Sovereign AI: Chìa khoá cho một tương lai AI tự chủ, an toàn và minh bạch
Xem nhanh
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến vô số ứng dụng và lợi ích, đồng thời thay đổi cách chúng ta làm việc, học tập và giải trí. Trước những lợi ích lớn từ công nghệ AI, Chính phủ các nước đang cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển AI tại quốc gia. Từ đó, “Sovereign AI” đang nổi lên như giải pháp cho một tương lai tự chủ công nghệ.
Theo NVIDIA, Sovereign AI, trực dịch là "AI có chủ quyền", "Tự chủ AI" hoặc "AI độc lập", đại diện cho khả năng của một quốc gia trong việc tự chủ phát triển, triển khai và quản lý các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Sự độc lập này bao hàm nhiều khía cạnh, từ cơ sở hạ tầng, dữ liệu, nhân lực đến mạng lưới doanh nghiệp. Việc xây dựng Sovereign AI gắn liền với khái niệm rộng lớn hơn là chủ quyền kỹ thuật số. Theo đó, việc kiểm soát công nghệ số là yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh, thịnh vượng kinh tế và quyền tự chủ của quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay.
Sovereign AI tạo cơ hội cho các quốc gia trau dồi năng lực AI, khai thác tối đa tiềm năng nội lực để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững. Bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tài sản dữ liệu, nguồn nhân lực chuyên môn cao và hệ sinh thái kinh doanh hợp tác chặt chẽ, các quốc gia có thể hướng đến tự chủ về công nghệ và nâng tầm khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Về bản chất, Sovereign AI đại diện cho hành trình của một quốc gia hướng đến đổi mới tự chủ và định hình rõ ràng về toàn cảnh sự phát triển AI trên quy mô toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của Sovereign AI, các nhà lãnh đạo trong ngành, bao gồm Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang và Giám đốc điều hành IBM Corp. Arvind Krishna, đã lên tiếng nhấn mạnh vai trò thiết yếu của nó. Ông Huang khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia nắm quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng AI để bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của họ. Ông nói rằng Sovereign AI không chỉ thể hiện sự tiến bộ công nghệ mà còn góp phần gìn giữ những đặc trưng văn hóa, xã hội và lịch sử riêng biệt của mỗi quốc gia.
Sovereign AI đang thu hút sự chú ý của Chính phủ và doanh nghiệp của các nước trên toàn thế giới bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Mặc dù theo đuổi Sovereign AI mang đến nhiều lợi ích tiềm năng, chính phủ và doanh nghiệp các nước cũng cần cân nhắc những thách thức và rủi ro đáng kể.
Việc triển khai các kế hoạch Sovereign AI được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an ninh. Nhận thức được những vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai Sovereign AI nhằm nắm quyền kiểm soát và định hướng phát triển AI phù hợp với điều kiện và nhu cầu của quốc gia mình. Tiêu biểu trong số đó là Mỹ và Nhật Bản với sự hợp tác cùng NVIDIA - công ty công nghệ hàng đầu thế giới về công nghệ AI.
Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư vào sự phát triển của AI. Điều này thể hiện ở Quyết định số 127/QĐ-TTg của Chính phủ, ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trên hành trình chinh phục Sovereign AI, FPT đã khẳng định vị thế tiên phong của mình tại Việt Nam với sự thành lập của Nhà máy Trí tuệ nhân tạo - AI Factory, hợp tác với NVIDIA nhằm cung cấp nền tảng Điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI. Sự ra đời của AI Factory góp phần thúc đẩy phát triển Sovereign AI tại Việt Nam, cũng như củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
Sovereign AI mang đến cơ hội lớn giúp Chính phủ và doanh nghiệp các nước khẳng định vị thế và bứt phá trong thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng của Sovereign AI, các quốc gia cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể, bài bản.
Chính phủ và doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI (R&D), bao gồm cả việc tài trợ cho các tổ chức học thuật, trung tâm nghiên cứu và các đầu tư vào các sáng kiến liên quan đến AI, từ đó đẩy nhanh quá trình đổi mới và đảm bảo sự phát triển của các công nghệ AI tiên tiến.
Việc xây dựng khung pháp lý toàn diện là cần thiết để định hướng phát triển và triển khai AI một cách có đạo đức. Các khung này cần giải quyết các vấn đề cốt lõi như quyền riêng tư dữ liệu, tính minh bạch của thuật toán, trách nhiệm giải trình và giảm thiểu sai lệch. Quy định rõ ràng và minh bạch giúp xây dựng niềm tin của công chúng và đảm bảo rằng các công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm và hướng đến lợi ích chung.
Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc triển khai thành công Sovereign AI. Các quốc gia nên cân nhắc đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo AI ở mọi cấp độ, từ giáo dục trung học đến nghiên cứu chuyên sâu Khuyến khích nghiên cứu liên ngành và thúc đẩy học tập suốt đời sẽ đảm bảo nguồn cung nhân lực AI có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của lĩnh vực này.
Quan hệ đối tác công - tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp AI trên quy mô lớn. Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nên hợp tác chặt chẽ, phát huy thế mạnh của mình để phát triển các ứng dụng AI giải quyết các vấn đề ưu tiên quốc gia như chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Mặc dù Sovereign AI nhấn mạnh quyền kiểm soát quốc gia, sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Chính phủ và doanh nghiệp nên tham gia vào các diễn đàn và sáng kiến đa phương để chia sẻ kiến thức, thiết lập các tiêu chuẩn và hợp tác về đạo đức và quản trị AI. Sự phối hợp này có thể giúp cân bằng các chính sách AI và thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm trên toàn thế giới. Đối với trường hợp hợp tác giữa FPT và NVIDIA, sự kết hợp này không chỉ mang lại nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật tiên tiến cho FPT, mà còn góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chia sẻ kiến thức về AI giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, Sovereign AI mở ra một chương mới trong hành trình phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, hứa hẹn mang đến những đột phá to lớn và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này để khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.