Tăng tốc khởi nghiệp với FPT Smart Cloud

FPT Smart Cloud mang tới chương trình "Tăng tốc khởi nghiệp" nhằm giúp các doanh nghiệp Startup tiếp cận và khai thác tối đa các giải pháp công nghệ tiên tiến, từ đó tạo bước đột phá trong vận hành và kinh doanh

FPT Smart Cloud có phải dành cho bạn?

FPT Smart Cloud mở ra cơ hội không giới hạn, giúp doanh nghiệp xây dựng hạ tầng vững mạnh, hoạt động ổn định mọi lúc mọi nơi, tăng tốc mở rộng và đáp ứng quy mô doanh nghiệp trong những giai đoạn đột biến, nhờ Cloud & AI – những công nghệ chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn cầu.

Điều kiện đăng ký

Startup chưa qua vòng gọi vốn Series B hoặc cao hơn

Công ty được thành lập trong vòng 5 năm

Chưa từng nhận tài trợ từ chương trình của FPT Smart Cloud

Có đăng ký kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam

Tại sao bạn nên tham gia chương trình Startup của FPT Smart Cloud

Đổi mới nhanh chóng và dễ dàng
Hợp lý hóa quá trình phát triển ứng dụng với các bộ chứa và vi dịch vụ hiện đại của FPT Smart Cloud đồng thời chuyển từ mã sang sản xuất trong thời gian kỷ lục.
Phát triển các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và giảm chi phí TCO
Tham gia vào chương trình Startup của FPT Smart Cloud để hưởng những lợi ích độc quyền bên cạnh các bộ giải pháp hàng đầu cho ngành kinh tế mũi nhọn. Mô hình hợp tác dành riêng cho Startup sẽ giúp công ty mở rộng các bộ giải pháp và cung cấp các giải pháp đa dạng với chi phí thấp cho các khách hàng của bạn, từ đó, doanh nghiệp có thể tái đầu tư nguồn lực vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Kết nối, học hỏi và chia sẻ với cộng đồng lớn mạnh của FPT Smart Cloud
Startup tham dự chương trình của FPT Smart Cloud sẽ tham gia vào một trong những cộng đồng công nghệ hàng đầu với sự góp mặt của các chuyên gia công nghệ, các nhà lãnh đạo, giúp doanh nghiệp quảng bá và phát triển qua các hoạt động thảo luận chuyên sâu.
Đổi mới nhanh chóng và dễ dàng
Hợp lý hóa quá trình phát triển ứng dụng với các bộ chứa và vi dịch vụ hiện đại của FPT Smart Cloud đồng thời chuyển từ mã sang sản xuất trong thời gian kỷ lục.
Phát triển các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và giảm chi phí TCO
Tham gia vào chương trình Startup của FPT Smart Cloud để hưởng những lợi ích độc quyền bên cạnh các bộ giải pháp hàng đầu cho ngành kinh tế mũi nhọn. Mô hình hợp tác dành riêng cho Startup sẽ giúp công ty mở rộng các bộ giải pháp và cung cấp các giải pháp đa dạng với chi phí thấp cho các khách hàng của bạn, từ đó, doanh nghiệp có thể tái đầu tư nguồn lực vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Kết nối, học hỏi và chia sẻ với cộng đồng lớn mạnh của FPT Smart Cloud
Startup tham dự chương trình của FPT Smart Cloud sẽ tham gia vào một trong những cộng đồng công nghệ hàng đầu với sự góp mặt của các chuyên gia công nghệ, các nhà lãnh đạo, giúp doanh nghiệp quảng bá và phát triển qua các hoạt động thảo luận chuyên sâu.

Vì sao bạn nên đồng hành cùng FPT Smart Cloud?

Chất lượng dịch vụ

FPT Smart Cloud cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) và Trí tuệ nhân tạo (AI) với chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Tôn trọng

Tôn chỉ của FPT Smart Cloud luôn là tôn trọng pháp luật, tôn trọng đối tác, tôn trọng sự hợp tác.

