Framework là gì? Khám phá top Web Framework & tính năng
Framework là công nghệ giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian và công sức trong khi tạo ứng dụng và xây dựng web. Để hiểu rõ hơn Framework là gì cũng như lợi ích và các tính năng ưu việt của công cụ này thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của FPT Cloud.
Framework được coi là bộ khung giúp lập trình viên xây dựng phần mềm hoặc các ứng dụng mobile. Framework được cấu thành từ nhiều đoạn code viết sẵn cùng với các thư viện, tệp hình ảnh. Framework cung cấp nhiều tính năng như API (Application Programming Interface), các trình biên dịch, diễn dịch,... Nhờ đó mà quá trình phát triển website, phần mềm diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Framework là những đoạn code do những người lập trình trước tạo ra nên sẽ tồn tại song song cả ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:
Framework được đánh giá là một thành phần quan trọng trong quá trình tạo lập phần mềm, ứng dụng và phát triển web vì sở hữu những ưu điểm sau đây:
Bên cạnh những ưu điểm trên, Framework vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Vậy nhược điểm của Framework là gì?
Web Framework là một khuôn khổ phần mềm được thiết kế để phát triển các ứng dụng trên nền tảng website bao gồm các dịch vụ web, tài nguyên web và một số chức năng cần thiết khác. Đây cũng là một trong những dạng code mà lập trình viên sẽ tiếp xúc nhiều nhất.
Framework giúp tăng hiệu suất, mở rộng các chức năng và cung cấp các thư viện sẵn có để các nhà lập trình không phải làm lại từ đầu. Dưới đây là một số tính năng cốt lõi của Framework:
Libraries (Thư viện) là các đoạn mã code được xây dựng sẵn cho một chức năng nào đó. Lập trình viên có thể sử dụng các chức năng này nhiều lần mà không cần phải code lại. Bạn có thể dùng một số tool hoặc plugin để quản lý thư viện như NPM, Composer,…
API là cách thức trao đổi dữ liệu giữa 2 ứng dụng khác nhau. API có nhiệm vụ biên dịch các tệp tin như văn bản hình ảnh, âm thanh từ nhiều ứng dụng khác nhau thành một dạng ngôn ngữ phổ biến.
Scaffolding là một kỹ thuật được hỗ trợ bởi các Framework MVC. Qua đó, bạn sẽ biết được được các quy tắc để truy cập vào các cơ sở dữ liệu.
AJAX là từ viết tắt của cụm Stands for Asynchronous JavaScript and XML. Kỹ thuật này sử dụng JavaScript để gửi dữ liệu tới server và nhận dữ liệu về một cách không đồng bộ. Từ đó giúp người dùng cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu mà không cần tải lại trang.
Caching là nơi lưu trữ các dữ liệu, cho phép người dùng sử dụng lại dữ liệu đã lấy hoặc tính toán trước đó. Caching giúp giảm request đến máy chủ, tăng tốc độ loading.
Security Framework là một bộ khung an ninh. Tính năng này có nhiệm vụ bảo mật và xác thực thông tin người dùng.
Compilers Framework là một bộ khung biên dịch. Compilers có chức năng hỗ trợ hệ thống biên dịch từ mã code của lập trình viên qua ngôn ngữ văn bản sử dụng cho máy tính.
>>> Có thể bạn quan tâm: FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla từ A-Z
Trong lập trình, Framework được chia thành 3 nhóm chính là front-end, back-end và mobile development. Dưới đây là một đặc điểm của 3 loại Framework:
Front-end Framework giúp nhà phát triển xây dựng các phần mềm và ứng dụng trên web một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số Front-end Framework phổ biến:
Angular JS là một JavaScript Framework, có cấu trúc cho các ứng dụng web động. Framework này cho phép lập trình viên sử dụng HTML như ngôn ngữ mẫu và mở rộng cú pháp của HTML để diễn đạt các thành phần ứng dụng. Angular JS được phát triển và hỗ trợ bởi Google.
React cũng là một JavaScript Framework được áp dụng rộng rãi hiện nay, được phát triển bởi Facebook. Các lập trình viên thường sử dụng React để thay đổi code của trang web.
Bootstrap là một CSS Framework. Công cụ này bao gồm các mã HTML, CSS và JavaScript có thể tái sử dụng. Bootstrap giúp cho quá trình thiết kế website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số Back-end Framework được nhiều nhà lập trình viên sử dụng trong quá trình sáng tạo và xây dựng web:
Django là một Framework bậc cao có mã nguồn mở, được xây dựng từ ngôn ngữ Python. Qua Django, nhà phát triển có thể thiết kế website dễ dàng qua cơ sở dữ liệu sẵn có. Loại Framework này có tính bảo mật cao và dễ sử dụng.
Rails là một Framework được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình Ruby. Ruby on Rails bao gồm web server, các kết nối cơ sở dữ liệu và nhiều thứ khác giúp bạn viết ứng dụng web một cách đơn giản hơn.
Mobile Development Framework là một khung phát triển ứng dụng di động. Dưới đây là một số ứng dụng di động được sử dụng nhiều hiện nay:
Flutter là một bộ SDK đa nền tảng, được phát triển bởi Google với mục đích hỗ trợ xây dựng những ứng cho hệ điều hành Android và iOS. Flutter có chức năng chính là tạo ra các ứng dụng gốc (native app) dành cho Google.
React Native là một Framework được Facebook phát triển. Framework được xây dựng từ 2 ngôn ngữ lập trình là JavaScript và ReactJS. React Native giúp giải các bài toán về chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng di động.
Xamarin là một nền tảng lập trình ứng dụng di động cross-platform. Lập trình viên có thể sử dụng các công cụ của Xamarin để viết các ứng dụng cho hệ điều hành Android và iOS trên cùng một code project thông qua ngôn ngữ C#.
PhoneGap là một công cụ phát triển ứng dụng cho hệ điều hành Android, iOS, Windows Phone, webOS,... Nó cho phép người dùng sử dụng HTML, CSS và JavaScript cho ứng dụng của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Flatsome Theme là gì? Xây dựng website dễ dàng hơn với Flatsome
Trong khi lập trình ứng dụng, nhiều người đã lầm tưởng rằng Framework và CMS là một hoặc Framework và Library giống nhau. Trên thực tế, 3 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và có nhiệm vụ riêng:
CMS có tên đầy đủ là Content Management System, đây là hệ quản trị nội dung website. Vậy điểm khác nhau giữa CMS và Framework là gì?
Nội dung |
Framework |
CMS |
Bảo mật |
Có tính an toàn hơn so với CMS |
|
Trải nghiệm người dùng |
Không sở hữu bất kỳ giao diện người dùng chuẩn nào nên không mấy thân thiện với người dùng. |
Cung cấp một trải nghiệm người dùng khá tốt do website có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị di động |
Nâng cấp |
Không thường xuyên cung cấp các cập nhật thay vào đó là cung cấp thông tin cập nhật về các tính năng mới. |
Thường xuyên cập nhật các code functions |
Library là một tập hợp các chức năng và class có sẵn và có thể tái sử dụng. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Library và Framework:
Nội dung |
Framework |
Library |
Nguyên lý hoạt động |
Framework điều khiển luồng ứng dụng và các khối mã lệnh trong Framework sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của lập trình viên |
Lập trình viên có thể kiểm soát luồng của ứng dụng và các khối mã của lập trình viên sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của library |
Thành phần |
Bao gồm nhiều API, trình biên dịch, công cụ, các chương trình hỗ trợ, thư viện,… |
Tập hợp của nhiều mô-đun trợ giúp, các đối tượng, lớp, chức năng, mã viết sẵn,… |
Khả năng sửa đổi |
Không thể sửa đổi |
Có thể sửa đổi |
Khả năng mở rộng |
Có thể mở rộng |
Không thể mở rộng |
Khả năng thay thế |
Rất khó thay thế |
Có thể thay thế dễ dàng bằng thư viện khác |
Trên đây là một số thông tin về Framework. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu Framework là gì và áp dụng được công nghệ vào trong quá trình phát triển ứng dụng và xây dựng website. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của FPT Cloud để biết thêm nhiều kiến thức khác về hệ thống mạng và digital marketing.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |