Blogs Tech

Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất

09:50 17/07/2024
Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ thống lưu trữ, truy xuất thông tin có cấu trúc với độ bảo mật cao giúp người dùng quản lý hiệu quả dữ liệu. Để biết thêm thông tin chi tiết hệ cơ sở dữ liệu là gì, doanh nghiệp hãy cùng FPT Cloud theo dõi bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Hệ cơ sở dữ liệu là gì? Hệ cơ sở dữ liệu - Database Management System (DBMS) là phần mềm, hệ thống được lập trình để lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả và được áp dụng nhiều biện pháp bảo mật cao giúp người dùng tạo, truy cập, cập nhật, xóa và bảo vệ cơ sở dữ liệu. Hệ cơ sở dữ liệu gồm nhóm các thao tác chương trình với cơ sở dữ liệu, đồng thời yêu cầu vào dữ liệu từ ứng dụng, hỗ trợ người dùng và phần mềm từ bên thứ ba lưu trữ và truy cập dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn.  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là MySQL, Microsoft Access, Microsoft SQL, PostgreSQL, Oracle, IBM DB2, dataBASE, SQLite,... [caption id="attachment_50529" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu là hệ thống lưu trữ và truy xuất dữ liệu hỗ trợ bên thứ 3 truy cập dữ liệu[/caption] 2. Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu là phần mềm hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần được tích hợp 1 cách nhất quán để người dùng quản lý, truy cập và sửa đổi dữ liệu. Ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp API dạng ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu để người dùng truy cập và sửa đổi dữ liệu hoặc tạo ra các đối tượng cơ sở dữ liệu đồng thời bảo mật và phân quyền truy cập dữ liệu.  Ngôn ngữ truy cập dữ liệu điển hình như SQL bao gồm các câu lệnh cùng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (truy cập dữ liệu), ngôn ngữ định dạng dữ liệu (xác định cấu trúc dữ liệu) và ngôn ngữ thao tác dữ liệu (đọc và sửa dữ liệu) Công cụ lưu trữ Đây là thành phần cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu có khả năng lưu trữ dữ liệu. Công cụ lưu trữ được coi là thành phần bổ sung để lưu trữ dữ liệu hoặc chuyển dữ liệu dạng tệp. Bộ xử lý truy vấn Khi dữ liệu được tối ưu hóa quá trình truy vấn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp phương tiện để chạy kết quả truy vấn và trả kết quả cho người dùng. Trình quản lý khóa và nhật ký Thành phần này cung cấp cho DSMS khả năng quản lý quyền truy cập đồng thời 1 dữ liệu. Dữ liệu cần được khóa để đảm bảo nhiều người dùng không chỉnh sửa dữ liệu cùng 1 lúc. Hệ cơ sở dữ liệu sẽ ghi lại hết tất cả các thay đổi được thực hiện với dữ liệu và bản ghi các thay đổi được gọi là nhật ký. DBMS sử dụng trình quản lý nhật ký để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu giúp ích cho việc khôi phục thông tin. Danh mục siêu dữ liệu Danh mục siêu dữ liệu là danh mục hệ thống cơ sở dữ liệu, đóng vai trò như một kho lưu trữ toàn bộ các đối tượng cơ sở dữ liệu được tạo. Hệ cơ sở dữ liệu sẽ tự động lưu trữ thông tin về các dữ liệu được tạo vào trong danh mục siêu dữ liệu đồng thời sử dụng thành phần này để xác minh các yêu cầu truy vấn của người dùng với thông tin dữ liệu tồn tại trong DBMS. Động cơ tối ưu hóa Cung cấp cho hệ cơ sở dữ liệu các công cụ tối ưu hóa để phân tích các ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu và biến nó thành những câu lệnh để người dùng truy cập và chỉnh sửa dữ liệu. Tiện ích dữ liệu Các tiện ích cơ sở dữ liệu như sao lưu, khôi phục, chạy thống kê, kiểm tra dữ liệu, tải và chỉnh sửa cơ sở dữ liệu,... Hệ cơ sở dữ liệu sử dụng các tiện ích dữ liệu giúp việc kiểm soát và quản lý hoạt động trong cơ sở dữ liệu hiệu quả hơn. [caption id="attachment_50531" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu tự động lưu trữ thông tin vào danh mục siêu dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ 3. Phân cấp hệ thống cơ sở dữ liệu Cấu trúc phân cấp hệ thống cơ sở dữ liệu theo đối tượng xử lý từ cao xuống thấp lần lượt là lớp ứng dụng, xử lý dịch ngôn ngữ, lớp truy cập, lưu trữ dữ liệu và hệ điều hành. Lớp ứng dụng - Application Layer Lớp ứng dụng có vị trí cao nhất trong cấu trúc phân cấp của hệ cơ sở dữ liệu với khả năng chứa hàng loạt các chương trình, ứng dụng để người dùng sử dụng, tương tác với cơ sở dữ liệu. Lớp ứng dụng cung cấp giao diện truy cập và hiển thị dữ liệu cho người dùng.  Các ứng dụng, chương trình ở lớp này cho phép người dùng truy vấn, yêu cầu dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hiển thị kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, lớp ứng dụng còn giúp người dùng thực hiện hoạt động truy cập, chỉnh sửa, xóa dữ liệu. Lớp xử lý dịch ngôn ngữ - Language Processing Layer Lớp xử lý dịch ngôn ngữ có khả năng biên dịch các truy vấn và yêu cầu từ chương trình, ứng dụng thành định dạng mà hệ cơ sở dữ liệu hiểu và thực hiện được nhờ ngôn ngữ truy vấn SQL.  Lớp truy cập dữ liệu - Data Access Layer Lớp truy cập dữ liệu quản lý hiệu quả việc truy cập và tương tác giữa người dùng và dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu. Đây là lớp hệ thống chuyên xử lý các yêu cầu truy vấn từ hệ cơ sở dữ liệu. Đồng thời lớp truy cập dữ liệu cung cấp giao diện truy cập cơ sở dữ liệu phù hợp cho lớp xử lý dịch ngôn ngữ và khả năng giao tiếp với lớp lưu trữ dữ liệu. Lớp lưu trữ dữ liệu - Data Storage Layer Đây là lớp được dùng để lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ hoặc trên đĩa giúp người dùng quản lý, lưu trữ và truy xuất  dữ liệu hiệu quả thông qua bảng và chỉ mục. Hệ điều hành - Operating System Hệ điều hành là lớp thấp nhất trong cấu trúc phân cấp hệ cơ sở dữ liệu. Hệ điều hành giúp người dùng quản lý tốt các tài nguyên máy tính: tệp tin và bộ nhớ, đồng thời cung cấp khả năng liên kết chặt chẽ giữa các thiết bị lưu trữ và xử lý yêu cầu từ lớp lưu trữ dữ liệu. [caption id="attachment_50528" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu được phân thành 5 cấp độ giúp dữ liệu được quản lý có hệ thống[/caption] 4. Phân loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu có 3 cách phân loại phổ biến như sau: Theo mô hình dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ: Thường dùng để tổ chức dữ liệu thành dạng bảng để quản lý dữ liệu thông qua các quan hệ. Hệ cơ sở dữ liệu phi quan hệ: Dùng các dữ liệu phi cấu trúc nổi bật như hình ảnh, video, văn bản. Theo cách lưu trữ Lưu trữ trên bộ nhớ: Được lưu trữ trong bộ nhớ RAM. Lưu trữ trên đĩa cứng: Được lưu trữ trên đĩa cứng. Theo mức độ phân tán Hệ cơ sở dữ liệu cục bộ: Sử dụng cho phần mềm, ứng dụng nhỏ, quy mô vừa phải và chỉ lưu trữ trên 1 máy tính. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán: Dùng cho phần mềm có quy mô lớn, khả năng mở rộng cao, lưu trữ trên nhiều máy tính. [caption id="attachment_50534" align="aligncenter" width="800"] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có 3 cách phân loại là theo mô hình, cách lưu trữ và độ phân tán[/caption] 5. Vai trò hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối với doanh nghiệp Hệ cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Hiệu suất làm việc tăng Dữ liệu được quản lý chặt chẽ nên người dùng truy cập và truy xuất thông tin dễ dàng, nhanh chóng giúp khả năng kết nối và đánh giá công việc hiệu quả. Tiết kiệm chi phí Dữ liệu được quản lý hiệu quả giúp việc giao công việc không bị trùng lặp hoặc nhiều nhân viên cùng làm 1 công việc, tiêu tốn thời gian đồng thời giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng kinh doanh, hẹn chế chi phí phát sinh khi mất dữ liệu.  Khả năng phản ứng nhanh: Người dùng có thể tìm kiếm và truy xuất dữ liệu nhanh chóng giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin và xu thế của xã hội từ đó phản ứng nhanh với thị trường và đưa ra các chính sách kinh doanh, tăng khả năng thành công. Bảo mật thông tin Thông tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu được bảo vệ bằng việc ngăn không cho người khác truy xuất, đánh cắp dữ liệu khi không có quyền truy cập. Đảm bảo tính nhất quán Hệ cơ sở dữ liệu đảm bảo tính ổn định, nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu với các thông tin quan trọng được sao lưu và truy cập trong tình huống mất dữ liệu, cần được khôi phục. [caption id="attachment_50533" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dữ liệu, tiết kiệm chi phí khi bị mất dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp 6. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Để dữ liệu được quản lý hiệu quả, các doanh nghiệp thường sử dụng 5 hệ quản trị cơ sở dữ liệu dưới đây. 6.1. Hệ CSDL MySQL MySQL là hệ cơ sở dữ liệu phổ biến, thường được các doanh nghiệp sử dụng cho các ứng dụng website. Điểm nổi bật của hệ quản trị dữ liệu MySQL là tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng. Ngoài ra, MySQL có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Mac OS X, Linux, Unix,... giúp doanh nghiệp quản lý, truy vấn dữ liệu hiệu quả trên Internet. 6.2. Hệ CSDL Oracle Oracle hay Oracle database được sử dụng chủ yếu để tính toán Grid Computing và Data Warehousing và là công cụ hỗ trợ SQL truy vấn, tương tác với cơ sở dữ liệu.  Oracle tích hợp trình quản lý dữ liệu đám mây cho phép người dùng lưu trữ hàng tỷ bản ghi mà không tốn dung lượng bộ nhớ. Tuy nhiên, hệ cơ sở dữ liệu Oracle phức tạp, chiếm nhiều tài nguyên máy tính và đòi hỏi người dùng phải bỏ ra khoản chi phí để nâng cấp phần cứng trước khi sử dụng. [caption id="attachment_50532" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu Oracle giúp doanh nghiệp lưu trữ lượng thông tin khổng lồ[/caption] 6.3. Hệ CSDL SQL Server Hệ cơ sở dữ liệu SQL Server được thiết kế chạy trên môi trường dữ liệu khổng lồ một cách ổn định và tăng khả năng truy cập cho người dùng. SQL Server có thể kết hợp với nhiều Server khác cùng 1 thời điểm có thể cung cấp dữ liệu cho hàng nghìn người truy cập giúp tối ưu chi phí. Ngoài ra, SQL Server giúp thông tin, dữ liệu được bảo vệ an toàn khi cho phép người được ủy quyền được xem thông tin. 6.4. Hệ CSDL MongoDB MongoDB là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ có mật mã nguồn mở, có tính linh hoạt cao, hoạt động kết nối hiệu quả trong quá trình điều khiển. Điểm mạnh của MongoDB là tốc độ truyền phát dữ liệu nhanh, cách sử dụng đơn giản. Người dùng có thể sử dụng các công cụ JSON để tăng tính mở rộng linh hoạt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB. Tuy nhiên, hệ cơ sở dữ liệu này không có tính ràng buộc đồng thời dữ liệu lưu dưới dạng Key-value khiến bộ nhớ dễ bị đầy. 6.5. Hệ CSDL NoSQL NoSQL là mô hình lưu trữ dữ liệu phân tán, có tính linh hoạt cao và thường được ứng dụng cho các kho lưu trữ dữ liệu. Điểm nổi bật của hệ cơ sở dữ liệu NoSQL là tốc độ phát triển dữ liệu nhanh chóng, cho phép dữ liệu phân tán theo chiều ngang trên nhiều máy chủ khác nhau giúp thông tin được xử lý nhanh chóng. [caption id="attachment_50530" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ phát triển cơ sở dữ liệu của NoSQL nhanh chóng giúp dữ liệu được xử lý trên nhiều máy chủ[/caption] 7. FPT Cloud cung cấp giải pháp hệ cơ sở dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp  FPT Cloud - đơn vị uy tín cung cấp giải pháp hệ cơ sở dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Những giải pháp của FPT Cloud giúp doanh nghiệp tận dụng được điện toán đám mây tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tính khả dụng dữ liệu cao. FPT Database Engine (FDE) là dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Database) cung cấp cho khách hàng khả năng tạo các Database instance/cluster với cấu hình mong muốn một cách tự động hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng; với 04 dịch vụ bao gồm: In-Memory có Redis; cơ sở dữ liệu quan hệ có mySQL và PostgreSQL; cơ sở dữ liệu noSQL có MongoDB. Những bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất Trên đây là những thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp giải đáp hệ cơ sở dữ liệu là gì. Với khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả cùng khả năng bảo mật thông tin cao, hệ cơ sở dữ liệu là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong việc nắm bắt xu thế thị trường. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ hệ cơ sở dữ liệu của FPT Cloud vui lòng liên hệ qua hotline 1900 638 399.