Trách nhiệm

Nền tảng trong văn hoá lao động của FPT Smart Cloud là tinh thần của sự hợp tác, chia sẻ, có trách nhiệm với khách hàng, đối tác – những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng

Tính cam kết

Sản phẩm phản ánh chất lượng, sự trung thực, hỗ trợ sau bán hàng, uy tín với khách hàng.

Câu chuyện thành công

Tin tức - Sự kiện

Khám phá các hoạt động tại FPT Smart Cloud
  • FPT ra mắt AI Factory tại Nhật Bản 

    Nhật Bản, ngày 13 tháng 11 năm 2024, Tập đoàn công nghệ toàn cầu FPT, đối tác hàng đầu  của NVIDIA, ra mắt Nhà máy AI (AI Factory) tại Nhật Bản nhằm cung cấp các dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Điện toán đám mây (Cloud) có năng lực tính toán vượt trội, đẳng cấp thế giới, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ. Nhà máy AI của FPT góp phần phát triển AI có chủ quyền cho Nhật Bản. Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT giới thiệu ra mắt FPT AI Factory tại Nhật Bản FPT AI Factory tại Nhật Bản cung cấp 3 nhóm sản phẩm chính gồm: FPT AI Infrastructure mang tới các dịch vụ đám mây GPU với năng lực siêu tính toán bậc nhất để tăng tốc xây dựng và triển khai các mô hình AI lớn;  Nền tảng FPT AI Studio cung cấp các công cụ thông minh giúp xây dựng, đào tạo và tinh chỉnh chuyên sâu các mô hình AI nhờ ứng dụng NVIDIA NeMo;  FPT AI Inference, kết hợp với NVIDIA NIM và NVIDIA AI Blueprints, cho phép triển khai và mở rộng các mô hình này về quy mô và số lượng sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, FPT AI Factory cũng cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng, phát triển nguồn nhân lực, và tối ưu hoá chi phí vận hành. Khai thác sức mạnh từ hàng nghìn chip đồ họa NVIDIA Hopper GPU, bộ ứng dụng và khung công nghệ NVIDIA AI Enterprise mới nhất, Nhà máy AI mang tới cho các khách hàng hạ tầng tính toán hiệu năng cao với khả năng bảo mật và mở rộng linh hoạt, cùng các ứng dụng cần thiết, để phát triển và đưa các giải pháp AI đột phá ra thị trường trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, FPT trao quyền cho các khách hàng chủ động quản lý tài nguyên, phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo và học máy lớn, giúp tối ưu tổng chi phí sở hữu. Hiện tại, FPT triển khai chương trình trải nghiệm FPT AI Factory độc quyền, dành cho doanh nghiệp Nhật sử dụng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ AI và Cloud, nhận tín dụng Cloud và tiếp cận sớm các giải pháp cao cấp. Ngoài ra, khách hàng sẽ được chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực AI và Cloud tư vấn chuyên sâu để phát triển giải pháp AI thiết thực và giá trị cao. Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các giải pháp điện toán GPU cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, đối mới sáng tạo và chuyển đổi số một cách an toàn. Với cơ sở hạ tầng phát triển AI của FPT tại Nhật Bản, Chính phủ và doanh nghiệp có thể sử dụng năng lực siêu tính toán, với hiệu suất cao và độ trễ thấp để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, đồng thời bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và duy trì chủ quyền công nghệ. Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập Tập đoàn FPT cam kết dành nguồn lực đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và các đối tác Nhật Bản Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập Tập đoàn FPT khẳng định, “Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi toàn thế giới. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây thiết yếu cho các ứng dụng AI trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, theo sáng kiến ​​toàn cầu của NVIDIA. Chúng tôi cam kết dành nguồn lực đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và các đối tác Nhật Bản. Thông qua dự án quan trọng này, chúng tôi đang mở rộng ứng dụng công nghệ AI trên quy mô toàn cầu, đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn chung của Nhật Bản và Việt Nam trong việc trở thành các quốc gia AI.” Ông John Fanelli, Phó Chủ tịch Phần mềm AI Doanh nghiệp của NVIDIA chia sẻ, "Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, Nhật Bản nhận ra tầm quan trọng của các giải pháp AI có chủ quyền trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường bảo mật dữ liệu và duy trì tự chủ công nghệ. Nhà máy AI của FPT được xây dựng trên nền tảng điện toán tăng tốc và phần mềm của NVIDIA đáp ứng các nhu cầu phát triển của Nhật Bản thông qua việc cung cấp hạ tầng AI tiên tiến, nâng cao năng lực phát triển và chuyên môn về AI. Vào tháng 4 năm 2024, FPT đã công bố phát triển Nhà máy AI thông qua chương trình hợp tác chiến lược toàn diện với NVIDIA. Sự kiện là cột mốc quan trọng trong hành trình AI của FPT, hướng tới mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển AI trong khu vực, cung cấp các giải pháp AI và Cloud trên quy mô toàn cầu. Về Tập đoàn FPT Là tập đoàn công nghệ toàn cầu, FPT tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số và là công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp và triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ, viễn thông và giáo dục. AI được xem là một trong những công nghệ mũi nhọn của Tập đoàn FPT. FPT sẽ đưa AI vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và tích hợp công nghệ này vào tất cả các sản phẩm, giải pháp thuộc hệ sinh thái Made by FPT mang lại lợi ích cho người dùng cuối. FPT đã và đang tập trung nâng cao năng lực trong mảng công nghệ này một cách toàn diện về cả nhân lực, nghiên cứu và phát triển, cơ sở vật chất và quan hệ đối tác với NVIDIA, AITOMATIC, Landing AI, gia nhập liên minh AI do IBM và Meta khởi xướng... AI được kỳ vọng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác biệt để FPT nhanh chóng hoàn thành mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài vào năm 2030 và nâng cao vị thế trong nhóm doanh nghiệp CNTT tỷ đô trên toàn cầu.   Với 20 năm hoạt động tại thị trường Nhật Bản, FPT là một trong những công ty công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Nhật Bản xét về nguồn nhân lực. FPT Japan hiện có hơn 3.500 nhân viên làm việc tại 17 văn phòng, trung tâm phát triển ngay tại Nhật Bản cùng gần 15.000 chuyên gia toàn cầu chuyên trách thị trường Nhật Bản cung cấp các dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số cho hơn 450 khách hàng trên thế giới. FPT Japan đặt mục tiêu phát triển đội ngũ nhân sự làm việc trực tiếp tại Nhật Bản lên 5.000 nhân viên vào cuối năm 2025 và đạt doanh thu tỷ USD đầu tiên vào năm 2027. Thông tin chi tiết tại https://fpt.com/.
  • Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

    Vừa qua, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện. Đây là sự kiện tiếp nối chuỗi dự án chuyển đổi số tài chính toàn diện của Vinamilk trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của Vinamilk trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Đại diện Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT công bố số hóa vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện Vinamilk là Thương hiệu Quốc gia nằm trong Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, liên tục nhiều năm liền thuộc Top đầu các doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam. Hiện nay, Vinamilk đã mở rộng quy mô lên đến 46 đơn vị gồm 1 trụ sở chính, 5 chi nhánh, quản lý hệ thống 15 trang trại bò sữa và 16 nhà máy tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Hoa Kỳ, 2 kho vận và 12 công ty con, công ty liên kết cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,… Tương ứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản trị kế toán, thuế và quản lý tài chính tại Vinamilk luôn là điểm sáng của Doanh nghiệp dù phải quản trị khối lượng dữ liệu kế toán cực lớn với những nghiệp vụ chi tiết, phức tạp. Các thông tin tài chính được Vinamilk cung cấp kịp thời, phản ánh đầy đủ tình trạng sức khỏe doanh nghiệp đã góp phần tăng uy tín với khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư lớn. Liên tục các năm liền Vinamilk được vinh danh Top Doanh nghiệp Báo cáo thường niên tốt nhất trong nhóm ngành phi tài chính, đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ quy định về Chứng khoán và thị trường Tài chính. Giữ vững cam kết về tính minh bạch tài chính, đồng thời tăng hiệu suất vận hành trong công tác lập báo cáo, Vinamilk đã triển khai nhiều dự án chuyển đổi số trong quản trị tài chính và kế toán. Gần đây nhất, vào tháng 3/2024 Vinamilk đã cùng FPT đã khởi động dự án FPT CFS, xây dựng lộ trình đưa vào triển khai số hóa Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện. Dự án cũng là bước chuẩn bị cho việc chuyển đối báo cáo tài chính theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và các hoạt động M&A của doanh nghiệp. Vinamilk và FPT thảo luận dự án FPT CFS, xây dựng lộ trình đưa vào triển khai số hóa Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện Chỉ trong thời gian ngắn 3 tháng, đội ngũ nghiệp vụ hai bên đã hoàn tất các công tác chuẩn bị, chuẩn hóa số liệu, tích hợp tự động hóa các dữ liệu từ đa nguồn để sẵn sàng đưa vào triển khai. Sự “thần tốc” trong quá trình triển khai dự án không chỉ đến từ sự nỗ lực, chuyên nghiệp của đội ngũ kế toán tài chính mà còn đến từ sự đồng thuận, ủng hộ đổi mới sáng tạo từ các cấp lãnh đạo của Vinamilk. Phát biểu tại buổi lễ, Ông Lê Thành Liêm, Giám Đốc Điều Hành Tài chính Vinamilk chia sẻ: "Chuyển đổi số là một chiến lược lớn tại Vinamilk nói chung và trong lĩnh vực quản trị tài chính, kế toán nói riêng. Nhiều năm qua, Vinamilk đã và đang triển khai nhiều giải pháp số hóa để hoàn thiện hơn quy trình quản trị tài chính và việc ứng dụng FPT CFS cũng nằm trong định hướng này, giúp thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả hơn ở mảng tài chính của công ty, theo chuẩn quốc tế.” Ông Lê Thành Liêm, Giám Đốc Điều Hành Tài chính Vinamilk chia sẻ chuyển đổi số, trong đó có số hóa trong quản trị tài chính, là một chiến lược lớn tại Vinamilk Việc chính thức sử dụng FPT CFS để số hóa trong toàn bộ quy trình Hợp nhất báo cáo tài chính tại Vinamilk sẽ giúp tự động hóa việc đối soát dữ liệu nội bộ, nâng cao năng suất, đồng thời tăng tính chính xác, kịp thời của báo cáo riêng, báo cáo hợp nhất và thuyết minh hợp nhất. Ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Tài Chính FPT, Chủ tịch FPT Smart Cloud, chia sẻ tại sự kiện: “Chúng tôi thực sự tự hào khi trở thành một đội ngũ đồng hành cùng Vinamilk trong việc vận hành chính thức hệ thống FPT CFS. Chính sự chuyên nghiệp, nỗ lực cùng với tư duy đổi mới từ các cấp của đội ngũ Vinamilk kết hợp cùng sự am hiểu thị trường, năng lực công nghệ của FPT đã giúp triển khai thành công dự án trước thời hạn”. Ông Nguyễn Thế Phương, Phó TGĐ, Giám Đốc Tài chính Tập đoàn FPT chia sẻ về năng lực công nghệ của FPT và trong hành trình số hóa đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt. Đồng thời trong khuôn khổ sự kiện, lãnh đạo Vinamilk và FPT cũng mong muốn hai doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành, hợp tác trong quá trình đổi mới sáng tạo, triển khai áp dụng công nghệ mới vào công tác vận hành, quản trị giúp tối ưu hoá hoạt động và tăng cường hiệu suất quản lý của doanh nghiệp.
  • Sovereign AI: Chìa khoá cho một tương lai AI tự chủ, an toàn và minh bạch

    Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến vô số ứng dụng và lợi ích, đồng thời thay đổi cách chúng ta làm việc, học tập và giải trí. Trước những lợi ích lớn từ công nghệ AI, Chính phủ các nước đang cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển AI tại quốc gia. Từ đó, “Sovereign AI” đang nổi lên như giải pháp cho một tương lai tự chủ công nghệ. 1. Sovereign AI là gì và vì sao các quốc gia cần triển khai Sovereign AI Theo NVIDIA, Sovereign AI, trực dịch là "AI có chủ quyền", "Tự chủ AI" hoặc "AI độc lập", đại diện cho khả năng của một quốc gia trong việc tự chủ phát triển, triển khai và quản lý các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Sự độc lập này bao hàm nhiều khía cạnh, từ cơ sở hạ tầng, dữ liệu, nhân lực đến mạng lưới doanh nghiệp. Việc xây dựng Sovereign AI gắn liền với khái niệm rộng lớn hơn là chủ quyền kỹ thuật số. Theo đó, việc kiểm soát công nghệ số là yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh, thịnh vượng kinh tế và quyền tự chủ của quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Sovereign AI tạo cơ hội cho các quốc gia trau dồi năng lực AI, khai thác tối đa tiềm năng nội lực để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững. Bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tài sản dữ liệu, nguồn nhân lực chuyên môn cao và hệ sinh thái kinh doanh hợp tác chặt chẽ, các quốc gia có thể hướng đến tự chủ về công nghệ và nâng tầm khả năng cạnh tranh toàn cầu. Về bản chất, Sovereign AI đại diện cho hành trình của một quốc gia hướng đến đổi mới tự chủ và định hình rõ ràng về toàn cảnh sự phát triển AI trên quy mô toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của Sovereign AI, các nhà lãnh đạo trong ngành, bao gồm Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang và Giám đốc điều hành IBM Corp. Arvind Krishna, đã lên tiếng nhấn mạnh vai trò thiết yếu của nó. Ông Huang khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia nắm quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng AI để bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của họ. Ông nói rằng Sovereign AI không chỉ thể hiện sự tiến bộ công nghệ mà còn góp phần gìn giữ những đặc trưng văn hóa, xã hội và lịch sử riêng biệt của mỗi quốc gia. [caption id="attachment_49654" align="aligncenter" width="800"] Sovereign AI đại diện cho hành trình của một quốc gia hướng đến sự tự chủ AI.[/caption] 2. Các lợi ích và thách thức của Sovereign AI 2.1. Lợi ích của Sovereign AI Sovereign AI đang thu hút sự chú ý của Chính phủ và doanh nghiệp của các nước trên toàn thế giới bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bảo mật: Sovereign AI giúp các quốc gia kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của chính mình, từ đó giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu và tấn công mạng. Quyền riêng tư: Sovereign AI cho phép các quốc gia kiểm soát dữ liệu của công dân tốt hơn. Bằng cách lưu trữ dữ liệu trong nước và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư, các quốc gia có thể bảo vệ quyền riêng tư của công dân và xây dựng niềm tin vào hệ thống AI. Lợi ích kinh tế: Phát triển ngành công nghiệp AI trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra công việc mới, kích thích đổi mới và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này có thể giúp các quốc gia gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường AI toàn cầu. Lợi thế chiến lược: Trình độ AI được dự đoán sẽ đóng vai trò then chốt trong cạnh tranh công nghệ và quân sự trong tương lai. Sovereign AI giúp các quốc gia phát triển khả năng AI của riêng mình, từ đó nâng cao khả năng tự chủ và tự lực chiến lược. 2.2. Thách thức của Sovereign AI Mặc dù theo đuổi Sovereign AI mang đến nhiều lợi ích tiềm