Blogs Tech

WLAN là gì? Kiến thức nền tảng về mạng WLAN

17:16 22/03/2022
WLAN là gì?  Kể tên năm 1990 đến nay, WLAN đã trở nên quen thuộc với người dùng internet toàn cầu. Khi các thiết bị không dây kết nối Internet như smartphone, tablet, laptop,.. ngày càng phổ biến, WLAN cũng được ứng dụng và phát triển theo yêu cầu của đông đảo người dùng. Vậy cần hiểu chính xác WLAN là gì?   WLAN là gì?  WLAN - một kỹ thuật phân phối mạng không dây, hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc kết nối với mạng internet, thực hiện thông qua giao thức chuẩn. Bạn có thể hiểu đơn giản WLAN hay wireless local area network chính là mạng cục bộ không dây. [caption id="attachment_24742" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu WLAN là gì?[/caption] Có nghĩa là thay vì liên kết hệ thống mạng qua dây cáp truyền thống, WLAN lại ứng dụng tín hiệu radio, hồng ngoại để hỗ trợ thiết bị có thể liên lạc với nhau. Cách thức liên kết này loại bỏ sự cồng kềnh của hệ thống dây cáp, tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng. Mặc dù kết nối theo kiểu không dây nhưng WLAN vẫn đảm bảo tín hiệu đường truyền, tương tác giữa các thiết bị. Chỉ cần vẫn còn đang truy cập internet trong phạm vi phủ sóng, thiết bị của bạn vẫn lướt nét thoải mái. >>> Có thể bạn quan tâm: PHPMyAdmin là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng PHPMyAdmin WLAN ra đời như thế nào? Kỹ thuật liên kết mạng không dây chính thức ra đời từ năm 1990. Đây được xem từng bước đột phá giúp mạng internet toàn cầu ngày càng phổ cập rộng rãi. Để có thể hoàn thiện như ngày nay, WLAN phải trải qua nhiều giai đoạn từ khâu nghiên cứu, bổ sung tinh chỉnh và ứng dụng vào đời sống. [caption id="attachment_24748" align="aligncenter" width="771"] Kỹ thuật liên kết mạng không dây chính thức ra đời từ năm 1990[/caption] Giai đoạn năm 1990: Lần đầu tiên, kỹ thuật kết nối mạng không dây ra mắt người dùng toàn cầu. Khi đó các thiết bị được hỗ trợ hoạt động tại băng tần 900Mhz, tốc độ truyền dữ liệu đạt 1Mbps. Con số này khá thấp so với tốc độ 10Mbps của hệ thống mạng có dây thời điểm bấy giờ. Giai đoạn từ năm 1992 đến 1996: Băng tần của WLAN dần nâng lên 2.4Ghz. Tuy nhiên tần số lại chưa có sự thống nhất cao. Giai đoạn năm 1997 đến 1999: IEEE chính thức thông qua hai chuẩn 802.11a và 802.11b. Cụ thể, 802.11b sở hữu tốc độ đường truyền 11Mbps. Các thiết bị thiết kế theo chuẩn 802.11b dần trở nên phổ biến. Giai đoạn năm 2003: IEEE cấp phép thêm chuẩn 802.11g có khả năng tiếp nhận đường chuyền từ cả hai đầu dây dẫn với băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. Tốc độ đường truyền đã lên tới 54Mbps. 3 Mô hình mạng WLAN phổ biến  Hiện nay, mạng WLAN chia thành 3 mô hình hoạt động chủ yếu. Bao gồm mô hình cơ sở, mô hình độc lập và mô hình mở rộng. [caption id="attachment_24752" align="aligncenter" width="771"] Mô hình mạng WLAN mở rộng[/caption] Mô hình độc lập  Trong mô hình WLAN độc lập, thường bao gồm các máy tính kết nối mạng quy tụ tại không gian nhỏ. Từ đó tạo thành kết nối nhanh cấp. Toàn bộ nút kết nối di động đều có khả năng trao đổi thông tin trực tiếp, không phụ thuộc vào quản trị mạng. Mô hình cơ sở  Tại mô hình WLAN cơ sở tập trung nhiều điểm kết nối Access Point liên kết chặt chẽ với hệ thống đường trục hữu tuyến. Đây là mô hình mạng cho phép thiết bị di động hoạt động ổn định trong phạm vi phủ sóng thuộc một cell. Trong đó, Access Point sẽ làm nhiệm vụ điều khiển cell, đồng thời điều chỉnh lưu lượng đến mạng. Như vậy, các thiết bị thường không trực tiếp tương tác với nhau mà tương tác với Access Point. Mô hình mở rộng Mô hình mở rộng gồm tập hợp nhiều BSSs, nơi cho phép Access Point tương tác với nhau nhằm luân chuyển lưu lượng giữa các BSS. Từ đó đảm bảo quá trình luân chuyển giữa các BSS luôn được ổn định. Mặt khác, BSS còn thực hiện chức năng kết nối thiết bị di động, tương tác với những BSS khác. Ưu điểm và nhược điểm của mạng WLAN Tiếp nối phần phân tích WLAN là gì, FPT Cloud sẽ tập trung sâu hơn về phần ưu và nhược điểm của mạng WLAN. Ưu điểm [caption id="attachment_24756" align="aligncenter" width="771"] Hệ thống mạng WLAN cho phép thiết bị kết nối mạng nhanh chóng[/caption] Ưu điểm của mạng WLAN nằm ở tính tiện lợi, di động cao, triển khai đơn giản, có khả năng mở rộng linh hoạt. Tiện lợi: Hệ thống mạng WLAN cho phép thiết bị kết nối mạng nhanh chóng, số lượng thiết bị kết nối cùng lúc lớn hơn so với mạng có dây. Tính di động cao: Sự bùng nổ của mạng không dây giúp phổ cập rộng rãi mạng internet. Người dùng có thể truy cập mạng internet tại nhiều nơi. Dễ dàng triển khai: Trong mô hình mạng không dây, người ta chỉ yêu cầu một điểm truy cập, không cần đến nhiều dây nối phức tạp. Cách thức triển khai mạng WLAN nhìn chung đơn giản hơn so với mạng có dây. Khả năng mở rộng linh hoạt: Mạng WLAN có thể dễ dàng mở rộng, cho phép tăng thiết bị truy cập thông qua quá trình lắp đặt thêm cáp. Nhược điểm [caption id="attachment_24760" align="aligncenter" width="771"] Mạng WLAN tồn tại nhược điểm về tính bảo mật[/caption] Song song với nhiều ưu điểm, mạng WLAN cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định về mặt bảo mật, phạm vi truy cập, tốc độ và độ tin cậy. Hạn chế về mặt bảo mật: Tùy rằng tạo điều kiện để người dùng kết nối dễ dàng nhưng WLAN lại dễ bị hack. Tình trạng người dùng bị thu thập thông tin trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Phạm vi truy cập còn hạn chế: Thông thường mạng WLAN chỉ phủ sóng truy cập trong một phạm vi nhất định. Trường hợp muốn mở rộng phạm vi, bạn phải bổ sung repeater hoặc Access Point. Độ tin cậy chưa cao: WLAN sử dụng sóng vô tuyến thay vì hệ thống dây cáp. Chính vì vậy tín hiệu chưa thực sự ổn định cho lắm. Tốc độ mạng còn chậm: Tốc độ đường truyền mạng trong chưa cao bằng hệ thống mạng có dây. Càng nhiều người dùng truy cập, tốc mạng lại càng chậm. >>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Computing là gì? Mô hình thay đổi phương thức lưu trữ toàn cầu Hệ thống hạ tầng cần thiết cho mạng WLAN Để một hệ thống mạng WLAN hoạt động đòi hỏi phải có đầy đủ hạ tầng cần thiết. Chẳng hạn như điểm truy cập, thiết bị máy khách. Điểm truy cập Điểm truy cập AP (Access Point) giữ nhiệm vụ cấp phép để máy khách có thể truy cập vào mạng WLAN. Mỗi điểm truy cập lại ứng với một thiết bị Full Duplex, tốc độ tương đương với Ethernet. [caption id="attachment_24764" align="aligncenter" width="771"] Access Point giữ nhiệm vụ cấp phép để máy khách có thể truy cập vào mạng WLAN[/caption] Mỗi Access Point có thể hoạt động theo một trong ba chế độ chính. Cụ thể là chế độ Root Mode, Bridge Mode và Repeater Mode. Chế độ Root Mode: Áp dụng khi AP bắt đầu liên kết với mạng backbone hợp dây. Đó là cấu hình mặc định áp dụng cho hệ thống. Chế độ Bridge Mode: AP hoạt động tương tự như một điểm trung gian không dây. Chế độ Repeater Mode: AP cung cấp đường liên kết hơn xây upstream với mạng có dây. Cách thức hoạt động của AP giống với Repeater không dây. Thiết bị máy khách [caption id="attachment_24768" align="aligncenter" width="771"] Card PCI Wireless - kết nối máy khách với mạng không dây WLAN[/caption] Thiết bị máy khách trong WLAN thường bao gồm 3 chủng loại thiết bị chính. Trong đó, mỗi thiết bị lại thực hiện một vai trò riêng. Card PCI Wireless: Giữ nhiệm vụ kết nối máy khách với mạng không dây WLAN. Card PCMCIA Wireless: Sử dụng phổ biến trong laptop và nhiều loại thiết bị cá nhân khác. Card USB Wireless: Thiết kế vô cùng nhỏ gọn, tháo lắp đơn giản, dễ dàng cắm ngay cả khi thiết bị vẫn hoạt động. Cách bảo mật mạng WLAN không dây Yếu điểm lớn nhất của mạng WLAN nằm ở khả năng bảo mật. Tình trạng nhiễu sóng trong đoạn thường xuyên xảy ra. Muốn đảm bảo, mạng WLAN vận hành ổn định, an toàn, bạn cần tiến hành bảo mật cho mạng. Thông thường, có hai cách để tăng cường lớp bảo mật cho hệ thống mạng WLAN. Thực hiện thông qua cơ chế xác thực. Thực hiện qua cơ chế mã hóa. Trong đó, cơ chế mã hóa có vẻ như hiệu quả hơn. Hiểu đơn giản mã hóa chính là quá trình biến đổi dữ liệu, xác nhận truy cập. Có hai dạng mã hóa chính thường được áp dụng hiện. Mã hóa dòng: Kỹ thuật mã hóa theo mỗi bit. Từ đó liên tục sinh ra các chuỗi khóa. Mã hóa khối: Chỉ tạo ra một mã khóa với kích thước cố định. Chuỗi ký tự trước và mạch hóa đều được xếp vào nhóm khối. Tiếp đó, mỗi khối lại phối hợp với mã khóa theo cơ chế độc lập. Đề phòng một số kiểu tấn công vào mạng WLAN  Có nhiều kiểu tấn công vào mạng WLAN. Muốn đề phòng, nhà quản trị mạng cần nắm bắt chính xác từng cách thức tấn công. Tạo điểm truy cập giả mạo - Rogue Access Point [caption id="attachment_24772" align="aligncenter" width="771"] Tạo điểm truy cập giả mạo - Rogue Access Point[/caption] Với cách thức tấn công này, hacker có thể tạo một điểm truy cập giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống mạng không dây WLAN. Thông thường, hacker sẽ tìm cách tạo giả mạo địa chỉ truy cập tập theo 4 