Blogs Tech

Điện toán đám mây FPT Cloud – Xu hướng công nghệ đi đầu năm 2024

14:35 08/01/2024
Doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì khi 80% thị phần của thị trường điện toán đám mây đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài? Thế giới đã bước sang năm 2024, một năm được dự báo sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của điện toán đám mây - một xu hướng công nghệ dẫn dắt toàn cầu. Đối với nhiều người, điện toán đám mây có thể là một khái niệm kỹ thuật xa vời nhưng thực tế lại là những thứ mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày, hàng giờ như thư điện tử, ảnh trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo…, các video trên YouTube, TikTok…. Phần lớn các nền tảng và các dịch vụ được sử dụng phổ biến hiện nay đều đang vận hành trên cơ sở sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Tiềm năng của điện toán đám mây Make in Viet Nam Không chỉ trên toàn thế giới mà ngay ở Việt Nam, điện toán đám mây "Make in Viet Nam" cũng có rất nhiều tiềm năng. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường mới nổi trên thị trường trung tâm dữ liệu điện toán đám mây. Theo báo cáo cuối năm ngoái 2023 của Research and Markets, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ là 10,68% trong giai đoạn 2022 - 2028. Năm 2023, giá trị toàn thị trường trong nước ước đạt 620 triệu USD, dự kiến tăng lên 1.037 tỷ USD vào năm 2028. [caption id="attachment_38671" align="aligncenter" width="800"] Chi phí Public Cloud được tối ưu hiệu quả[/caption] Dự báo chỉ 1 năm nữa, sẽ có khoảng 100 nghìn tỷ gigabyte dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, tương đương một nửa tổng dung lượng lưu trữ dữ liệu toàn cầu. Do đó, đầu tư vào các Trung tâm dữ liệu (Data Center), hay còn được mệnh danh là "trái tim của Internet", là một loại đầu tư mới của các nhà mạng viễn thông. Nếu không đầu tư vào đây, các nhà mạng viễn thông không có không gian tăng trưởng mới và sẽ bị thay thế. Tại Việt Nam, hiện có 5 nền tảng điện toán đám mây Make in Viet Nam đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử. Vấn đề bảo mật dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây Bên cạnh rất nhiều ưu thế mà điện toán đám mây mang lại, công nghệ này cũng đặt ra những thách thức, trong đó có vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của các dữ liệu được lưu trữ trên đám mây. Đám mây thường được coi là một khái niệm khó nắm bắt - vô hình và bằng cách nào đó, giữ tất cả dữ liệu của chúng ta an toàn ở một nơi rất xa. Vấn đề mất hay rò rỉ dữ liệu chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chuyển dữ liệu lên "đám mây". HÌNH ẢNH Với ưu điểm dễ truy cập, người dùng có thể truy cập dữ liệu đám mây mọi nơi, mọi lúc và cung cấp quyền truy cập rất nhiều người. Nếu không quản lý chặt chẽ quyền truy cập, quản lý danh tính thì rất dễ trở thành điểm yếu để tin tặc khai thác tấn công, từ đó dẫn đến nguy cơ bị mất dữ liệu. Sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu đó là những dữ liệu về tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, hành chính công... Rủi ro an ninh mạng trong điện toán đám mây còn trở nên phức tạp hơn khi các tổ chức muốn sử dụng nhiều nhà cùng cấp dịch vụ đám mây để đáp ứng các nhu cầu hoạt động. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn nhân lực vận hành hệ thông có trình độ cao, hạn chế về ngân sách, quyền riêng tư dữ liệu và khả năng ứng phó khẩn cấp khi có sự cố… cũng là rào cản khi áp dúng công nghệ điện toán đám mây tại các công ty và doanh nghiệp. Hiện 80% dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam là của những nhà cung cấp nước ngoài, đơn vị trong nước chỉ cung cấp 20%. Nhưng do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chưa thiết lập hạ tầng tại Việt Nam, đây cũng là một khó khăn thách thức trong bảo mật dữ liệu nếu không đáp ứng Luật An ninh mạng Việt Nam. Ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây Nếu biết tận dụng lợi thế là tính ưu việt của điện toán đám mây, hoàn toàn có dẫn đầu xu hướng. Và dịch chuyển lên đám mây hiện là xu hướng tất yếu. Nếu doanh nghiệp mong muốn triển khai dự án trong thời gian ngắn nhất hoặc lưu trữ, sao lưu mà không phải đầu tư chi phí vào hạ tầng vật lý quá nhiều thì nền tảng đám mây chính là lựa chọn tốt nhất. Công nghệ điện toán đám mây có thể giúp giải nhiều "bài toán khó" trong rất nhiều những lĩnh vực của cuộc sống. Chiến lược "dịch chuyển lên mây" được coi là quan trọng để giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số tại Việt Nam. Đó cũng là nội dung quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Năm 2024 là một năm bản lề, là cơ hội lớn cho "ngành" trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Việt Nam tăng tốc và bứt phá để từ đó, nền tảng số, điện toán đám mây Make in Viet Nam sẽ là một lựa chọn chiếm ưu thế đối với người dùng trong nước. Năm 2023, FPT Cloud chính thức ra mắt thêm 4 dịch vụ mới bao gồm FPT Kubernetes with GPU, FPT Incident Management, FPT Kafka, và FPT DevOps Service nâng tổng số dịch vụ Nền tảng của FPT Cloud lên đến +25 dịch vụ. Bộ sản phẩm nền tảng Platform as a Service được xây dựng trên nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới FPT Cloud, với kiến trúc tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên thiết kế hệ thống, bảo mật thông tin, tính ổn định và khả năng mở rộng. FPT Cloud sở hữu những ưu điểm khác biệt như: tích hợp Al, mô hình bảo mật nhiều lớp, giao diện quản lý đồng nhất… với hơn +80 dịch vụ Điện toán đám mây mạnh mẽ từ dịch vụ Hạ tầng (IaaS) tới Nền tảng (PaaS), Ứng dụng (SaaS) tuân theo các tiêu chí bảo mật hàng đầu như PCIDSS, ISO 27017:27013. Với việc tiên phong trong việc xây dựng và “trình làng” hệ sinh thái Platform as a Service, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng, đồng nhất công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng tốc hành trình chuyển đổi số. Nguồn: Theo ban thời sự VTV (https://cafef.vn/dien-toan-dam-may-xu-huong-cong-nghe-di-dau-nam-2024-188240103103259552.chn)

Ứng dụng công nghệ Cloud và AI trong chiến lược chuyển đổi số y tế cùng FPT Smart Cloud

18:07 07/01/2024
Ngày 6/1 vừa qua, Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam (VRSNM) đã tổ chức thành công “Hội nghị Khoa học Cập nhật chuyển đổi số và công nghệ trong chẩn đoán hình ảnh – 2024” tại Hòa Bình, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đại diện các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước. Câu chuyện chuyển đổi số của ngành y tế năm 2023 Trong những năm gần đây, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành xu hướng tất yếu ở nhiều lĩnh vực, tại các cơ sở y tế các ứng dụng được triển khai hiệu quả như: Điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (kết nối, thu nhận, trao đổi dữ liệu y học), Blockchain (đồng thuận và bất biến dữ liệu), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Big data (trung tâm của các hoạt động y tế). Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT đã mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí cho bệnh viện, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn, nhanh chóng hơn… Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vẫn còn rất nhiều thách thức, cụ thể thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn. Đặc biệt, khả năng bảo mật dữ liệu vẫn còn là một thách thức trong thời đại số, khi các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng.  Hơn 300 khách mời tham gia Hội nghị Khoa học cập nhật chuyển đổi số và công nghệ ngành Y tế tại Hoà Bình Chính vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện, cơ sở y tế và các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Trong khuôn khổ Hội nghị, Ông Trần Văn Tuyên, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt đề án thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2025, trong quyết định số 2491/QĐ-BYT. Theo đó, 6 định hướng chuyển đổi số toàn diện, gồm: Xây dựng và ban hành kết cấu chi phí công nghệ thông tin trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đẩy mạnh hồ sơ bệnh án/hồ sơ sức khỏe/sổ sức khỏe điện tử. Tăng cường triển khai các mô hình bác sĩ gia đình, home - care. Đẩy mạnh kho dữ liệu hình ảnh y tế tại trung ương và địa phương. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (Cloud, VR, AR...) trong chẩn đoán hình ảnh. Củng cố chính sách về lưu trữ và an toàn, bảo mật dữ liệu y tế. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud và AI nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cùng FPT Smart Cloud.   Đại diện FPT Smart Cloud, Ông Đoàn Đăng Khoa, Phó Tổng Giám Đốc chia sẻ thêm: “Điện toán đám mây (Cloud) và trí tuệ nhân tạo (AI) là 2 nền tảng công nghệ quan trọng có khả năng giúp nâng cao hiệu suất hoạt động, tốc độ xử lý dữ liệu, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực chăm sóc, quản lý của các cơ sở khám chữa bệnh. Với hệ sinh thái đa dạng, giải pháp toàn diện Cloud và AI, FPT Smart Cloud sẵn sàng đồng hành cùng chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp, đơn vị y tế trên toàn quốc”. Tháng 10/2023, FPT Smart Cloud đã chính thức ra mắt FPT GenAI - nền tảng AI tạo sinh (Generative AI) cho Doanh nghiệp. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Generative AI có rất nhiều tiềm năng thông qua việc tự động hóa các tác vụ lặp, đón tiếp bệnh nhân, số hóa chứng từ y tế hoặc đào tạo - tuyển dụng. Tháng 6/2023, chuỗi 1600 nhà thuốc Long Châu tiếp tục ứng dụng FPT AI Mentor trong việc đào tạo dược sĩ, nâng cao chất lượng nhân sự. Trở thành “Công ty tỷ đô lên mây” thành công có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần/năm, sau khi đưa toàn bộ hệ thống bán lẻ lên FPT Cloud trong thời gian nhanh nhất. Không dừng lại ở đó, FPT Smart Cloud còn cung cấp Giải pháp quản lý “kho hồ sơ số” bệnh viện, đưa toàn bộ hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) lên Cloud. Hệ thống thông tin Cloud EMR, tích hợp với hệ thống HIS, tự động đồng bộ thông tin qua các API, người dùng chỉ cần thao tác trên HIS. Hệ thống được phân quyền trên từng người dùng, ghi nhận lịch sử, lưu vết, bảo mật và chống sao chụp trong quá trình truy xuất (mượn/trả) hồ sơ. Giải pháp giúp các Bệnh viện, phòng khám quy mô vừa và nhỏ cấp Quận huyện lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) lâu dài và toàn vẹn dữ liệu, đảm bảo tiêu chuẩn theo thông tư 46/2018 và 54/2017 do Bộ Y tế ban hành, đảm bảo 100% hồ sơ bệnh án được lưu trữ một cách tự động sau khi người bệnh xuất viện, theo hướng dẫn tại điều 6 của thông tư 46/2018.  FPT Smart Cloud vinh dự là Nhà tài trợ Vàng đồng hành cùng Hội nghị Khoa học Chuyển đổi số 2024 tại Hòa Bình. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, FPT Smart Cloud mong muốn đồng hành cùng nhiều Bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian tới, mang đến các giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hoạt động, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Bản tin bảo mật tháng 12

13:52 05/01/2024
I. Các lỗ hổng bảo mật được công bố trong tháng 12 Microsoft công bố các bản vá cho các lỗ hổng bao gồm 34 lỗ hổng, trong đó tồn tại 1 lỗ hổng zero-day và 4 lỗ hổng mức độ critical trong tháng 12 👉 Trong tháng 12 của 2023 Microsoft đã tung ra các bản vá lỗi cho 34 lỗ hổng trong đó có 4 lỗ hổng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng vì chúng cho phép thực thi mã từ xa, tấn công từ chối dịch vụ, và 1 bản vá cho các lỗ hổng zero-day. Một số lỗ hổng đáng được lưu ý:   - CVE-2023-20588 - AMD Speculative Leaks Security Notice – Lỗi division-by-zero trên một số bộ xử lý AMD có khả năng trả về dữ liệu suy đoán dẫn đến mất tính bảo mật. Chỉ có phương thức giảm thiểu được AMD đưa ra vào tháng 8/2023 vì yêu cầu truy cập mạng cục bộ 📝 Khuyến cáo người dùng nào đã và đang sử dụng các sản phẩm nào của Microsoft mà có khả năng nằm trong các phiên bản chứa lỗ hổng trên thì nên thực hiện theo khuyến nghị của AMD để tránh bị nhắm tới trong các cuộc tấn công mạng  Danh sách dưới đây liệt kê 4 lỗ hổng đã có bản vá trong tháng 12 được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng.  Tag CVE ID CVE Title Severity Microsoft Power Platform Connector CVE-2023-36019 Microsoft Power Platform Connector Spoofing Vulnerability Critical Windows Internet Connection Sharing (ICS) CVE-2023-35630 Internet Connection Sharing (ICS) Remote Code Execution Vulnerability Critical Windows Internet Connection Sharing (ICS) CVE-2023-35641 Internet Connection Sharing (ICS) Remote Code Execution Vulnerability Critical Windows MSHTML CVE-2023-35628 Windows MSHTML Platform Remote Code Execution Vulnerability Critical 🔗 Chi tiết về từng loại lỗ hổng và bản vá có thể xem thêm tại Tuesday Patch , Paper  Linux công bố các lỗ hổng trong tháng 12 👉 Trong tháng 12 này thì Linux cũng đưa ra các công bố về lỗ hổng, trong đó một lỗ hổng đáng chú ý đến:  - CVE-2023-6254 - Lỗ hổng trong OTRS AgentInterface and ExternalInterface cho phép đọc mật khẩu văn bản thuần túy được gửi lại cho client trong server response - Sự cố này ảnh hưởng đến OTRS: từ 8.0.x đến 8.0.37  - CVE-2023-49093 - HtmlUnit, một trình duyệt GUI-less cho các chương trình Java, tồn tại lỗ hổng RCE thông qua XSTL khi truy cập trang web của attacker. Lỗ hổng đã được fix trong phiên bản 3.9.0 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất 🔗 Chi tiết về các lỗ hổng có thể xem tại Advisories VMWare công bố các lỗ hổng trong tháng 12 👉 Có 1 lỗ hổng mức độ thấp được VMWare công bố và cập nhật bản vá trong tháng 12 này là:   - CVE-2023-34060: Lỗ hổng leo thang đặc quyền cho phép user có quyền truy cập trực tiếp Workspace ONE Launcher có thể sử dụng tính năng Edge Panel để bỏ qua thiết lập nhằm truy cập vào thông tin nhạy cảm. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất   🔗 Chi tiết về các bản vá có thể xem tại Advisories II. Một số sự kiện an ninh mạng đáng chú ý.  1. Mã độc ransomware Linux Qilin nhắm vào VMware ESXi  👉 Đội ngũ nghiên cứu bảo mật MalwareHunterTeam đã phát hiện bộ mã hoá Linux ELF64 của băng đảng ransomware Qilin. 👉 Mộ mã khoá được sử dụng nhắm vào các máy chủ Linux, FreeBSD và VMware ESXI. Bộ mã chuyên tập trung vào mã hoá các máy ảo và xoá bỏ snapshot của các máy ảo. 👉 Các phương thức thực thi ransomware này bao chạy ở chế độ debug mode, thực hiện scan các file mà không mã hoá, hoặc tuỳ chỉnh để mã hoá các máy ảo và các snapshot của chúng. 👉 Melissa Palmer, chuyên gia của VMware, những câu lệnh dùng để xác định máy chủ VMware của ransomware này được sao chép từ các thông báo hỗ trợ giải quyết lỗi VMware memory heap và lỗi VMware incease performance. 👉 Trong mỗi folder, sẽ có một phần note dịnh dạng [extension]_RECOVER.txt gồm chứa link đến trang web đàm phán Tor của băng đảng ransomware và thông tin đăng nhập cần thiết để truy cập trang trò chuyện của nạn nhân. 👉 Cũng giống như các hoạt động ransomware khác, Qilin sẽ xâm nhập mạng công ty và đánh cắp dữ liệu  khi lây lan  📝 Khuyến nghị các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ cần: Quản lý, kiểm soát và đảm bảo các file, tài liệu được chuyển từ ngoài internet vào nội bộ cá nhân hoặc tổ chức bao gồm cả về con người lẫn dịch vụ. Thực hiện các biện pháp backup dự trù nhằm đề phòng rủi ro 🔗 Thông tin chi tiết hơn xem thêm tại đây, Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây - FPT Cloud: Sao lưu và khôi phục dữ liệu tức thời, an toàn và toàn vẹn dữ liệu. 2. Hacker tích cực khai thác lỗ hổng critical Apache Struts bằng PoC được công bố 👉 Các Hacker đang tích cực khai thác một lỗ hổng critical trong Apache Struts dẫn đến thực thi RCE. Phương thức khai thác dựa trên PoC được công bố trước đó 👉 Vào ngày 7/12/2023, Apache công bố Struts phiên bản 6.3.0.2 và 2.5.33 chịu ảnh hưởng bởi lỗ hổng critical định danh CVE-2023-50164. Các phiên bản chịu ảnh hưởng bao gồm 2.0.0 đến 2.3.37 (end of life), Struts 2.5.0 đến 2.5.32 và Struts 6.0.0 đến 6.3.0. 👉 Lỗ hổng cho phép tải file độc hại lên máy chủ và thực thi RCE qua đó có thể sửa đổi file quan trọng, đánh cắp dữ liệu, gián đoạn các dịch vụ quan trọng hay leo thang đặc quyền ngang. 👉 Ngày 10/12/2023, một nhà nghiên cứu bảo mật đã công bố write-up cho CVE-2023-50164, giải thích cách upload file độc hại lên server và đoạn mã khai lỗ hổng được public vào ngày 12/12/2023. 📝 Khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp: Nâng cấp phiên bản Struts lên phiên bản đã vá lỗ hổng Áp dụng các biện pháp bảo mật phòng chống upload file độc hại 🔗 Nhấp vào đường dẫn để xem chi tiết hơn: new, Dịch vụ bảo mật tường lửa thế hệ mới - FPT 3. Avira antivirus làm treo các máy tính Windows sau khi boot 👉 Từ thứ 6 ngày 8/12/2023, người dùng Windows đã báo cáo lại sự cố OS bị treo một lúc sau khi boot. Vấn đề bắt nguồn từ lỗi update phần mềm bảo mật Avira 👉 Một số lượng đáng kể khách hàng dùng Windows 11 và Windows 10 được ghi nhận gặp phải sự cố nêu trên 👉 Các máy chịu ảnh hưởng bởi lỗ hổng thường sẽ vẫn khởi động bình thường nhưng sẽ không load được Windows desktop. Tuy nhiên sau khi khởi động Avira được khoảng 20s , OS sẽ không phản hồi lại. Giải pháp để thực hiện khắc phục là dùng nút restart cứng 👉 Phía Avira đã ghi nhận về sự cố và thực hiện kiểm tra, khắc phục sự cố. Lỗi đã được cập sửa tại bản cập nhật vào ngày 11/12/2023 📝 Khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức: Thực hiện kiểm tra phiên bản Avira AV được cài đặt nếu đang sử dụng Thực hiện nâng cấp hoặc xoá bỏ các phiên bản phần mềm AV chịu ảnh hưởng của lỗi Liên hệ Avira support để được hỗ trợ nếu không thể nâng cấp 🔗 Nhấp vào đường dẫn để xem chi tiết hơn: new

OpenSearch đã được tích hợp vào FPT Database Engine

13:48 05/01/2024