Sovereign Cloud và tầm quan trọng đối với dữ liệu quốc gia và doanh nghiệp

10:54 16/07/2024
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu trở thành tài sản quý giá, là chìa khóa cho thành công và đổi mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu ngày càng trở nên phức tạp do sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng và sự thay đổi liên tục của các quy định về dữ liệu. Trong thực trạng đó, Sovereign Cloud mở ra xu hướng mới trong quản lý dữ liệu, trao quyền cho doanh nghiệp và giúp họ kiểm soát chặt chẽ dữ liệu của mình.   1. Sovereign Cloud là gì và vì sao doanh nghiệp cần triển khai Sovereign Cloud Ngày nay, nhiều quốc gia và khu vực áp dụng các quy định về chủ quyền kỹ thuật số hoặc chủ quyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của tổ chức phải được lưu trữ trong phạm vi địa lý nhất định, ví dụ như một quốc gia, khu vực hoặc liên minh (như EU). Lý do cho quy định này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm quy định về ngành của chính phủ, quy định về loại dữ liệu đặc biệt (ví dụ như thông tin nhận dạng cá nhân PII), hay do yếu tố kinh doanh hoặc cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó, các doanh nghiệp sử dụng “đám mây có chủ quyền” - Sovereign Cloud.  Theo IBM, Sovereign Cloud, trực dịch là “Cloud có chủ quyền” hoặc “Cloud độc lập”,  là một loại hình điện toán đám mây giúp các tổ chức tuân thủ luật pháp của các khu vực và quốc gia cụ thể. Theo đó, mô hình Sovereign Cloud đáp ứng các yêu cầu về chủ quyền kỹ thuật số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của mình, đồng thời tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương.  Các đặc điểm của Sovereign Cloud:   Hạn chế truy cập: Quyền truy cập vào đám mây được giới hạn cho người dùng, phần mềm, hệ thống và dịch vụ được ủy quyền.  Kiểm soát vị trí lưu trữ dữ liệu: Doanh nghiệp có thể lựa chọn lưu trữ dữ liệu tại một quốc gia hoặc một khu vực nhất định, nằm trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp hay trung tâm dữ liệu của khách hàng.  Tuân thủ quy định:  Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cụ thể của chính phủ hoặc ngành, bao gồm các thông số kỹ thuật cũng như các thông lệ pháp lý và hợp đồng cụ thể.  Hỗ trợ vận hành: Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vận hành chuyên nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và các yêu cầu pháp lý về thông tin an ninh, quyền công dân và nơi cư trú của nhân viên.  Mạng chuyên dụng: Kết nối mạng an toàn và riêng biệt để đảm bảo bảo mật dữ liệu.  Mã hóa: Dữ liệu được mã hóa để bảo vệ khỏi truy cập trái phép.  Với việc ngày càng nhiều ứng dụng được chuyển lên đám mây, vai trò của nó đã vượt xa khỏi mô hình dịch vụ đơn thuần, trở thành một phần thiết yếu trong cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Giống như nhà máy, văn phòng hay tài sản trí tuệ, môi trường đám mây giờ đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp.  Sự chuyển đổi lên đám mây diễn ra mạnh mẽ ở cả doanh nghiệp công và tư nhân, đặc biệt là trong các ngành có tính quản lý cao. Khi các dữ liệu cốt lõi được lưu trữ trên nền tảng đám mây, nhu cầu đảm bảo an toàn cho dữ liệu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.  Ngoài ra, sự bùng nổ của các công nghệ dữ liệu lớn như trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML) cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và an toàn. Để khai thác tối đa tiềm năng của AI, các doanh nghiệp cần ứng dụng hệ sinh thái Sovereign Cloud nhằm tối ưu hóa và đảm bảo nền tảng vững chắc cho những đổi mới kinh doanh đột phá.  Với những yêu cầu ngày càng cao về bảo mật và hiệu quả vận hành, Sovereign Cloud là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.  [caption id="attachment_50469" align="aligncenter" width="800"] Mô hình Sovereign Cloud đáp ứng các yêu cầu về chủ quyền kỹ thuật số của doanh nghiệp.[/caption] 2. Các lợi ích của Sovereign Cloud 2.1. Lợi ích của Sovereign Cloud đối với quốc gia Sovereign Cloud mang đến nhiều lợi ích, cơ hội cho các quốc gia, từ bảo vệ dữ liệu đến thúc đẩy phát triển kinh tế.   Bảo vệ dữ liệu quốc gia: Các quốc gia có thể kiểm soát lưu trữ dữ liệu của công dân và tổ chức trong nước tốt hơn, hạn chế nguy cơ dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, tài chính, quốc phòng bị lọt ra ngoài biên giới.  Thúc đẩy phát triển kinh tế: Khi dữ liệu được lưu trữ an toàn trong nước, các doanh nghiệp và tổ chức sẽ yên tâm đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế.  Nâng cao uy tín quốc gia: Việc bảo vệ dữ liệu công dân và thực thi chủ quyền kỹ thuật số hiệu quả góp phần nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của người dân và các nhà đầu tư.  2.2. Lợi ích của Sovereign Cloud đối với doanh nghiệp Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang hướng đến Sovereign Cloud như một phần quan trọng trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Dưới đây là 5 lý do chính khiến Sovereign Cloud trở thành lựa chọn hàng đầu.   Kiểm soát dữ liệu chặt chẽ: Sovereign Cloud mang lại cho doanh nghiệp quyền kiểm soát nơi lưu trữ dữ liệu, có thể là khu vực hoặc quốc gia, thậm chí là trung tâm lưu trữ dữ liệu cụ thể.   Tuân thủ pháp lý dễ dàng: Sovereign Cloud giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy định và luật pháp về dữ liệu, chủ quyền kỹ thuật số, bất kể họ hoạt động ở bao nhiêu quốc gia hay khu vực.  Hạn chế truy cập: Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát quyền truy cập dữ liệu của nhân viên, đối tác, nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) dựa trên quyền công dân, vị trí thực tế và các yếu tố khác.  Nâng cao khả năng phục hồi: CSP cung cấp dịch vụ có tính sẵn sàng cao, sao lưu dữ liệu quan trọng trên cơ sở hạ tầng có chủ quyền, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phục hồi trước sự cố, thích ứng tốt hơn với các tình huống bất ngờ.  Bảo mật tối ưu: Hệ thống Sovereign Cloud áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn cho dữ liệu, giúp nhân viên và khách hàng có thể truy cập dữ liệu họ cần một cách nhanh chóng và an toàn.  3. Thách thức trong việc triển khai Sovereign Cloud 3.1. Thách thức của Sovereign Cloud đối với quốc gia Các quốc gia đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng Sovereign Cloud, nhưng cũng cần lưu ý một vài điểm sau:  Rủi ro về tính tương thích: Sovereign Cloud có thể không tương thích với các hệ thống và ứng dụng hiện có của chính phủ và doanh nghiệp. Việc tích hợp Sovereign Cloud với các hệ thống khác có thể tốn kém và mất nhiều thời gian.  Chi phí đầu tư cao: Việc xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng Sovereign Cloud đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn từ phía chính phủ. Chi phí cho các dịch vụ bảo mật, tuân thủ và quản lý cũng có thể cao hơn so với các giải pháp đám mây truyền thống.  3.2. Thách thức của Sovereign Cloud đối với doanh nghiệp Mặc dù Sovereign Cloud mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai công nghệ này cũng đặt ra một số thách thức cho đội ngũ CNTT của doanh nghiệp, bao gồm:  Chọn nhà cung cấp dịch vụ am hiểu quy định: Các luật và quy định về chủ quyền kỹ thuật số ngày càng thay đổi và trở nên phức tạp. Điều này khiến việc xác định giải pháp tuân thủ trở nên khó khăn cho các doanh nghiệp, dù họ sử dụng Sovereign Cloud hay trung tâm dữ liệu truyền thống. Doanh nghiệp cần chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để cập nhật dịch vụ của mình theo kịp những thay đổi.   Thiết kế kiến trúc phục hồi thảm họa: Sovereign Cloud không chỉ áp dụng cho trung tâm dữ liệu chính mà còn cho tất cả các cơ sở và địa điểm khôi phục dự phòng. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải có đủ nguồn lực để cung cấp các cơ sở đó trong phạm vi quyền hạn được xác định.  Yêu cầu về chứng nhận và pháp nhân: Một số quy định yêu cầu Sovereign Cloud phải được sở hữu và vận hành bởi công ty có trụ sở chính và chỉ được sở hữu trong những khu vực địa lý cụ thể. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn có mối quan hệ đối tác, giấy phép và khung pháp lý phù hợp để đáp ứng các yêu cầu này.  [caption id="attachment_50470" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao.[/caption] 4. Xu hướng phát triển Sovereign Cloud trên thế giới và tại Việt Nam Sovereign Cloud đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp hướng đến độc lập kỹ thuật số và coi trọng quyền tự chủ dữ liệu. Angela Merkel, cựu thủ tướng Đức và nhà khoa học, đã khẳng định rằng: "Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu là dầu mỏ mới và quyền tự chủ dữ liệu là sức mạnh mới."  Trong khảo sát Xu hướng HCLTech 2024, 47% người được khảo sát tin rằng giảm thiểu sự phức tạp và đảm bảo quyền tự chủ dữ liệu sẽ là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt 17,75% vào năm 2030 và quy mô thị trường dự kiến đạt 99 tỷ USD, Sovereign Cloud được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của điện toán đám mây. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ dữ liệu như một lợi thế cạnh tranh.   Tại Việt Nam, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP và Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định rằng dữ liệu lưu trữ trong nước phải tuân theo thẩm quyền của Việt Nam, đảm bảo dữ liệu không được chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải tuân thủ luật quyền riêng tư của quốc gia nơi dữ liệu xuất phát, cùng vô số quy định nội bộ về bảo mật và lưu trữ dữ liệu. Sự hội tụ của các quy định phức tạp này tạo ra một môi trường nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để đảm bảo tuân thủ tính toàn vẹn của dữ liệu.   Trước những yêu cầu pháp lý ngày càng phức tạp, FPT đã bắt tay cùng NVIDIA, tiên phong phát triển AI Factory - Nhà máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ đó, FPT mang đến nền tảng Điện toán đám mây có chủ quyền, phục vụ nghiên cứu, phát triển AI và các giải pháp công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước và khu vực.  5. Các doanh nghiệp nên làm gì để ứng dụng Sovereign Cloud? Sovereign Cloud là một giải pháp quản lý dữ liệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị của Sovereign Cloud, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và áp dụng các cách thức phù hợp.  