ sơ khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, sở thích,... để quản lý hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và thực hiện các chiến dịch marketing phù hợp. Sách điện tử: Thay vì in thông tin sách lên giấy thì những thông tin đó được chuyển thành các file văn bản lưu trên máy tính. Việc đọc và bảo lưu sách trên máy tính tiện hơn, an toàn hơn. Có thể tải và gửi cho bất cứ ai ở bất cứ đâu rất nhanh chóng và dễ dàng. Phần mềm máy tính: Nhiều phần mềm máy tính ra đời phục vụ con người nhằm giảm thiểu các công việc thủ công lặp đi lặp lại Nhiếp ảnh: Ngày xưa việc chụp ảnh được thực hiện bằng máy phim sau đó phải rửa các bức ảnh đó ra. Độ bền của các bức ảnh này không cao, rất dễ mất và bị nhàu nát. Cho đến khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời. Các bức ảnh được lưu trên máy tính hoặc website Pinterest, Pixabay, Unsplash,... Học trực tuyến: Học sinh có thể tham gia các khóa học trực tuyến thông qua các nền tảng học tập trực tuyến, giúp tiếp cận nguồn tri thức đa dạng và học tập mọi lúc mọi nơi. Chẩn đoán hình ảnh: Các hình ảnh y tế như X-quang, MRI, CT scan có thể được lưu trữ và truyền tải dưới dạng kỹ thuật số, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả hơn. Thương mại điện tử: Doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến thông qua các trang web thương mại điện tử, giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới và tăng doanh thu. Giao tiếp trực tuyến: Mọi người có thể giao tiếp trực tuyến với bạn bè và người thân thông qua các mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin,... giúp kết nối và chia sẻ thông tin dễ dàng. [caption id="attachment_48800" align="aligncenter" width="800"] Số hóa dữ liệu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng[/caption] >>> Xem thêm: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud 3. Lợi ích số hóa dữ liệu đối với doanh nghiệp  Số hóa dữ liệu mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng trên nhiều phương diện. Dưới đây là những điểm nổi bật về lợi ích của việc số hóa dữ liệu: Bảo quản dữ liệu tốt hơn Dữ liệu kỹ thuật số được lưu trữ dưới dạng tệp tin, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các tác nhân gây hại như nấm mốc, côn trùng, hỏa hoạn so với dữ liệu phi kỹ thuật số được lưu trữ trên giấy tờ, phim ảnh. Truy cập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng Tổ chức/cá nhân truy cập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng bằng máy tính hoặc thiết bị di động, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin. Phân tích dữ liệu hiệu quả  Dữ liệu được phân tích bằng các công cụ và phần mềm chuyên dụng để trích xuất thông tin hữu ích, hỗ trợ ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Tự động hóa quy trình Tự động hóa các quy trình thủ công giúp giảm thiểu sai sót của con người, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất làm việc. Tăng cường khả năng cạnh tranh  Doanh nghiệp áp dụng số hóa dữ liệu hiệu quả sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ còn sử dụng phương pháp truyền thống. Số hóa dữ liệu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả hoạt động và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn. [caption id="attachment_48801" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều giấy tờ và quy trình thủ tục rườm rà[/caption] 4. Các hình thức số hóa dữ liệu  Để số hóa dữ liệu, trước tiên các tổ chức cần quét và ghi lại tất cả thông tin ở định dạng ban đầu. Điều này bao gồm các dữ liệu như văn bản, âm thanh, video và hình ảnh được lấy từ các nguồn khác nhau. Số hóa dữ liệu vật lý Có rất nhiều dữ liệu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chỉ có ở định dạng vật lý. Ví dụ: biên lai giấy, hóa đơn, biểu mẫu và hợp đồng. Trước đây, việc số hóa các nguồn dữ liệu này sẽ là một quá trình lâu dài liên quan đến việc sao chép văn bản bằng tay.  Tuy nhiên, máy quét hiện đại được thiết kế đặc biệt để sao chép văn bản ngay lập tức, giúp giảm đáng kể thời gian và công sức cần thiết để số hóa thông tin này. Ví dụ: Chuyển đổi tài liệu giấy tờ thành tệp PDF hoặc hình ảnh bằng máy quét. Nhập liệu dữ liệu dạng văn bản (như bảng biểu, danh sách) vào máy tính bằng tay hoặc sử dụng phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR). Số hóa dữ liệu phi vật lý  Trên thực tế có rất nhiều dạng dữ liệu phi vật lý cần được số hóa như âm thanh, hình ảnh, giọng nói,...  Ví dụ:  Các tệp hình ảnh có thể cần phải có nội dung được mô tả bằng văn bản vì lợi ích của người khiếm thị. Công nghệ số hóa chuyển lời nói thành văn bản là cần thiết để cung cấp phụ đề chi tiết cho những người bị điếc hoặc lãng tai.  [caption id="attachment_48804" align="aligncenter" width="800"] Các dữ liệu vật lý được chuyển đổi thành dạng dữ liệu điện tử để dễ quản lý[/caption] 5. Quy trình số hoá dữ liệu trong doanh nghiệp Quy trình số hóa dữ liệu là một chuỗi các bước được thực hiện một cách có hệ thống để chuyển đổi dữ liệu từ dạng phi kỹ thuật số sang dạng kỹ thuật số. Quy trình này bao gồm các giai đoạn sau: Bước 1: Thu thập và phân loại dữ liệu lưu trữ Các loại dữ liệu cũng như tài liệu sẽ được thu thập dựa vào mục đích ban đầu của doanh nghiệp.  Dữ liệu số hay dữ liệu vật lý nếu không được sắp xếp hoặc phân loại rõ ràng thì việc quản lý và sử dụng sẽ rất khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải làm từng bước phân chia các dữ liệu như hình ảnh, văn bản, âm thanh, chữ và số,...  