FPT Database Engine ra mắt phiên bản V1.6 với giao diện mới nhằm tăng trải nghiệm người dùng. Việc bổ sung thêm các engine mới nhu Opensearch, TimeScale Database, và tích hợp với dịch vụ FPT Monitoring giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý và đáp ứng đa dạng Engine theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, dịch vụ FPT Database engine cũng tích hợp thêm tính năng thông báo để người dùng dễ dàng cấu hình theo dõi các thông báo của các dịch vụ như Backup/ Restore Database 1. UI/UX UI (User Interface): Thay đổi giao diện trực quan, dễ sử dụng cho người dùng. Đảm bảo các loại Database trên giao diện được sắp xếp và trình bày gom nhóm một cách hợp lý. Relational Database: bao gồm các DB type MySQL/ SQLServer/ PostgreSQL/ MariaDB Non-Relational Database: bao gồm các DB type Redis/ MongoDB Search Engines: bao gồm DB type Open Search Data Streaming: bao gồm DB type Kafka Time SeriesDB: bao gồm DB type Time Scale UX (User Experience): Cung cấp trải nghiệm toàn diện hoàn toàn mới cho người dùng thay các button bằng các icon thân thiện. Đảm bảo người dùng có một trải nghiệm tốt, thỏa mãn và dễ sử dụng khi tương tác với sản phẩm. 2. Error Code Chuẩn hóa lại bảng mã thông báo để đảm bảo tính nhất quán và thông tin phản hồi một cách tường minh. 3. Alert mail Dễ dàng config alert mail thông báo dùng cho các dịch vụ như Backup và Restore. 4. Tích hợp hệ thống monitoring Do nhu cầu monitoring cho các cụm database, DBaaS phát triển dịch vụ tích hợp với dịch vụ FMON (FPT Monitoring). Việc tích hợp này giúp người dùng có thể cấu hình tích hợp theo dõi log và metrics của từng cụm cluster để người dùng có những quyết đinh đúng đắn và kịp thời. Metric sau khi đã tích hợp Logs sau khi tích hợp 5. Bổ sung thêm hai engine Search engine: Hiện tại, dịch vụ DBaaS đã triển khai thêm loại DB phục vụ cho nhu cầu là OpenSearch. Người dùng có thể provision, management database bao gồm các tính năng Start/Stop/Delete, thay đổi cấu hình resource, tham số của database cũng như cài đặt dịch vụ Backup/Restore, Notification Time series DB: Dịch vụ DBaaS đã triển khai TimeScaleDB là một loại Database kiểu Time series DB. Tại màn hình quản trị người dùng có thể provision, management database bao gồm các tính năng Start/Stop/Delete, thay đổi cấu hình resource cũng như cài đặt dịch vụ Backup/Restore, Notification

6 Xu hướng đám mây tăng tốc đổi mới sáng tạo trong năm 2024

15:31 03/01/2024
Chi phí của doanh nghiệp dành cho cơ sở hạ tầng máy chủ đám mây được dự báo sẽ vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2024. Với nhu cầu ứng dụng các nền tảng mới và các dịch vụ "as-a-service", bao gồm cả các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây của doanh nghiệp. Ngoài những lợi ích về việc tiết kiệm thời gian và chi phí từ việc chuyển đổi đám mây thì doanh nghiệp đang cần một chiến lược lâu dài hơn. Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây giờ đây còn là chìa khóa để trở nên sáng tạo, linh hoạt và thành công hơn. Đối với nhiều doanh nghiệp, các vấn đề an ninh và bảo vệ dữ liệu vẫn đang là những mối quan tâm lớn khi chuyển đổi lên nền tảng mới. Tuy nhiên, các mô hình triển khai mới cung cấp giải pháp tốt nhất như đám mây lai (hybrid-cloud) và đa đám mây (multi-cloud). Vào năm 2024, công nghệ điện toán đám mây sẽ tiếp tục là tâm điểm và bệ phóng cho sự sáng tạo và cơ hội cho tất cả doanh nghiệp. Dưới đây là 6 xu hướng quan trọng nhất trong năm 2024 mà doanh nghiệp sẽ quan tâm: AI Dưới Dạng Dịch Vụ (AI As-A-Service) Cơ sở hạ tầng đám mây đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa AI trở nên phổ biến, cùng với tất cả những lợi ích kinh tế và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại cho doanh nghiệp. Các mô hình AI, như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) góp phần tạo nên ChatGPT, được đào tạo trên lượng lớn dữ liệu, sử dụng lượng lớn công suất tính toán. Hầu hết các doanh nghiệp không có tài nguyên để tự thực hiện điều này, nhưng bằng cách truy cập AI-as-a-service thông qua các nền tảng đám mây, họ có thể tận dụng hạ tầng và công nghệ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu phát triển AI của mỗi doanh nghiệp. Đám Mây Lai (Hybrid-cloud) Và Đa Đám Mây (Multi-cloud) Dự kiến số lượng tổ chức lớn áp dụng chiến lược đám mây đa nhà cung cấp (tức là, họ mua dịch vụ đám mây từ hơn một nhà cung cấp) sẽ tăng từ 76% lên 85% trong năm 2024. Chiến lược đa đám mây mang lại lợi ích về chi phí và linh hoạt tuy nhiên cũng làm tăng sự phức tạp về quản lý dữ liệu và tích hợp với hệ thống cũ. Đám mây đa