Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?

Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?

Tác giả: SEO DO
14:22 12/06/2024

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, backup dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những bức ảnh kỷ niệm cá nhân đến các tập tin tài liệu quan trọng của doanh nghiệp, tất cả đều được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu là một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. 

Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu xem backup dữ liệu là gì, các phương pháp backup phổ biến và giải pháp backup tiết kiệm chi phí.  

1. Backup dữ liệu là gì?  

Backup dữ liệu, hay còn gọi là sao lưu dữ liệu, là việc sao chép và lưu trữ toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào một nơi khác như ổ cứng, USB hay cloud (đám mây),...  để tránh mất dữ liệu gốc trong trường hợp bị lỗi, tấn công mạng, mất, hỏng, cháy nổ,... Đây là quá trình diễn ra thường xuyên chứ không chờ xảy ra  sự cố không mong muốn.

Ví dụ: 

Nhiều tổ chức/doanh nghiệp tạo nhiều bản sao lưu và giữ một bản sao tại chỗ để phục hồi trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời họ giữ bản sao thứ hai ở bên ngoài hoặc trên đám mây trong trường hợp bản sao tại chỗ bị hỏng, thường là do thiên tai hoặc thảm họa cháy nổ,...

  • Cá nhân backup ảnh gia đình lên ổ cứng ngoài để tránh mất ảnh nếu máy tính bị hỏng. 
  • Một doanh nghiệp backup dữ liệu hoạt động kinh doanh lên dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn, có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp bị tấn công mạng. 
Backup dữ liệu là gì
Backup dữ liệu là gì và vì sao nó quan trọng

2. Lợi ích và thách thức của việc backup dữ liệu

Backup dữ liệu giúp người dùng bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng, thiên tai hoặc các mối đe dọa khác. 

2.1. Lợi ích

Việc backup dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Ngăn ngừa mất dữ liệu: Backup dữ liệu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất. Nếu hệ thống chính bị lỗi, người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu.
  • Giảm thời gian chết: Khi hệ thống chính bị lỗi, việc khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu có thể giúp giảm thời gian chết và đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại nhanh chóng.
  • Giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công trên mạng: Sao lưu dữ liệu ở một nơi khác giúp phục hồi dễ dàng sau mọi cuộc tấn công trên mạng có thể khóa và mã hóa dữ liệu của tổ chức. 
  • Xây dựng niềm tin của khách hàng: Sao lưu dữ liệu hiệu quả giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng. Đầu tư vào các phương pháp và công nghệ sao lưu cho thấy một doanh nghiệp chú trọng đến tính bảo mật dữ liệu, giúp củng cố hình ảnh của tổ chức. 
  • Hỗ trợ cách quản lý sự cố ​​​​của công ty: Sao lưu dữ liệu phù hợp với chiến lược khắc phục sự cố, thảm họa hoặc quản lý rủi ro tổng thể của doanh nghiệp.
Backup dữ liệu là gì
Backup dữ liệu để bảo vệ ảnh, video và tài liệu quan trọng

2.2. Thách thức

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc backup dữ liệu cũng có một số thách thức:

  • Chi phí: Việc mua phần mềm và thiết bị backup có thể tốn kém. Người dùng cần phải trả thêm chi phí trong trường hợp muốn mua thêm dung lượng lưu trữ để sao lưu được nhiều dữ liệu hơn.
  • Độ phức tạp: Người dùng cần quyết định sẽ sao lưu dữ liệu bao lâu, lưu trữ bản sao lưu ở đâu và cách khôi phục dữ liệu khi cần.
  • Bảo mật: Bản sao lưu dữ liệu cần được bảo vệ khỏi truy cập trái phép.
  • Khả năng tương thích: Nếu người dùng thay đổi hệ thống phần mềm hoặc phần cứng của mình, khả năng sao lưu có thể bị ảnh hưởng. 
  • Nguồn lực hạn chế: Các tổ chức có thể nắm giữ lượng dữ liệu lớn nhưng họ không có nhân viên kỹ thuật và ngân sách để quản lý chúng.  

3. Các phương pháp backup dữ liệu 

Có nhiều phương pháp backup khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Sao lưu khác biệt (Differential backup): Tập trung vào các tệp đã thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ gần nhất. Ví dụ: giả sử doanh nghiệp thực hiện sao lưu toàn bộ vào Chủ Nhật, các bản sao lưu khác biệt vào mỗi ngày tiếp theo sẽ bao gồm tất cả các thay đổi kể từ đó trên cơ sở tích lũy.
  • Sao lưu đầy đủ (Full Backup): Sử dụng phần mềm chuyên dụng để sao lưu dữ liệu định kỳ theo lịch trình được cài đặt sẵn. Máy chủ sao lưu tạo một bản sao đầy đủ dựa trên bản sao lưu ban đầu.
  • Sao lưu gia tăng (Incremental backup): Các bản sao lưu kiểu này chỉ sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Sau khi sao lưu toàn bộ, bản sao lưu gia tăng đầu tiên sẽ ghi lại dữ liệu đã thay đổi kể từ đó. Bản sao lưu gia tăng thứ hai sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ bản đầu tiên,... 

Ngoài ra, còn có 3 biến thể phương pháp sao lưu khác là: 

  • Sao lưu gia tăng vô tận (Incremental-forever backups): Cách sao lưu này nhằm mục đích phục hồi dữ liệu nhanh hơn. Chúng sẽ ghi lại toàn bộ tập dữ liệu và sau đó bổ sung nó bằng các bản sao lưu gia tăng từ thời điểm đó trở đi.
  • Sao lưu gia tăng ngược (Reverse-incremental backups): Phương pháp này bắt đầu bằng một bản full backup thông thường và sau đó tạo ra một loạt các bản Synthetic full backup, mỗi bản sao lưu đó kết hợp một bản Incremental backup. 
  • Sao lưu đầy đủ tổng hợp (Synthetic full backup): Đây là cách sao lưu kết hợp bản sao lưu đầy đủ ban đầu với dữ liệu được thu thập từ các bản sao gia tăng. 
Backup dữ liệu là gì
Backup dữ liệu giúp bạn chuẩn bị cho mọi tình huống

>>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud

4. Lưu ý khi người dùng sao lưu tất cả các loại dữ liệu 

Dưới đây là một số điều lưu ý để giảm nguy cơ mất dữ liệu khi người dùng muốn sao lưu tất cả các tệp, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, ứng dụng, cấu hình,... 

  • Thường xuyên xem lại phạm vi sao lưu mỗi khi thay đổi cơ sở hạ tầng. Ví dụ: sử dụng máy tính mới làm việc,... 
  • Đảm bảo rằng các giải pháp sao lưu dữ liệu có thể bảo vệ tất cả dữ liệu đã sao lưu. 
  • Sử dụng cùng lúc nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để bảo mật quyền riêng tư và các vụ tấn công trên mạng. 

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có một máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu thì giải pháp chỉ sao lưu bằng máy chủ ảo là không đủ. Thay vào đó, cách tốt nhất là triển khai nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu khác nhau cùng lúc như ổ cứng, USB, bộ nhớ đám mây,... 

Mọi doanh nghiệp nên sao lưu tất cả các tệp dữ liệu và tài liệu quan trọng, bao gồm: 

  • Giao dịch thẻ tín dụng
  • Hóa đơn
  • Bảng lương
  • Thông tin khách hàng
  • Thông tin nhà cung cấp
  • Thông tin đối tác
  • Ứng dụng và cơ sở dữ liệu
  • Tệp quản lý dự án
  • Hồ sơ nhân sự
  • Tệp cấu hình 

5. Thời gian cần backup dữ liệu

Tần suất sao lưu dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Số lượng dữ liệu: Dữ liệu càng lớn càng cần phải sao lưu thường xuyên và ngược lại. 
  • Mức độ rủi ro: Nếu bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng hoặc các mối đe dọa khác, bạn nên sao lưu dữ liệu đều đặn hơn.
  • Quy trình kinh doanh: Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu sao lưu dữ liệu theo thời gian định kỳ để đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu liên tục.
  • Khả năng lưu trữ: Bạn cần có đủ dung lượng lưu trữ để lưu trữ các bản sao lưu của mình.