Việc phân loại càng chính xác, chi tiết càng cao thì tốc độ tìm kiếm và sử dụng sau này càng nhanh chóng và đơn giản hơn. Bước 2 : Chuẩn bị dữ liệu Dữ liệu cần được chuẩn bị trước khi có thể được số hóa. Việc chuẩn bị dữ liệu bao gồm các bước sau: Dọn dẹp dữ liệu: Loại bỏ dữ liệu lỗi, trùng lặp và không cần thiết. Sắp xếp dữ liệu: Sắp xếp dữ liệu theo một cấu trúc logic và dễ quản lý. Chuyển đổi dữ liệu: Chuyển đổi dữ liệu sang định dạng phù hợp cho việc số hóa [caption id="attachment_48803" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần số hóa dữ liệu theo đúng quy trình[/caption] Bước 3: Thiết lập hệ thống Dữ liệu được đặt tên file, đặt định dạng và phân nhóm tài liệu theo tổ chức khoa học và rõ ràng nhất. Sau đó, danh mục tài liệu số hóa sẽ được lập và gắn tài liệu vào thông qua một phần mềm ứng dụng và tạo ra metadata. Đồng thời, tài liệu được đặt định dạng theo mục tiêu số hóa tài liệu được định trước. Đây là thao tác quan trọng, quyết định nhất để chuyển đổi tài liệu truyền thống sang tài liệu số hóa trong quá trình số hóa dữ liệu. Nếu có nhầm lẫn ở bước này thì toàn bộ quá trình phía sau sẽ bị gián đoạn và sai lệch thông tin. Bước 4: Kiểm tra tài liệu khi đã được số hóa Ở bước này, cần kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu đã số hoá, nếu dữ liệu nào chưa đạt yêu cầu thì thực hiện lại. Tiêu chí kiểm tra các tài liệu được số hoá như sau: Tài liệu phải đảm bảo về chất lượng và số lượng. Định dạng tài liệu đầu ra thông thường là PDF hoặc tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. >>> Xem thêm: Backup dữ liệu là gì? Tại sao Backup dữ liệu lại quan trọng? Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao tài liệu Sau khi hoàn tất số hóa, người phụ trách số hóa dữ liệu phải bàn giao tài liệu đã được số hóa kèm tài liệu gốc, quy trình này phải được diễn ra theo yêu cầu bảo mật.  Người phụ trách cũng có nghĩa vụ thực hiện kết xuất và lưu trữ thông tin vào hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp như: máy chủ, thiết bị lưu trữ,… Khi kiểm tra thì phải chú ý cẩn thận, đảm bảo tài liệu số hóa đã đầy đủ, không còn sai sót. [caption id="attachment_48798" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp chú ý đặt file dữ liệu rõ ràng trong quá trình số hóa[/caption] 6. Giải pháp số hoá dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp Phần này nhờ phía FPT CLoud hỗ trợ thông tin để viết chính xác hơn ạ.  FPT Cloud cung cấp các giải pháp số hóa dữ liệu toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng suất và tạo lợi thế cạnh tranh trong thời đại công nghệ số. Dưới đây là một số giải pháp tiêu biểu của FPT Cloud: Giải pháp lưu trữ đám mây Object Storage: Lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc dung lượng lớn như hình ảnh, video, tệp tin không sử dụng thường xuyên. Block Storage: Lưu trữ dữ liệu cấu trúc cho các ứng dụng quan trọng như máy chủ ảo, cơ sở dữ liệu. Giải pháp triển khai dữ liệu Database for MongoDB: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MongoDB Database for MySQL: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MySQL Database for Redis: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với Redis Database for PostgreSQL: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với PostgreSQL Giải pháp bảo mật dữ liệu Cloud VA: Dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp.  Cloud WAF: Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, cung cấp dịch vụ tường lửa với khả năng bảo vệ mạnh mẽ cho các ứng dụng web.  Cloud WAPPLES: Dịch vụ tường lửa thông minh cho các ứng dụng web - Sản phẩm bảo mật đột phá với sự hợp tác giữa FPT Cloud và Penta Security. Next-Gen Firewall: Dịch vụ bảo mật tường lửa thế hệ mới  Các bài viết liên quan: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud Số hóa dữ liệu là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Doanh nghiệp cần chủ động áp dụng số hóa dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững. FPT Cloud luôn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong chặng đường số hóa dữ liệu thành công. 

Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?

14:22 12/06/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, backup dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những bức ảnh kỷ niệm cá nhân đến các tập tin tài liệu quan trọng của doanh nghiệp, tất cả đều được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu là một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.  Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu xem backup dữ liệu là gì, các phương pháp backup phổ biến và giải pháp backup tiết kiệm chi phí.   1. Backup dữ liệu là gì?   Backup dữ liệu, hay còn gọi là sao lưu dữ liệu, là việc sao chép và lưu trữ toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào một nơi khác như ổ cứng, USB hay cloud (đám mây),...  để tránh mất dữ liệu gốc trong trường hợp bị lỗi, tấn công mạng, mất, hỏng, cháy nổ,... Đây là quá trình diễn ra thường xuyên chứ không chờ xảy ra  sự cố không mong muốn. Ví dụ:  Nhiều tổ chức/doanh nghiệp tạo nhiều bản sao lưu và giữ một bản sao tại chỗ để phục hồi trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời họ giữ bản sao thứ hai ở bên ngoài hoặc trên đám mây trong trường hợp bản sao tại chỗ bị hỏng, thường là do thiên tai hoặc thảm họa cháy nổ,... Cá nhân backup ảnh gia đình lên ổ cứng ngoài để tránh mất ảnh nếu máy tính bị hỏng.  Một doanh nghiệp backup dữ liệu hoạt động kinh doanh lên dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn, có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp bị tấn công mạng.  [caption id="attachment_48786" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu là gì và vì sao nó quan trọng[/caption] 2. Lợi ích và thách thức của việc backup dữ liệu Backup dữ liệu giúp người dùng bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng, thiên tai hoặc các mối đe dọa khác.  2.1. Lợi ích Việc backup dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm:  Ngăn ngừa mất dữ liệu: Backup dữ liệu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất. Nếu hệ thống chính bị lỗi, người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu. Giảm thời gian chết: Khi hệ thống chính bị lỗi, việc khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu có thể giúp giảm thời gian chết và đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại nhanh chóng. Giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công trên mạng: Sao lưu dữ liệu ở một nơi khác giúp phục hồi dễ dàng sau mọi cuộc tấn công trên mạng có thể khóa và mã hóa dữ liệu của tổ chức.  Xây dựng niềm tin của khách hàng: Sao lưu dữ liệu hiệu quả giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng. Đầu tư vào các phương pháp và công nghệ sao lưu cho thấy một doanh nghiệp chú trọng đến tính bảo mật dữ liệu, giúp củng cố hình ảnh của tổ chức.  