Blogs Tech

Nền tảng Cloud Việt tạo động lực cho phát triển Kinh tế số

15:15 14/12/2022
Nhờ những đóng góp nổi bật trong gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam, nền tảng FPT Cloud đã xuất sắc giành Giải Vàng “Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số”, vượt qua 218 hồ sơ và hơn 4 tháng xét chọn bởi Bộ Thông tin & Truyền thông. Xu hướng Điện toán đám mây và vai trò then chốt trong nền kinh tế số Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số - VFTE 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định ngành công nghiệp Công nghệ thông tin hiện đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng phải có những giải pháp đặc biệt. Trong đó, Điện toán đám mây được coi là trọng tâm của chiến lược hạ tầng số, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia. Các dịch vụ Cloud góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi với các lợi thế về sự linh hoạt, tốc độ và sáng tạo, giải quyết được những thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn kỹ sư IT chất lượng cao, tối ưu nguồn vốn đầu tư, đơn giản hóa quy trình vận hành và quản trị dữ liệu,… góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam, xác lập vị thế Việt Nam trên “bản đồ công nghệ số” của thế giới. Trong chiến lược xây dựng Hạ tầng số quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 100% cơ quan chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do các đơn vị trong nước cung cấp. Thực tế, không ít doanh nghiệp Việt đã dịch chuyển từ các nền tảng Cloud nước ngoài sang các nền tảng Cloud nội địa như FPT Cloud, bởi các sản phẩm “Make in Vietnam” có lợi thế về chi phí thấp hơn, đội ngũ hỗ trợ khách hàng luôn thường trực, không vướng các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, thời gian... FPT Cloud – Nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Trong những năm qua, FPT luôn tiên phong tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng số ở Việt Nam, với sản phẩm chiến lược FPT Cloud - Nền tảng điện toán đám mây thế hệ mới, biến mọi doanh nghiệp thành doanh nghiệp số nhờ sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm. Nền tảng FPT Cloud phát triển dựa trên một kiến trúc hạ tầng mở, có khả năng cung cấp đa dạng các mô hình dịch vụ được chứng nhận bởi quốc tế, tuân thủ tuân thủ các tiêu chí an toàn bảo mật hàng đầu như PCIDSS, ISO 27017:27013… Là nền tảng Cloud được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu môi trường kinh doanh có những đặc thù riêng tại Việt Nam, FPT Cloud đề cao việc sử dụng dữ liệu tại Việt Nam, với những công nghệ tiên tiến, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo thông minh để tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp Việt. Bên cạnh đó, FPT Cloud là “hub kết nối” giữa doanh nghiệp Việt với các nền tảng dịch vụ, sản phẩm của đối tác hàng đầu như VMware, Red Hat, Check Point… tạo ra những giải pháp, dịch vụ được “mài giũa” theo nhu cầu đặc trưng của doanh nghiệp Việt. Đến nay, FPT Cloud đã sở hữu hơn 50 dịch vụ điện toán đám mây mạnh mẽ từ dịch vụ Hạ tầng (IaaS) tới Nền tảng (PaaS), Ứng dụng (SaaS). Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của FPT Cloud luôn nhận được sự hỗ trợ toàn diện, 24/7/365 bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu FPT. Sở hữu nhiều chứng chỉ và giải thưởng danh giá trong và ngoài nước, FPT Cloud đã khẳng định được vị thế khi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng với tốc độ 400%/ năm và luôn duy trì mức tăng trưởng cao, trở thành đối tác tin cậy của hơn 2.400 doanh nghiệp trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó, hơn 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, thuộc top VNR500 có thể kể đến như: Đất Xanh Group, Ngân hàng thế giới World Bank, chuỗi 600 nhà thuốc Long Châu,... Giải Vàng “Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số” là giải thưởng uy tín thứ 5 của FPT Cloud trong năm 2022, góp phần khẳng định chất lượng vượt trội của một sản phẩm sáng tạo của dành riêng cho doanh nghiệp Việt. Trong thời gian tới, FPT Cloud hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ, tích hợp các dịch vụ mới nhất trên thế giới với những đặc thù của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, để các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất. Ngoài sản phẩm FPT Cloud được trao giải Vàng, FPT.eSign - Dịch vụ chữ ký số từ xa của FPT cũng được vinh danh Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số. Đây là hai sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT giúp doanh nghiệp, tổ chức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua các thách thức.