Kiểm toán dữ liệu toàn diện  Đây là bước thiết yếu để các doanh nghiệp nắm rõ tình hình dữ liệu của mình. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định nguồn dữ liệu bằng cách liệt kê tất cả các nguồn dữ liệu hiện có của doanh nghiệp, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, dữ liệu hoạt động, dữ liệu nhân viên… Sau đó, các dữ liệu cần được phân loại theo mức độ nhạy cảm. Ví dụ như dữ liệu người dùng cá nhân (tên, địa chỉ nơi ở, email) cần được xử lý nghiêm ngặt hơn so với dữ liệu phân tích ẩn danh hoặc siêu dữ liệu (metadata).  Xác định chiến lược lưu trữ dữ liệu  Đây là chiến lược quyết định nơi lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Chiến lược này cần cân nhắc hai yếu tố chính, đó là yêu cầu về hiệu suất kỹ thuật và yêu cầu pháp lý, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức lưu trữ dữ liệu khác nhau như trung tâm dữ liệu địa phương, đám mây phân tán (distributed cloud) hoặc vùng đám mây (cloud regions).  Rà soát chính sách lưu trữ và truyền dữ liệu  Doanh nghiệp cần đảm bảo có các chính sách rõ ràng về cách thức lưu trữ và truyền dữ liệu. Dữ liệu cần được bảo vệ bằng cách sao lưu thường xuyên và có thể khôi phục nhanh chóng khi có sự cố, mã hóa dữ liệu cả khi lưu trữ và khi đang truyền tải để giảm thiểu rủi ro vi phạm dữ liệu. Ngoài ra, quyền truy cập dữ liệu cần được kiểm soát chặt chẽ, chỉ những người dùng được uỷ quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu.   Hiểu các quy định địa phương và minh bạch với đối tác  Các quy định về dữ liệu phức tạp và dễ thay đổi, vì vậy doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp uy tín tại địa phương để nắm bắt những thay đổi mới nhất và đảm bảo tuân thủ. Cùng với đó, doanh nghiệp cần minh bạch với các đối tác về cách thức quản lý dữ liệu của mình, thông tin rõ ràng cho khách hàng và các mắt xích trong chuỗi cung ứng về vị trí lưu trữ và phương thức xử lý dữ liệu.  [caption id="attachment_50476" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần đảm bảo có các chính sách rõ ràng về cách thức lưu trữ và truyền dữ liệu.[/caption] Có thể nói, Sovereign Cloud không chỉ là xu hướng, mà còn là giải pháp thiết thực đối với các quốc gia và doanh nghiệp. Để tăng khả năng cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ sắp diễn ra, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội trong việc ứng dụng Sovereign Cloud vào hoạt động của mình. 

Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây

09:53 16/07/2024
Cloud Server là hệ thống máy chủ đám mây giúp lưu trữ và quản lý máy chủ trên nền tảng đám mây (Cloud Compute) thay vì sử dụng máy chủ vật lý. Hệ thống cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các tài nguyên như bộ nhớ, băng thông và CPU để đáp ứng tùy theo nhu cầu sử dụng. Nó cũng có khả năng mở rộng, giúp người dùng dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng tài nguyên cần thiết tùy theo nhu cầu kinh doanh. >>> Xem thêm: FPT Cloud Server – Dịch vụ máy chủ ảo đám mây siêu tốc 1. Cloud Server là gì? Cloud Server là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây. Mỗi máy chủ đám mây được xây dựng như một cơ sở hạ tầng ảo, thực hiện chức năng lưu trữ và xử lý thông tin. Về cơ bản, Cloud Server gần giống như máy chủ ảo VPS. Tuy nhiên, Cloud Server ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tiên tiến Cloud Computing, dễ dàng nâng cấp tài nguyên, không cần thực hiện công tác bảo trì. [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Cloud Server - thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây[/caption] 2. Bảng giá cho thuê máy chủ ảo Cloud Server tại FPT Cloud Giá thuê Server còn tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp. Hiện nay, FPT Cloud là đơn vị hàng đầu trong mảng cho thuê Server Cloud với đa dạng gói dịch vụ, hỗ trợ nền tảng hạ tầng chuyên nghiệp. Để cập nhật giá dịch vụ, bạn có thể tham khảo chi tiết cho thuê Cloud Server. Với bảng giá công khai, dịch vụ hỗ trợ chu đáo, FPT Cloud chính là lựa chọn lý tưởng lý cho mọi cá nhân, doanh nghiệp cần thuê máy ảo.  [caption id="attachment_36213" align="aligncenter" width="800"] Bảng giá thuê cloud server cập nhật mới nhất 2023[/caption] 3. Lợi ích thuê máy ảo Cloud Server của FPT Cloud FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống Cloud Server của FPT sở hữu cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ đầy đủ trang quản trị riêng theo nhu cầu của từng khách hàng. [caption id="attachment_15514" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam[/caption] 3.1 Hệ thống máy chủ ảo mạnh mẽ  Hiện nay, FPT Cloud Server đang cung cấp dịch Cloud tích hợp nền tảng ảo hóa tiên tiến Open Stack. Cùng với đó hạ tầng lưu trữ phân tán gồm 6 ổ cứng 100% SSD đảm bảo hiệu suất hoạt động cao, hoạt động ổn định. 3.2 Cam kết dịch vụ rõ ràng  Khi thuê máy chủ ảo Cloud Server thì đều có khả năng mở rộng linh hoạt, cung cấp băng thông lớn, tốc độ đường ổn định. FPT Cloud đảm bảo chất lượng dịch vụ SLA 99.99%, tiết giảm chi phí cho phía doanh nghiệp. 3.3 Dịch vụ đa dạng FPT Cloud hiện cung cấp 3 gói dịch vụ thuê máy chủ ảo Cloud Server. Chúng là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp nâng cấp hiệu suất hoạt động, tối ưu hóa kho lưu trữ Gói Cloud Server Starter: tối ưu về mặt chi phí và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp khi chuyển lên sử dụng dịch vụ trên Cloud  Gói Cloud Server Standard: mang đến máy chủ ảo với hiệu suất cao hơn đáp ứng vận hành hệ thống lớn, đồng thời hỗ trợ lưu trữ dữ liệu với dịch vụ Backup dữ liệu Gói Cloud Server High-performance: là gói sản phẩm cao cấp nhất của FPT Cloud Server, đáp ứng dành cho những nhu cầu phức tạp như Machine Learning, AI 3.4 Khuyến mãi hấp dẫn  FPT Cloud hiện áp dụng khá nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Một số gói dịch vụ tại đây đang giảm giá cực sâu. Với khách hàng đăng ký lần đầu, FPT còn áp dụng vô số khuyến mãi khủng. Giảm ngay 50% cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ FPT Cloud Server. Tặng thêm lên đến 2 tháng miễn phí dịch vụ FPT Cloud Server  4. Tính năng của Cloud Server Công nghệ Cloud Computing đã tạo ra bước đột phá trong lưu trữ, xử lý dữ liệu và ứng dụng. Giờ đây, doanh nghiệp có thể quản lý một cách dễ dàng hơn, thuận lợi triển khai các dự án. Quản lý dễ dàng Máy chủ ảo đám mây cung cấp đến người dùng giao diện quản lý với đầy đủ mọi tính năng tích hợp ngay trên trình duyệt. Theo đó, người dùng luôn có toàn quyền trong việc kiểm soát tài nguyên, thiết lập server và hàng loạt tiện ích khác. Truy cập từ xa hiệu quả Sau khi thuê Server ảo, người dùng có thể dễ dàng truy cập, quản lý kho dữ liệu từ xa. Việc truy cập khá dễ khi chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet như smartphone, PC, laptop. Tính sẵn sàng cao Máy chủ ảo Cloud Server có khả năng tự động theo dõi trạng thái của hệ thống Server. Trong trường hợp một Server bất kỳ trong hệ thống bị trục trặc, toàn bộ dữ liệu trong Server đó sẽ lập tức được chuyển đến khu lưu trữ tài nguyên nhàn rỗi trong mạng lưới Cloud. Khả năng mở rộng, nâng cấp dễ dàng Trường hợp muốn bổ sung thêm tài nguyên phục vụ một tội dự án nào đó, người dùng không nhất thiết phải thuê thêm máy chủ mới. Bởi Cloud Server có thể tự nâng cấp hệ thống Server đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của người dùng. Cấu hình cao và tính chuyên dụng Mỗi Cloud Server đều sở hữu mạng lưới Server có tính chuyên dụng cao. Phần lớn chúng đều đến từ những thương hiệu danh tiếng như Dell, IBM, SuperMicro,.. Cùng với đó là cầu hình và cơ sở network mạnh mẽ. Có hệ điều hành riêng Tùy theo mục đích triển khai, người dùng có thể thiết lập cài đặt hệ điều hành riêng. Chẳng hạn như Fedora, Linux CentOS,.. Hoặc hệ điều hành công khai bất kỳ. Trong quá trình tìm thuê máy chủ ảo, bạn nên cân nhắc lựa chọn đơn vị cho thuê uy tín. Bảo mật nâng cao Cloud Server ứng dụng nhiều lớp bảo mật. Nhờ đó, dữ liệu luôn được lưu trữ an toàn. Đầu ra và đầu vào của dữ liệu được kiểm soát một cách chặt chẽ, rất khó để hacker xâm nhập. Sao lưu dữ liệu Mỗi máy chủ ảo thường sao lưu theo dạng snapshot. Nhờ vậy, người dùng hoàn toàn không cần lo lắng dữ liệu bị một bên nào đó xâm nhập trái phép. Sử dụng linh hoạt Công nghệ Cloud Computing hay Cloud Compute giúp công việc lưu trữ dữ liệu trở nên đơn giản, linh hoạt hơn. Người dùng luôn dễ dàng truy cập, kiểm soát kho dữ liệu thông nhiều thiết bị, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tài nguyên thực Đặc tính kỹ thuật của Red Cloud Server hỗ trợ quản lý ảo hóa các tài nguyên thực. Trong đó, những tài nguyên đó đều đã được cam kết trong hợp đồng cho thuê máy chủ ảo của mỗi khách hàng. [caption id="attachment_15502" align="aligncenter" width="800"] Mỗi Cloud Server đều sở hữu mạng lưới Server có tính chuyên dụng cao[/caption] >>> Xem thêm: Top 16 dịch vụ lưu trữ đám mây tốt phổ biến nhất 2024 5. Phân loại Cloud Server Dựa vào tính chất, mục đích sử dụng, máy chủ ảo Cloud Server sẽ phân loại thành 3 nhóm cơ bản. Bao gồm Public Cloud Server, Private Cloud Server và Cloud Server chuyên dụng. Từng dạng Server lại mang đặc tính riêng. 