Hỗ trợ cách quản lý sự cố ​​​​của công ty: Sao lưu dữ liệu phù hợp với chiến lược khắc phục sự cố, thảm họa hoặc quản lý rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. [caption id="attachment_48792" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu để bảo vệ ảnh, video và tài liệu quan trọng[/caption] 2.2. Thách thức Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc backup dữ liệu cũng có một số thách thức: Chi phí: Việc mua phần mềm và thiết bị backup có thể tốn kém. Người dùng cần phải trả thêm chi phí trong trường hợp muốn mua thêm dung lượng lưu trữ để sao lưu được nhiều dữ liệu hơn. Độ phức tạp: Người dùng cần quyết định sẽ sao lưu dữ liệu bao lâu, lưu trữ bản sao lưu ở đâu và cách khôi phục dữ liệu khi cần. Bảo mật: Bản sao lưu dữ liệu cần được bảo vệ khỏi truy cập trái phép. Khả năng tương thích: Nếu người dùng thay đổi hệ thống phần mềm hoặc phần cứng của mình, khả năng sao lưu có thể bị ảnh hưởng.  Nguồn lực hạn chế: Các tổ chức có thể nắm giữ lượng dữ liệu lớn nhưng họ không có nhân viên kỹ thuật và ngân sách để quản lý chúng.   3. Các phương pháp backup dữ liệu  Có nhiều phương pháp backup khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người. Một số phương pháp phổ biến bao gồm: Sao lưu khác biệt (Differential backup): Tập trung vào các tệp đã thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ gần nhất. Ví dụ: giả sử doanh nghiệp thực hiện sao lưu toàn bộ vào Chủ Nhật, các bản sao lưu khác biệt vào mỗi ngày tiếp theo sẽ bao gồm tất cả các thay đổi kể từ đó trên cơ sở tích lũy. Sao lưu đầy đủ (Full Backup): Sử dụng phần mềm chuyên dụng để sao lưu dữ liệu định kỳ theo lịch trình được cài đặt sẵn. Máy chủ sao lưu tạo một bản sao đầy đủ dựa trên bản sao lưu ban đầu. Sao lưu gia tăng (Incremental backup): Các bản sao lưu kiểu này chỉ sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Sau khi sao lưu toàn bộ, bản sao lưu gia tăng đầu tiên sẽ ghi lại dữ liệu đã thay đổi kể từ đó. Bản sao lưu gia tăng thứ hai sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ bản đầu tiên,...  Ngoài ra, còn có 3 biến thể phương pháp sao lưu khác là:  Sao lưu gia tăng vô tận (Incremental-forever backups): Cách sao lưu này nhằm mục đích phục hồi dữ liệu nhanh hơn. Chúng sẽ ghi lại toàn bộ tập dữ liệu và sau đó bổ sung nó bằng các bản sao lưu gia tăng từ thời điểm đó trở đi. Sao lưu gia tăng ngược (Reverse-incremental backups): Phương pháp này bắt đầu bằng một bản full backup thông thường và sau đó tạo ra một loạt các bản Synthetic full backup, mỗi bản sao lưu đó kết hợp một bản Incremental backup.  Sao lưu đầy đủ tổng hợp (Synthetic full backup): Đây là cách sao lưu kết hợp bản sao lưu đầy đủ ban đầu với dữ liệu được thu thập từ các bản sao gia tăng.  [caption id="attachment_48787" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu giúp bạn chuẩn bị cho mọi tình huống[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 4. Lưu ý khi người dùng sao lưu tất cả các loại dữ liệu  Dưới đây là một số điều lưu ý để giảm nguy cơ mất dữ liệu khi người dùng muốn sao lưu tất cả các tệp, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, ứng dụng, cấu hình,...  Thường xuyên xem lại phạm vi sao lưu mỗi khi thay đổi cơ sở hạ tầng. Ví dụ: sử dụng máy tính mới làm việc,...  Đảm bảo rằng các giải pháp sao lưu dữ liệu có thể bảo vệ tất cả dữ liệu đã sao lưu.  Sử dụng cùng lúc nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để bảo mật quyền riêng tư và các vụ tấn công trên mạng.  Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có một máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu thì giải pháp chỉ sao lưu bằng máy chủ ảo là không đủ. Thay vào đó, cách tốt nhất là triển khai nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu khác nhau cùng lúc như ổ cứng, USB, bộ nhớ đám mây,...  Mọi doanh nghiệp nên sao lưu tất cả các tệp dữ liệu và tài liệu quan trọng, bao gồm:  Giao dịch thẻ tín dụng Hóa đơn Bảng lương Thông tin khách hàng Thông tin nhà cung cấp Thông tin đối tác Ứng dụng và cơ sở dữ liệu Tệp quản lý dự án Hồ sơ nhân sự Tệp cấu hình  … 5. Thời gian cần backup dữ liệu Tần suất sao lưu dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Số lượng dữ liệu: Dữ liệu càng lớn càng cần phải sao lưu thường xuyên và ngược lại.  Mức độ rủi ro: Nếu bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng hoặc các mối đe dọa khác, bạn nên sao lưu dữ liệu đều đặn hơn. Quy trình kinh doanh: Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu sao lưu dữ liệu theo thời gian định kỳ để đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu liên tục. Khả năng lưu trữ: Bạn cần có đủ dung lượng lưu trữ để lưu trữ các bản sao lưu của mình. Dưới đây là một số khuyến nghị chung về tần suất sao lưu dữ liệu: Dữ liệu quan trọng: Sao lưu hàng ngày hoặc thậm chí theo thời gian định  kỳ. Dữ liệu ít quan trọng hơn: Sao lưu hàng tuần hoặc hàng tháng. Dữ liệu lưu trữ: Sao lưu hàng quý hoặc hàng năm. Ngoài ra, người dùng cũng nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hệ thống của mình, chẳng hạn như cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp hệ điều hành. [caption id="attachment_48788" align="aligncenter" width="800"] Thời gian backup dữ liệu phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân/tổ chức[/caption] 6. Quy trình backup dữ liệu  Quá trình sao lưu dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định và ưu tiên tính quan trọng của dữ liệu trong  tổ chức. Sau đó, tổ chức/cá nhân cần lên lịch sao lưu thường xuyên bằng phần mềm sao lưu để đảm bảo các bản sao dữ liệu quan trọng luôn được cập nhật. Lịch trình sao lưu cần các phương pháp, tùy chọn  lưu trữ khác nhau để đạt được dung lượng và chi phí tối ưu. Dưới đây là các bước cụ thể:  Xác định loại dữ liệu muốn sao lưu: Ví dụ: các tệp, thư mục, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Chọn phương pháp backup: Chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Chọn thiết bị lưu trữ: Người dùng chọn thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ bản sao lưu dữ liệu của mình. Ví dụ: ổ cứng ngoài, thiết bị lưu trữ USB, thẻ nhớ, dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc máy chủ mạng. Thiết lập lịch backup: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo yêu cầu. Kiểm tra bản sao lưu: Cần kiểm tra bản sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng có thể khôi phục được. [caption id="attachment_48791" align="aligncenter" width="800"] Người quản lý dữ liệu cần thực hiện các bước sao lưu dữ liệu đúng quy trình[/caption] 7. 4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc backup dữ liệu  Dưới đây là một số vấn đề chính doanh nghiệp cần xem xét khi triển khai giải pháp lưu trữ dữ liệu trong tổ chức của mình.  Số lượng và loại dữ liệu Các ứng dụng khác nhau tạo ra các loại dữ liệu khác nhau, từ dữ liệu có cấu trúc như số và ngày tháng đến dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh và video. Số lượng và loại dữ liệu có thể tác động đáng kể đến yêu cầu lưu trữ, quyết định dung lượng và loại lưu trữ cần thiết. Ví dụ: Ứng dụng như xe tự lái và thiết bị IoT tạo ra lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc từ nhiều cảm biến đa dạng, đòi hỏi bộ lưu trữ tốc độ cao, dung lượng cao.  Điều kiện môi trường Các thiết bị lưu trữ được đặt ở nhiều môi trường, từ môi trường trong nhà như văn phòng, nhà máy đến môi trường ngoài trời như xe cộ, các góc phố. Những môi trường này có các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm và độ rung,... sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị lưu trữ. Ví dụ: Thiết bị lưu trữ ở môi trường ngoài trời cần phải chịu được nhiệt độ và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tương tự, các thiết bị lưu trữ trên xe cần phải xử lý độ rung cao.  Hạn chế về cơ sở hạ tầng Tùy thuộc vào ứng dụng, có thể có những hạn chế về nguồn điện, kết nối mạng và không gian vật lý. Những hạn chế này quyết định loại thiết bị lưu trữ và cách chúng được triển khai. Ví dụ: Trong các ứng dụng như xe tự lái, không gian lưu trữ trong ứng dụng sẽ bị hạn chế, đòi hỏi các giải pháp lưu trữ tiện lợi khác như lưu trữ đám mây, USB,...  Ở những địa điểm xa trung tâm thành phố có khả năng kết nối mạng hạn chế, cần phải sử dụng các thiết bị lưu trữ có khả năng xử lý dữ liệu tích hợp để giảm nhu cầu truyền dữ liệu qua mạng, như USB, đĩa CD, ổ cứng,...  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi triển khai lưu trữ. Tùy thuộc vào bản chất của dữ liệu và các yêu cầu pháp lý, có thể có các yêu cầu cụ thể để bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như mã hóa, sao lưu và dự phòng. Ví dụ: Dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, dữ liệu độc quyền cần được mã hóa để ngăn chặn truy cập trái phép. Hoặc đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu trong trường hợp xảy ra lỗi.  [caption id="attachment_48789" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố[/caption] >>> Xem thêm: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud 8. Giải pháp backup dữ liệu tiết kiệm chi phí  Có rất nhiều cách để backup dữ liệu, bao gồm sử dụng phần mềm backup trong máy tính hoặc sử dụng dịch vụ backup dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo dữ liệu của doanh  nghiệp luôn được bảo vệ an toàn. FPT Cloud cung cấp dịch vụ FPT Backup - Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây, là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn, hiệu quả và dễ dàng quản lý. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Hệ sinh thái +80 giải pháp sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn. Hệ thống dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính khi cần thiết. Dịch vụ có tính sẵn sàng cao, cho phép khôi phục tức thời và toàn vẹn dữ liệu. Cùng với đó, FPT Backup giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do lỗi phần cứng, phần mềm, tấn công mạng hoặc các sự cố bất ngờ khác. Dịch vụ này hỗ trợ sao lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm bao gồm: Hệ thống: máy chủ vật lý, máy chủ ảo (VMware/Hyper-V), hệ thống lưu trữ (SAN/NAS) Dữ liệu: tệp tin/thư mục, cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, Exchange,...), ứng dụng (SharePoint,...) [caption id="attachment_48790" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp backup dữ liệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp[/caption] Các tính năng chính của FPT Backup:  Dễ dàng và tối ưu với tính năng đặt lịch tự động backup và kiểm soát trạng thái của các hoạt động backup services. Với incremental backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu những phần thay đổi so với phiên bản trước, nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ. Băng thông trong nước lớn giúp việc sao lưu/phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống hoạt động liên tục và không bị gián đoạn trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu – backup services. Tính năng Load balancing của máy chủ ảo cho phép triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống. Tình huống thực tế ứng dụng FPT Backup: Mô hình Backup Disk to Cloud: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tìm một giải pháp sao lưu dữ liệu từ On-premises lên cloud đáp ứng được các yêu cầu như: dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí. Mô hình Backup Disk to Disk to Cloud: Phù hợp đối với các doanh nghiệp lớn có số lượng máy chủ, dữ liệu cần backup nhiều và có sử dụng nền tảng ảo hóa như VMware hay Hyper-V.  Mô hình Backup Cloud to Cloud: Khách hàng có nhu cầu backup dữ liệu từ các cloud trong nước hay cloud quốc tế. FPT Cloud sẽ hỗ trợ các loại backup như backup Entire VM, files and Folder. FPT Cloud được thành lập với sứ mệnh biến mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ, bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm. FPT Cloud hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về Cloud Computing và AI nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu. Với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin trên 20 năm kinh nghiệm và hệ thống hạ tầng hiện đại, FPT Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tối ưu hóa hoạt động sao lưu dữ liệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các bài viết liên quan: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả Chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu rõ backup dữ liệu là gì, tuy đây chỉ là một việc làm đơn giản nhưng vô cùng cấp bách. Hãy dành thời gian để backup dữ liệu của doanh nghiệp thường xuyên để đảm bảo luôn có thể truy cập vào thông tin quan trọng của mình khi cần thiết. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp backup dữ liệu phù hợp.   

10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS

13:55 10/06/2024
Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính thường xuyên là vô cùng cần thiết để bảo vệ thông tin và tránh những tổn thất không đáng có. Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, máy tính có thể gặp sự cố bất ngờ như hỏng ổ cứng, virus tấn công hoặc lỗi phần mềm dẫn đến mất dữ liệu. Bài viết này FPT CLoud sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách sao lưu dữ liệu trên máy tính một cách hiệu quả và đơn giản. Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. 6 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính PC chạy bằng Windows  Có nhiều cách sao lưu dữ liệu trên máy tính PC chạy Windows, nếu nhân viên trong công ty toàn bộ sử dụng máy tính PC có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Dưới đây là 6 cách phổ biến nhất:  1.1. Sử dụng ổ cứng ngoài  Có hai loại ổ cứng ngoài doanh nghiệp có thể mua: HDD hoặc SSD. Ổ cứng HDD sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với SSD. Trong khi đó, SSD có tốc độ sao chép nhanh hơn nhiều và thường có tính di động cao hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn tốt hơn.  Ưu điểm Dung lượng lớn, giá thành rẻ và dễ dàng sử dụng.  Nhược điểm Tuy nhiên, nó có thể bị hư hỏng do va đập, rơi rớt hoặc do các tác nhân bên ngoài khác như cháy nổ, không tiện để mang theo bên mình vì khá cồng kềnh.  Cách sao lưu:   Bước 1: Cắm cáp kết nối ổ cứng rời vào cổng tương ứng trên máy tính PC rồi chờ máy tính nhận diện thư mục ổ cứng ngoài.  Bước 2: Kiểm tra để đảm bảo ổ SSD hay HDD rời của bạn có dung lượng bằng hoặc lớn hơn ổ cứng trong máy sẽ sao lưu. Bấm chuột phải vào Thanh điều hướng bên trái và chọn "Properties" (Thuộc tính). Bước 3: Nhấp vào nút Start của Windows ở góc dưới bên trái màn hình > Chọn "Settings" (Cài đặt) (biểu tượng bánh răng) > chọn "Update & Security" (Cập nhật & bảo mật) (biểu tượng hai mũi tên uốn cong), rồi vào "Backup" (Sao lưu) ở cột bên trái.  Bước 4: Nhấp vào dấu + bên cạnh "Add a drive" (Thêm ổ), rồi chọn ổ bạn vừa cắm vào máy. Ổ này sẽ hiện ra trong danh sách dưới dòng chữ "Select a Drive" (Chọn ổ). Lúc này, File History đã được bật. Bước 5: Chọn tần suất sao lưu: Nhấp vào nút "More options" (Tùy chọn khác) rồi chọn tần suất (Every hour (Mỗi giờ), Every 3 hours (Mỗi 3 giờ), Daily (Mỗi ngày),...) Bước 6: Chọn khoảng thời gian duy trì sao lưu mong muốn trong mục "Keep my backups" (Duy trì sao lưu của tôi).  Bước 7: Chọn "Back up now" (Sao lưu ngay) để bắt đầu bản sao lưu đầu tiên. Khi xong, bạn sẽ thấy ngày tháng, giờ và dung lượng của bản sao lưu được liệt kê. [caption id="attachment_48770" align="aligncenter" width="800"] Bảo vệ dữ liệu khỏi mọi rủi ro bằng ổ cứng ngoài[/caption] 1.2. Sử dụng ổ USB Flash Ổ flash USB là giải pháp lưu trữ di động giúp người dùng lưu trữ các tệp quan trọng nhất từ ​​máy tính. Dung lượng của các USB trên thị trường hiện nay có thể lên tới 2TB và còn có thể tăng nữa trong tương lai.  Ưu điểm Kích thước nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo bên mình Tốc độ truyền dữ liệu nhanh Không cần cài đặt phần mềm phức tạp Giả rẻ Dung lượng lớn  Nhược điểm Dễ lây lan virus  Dễ mất dữ liệu  Cách sao lưu  Bước 1: Cắm USB Flash vào cổng USB Flash trên máy tính, rồi ngồi đới máy tính nhận diện USB Flash.  Bước 2: Mở thư mục USB Flash > Mở thư mục chứa các tệp cần sao lưu. Bước 3: Chọn cửa sổ Home (Trang chủ), chọn Move to > Chọn Choose location (vị trí). Bước 4: Chọn Manage (Quản lý), chọn Eject > Rút USB ra khỏi máy tính. [caption id="attachment_48760" align="aligncenter" width="800"] USB là công cụ nhỏ gọn dễ mang theo bên mình để sao lưu dữ liệu[/caption] 1.3. Sử dụng đĩa CD hoặc DVD  Sao lưu dữ liệu bằng đĩa CD và DVD là phương pháp truyền thống để lưu trữ và bảo vệ dữ liệu. Mặc dù ngày nay đã có nhiều giải pháp sao lưu hiện đại hơn như ổ cứng ngoài và lưu trữ đám mây. Tuy nhiên sử dụng đĩa CD và DVD vẫn là lựa chọn phù hợp cho một số trường hợp nhất định. Ưu điểm Dễ sử dụng Khả năng tương thích cao  Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài  Nhược điểm Lỗi thời và chỉ áp dụng cho dòng máy tính đời cũ  Tốc độ truyền dữ liệu hơi chậm  Dung lượng lưu trữ hạn chế  Dễ bị hư hỏng  Cách sao lưu  Bước 1: Bỏ đĩa CD/DVD vào ổ đĩa trên máy tính, đợi máy tính nhận diện ổ đĩa.  Bước 2: Mở thư mục đĩa CD/DVD > Nhấn chuột phải và để con chuột vào tùy chọn Send to. Sau đó chọn DVD RW drive. Nếu muốn ghi nhiều tệp, hãy cho tất cả chúng vào một thư mục hoặc nhấn giữ phím Shift trong lúc chọn nhiều file. Bước 3: Sau đó, người dùng sẽ thấy cửa sổ Burn a Disc hiện ra > Chọn tên bất kỳ để viết tiêu đề vào trường Disc Title (Tên đĩa). Chọn With CD/DVD player và nhấn Next. Bước 4: Một cửa sổ để kéo tệp xuất hiện. Nhấn đồng thời Windows + E, nó sẽ mở ra một File explorer khác. Chọn tệp cần sao lưu và kéo tệp đó vào cửa sổ Explorer này > Nhấp vào Drive Tools, chọn Finish burning. Bước 5: Xuất hiện cửa sổ Burn to Disc. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi tên đĩa và tốc độ ghi. Còn không thì cứ để thế và chọn Next.  Bước 6: Quá trình ghi đĩa CD/DVD bắt đầu. Đợi hoàn thành và đĩa DVD sẽ được tự động đẩy ra khỏi ổ. [caption id="attachment_48761" align="aligncenter" width="800"] Ổ đĩa CD/DVD dành cho việc lưu trữ dữ  liệu với máy tính đời cũ[/caption] 1.4. Sử dụng bộ nhớ đám mây  Sao lưu dữ liệu bộ nhớ đám mây là việc tạo bản sao của dữ liệu quan trọng trên máy tính lên các máy chủ lưu trữ đám mây.  