và lai (kết hợp đám mây với cơ sở hạ tầng trên nơi) là những giải pháp cơ sở hạ tầng tiên tiến sẽ tiếp tục phổ biến khi tổ chức tìm cách cân bằng an ninh với sự linh hoạt và lựa chọn dịch vụ mà họ cần. Công nghệ đám mây thúc đẩy chuyển đổi sáng tạo Ngoài AI được đề cập ở trên, việc áp dụng công nghệ đám mây cũng có thể hỗ trợ phát triển nhiều công nghệ khác như Internet of Things (IoT), blockchain và máy tính lượng tử. Bằng cách loại bỏ nhu cầu đầu tư trực tiếp vào kiến trúc và cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp có thể triển khai các dự án nhanh chóng để đánh giá những lợi ích của các công nghệ mới linh hoạt hơn bao giờ hết nhờ công nghệ điện toán đám mây. Bảo Mật trên nền tảng điện toán đám Mây Mã hóa, xác thực và phục hồi sau thảm họa là ba chức năng của các dịch vụ đám mây mà sẽ ngày càng được yêu cầu khi chúng ta đối mặt với cảnh báo đang tiến triển của năm 2024. Mất dữ liệu và vi phạm dữ liệu đang gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi hacker phát triển các hình thức tấn công mới được trang bị bởi trí tuệ nhân tạo, và bất kỳ hệ thống nào phải có thể truy cập bởi con người luôn có nguy cơ từ các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội. Điều này có nghĩa là an ninh và sự đàn hồi đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà cung cấp và khách hàng đám mây. Đám Mây Bền Vững (Sustainable Cloud Computing) Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn đều cam kết đạt được mục tiêu không thải CO2, không chỉ cho các hoạt động của họ mà còn để giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của họ giảm lượng carbon của họ. Amazon đã cam kết đạt được số liệu không thải CO2 vào năm 2040, và Microsoft đặt mục tiêu vượt qua mục tiêu này thêm mười năm. Cùng với Google, họ cũng tất cả đều đã tuyên bố ý định tạo ra 100% năng lượng được sử dụng trong các hoạt động của họ từ nguồn tái tạo. Việc họ làm được hay không vẫn còn phải xem, nhưng đẩy mạnh cho việc đám mây tính toán xanh hơn và ít ảnh hưởng môi trường sẽ là một xu hướng mạnh mẽ trong năm 2024. Đám Mây Không Có Máy Chủ Và chi phí theo nhu cầu (Serverless And Pay-As-You-Go Cloud) Mô hình dịch vụ đám mây không có máy chủ là một mô hình dịch vụ đám mây loại bỏ nhu cầu cho doanh nghiệp quản lý máy chủ của họ. Trong khi một dịch vụ đám mây thông thường có thể tính phí doanh nghiệp theo số lượng máy chủ mà họ muốn đặt cơ sở hạ tầng của mình, trong mô hình không có máy chủ, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho các nguồn lực họ sử dụng trực tiếp. Điều này tạo ra hiệu suất bằng cách loại bỏ nhu cầu thanh toán cho máy chủ ngay cả khi chúng không sử dụng và giải phóng thời gian của doanh nghiệp để tập trung vào các hoạt động cốt lõi của họ. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: FPT Cloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Điện toán đám mây: Mở đường cho doanh nghiệp Việt tiếp cận dịch vụ quốc tế

17:15 19/12/2023
Chỉ với một vài thao tác nhấp chuột, doanh nghiệp Việt có thể nhanh chóng đăng ký và sử dụng các dịch vụ Cloud chính hãng của Microsoft, với sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của FPT Smart Cloud. SaaS dẫn đầu xu hướng điện toán đám mây (Cloud) Tiếp nối tiến trình chuyển dịch số toàn cầu, phần mềm dưới dạng dịch vụ - SaaS (Software as a Service) đang dần dẫn đầu xu hướng Cloud trên thế giới. Theo Bloomberg, các nền tảng như Public Cloud và SaaS đều đạt 9% tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm từ năm 2020 đến năm 2023, tương đương với 60,36 tỷ USD. SaaS cũng là phân khúc Cloud có tiềm năng bùng nổ tại Việt Nam. Theo nghiên cứu từ Research and Market, tới năm 2025, tốc độ tăng trưởng CAGR của thị trường Cloud tại Việt Nam dự đoán sẽ tăng trên 18,88%, từ đó kéo theo tăng trưởng doanh thu của mảng SaaS - vốn là một trong ba mô hình Cloud phổ biến hiện nay, bên cạnh IaaS và PaaS. SaaS dẫn đầu xu hướng điện toán đám mây Là dạng chuyển giao phần mềm cho phép người dùng truy cập từ xa thông qua Internet, ưu điểm nổi bật của SaaS là chi phí rẻ do chia nhỏ theo thời gian sử dụng và số lượng người dùng. Người dùng chỉ cần trả một khoản phí “thuê” dịch vụ từ nhà cung cấp, hoặc được dùng miễn phí một số tính năng cơ bản, mà không cần phải đầu tư vào server hay chịu trách nhiệm về kỹ thuật như khắc phục sự cố và bảo trì hệ thống…  Bên cạnh đó, SaaS cũng thường cập nhật liên tục và sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Nhờ vậy giảm chi phí ẩn của cho hạ tầng, vận hành, an toàn thông tin... giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng gia tăng quy mô, số lượng người sử dụng hoặc giảm, dừng sử dụng nếu thấy phần mềm không hiệu quả.   