5.1 Public Cloud Server Đây là loại máy chủ ảo được hỗ trợ Public Cloud Host trên chính hạ tầng máy ảo của nhà cung cấp. Tiếp đó, nhà cung cấp dịch vụ thuê Cloud Server lại cung cấp cho người dùng giao diện web hoặc trình điều khiển bảng chuyên dụng. [caption id="attachment_15506" align="aligncenter" width="800"] Mô tả hoạt động máy chủ ảo Public Cloud Server[/caption] Public Cloud Server hiện là loại máy chủ ảo phổ biến nhất, được cung cấp bởi nhiều hãng công nghệ lớn.  5.2 Private Cloud Server Private Cloud Server gần tương tự như một phiên bản máy tính trong hệ thống Private Cloud cục bộ. Trong tình huống này, người dùng có thể lựa chọn phân phối máy chủ đến người dùng khác trong cùng hệ thống. Có nghĩa bạn có quyền cấp quyền truy cập cho một ai đó trong mạng bạn hoặc ngoài mạng internet. [caption id="attachment_15510" align="aligncenter" width="800"] Private Cloud Server hoạt động trong môi trường hạ tầng riêng của từng tổ chức[/caption] Sự khác biệt lớn nhất giữa máy ảo Public và máy ảo Private là Private Cloud Server hoạt động trong môi trường hạ tầng riêng của từng tổ chức. Trong khi đó Public Cloud Server lại nhận quyền sở hữu và được vận hành bởi bên ngoài tổ chức. 5.3 Cloud Server chuyên dụng Đây có thể là dạng máy ảo vật lý. Chúng thuộc loại máy ảo chuyên dụng, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu triển khai lớp mạng ảo hóa. Quá trình triển khai này cần thiết để điều chỉnh hoạt động, tăng cường lớp bảo mật của máy chủ. Hệ thống Cloud Server này có khả năng tinh chỉnh một lượng lớn tài nguyên. Người dùng có quyền lựa chọn phiên bản phù hợp với mục đích sử dụng. 6. Các thông số cần nắm khi thuê máy ảo Cloud Server Trước khi thuê máy chủ Cloud, bạn cần tìm hiểu một vài thông số quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động của Cloud Server. Chẳng hạn như CPU, RAM, Storage, Uptime, hỗ trợ kỹ thuật. 6.1 CPU Đây là thông số quan trọng nhất, bạn cần nắm rõ khi chọn thue may chu ao. CPU cho biết khả năng xử lý của máy chủ với đơn vị đặc trưng Hz. Cùng với đó là bộ nhớ đệm cache, số luồng threads. [caption id="attachment_15522" align="aligncenter" width="800"] CPU cho biết khả năng xử lý của máy chủ ảo Cloud Server[/caption]   Dựa những thông số trên, người dùng có thể xác định khả năng hoạt động ổn định của máy chủ, tốc độ xử lý. Bộ nhớ đệm cache tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. 6.2 RAM Thông thường RAM càng cao thì máy chủ lại càng xử lý được nhiều tác vụ. Phần lớn RAM đều tương tự nhau. Tuy nhiên, RAM 4 sẽ sở hữu tốc độ cao hơn so với RAM 3. Thực tế, khả năng xử lý của RAM ảo vẫn yếu thế hơn so với RAM thật. [caption id="attachment_15526" align="aligncenter" width="800"] RAM càng cao thì máy chủ lại càng xử lý được nhiều tác vụ[/caption] Dung lượng RAM lớn cho biết máy chủ đủ sức chạy cùng lúc số lượng lớn tác vụ. Nếu cần quản lý nhiều ứng dụng, lưu trữ kho dữ liệu lớn, bạn nên chọn máy ảo có RAM cao một chút. 6.3 Storage - Bộ nhớ Tốc độ xử lý của Server phụ thuộc rất lớn vào bộ nhớ Storage. Khi nghiên cứu Storage, bạn cần xem đến dung lượng và từng loại Storage. Trong đó, dung lượng Storage sẽ quyết định đến khả năng vận hành của máy chủ ảo. [caption id="attachment_15530" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ xử lý của Server phụ thuộc rất lớn vào bộ nhớ Storage[/caption] Nếu xét về mặt phân loại, Storage hiện gồm 2 loại chính, bao gồm HDD và SSD. Nếu chỉ có nhu cầu sử dụng các chức năng cơ bản như đọc, ghi, bạn nên chọn SSD. Một máy trang bị toàn phần bằng loại ổ cứng SSD, tốc độ xử lý có thể nhanh hơn từ 3 - 4 lần so với loại ổ cứng HDD. Đặc biệt trên cùng một máy ảo Cloud Storage, người dùng luôn có 2 lựa chọn phân vùng. Cụ thể như: Hot Storage với IOPS có thể đạt 50.000 IOPS, tốc độ xử lý cực nhanh. Warm Storage với IOPS có thể đạt 20.000 IOPS, thích hợp xử lý phần ứng dụng. 6.4 Uptime - Thời gian hoạt động Uptime quyết định đến khả năng hoạt động ổn định của máy chủ trong toàn bộ thời gian vận hành. Trong đó, Update trên mỗi Cloud Server thường bị chi phối bởi 3 yếu tố, bao gồm: Thời gian hoạt động của hệ thống vật lý. Thời gian hoạt động của các giải pháp. Thời gian xử lý của data Center. Thông thường nếu 3 yếu tố trên không xung đột, update ở mức 99.95% đã được coi là khá lý tưởng. Còn mức uptime 99.99% cho biết người dùng chưa xét đến thời gian hoạt động của Data Center. 6.5 Hỗ trợ kỹ thuật Không có gì đảm bảo hệ thống máy chủ ảo Cloud Server có thể hoạt động ổn định trong toàn bộ thời gian vận hành. Trường hợp gặp phải sự cố, người dùng sẽ cần đến sự hỗ trợ của đơn vị cho thue may chu ao. [caption id="attachment_15534" align="aligncenter" width="800"] Bạn hãy lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Server hỗ trợ kỹ thuật tốt[/caption] Trong quá trình tìm thuê Cloud, bạn nên ưu tiên chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín như FPT Cloud. Bảng giá thuê Cloud Server tại FPT Cloud luôn công khai đến mọi khách hàng, chương trình khuyến mãi triển khai thường xuyên, các gói dịch vụ đa dạng. Bên cạnh giá cả, bạn cũng nên tìm hiểu thêm khả năng nâng cấp dịch vụ, chế độ hậu mãi. Dịch vụ Cloud Server FPT hiện hoàn toàn đáp ứng tốt những yêu cầu này. 7. Mô hình công nghệ sử dụng triển khai Cloud Server Công nghệ điện toán đám mây hiện nay đều tập trung phát triển theo mô hình LAAS. Trong mô hình này luôn có Data Center Infrastructure, Equipment, Virtualization và System Engineers. Nói chung, mỗi đám mây cần có sự phối hợp ăn ý của nhiều công nghệ ảo hóa. Ảo hóa máy chủ vật lý: Để triển khai một Cloud, trước tiên bạn cần ảo hóa hệ thống máy chủ vật lý. Ảo hóa hệ điều hành vào phần cứng là 2 giải pháp bạn có thể lựa chọn. Hiểu đơn giản thì đây chính là ảo hóa phần cứng và ảo hóa phần mềm. Triển khai đám mây: Sau giai đoạn ảo hóa máy chủ vật lý, bạn bắt đầu triển khai đám mây. Quá trình này cần đến sự hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây để đồng bộ chức năng và tăng cường bảo mật. Vận hành và quản lý đám mây: Ở giai đoạn này, bạn cần triển khai khởi tạo. Tiếp đến là phân phát, phân tán, sao chép, lưu trữ, dịch chuyển và phục hồi tài nguyên theo dạng Cloud Server. Từng đơn vị cung cấp lại ứng dụng công nghệ riêng. [caption id="attachment_15540" align="aligncenter" width="800"] Hình ảnh mô tả mô hình LAAS[/caption] 8. Những phần mềm sử dụng triển khai Cloud Server Phần mềm triển khai Cloud Server thuộc dạng trả phí hoặc không trả phí. Tuy nhiên dù triển khai theo dạng nào, chúng vẫn đều giúp ích doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, tiết kiệm chi phí hoạt động. Open Stack: nền tảng mã nguồn mở miễn phí cung cấp một Frame để xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng public cloud và private cloud. VMware vSphere: Phần mềm hỗ trợ triển khai mô hình LAAS cho các doanh nghiệp. Thế nhưng nếu xét về mặt kinh tế, đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp bởi nó vẫn còn khá đắt đỏ. Virtuozzo: Một cái pháp ảo hóa thực hiện ngay trên hệ điều hành Docker và Linux Container. Nó chiếm rất ít tài nguyên máy chủ, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Một số phần mềm khác: Bên cạnh 3 phần mềm kể trên thì vẫn còn khá nhiều phần mềm khác hỗ trợ triển khai Cloud Server. Chẳng hạn như phần mềm OpenNebula, OnApp, OpenShift,... [caption id="attachment_15544" align="aligncenter" width="800"] Open Stack - phát triển bởi cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA và Rackspace[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý giá rẻ chất lượng  9. Các yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ Server vật lý Muốn triển khai một hệ thống máy chủ ảo đám mây, mỗi cá nhân hay chủ doanh nghiệp đều cần đảm bảo công tác chuẩn bị cơ bản. Bao gồm một số công việc như: Có ít nhất từ 2 máy chủ vật lý và ổ cứng mạng trở lên. Trang bị thiết bị mạng Network Hardware phục vụ kết nối từ máy chủ với ổ cứng, hệ thống mạng internet công cộng. Xây dựng đội ngũ kỹ, kỹ thuật viên lành nghề về am hiểu về cách quản lý và vận hành mạng Cloud Server. Hoàn thành quy trình triển khai công nghệ ảo hóa máy chủ. Chẳng hạn như ảo hóa KMV theo công nghệ của Google. Quá trình Setup Cloud Server cần phải có chi phí đầu tư cho mặt công nghệ, hệ thống phần cứng và đội ngũ con người vận hành. Do đó nếu chưa đủ tiềm lực tài chính đội ngũ nhân viên chuyên môn, doanh nghiệp bạn nên lựa chọn thuê Cloud Server FPT. 10. Phân biệt giữa Cloud Server và Cloud Hosting Cloud Hosting thiết kế như một gói dịch vụ cho Web Hosting, hỗ trợ nhiều website cùng hoạt động trong một Server có kết nối internet. Nếu so sánh với Cloud Server, Cloud Hosting dường như yếu hơn về tính linh hoạt, khả năng mở rộng. Tiêu chí so sánh  Cloud Server  Hosting Server  Cách thức hoạt động  Hoạt động trên nền tảng đã trải qua ảo hóa  Hoạt động trên nền tảng máy chủ  Tính linh hoạt  Dễ dàng điều chỉnh cấu hình, tùy chọn thêm bớt tài nguyên  Bị phụ thuộc vào máy chủ nên rất khó điều chỉnh  Khả năng mở rộng  Hỗ trợ mở rộng không giới hạn  Bị giới hạn trong việc mở rộng, đặc biệt là khi có site lớn hoạt động  Khả năng quản lý  Cho phép người dùng quản lý ở bất kỳ đâu, trên nhiều thiết bị  Quản lý thông qua Hosting Panel  Tính ổn định  Hoạt động ổn định, khi một Server gặp lỗi thì toàn bộ dữ liệu sẽ chuyển qua khu vực lưu trữ khác  Khi máy chủ trục trặc, dữ liệu lưu trữ có thể bị ảnh hưởng  11. Một số câu hỏi thường gặp Trong phần cuối của bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server. Phần giải đáp sau đây chắc chắn rất hữu ích với những ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server. [caption id="attachment_15556" align="aligncenter" width="800"] Giá mỗi gói dịch vụ Cloud Server phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp[/caption] Sử dụng 1 gói cloud server có thể host bao nhiêu website? Giá mỗi gói dịch vụ Cloud Server còn tùy thuộc vào dung lượng Cloud Storage, số RAM, CPU. Chẳng hạn như với một dịch vụ 40GB Cloud Storage, RAM 2GB, CPU 2 Core, giá chỉ từ 599.000đ/tháng. Ngoài mỗi đơn vị cung cấp lại áp dụng một bảng giá riêng. Cloud Server hỗ trợ trên những hệ điều hành nào? Hiện nay, Cloud Server hỗ trợ khá nhiều hệ điều hành. Trong đó phổ biến nhất phải kể  đến hệ điều hành Windows Cloud Server, Linux, Ubuntu, Fedora, Debian,.. Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server của FPT Cloud có tốt không? Dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng. FPT tự tin với nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung cấp đa dạng dịch vụ, giá cả cạnh tranh, hỗ trợ chu đáo. Khi có nhu cầu sử dụng FPT Cloud Server bạn hãy tin tưởng lựa chọn FPT Cloud. Những bài viết liên quan: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn Cloud Server là giải pháp hoàn hảo để mỗi cá nhân, doanh nghiệp cải thiện công việc quản lý, lưu trữ. FPT Cloud tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Vậy muốn tìm hiểu, nhận tư vấn vấn và đặt dịch máy chủ ảo, bạn hãy tin tưởng chọn lựa FPT Cloud.

Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý

09:36 16/07/2024
Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp. Sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là điều tất yếu để doanh nghiệp tối ưu năng suất, khả năng cạnh tranh và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp những thông tin chi tiết về hạ tầng công nghệ thông tin. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Hạ tầng công nghệ thông tin hay còn được gọi là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoặc hạ tầng số, (tiếng Anh là Information Technology Infrastructure hoặc Digital Infrastructure), bao gồm các thành phần như: phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, dữ liệu và các thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực cơ bản khác.  Nó là yếu tố không thể thiếu để phát triển, thử nghiệm, triển khai, vận hành, kiểm soát, theo dõi, quản lý và bảo trì các dịch vụ công nghệ thông tin trong một tổ chức. Hạ tầng công nghệ thông tin này có khả năng phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức công cộng như quận/huyện, tỉnh/thành phố và thậm chí cả quốc gia. Theo truyền thống, quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đã là một nhiệm vụ phức tạp vì yêu cầu đòi hỏi đầu tư lớn và công việc bảo trì cũng phức tạp. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của điện toán đám mây và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba, việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT trở nên dễ dàng hơn.  [caption id="attachment_48670" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu và kết nối doanh nghiệp[/caption] 2. Thành phần hạ tầng công nghệ thông tin Các thành phần cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin gồm những gì? Cùng FPT Cloud tìm hiểu trong nội dung sau đây: 2.1. Phần cứng  Phần cứng là các thiết bị vật lý, các máy móc được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, cung cấp tài nguyên mạng cho doanh nghiệp. Các máy móc, thiết bị phần cứng bao gồm máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, máy in, các thiết bị ngoại vi (màn hình, tai nghe, máy in,...), thiết bị lưu trữ. 2.2. Phần mềm Phần mềm là hàng loạt các chương trình, ứng dụng được hoạt động trên hệ điều hành máy tính giúp doanh nghiệp thực hiện đa tác vụ. Thành phần của phần mềm gồm cơ sở dữ liệu, máy chủ ứng dụng, hệ thống quản lý nội dung, hệ điều hành, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm an ninh mạng,... 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng Cơ sở hạ tầng mạng là hạ tầng cơ sở và quy trình để người dùng và các thiệt khác sẽ trao đổi dữ liệu. Thành phần cơ sở hạ tầng mạng có thiết bị mạng, mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng, Internet. 2.4. Trung tâm dữ liệu Trung tâm dữ liệu là vị trí thực tế lưu trữ máy tính và hàng loạt các thiết bị phần cứng, là cơ sở vật lý lưu trữ dữ liệu số của doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Việc thiết lập trung tâm dữ liệu cần đảm bảo các thành phần vật lý bổ sung như hệ thống an ninh, ổ đĩa, thiết bị mạng và thiết bị làm mát. 2.5. Hạ tầng bảo mật Cơ sở hạ tầng bảo mật được doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ, mã hóa các dữ liệu quan trọng. Hạ tầng bảo mật gồm các hệ thống xác thực, hệ thống ủy quyền, phát hiện và ngăn chặn và mã hóa. 2.6. Dịch vụ điện toán đám mây Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin qua Internet theo yêu cầu và thanh toán theo mức sử dụng, thay vì sở hữu và bảo trì máy chủ vật lý. Dịch vụ điện toán đám mây gồm các nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng được cung cấp từ doanh nghiệp thứ 3 và khách hàng được phép truy cập ứng dụng dưới phần mềm dịch vụ (IaaS). [caption id="attachment_48675" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu, phần mềm, nền tảng được cung cấp từ bên thứ 3[/caption] >>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả 3. Phân loại hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin được chia thành 3 loại chính theo mô hình sử dụng, cụ thể như sau: 3.1. Cơ sở hạ tầng truyền thống Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống, doanh nghiệp phải tự trang bị, lắp đặt và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, nghĩa là doanh nghiệp lưu trữ tất cả các dữ liệu từ các máy chủ bên trong trung tâm hoặc cơ sở. Cơ sở hạ tầng truyền thống có những lợi ích về bảo mật thông tin nhưng chi phí đầu tư cao, việc bảo trì và nâng cấp thiết bị tốn kém, phức tạp. 3.2. Cơ sở hạ tầng đám mây Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đám mây cho phép các doanh nghiệp thuê tài nguyên, dịch vụ công nghệ thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Hạ tầng đám mây chi phí đầu tư thấp, linh hoạt điều chỉnh theo quy mô, dễ quản lý, khả năng phục hồi cao. Hạ tầng đám mây cung cấp các dịch vụ như Cloud Server, Object Storage, Cloud Database,... để doanh nghiệp lựa chọn tài nguyên số hóa theo nhu cầu của đơn vị.  [caption id="attachment_48671" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở hạ tầng đám mây giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư và dễ quản lý dữ liệu[/caption] 3.3. Cơ sở hạ tầng mây lai (Hybrid) Hạ tầng mây lai là sự kết hợp giữa hạ tầng truyền thống và hạ tầng đám mây. Doanh nghiệp vừa sử dụng tài nguyên công nghệ thông tin tại chỗ, vừa khai thác khả năng mở rộng, linh hoạt dữ liệu, tiết kiệm chi phí của hạ tầng đám mây. Mô hình kết hợp này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đáp ứng được tính bảo mật thông tin, giảm thiểu chi phí nâng cấp, quản lý đơn giản hơn.  Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mây lại cũng có một số hạn chế như người dùng phải truy cập, tương tác với đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây với giao diện API. Doanh nghiệp cần khắc phục vấn đề gián đoạn kết nối khi làm việc với đám mây công cộng. Ngoài ra, mô hình hạ tầng mây lai đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ thuật và tài nguyên đầu tư lớn để duy trì và triển khai đám mây riêng. 4. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin là các công nghệ kỹ thuật số mới có dạng mã (IaC) đang tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ khi cơ sở hạ tầng này tối ưu hóa đám mây giúp doanh nghiệp tiếp cận với sự đổi mới và linh hoạt hơn. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm: Bảo mật: Ngày càng phức tạp hóa với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng và nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân. Tăng cường hiệu suất: Đảm bảo hạ tầng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và doanh nghiệp một cách hiệu quả. Độ tin cậy: Luôn phải có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố nhanh chóng để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động. Phản ứng nhanh: Sẵn sàng đáp ứng và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và yêu cầu của thị trường. Tiêu chuẩn hóa: Đảm bảo sự tương thích và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để tối ưu hóa khả năng tương tác giữa các hệ thống. [caption id="attachment_48673" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin gặp thách thức lớn khi luôn phải sẵn sàng thích nghi[/caption] 5. Vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp khi cung cấp các cơ sở vật chất và kỹ thuật để triển khai sáng kiến số hóa. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể: Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Các nền tảng phần mềm, các công cụ được cung cấp để tự động hóa quy trình hoạt động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.  Tăng lượng truy cập, chia sẻ dữ liệu: Nhân viên được phép truy cập thông tin mọi địa điểm, thời gian và dễ dàng chia sẻ các thông tin nội bộ. Phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định: Các công cụ phân tích, báo cáo được cung cấp đầy đủ giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/công ty và kịp thời đưa ra các quyết định ứng phó. Kết nối với khách hàng: Thấu hiểu khách hàng và cải thiện các trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. [caption id="attachment_48672" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, tăng lượng truy cập, kết nối và thấu hiểu khách hàng[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu 6. Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là sự phối hợp giữa hệ thống, nguồn lực, nền tảng, con người và môi trường công nghệ thông tin. Dưới đây là một số loại quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay: Quản lý hệ điều hành: Cung cấp nội dung, bản vá, cấp phép và quản lý đăng ký để giám sát hiệu quả các môi trường chạy cùng hệ điều hành. Quản lý đám mây: Các quản trị viên được cung cấp đám mây có quyền kiểm soát mọi dữ liệu, thông tin đang chạy trên đám mây bằng việc quản lý việc sử dụng, tích hợp và khắc phục hậu quả. Quản lý ảo hóa: Việc đơn giản hóa quản trị tài nguyên công nghệ thông tin, nâng cao khả năng phân tích dữ liệu, hợp lý hóa các hoạt động nhờ phần cứng vật lý và giao diện môi trường ảo. Quản lý hoạt động công nghệ thông tin: Mô hình hóa, phân tích và tối ưu hóa các quy trình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục và dự đoán các hoạt động trong tương lai. Tự động hóa công nghệ thông tin: Thay thế hoặc giảm bớt tương tác của con người với hạ tầng công nghệ thông tin thông qua các hướng dẫn và quy trình lặp lại. Điều phối vùng chứa: Triển khai, quản lý và mở rộng quy mô, kết nối mạng giữa các vùng chứa bằng cách tự động hóa tất cả các hoạt động. Quản lý cấu hình: Hệ thống máy chủ, máy tính, phần mềm cần được duy trì ở trạng thái nhất quán. Quản lý API: Kết nối các ứng dụng, dữ liệu của các doanh nghiệp và đám mây thông qua việc kiểm soát, phân tích giao diện lập trình ứng dụng (API). Quản lý rủi ro: Để giảm thiểu và kiểm soát những rủi ro và tác động tiềm ẩn của chúng, doanh nghiệp luôn phải xác định, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch. Quản lý dữ liệu: Doanh nghiệp cần quản lý, thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu để biết dữ liệu ở đâu, do ai sở hữu, ai có thể truy cập. [caption id="attachment_48674" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin quản lý các dữ liệu thông tin trên đám mây[/caption] 7. FPT Cloud cung cấp giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn FPT Cloud cung cấp các dịch vụ, giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp: FPT Cloud cung cấp gói Cloud Server, Spot Instances, Cloud VA có nhiều mức giá khác nhau phù hợp với quy mô của mọi doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân sự để có sự am hiểu và sử dụng thành thạo hạ tầng công nghệ thông tin. Cung cấp môi trường công nghệ thông tin bảo mật giúp việc tổ chức, vận hành các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây diễn ra an toàn và hiệu quả. [caption id="attachment_48676" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp các gói dịch vụ giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp[/caption] Những bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Hy vọng, bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin là gì để có những giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0. FPT Cloud luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, quản lý và đưa ra các giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin. Liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết!