Multi-cloud – Tương lai chuyển đổi số của doanh nghiệp

16:44 30/06/2022
Vừa qua, tại khách sạn Nikko Sài Gòn đã diễn ra hội thảo “Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây Việt Nam 2022”. Sự kiện quy tụ hơn 350 chuyên gia Công nghệ thông tin, 20 diễn giả là nhà lãnh đạo, chuyên gia đi đầu tại Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong lĩnh vực Cloud & Datacenter, cùng gần 1.000 khách tham dự thảo luận về các vấn đề nổi trội và cấp bách của ngành Cloud & Datacenter. Tại hội thảo, ông Phan Hồng Tâm - Giám đốc Khối Công nghệ Cloud, FPT Smart Cloud đã mang đến những chia sẻ về định hướng lên multi-cloud, cũng như đánh giá các ưu nhược điểm trong định hướng multi-cloud của doanh nghiệp Việt và đưa ra giải pháp để triển khai được một chiến lược multi-cloud hiệu quả. Theo ông Tâm, multi-cloud là môi trường điện toán đa đám mây kết hợp của nhiều môi trường public cloud. Thực tế multi-cloud ngày nay còn là sự kết hợp của cả nhiều public cloud với private cloud, đây cũng là mô hình mà nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn cho chiến lược chuyển đổi của mình trong thời gian gần đây. Giải mã làn sóng Multi-Cloud Chúng ta đang ghi nhận một sự chuyển dịch mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thời đại hậu Covid-19. Một kết quả phân tích đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ đã trở thành yếu tố tạo sự khác biệt quan trọng trong thời kỳ gián đoạn do Covid-19. Các tổ chức có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ có mức tăng trưởng doanh thu trung bình cao hơn tới 6% so với các đối thủ khác trong ngành, tập trung trong 12 ngành mà công nghệ đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự khác biệt về hiệu suất. Vậy họ đã làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong doanh nghiệp? Đó chính là dựa vào multi-cloud. Theo khảo sát của của Hanshicorp năm 2021, từ 3.200 người đang làm việc trong ngành công nghệ từ nhiều quốc gia, có khoảng 76% doanh nghiệp công nghệ đã và đang áp dụng chiến lược điện toán đám mây, đặc biệt là multi-cloud cho hạ tầng số của mình, và dự báo số lượng doanh nghiệp sử dụng multi-cloud sẽ lên tới 86% trong vòng 2 năm tới, điều này cho thấy rằng multi-cloud đã không còn chỉ là xu hướng mà là thực tiễn đang xảy ra trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Cũng theo khảo sát này, doanh nghiệp với quy mô càng lớn thì càng có xu hướng sử dụng chiến lược multi-cloud để tạo ra một hạ tầng vững chắc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh phức tạp và đòi hỏi sự thích ứng nhanh.  Trong đó, hai lý do chính có thể kể đến: (1) Tránh bị giới hạn và phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ cloud duy nhất. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn linh hoạt các giải pháp công nghệ tốt nhất, chi phí tối ưu nhất của các nhà cung cấp điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp mình. Rõ ràng mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cloud có những thế mạnh nhưng cũng có những điểm yếu, thế nên việc tối ưu được sức mạnh của các cloud khác nhau sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. (2) Tăng khả năng ổn định và chống chịu trước các mối nguy cơ bên ngoài. Khi xây dựng hệ thống trên môi trường multi-cloud, doanh nghiệp mong muốn giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn đột xuất của một nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí một số doanh nghiệp sử dụng multi-cloud sẽ đảm bảo được độ an toàn hệ thống tốt hơn trước các cuộc tấn công DDoS lớn, khi mà hoạt động của doanh nghiệp trên một nhà cung cấp bị tấn công thì việc vận hành ở các cụm cloud khác vẫn tiếp tục hoạt động và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn. Multi-Cloud - Cơ hội, thách thức Thực tế chuyển đổi hạ tầng doanh nghiệp lên đám mây đã không hề dễ dàng, chuyển đổi lên multi-cloud lại càng trở nên phức tạp hơn nữa. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng thì cũng có những khó khăn của multi-cloud mà doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý. Đầu tiên, mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có những hệ thống portal và API để triển khai và quản trị tài nguyên cloud cũng như những dịch vụ khác. Đội ngũ IT doanh nghiệp sẽ sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu, triển khai và đưa vào vận hành ổn định. Thứ hai là vấn đề bảo mật, đây là vấn đề doanh nghiệp rất quan tâm khi dịch chuyển lên cloud. Với multi-cloud, nhiều môi trường cloud khác nhau đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiêu chuẩn và khái niệm về bảo mật khác nhau; dẫn đến rủi ro về bảo mật sẽ lớn hơn. Cuối cùng là chuyên gia về điện toán đám mây. Mỗi nền tảng cloud sẽ có những yếu tố khác biệt về giải pháp, vận hành và quản trị, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia cần có nhiều kinh nghiệm, kiến thức tốt về cloud và một chiến lược multi-cloud rõ ràng để xây dựng được lộ trình đúng đắn cho doanh nghiệp. Qua tư vấn và đánh giá cho hàng trăm doanh nghiệp, FPT Smart Cloud nhận thấy một thực tế: nhiều doanh nghiệp đang triển khai multi-cloud một cách tự phát, chưa theo một chiến lược cụ thể nào. Điều này vô tình làm cho kiến trúc ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp trở nên phức tạp, và khó kiểm soát về lâu dài. Một thực tế là nếu triển khai multi-cloud không đúng đắn và sáng suốt thì những lợi ích đem lại của multi-cloud sẽ không bù được những vấn đề mà nó mang đến cho doanh nghiệp. Một trong các lưu ý đầu tiên là việc đánh giá tính tuân thủ về các chính sách bảo mật trên các môi trường cloud một cách nhất quán, ví dụ như ISO 27001, như PCI/DSS. Thứ hai là Kiến trúc hạ tầng dịch vụ ứng dụng của doanh nghiệp cần được xây dựng theo một bộ các tiêu chuẩn tận dụng được các đặc điểm chung của các nhà cung cấp dịch vụ cloud. Tiếp theo là việc tập trung hoá khả năng quản trị và giám sát. Cuối cùng là câu chuyện kết nối các multi-cloud, bản chất mỗi cloud provider là một thực thể độc lập, việc xây dựng một kiến trúc multi-cloud sẽ cần lưu ý một kiến trúc network đơn giản nhưng có khả năng mở rộng, tính ổn định vào kết nối đa dạng. FPT Cloud đồng hành trong hành trình chuyển đổi FPT Cloud định hướng là một nhà cung cấp dịch vụ multi-cloud, sở hữu một nền tảng cloud mạnh mẽ, đa dạng với dải sản phẩm trải dài từ IaaS, PaaS đến các dịch vụ AI để tăng cường hiệu suất cho doanh nghiệp. Nền tảng quản trị đồng nhất - FPT Unified Portal cùng các sản phẩm về bảo mật chủ động, tự động tính phí, quản lý chi phí và nền tảng hạ tầng, dịch vụ theo các tiêu chuẩn thế giới giúp giải quyết những thách thức cho khách hàng khi tiếp cận chiến lược multi-cloud. Bên cạnh đó, FPT Cloud là đối tác lớn của các nhà cung cấp Cloud lớn trên thế giới như Microsoft Azure, hay Google Cloud (GCP); tích hợp các công nghệ mới nhất trên thế giới phù hợp với những đặc thù của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hướng tới đưa doanh nghiệp Việt trở thành doanh nghiệp công nghệ, tăng tốc đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại số. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ và có chiến lược chuyển đổi multi-cloud dành riêng cho doanh nghiệp. Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Website: https://fptcloud.com/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Microsoft – ‘Anh Lớn’ Được Công Nhận Trong Lĩnh Vực Bảo Mật Email Doanh Nghiệp Năm 2021