Cùng với sự lên ngôi của AI và Big Data, SaaS được dự đoán sẽ ngày càng bùng nổ khi nhiều ông lớn trong ngành đã sớm nghiên cứu nhằm tích hợp các công nghệ này với nhau. Tháng 11 vừa qua, Microsoft đã ra mắt phiên bản đột phá Microsoft 365 Copilot với sự kết hợp sức mạnh AI và nền tảng SaaS sẵn có. Nhờ sự hỗ trợ ngay tức thì từ AI, người dùng sẽ có thêm trải nghiệm làm việc năng suất, hiệu quả hơn với Microsoft 365 Copilot. Microsoft 365 Copilot là sự kết hợp sức mạnh AI và SaaS Trắc trở khi tiếp cận các dịch vụ quốc tế Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình 20-30%/năm trong giai đoạn 2020-2026, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường trung tâm dữ liệu (Data Center) và điện toán đám mây (Cloud). Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn gặp phải những trở ngại nhất định khi tiếp cận với các dịch vụ Cloud quốc tế như Microsoft 365.   Trước đây, để bắt kịp xu hướng Cloud toàn cầu, doanh nghiệp cần mua trực tiếp dịch vụ từ hãng. Các dịch vụ và tài liệu chưa được Việt hoá khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, việc thiếu đội ngũ hỗ trợ chuyên môn người bản xứ có thể gây mất thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và triển khai.   Gần đây xuất hiện nhiều đơn vị Việt Nam đại diện cung cấp các dịch vụ SaaS quốc tế cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời hỗ trợ các vấn đề chuyên môn trong quá trình triển khai. Nhưng thủ tục mua bán và sử dụng dịch vụ chưa thực sự tối ưu. do thủ tục kí kết rườm ra, kèm nhiều văn bản quy định về quyền hạn gây mất thời gian, dẫn tới chậm trễ cho kế hoạch số hoá của đơn vị.  Hóa khó thành dễ cho con đường tiếp cận Cloud quốc tế  Là một trong những đối tác lớn nhất của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud tiên phong ra mắt trang mua hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cung cấp những giải pháp công nghệ bản quyền từ Microsoft dành cho doanh nghiệp. Tại https://microsoft.fptcloud.com/, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, mua và quản lý các gói đăng ký bản quyền Microsoft 365. Website hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán bao gồm chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ tín dụng với VNPay, đảm bảo đầy đủ hoá đơn chứng từ theo yêu cầu. Trải nghiệm dịch vụ Cloud nhanh chóng từ trang mua hàng trực tuyến của FPT Smart Cloud Thay vì phải chờ đợi nhiều ngày, doanh nghiệp có thể ngay lập tức sử dụng gói dịch vụ của Microsoft 365 sau khi hoàn tất thanh toán, đồng thời chủ động quản lý và gia hạn dịch vụ tại một địa chỉ duy nhất. Các gói dịch vụ luôn được đảm bảo cập nhật, tích hợp công nghệ tiên tiến nhất từ Microsoft với phiên bản chính hãng cho thị trường Việt Nam, đi kèm đặc quyền hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia trong quá trình sử dụng.  Chỉ bằng một vài thao tác, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập và triển khai văn phòng số theo chuẩn 5.0, tạo đột phá kết quả kinh doanh và năng suất vận hành. Đặc biệt, với mong muốn đồng hành, giúp mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm, FPT Smart Cloud dành tặng chiết khấu 5% cho toàn bộ đơn hàng trực tuyến cùng ưu đãi siêu hấp dẫn cho doanh nghiệp khi chuyển đổi dữ liệu sang Microsoft 365. Nhanh tay nhận ngay ưu đãi trước ngày 31/12/2023 tại đây!  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: FPT Cloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Quản lý dễ dàng hơn với phiên bản FPT Load Balancer 2.1

15:33 06/12/2023
  FPT Cloud ra mắt phiên bản mới nhất của dịch vụ FPT Load Balancer với những đột phá về giao diện và tính năng. Giúp người dùng dễ dàng cấu hình và quản lý Load Balancer hơn bao giờ hết Với phiên bản 2.1, Doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý Load Balancer với những tính năng linh hoạt mới gồm: Khởi tạo & quản lý nhiều Listener, nhiều Server Pool Cho phép người dùng khởi tạo Load Balancer Internal hoặc External Giám sát và vận hành dễ dàng với giao diện Monitoring cập nhật liên tục Hỗ trợ cân bằng tải L4 và L7 Đa dạng các thuật toán cân bằng tải cho người dùng lựa chọn theo nhu cầu với Round Robin, Weighted Round Robin, Least Connection, Source IP (Algorithm) Cho phép