Ưu điểm Tự động hóa ngay cả khi người dùng quên bản sao lưu  Tiết kiệm chi phí  Dễ sử dụng, dễ chia sẻ dữ liệu  Khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ dễ dàng  Miễn phí với nhu cầu lưu trữ ít dữ liệu  Nhược điểm Phụ thuộc hoàn toàn vào kết nối Internet  Rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật  Dễ mất quyền kiểm soát dữ liệu nếu để bên thứ ba biết cách đăng nhập vào bộ nhớ Chi phí cao đối với nhu cầu lưu trữ lớn  Cách sao lưu  Bước 1: Mở Ứng dụng Dropbox, Google Drive, Microsoft OneDrive,... trên mạng Internet.  Bước 2: Mở thư mục Google Drive,... > Mở thư mục chứa các tệp muốn sao lưu trong máy tính.  Bước 3: Ở trên cùng bên trái giao diện, nhấp vào mục Mới  -> chọn 1 trong 2 lựa chọn Tải tệp lên: Chỉ upload tập tin, tuy nhiên sau này sẽ khó khăn trong quá trình tìm kiếm và quản lý file. Tải thư mục lên: Drive sẽ tải lên thư mục có sẵn trong máy tính của bạn. Sau khi tải lên, Drive sẽ chứa một thư mục đầy đủ các tập tin giống trong máy tính của bạn. Bước 4: Chờ việc tải lên hoàn tất. (Lưu ý không được tắt trang trong quá trình tải). Lưu ý: Ngoài ra, người dùng có thể tải lên nhanh bằng thao tác kéo tập tin từ thư mục máy tính và thả vào Drive. [caption id="attachment_48769" align="aligncenter" width="800"] Nâng cao kiến thức về sao lưu dữ liệu bộ nhớ đám mây để bảo vệ thông tin hiệu quả[/caption] 1.5. Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến  Dịch vụ sao lưu trực tuyến là một giải pháp giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Thay vì sao lưu dữ liệu vào ổ cứng ngoài, doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu trực tuyến thông qua kết nối internet.  Ưu điểm Bảo vệ người dùng khỏi sự cố mất điện hoặc chưa kịp lưu dữ liệu thì máy bị sập nguồn, lỗi ổ cứng, trộm cắp máy tính, cháy nổ, thiên tai,... Tiện lợi vì có thể sao lưu ở bất cứ đâu  Có khả năng tự phục hồi dữ liệu trong trường hợp bị mất  Nhược điểm Rủi ro về quyền riêng tư  Tốc độ tải dữ liệu có thể chậm do kết nối Internet  Chi phí cao đối với nhu cầu sao lưu dữ liệu lớn  Cách sao lưu  Bước 1: Truy cập trang web của dịch vụ sao lưu trực tuyến. Ví dụ: Backblaze, FBackup, Carbonite, HiDrive, CrashPlan,...  Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập bằng tài khoản hiện có.  Bước 3: Chọn gói lưu trữ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.  Bước 4: Tải xuống và cài đặt phần mềm sao lưu của dịch vụ lên máy tính.  Bước 5: Mở phần mềm sao lưu và chọn các thư mục, tập tin hoặc ổ đĩa người dùng  muốn sao lưu. Bước 6: Chọn dữ liệu cần sao lưu > Nhấp vào nút "Bắt đầu sao lưu" để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu. Bước 7: Hoàn tất quá trình sao lưu > Kiểm tra bản sao lưu để đảm bảo rằng dữ liệu  đã được sao lưu chính xác. [caption id="attachment_48772" align="aligncenter" width="800"] Nhiều dịch vụ sao lưu trực tuyến tiện ích dành cho cá nhân và doanh nghiệp[/caption] >>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả 1.6. Đầu tư vào thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) Thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) là một giải pháp hiệu quả để sao lưu dữ liệu tập trung cho gia đình, văn phòng hoặc doanh nghiệp nhỏ. NAS cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, khả năng truy cập dữ liệu từ xa và nhiều tính năng bảo mật nâng cao.  Ưu điểm Dung lượng lưu trữ lớn  Nhanh hơn việc sao lưu trực tuyến  Chi phí rẻ nếu sử dụng sao lưu thời gian dài  Có thể sao lưu dữ liệu cùng lúc trên nhiều thiết bị  Nhược điểm Dễ mất dữ liệu khi gặp sự cố hỏa hoạn,...  Chi phí cao  Hơi phức tạp trong quá trình thiết lập  Cách sao lưu  Bước 1: Kết nối máy tính Windows với NAS Synology qua mạng LAN hoặc Wi-Fi. Bước 2: Truy cập vào địa chỉ IP của NAS Synology bằng cách sử dụng trình duyệt web. Bước 3: Đăng nhập vào NAS Synology và tạo một thư mục để lưu trữ dữ liệu. Bước 4: Trên máy tính Windows, nhấn Start > Chọn Settings > Chọn Update & Security để mở phần mềm Windows Backup. Bước 5: Chọn Backup > Chọn Go to Backup an Restore (Windows 7) > Chọn “Set up backup” và chọn NAS Synology làm nơi lưu trữ dữ liệu. Bước 6: Chọn các tùy chọn sao lưu như loại tệp tin và lịch trình sao lưu. Bước 7: Chờ đợi quá trình sao lưu hoàn thành và kiểm tra xem các tệp tin đã được sao lưu đầy đủ chưa. [caption id="attachment_48766" align="aligncenter" width="800"] Thiết bị lưu trữ gắn mạng có thể lưu trữ với nhiều tập tin lớn[/caption] 2. 3 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính chạy bằng MacOS  Dưới đây là 3 cách sao lưu dữ liệu trên máy tính phổ biến dành riêng cho người dùng máy tính chạy hệ điều hành MacOS:  2.1. Time Machine có sẵn trên máy Time Machine là công cụ sao lưu tích hợp sẵn trên macOS, cho phép người dùng tự động sao lưu dữ liệu của mình sang ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác. Ưu điểm Dễ sử dụng và cấu hình Tự động sao lưu theo lịch trình Cho phép khôi phục dữ liệu theo từng thời điểm Nhược điểm Yêu cầu ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác Dung lượng lưu trữ iCloud miễn phí giới hạn Cách sao lưu Bước 1: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác với máy tính Macbook.  Bước 2: Mở System Preferences và chọn Time Machine. Bước 3: Chọn Select Backup Disk và chọn ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ.  Bước 4: Bật Time Machine và chọn tần suất sao lưu mong muốn. Bước 5: Chọn các tùy chọn sao lưu và đợi quá trình sao lưu hoàn thành. [caption id="attachment_48762" align="aligncenter" width="800"] Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính dễ dàng với các công cụ và phần mềm hỗ trợ[/caption] 2.2. Sử dụng ứng dụng sao lưu chuyên dụng dành cho Macbook  Nếu người dùng muốn có một giải pháp sao lưu nhanh hơn Time Machine, hãy cân nhắc sử dụng ứng dụng sao lưu chuyên dụng dành cho Macbook là SuperDuper hoặc Carbon Copy Cloner.  Carbon Copy Cloner: Là phần mềm sao lưu được ưa chuộng trên MacOS. Ứng dụng cung cấp khả năng sao lưu đầy đủ hoặc sao lưu chọn lọc từ ổ đĩa, hỗ trợ khôi phục dữ liệu khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.  SuperDuper: Dịch vụ sao lưu trực tuyến đáng tin cậy dành riêng cho MacOS, cung cấp tính năng sao lưu tự động cho dữ liệu lên đám mây. Ứng dụng hỗ trợ người dùng sao lưu đầy đủ hoặc sao lưu có chọn lọc. Ưu điểm Tùy chọn sao lưu linh hoạt  Dễ dàng tạo một bản sao hoàn chỉnh cho toàn bộ ổ cứng Tự động sao lưu hằng ngày  Có tính năng để ngăn chặn việc vô tình xóa các bản sao lưu Nhược điểm Ứng dụng không miễn phí, trong khi Time Machine được tích hợp sẵn macOS. Cách sao lưu  Ví dụ của Carbon Copy Cloner Bước 1: Chuẩn bị Tải xuống và cài đặt Carbon Copy Cloner: Truy cập trang web chính thức của Bombich (https://bombich.com/) để tải xuống phiên bản dùng thử hoặc mua giấy phép. Kết nối ổ cứng dự phòng: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác mà bạn đọc  muốn sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Mở Carbon Copy Cloner: Khởi chạy ứng dụng Carbon Copy Cloner trên máy Mac.  [caption id="attachment_48765" align="aligncenter" width="800"] Truy cập ứng dụng Carbon Copy Cloner trên Macbook[/caption] Bước 2: Tạo tác vụ sao lưu Chọn nguồn và đích: Trong giao diện chính của Carbon Copy Cloner, chọn ổ đĩa nguồn (ổ cứng Mac) từ menu "Source" và chọn ổ đĩa đích (ổ cứng dự phòng) từ menu "Destination". Đặt tên cho tác vụ: Nhập tên mô tả cho tác vụ sao lưu vào ô "Task Name". Chọn tùy chọn sao lưu: Nhấp vào nút "Options" để cấu hình các tùy chọn sao lưu chi tiết, bao gồm: Loại sao lưu: Chọn "Copy" để sao lưu toàn bộ ổ đĩa hoặc "Smart Update" để sao lưu chỉ những thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Xóa các tệp không cần thiết: Bật tùy chọn này để xóa các tệp khỏi ổ đĩa đích không còn tồn tại trên ổ đĩa nguồn. Kiểm tra quá trình sao lưu: Bật tùy chọn này để Carbon Copy Cloner kiểm tra tính toàn vẹn sao lưu sau khi hoàn thành. Lưu tác vụ: Nhấp vào nút "Save" để lưu cấu hình tác vụ sao lưu. [caption id="attachment_48773" align="aligncenter" width="800"] Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính[/caption] Bước 3: Thực hiện sao lưu Chọn tác vụ: Chọn tác vụ sao lưu đã tạo trong danh sách "Tasks". Bắt đầu sao lưu: Nhấp vào nút "Clone" để bắt đầu quá trình sao lưu. Carbon Copy Cloner sẽ sao chép dữ liệu từ ổ đĩa nguồn sang ổ đĩa đích. Theo dõi tiến trình sao lưu trong cửa sổ tiến trình. [caption id="attachment_48768" align="aligncenter" width="800"] Lựa chọn file để tiến hành việc sao lưu dữ liệu[/caption] Bước 4: Xác minh quá trình sao lưu Khởi động lại từ ổ đĩa đích: Sau khi sao lưu hoàn tất, tắt máy Mac và khởi động lại bằng cách giữ phím Option. Chọn ổ đĩa đích: Chọn ổ đĩa dự phòng (có chứa bản  sao lưu) từ trình đơn khởi động. Xác minh chức năng: Khởi động vào hệ thống từ bản sao lưu để xác minh rằng mọi thứ hoạt động bình thường. [caption id="attachment_48759" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu thành công nhờ Carbon Copy Cloner[/caption] 2.3. Sử dụng iCloud iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cho phép người dùng máy tính Macbook  sao lưu dữ liệu của mình trực tuyến. Ưu điểm Tiện lợi, dễ dàng truy cập từ mọi nơi Không cần ổ cứng ngoài Tự động sao lưu dữ liệu Nhược điểm Yêu cầu kết nối internet Dung lượng lưu trữ iCloud miễn phí giới hạn (5GB) Một số loại dữ liệu không được sao lưu tự động Cách sao lưu Bước 1: Mở System Preferences và chọn iCloud.  Bước 2: Chọn iCloud Drive và bật iCloud Backup cho các loại dữ liệu muốn sao lưu.  Bước 3: Kết nối máy Mac với mạng Wi-Fi.   [caption id="attachment_48764" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu trên iCloud đơn giản với các bước dễ thực hiện[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 2.4. Sao lưu tập tin thủ công   Đây là cách mà người dùng được tự do chọn lựa tập tin cần sao lưu. Các bước tương tự như cách sao lưu bằng Time Machine nhưng không có tính năng tự động.  Cách sao lưu: Bước 1: Mở Finder thông qua Dock – Bên tay trái, xuất hiện ổ cứng rời đã kết nối và đã được định dạng. Nếu như không thấy, hãy vào Preferences và chọn Sidebar, để tùy chỉnh những gì sẽ hiện lên trong sidebar của Finder. Bước 2: Tạo thư mục cần thiết để chứa những tập tin cần sao lưu. Bước 3: Di chuyển những thư mục này vào ổ cứng rời.  Nếu không tìm thấy tập tin cụ thể muốn sao lưu, có thể sử dụng chức năng tìm kiếm ở phía trên bên phải cửa sổ Finder. 3. 5 lợi ích của việc sao lưu dữ liệu  Có rất nhiều lợi ích khiến người dùng máy tính nên sao lưu dữ liệu của mình. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng nhất:  Bảo vệ người dùng khỏi việc mất dữ liệu  Khi máy tính gặp sự cố hoặc ổ cứng bị lỗi, người dùng có thể mất tất cả dữ liệu của mình. Sao lưu dữ liệu sẽ bảo vệ người dùng khỏi tình huống mất dữ liệu như vậy và cho phép khôi phục các phiên bản dữ liệu trước đó. Ngăn chặn máy tính nhiễm phần mềm độc hại   Nếu máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại hoặc phần mềm tống tiền, dữ liệu của người dùng có thể bị mã hóa và không thể truy cập được. Sao lưu dữ liệu sẽ bảo vệ người dùng khỏi những trường hợp này.  Khôi phục dữ liệu bị mất nhanh hơn  Khi mất dữ liệu, có thể mất nhiều thời gian để khôi phục. Nếu có bản sao lưu, người dùng có thể nhanh chóng khôi phục dữ liệu của mình.  Dữ liệu mang lại cho người dùng sự an tâm  Nếu có điều gì đó xảy ra với dữ liệu như bị kẻ thứ ba lấy cắp, người nào đó vô tình xóa vĩnh viễn dữ liệu,... Người dùng vẫn biết mình có một bản sao lưu khác và có thể yên tâm khôi phục dữ liệu đó. Truy cập từ xa  Người dùng dễ dàng truy cập dữ liệu đã sao lưu từ mọi nơi trên thế giới. Điều này cực kỳ hữu ích nếu người đang sử dụng máy tính để làm việc từ xa hoặc đi du lịch thường xuyên. Tất cả những gì cần thiết là kết nối Internet, sau đó họ tự do truy cập các tập tin của mình. [caption id="attachment_48767" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu - Chìa khóa để bảo vệ thông tin cá nhân và công việc[/caption] 4. Mẹo sao lưu dữ liệu trên máy tính thành công  Để đảm bảo quá trình sao lưu dữ liệu trên máy tính diễn ra thành công, người dùng nên áp dụng một số mẹo sau:  Xác định dữ liệu nào cần được sao lưu  Không phải tất cả dữ liệu đều quan trọng như nhau, vì vậy cần phải ưu tiên dữ liệu nào cần sao lưu trước. Sau đó lập danh sách chúng để quá trình sao lưu không bị bỏ quên bất cứ tệp nào.   Chọn phương pháp sao lưu phù hợp Có nhiều cách để sao lưu dữ liệu, vì vậy việc chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng máy tính là điều cần thiết. Nếu có lượng lớn dữ liệu cần sao lưu, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến. Lưu trữ tệp sao lưu ở một vị trí an toàn Khi đã tạo bản sao lưu của mình, việc lưu trữ chúng ở một vị trí an toàn và bảo mật là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu đang sử dụng ổ cứng ngoài, hãy cất giữ chúng trong két an toàn để chống cháy và chống nước. Kiểm tra quá trình sao lưu thường xuyên Người dùng máy tính cần phải kiểm tra quá trình sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường. Khôi phục lại bản sao lưu của mình về một tệp nào đó trong máy tính, rồi kiểm tra xem tất cả dữ liệu đó có truy cập bình thường không.  Luôn cập nhật kế hoạch dự phòng  Khi dữ liệu cần lưu trữ trong doanh nghiệp tăng lên, đơn vị cần có một kế hoạch lưu trữ dữ liệu dự phòng. Ví dụ: mua thêm data lưu trữ dữ liệu, ổ cứng, đĩa CD,... tùy vào tình huống dữ liệu thực tế. [caption id="attachment_48763" align="aligncenter" width="800"] An tâm sử dụng máy tính với cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hiệu quả[/caption] 5. Có nên tự động hóa việc sao lưu dữ liệu trên máy tính? Việc tự động hóa cách sao lưu dữ liệu trên máy tính có nhiều ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc: Ưu điểm Tiết kiệm thời gian và công sức vì không cần phải thực hiện thao tác sao lưu thủ công Tăng cường tính nhất quán, giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu Giảm thiểu lỗi của con người, chẳng hạn như quên sao lưu dữ liệu hoặc sao lưu dữ liệu sai Bảo vệ dữ liệu tốt hơn vì nó có thể được thực hiện ngay cả khi  không sử dụng máy tính Dễ dàng quản lý và truy cập  Nhược điểm Có thể tốn kém, đặc biệt là các giải pháp dành cho doanh nghiệp Phụ thuộc vào phần mềm, nếu phần mềm gặp sự cố có thể dẫn đến mất dữ liệu Yêu cầu cấu hình có thể phức tạp đối với người dùng không chuyên Nguy cơ bị tấn công mạng nếu không được áp dụng các phương pháp bảo mật cao  Ít linh hoạt hơn so với sao lưu thủ công vì nó thường được thực hiện theo lịch trình cố định Do vậy, quyết định có nên tự động hóa việc sao lưu dữ liệu hay không phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và mức độ hiểu biết về công nghệ của người dùng.   [caption id="attachment_48771" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu định kỳ - Giải pháp cho sự an toàn và tin cậy[/caption] Với những hướng dẫn chi tiết về cách sao lưu dữ liệu trên máy tính phổ biến ở trên, bao gồm sử dụng ổ cứng ngoài, Time Machine, iCloud, NAS, cùng các mẹo hữu ích để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sao lưu. FPT Cloud hy vọng đã cung cấp cho người đang sử dụng máy tính đầy đủ kiến thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả.  Là nhà cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) hàng đầu Việt Nam, FPT Cloud mang đến cho doanh nghiệp giải pháp sao lưu dữ liệu toàn diện, dễ dàng sử dụng và tính bảo mật cao: FPT Cloud Backup: Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây tự động, tức thời, an toàn & toàn vẹn dữ liệu, tiết kiệm chi phí, phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp mọi quy mô. FPT Disaster Recovery: giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động vận hành trong mọi hoàn cảnh, từ thảm họa thiên nhiên cho tới những sự cố do con người gây ra. Khôi phục dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo an toàn dữ liệu và giảm thiểu tối đa tổn thất. Các bài viết liên quan:  Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Hãy liên hệ với FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ sao lưu dữ liệu tiên tiến, giúp quý khách hàng an tâm bảo vệ thông tin quan trọng của mình.