15:46 13/05/2021
Trong báo cáo Forrester™: Bảo mật email doanh nghiệp, Quý 2 năm 2021¹, Microsoft được định vị là công ty hàng đầu về bảo mật khi nhận được điểm số cao nhất trong hạng mục chiến lược. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, các tổ chức phải đối với những mối đe dọa, tấn công đang phát triển ngày càng tăng theo cấp số nhân. Trong đó, email là mục tiêu tấn công bị nhắm tới của tội phạm mạng. Chính vì thế các công cụ bảo mật hiệu quả và tiết kiệm chi phí là hết sức cần thiết để giảm thiểu rủi ro và tác động của chúng đối với năng suất và hoạt động của tổ chức. Báo cáo của Forrester Wave đánh giá các giải pháp bảo mật email doanh nghiệp và đưa ra cái nhìn tổng quan chi tiết về việc cung cấp, chiến lược và sự hiện diện trên thị trường của các nhà cung cấp này ở thời điểm hiện tại. Theo Forrester Wave Báo cáo “các cổng email bảo mật (SEG) đang ngày càng lớn mạnh khi khách hàng dần chuyển sang sử dụng dịch vụ bảo mật gốc của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng email đám mây”.   Bộ bảo vệ Microsoft dành cho Office 365 nhận được điểm số cao nhất ở các tiêu chí: tích hợp giải pháp ứng phó sự cố, thông tin về mối đe dọa, tích hợp giải pháp phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR), chiến lược sản phẩm, thành công của khách hàng và các tiêu chí về hiệu suất và hoạt động. Việc được công nhận này là một minh chứng cho những cam kết của Microsoft trong việc đổi mới và cải tiến trong lĩnh vực bảo mật. Trong những năm vừa qua, Microsoft đã không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện giải pháp bảo mật an toàn để đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của khách hàng.   Bộ bảo mật Microsoft cho Office 365 và Microsoft 365 Defender mang đến cho doanh nghiệp giải pháp bảo mật toàn diện, khi khách hàng phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng nhiều. Microsoft 365 Defender hoạt động bằng cách xem xét các tên miền để hiểu toàn bộ chuỗi sự kiện, xác định các tài sản bị ảnh hưởng, như người dùng, điểm cuối, hộp thư, ứng dụng và tự động bảo về và đưa chúng trở lại trạng thái an toàn. ¹The Forrester Wave™: Enterprise Email Security, Q2 2021, Joseph Blankenship, May 6, 2021.

Marketing Team Leader

14:48 10/02/2022
1. Job Description Head point for campaign implementation, representative working with channels, partners across 2 brands FPT Cloud and FPT AIImplement multi-channel marketing activities to promote demand and brand recognition, including client workshops, industry events,Develop suitble sales documents for each customer segment.Develop detailed content and materials to deliver the product's value for each target customer.Develop and conduct market research to outline how the brand's products and services correlate with competitors.Other tasks as assigned by managers.Build & develop Marketing team in HCMC, support other marketing and internal communication activity in HCMC office 2. Job Requirement Bachelor's degree in Marketing or related fields.At least 3 years of experience in product marketing, content creation.Skilled in data management and analysis.Fluency in English.Proficient in using Microsoft Office, Excel.Experience and knowledge of software/IT is an advantage. 3. Top Benefits Salary: up to 330 million/yearFull benefits according to current labor law.Welfare policies according to the Company's regulations are diverse: Annual health check; FPT health insurance for employees (Financial support with medical examination and treatment costs at all hospitals); Gratitude activities, taking care of employees’ mental health.Friendly, open, respectful working environment.Vacation: participate in large-scale cultural activities of the company and corporation as a whole.Details to be discussed during the interview. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngo Viet Anh (Mr.) – Talent Acquisition Team Lead Email: [email protected] |   P: 0989613311Skype: AnhNV (Anthony Ngo) FPT Smart Cloud (FCI) Co., LTD Address:Hanoi: 7th Floor, FPT Tower, no. 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong ward, Cau Giay district, Hanoi.  HCMC: 3rd floor, PJICO Tower, no. 186 Dien Bien Phu, Ward 6, District 3, HCMC. Websites: FPT Cloud | FPT AI

Kubernetes vs Docker: lựa chọn nào cho doanh nghiệp

15:31 13/03/2023
Kubenetes và Docker tạo nên vài sự nhầm lẫn. Khi tách những từ này ra, nó không có nghĩa giống như mọi người thường nghĩ. Docker và Kubernetes không phải là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Docker là một nền tảng container. Còn Kubernetes là công cụ điều phối container cho nền tảng container như Docker. Bài viết này nhằm mục đích làm sáng tỏ một số nhầm lẫn phổ biến xung quanh Kubernetes và Docker, đồng thời giải thích ý nghĩa thực sự khi mọi người nói về "Docker và Kubernetes”. Kubernetes và Docker - công nghệ container hoá và Docker Không thể nói về Docker mà không đề cập đến containers đầu tiên. Container giải quyết một vấn đề quan trọng trong vòng đời phát triển ứng dụng. Khi các nhà phát triển đang code, thì họ làm việc trên môi trường phát triển cục bộ của riêng họ. Khi họ sẵn sàng chuyển code đó sang môi trường production thì đây là lúc các vấn đề mới phát sinh. Code hoạt động hoàn hảo trên máy của họ nhưng không hoạt động trong môi trường production. Có nhiều lý do cho vấn đề này, có thể là hệ điều hành khác nhau, các dependencies khác nhau, thư viện khác nhau. Các container đã giải quyết được các vấn đề này bằng cách cho phép bạn tách code khỏi cơ sở hạ tầng - infrastructure - cơ bản mà nó đang chạy. Các nhà phát triển có thể đóng gói ứng dụng của họ, bao gồm tất cả các bins và thư viện mà nó cần, thành một image containter nhỏ. Trên môi trường production, container có thể được chạy trên bất kỳ máy tính nào có nền tảng containerization.   Container có khả năng di chuyển và mở rộng linh hoạt Docker là gì? Docker là một nền tảng mã nguồn mở container hoá. Về cơ bản, đây là bộ công cụ giúp dev xây dựng, triển khai, và quản lý các container đơn giản, an toàn và nhanh hơn. Bộ công cụ này được biết đến như một containerd. Mặc dù được bắt đầu như một dự án mã nguồn mở, Docker ngày nay còn đề cập đến Docker,Inc. – công ty sản xuất các sản phẩm Docker thương mại. Hiện tại, đây là công cụ phổ biến nhất để tạo container, cho dù dev sử dụng Windows, Linux hay MacOS. Trên thực tế, các công nghệ đã có sẵn hàng nhiều thập kỷ trước khi Docker được công bố vào năm 2013. Trong những ngày đầu, Linux Containers (hay LXC) xuất hiện phổ biến nhất. Docker được xây dựng trên LXC, nhưng công nghệ tuỳ chỉnh của Docker đã nhanh chóng vượt qua LXC để trở thành nền tảng container phổ biến nhất. Trong những thuộc tính quan trọng của Docker là tính di dộng của nó. Docker container có thể chạy trên mọi môi trường máy tính, trung tâm dữ liệu hay môi trường cloud khác nhau. Chỉ duy nhất một quy trình có thể chạy trên mỗi container, nên một ứng dụng có thể chạy liên tục trong khi một phần của nó đang được cập nhật hoặc sửa chữa. Một số công cụ và thuật ngữ được sử dụng phổ biến với Docker bao gồm: Docker Engine: môi trường runtime cho phép dev xây dựng và khởi chạy container Dockerfile: Một tệp văn bản đơn giản xác định mọi thứ cần để xây dựng một Docker container image, như thông số kỹ thuật OS network và vị trí tệp. Docker Compose: một công cụ xác định và khởi chạy các ứng dụng đa container. Nó tạo một tệp YAML để chỉ định service nào được bao gồm trong ứng dụng và có thể triển khai và khởi chạy với một cây lệnh duy nhất qua Docker CLI. Kubernetes là gì? Kubernetes là một nền tảng điều phối container mã nguồn mở để lên lịch và tự động hoá việc triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng trong container. Container vận hành bên trong một kiến trúc nhiều container được gọi là một cụm (cluster). Một cụm kubernetes (kubernetes cluster) bao gồm một container được chỉ định như một control plane lên lịch workload cho phần còn lại của container – hoặc worker node – bên trong cluster. Master node xác định nơi lưu trữ ứng dụng (hoặc Docker container), quyết định kết hợp chúng lại như thế nào và quản lý việc phối hợp của chúng. Bằng cách nhóm các container tạo nên một ứng dụng thành các cluster, Kubernetes tạo điều kiện khám phá service và cho phép quản lý khối lượng lớn các container suốt vòng đời của chúng (lifecycle). Google giới thiệu Kubernetes như một dự án mã nguồn mở vào năm 2014. Bây giờ, nó được quản lý bỏi một tổ chức phần mềm mã nguồn mở Cloud Native Computing Foundation (CNCF). Được thiết kế cho điều phối container trong môi trường production, Kubernetes phổ biến một phần nhờ chức năng mạnh mẽ, cộng đồng mã nguồn mở tích cực với hàng ngàn người đóng góp hỗ trợ và tính di động giữa các nhà cung cấp public cloud (ví dụ: IBM Cloud, Google, Azure và AWS). Docker và Kubernetes: lựa chọn nào cho doanh nghiệp? Cả Docker và Kubernetes đều là công nghệ cloud-native mở. Và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn hỗ trợ các thành phần của cả Docker và Kubernetes trong các dịch vụ của họ. Sự khác biệt giữa cả hai là Docker đóng gói các containerized applications trong một node duy nhất và Kubernetes chạy các ứng dụng này trên một cluster (một cụm các node). Vì những gói này thực hiện những việc khác nhau, chúng (Docker và Kunernetes) thường được sử dụng song song với nhau. Tất nhiên, Docker và Kubernetes có thể được sử dụng độc lập. Trong khi một doanh nghiệp lớn có thể được hưởng lợi từ Kubernetes và có nguồn lực để có thể đảm bảo việc bảo trì nó, thì các dự án nhỏ có thể được hưởng lợi từ việc chỉ sử dụng Docker. Hoặc, một công ty có thể sử dụng  Docker container hoặc OCI với container scheduler. Tương tự, Kubernetes được sử dụng phổ biến nhất với Docker container, nhưng nó có thể hoạt động với các loại container và runtimes khác. Năm 2020, Kubernetes tuyên bố sẽ ngừng hỗ trợ Docker container engine để tập trung  cho các container engine khác như CRI-O và containerd. Việc này đã loại bỏ Dockershim nhưng Kubernetes vẫn hỗ trợ các Docker image formats và OCI cũng như các Docker registry. Tích hợp để tự động hoá và quản lý tốt hơn các ứng dụng Cả Docker và Kubernetes đều ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển microservices. Trong mô hình này, các nhóm phải nhanh cung cấp các dịch vụ có tính khả dụng cao, phải lặp đi lặp lại cho người dùng cuối. Các container là một cách hiệu quả, có thể mở rộng để cung cấp các ứng dụng này, nhưng việc quản lý chúng trên quy mô lớn đặt ra nhiều thách thức. Kết quả cuối cùng của việc chuyển sang các nền tảng quản lý container hiện đại là triển khai nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Ví dụ: Booking.com đã xây dựng 500 ứng dụng trên nền tảng này trong tám tháng bằng cách sử dụng Kubernetes. Mặc dù các tiện ích như K8 liên quan đến đường cong học tập và các rào cản bảo trì liên tục nhưng hiện tại, chúng đang mở đường cho một tương lai có thể mở rộng của quản lý container. Bước tiếp theo Tối ưu hệ thống với hệ sinh thái nền tảng FPT Cloud Platform as a Service với FPT Cloud Tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm của FPT Cloud tại đây. Giảm đến 40% chi phí khi đăng ký sử dụng dịch vụ FPT Kubernetes Engine ngay Liên hệ qua hotline 1900 638 399  hoặc đăng ký để được nhân viên tư vấn hỗ trợ chi tiết    

IAM Engineer (Identity Security Management)

13:12 25/01/2022
1. Job Description Design and develop Identity and Access Management / Single Sign-on features and deploy Active Directory, PAM and MFA systems for infrastructure and on-prem and cloud-based solutions provided by FPT Cloud. Work with Product Owner to discuss business requirements. Work with developers in other departments to integrate the system. Work with the infrastructure team to maintain the production running system. Work with other members of the development team (and partnered teams) to develop new features (including writing code, writing unit tests, integration tests, end-to-end testing, code review by other members, deploy code to environments). Work according to Scrum guidelines. Work with other members of the development team (and partnered teams) to maintain the current system, verify and fix bugs if they arise. Regularly monitor system health to ensure SLA/SLO. Plan to improve technical indicators. Work with team lead/architect to contribute to system architecture design Regularly update architecture and design documents to ensure that they reflect the current system state. Regularly discuss with other members about the architecture and how to develop the system to solve the problem. Actively exchange work status with team and manager.   2. Job Requirement Proficient in administration and use of Linux kernel operating systems (Ubuntu/CentOS...) Deep understanding and experience working with IAM Protocols (SAML, OAuth, OpenID Connect) Proficient in MySQL or PostgreSQL Knowledge of Git, build system, CI/CD Knowledge of system security Strive towards writing clean, easy-to-understand code, according to project standards. Ability/experience in code refactoring and code review.  Advantages (optional):  Have GCP, AWS, Azure certifications Experience working with open-source software Keycloak, FreeIPA Application monitoring (Elasticsearch) & DevOps: Kubernetes / Docker Golang / Python / Java  3. Top Benefits Up to 600-700 million/year income FPT Premium Care   Activities and culture with FCI and FPT Corporation Study support package for children of FCI union Sponsor related courses and certifications (recommended) 

Hướng dẫn lựa chọn nền tảng Cloud cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

14:55 03/03/2022
Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Provider) trên thị trường và mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại mang đến các gói sản phẩm dịch vụ Cloud Server khác nhau với mức giá khác nhau. Vậy thì làm thế nào để có thể lựa chọn được Cloud Provider phù hợp đặc biệt là dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Lưu ý lựa chọn cấu hình Cloud Server và các tiện ích mở rộng Để an tâm lựa chọn dịch vụ Cloud Server tốt nhất, doanh nghiệp cần quan tâm tới cấu hình, thông số kỹ thuật, bao gồm: – RAM: Dung lượng RAM càng lớn thì khả năng xử lý, truy xuất dữ liệu càng cao. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như cách tối ưu riêng mà doanh nghiệp cần nhiều RAM hay ít. Hiện nay, các dịch vụ Cloud Server sẽ cho phép lựa chọn RAM từ 512MB đến 16GB. – Ổ cứng (Storage): Là không gian cài đặt file của toàn bộ hệ điều hành. Có 2 loại ổ cứng thông dụng hiện nay là HDD và SSD. Thường thì Cloud Server sử dụng SSD sẽ có giá đắt hơn HDD. – Chíp xử lý (CPU): Khả năng xử lý dữ liệu sẽ phụ thuộc vào số lượng core trung bình sẽ có từ 2 CPU cho đến 16 CPU hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ sử dụng. – Băng thông (Bandwidth) và lưu lượng băng thông (Traffic): Băng thông là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi. Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server tốt nhất cung cấp gói cước băng thông giới hạn và không giới hạn, nên chọn đơn vị nào cung cấp băng thông "Unlimited" để tốc độ hệ thống vận hành ổn định. – Hệ điều hành (OS): Đây là vấn đề quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt đến vấn đề bản quyền của hệ điều hành như windows. Bên cạnh đó các nhà cung cấp dịch vụ Cloud còn hỗ trợ thêm các tiện ích Cloud khác nữa hay không? Ví dụ như Cloud Storage, Cloud Backup & DR, K8s, hay Database. Việc đa dạng dịch vụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa tích hợp và đồng bộ hệ thống trên cùng một nền tảng. 2. Cấu trúc tính phí Các Cloud Provider thường sẽ có những cấu hình có sẵn đi kèm với chi phí tương ứng nhưng đôi khi vì đặc thù nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp cần tùy biến cấu hình theo ý muốn và doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp cho phép khả năng chủ động khởi tạo cấu hình tùy biến. Bên cạnh đó, việc chi phí linh hoạt hay Pay-as-you-go sẽ là điều doanh nghiệp tìm kiếm ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud hiện tại vì sự linh hoạt và tối ưu chi phí thực tế. Ngoài ra, cần lưu thêm báo giá của họ có kèm theo các điều khoản như đặt cọc tiền trước, cam kết thời gian sử dụng, phí hỗ trợ (nếu có) hay các phí dịch vụ tùy vào từng nhà cung cấp khác nhau. 3. Cơ sở hạ tầng công nghệ Có khá nhiều nền tảng công nghệ để triển khai hệ thống đám mây từ giải pháp nổi tiếng OpenStack, hay vSphere của VMware – một trong những nền tảng thương mại hàng đầu. Mỗi nền tảng sẽ có ưu điểm riêng khác nhau như hiệu năng ổn định, hệ sinh thái đa dạng, và tiết kiệm chi phí. Do đó doanh nghiệp nên chọn nền tảng phù hợp, và nhà cung cấp 2 nền tảng sẽ là lợi thế tốt. Cơ sở hạ tầng công nghệ được thiết kế đáp ứng yêu cầu dự phòng High Availability (HA) nhiều lớp cả ở phần vật lý và ứng dụng (Node, Storage, Switch, Router và Data center…) sẽ giúp đảm bảo hệ thống có tính ổn định cao (SLA Uptime là 99.99%) và không có điểm chết đơn (single-point of failure). Mặt khác, bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp Cloud có cụm máy chủ đặt ở Datacenter đạt chuẩn quốc tế Tier 3 như FPT Cloud đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vận hành và an toàn thông tin. 4. Chứng chỉ và bảo mật Điều lưu ý cuối cùng và cũng quan trọng nhất đó là bảo mật. Là một Cloud Provider uy tín thì họ sẽ đạt được một số chứng chỉ bảo mật quốc tế như PCI DSS, ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015,… Đồng thời bạn nên cân nhắc thêm liệu họ có cung cấp dịch vụ bảo mật nâng cao như Anti-DDOS, SIEM, Next-Gen Firewall, backup & DR dữ liệu; hay là Trí tuệ nhân tạo AI không. FPT Cloud – Hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện cho doanh nghiệp Việt FPT Cloud là nền tảng Cloud thế hệ mới do tập đoàn FPT nghiên cứu và phát triển trên nền tảng VMware và OpenStack, cung cấp hơn 50 dịch vụ và tiện ích bổ sung cao cấp, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng như lưu trữ, mạng, bảo mật, dữ liệu lớn, AI, cùng với giải pháp theo ngành. Với sự linh hoạt cũng như am hiểu các vấn đề của doanh nghiệp bản địa, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp SME khai thác triệt để hiệu quả công nghệ, tối ưu vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh, tăng tốc trên thị trường. Đồng hành cùng các doanh nghiệp SME, FPT Cloud đang triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng SME đăng ký sử dụng dịch vụ Cloud Server; bao gồm: Giảm tới 50% gói dịch vụ Cloud Server; Tặng thêm lên tới 500 GB dịch vụ lưu trữ; Cam kết uptime 99,99%.Doanh nghiệp có thể truy cập ngay: https://fptsmartcloud.vn/AuTtz để được các chuyên gia hỗ trợ và tư vấn.

Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z

16:59 03/03/2022
Host là gì? Thuật ngữ Host thường xuyên được đề cập đến trên Internet hiện nay với tên gọi Tiếng Việt là máy chủ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Host là một loại máy có chức năng cao cấp nhất và có khả năng cung cấp tài nguyên, thông tin, dịch vụ,...cho người dùng. Và để giúp các bạn biết rõ hơn về Host, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết tại bài viết dưới đây. 1. Host là gì?  Trong thời đại công nghệ số hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ mới được ra đời nhằm gói gọn những thông tin cụ thể về một lĩnh vực nhất định. Trong đó, Host là một thuật ngữ quan trọng mà ai cũng cần phải nắm rõ. Nếu bạn vẫn chưa biết Host là gì thì hãy tham khảo khái niệm của Host tại đây. [caption id="attachment_20752" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu chi tiết về host là gì?[/caption] 1.1. Khái niệm Host  Host là gì? Khái niệm của Host (Network Host) trong lĩnh vực công nghệ website chính là một máy tính được kết nối với một mạng lưới gồm nhiều máy tính khác nhau. Trong đó, các máy tính này sẽ được xác định với một định danh cụ thể.  Hay nói một cách dễ hiểu  hơn thì bất kỳ một máy tính nào khi được kết nối vào trong một mạng máy tính với địa chỉ cụ thể thì sẽ được coi là một Host. Điều bạn cần ghi nhớ đó là tất cả Host đều được coi là node mạng. Tuy nhiên, không phải node mạng nào cũng được coi là Host đâu nhé. Đây chỉ là mối quan hệ 1 chiều đi từ Host -> Node Network mà thôi. [caption id="attachment_20756" align="aligncenter" width="771"] Host là gì?[/caption] Đối với các mạng máy tính sử dụng bộ giao thức TCP/IP thì các host sẽ được định danh bằng cách sử dụng địa chỉ IP. Đặc biệt trong giao thức này, các host sẽ trao đổi với nhau ở tầng Transport trở lên. Do đó, Host sẽ là tên gọi dành cho tất cả các thiết bị trao đổi dữ liệu tại các tầng Transport và Application. Còn đối với thiết bị trao đổi dữ liệu ở các tầng thấp hơn thì sẽ được gọi là Internet và Link. Và theo như định nghĩa trên thì một số khái niệm như: Router, modem, switch sẽ chỉ được coi là Node mạng chứ không được coi là host. Dù vậy, trên thực tế vẫn có một số router trao đổi dữ liệu ở tầng Transport nên sẽ không thể xác định chính xác đây có phải host hay không. Host còn có thể được gọi với nhiều tên gọi khác tùy thuộc vào kiểu kết nối mạng. Với mô hình kết nối client-server thì sẽ có 2 loại host chính bao gồm: Client và Server. Trong khi đó, tại mô hình peer-to-peer (P2P) thì host lại được gọi là peer. Ngoài ra, tất cả các server sẽ được coi là host nhưng chỉ theo mối quan hệ 1 chiều, tức không phải tất cả host sẽ được coi là server. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out hiệu quả cực nhanh 1.2. Hosting là gì?  Như vậy, các bạn đã biết được host là gì và để hiểu rõ hosting là gì thì bạn có thể suy nghĩ đơn giản như sau: Khi có một dịch vụ được cung cấp trên một host nhất định thì người ta sẽ gọi dịch vụ đó là được host. Ở mặt khác, server chính là “người” cung cấp dịch vụ nên lúc này host chính là server. Do đó, trong nhiều trường hợp bạn có thể hiểu host và server có ý nghĩa tương đương với nhau. Và để giúp các bạn không hiểu nhầm về định nghĩa của host thì nếu như máy chủ cung cấp dịch vụ nào đó thì dịch vụ sẽ được nói  một cách chi tiết và sử dụng server. Ví dụ: Web host/Web server là một máy chủ cung cấp dịch vụ truy cập vào website. Còn đối với Mail Host/Mail Server thì sẽ là một host chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến mail.  Mở rộng từ các định nghĩa ở trên thì chúng ta sẽ có được khái niệm hosting là gì. Hiểu một cách dễ dàng nhất thì hosting là “cung cấp dịch vụ host”. Thuật ngữ này được viết đầy đủ là Hosting Service nhưng người ta thường gọi với cái tên ngắn hơn là Hosting. [caption id="attachment_20760" align="aligncenter" width="771"] Hosting là gì? Khái niệm về hosting đơn giản là cung cấp dịch vụ host cho khách hàng[/caption] 2. Cơ chế hoạt động của Hosting Cơ chế hoạt động của Hosting diễn ra không quá phức tạp nhưng bạn cần sự tập trung cao độ để có thể hiểu rõ. Các đơn vị Hosting Service sẽ cung cấp cho khách hàng một server lưu trữ. Lúc này, khi các website hoạt động trên Internet sẽ giúp trao đổi dữ liệu bao gồm nội dung hoặc các tập tin từ phía server lên trình duyệt sẽ giúp người dùng nắm rõ mọi thông tin có trên website. Nhà cung cấp sẽ phân tích cấu hình theo thông số hosting theo mức độ gói cước đăng ký của khách hàng. Đồng thời, tùy vào nhu cầu nâng cấp hoặc giảm cấp xuống gói hosting mà nhà cung cấp sẽ điều chỉnh linh hoạt những thông số này. Trên đây là cơ chế hoạt động hosting của máy chủ còn về phía người dùng thì  bạn chỉ cần đăng tải những tệp tin cùng với các cấu hình thông tin quan trọng. Bạn có thể truy cập vào quản lý hosting bằng cách thông qua FPT hoặc truy cập theo địa chỉ IP, tên miền của hosting. [caption id="attachment_20764" align="aligncenter" width="771"] Nhà cung cấp sẽ phân tích cấu hình dựa trên thông số hosting và mức độ đăng ký gói cước của khách hàng[/caption] 3. Ưu điểm khi sử dụng Hosting  Mọi thắc mắc về Host là gì hay Hosting là gì đã được giải đáp chi tiết cho các bạn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kiến thức về Hosting mà các bạn cần phải nắm chắc như lý do tại sao nên sử dụng Hosting. Với một số ưu điểm của dịch vụ Hosting mà chúng tôi đưa ra dưới đây, chắc chắn các bạn sẽ giải đáp được cho câu hỏi trên đó, cụ thể như sau: Giúp người dùng lưu trữ nội dung của website một cách dễ dàng nhất. Không riêng gì với website, hosting cũng giúp người dùng lưu trữ các dịch vụ mail, FTP,... Nhờ có hosting, domain mà bất cứ ai khi sử dụng Internet đều có thể tìm kiếm và truy cập được vào website Có nhiều loại hosting cho người dùng lựa chọn như: Hosting miễn phí, Hosting trả phí. Đặc biệt, mỗi loại hosting đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn sử dụng  một loại hosting phù hợp với mình nhất [caption id="attachment_20768" align="aligncenter" width="771"] Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ Hosting nhất định bạn phải nắm rõ[/caption] 4. Lưu ý cần biết khi sử dụng Hosting  Nếu bạn đang thắc mắc không biết lưu ý khi sử dụng hosting là gì thì dưới đây sẽ là những thông số mà bạn cần nắm rõ để lựa chọn được gói hosting phù hợp cho website của mình: Dung lượng lưu trữ: Có 2 loại ổ cứng mà bạn cần ghi nhớ đó là SSD và HDD. Trong đó, về mặt tốc độ thì SSD có khả năng xử lý nhanh hơn HDD. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá bán SSD sẽ cao hơn HDD Hệ điều hành: Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất đó chính là Windows và Linux. Nếu trang web của bạn đang sử dụng Wordpress thì hệ điều hành Linux sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất Băng thông: Mỗi gói hosting sẽ được thiết kế gói băng thông khác nhau và bạn có thể hiểu đơn giản băng thông nói đến lưu lượng dữ liệu được truyền tải trong 1s. Trong trường hợp sử dụng hết băng thông thì khách hàng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để nâng cấp PHP: Là thuật ngữ nói đến phiên bản PHP hỗ trợ Upload Max file: Chỉ số lượng file tối đa có thể đăng tải trên host RAM: Bộ xử lý Addon Domain: Chỉ số lượng domain được phép trỏ tới hosting FTP Account: Sử dụng FTP Account sẽ giúp bạn đăng tải dữ liệu lên hosting dễ dàng và thuận tiện hơn Apache: Phần mềm mã nguồn mở cho phép miễn cài đặt trên các máy chủ, web server. Nhờ đó mà các request khi được gửi tới máy chủ dưới giao thức HTTP sẽ được xử lý nhanh gọn hơn Nginx: Sử dụng khi làm proxy ngược, proxy mail hoặc bộ nhớ đệm HTTP,... [caption id="attachment_20772" align="aligncenter" width="771"] Để lựa chọn được gói hosting phù hợp cho website của mình thì người dùng cũng phải nắm chắc ý nghĩa của các thuật ngữ thường thấy[/caption] 5. Yêu cầu của Host khi chạy website  Yêu cầu khi chạy website của host là gì? Chắc hẳn đây cũng là điều mà bạn đang thắc mắc sau khi được tìm hiểu các thông tin ở trên. Để chạy mượt mà một website sử dụng Wordpress thì host của bạn cần phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản bao gồm: Hệ điều hành: Linux PHP: Phiên bản 5.3 trở lên MySQL: Phiên bản 5 trở lên [caption id="attachment_20776" align="aligncenter" width="771"] Yêu cầu khi chạy website của host là gì?[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Network là gì? Toàn tập kiến thức về Network từ A đến Z 6. Mua Host ở đâu tốt nhất?  Toàn bộ thông tin được cung cấp ở trên đã giải đáp chi tiết host là gì đến cho các bạn. Tuy nhiên, bạn không thể nào tự mình tạo ra máy chủ được trong một khoảng thời gian ngắn. Thay vì bỏ ra nhiều thời gian, công sức để học về Host thì bạn có thể mua Host tại các đơn vị cung cấp uy tín với một mức giá vừa phải. Và đơn vị mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây đó chính là fptcloud.com. FPT Cloud là thành viên của tập đoàn FPT, tập đoàn cung cấp dịch vụ công nghệ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với sứ mệnh mang đến cho người dùng những giải pháp ứng dụng AI, Cloud Computing tốt nhất, FPT Cloud cam kết đem lại dịch vụ Host cho người dùng tốt nhất. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng về mọi dịch vụ của FPT Cloud và có được trải nghiệm tốt nhất. [caption id="attachment_20780" align="aligncenter" width="771"] FPT Cloud sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ host tuyệt vời nhất mà bạn có thể tìm kiếm trên thị trường hiện nay[/caption] Đến với FPT Cloud thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề chi phí. Bởi đơn vị cam kết cung cấp các dịch vụ host có mức phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đồng thời, đơn vị cũng sẽ cố gắng kết hợp các quy trình và công nghệ đẳng cấp trên thế giới để giúp khách hàng có thể dẫn đầu xu hướng trên thị trường. Tổng quan qua bài viết trên đây các bạn đã nắm rõ khái niệm, vai trò host là gì và toàn bộ kiến thức liên quan đến host. Không chỉ vậy, chúng tôi cũng cung cấp thêm thông tin về địa chỉ mua host tốt nhất cho khách hàng. Mong rằng bạn đã có được nhiều thông tin bổ ích qua bài viết ngày hôm nay.   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399