người dùng cấu hình điều hướng request từ cùng 1 client đến 1 server pool dựa trên điều kiện (Sticky Session) Hỗ trợ cân bằng tải và điều hướng dựa trên nội dung request (L7 policy) Tùy chọn điều hướng toàn bộ HTTP request về HTTPS request (Redirect HTTP to HTTPS) Tùy chỉnh cấu hình health check, timeout cho Load Balancer dễ dàng Cam kết khả dụng 24/7 (High Availability) cho tất cả gói Load Balancer Những câu hỏi thường gặp: Có SLA cam kết cho dịch vụ FPT Load Balancer không? Có, FPT Cloud đảm bảo độ khả dụng hàng tháng 99,99% cho các load balancer sử dụng FPT Load Balancer hỗ trợ những giao thức nào? FPT Load Balancer hỗ trợ quá trình cân bằng tải bằng cách sử dụng các giao thức TCP, UDP, HTTP và HTTPS Có thể sử dụng những port TCP nào để cân bằng tải? Có thể thực hiện cân bằng tải cho các port TCP sau: 1-65535 Classic Load Balancer có sở hữu cùng tính năng và lợi ích giống với Load Balancer mới hay không? Classic Load Balancer là phiên bản cũ của FPT Load Balancer, với tính năng và hiệu năng hạn chế hơn so với phiên bản mới. Các load balancer được khởi tạo và sử dụng trước khi phiên bản mới ra mắt được quản lý tại giao diện Classic Load Balancer Làm thế nào để migrate Load Balancer cũ từ Classic Load Balancer lên phiên bản mới? FPT Cloud hỗ trợ người dùng migrate từ Classic Load Balancer sang phiên bản hoàn toàn miễn phí tùy theo trường hợp sử dụng. Vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của FPT Cloud để gửi yêu cầu migrate. Người dùng có thể sử dụng 1 Load Balancer để xử lý các request HTTP và HTTPS không? Có, bạn có thể thêm 1 Listener cho HTTP lắng nghe cổng 80 và 1 Listener cho HTTPS lắng nghe cổng 443 FPT Load Balancer có hỗ trợ xác thực máy chủ backend hay không? Chưa hỗ trợ, FPT Load Balancer hiện tại chỉ hỗ trợ mã hóa backend. Tính năng sẽ được phát triển trong thời gian tới Người dùng có thể liên kết nhiều chứng chỉ SSL của nhiều domain với 1 Listener hay không? Có, tuy nhiên FPT Load Balancer chi cho phép gán 1 SSL Certificate cho 1 Listener nên bạn cần chủ động xuất ra 1 SSL Certificate cho nhiều domain rồi import 1 chứng chỉ đó lên hệ thống Làm thế nào để có thể bảo vệ ứng dụng Web phía sau Load Balancer khỏi các cuộc tấn công? Bạn có thể kết hợp hợp sử dụng FPT Load Balancer với dịch vụ FPT Cloud WAF, một ứng dụng tường lửa tầng ứng dụng giúp bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công. Vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của FPT Cloud để được tư vấn giải pháp WAF phù hợp. Giá FPT Load Balancer được tính như thế nào? Chi phí FPT Load Balancer đã được tính theo các gói, gói cung cấp cho người dùng đã bao gồm toàn bộ chi phí tài nguyên và băng thông internet (mặc định 300 Mbps) nên không cần phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào.

Triển khai và quản lý ứng dụng trên Kubernetes nhanh chóng với dịch vụ FPT App Catalog

11:05 01/12/2023
FPT Smart Cloud chính thức ra mắt dịch vụ App Catalog trên giao diện portal. Với dịch vụ này, khách hàng có thể sử dụng App Catalog phục vụ việc deploy ứng dụng trên nền tảng kubernetes. Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản lý release, thực hiện một số cấu hình liên quan tới cụm Kubernetes cluster thông qua giao diện mà nhóm phát triển sản phẩm đã tích hợp. CÁC CHỨC NĂNG RELEASE: Tạo mới App Catalog instance User có thể tạo một App Catalog instance List App Catalog instance User có thể xem tất cả các instance đã tạo trên vpc của người dùng (thông tin bao gồm id, name,  status, create At, Actions ( delete) Kết nối Kubernetes cluster và quản lý cluster trên App Catalog Hệ thống cho phép user thực hiện một số thao tác: Connect cluster: App Catalog kết nối đến Kubernetes cluster phục vụ deploy ứng dụng Xem danh sách Kubernetes cluster được kết nối tới App Catalog: bao gồm Cluster name, Create at, Actions Disconnect cluster: ngắt kết nối Kubernetes cluster qua giao diện Portal Quản lý App Catalog App Catalog cho phép user quản lý ứng dụng theo repository. FPT Cloud hỗ trợ deploy các ứng dụng thuộc repository của bitnami, và chart do FPT Cloud quản lý Quản lý các ứng dụng đã được deploy đến Kubernetes cluster App Catalog hỗ trợ quản lý các ứng dụng đã được deploy tới Kubernetes Cluster. Tại đây khách hàng có thể thực hiện tìm kiếm ứng dụng theo Kubernetes cluster. Xem chi tiết deploy, reconfig, rollback hoặc uninstall ứng dụng Xoá App Catalog instance Cho phép user xoá App Catalog instance khi không sử dụng: