Những thách thức về lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp phải đối mặt khi làm việc tại nhà

Những thách thức về lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp phải đối mặt khi làm việc tại nhà

Tác giả: [email protected]
15:10 21/07/2021
Lưu trữ dữ liệu trước thời dịch

Thông thường, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch mở rộng dữ liệu trong thời kỳ 3 đến 5 năm, nhưng khi nhu cầu dữ liệu tăng đột ngột khiến doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược trước thời hạn. Thực tế, nhiều doanh nghiệp không nhận ra rằng sự gia tăng mạnh mẽ của dữ liệu đòi hỏi dung lượng lưu trữ cần được mở rộng với tốc độ tương ứng.

Trước đại dịch, trước những lo lắng về rủi ro bảo mật cũng như mất quyền kiểm soát đối với thông tin nhạy cảm khi đặt vào máy chủ của bên thứ ba, cũng như sự thiếu chắc chắn ngày một tăng khi những quy định mới về dữ liệu như GDPR ra đời, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua các dự án chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thường ngộ nhận về điện toán đám mây. Theo đó, điện toán đám mây được cho là phức tạp và có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để đảm bảo rằng khoản đầu tư này sẽ phát huy được hết tiềm năng; sự dịch chuyển có thể trở nên tốn kém quá mức và đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ cách thức triển khai hệ thống hạ tầng; dự án chuyển đổi bị lo ngại về quá trình diễn ra chậm, rủi ro cao và bao gồm rất nhiều bên liên quan. Cùng với việc phân chia dữ liệu vào máy chủ khác nhau và những lo ngại về an ninh mạng, làm không ít doanh nghiệp chần chừ trước việc triển khai một hệ thống vốn còn khá mẻ.

Có thể bạn quan tâm: Covid-19 – Thời kì làm việc từ những ‘Văn phòng trên mây’

Việc lưu trữ trong và hậu đại dịch

Hầu hết các giải pháp lưu trữ tại chỗ (on-premise) đòi hỏi đầu tư vào phần cứng với khả năng lưu trữ dữ liệu dựa trên những phán đoán của họ. Mặt khác, doanh nghiệp có thể phải tốn một khoản chi tiêu khổng lồ mà không được sử dụng lâu dài hoặc hoàn toàn không được sử dụng. Những chi phí đầu tư lãng phí như vậy càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi ngân sách giảm, hoạt động kinh doanh bị đình trệ do đại dịch.

Trong thời nhạy cảm này, doanh nghiệp cần đưa ra nhiều quyết định liên quan đến việc xử lý và lưu trữ dữ liệu hiện tại, giới hạn truy cập dữ liệu; cũng như cần hiểu về nơi lưu trữ, loại lưu trữ họ cần, và các chi phí liên quan. Doanh nghiệp cần cân nhắc tất cả những điều trên để tìm kiếm giải pháp bảo mật phù hợp giúp nhân viên làm việc từ xa.

Chính trong giai đoạn khó khăn này, lưu trữ đám mây càng thể hiện được những lợi thế vượt trội so với những phương thức lưu trữ truyền thống; khi nó cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong việc tăng hoặc giảm dung lượng tùy theo nhu cầu sử dụng và chỉ cần chi trả cho số lượng tài nguyên đã sử dụng. Việc tiếp cận dựa trên chi phí hoạt động này giúp doanh nghiệp sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. Với lợi thế bản địa, cùng quá trình phát triển, triển khai dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, FPT Cloud Storage sẽ là giải pháp lý tưởng dành cho các doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống đám mây riêng, triển khai cơ sở hạ tầng kết hợp on-premise và trên mây, hoặc di chuyển dữ liệu lên Cloud.

Bảo mật là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp lo ngại nhất khi lưu trữ dữ liệu. Mô hình làm việc từ xa bắt buộc đã đem lại nhiều thử thách về an ninh mạng cho doanh nghiệp. Mọi dữ liệu đều phải chịu rủi ro từ các cuộc tấn công nhằm chiếm giữ và khai thác thông tin nhạy cảm.

Sự bảo mật của dịch vụ lưu trữ đám mây luôn được phát triển và nâng cấp để sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa và cung cấp biện pháp bảo vệ tối cho doanh nghiệp và khách hàng. Thực tế cho thấy dịch vụ lưu trữ đám mây có thể bảo mật dữ liệu tốt hơn so với các phương thức lưu trữ truyền thống. Ví dụ như với dịch vụ lưu trữ của FPT Cloud, dữ liệu sẽ được mã hóa khi truyền với giao thức SSL, mã hóa volume, phân quyền truy cập dữ liệu, đồng thời với việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật hàng đầu như Check Point, Veeam để đưa những tính năng lưu trữ tiên tiến của thế giới vào sản phẩm, giúp dữ liệu lưu trữ luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

Nhìn chung, lưu trữ đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn dữ liệu, biến khó khăn thành cơ hội để bứt phá trong nền kinh tế số.

Có thể bạn quan tâm: 4 Lợi ích của việc tạo kho dữ liệu trên Cloud

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399

audio

Đám mây

Những thách thức về lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp phải đối mặt khi làm việc tại nhà