Dưới đây là một số khuyến nghị chung về tần suất sao lưu dữ liệu:

  • Dữ liệu quan trọng: Sao lưu hàng ngày hoặc thậm chí theo thời gian định  kỳ.
  • Dữ liệu ít quan trọng hơn: Sao lưu hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Dữ liệu lưu trữ: Sao lưu hàng quý hoặc hàng năm.

Ngoài ra, người dùng cũng nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hệ thống của mình, chẳng hạn như cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp hệ điều hành.

Backup dữ liệu là gì
Thời gian backup dữ liệu phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân/tổ chức

6. Quy trình backup dữ liệu 

Quá trình sao lưu dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định và ưu tiên tính quan trọng của dữ liệu trong  tổ chức. Sau đó, tổ chức/cá nhân cần lên lịch sao lưu thường xuyên bằng phần mềm sao lưu để đảm bảo các bản sao dữ liệu quan trọng luôn được cập nhật.

Lịch trình sao lưu cần các phương pháp, tùy chọn  lưu trữ khác nhau để đạt được dung lượng và chi phí tối ưu. Dưới đây là các bước cụ thể: 

  • Xác định loại dữ liệu muốn sao lưu: Ví dụ: các tệp, thư mục, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
  • Chọn phương pháp backup: Chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng.
  • Chọn thiết bị lưu trữ: Người dùng chọn thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ bản sao lưu dữ liệu của mình. Ví dụ: ổ cứng ngoài, thiết bị lưu trữ USB, thẻ nhớ, dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc máy chủ mạng.
  • Thiết lập lịch backup: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo yêu cầu.
  • Kiểm tra bản sao lưu: Cần kiểm tra bản sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng có thể khôi phục được.
Backup dữ liệu là gì
Người quản lý dữ liệu cần thực hiện các bước sao lưu dữ liệu đúng quy trình

7. 4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc backup dữ liệu 

Dưới đây là một số vấn đề chính doanh nghiệp cần xem xét khi triển khai giải pháp lưu trữ dữ liệu trong tổ chức của mình. 

Số lượng và loại dữ liệu

Các ứng dụng khác nhau tạo ra các loại dữ liệu khác nhau, từ dữ liệu có cấu trúc như số và ngày tháng đến dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh và video. Số lượng và loại dữ liệu có thể tác động đáng kể đến yêu cầu lưu trữ, quyết định dung lượng và loại lưu trữ cần thiết.

Ví dụ: Ứng dụng như xe tự lái và thiết bị IoT tạo ra lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc từ nhiều cảm biến đa dạng, đòi hỏi bộ lưu trữ tốc độ cao, dung lượng cao. 

Điều kiện môi trường

Các thiết bị lưu trữ được đặt ở nhiều môi trường, từ môi trường trong nhà như văn phòng, nhà máy đến môi trường ngoài trời như xe cộ, các góc phố. Những môi trường này có các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm và độ rung,... sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị lưu trữ.

Ví dụ: Thiết bị lưu trữ ở môi trường ngoài trời cần phải chịu được nhiệt độ và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tương tự, các thiết bị lưu trữ trên xe cần phải xử lý độ rung cao. 

Hạn chế về cơ sở hạ tầng

Tùy thuộc vào ứng dụng, có thể có những hạn chế về nguồn điện, kết nối mạng và không gian vật lý. Những hạn chế này quyết định loại thiết bị lưu trữ và cách chúng được triển khai.

Ví dụ: Trong các ứng dụng như xe tự lái, không gian lưu trữ trong ứng dụng sẽ bị hạn chế, đòi hỏi các giải pháp lưu trữ tiện lợi khác như lưu trữ đám mây, USB,... 

Ở những địa điểm xa trung tâm thành phố có khả năng kết nối mạng hạn chế, cần phải sử dụng các thiết bị lưu trữ có khả năng xử lý dữ liệu tích hợp để giảm nhu cầu truyền dữ liệu qua mạng, như USB, đĩa CD, ổ cứng,... 

Yêu cầu bảo vệ dữ liệu 

Yêu cầu bảo vệ dữ liệu là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi triển khai lưu trữ. Tùy thuộc vào bản chất của dữ liệu và các yêu cầu pháp lý, có thể có các yêu cầu cụ thể để bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như mã hóa, sao lưu và dự phòng.

Ví dụ: Dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, dữ liệu độc quyền cần được mã hóa để ngăn chặn truy cập trái phép. Hoặc đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu trong trường hợp xảy ra lỗi. 

Backup dữ liệu là gì
Backup dữ liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

>>> Xem thêm: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud

8. Giải pháp backup dữ liệu tiết kiệm chi phí 

Có rất nhiều cách để backup dữ liệu, bao gồm sử dụng phần mềm backup trong máy tính hoặc sử dụng dịch vụ backup dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo dữ liệu của doanh  nghiệp luôn được bảo vệ an toàn.

FPT Cloud cung cấp dịch vụ FPT Backup - Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây, là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn, hiệu quả và dễ dàng quản lý. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Hệ sinh thái +80 giải pháp sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù.

FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn. Hệ thống dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính khi cần thiết. Dịch vụ có tính sẵn sàng cao, cho phép khôi phục tức thời và toàn vẹn dữ liệu.

Cùng với đó, FPT Backup giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do lỗi phần cứng, phần mềm, tấn công mạng hoặc các sự cố bất ngờ khác. Dịch vụ này hỗ trợ sao lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm bao gồm:

  • Hệ thống: máy chủ vật lý, máy chủ ảo (VMware/Hyper-V), hệ thống lưu trữ (SAN/NAS)
  • Dữ liệu: tệp tin/thư mục, cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, Exchange,...), ứng dụng (SharePoint,...)
Backup dữ liệu là gì
FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp backup dữ liệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Các tính năng chính của FPT Backup: 

  • Dễ dàng và tối ưu với tính năng đặt lịch tự động backup và kiểm soát trạng thái của các hoạt động backup services.
  • Với incremental backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu những phần thay đổi so với phiên bản trước, nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ.
  • Băng thông trong nước lớn giúp việc sao lưu/phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống hoạt động liên tục và không bị gián đoạn trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu – backup services.
  • Tính năng Load balancing của máy chủ ảo cho phép triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống.

Tình huống thực tế ứng dụng FPT Backup:

  • Mô hình Backup Disk to Cloud: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tìm một giải pháp sao lưu dữ liệu từ On-premises lên cloud đáp ứng được các yêu cầu như: dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí.
  • Mô hình Backup Disk to Disk to Cloud: Phù hợp đối với các doanh nghiệp lớn có số lượng máy chủ, dữ liệu cần backup nhiều và có sử dụng nền tảng ảo hóa như VMware hay Hyper-V. 
  • Mô hình Backup Cloud to Cloud: Khách hàng có nhu cầu backup dữ liệu từ các cloud trong nước hay cloud quốc tế. FPT Cloud sẽ hỗ trợ các loại backup như backup Entire VM, files and Folder.

FPT Cloud được thành lập với sứ mệnh biến mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ, bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm. FPT Cloud hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về Cloud Computing và AI nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu.

Với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin trên 20 năm kinh nghiệm và hệ thống hạ tầng hiện đại, FPT Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tối ưu hóa hoạt động sao lưu dữ liệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Các bài viết liên quan:

Chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu rõ backup dữ liệu là gì, tuy đây chỉ là một việc làm đơn giản nhưng vô cùng cấp bách. Hãy dành thời gian để backup dữ liệu của doanh nghiệp thường xuyên để đảm bảo luôn có thể truy cập vào thông tin quan trọng của mình khi cần thiết. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp backup dữ liệu phù hợp.   

Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?