cách. Giả mạo điểm truy cập với cấu hình không hoàn chỉnh. Giả mạo điểm truy cập từ một số mạng WLAN lân cận. Điểm truy cập giả mạo do chính hacker tạo ra. Điểm truy cập giả mạo được tạo ra bởi chính thành viên trong đội ngũ quản trị mạng. Tấn công đề yêu cầu xác thực lại - De-authentication Flood Attack Đây là kiểu tấn công nhắm mục tiêu vào người dùng đang liên kết với mạng WLAN. Khi đó, người dùng thường nhận sẽ nhận thông tin yêu cầu của tác giả lại địa chỉ MAC. Kết nối bắt đầu bị ngắt tạm thời, hacker cứ tiếp tục thực hiện như vậy với những người dùng khác. Tạo điểm truy cập giả mạo - Fake Access Point Hacker bắt đầu gửi nhiều beacon đến địa chỉ vật lý MAC, đồng thời tạo SSID. Cốt yếu để tạo ra một điểm truy cập giả mạo. Toàn bộ quá trình này gây ra xung đột giữa phần mềm điều khiển của mạng WLAN. Tấn công sóng mang vật lý Với cách thức tấn công này, hacker sẽ tìm cách động cơ một đợt nghẽn tín hiệu. Theo đó, một nút giả mạo truyền tin liên tục hình thành tín hiệu RF, hoặc khiến card mạng chuyển sang chế độ test. Gây gián đoạn kết nối - Disassociation flood attack Để tạo tạo ra các gián đoạn kết nối, hacker trước hết cần xác định mục tiêu tấn công, mối liên hệ giữa từ điểm truy cập đến máy khách. Tiếp đó là gửi disassociation frame từ một địa chỉ giả mạo MAC tới điểm truy cập AP và máy khách tương ứng. Máy khách có xu hướng nhận frame và cho rằng frame đã hủy kết nối từ AP. Hacker sẽ tiếp tục tác dụng với những máy khách khác. Mỗi khi bị mất kết nối, máy khách lại tìm cách kết nối lại.  Để hạn một số cuộc tấn công vào WLAN theo các phương thức trên, bạn hãy áp dụng các biện pháp bảo mật. Chẳng hạn như sử dụng, thiết lập cài đặt TKIP, WLAN VNP, AES, WPA, WPA, WPA 2, WPA3, WLAN Wifi Alliance,... Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Wireshark là gì? Chức năng & cách sử dụng Wireshark từ A – Z

15:49 20/01/2022
Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì những khái niệm kiểu như Wireshark là gì chắc chắn không còn xa lạ. Nhưng là người ngoại đạo, khi thấy từ này thì không phải ai cũng biết nó nghĩa là gì và biểu thị cho điều gì. Vậy nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về Wireshark thì hãy cùng bắt đầu khám phá trong bài viết dưới đây. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Wireshark là gì?[/caption] Wireshark là gì? Muốn biết Wireshark dùng để làm gì, cách sử dụng Wireshark như thế nào thì trước hết, điều mà chúng ta cần làm đó chính là tìm hiểu xem Wireshark là gì. Wireshark là ứng dụng phân tích mạng (network packet analyzer). Công dụng của ứng dụng này là dùng để bắt, phân tích và xác định các vấn đề có liên quan đến network bao gồm: kết nối chậm, rớt gói tin hoặc các truy cập bất thường.  Thông qua Wireshark, quản trị viên có thể hiểu hơn về các Network Packets đang chạy trên hệ thống. Như vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra lỗi cũng sẽ dễ dàng hơn. Phần mềm Wireshark dùng để làm gì? Vậy Wireshark dùng để làm gì hay nói cách khác mục đích sử dụng của phần mềm là gì? Sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Trước hết, Wireshark được Network administrators sử dụng trong việc khắc phục sự cố về mạng. Bên cạnh đó, Wireshark còn được các kỹ sư Network security dùng để kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo mật. Trong khi đó thì Wireshark lại được các kỹ sư QA sử dụng để xác minh các network applications. Và các developers dùng Wireshark trong việc gỡ lỗi triển khai giao thức. Còn đối với người dùng mạng máy tính bình thường thì Wireshark giúp chúng ta học internals giao thức mạng. Ngoài ra, Wireshark còn được sử dụng trong rất nhiều tình huống thực tế khác nữa mà chỉ những người trong giới chuyên môn mới biết câu trả lời. Tính năng nổi bật của Wireshark Có thể thấy rằng Wireshark có rất nhiều công dụng khác nhau. Vậy còn về tính năng của chúng thì như thế nào? Sau đây hãy cùng khám phá xem những tính năng nổi bật của Wireshark là gì nhé. Wireshark có sẵn cho hệ điều hành UNIX và Windows. Ứng dụng này giúp người dùng có thể chụp dữ liệu gói trực tiếp từ giao diện mạng. Thực hiện mở các tệp có chứa dữ liệu gói bằng tcpdump/ WinDump, Wireshark cũng như một số chương trình packet capture khác. Nhập các gói từ các tệp văn bản có chứa các hex dumps của packet data. Hiển thị các gói thông tin một cách vô cùng chi tiết. Tiến hành việc lưu trữ tất cả các dữ liệu gói đã bị bắt. Xuất một số hoặc tất cả các gói thông qua định dạng capture file. Dựa vào các tiêu chí khác nhau để lọc các gói tin. Dựa trên nhiều tiêu chí để tìm kiếm các gói. Colorize là gói hiển thị dựa trên bộ lọc. Wireshark còn giúp tạo các số liệu thống kê khác nhau. Hướng dẫn tải Wireshark về máy Với rất nhiều công dụng, tính năng ở trên, Wireshark được rất nhiều người tìm kiếm lựa chọn và sử dụng. Cùng xem cách tải Wireshark là gì để lưu về máy và sử dụng nhé. Hệ điều hành windows Hệ điều hành Windows là một trong những hệ điều hành quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Chính vì thế, cách thức tải Wireshark như thế nào đối với hệ điều hành này chắc chắn là thông tin mà chúng ta cần phải tìm hiểu đầu tiên.  Wireshark có hỗ trợ hệ điều hành Windows phiên bản 32 bit và 64 bit. Để tải xuống, bạn cần xác định được chính xác phiên bản hệ điều hành mà mình đang dùng. Sau đó, tìm hiểu về phiên bản cao nhất của phần mềm Wireshark là gì và chọn tải xuống để sử dụng. Muốn tải Wireshark cho hệ điều hành Windows, chúng ta tải Tại đây! [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Tải Wireshark cho hệ điều hành windows[/caption] MacOS Đối với thiết bị sử dụng macOS và đã được hỗ trợ sử dụng Wireshark trên trang chủ thfi việc duy nhất mà chúng ta cần làm đó chính là download phần mềm sau đó mở file .dmg để bắt đầu cài đặt. Sau khi thực hiện xong, hãy kéo thả biểu tượng của Wireshark vào trong thư mục /Applications như vậy là đã hoàn tất, bây giờ, chỉ cần mở phần mềm và sử dụng thôi. Ubuntu Từ terminal prompt, chạy lệnh sau: [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Lệnh tải Wireshark cho Ubuntu[/caption] RedHat Fedora Từ terminal prompt, chạy lệnh sau: [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Lệnh tải Wireshark cho RedHat Fedora[/caption] Trong 2 dòng lệnh phía trên thì dòng lệnh đầu tiên sẽ được sử dụng để cài đặt GUI và phiên bản CLI của WireShark. Dòng lệnh thứ hai được sử dụng với mục đích thêm quyền sử dụng cho nó và thay username thành user hiện tại mà chúng ta đang sử dụng. Kali Linux Tìm hiểu kỹ xem Wireshark là gì và cách tải đối với từng điều kiện máy khác nhau, chúng ta sẽ thấy rằng Wireshark đã được cài đặt sẵn trong các bản phân phối Kali Linux rồi. Để kiểm tra một cách chính xác, chúng ta vào phần menu ở option “Sniffing & Spoofing” tìm kiếm và mở lên sử dụng thôi. Hướng dẫn sử dụng Wireshark chi tiết Bạn đã nắm rõ Wireshark là gì và cách sử dụng Wireshark như thế nào rồi chứ? Ngay bây giờ sẽ là 5 cách sử dụng phần mềm vô cùng chi tiết và hiệu quả dành cho những ai đang tìm hiểu. Cách chụp các gói tin bằng Wireshark Chụp các gói tin bằng ứng dụng Wireshark là công dụng phổ biến nhất của phần mềm này mà chúng ta cần nắm được để thực hiện. Rất đơn giản thôi. Sau khi chúng ta đã tải xuống và cài đặt ứng dụng Wireshark vào máy rồi thì hãy khởi chạy nó. Tiếp theo đấy là nhấp đúp vào tên của một giao diện mạng có bên trong Capture để thực hiện tính năng chụp các gói trên giao diện đó ngay thôi nào. Một ví dụ đơn giản để bạn có thể tham khảo nhé. Nếu hiện tại, chúng ta đang muốn ghi lại lưu lượng truy cập trên mạng không dây của mình thì chỉ cần nhấp vào giao diện không dây. Chúng ta sẽ tiến hành cấu hình các tính năng nâng cao thông qua việc nhấp vào Capture > Options. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Chụp các gói tin bằng Wireshark[/caption] Bạn nhấp vào tên giao diện rồi chứ? Bước tiếp theo là chúng ta sẽ thấy rằng các gói tin đang bắt đầu xuất hiện trong thời gian thực. Lúc này, ứng dụng Wireshark sẽ tiến hành chụp mỗi gói được gửi đến hệ thống hoặc có sẵn trên hệ thống của chúng ta, Hãy kiểm tra, nếu chế độ promiscuous đã được bật một cách mắc định thì chúng ta sẽ thấy được tất cả các gói khác trên mạng thay vì chỉ thấy các gói được gửi tới bộ điều hợp mạng.  Kiểm tra chế độ promiscuous xem hiện tại chúng đang như thế nào bằng cách nhấn Capture > Options. Một cửa sổ sẽ hiện ra và hộp kiểm "Enable promiscuous mode on all interfaces" năm ở dưới cùng của cửa sổ. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Kiểm tra chế độ promiscuous[/caption] Hãy nhấn vào Stop màu đỏ ở gần góc trên cùng bên trái của cửa sổ nếu chúng ta muốn dừng capturing traffic. Cách lưu và mở gói tin trong phần mềm Wireshark Cách mở các gói tin bằng Wireshark đó là: chọn File > Open sau đó tìm đến đường dẫn của file cần mở vậy là xong. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Cách mở gói tin trong phần mềm Wireshark[/caption] Nếu muốn lưu gói tin đã capture thì chúng ta tiến hành click vào File > Save. Sau đó là chọn đường dẫn để lưu trữ file rồi đặt tên cho file capture, chọn định dạng để lưu.   Cách lọc các gói tin trong phần mềm Wireshark Cùng tìm hiểu cách lọc các gói tin bằng Wireshark là gì nhé. Trong trường hợp chúng ta đang cố gắng kiểm tra lưu lượng truy cập của một chương trình gửi nếu như thực hiện gọi điện về nhà thì chương trình Wireshark sẽ giúp đóng tất cả các ứng dụng khác đang hoạt động bằng mạng này để người dùng thu hẹp tối đa lưu lượng truy cập. Nhưng cần chú ý là người dùng sẽ có một lượng lớn các gói dữ liệu cần phải tiến hành sàng lọc đấy.  Cách cơ bản nhất để có thể dùng Wireshark để lọc đó là nhập nó vào trong hộp bộ lọc ở đầu cửa sổ. Sau đó nhấp vào Apply hoặc là Enter.  Ví dụ để bạn có thể hình dung đó là nhập dns vào bộ lọc, chúng ta sẽ chỉ thấy các gói DNS. Khi nhấn bắt đầu nhập thì ứng dụng sẽ giúp bạn tự động hoàn thành bộ lọc của mình. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Lọc các gói tin trong phần mềm Wireshark[/caption] Ngoài ra, người dùng cũng cũng có thể nhấp vào Analyze > Display Filters để tiến hành chọn bộ lọc phù hợp nhất trong số các bộ lọc mặc định mà Wireshark có. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm bộ lọc của riêng mình và lưu chúng lại để dễ dàng truy cập khi cần. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Bạn có thể tự thêm bộ lọc mình hay dùng[/caption] Khi nhấn chọn chuột phải vào một tệp nào đó, sau đó chọn Follow > TCP Stream chúng ta sẽ thấy cuộc hội thoại TCP hiển thị một cách đầy đủ giữa máy khách và máy chủ. Ngoài ra, chúng ta có thể nhấp vào các giao thức khác có trong trình đơn rồi sau đó theo dõi để xem các cuộc hội thoại này tiến hành làm việc như thế nào. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Bộ lọc thực hiện nhiệm vụ[/caption] Sau khi đóng cửa sổ chúng ta sẽ thấy một bộ lọc của Wireshark đã được áp dụng tự động. Ứng dụng sẽ hiển thị cho chúng ta thấy các gói tạo nên cuộc trò chuyện. Như vậy, bạn đã biết cách lọc các gói tin của Wireshark là gì rồi chứ? [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Hoàn thành lọc tập tin[/caption] Cách Color Coding trong Wireshark Trong máy tính của chúng ta, các gói sẽ được đánh dấu bằng nhiều màu khác nhau và thông qua điều này, Wireshark sẽ giúp người dùng xác định các loại lưu lượng khi thực hiện truy cập một cách nhanh chóng.  Cùng xem các màu sắc mặc định trong Wireshark là gì để phân biệt nhé. Màu tím nhạt: lưu lượng TCP Màu xanh dương nhạt: lưu lượng UDP Màu đen: các gói có lỗi Muốn biết chính xác ý nghĩa của các màu ra sao rất đơn giản, chúng ta nhấp vào View > Coloring Rules. Chúng ta hoàn toàn có thể tự điều chỉnh màu sắc theo như mong muốn của mình một cách hợp lý nhất. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Cách Color Coding trong Wireshark[/caption] Cách kiểm tra gói tin trong Wireshark Để kiểm tra gói tin có trong máy tính bằng Wireshark, chúng ta nhấp vào một gói. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Kiểm tra gói tin trong Wireshark[/caption] Sau đó, tạo bộ lọc bằng cách nhấp chuột phải vào một trong các chi tiết cũng như sử dụng menu con Apply as Filter để tạo bộ lọc dựa trên bộ lọc đó. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Tự tạo bộ lọc cho mình[/caption] Hy vọng với những chia sẻ của FPT Cloud bạn đã nắm rõ khái niệm Wireshark là gì rồi chứ. Wireshark được xem là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ có liên quan đến ứng dụng này mà thôi. Nếu bạn đang muốn trở thành một chuyên gia công nghệ thì không nên bỏ qua đâu.      Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

WireGuard là gì? Hướng dẫn cài đặt WireGuard chi tiết

16:37 23/02/2022
WireGuard hiện tại là 1 giải pháp VPN chủ yếu tập trung vào bảo mật. Theo đó WireGuard đang sử dụng những giao thức mã hóa cũng như những thuật toán nhằm bảo vệ dữ liệu. Để hiểu rõ hơn WireGuard là gì và cơ chế mã hóa trên thị trường hiện nay, hãy cùng FPT Cloud điểm qua những thông tin sau đây. WireGuard là gì? Nếu như đang sử dụng VPN thì rất có thể sẽ chạy bằng IPsec hoặc OpenVPN, vốn là các tiêu chuẩn đã thống trị trong 1 thời gian dài. Nhưng hiện tại nó đã thay đổi tất cả mọi thứ. [caption id="attachment_19810" align="aligncenter" width="771"] WireGuard là gì?[/caption] WireGuard được mã hóa 1 cách rõ ràng, kết nối chỉ trong tích tắc, dùng mật mã hiện đại đã thử nghiệm cũng như hoạt động với tất cả mọi thứ. Thậm chí nó còn được đưa trực tiếp vào Linux kernel 5.6. Vậy khái niệm WireGuard là gì? Khái niệm WireGuard hiện tại là 1 giải pháp VPN (hay Virtual Private Network) chủ yếu tập trung vào bảo mật. Theo đó ban đầu nó được biết tới phổ biến vì rất dễ dàng sử dụng và có tính đơn giản.  Hiện tại nó đang sử dụng những giao thức mã hóa cũng như những thuật toán nhằm bảo vệ dữ liệu. Nó ban đầu được phát triển để dành cho Linux. Đến thời điểm hiện tại nó đã dần trở nên phổ biến trên các thiết bị macOS, BSD, Windows, Android và iOS.  Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay mạng riêng ảo VPN đang là thành phần không thể nào thiếu. Theo đó họ hoàn toàn có thể liên kết những chi nhánh khác nhau từ xa tới mạng chính của công ty. Và từ đó cho phép tất cả nhân viên có thể sử dụng những ứng dụng nội bộ thuộc công ty. Bên cạnh đó cho phép những cloud server trở thành 1 phần của mạng, tương tự giống như những máy chủ on-premises. Những giải pháp VPN trước đây hầu hết đều tương đối chậm và thiết kế khá phức tạp. Ngược lại đối với WireGuard lại đặt sự đơn giản và tính bảo mật lên hàng đầu. Lịch sử hình thành  Jason Donenfeld - nhà nghiên cứu phát triển và bảo mật kernel vào năm 2017 đã có ý tưởng dành cho WireGuard. Ở thời điểm đó, Jason Donenfel đang cần 1 giải pháp tunneling lưu lượng 1 cách bí mật. Từ đó hoàn toàn có thể dùng chúng cho những cuộc penetration testing (thử nghiệm xâm nhập).  [caption id="attachment_19816" align="aligncenter" width="771"] Lịch sử hình thành trên thị trường hiện nay[/caption] Tuy nhiên sau khi xem xét và nghiên cứu 1 cách kỹ lưỡng về những tùy chọn lúc bấy giờ hiện có, Jason Donenfel càng nhận ra các hệ thống VPN như OpenVPN hay IPsec thật sự không hoạt động tốt. Ngoài ra nó cũng khó để có thể quản lý đúng cách và cấu hình. Chính vì vậy, Donenfeld đã bắt đầu tạo ra 1 giao thức VPN mới hoàn toàn. Anh mong muốn rằng nó có thể tránh lối mòn thiết kế của những hệ thống khác. Donenfled cần một sự đơn giản và không muốn nó trở thành những dự án với các code bases khổng lồ như trước. >>> Có thể bạn quan tâm: Bytefence anti-malware là gì? Cách gỡ Bytefence anti-malware hoàn toàn Cơ chế mã hóa của WireGuard Cơ chế mã hóa  WireGuard đầu tiên sẽ loại trừ đi tính linh hoạt trong mật mã. Theo đó nó sẽ cung cấp những lựa chọn giữa trao đổi key và thuật toán mã hóa. Vì trên thực tế nó sẽ dẫn tới việc triển khai không đảm bảo độ an toàn với những công nghệ khác. Giao thức của nó thay vào đó sẽ sử dụng 1 lựa chọn những bản mã hiện đại. Chính vì vậy những chọn lựa mật mã mặc định này phải đủ mạnh để tất cả người dùng không thể nào thay đổi hay cấu hình sai. WireGuard đã sử dụng ChaCha20 để có thể mã hóa đối xứng cùng với Polu1305 dành cho message authentication. Theo đó sự kết hợp này sẽ đạt được hiệu quả hơn so với AES trên những kiến trúc CPU được nhúng và hoàn toàn không có khả năng giúp tăng tốc về phần cứng mật mã (hay cryptographic hardware acceleration) và Curve25519 dành cho Diffie-Hellman (ECDH). Hoặc BLAKE2s dùng để hashing, nhanh hơn so với SHA-3 cũng như 1.5-RTT dựa vào nền tảng Noise. Bên cạnh đó nó cũng gồm có tính năng bảo vệ khỏi tình trạng giả mạo, replay attack và từ chối dịch vụ. [caption id="attachment_19820" align="aligncenter" width="771"] Cơ chế mã hóa của WireGuard hiện nay[/caption] 1 số lưu ý Mỗi peer trong giao thức này được xác định với những peer khác thông qua các public key. Điều này tương tự như cách thức xác thực dựa vào khóa trong OpenSSH. Những public key cũng sẽ được dùng để có thể thiết lập địa chỉ IP được chỉ định cho mỗi peer bên trong tunnel. Đây là 1 phần thuộc khái niệm mới và được Wireguard gọi với cái tên là “cryptokey routing”. Hiện tại giao thức này sẽ không phản hồi với những packet nó không nhận ra. Do đó quá trình network scanning không thể cho thấy nó hiện đang chạy trên server. Ngoài ra nó cũng có thể hoạt động cùng 1 lúc như cả server lẫn client. Khả năng hoạt động của WireGuard WireGuard trên Linux hoạt động ở kernel space. Chính vì vậy hiệu suất của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với OpenVPN – trong virtual network interface driver và userspace. Trong WireGuard điểm benchmark cho tốc độ và hiệu suất kết nối cao hơn so với OpenVPN tới 4 lần. Bên cạnh đó tốc độ cũng cao hơn nhiều so với VPN dựa vào IPsec, trên cùng 1 phần cứng. [caption id="attachment_19824" align="aligncenter" width="771"] Khả năng hoạt động của WireGuard trên thị trường[/caption] Tuy nhiên, trên iOS, Android, Windows, OpenBSD và macOS việc triển khai nó sẽ được viết bằng Go.  