FPT và NVIDIA hợp lực thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực AI tại Việt Nam

10:27 11/07/2024
Tại sự kiện Startup Empowerment ngày 28/06, FPT và NVIDIA đã công bố chương trình khởi nghiệp toàn cầu tới hơn 1.000 đại diện startup, nỗ lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực AI và Cloud. Với chủ đề “Unveiling the Gateway to the Global Innovation”, FPT và NVIDIA lần đầu giới thiệu tới cộng đồng startup Việt cơ hội tham gia mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu NVIDIA Inception, giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến, kết nối với các quỹ đầu tư cùng nguồn tài nguyên kỹ thuật mới nhất. [caption id="attachment_49712" align="aligncenter" width="800"] FPT và NVIDIA tích cực ươm tạo hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.[/caption] Theo đó, những startup tham gia chương trình sẽ nhận được những đặc quyền hỗ trợ phát triển từ cả FPT và NVIDIA, bao gồm: tiếp cận sớm các giải pháp công nghệ cao, tài trợ tín dụng đám mây (cloud credit) từ FPT Cloud và các đối tác Cloud quốc tế; truy cập hệ thống đào tạo NVIDIA Deep Learning Institute và nhận hỗ trợ chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia công nghệ giàu kinh nghiệm. Các startup tài năng còn được kết nối với các quỹ và nhà đầu tư lớn, mở rộng quảng bá giải pháp và thương hiệu ra thị trường nước ngoài. Cùng với đó là cam kết đồng hành xuyên suốt từ hai tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế, với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và song hành cùng các startup. TS. Ettikan Kandasamy Karuppiah - Technologist/Director của Tập đoàn NVIDIA khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Việt Nam đang là cường quốc khởi nghiệp tại khu vực, với tốc độ phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và số lượng các dự án khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực AI. Với đội ngũ kỹ sư tài năng cùng sự trợ lực về công nghệ và hỗ trợ chuyên môn từ NVIDIA và FPT, các startup Việt nhanh chóng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các ứng dụng AI đột phá, vươn ra toàn cầu”. [caption id="attachment_49713" align="aligncenter" width="800"] Đại diện FPT và NVIDIA chia sẻ về tiềm năng của startup AI tại Việt Nam.[/caption] Đại diện Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Ngọc Minh - Phó Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud cho biết, “Từ một startup trở thành đơn vị dẫn đầu về AI và Cloud, chúng tôi hiểu hành trình khởi nghiệp không hề dễ dàng. Do đó, FPT cùng các đối tác đang nỗ lực mang tới cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các startup, mọi nguồn lực cần thiết từ hạ tầng công nghệ, chương trình đào tạo đến cơ hội quảng bá và hợp tác sâu rộng. Nỗ lực này sẽ kiến tạo nên thế hệ “kỳ lân” công nghệ tiếp theo, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI trên bản đồ thế giới”. Tại phần tọa đàm, các chuyên gia cùng đại diện các công ty công nghệ và quỹ đầu tư lớn như ADG, ThinkZone, DoVenture, VSV Capital đã cùng thảo luận về tiềm năng thị trường và cơ hội cho các startup Việt gia tăng lợi thế cạnh tranh khi bước ra thị trường quốc tế. Đồng thời, đại diện N2TP và AI Hay, hai startup Việt tiêu biểu tham gia chương trình NVIDIA Inception đã chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng với các ý tưởng các giải pháp công nghệ độc đáo và thiết thực dựa trên AI. [caption id="attachment_49714" align="aligncenter" width="800"] FPT nỗ lực kiến tạo thế hệ “kỳ lân công nghệ” mới tại Việt Nam.[/caption] Giao lưu với các doanh nghiệp khởi nghiệp, Đại diện FPT Smart Cloud chia sẻ hành trình 10 năm nghiên cứu và phát triển AI và Cloud để trở thành đơn vị tiên phong trong ngành tại Việt Nam và trong khu vực. Khởi đầu từ những dự án cộng đồng nghiên cứu về AI và Cloud, FPT Smart Cloud đã phát triển hệ sinh thái FPT.AI và FPT Cloud với hơn 100 giải pháp đa dạng, từ hạ tầng đến ứng dụng, đặc biệt là công nghệ GenAI. Sở hữu đội ngũ chuyên gia và kĩ sư giàu kinh nghiệm và mạng lưới đối tác rộng khắp, FPT Smart Cloud mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp tại 15 quốc gia và phục vụ hơn 20 triệu người dùng cuối. Trong khuôn khổ chương trình, FPT và NVIDIA cũng cập nhật xu hướng phát triển AI tạo sinh (Generative AI), cũng như đưa ra những khuyến nghị giúp các doanh nghiệp tăng tốc phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo và máy học mới dựa trên giải pháp công nghệ tiên tiến bao gồm NVIDIA NEMO Framework và bộ giải pháp AI/ML Stack trên nền tảng FPT Cloud. Trước đó, vào cuối tháng 4/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn FPT đã công bố hợp tác chiến lược với NVIDIA để thúc đẩy phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây trên toàn cầu. FPT dự kiến đầu tư 200 triệu đô để xây dựng Nhà máy Trí tuệ nhân tạo (AI Factory) phục vụ nghiên cứu và phát triển AI có chủ quyền tại Việt Nam, đồng thời nâng cao năng lực triển khai dịch vụ AI và Cloud trên toàn thế giới. Đăng ký tham gia chương trình khởi nghiệp của FPT và NVIDIA tại ĐÂY.

Sovereign AI: Chìa khoá cho một tương lai AI tự chủ, an toàn và minh bạch

10:59 09/07/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến vô số ứng dụng và lợi ích, đồng thời thay đổi cách chúng ta làm việc, học tập và giải trí. Trước những lợi ích lớn từ công nghệ AI, Chính phủ các nước đang cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển AI tại quốc gia. Từ đó, “Sovereign AI” đang nổi lên như giải pháp cho một tương lai tự chủ công nghệ. 1. Sovereign AI là gì và vì sao các quốc gia cần triển khai Sovereign AI Theo NVIDIA, Sovereign AI, trực dịch là "AI có chủ quyền", "Tự chủ AI" hoặc "AI độc lập", đại diện cho khả năng của một quốc gia trong việc tự chủ phát triển, triển khai và quản lý các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Sự độc lập này bao hàm nhiều khía cạnh, từ cơ sở hạ tầng, dữ liệu, nhân lực đến mạng lưới doanh nghiệp. Việc xây dựng Sovereign AI gắn liền với khái niệm rộng lớn hơn là chủ quyền kỹ thuật số. Theo đó, việc kiểm soát công nghệ số là yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh, thịnh vượng kinh tế và quyền tự chủ của quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Sovereign AI tạo cơ hội cho các quốc gia trau dồi năng lực AI, khai thác tối đa tiềm năng nội lực để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững. Bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tài sản dữ liệu, nguồn nhân lực chuyên môn cao và hệ sinh thái kinh doanh hợp tác chặt chẽ, các quốc gia có thể hướng đến tự chủ về công nghệ và nâng tầm khả năng cạnh tranh toàn cầu. Về bản chất, Sovereign AI đại diện cho hành trình của một quốc gia hướng đến đổi mới tự chủ và định hình rõ ràng về toàn cảnh sự phát triển AI trên quy mô toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của Sovereign AI, các nhà lãnh đạo trong ngành, bao gồm Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang và Giám đốc điều hành IBM Corp. Arvind Krishna, đã lên tiếng nhấn mạnh vai trò thiết yếu của nó. Ông Huang khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia nắm quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng AI để bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của họ. Ông nói rằng Sovereign AI không chỉ thể hiện sự tiến bộ công nghệ mà còn góp phần gìn giữ những đặc trưng văn hóa, xã hội và lịch sử riêng biệt của mỗi quốc gia. [caption id="attachment_49654" align="aligncenter" width="800"] Sovereign AI đại diện cho hành trình của một quốc gia hướng đến sự tự chủ AI.[/caption] 2. Các lợi ích và thách thức của Sovereign AI 2.1. Lợi ích của Sovereign AI Sovereign AI đang thu hút sự chú ý của Chính phủ và doanh nghiệp của các nước trên toàn thế giới bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bảo mật: Sovereign AI giúp các quốc gia kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của chính mình, từ đó giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu và tấn công mạng. Quyền riêng tư: Sovereign AI cho phép các quốc gia kiểm soát dữ liệu của công dân tốt hơn. Bằng cách lưu trữ dữ liệu trong nước và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư, các quốc gia có thể bảo vệ quyền riêng tư của công dân và xây dựng niềm tin vào hệ thống AI. Lợi ích kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp AI trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra công việc mới, kích thích đổi mới và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này có thể giúp các quốc gia gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường AI toàn cầu. Lợi thế chiến lược: Trình độ AI được dự đoán sẽ đóng vai trò then chốt trong cạnh tranh công nghệ và quân sự trong tương lai. Sovereign AI giúp các quốc gia phát triển khả năng AI của riêng mình, từ đó nâng cao khả năng tự chủ và tự lực chiến lược. 2.2. Thách thức của Sovereign AI Mặc dù theo đuổi Sovereign AI mang đến nhiều lợi ích tiềm năng, chính phủ và doanh nghiệp các nước cũng cần cân nhắc những thách thức và rủi ro đáng kể. Chi phí: Việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng AI, đội ngũ nhân tài và nguồn dữ liệu độc lập có thể tốn kém. Các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các quốc gia giàu có hơn. Định hướng phát triển: Phát triển AI độc lập có thể cản trở hợp tác quốc tế và trao đổi ý tưởng, chuyên môn với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có thể làm chậm tiến độ và lãng phí nguồn lực do không tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Hạn chế về nguồn nhân tài: Chỉ tập trung vào nguồn nhân lực trong nước có thể hạn chế khả năng tiếp cận với những chuyên gia AI giỏi nhất trên toàn cầu. Do đó, cân bằng giữa phát triển nhân tài nội địa và thu hút chuyên gia quốc tế là điều cần thiết để thúc đẩy đổi mới và tiến bộ trong lĩnh vực AI. [caption id="attachment_49653" align="aligncenter" width="800"] Việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng AI có thể khá tốn kém.[/caption] 3. Xu hướng phát triển Sovereign AI trên thế giới và tại Việt Nam Việc triển khai các kế hoạch Sovereign AI được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an ninh. Nhận thức được những vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai Sovereign AI nhằm nắm quyền kiểm soát và định hướng phát triển AI phù hợp với điều kiện và nhu cầu của quốc gia mình. Tiêu biểu trong số đó là Mỹ và Nhật Bản với sự hợp tác cùng NVIDIA - công ty công nghệ hàng đầu thế giới về công nghệ AI. Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư vào sự phát triển của AI. Điều này thể hiện ở Quyết định số 127/QĐ-TTg của Chính phủ, ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trên hành trình chinh phục Sovereign AI, FPT đã khẳng định vị thế tiên phong của mình tại Việt Nam với sự thành lập của Nhà máy Trí tuệ nhân tạo - AI Factory, hợp tác với NVIDIA nhằm cung cấp nền tảng Điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI. Sự ra đời của AI Factory góp phần thúc đẩy phát triển Sovereign AI tại Việt Nam, cũng như củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. [caption id="attachment_49655" align="aligncenter" width="800"] FPT kết hợp với NVIDIA để thành lập AI Factory.[/caption] 4. Các quốc gia nên làm gì để phát triển Sovereign AI? Sovereign AI mang đến cơ hội lớn giúp Chính phủ và doanh nghiệp các nước khẳng định vị thế và bứt phá trong thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng của Sovereign AI, các quốc gia cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể, bài bản. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI Chính phủ và doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI (R&D), bao gồm cả việc tài trợ cho các tổ chức học thuật, trung tâm nghiên cứu và các đầu tư vào các sáng kiến liên quan đến AI, từ đó đẩy nhanh quá trình đổi mới và đảm bảo sự phát triển của các công nghệ AI tiên tiến. Thiết lập khung pháp lý Việc xây dựng khung pháp lý toàn diện là cần thiết để định hướng phát triển và triển khai AI một cách có đạo đức. Các khung này cần giải quyết các vấn đề cốt lõi như quyền riêng tư dữ liệu, tính minh bạch của thuật toán, trách nhiệm giải trình và giảm thiểu sai lệch. Quy định rõ ràng và minh bạch giúp xây dựng niềm tin của công chúng và đảm bảo rằng các công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm và hướng đến lợi ích chung. Bồi dưỡng và đào tạo nhân viên Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc triển khai thành công Sovereign AI. Các quốc gia nên cân nhắc đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo AI ở mọi cấp độ, từ giáo dục trung học đến nghiên cứu chuyên sâu Khuyến khích nghiên cứu liên ngành và thúc đẩy học tập suốt đời sẽ đảm bảo nguồn cung nhân lực AI có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của lĩnh vực này. Thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư (public - private) Quan hệ đối tác công - tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp AI trên quy mô lớn. Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nên hợp tác chặt chẽ, phát huy thế mạnh của mình để phát triển các ứng dụng AI giải quyết các vấn đề ưu tiên quốc gia như chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế Mặc dù Sovereign AI nhấn mạnh quyền kiểm soát quốc gia, sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Chính phủ và doanh nghiệp nên tham gia vào các diễn đàn và sáng kiến đa phương để chia sẻ kiến thức, thiết lập các tiêu chuẩn và hợp tác về đạo đức và quản trị AI. Sự phối hợp này có thể giúp cân bằng các chính sách AI và thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm trên toàn thế giới. Đối với trường hợp hợp tác giữa FPT và NVIDIA, sự kết hợp này không chỉ mang lại nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật tiên tiến cho FPT, mà còn góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chia sẻ kiến thức về AI giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. [caption id="attachment_49662" align="aligncenter" width="800"] Nâng cao trình độ của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc triển khai Sovereign AI.[/caption] Có thể nói, Sovereign AI mở ra một chương mới trong hành trình phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, hứa hẹn mang đến những đột phá to lớn và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này để khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Cloud Migration và Cloud Continuum để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

09:12 08/07/2024
Theo Gartner, đến năm 2025, 85% doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược "cloud-first", trong đó 95% khối lượng công việc số sẽ được triển khai trên nền tảng đám mây. Ngày nay, việc chuyển đổi lên đám mây (Cloud Migration) đang trở thành xu hướng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, tạo ra cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường số hóa. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng và đủ về Cloud Migration để có thể tận dụng hết sức mạnh của công nghệ này trong doanh nghiệp? 1. Dịch chuyển lên đám mây – Những lầm tưởng về tiêu chí lợi ích Khi nói về các lợi ích của việc dịch chuyển lên đám mây “Cloud Migration”. Đầu tiên các doanh nghiệp thường quan tâm tới vấn đề chi phí – các khía cạnh khác nhau của chi phí: tiết kiệm chi phí, tường minh hóa chi phí, rút ngắn vòng quay vốn, và tối ưu hóa dòng tiền. Thực tế chỉ có 8% CEO trên thế giới lựa chọn tiết kiệm chi phí là tiêu chí hàng đầu và tiêu chí này chỉ đứng thứ 6 trong số tổng cộng hơn 10 tiêu chí lợi ích khác nhau. Tiếp theo là hiện đại hóa IT chiếm đến 17%, và sau đó là cải thiện hiệu quả, tăng cường bảo mật thông tin, tăng năng suất và tăng tốc độ đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp luôn mong muốn tối ưu chi phí tốt nhất trong quá trình dịch chuyển lên đám mây, nhưng thực tế cho thấy điều mà nhiều doanh nghiệp nhận được còn hơn thế nữa, dễ thấy nhất chính là cơ hội cho các doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống và ứng dụng CNTT của họ. [caption id="attachment_49642" align="aligncenter" width="800"] Cloud Migration có nhiều lợi ích hơn là chỉ tiết kiệm chi phí.[/caption] 2. Cloud Migration – Không chỉ là câu chuyện đi thuê dịch vụ Cloud không chỉ là câu chuyện “hosting”, Cloud Migration không chỉ là thay vì đầu tư thì đi thuê dịch vụ, nó còn là câu chuyện của kinh tế chia sẻ và kinh tế quy mô. Cloud Migration giúp doanh nghiệp chuẩn hóa công nghệ, áp dụng công nghệ mới, đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Đây còn là phương pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất, phát triển ứng dụng, hiện đại hóa kiến trúc, chuyển đổi mô hình sản xuất và vận hành. Ngoài ra, giải pháp còn giúp cho doanh nghiệp áp dụng các phát kiến ngày càng nhanh, tối ưu chi phí và tải trọng lên hệ thống, tăng độ phủ rộng và tăng trải nghiệm của khách hàng. Cùng một phương diện kinh doanh, các doanh nghiệp tận dụng được hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng trên Cloud sẽ có lợi thế ngắn và trung hạn. Ngay cả các doanh nghiệp đầu tư trước dưới “mặt đất”, sẽ gặp khó khăn khi gặp những đối thủ mới nổi tận dụng nền tảng mới lên Cloud và tận dụng sẵn có các dịch vụ PaaS, hệ sinh thái AI, GPU, IoT Platform, Machine Learning, Data Platform, v.v... cho các phát kiến mới, những công nghệ rất khó hoặc gần như không thể có ngay dưới mặt đất. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, dịch chuyển lên Cloud cần đồng nghĩa với việc chuyển đổi mô hình sản xuất và phát triển ứng dụng. Những ứng dụng theo chu trình phát triển sản phẩm cũ, đứt đoạn, một lần, rồi vận hành cố định sẽ không còn phù hợp. Thay vào đó là cần ứng dụng DevSecOps thành một chu trình linh hoạt, liên tục, gần như vô tận trên Cloud, từ phát triển, kiểm tra, triển khai, giám sát đến vận hành ứng dụng. Như vậy, chuyển đổi lên Cloud là cơ hội hiện đại hóa hệ thống đồng thời cũng nâng cấp năng lực của nhân sự của các doanh nghiệp, mở ra những cơ hội trải nghiệm mới cho đội ngũ chuyên viên Cloud. 3. Chiến lược dịch chuyển lên Cloud hiệu quả cho doanh nghiệp Chiến lược Cloud Migration thường được biết đến là chiến lược 5R hoặc 6R – Rehost, Refactor, Rearchitect, Rebuild và Replace. Rehost là lift-and-ship, chuyển đổi 1-1 lên Cloud. Refactor là tinh chỉnh một số yếu tố để có thể bắt đầu tận dụng được các dịch vụ riêng có của Cloud. Rearchitect ở một mức cao hơn là chuyển đổi kiến trúc theo hướng đúng chuẩn Cloud. Rebuild là phát triển lại ứng dụng theo đúng chuẩn Cloud. Cuối cùng, Replace là sử dụng luôn phần mềm như một dịch vụ (SaaS) trên Cloud. Trên thế giới, mức độ “Cloud hóa” đã tương đối đồng đều ở các lĩnh vực, tuy nhiên ở Việt Nam, trong mỗi lĩnh vực các doanh nghiệp lại ứng dụng Cloud ở mức độ khá khác nhau. Mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam đang có đường cong Hype Cycle – chu kỳ hào nhoáng khác nhau. Để vận dụng chiến lược “Cloud hóa” một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú ý phương án đầu tư thông minh, nhằm tăng tính cạnh tranh trước mắt cũng như cần có tầm nhìn để chiếm lĩnh vị trí tốt khi chu kỳ trên đi vào con dốc khai sáng và bình địa của sự phát triển. Các doanh nghiệp cần có một chiến lược dịch chuyển lên Cloud được chuẩn bị bài bản, bao gồm ba mảng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần định vị vị trí hiện tại trong bản đồ trưởng thành của Cloud. Sau đó, doanh nghiệp cần kiến trúc lại hệ thống và ứng dụng theo đúng chuẩn nền tảng Cloud để ngay cả khi chưa dịch chuyển lên Cloud, những đầu tư vẫn đi đúng hướng, hạn chế đầu tư vào những hướng không thể dịch chuyển. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ xác định những chiến lược R nào phù hợp cho mỗi loại ứng dụng. Việc chuyển đổi lên Cloud giờ đây không chỉ là một xu hướng tạm thời mà là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích của Cloud, mở ra những cơ hội mới và vững vàng tiến vào tương lai số hóa. Tại Việt Nam, con đường sử dụng Cloud Migration còn trải rộng phía trước, tất cả bắt đầu bằng tấm bản đồ chỉ đường cho chiến lược dịch chuyển Cloud hóa cần có ngay từ hôm nay. Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=2Dgdg4gry90&t=50s Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất

12:00 05/07/2024
CPU là gì? CPU được ví như "trí thông minh" của máy tính, điều khiển và giám sát mọi hoạt động của hệ thống. CPU đảm nhiệm vai trò thực thi các lệnh được cung cấp bởi phần mềm, thực hiện các phép toán và xử lý dữ liệu, điều khiển hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác trong hệ thống. Trong bài viết này, FPT Cloud sẽ hướng dẫn người dùng cá nhân/doanh nghiệp cách chọn CPU đáp ứng đúng nhu cầu.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. CPU (Central Processing Unit) là gì?   Bộ xử lý trung tâm là thành phần quan trọng nhất của hệ thống máy tính. CPU là phần cứng thực hiện các chức năng nhập/xuất, xử lý và lưu trữ dữ liệu cho hệ thống máy tính. CPU được cài đặt vào ổ cắm CPU nằm trên bo mạch chủ. Bộ xử lý trung tâm thực hiện nhiều hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau dưới sự chỉ đạo của các câu lệnh.  CPU được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nhưng vật liệu chính là silicon. Silicon là một nguyên tố bán dẫn, có thể dẫn điện ở một mức độ nhất định. Điều này khiến cho nó trở thành vật liệu lý tưởng để sản xuất các mạch điện tử phức tạp có trong CPU.  [caption id="attachment_49164" align="aligncenter" width="800"] CPU như “bộ não” của máy tính dùng để điều khiển mọi hoạt động của máy[/caption] 2. Thành phần cấu tạo nên CPU CPU được chia thành 2 khối và 3 phần, cụ thể là: Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy để CPU có thể hiểu và điều khiển, xử lý chính xác. Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra các kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp. Các phần thanh ghi (Registers): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, đai chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo. Phần Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU (không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi. Phần điều khiển: Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.  Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng đơn vị mỗi giây (MHz). Phần này là không cần thiết cho một CPU nhưng hầu hết có trong kiến trúc cisc. [caption id="attachment_49166" align="aligncenter" width="800"] Những thành phần cấu tạo nên CPU rất phức tạp[/caption] >>> Xem thêm: Truy xuất dữ liệu là gì? Vai trò và ứng dụng của truy xuất dữ liệu 3. Phân loại CPU Có 3 loại CPU khác nhau bao gồm:  CPU lõi đơn Loại CPU máy tính lâu đời nhất là CPU lõi đơn. Những CPU này đã được sử dụng vào những năm 1970, chỉ có một lõi duy nhất thực hiện các hoạt động khác nhau tại một thời điểm. CPU lõi đơn không phù hợp với yêu cầu đa nhiệm. CPU lõi kép CPU lõi kép chứa một Mạch tích hợp duy nhất có hai lõi. Mỗi lõi có bộ đệm và bộ điều khiển riêng. Các bộ điều khiển và bộ đệm này hoạt động như một đơn vị duy nhất. CPU lõi kép có thể hoạt động nhanh hơn bộ xử lý lõi đơn. CPU lõi tứ CPU lõi tứ chứa hai bộ xử lý lõi kép hiện diện trong một mạch tích hợp (IC) hoặc chip. Bộ xử lý lõi tứ chứa một con chip có bốn lõi độc lập. Các lõi này đọc và thực thi các lệnh khác nhau do CPU cung cấp. CPU Quad Core tăng tốc độ tổng thể cho các chương trình. Thậm chí không cần tăng tốc độ xung nhịp tổng thể.  [caption id="attachment_49168" align="aligncenter" width="800"] CPU có rất nhiều loại tùy theo cách phân loại mà người dùng hướng đến[/caption] 4. Chức năng của CPU  Chức năng chính của bộ xử lý máy tính là thực hiện lệnh và tạo ra đầu ra. Công việc của CPU là Tìm nạp, Giải mã, Thực thi và Lưu trữ.  Tìm nạp: CPU đầu tiên nhận lệnh. Điều đó có nghĩa là số nhị phân được truyền từ RAM tới CPU Giải mã: Khi lệnh được nhập vào CPU, nó cần giải mã lệnh đó với sự trợ giúp của ALU (Đơn vị logic số học), quá trình giải mã bắt đầu Thực thi: Sau bước giải mã, các lệnh đã sẵn sàng để thực thi Lưu trữ: Sau bước thực hiện, các lệnh đã sẵn sàng để lưu vào bộ nhớ [caption id="attachment_49170" align="aligncenter" width="800"] CPU có khả năng thực hiện các phép toán phức tạp[/caption] 5. Phân biệt các loại chip CPU phổ biến  Tiêu chí  CPU Intel CPU AMD  Khả năng xử lý đồ họa Khả năng xử lý đồ họa yếu hơn AMD nhưng hiệu năng tính toán cao hơn AMD. Khả năng xử lý đồ họa cao hơn Intel nhưng hiệu năng tính toán lại yếu hơn Intel. Hiệu suất và năng suất Chip Intel có hiệu suất cao hơn AMD về hiệu suất đơn luồng nhưng thấp hơn AMD về hiệu suất. Chip AMD có hiệu suất đa luồng tốt hơn Intel nhưng có hiệu suất đơn luồng thấp hơn Intel. Khả năng tiết kiệm năng lượng  Không tiết kiệm năng lượng bằng AMD. Có khả năng tiết kiệm năng lượng hơn Intel. Khả năng ép xung AMD thường có khả năng ép xung tốt hơn so với Intel. Intel cũng có khả năng ép xung tốt, đặc biệt là trong các dòng sản phẩm cao cấp như Core i9 và Core X-series. Mức tiêu thụ năng lượng  Intel cũng có các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tốt nhưng những sản phẩm cao cấp hơn thường tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. AMD thường tiêu thụ ít năng lượng hơn so với Intel. Mức tiêu thụ nhiệt Intel có mức tiêu thụ nhiệt tương đối thấp hơn so với AMD trong một số dòng sản phẩm. AMD thường có mức tiêu thụ nhiệt cao hơn so với Intel. Khả năng tương thích Khả năng tương thích cao. Khả năng tương thích kém. 6. Tốc độ xử lý của CPU   Xác định tốc độ CPU nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ đơn giản dựa vào tốc độ xung nhịp được đo bằng GHz. Để đánh giá chính xác, ta cần xem xét các yếu tố sau: Kiến trúc CPU: Cấu trúc bên trong CPU có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất. Các kiến trúc tiên tiến có khả năng thực hiện nhiều phép toán trong một chu kỳ xung, làm tăng hiệu suất tổng thể. Số lõi và luồng: CPU đa lõi và hỗ trợ đa luồng có khả năng xử lý nhiều tác vụ đồng thời. Số lõi và luồng càng nhiều, CPU càng có khả năng xử lý đa nhiệm tốt. Bộ đệm: Kích thước và tốc độ của bộ đệm trong CPU ảnh hưởng đến khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Bộ đệm lớn hơn và nhanh hơn giúp tăng hiệu suất. Kiến thức kỹ thuật và khả năng ép xung: Cách tối ưu hóa phần mềm và ép xung cho CPU cũng có tác động đáng kể đến hiệu suất. Hiện nay, các CPU có tốc độ xử lý thông thường nằm trong khoảng từ vài GHz đến vài chục GHz. Các CPU được thiết kế cho máy tính cá nhân thường có tốc độ từ 2 GHz đến 5 GHz hoặc cao hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tốc độ xử lý cao cũng là yếu tố quyết định duy nhất về hiệu suất CPU. Mà cần xem xét toàn bộ hệ thống máy tính bộ nhớ đệm, RAM, chip đồ họa, ổ cứng… [caption id="attachment_49165" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ CPU phụ thuộc vào nhiều yếu tố[/caption] >>> Xem thêm: RESTFul API là gì? Nguyên tắc và cách thiết kế RESTFul API 7. Cách chọn CPU phù hợp với từng nhu cầu  Việc lựa chọn CPU phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu năng và trải nghiệm sử dụng máy tính của người dùng. Dưới đây là các tiêu chí chính cần cân nhắc khi chọn CPU theo nhu cầu:  Chọn CPU theo thương hiệu sản xuất Hiện nay, hai nhà sản xuất CPU lớn nhất và phổ biến nhất trên thị trường là Intel và AMD. Người dùng có thể chọn CPU đến từ một trong hai thương hiệu này tùy theo sở thích cá nhân.  Lựa chọn dựa theo thế hệ CPU Mỗi thế hệ CPU mới thường mang đến những cải tiến về hiệu năng, tính năng và khả năng tiết kiệm điện so với thế hệ trước. Ví dụ như cùng một bộ vi xử lý Intel Core i5 nhưng thế hệ thứ 12 sẽ có những điểm ưu việt về công nghệ hơn so với thế hệ thứ 11.  [caption id="attachment_49169" align="aligncenter" width="800"] Thị trường hiện nay có rất nhiều dòng CPU[/caption] Chọn CPU laptop phù hợp theo từng dòng Với Intel, người dùng sẽ chọn một trong những con chip dòng U, dòng Y, dòng G, dòng H và dòng HK. Trong đó dòng U hướng đến dòng máy tính tiết kiệm năng lượng, dòng Y dành cho các sản phẩm tiết kiệm điện hơn nữa, dòng G mạnh tương đương chip U với công nghệ hiện đại hơn, dòng H chuyên dụng cho các game thủ nhờ hiệu năng tốt, dòng HK là phiên bản cao cấp hơn của dòng H. Về phần AMD có hai dòng gồm Ryzen U tập trung vào khả năng tiết kiệm năng lượng và Ryzen H chuyên dụng cho các dòng sản phẩm chơi game với hiệu năng ấn tượng nhất. Chọn theo bộ nhớ Cache Bộ nhớ đệm là bộ nhớ nhỏ nằm trên CPU, giúp truy cập dữ liệu nhanh hơn so với truy cập từ RAM. Dung lượng và tốc độ bộ nhớ đệm cũng ảnh hưởng đến hiệu suất CPU.  Căn cứ theo xung nhịp của CPU Tốc độ xung nhịp được đo bằng GHz (Gigahertz), thể hiện số chu kỳ xử lý mà CPU thực hiện trong một giây. Nói chung, CPU có tốc độ xung nhịp cao hơn thường xử lý nhanh hơn.  Chọn CPU theo TDP TDP (Thermal Design Power) là mức tiêu thụ điện năng tối đa mà CPU có thể hoạt động trong điều kiện tải trọng bình thường. Khác với cách chọn CPU máy tính bàn thì TDP là chỉ số rất đáng quan tâm nếu tìm kiếm CPU cho laptop. Bởi việc ngốn nhiều điện còn đồng nghĩa với việc máy tỏa nhiều nhiệt và nhanh hết pin hơn. [caption id="attachment_49163" align="aligncenter" width="800"] CPU đối với từng nhu cầu của người dùng sẽ có cách chọn khác nhau[/caption] Ngoài ra còn một số cách chọn CPU theo nhu cầu cá nhân như sau:  Người dùng là dân văn phòng cần có một thiết bị làm việc và giải trí tốt. Ví dụ: CPU Intel Core i5 dòng U và dòng G của Intel, hoặc Ryzen 5 dòng U từ AMD. Người dùng là học sinh sinh viên có nhu cầu đơn giản hơn và ghi nhận mức đầu tư chi phí thấp, nên hướng tới các dòng CPU Celeron, Pentium, Atom và chip Intel Core dòng Y. Người dùng là game thủ luôn đặt hiệu năng lên hàng đầu, Ví dụ: các bộ vi xử lý Intel Core i5, Core i7 dòng H hoặc chip Ryzen 5, Ryzen 7 dòng H. Người dùng là dân chuyên ngành như IT, thiết kế, dựng hình 3D và đang cân nhắc chọn CPU làm đồ họa hãy đầu tư những con chip CPU Intel Core i7 dòng U hoặc dòng G, và Ryzen 7 dòng U.  Các bài viết liên quan: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất CPU ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng và trải nghiệm sử dụng của người dùng trên máy tính. Hy vọng những thông tin mà FPT Cloud đã cung cấp ở trên đã giúp người dùng cá nhân/doanh nghiệp hiểu rõ hơn về CPU và cách chọn CPU phù hợp với nhu cầu của mình.