Ngoài 1 số những dự án dành cho Android đã được hỗ trợ tích hợp đối với WireGuard kernel module bởi cộng đồng, những triển khai không thuộc Linux chạy trong userspace cũng như không hưởng lợi nhờ vào hiệu suất tương tự như việc triển khai ở kernel. Như vậy điều này cho thấy được rằng nó vẫn hoàn toàn có thể quản lý nhằm phù hợp. Bên cạnh đó trong hầu hết mọi mặt vẫn vượt trội hơn so với OpenVPN. WireGuard có tương thích với Linux kernel Linux Kernel từ phiên bản 5.6 được phát hành chính thức vào ngày 29/3/2020, thì đây đã là 1 trong các công nghệ tích hợp mặc định. Đây được coi là lần đầu tiên phát hành ổn định của WireGuard (thuộc phiên bản 1.0.0). Sau đó những kế hoạch của Donenfled có liên quan tới việc hợp nhất 1 API mã hóa mới và đơn giản hơn vào trong Linux kernel được gọi là Zinc. Donefled đã cho rằng Zinc sẽ giúp cho những developer thực hiện những thao tác mã hóa thuộc ứng dụng 1 cách dễ dàng hơn. Trong quá trình upstream WireGuard vào trong hệ thống Linux subsystem điều này đã đánh dấu 1 bước ngoặt vô cùng quan trọng. Kể từ đó đã có rất nhiều những bước tiến đáng kể và nhanh chóng trước khi Zinc chính thức phát hành ổn định. [caption id="attachment_19828" align="aligncenter" width="771"] WireGuard có tương thích với Linux kernel[/caption] Cách để cài đặt Wireguard VPN Server Để cài đặt Wireguard VPN Server quá trình thực hiện cần trải qua tổng cộng 3 công đoạn sau đây: Cài đặt phần mềm Wireguard package Enable IP Forwarding Tiến hành cấu hình NAT dành cho iptables Ngoài ra không bắt buộc: Người dùng cũng có thể tắt SElinux and Firewalld (nằm trên CentOS) để từ đó quá trình cài đặt cũng như sử dụng được dễ dàng hơn [caption id="attachment_19832" align="aligncenter" width="771"] Tắt SElinux and Firewalld[/caption] Cài đặt dành cho Wireguard package [caption id="attachment_19836" align="aligncenter" width="771"] Cài đặt dành cho Wireguard package[/caption] Load module wireguard vào trong kernel [caption id="attachment_19840" align="aligncenter" width="771"] Load module wireguard vào trong kernel[/caption] Enable ip_forward dành cho Kernel [caption id="attachment_19844" align="aligncenter" width="771"] Enable ip_forward dành cho Kernel[/caption] Như vậy phần cài đặt những pakage dành cho Wireguard VPN Server tới đây là đã hoàn tất. Theo đó bước tiếp theo bạn cần phải tạo ra những file config tương ứng cho client và server để có thể bắt đầu sử dụng. >>> Có thể bạn quan tâm: OneDrive là gì? Cách cài đặt và sử dụng OneDrive mới nhất Cách để config Wireguard đơn giản Nó đang hoạt động dựa theo mô hình là public_key/private_key. Chính vì vậy cần phải: Tạo một cặp private/ public key dành cho Server: Public key sẽ được gửi cho client, còn Private key sẽ lưu trữ bí mật ở trên server. Tạo một cặp private/ public key dành cho mỗi một Client: Public key sẽ khai báo ở trên server, còn Private key sẽ giữ bởi client Cách tạo server keys: [caption id="attachment_19848" align="aligncenter" width="771"] Cách tạo server keys[/caption] Cách tạo client keys: [caption id="attachment_19852" align="aligncenter" width="771"] Cách tạo client keys[/caption] Ngay sau khi đã tạo bộ key cần thiết xong, cần tạo file config dành cho Wireguard VPN Client và Wireguard VPN Server. Cách tạo server config: [caption id="attachment_19856" align="aligncenter" width="771"] Cách tạo server config[/caption] Như vậy tới đây đã hoàn tất được quá trình tạo file config dành cho server ở vị trí là /etc/wireguard/wg0.conf. Theo đó khởi chạy dịch vụ của Wireguard VPN Server như sau: [caption id="attachment_19860" align="aligncenter" width="771"] Khởi chạy dịch vụ của Wireguard VPN Server[/caption] Cách tạo client config: [caption id="attachment_19864" align="aligncenter" width="771"] Cách tạo client config[/caption] Tới đây, trên server đã tạo file là /etc/wireguard/keys/client.conf. Theo đó để có thể sử dụng, cần copy file này về trên máy cần sử dụng VPN cũng như import vào trong ứng dụng Wireguard là đã có thể connect. Như vậy qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấCách tạo client configp những thông tin liên quan tới khái niệm và lịch sử hình thành của Wireguard. Theo đó có thể thấy được rằng WireGuard được mã hóa 1 cách rõ ràng, kết nối chỉ trong tích tắc. Hy vọng rằng với những thông tin về cơ chế mã hóa và cách cài đặt trên sẽ giúp bạn sử dụng được hiệu quả nhất có thể. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Windows 11 có gì nổi bật hơn Windows 10?

11:57 14/12/2021
Microsoft đã chính thức ra mắt Windows 11 vào ngày 5/10/2021 - 6 năm sau khi ra mắt Windows 10. Đây là một bản nâng cấp lớn từ Windows 10 khi tập trung nhiều vào việc thiết kế lại giao diện và cải thiện trải nghiệm người dùng. Windows 10 là một thành công lớn của Microsoft và “gã khổng lồ” công nghệ này đang không ngừng cải tiến nó với các tính năng mới và sửa lỗi. Tuy nhiên, với sự ra đời của Windows 11, nhiều người dùng băn khoăn không biết hệ điều hành mới này có gì nổi bật hơn phiên bản tiền nhiệm của nó.  1. Thanh tác vụ được đơn giản hóa [caption id="" align="aligncenter" width="1600"] Thanh tác vụ được căn giữa, tương tự như thanh tác vụ trên macOS hoặc Chrome OS | Nguồn: Bleeping Computer.[/caption] Microsoft đã chuyển Menu Start cùng với thanh tác vụ vào giữa màn hình. Thanh tác vụ mới này khác hoàn toàn với thanh tác vụ hiện có ở Windows 10, khiến người dùng liên tưởng đến giao diện của mac OS và Chrome OS. Menu Start của Windows 11 sẽ hiển thị các ứng dụng được ghim, với thanh tìm kiếm chung ở trên cùng để người dùng dễ dàng thực hiện thao tác tìm kiếm trên web (hoặc trên thiết bị). Ngoài ra, phía dưới cùng của Menu Start còn có một khu vực hiển thị các tài liệu, ứng dụng gần đây mà người dùng đã mở. Điều này giúp các trải nghiệm của người dùng được cá nhân hóa hơn. Người dùng cũng có thể di chuyển menu Start trở lại bên trái như trong Windows 10 nếu họ muốn.  Có thể bạn quan tâm: Microsoft Teams - Giải pháp kết nối và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh 2. Cải thiện đa nhiệm với Snap Layouts [caption id="" align="aligncenter" width="1024"] Snap Layouts giúp người dùng đa nhiệm trên nhiều màn hình dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây | Nguồn: Wccftech.[/caption] Tính năng Snap trong Windows 10 yêu cầu người dùng sắp xếp các cửa sổ theo cách thủ công bằng cách di chuột sang trái hoặc phải của màn hình hoặc sử dụng các tổ hợp bàn phím. Tuy nhiên, tính năng Snap trong Windows 11 đã được cập nhật với Snap Layouts - cho phép người dùng tự động sắp xếp các cửa sổ đang mở theo cách họ muốn.  Người dùng có thể sắp xếp các ứng dụng và cửa sổ dễ dàng hơn bằng cách nhóm chúng lại với nhau - tương tự như cách người dùng nhóm các ứng dụng trên Android và iOS. Snap Layouts cung cấp các tùy chọn bố cục khác nhau, tùy thuộc vào kích thước màn hình của người dùng.  3. Tích hợp trò chuyện nhóm [caption id="" align="aligncenter" width="1600"] Microsoft quyết định loại bỏ Skype khỏi Windows 11 và thay thế bằng Microsoft Teams | Nguồn: MSpoweruser.[/caption] Microsoft đã thay thế tính năng Meet Now của Windows 10 do Skype cung cấp bằng việc tích hợp tính năng Chat từ Microsoft Teams vào thanh tác vụ Windows 11. Người dùng có thể gửi tin nhắn hoặc gọi điện video cho đồng nghiệp, bạn bè hay người thân trong gia đình một cách dễ dàng và nhanh chóng.  Trong trường hợp đối tượng bạn cần liên hệ chưa cài đặt Teams, bạn vẫn có thể liên lạc với họ qua SMS hai chiều. 4. Tích hợp ứng dụng Android trên Microsoft Store [caption id="" align="aligncenter" width="1200"] Tích hợp ứng dụng Android trên Microsoft Store của Windows 11 được xem là bước đột phá lớn của Microsoft | Nguồn: The Verge.[/caption] Microsoft đang xây dựng lại Microsoft Store từ đầu cho Windows 11 với một thiết kế hoàn toàn mới - đẹp và dễ sử dụng hơn.  Windows 11 mang đến các ứng dụng Android gốc trên Windows nhờ công nghệ Intel Bridge. Ngay cả khi đây là công nghệ của Intel, người dùng bộ xử lý AMD (Advanced Micro Devices) vẫn có thể chạy các ứng dụng Android nguyên bản. Nếu PC của bạn tương thích, bạn sẽ có thể tải xuống và chạy ứng dụng thông qua Amazon App Store. Người dùng đã có thể tiếp cận nhiều ứng dụng Android ngay trên máy tính mà không cần ứng dụng giả lập. Bạn có thể quay và đăng video cho Tik Tok từ thiết bị Windows của mình. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng Android có sẵn trên kho ứng dụng có hạn và các ứng dụng Android này vẫn sẽ hiển thị dưới dạng màn hình dọc giống như trong điện thoại.  Bên cạnh đó, Microsoft cũng sẽ giới thiệu nhiều ứng dụng gốc cho Microsoft Store dành cho Windows 11, bao gồm Visual Studio, Disney +, Adobe Creative Cloud, Zoom và Canva.   5. Cải tiến trò chơi [caption id="" align="aligncenter" width="1200"] Người dùng có thể chơi các trò chơi cũ trên Windows 11 mà không gặp quá nhiều vấn đề về khả năng tương thích | Nguồn: PC Gamer.[/caption] Windows 11 kết hợp nhiều tính năng từ Xbox Series X mới nhất để mang đến cho game thủ trải nghiệm tốt nhất có thể. Trong đó phải kể đến 3 tính năng sau:  DirectX 12 Ultimate: Đây là phiên bản DirectX mới nhất của Microsoft, mang đến trải nghiệm hình ảnh đồ họa chân thực, sắc nét và mượt mà hơn những phiên bản DirectX cũ.  DirectStorage: Rút ngắn thời gian tải game, hiển thị thế giới trong game một cách chi tiết hơn. Auto HDR: Cho dải màu rộng, mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động như thật. Với sự ra đời của Xbox Game Pass, người dùng có thể chơi các tựa game mới từ Xbox Game Studios, Bethesda và có quyền truy cập vào hơn 100 trò chơi khác nhau. Cuối cùng, với Xbox Game Pass Ultimate, người dùng có thể trải nghiệm Xbox Cloud Gaming từ trình duyệt web và thưởng thức các tựa game Xbox ngay cả trên PC cấp thấp. Có thể bạn quan tâm: FPT Object Storage – Giải pháp lưu trữ không giới hạn, bảo mật cho doanh nghiệp 6. Làm sao để nâng cấp lên Windows 11? [caption id="" align="aligncenter" width="1600"] Mọi người đều có thể nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11 miễn phí | Nguồn: Microsoft[/caption] Hiện tại, hầu hết người dùng Windows 10 đều đủ điều kiện nâng cấp lên Windows 11 miễn phí. Để cài đặt Windows 11, PC / Laptop của bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định: Bộ xử lý: 1GHz hoặc tốc độ cao hơn với 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên chip (SoC) RAM: 4GB Dung lượng lưu trữ: 64GB trở lên Hệ thống phần mềm: UEFI, có khả năng khởi động an toàn TPM: TPM phiên bản 2.0 Card đồ họa: DirectX 12 trở lên với trình điều khiển WDDM 2.0 Màn hình: > 9 inch với Độ phân giải HD (720p) Có tài khoản Microsoft và kết nối Internet Bạn không cần phải truy cập bất kỳ trang web bên ngoài nào để tải Windows 11. Bạn chỉ cần truy cập phần cập nhật hệ thống, tìm kiếm bản cập nhật mới. Để kiểm tra xem Windows 11 có khả dụng cho máy tính của bạn hay không, bạn kiểm tra mục Settings > Update & Security > Windows Update chọn mục “Check for Updates”. Nếu Windows 11 hiển thị trong mục nâng cấp, bạn chỉ cần bấm Download và hoàn tất quá trình cài đặt Windows 11 cho PC / Laptop của mình. Trong trường hợp bạn chưa kích hoạt bản quyền Windows nhưng muốn cài đặt Windows 11 thì phải làm sao? Bạn có thể liên hệ với các đối tác kinh doanh của Microsoft tại Việt Nam, trong đó có FPT Smart Cloud để sở hữu key bản quyền Windows 11 chính hãng.  Với tư cách là Gold Partner và Đối tác kinh doanh giải pháp điện toán đám mây (Cloud Solution Provider) của Microsoft tại Việt Nam, FPT Cloud vô cùng vinh dự khi được hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến đến từ Microsoft. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399  

Wifi không có Internet – Nguyên nhân & 7 cách khắc phục

16:42 08/03/2022
Wifi không có internet là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo đó lỗi kết nối này là vì điểm truy cập mạng có tốc độ không ổn định, mật khẩu wifi không đúng, có vấn đề về sóng hoặc lỗi xung đột hệ thống,... Vậy cách khắc phục tình trạng lỗi wifi không có internet là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để xử lý vấn đề này nhanh chóng.  Dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet Wifi đã kết nối không có internet là tình trạng chung mà nhiều người đã từng gặp phải. Theo đó dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet là thiết bị di động của bạn vẫn hiển thị biểu tượng wifi tuy nhiên những ứng dụng không thể nào truy cập được vào internet.  Dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet Bạn sử dụng messenger để gửi tin nhắn nhưng không thể nào gửi đây hoặc truy cập vào YouTube cũng không thể nào xem những video hay vào Safari để truy cập những trang Web cũng sẽ không được. Vậy nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet là gì? Nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet Lỗi wifi không có internet xảy ra là vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số những nguyên nhân thường xuyên gặp phải nhất trên thị trường hiện nay: Vì cài đặt đối với chế độ IP không phù hợp với Modem. Theo đó 1 số những Modem được cài đặt có sự khác biệt so với những Modem khác, vì vậy đã gây ra vấn đề lỗi wifi không có internet này.  Dây mạng được cắm từ cục WiFi modem chủ hiện tại không phù hợp cùng với cục wifi đang sử dụng. Không tương thích cùng với địa chỉ IP trong bộ chia mạng Xung đột IP cùng với cục wifi nhỏ được cắm chung vào trong hệ thống mạng chủ.  Do lỗi của dây mạng hoặc cổng chia mạng bị hỏng,... Nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet phổ biến hiện nay >>> Có thể bạn quan tâm: PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng Cách khắc phục lỗi wifi không có internet Là một trong những tình trạng thường xuyên mắc phải ở nhiều người vậy cách khắc phục lỗi wifi không có internet là như thế nào? Theo đó trước khi khắc phục bạn cần phải chắc chắn chỉ điện thoại bạn bị lỗi và những thiết bị khác vẫn có thể truy cập, kết nối bình thường với mạng wifi.  Khởi động lại thiết bị  Nguyên nhân chính của lỗi wifi không có internet hiện nay đó chính là do thiết bị. Theo đó sau một khoảng thời gian dài sử dụng liên tục điện thoại thì bộ nhớ RAM cụ thiết bị đã bị đầy khiến cho máy bị chậm, lag và gây ra một số những lỗi nhỏ.  Cách thức để có thể khắc phục lỗi wifi không có internet này đó chính là khởi động lại điện thoại như vậy sẽ giúp xóa sạch được bộ nhớ RAM. Từ đó sẽ giúp khắc phục được những lỗi và giúp cho điện thoại chạy được mượt mà hơn.  Cách khắc phục lỗi wifi không có internet Tạm thoát kết nối wifi sau đó kết nối lại Lỗi wifi không có internet hiện nay chủ yếu là vì điện thoại của bạn đang sử dụng hiện đang chờ cập trực tiếp vào trong wifi bằng mật khẩu cũ. Theo đó mà khẩu này đã được lưu sẵn ở trong điện thoại thông qua lần đăng nhập trước. Sau đó chủ của wifi đã cập nhật lại mật khẩu mới. Theo đó đối với nguyên nhân này thì cách khắc phục chủ yếu đó chính là thoát mạng wifi sau đó kết nối lại cùng với mật khẩu mới đã được cập nhật. Theo các bước đơn giản sau đây:  Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt Cài đặt, sau đó chọn vào mục WiFi và chọn vào biểu tượng của mạng WiFi cần được kết nối lại có hình chữ "i". Tạm thoát kết nối wifi sau đó kết nối lại Bước 2: Chọn vào Quên mạng này sau đó nhấn vào Quên. Chọn vào Quên mạng này sau đó nhấn vào Quên Bước 3: Cuối cùng là kết nối lại vào mạng wifi bằng cách chọn vào trong mạng cần được kết nối sau đó nhập lại mật khẩu wifi, chọn và kết nối  Kết nối lại vào mạng wifi để khắc phục lỗi Tắt chế độ nguồn điện thấp  Một trong những cách thức khá đơn giản để khắc phục được lỗi wifi không có internet đó chính là tắt chế độ nguồn điện thấp. Theo đó chế độ nguồn điện thấp này sẽ hạn chế những kết nối hay tắt những ứng dụng nâng cao nhằm giảm hiệu suất cũng như giảm điện năng mà điện thoại tiêu thụ.  Đối với nguyên nhân của lỗi wifi không có internet này thì cách khắc phục có thể thực hiện như sau Với điện thoại iPhone Đối với điện thoại iPhone bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây truy cập vào mục cài đặt sau đó chọn vào Pin. Tại mục là chế độ nguồn điện thấp cần gạt nút qua trái để có thể tắt chế độ này. Tắt chế độ nguồn điện thấp với điện thoại iPhone Với điện thoại Android Đối có điện thoại Android bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây truy cập vào mục cài đặt, sau đó chọn Pin và chọn vào chế độ tiết kiệm pin.  Tắt chế độ nguồn điện thấp với điện thoại Android Gạt nút qua trái để có thể tắt được chế độ tiết kiệm pin này. Gạt nút qua trái để có thể tắt được chế độ tiết kiệm pin này Thiết lập lại địa chỉ IP  Thiết lập lại địa chỉ IP là một trong những cách thức để khắc phục được tình trạng lỗi wifi không có internet. Theo đó nguyên nhân chính của trường hợp này đó chính là địa chỉ IP không chính xác hoặc bị trùng, cấu hình Gateway hoặc DNS trên máy bị sai chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.  Theo đó cách thức để khắc phục được tình trạng này đó chính là cài đặt địa chỉ IP lại cho chính xác để truy cập vào internet bằng wifi theo những bước sau đây: Bước 1: Chọn vào Cài đặt sau đó chọn Wi-Fi và chọn vào mạng mà bạn cần cài đặt địa chỉ IP lại Thiết lập lại địa chỉ IP Bước 2: Tick chọn vào mục Hiện những tùy chọn chuyên sâu sau đó tại mục Cài đặt IP thì chọn vào Tĩnh. Tại mục Cài đặt IP thì chọn vào Tĩnh Bước 3: Thay đổi thông tin địa chỉ IP bằng cách thay đổi DNS sau đó chọn vào Lưu. Thay đổi thông tin địa chỉ IP bằng cách thay đổi DNS Theo đó với địa chỉ IP thì bạn sẽ phải thay đổi ba số cuối nằm trong địa chỉ IP  bằng những con số từ một đến 250. Nhưng cần lưu ý rằng nên tránh 10 số cuối cũng như số đầu. Với DNS 1 thì điền vào dãy số là 8.8.8.8 Với DNS 2 thì điền vào dãy số là 8.8.4.4   Khôi phục cài đặt mạng  Hiện tại đối với lỗi wifi không có internet có thể khắc phục bằng cách khôi phục cài đặt mạng. Theo đó nguyên nhân của tình trạng này đó chính là những virus, xung đột phần mềm hoặc thay đổi những cài đặt trong suốt quá trình restore, reset máy. Đây đều là những nguyên nhân chính khiến cho cài đặt mạng trên thiết bị di động của bạn bị thay đổi.  Theo đó cách thức để có thể khắc phục được tình trạng này đó chính là đặt lại hoặc khôi phục cài đặt mạng để có thể đưa cài đặt mạng trở về trạng thái ban đầu và giúp cho chúng hoạt động lại đúng với cơ chế lúc đầu. Cụ thể cách thức khắc phục như sau: Đối với thiết bị iPhone cần thực hiện theo những bước sau đây: Bước 1: Vào trong mục Cài đặt sau đó chọn vào mục cài đặt chung và chọn vào đặt lại. Khôi phục cài đặt mạng với thiết bị iPhone Bước 2: Lựa chọn vào mục đặt lại cài đặt mạng Đối với thiết bị Android cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây:  Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt sau đó chọn vào sao lưu & cài đặt lại, cuối cùng là chọn vào khôi phục cài đặt mạng.  Khôi phục cài đặt mạng với thiết bị Android Bước 2: Lựa chọn vào mục xóa những cài đặt. Reset lại modem wifi  Nếu như máy tính của bạn đã bắt được vào trong wifi tuy nhiên vẫn không thể nào vào được internet thì khi đó có thể thử thêm cách reset lại modem wifi. Theo đó cách thức khắc phục này sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ cài đặt lại Modem cho wifi của máy tính.  Tuy nhiên trước khi reset thì bạn cũng phải lưu ý rằng nên kiểm tra những thông số cài đặt dành cho Modem hiện có còn hay không. Nếu như không thì bạn nên nhờ tới những nhân viên lắp đặt mạng họ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm để giúp bạn kiểm tra được vấn đề này.  >>> Có thể bạn quan tâm: Rendering là gì? Tầm quan trọng của Rendering trong thiết kế đồ họa Khởi động lại modem wi-fi  Nhiều trường hợp máy tính có sóng wifi tuy nhiên không thể nào kết nối được cùng với mạng internet có thể là vì Modem hiện đang gặp vấn đề. Theo đó để có thể khắc phục được lỗi wifi không có internet này bạn có thể khởi động thiết bị modem wifi lại. Như vậy thì có thể sử dụng được mạng một cách bình thường.  Khởi động lại modem wifi để khắc phục lỗi wifi không có internet Như vậy trên đây là tất cả những thông tin chi tiết được FPT Cloud cung cấp giúp bạn khắc phục được lỗi wifi không có internet khá phổ biến hiện nay. Theo đó hy vọng rằng với những hướng dẫn về cách thức khắc phục trên cũng như một số những nguyên nhân chủ yếu thường gặp sẽ giúp bạn khôi phục lại wifi một cách dễ dàng.    Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin Domain với Whois từ A-Z

09:44 29/07/2022
Whois là gì? Đây là dịch vụ hỗ trợ trong việc tra cứu thông tin tên miền nhanh và chính xác. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức độ hữu dụng của công cụ thông qua bài viết. Quan trọng hơn hết, bạn biết cách kiểm tra trạng thái, thông tin Domain như thế nào. Hãy theo dõi đến những phần cuối cùng để quản trị hoạt động website dễ dàng hơn. Whois là gì? Không quá khó để bạn hiểu Whois là gì? Đây là tên gọi của dịch vụ trên Internet, sử dụng để tra cứu thông tin tên miền. Như đã biết, mọi đối tượng khi đăng ký Domain đều cần cung cấp dữ liệu cá nhân cho ICANN, gồm có: [caption id="attachment_29456" align="aligncenter" width="800"] Whois là công cụ cho phép bạn tra cứu thông tin tên miền bất kỳ nào đó[/caption] Họ tên. Địa chỉ. Số điện thoại. Email. Sau đó, thông tin sẽ được thu thập và công khai trên công cụ Whois đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó, nền tảng cũng tuân theo chính sách và luật hiện hành. Do vậy, việc tra cứu hoàn toàn tự do nhưng vẫn bảo mật tốt. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng hơn Whois là gì. Giả sử, bạn có ý tưởng về tên miền muốn được sở hữu. Việc trước tiên chính là kiểm tra để biết Domain này đã bị đăng ký chưa. Thông qua việc sử dụng Whois, kết quả sẽ trả về nhanh chóng. Thậm chí, nếu đã có người dùng, bạn cũng vẫn có hướng khai thác khác. Hãy xem thời gian hết hạn của Domain đó là khi nào. Sau đó, bạn liên hệ với chủ sở hữu tại thời điểm đó để đàm phán. >>> Có thể bạn quan tâm: WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS Whois Privacy là gì? Thuật ngữ này sẽ xuất hiện khá nhiều khi bạn tìm hiểu Whois là gì. Như đã biết, cơ sở dữ liệu trên nền tảng được công khai, bất kỳ ai cũng có thể tra cứu. Do đó, giải pháp bảo mật được đưa lên hàng đầu và đó chính là lý do Whois Privacy xuất hiện. [caption id="attachment_29458" align="aligncenter" width="800"] Whois Privacy giúp bạn bảo mật tất cả dữ liệu liên quan đến tên miền[/caption] Cụm từ này nói đến dịch vụ bảo mật, cung cấp tính năng ẩn dữ liệu chủ sở hữu Domain. Nhờ thế, bạn được đảm bảo tính riêng tư, danh tính ở mức cao. Đây cũng là cách để tránh những rủi ro liên quan đến chiếm đoạt, tấn công, spam,… Thế nhưng, khi tìm hiểu cơ chế Whois là gì, bạn sẽ thấy điểm bất lợi ở Privacy. Thông tin bị ẩn có thể làm giảm sút mức độ uy tín doanh nghiệp. Ngoài ra, khi đơn vị khác muốn tìm kiếm đối tác cũng khá khó khăn. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng Whois Privacy. Qua đó đảm bảo không đánh mất cơ hội phát triển trong tương lai. Thông tin hiển thị khi tiến hành Whois Cụ thể, các thông tin được hiển thị trên Whois là gì? Ngoài dữ liệu về chủ sở hữu, bạn sẽ cập nhập thông tin liên hệ và nhiều hơn thế. Dưới đây là những điều được quan tâm nhất với bất kỳ Domain nào. [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Tại Whois, bạn được cung cấp mọi thông tin cần thiết của Domain[/caption] ✅Các thông tin Ý nghĩa ✅Registrar Cung cấp tên, thông tin liên lạc của tổ chức phân phối tên miền bạn đang sử dụng. ✅Registrant Ghi tên của chủ sở hữu tên miền hoặc người đứng tên đại diện. ✅Contacts Thông tin liên hệ với người chủ sở hữu Domain hoặc người đứng tên. ✅Name Servers Địa chỉ DNS Server đã được cấu hình và trỏ về tên miền. ✅Domain Status Tình trạng tên miền. ✅Registration Date Ngày đã đăng ký tên miền trước đó. ✅Updated Date Ghi nhận lần cập nhập của Domain gần đây nhất. ✅Expiry Date Ngày hết hạn Domain. Vấn đề bảo vệ thông tin Whois đối với tên miền Như giải thích phần trên, bạn chắc chắn đã nắm rõ dữ liệu được lưu trữ trong Whois là gì. Tiêu biểu trong số đó là thông tin như sau: Thông tin đăng ký. Người quản lý. Người thanh toán. Thông tin liên quan đến người phụ trách kỹ thuật trên miền. Thông tin liên hệ. Chủ sở hữu sẽ được yêu cầu phải đảm bảo duy trì dữ liệu trên Whois. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật chính xác, liên tục theo chính sách ICANN. Trong trường hợp muốn bảo mật triệt để, bạn có thể đăng ký Whois Privacy. Mọi thông tin cơ bản và quan trọng sẽ bị ẩn đi, đối tượng khác không tra cứu được. >>> Có thể bạn quan tâm: XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần Khi nào cần thiết phải sử dụng công cụ Whois? Bạn có thể suy đoán ra câu trả lời khi biết chức năng của Whois là gì. Công cụ dùng để tra cứu thông tin Domain. Điều này dẫn đến hai mục đích sử dụng phổ biến nhất. [caption id="attachment_29463" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể thấy hai mục đích chính khi người dùng tìm đến Whois[/caption] Đầu tiên, bạn sử dụng để chắc chắn một tên miền đã được ai đó đăng ký hay chưa. Nếu đã có người dùng, bạn không mất công tìm hiểu sâu hơn nữa. Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu Whois là gì khi muốn tra cứu thông tin Domain. Điều này là cần thiết nếu bạn muốn mua lại tên miền từ chủ sở hữu trước đó. Qua đây cũng dễ dàng đánh giá mức độ uy tín của website. Cần làm gì khi muốn cập nhật thông tin Whois? Nếu bạn đã có tên miền riêng, vậy cách để cập nhật thông tin trên Whois là gì? Câu trả lời dựa trên nguyên tắc thiết lập bởi ICANN. Mọi đăng ký sẽ được duy trì tính chính xác của chủ sở hữu cơ sở dữ liệu. Nền tảng sẽ dùng thông tin được cung cấp bởi người mua tại thời điểm đăng ký Domain. Thế nhưng, đôi khi việc thay đổi thông tin, sửa dữ liệu không chính xác là khó tránh khỏi. Với tình huống này, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp tên miền, yêu cầu cập nhật. Trong vòng 48 giờ, Whois sẽ tự cập update lại thông tin tương ứng. Như vậy, không khó để bạn hiểu cách thực hiện khi muốn thay đổi thông tin trên Whois là gì. Trong giai đoạn đầu, dữ liệu sẽ tự động điền vào. Khi kiểm tra, bạn muốn có những điều chỉnh chỉ cần liên hệ để được hỗ trợ tức thì. Hướng dẫn kiểm tra Domain trên Whois Trong thực tế, các bước để kiểm tra tên miền trên Whois là gì? Hiện nay, có nhiều trang web khác nhau cùng cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, yêu cầu thao tác không có quá nhiều sự khác biệt. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_29465" align="aligncenter" width="800"] Để kiểm tra, bạn chỉ cần điền tên miền vào ô tìm kiếm[/caption] Bắt đầu từ việc mở trang tra cứu thông tin tên miền who.is. Nhập tên miền hoặc địa chỉ IP của Domain đang cần kiểm tra vào ô tìm kiếm. Sau đó, hãy nhấn vào biểu tượng kính lúp quen thuộc. Thao tác kéo xuống và xem tất cả thông tin ghi trong cơ sở dữ liệu Whois là gì. Như đã phân tích, những điểm cần chú tâm là Registrar Info, Important Dates và Name Servers. Nếu thông tin đầy đủ, bạn có thể yên tâm hơn về mức độ uy tín website. Cách kiểm tra tên miền chính chủ thay thế Bạn chắc chắn đã biết mục đích sử dụng Whois là gì. Ngoài cách kiểm tra trên, nhiều người muốn chắc chắn về thông tin tên miền chính chủ. Đối tượng hướng đến là Domain đã được đăng ký, thuộc sở hữu của cá nhân/tổ chức nào đó. Nếu bạn chính là người sở hữu, thông tin sẽ được kích hoạt khi hoàn tất thủ tục. Mọi quyền chỉnh sửa, thay đổi web đều phải được xác nhận từ chính chủ. Vậy phương án thay thế ngoài việc sử dụng Whois là gì. Bạn có thể truy cập trực tiếp tên miền trên trình duyệt tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, cách gửi Email ở mục liên hệ quản trị cũng phát huy tác dụng. Các trang kiểm tra tên miền uy tín Trong khi giải thích Whois là gì, bạn đã biết có nhiều web cung cấp dịch vụ này. Thế nhưng, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín. Ví dụ như là: https://whois.icann.org/en. http://whois.domaintools.com/. https://who.is/. Khi truy cập, người dùng sẽ tiếp cận những thông tin đảm bảo mới và chính xác nhất. Nhờ vậy, bạn có đánh giá đúng nhất về đối tượng Domain đang hướng đến. Trên đây là thông tin cần biết về một trong những công cụ hữu ích với nhà quản trị website. Khi truy cập, bạn sẽ nhận được thông tin về Domain chính xác nhất. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu Whois là gì và không gặp trở ngại trong quá trình khai thác. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS

09:34 29/07/2022
WHMCS sử dụng trong hoạt động quản lý khách hàng, sản phẩm/dịch vụ của lĩnh vực trữ web. Đây là cách tăng cường giá trị, duy trì mối quan hệ giữa các bên với nhau. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết mình có phải đối tượng sử dụng WHMCS không. Bên cạnh đó, đừng bỏ quan phân tích về chức năng, các bước cấu hình. WHMCS là gì? WHMCS là gì? Đây là giải pháp quản lý khách hàng CRM và sản phẩm/dịch vụ. Quy mô ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ lưu trữ Web Hosting, Server, Domain,… Thuật ngữ này có tên đầy đủ là Web Hosting Management Complete Solution. [caption id="attachment_29438" align="aligncenter" width="800"] WHMCS giúp quản lý khách hàng, sản phẩm/dịch vụ trong lưu trữ Web Hosting, Server, Domain[/caption] Bạn có thể tạm dịch ra là hệ thống quản trị web Hosting toàn diện. Giải pháp được sử dụng để cung cấp tài khoản Hosting cho khách hàng sau khi họ thanh toán phí. Bên cạnh đó là khả năng tự động hóa trong quá trình đăng ký tên miền và nhiều hơn thế. >>> Có thể bạn quan tâm: WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Đối tượng sử dụng WHMCS Công cụ đặc biệt hữu dụng với tổ chức, công ty chuyên cung cấp dịch vụ như Hosting, Domain, VPS, Email Server,… Quan trọng hơn, đó là hướng đến khả năng hỗ trợ tối đa khách hàng có nhu cầu. Họ là người muốn truy cập, quản lý Hosting, tên miền từ nhà cung cấp theo cách đơn giản nhất. Những ai không quá thông thạo về kỹ thuật cũng có thể khai thác dễ dàng. Tính năng của WHMCS Quản lý dịch vụ từ xa ở đây là điều hành doanh nghiệp Hosting web và đăng ký tên miền. Trong đó bao gồm nhiều khu vực và nhà cung cấp khác nhau. Giờ đây, bạn không cần đăng nhập vào các hệ thống. [caption id="attachment_29440" align="aligncenter" width="800"] Công cụ đem đến tính ứng cao trong hoạt động về Hosting web, tên miền[/caption] Thay vào đó, giải pháp thay thế giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Những tính năng nổi bật nên tham khảo được phân tích bên dưới đây. Tự động hóa Công cụ cho phép tự động hóa nhiều tác vụ phổ biến của công ty cung cấp Web Hosting. Đồng thời, hoạt động của doanh nghiệp trong đăng ký tên miền cũng có hỗ trợ tương tự. Cụ thể như sau: Tự động cung cấp tài khoản Hosting khi có nhu cầu. Hóa đơn khách hành nhanh chóng được tạo mới và gửi đi dưới dạng Email. Tự động đăng ký tên miền với nhà cung cấp hoặc nhà đăng ký khi hóa đơn được đánh dấu đã thanh toán hay chấp thuận. Nâng cấp hoặc hạ cấp dịch vụ khi được khách hàng yêu cầu. Từ những đặc điểm trên dễ thấy khách hàng thực hiện thanh toán trực tiếp. Điều đó là nhờ bộ xử lý  được thêm vào WHMCS cho tài khoản Hosting. Đối tượng nhanh chóng sở hữu gói dịch vụ kỳ vọng. Quản lý Hosting/tên miền Hệ thống đem đến cho khách hàng giao diện truy cập, quản lý tổng thể. Trong đó tích hợp tất cả các dịch vụ từ hosting, tên miền, DNS, thanh toán, mua hàng,… Cụ thể những kỹ thuật tiêu biểu là: [caption id="attachment_29442" align="aligncenter" width="800"] Toàn bộ hoạt động liên quan đến Hosting, tên miền đều được quản lý, tự động hóa tối đa[/caption] Đăng ký Domain mới. Di chuyển tên miền. Điều chỉnh DNS. Thay đổi mật khẩu. Quản lý cơ sở dữ liệu, các mục mua hành hay hoạt động thanh toán dịch vụ… Đa số các mục tiêu liên quan đến Hosting và tên miền đều được đáp ứng. Từ một nền tảng nhưng được tích hợp đa vai trò, vô cùng thuận lợi. Hệ thống quản lý thông minh WHMCS bao gồm khu vực giúp bạn quản lý khách hàng và các dịch vụ hai bên đã thỏa thuận. Bạn cũng có thể giám sát những gói Hosting với tư cách là người bán tại đây. Ngoài ra, công cụ cũng đi kèm với hệ thống hỗ trợ riêng lẻ. Khách hàng được quyền gửi Email riêng cho bạn. Sau đó, hệ thống sẽ nhanh chóng ghi nhận dữ liệu. Bên cung cấp dịch vụ còn có thể mở vé và được trợ giúp theo dõi. Thanh toán tiện lợi WHMCS giúp bạn đặt chu kỳ thanh toán theo tháng, năm,… Dựa vào đó, khách hàng chủ động hoàn thành theo cam kết đã đề ra. [caption id="attachment_29444" align="aligncenter" width="800"] Giải pháp đưa ra hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán cùng hoạt động thông báo, xác minh[/caption] Một hóa đơn tự động tạo ra khi dịch vụ sắp đến thời kỳ hết hạn. Đồng thời, Email kèm bill này được đính kèm dưới dạng PDF trước khi gửi đi. Nếu sau đó thanh toán đầy đủ, trên giấy tờ này sẽ có thêm đánh dấu. Thư xác nhận thanh toán thành công cũng được gửi cho khách hàng tự động. Tóm lại, công cụ giúp khách hàng hoàn thành phí dịch vụ tên miền, Hosting đúng thời hạn. Sau đó, các gói tiếp tục được gia hạn tự động. Bạn cũng có thể cung cấp phiếu giảm giá cũng như gửi báo giá đến khách hàng cho từng dịch vụ. Hóa đơn dễ dàng tùy chỉnh trong tường trường hợp, có ghi rõ thông tin ngân hàng,… Sao lưu dữ liệu an toàn Đây là một trong những thao tác và chức năng quan trọng nhất được cung cấp từ nhà đăng ký và nhà phân phối dịch vụ. Với hệ thống WHMCS, những đối tượng này có thể tự động quản lý các bản sao lưu. Việc phục hồi file dữ liệu từ website nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó là các tính năng khác như: tạo các bài báo, thông báo,… Bạn cũng đừng quên việc có thể bán bán các sản phẩm/dịch vụ không hosting và tên miền tại đây. >>> Có thể bạn quan tâm: Imunify360 là gì? Cách hoạt động & Tính năng của Imunify360 Hướng dẫn cấu hình WHMCS Hướng dẫn cấu hình WHMCS là quy trình gồm ba giai đoạn chính. Hãy đến với quy trình trong bảng dưới đây và nhanh chóng đưa vào thiết lập thực tế. [caption id="attachment_29446" align="aligncenter" width="800"] Bạn bắt đầu từ việc đăng nhập bằng quyền quản trị Admin[/caption] ✅Các giai đoạn Bước thực hiện ✅Đăng nhập - Đăng nhập vào trang quản trị viên(Admin) của công cụ.- Cần đảm bảo đang sử dụng quyền Admin để khi thao tác không gặp khó khăn trong việc phân quyền. ✅Thiết lập cơ bản bên ngoài - Thiết lập cho cổng thanh toán: Setup > Payment Gateways.- Thêm máy chủ của bạn vào công cụ WHMCS: Setup > Products/Services > Servers.- Cài đặt sản phẩm/dịch vụ mong muốn: Setup > Products/Services > Products and Services.- Nhập thông tin chi tiết tài khoản của công ty đăng ký tên miền: Setup > Products/Services > Domain Registrars.- Cấu hình giá mua Domain: Setup > Domain Pricing.- Thiết lập các bộ phận hỗ trợ khác: Setup > Support Departments.- Đảm bảo Cron WHMCS được thiết lập cũng như cấu hình tác vụ tự động: Setup > Automation Settings.- Cuối cùng, bạn hãy đặt một đơn hàng thử nghiệm trên trang để kiểm tra hoạt động có diễn ra như mong đợi không. ✅Thiết lập dành riêng cho thẻ General Settings Vào mục Setup > General Settings – là nơi bạn thay đổi hầu hết các thiết lập quan trọng:- General: Cài đặt các thành phần như tên công ty, địa chỉ, tên miền và mẫu được cấu hình sẵn.- Localisation: Cấu hình cho ngày, quốc gia và ngôn ngữ.- Ordering: Công cụ sử dụng để cấu hình URL TOS. Đó là nơi người dùng được đưa tới để tiến hành đặt hàng. Bên cạnh đó còn có các cài đặt cụ thể khác cho đơn hàng.- Domains: Cấu hình tùy chọn đăng ký tên miền, giá thành cho Domain phụ.- Mail: Thiết lập phương thức gửi thư và chữ ký mặc định.- Support: Tùy chỉnh, trả lời các đơn đặt hàng hiển thị và các loại tệp đính kèm cho phép.- Invoices: Cài đặt mọi chức năng liên quan đến hóa đơn, thanh toán.- Credit: Bật/tắt các tính năng tài trợ thanh toán thẻ tín dụng khách hàng, thiết lập các giới hạn thanh toán.- Affiliates: Gồm có chức năng cho hệ thống các đại lý phân phối. Ví dụ như mức yêu cầu thanh toán, các khoản đặt cọc, tỷ lệ phần trăm hoa hồng.- Security: Hỗ trợ tùy chỉnh các thiết lập bảo mật. Trong đó có yếu tố liên quan đến mật khẩu và lưu trữ thông tin của thẻ tín dụng.- Social: Cho phép tương tác quan mạng xã hội.- Other: Chứa tùy chọn nằm ngoài những mục kể trên.Lưu ý là sau khi thiết lập tùy chọn trên WHMCS, bạn cần ấn Save Settings lại để lưu. Khi có công cụ trong tay, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng quản lý hơn. Ngoài ra, việc điều chỉnh chức năng riêng lẻ liên quan đến khách hàng, sản phẩm thuận tiện. Trong quá trình trải nghiệm, người dùng sẽ thấy những sự hỗ trợ tối ưu hơn nữa. FPT Cloud tin rằng dành thời gian nghiên cứu WHMCS hoàn toàn xứng đáng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Website Speed Test là gì? Top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất

14:01 14/03/2022
Để có thể xây dựng được một trang Web hiệu quả cần nhiều yếu tố phải quan tâm tới. Trong đó, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó chính là Website Speed Test. Vậy Website Speed Test là gì? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.  Website Speed Test là gì? Khái niệm Website Speed Test là gì này có thể hiểu một cách đơn giản như sau: nó sẽ cho thấy khả năng xử lý và phản hồi của một trang Web trong rất nhiều những tình huống đa dạng khác nhau. Theo đó Website Speed Test sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra được tốc độ cũ trên Web cũng như mức độ ổn định trên hệ thống web.  [caption id="attachment_23272" align="aligncenter" width="771"] Website Speed Test là gì?[/caption] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Như vậy thông qua khái niệm Website Speed Test là gì có thể thấy được rằng đây là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với một trang Web. Vậy hiện tại vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Đánh giá tốc độ trang (Page Speed) Với sự phát triển hiện đại và nhanh chóng của thế giới công nghệ như ở thời điểm hiện tại khách hàng sẽ luôn đòi hỏi những trải nghiệm an toàn và nhanh chóng từ toàn bộ trang web mà họ truy cập.  Trong trường hợp nếu như khách hàng phải chờ đợi thì họ sẽ chuyển qua trang Web đối thủ ngay lập tức. Thông thường khách hàng sẽ có rất ít thời gian để kiên nhẫn cho quá trình chờ đợi tải trang Web. Như vậy có thể thấy rằng thực sự hiệu suất rất quan trọng vì khách hàng luôn cho rằng thời gian tải sẽ chậm hơn so với tốc độ tải thật. Những người mua sắm online có đến 46 % đã trả lời rằng họ không bao giờ quay lại trang Web chạy chậm. Đây cũng là lý do mà bạn cần tới các công cụ kiểm tra về hiệu suất để luôn đảm bảo đem tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.  [caption id="attachment_23278" align="aligncenter" width="771"] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test trên thị trường hiện nay?[/caption] Đánh giá các yếu tố khác của website  Hiện tại Website Speed Test sẽ giúp đánh giá những yếu tố quan trọng có thể kể đến như:  Xác định những phông chữ, tập lệnh và plugin gây ra những vấn đề liên quan tới tốc độ tải (Javascript, CSS và HTML) Kiểm tra việc rút gọn những tập lệnh  Thời gian thử nghiệm đối với những byte đầu tiên - (TTFB) - Testing Time to First Byte Xác định có CSS hoặc JavaScript chặn hiển thị không Xác định những ảnh với kích thước lớn gây ra tình trạng nghẽn đường truyền Kiểm tra hiệu suất từ những vị trí địa lý đa dạng khác nhau Phân tích về tổng thời gian tải trang, số lượng yêu cầu và kích thước trang Xác minh nội dung hiện đang tải chính xác từ CDN Kiểm tra tốc độ của render trên những browser khác nhau Đo lường hiệu suất về mạng phân phối nội dung Phân tích tiêu đề HTTP Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của nhiều người. Vậy ở thời điểm hiện tại Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường là gì? Hãy cùng điểm qua những thông tin ở phần sau đây. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 chi tiết, 100% thành công Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất Như vậy có thể thấy được rằng Website Speed Test có vai trò rất quan trọng với công việc kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp. Theo đó Website Speed Test chính là thước đo của tốc độ load nội dung trang web. Và hiện tại Google cũng đã thông báo tốc độ Trang cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thứ tự xếp hạng trang Web trên mạng tìm kiếm. Tuy nhiên rất nhiều người đang gặp khó khăn vì không biết cách nào để có thể giải quyết được sự tải chậm này. Chính vì vậy hãy cùng điểm qua top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sau đây: [caption id="attachment_23282" align="aligncenter" width="771"] Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường hiện nay[/caption] Google PageSpeed Insights PageSpeed Insights hiện tại đang đo tốc độ trang web dựa trên kết quả đánh giá từ người sử dụng trên thiết bị di động và người sử dụng thông thường. PageSpeed Insights đang nằm trong top công cụ Website Speed Test tốt nhất và sẽ đưa ra kết quả là PageSpeed Score (Điểm tốc độ) dựa theo thang điểm 0 tới 100. Nếu như đạt từ 85 điểm trở lên thì trang Web này được xem là tải nhanh. Ngoài những đề xuất để giúp cải thiện về hiệu suất của trang Web thì công cụ này hiện tại còn cung cấp bản lưu trữ những tài nguyên được tối ưu hóa dành cho webpage đã phân tích. Google vào tháng 6/2016, đã khởi chạy công cụ kiểm tra website cho những chủ doanh nghiệp nhỏ. Mục đích của điều này là kiểm tra trang Web của họ có hoạt động tốt trên thiết bị hay không - testmysite.thinkwithgoogle.com. So với PageSpeed Insights thì công cụ này có phần đơn giản hơn rất nhiều và đồng thời nó cũng được PageSpeed Insights hỗ trợ.  Pingdom Tools [caption id="attachment_23286" align="aligncenter" width="771"] Pingdom Tools hiện đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web[/caption] Pingdom Tools là một công cụ nằm trong top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất trên thị trường. Theo đó nó đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web. Bên cạnh đó công cụ này còn xác định những điểm mạnh cũng như điểm yếu và cung cấp nhiều thống kê vô cùng hữu ích, cùng với đó là những chỉ dẫn hữu ích nhất dành cho tốc độ load trang Web. Pingdom có một điểm đặc biệt đó chính là sẽ cho phép kiểm tra trang Web tải nhanh ra sao từ rất nhiều những vị trí đa dạng khác nhau tại tùy chọn "Test from" (của Hoa Kỳ, Châu Âu,...). Hiện tại Pingdom đang dùng trình duyệt web thực nhằm mô phỏng hành vi của tất cả người dùng. Webpagetest Mặc dù hiện tại WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ và cho phép kiểm tra tốc độ trang Web miễn phí từ nhiều địa điểm (gồm có 4 châu lục, những trình duyệt đa dạng khác nhau). Chính vì vậy mà đến thời điểm hiện tại nó vẫn nằm trongtop 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất. [caption id="attachment_23290" align="aligncenter" width="771"] WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ[/caption] Đây là công cụ hiển thị toàn bộ kết quả ở dạng đồ thị, biểu đồ hình tròn, video và ảnh chụp màn hình thể hiện toàn bộ quá trình tải trang logic và thông minh.  Dotcom - Monitor Dotcom - Monitor hiện đang là một trong những công cụ Website Speed Test tốt nhất. Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web cũng như chức năng của trang Web tại những trình duyệt thực của 24 địa điểm trên khắp thế giới. Những báo cáo xuất ra rất cụ thể và dễ hiểu gồm có những hình ảnh chi tiết nhất về tốc độ website được tóm tắt theo vị trí, biểu đồ dạng thoát nước, 10 % những yếu tố chậm nhất/ nhanh nhất,... [caption id="attachment_23294" align="aligncenter" width="771"] Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST GTmetrix GTmetrix hiện tại đang là 1 trong top 5 những công cụ Website Speed Test tốt nhất và miễn phí. GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow và PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ của trang Web, cùng với đó là biểu đồ waterfall cho thấy được hành vi tải trang trong các trình duyệt đã lựa chọn. Như vậy người dùng đã đăng ký hoàn toàn có thể sở hữu những filmstrip và những video liên quan tới hành vi tải trang này.  [caption id="attachment_23298" align="aligncenter" width="771"] GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow, PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ web[/caption] Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin FPT Cloud chia sẻ trên về Website Speed Test và top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất trang Web chính xác, chặt chẽ trên những nền tảng di động, web. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399
DMCA compliant image