năng, chính phủ và doanh nghiệp các nước cũng cần cân nhắc những thách thức và rủi ro đáng kể. Chi phí: Việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng AI, đội ngũ nhân tài và nguồn dữ liệu độc lập có thể tốn kém. Các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các quốc gia giàu có hơn. Định hướng phát triển: Phát triển AI độc lập có thể cản trở hợp tác quốc tế và trao đổi ý tưởng, chuyên môn với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có thể làm chậm tiến độ và lãng phí nguồn lực do không tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Hạn chế về nguồn nhân tài: Chỉ tập trung vào nguồn nhân lực trong nước có thể hạn chế khả năng tiếp cận với những chuyên gia AI giỏi nhất trên toàn cầu. Do đó, cân bằng giữa phát triển nhân tài nội địa và thu hút chuyên gia quốc tế là điều cần thiết để thúc đẩy đổi mới và tiến bộ trong lĩnh vực AI. [caption id="attachment_49653" align="aligncenter" width="800"] Việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng AI có thể khá tốn kém.[/caption] 3. Xu hướng phát triển Sovereign AI trên thế giới và tại Việt Nam Việc triển khai các kế hoạch Sovereign AI được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an ninh. Nhận thức được những vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai Sovereign AI nhằm nắm quyền kiểm soát và định hướng phát triển AI phù hợp với điều kiện và nhu cầu của quốc gia mình. Tiêu biểu trong số đó là Mỹ và Nhật Bản với sự hợp tác cùng NVIDIA - công ty công nghệ hàng đầu thế giới về công nghệ AI. Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang chú trọng đầu tư vào sự phát triển của AI. Điều này thể hiện ở Quyết định số 127/QĐ-TTg của Chính phủ, ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trên hành trình chinh phục Sovereign AI, FPT đã khẳng định vị thế tiên phong của mình tại Việt Nam với sự thành lập của Nhà máy Trí tuệ nhân tạo - AI Factory, hợp tác với NVIDIA nhằm cung cấp nền tảng Điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI. Sự ra đời của AI Factory góp phần thúc đẩy phát triển Sovereign AI tại Việt Nam, cũng như củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. [caption id="attachment_49655" align="aligncenter" width="800"] FPT kết hợp với NVIDIA để thành lập AI Factory.[/caption] 4. Các quốc gia nên làm gì để phát triển Sovereign AI? Sovereign AI mang đến cơ hội lớn giúp Chính phủ và doanh nghiệp các nước khẳng định vị thế và bứt phá trong thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng của Sovereign AI, các quốc gia cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể, bài bản. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI Chính phủ và doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI (R&D), bao gồm cả việc tài trợ cho các tổ chức học thuật, trung tâm nghiên cứu và các đầu tư vào các sáng kiến liên quan đến AI, từ đó đẩy nhanh quá trình đổi mới và đảm bảo sự phát triển của các công nghệ AI tiên tiến. Thiết lập khung pháp lý Việc xây dựng khung pháp lý toàn diện là cần thiết để định hướng phát triển và triển khai AI một cách có đạo đức. Các khung này cần giải quyết các vấn đề cốt lõi như quyền riêng tư dữ liệu, tính minh bạch của thuật toán, trách nhiệm giải trình và giảm thiểu sai lệch. Quy định rõ ràng và minh bạch giúp xây dựng niềm tin của công chúng và đảm bảo rằng các công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm và hướng đến lợi ích chung. Bồi dưỡng và đào tạo nhân viên Nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc triển khai thành công Sovereign AI. Các quốc gia nên cân nhắc đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo AI ở mọi cấp độ, từ giáo dục trung học đến nghiên cứu chuyên sâu Khuyến khích nghiên cứu liên ngành và thúc đẩy học tập suốt đời sẽ đảm bảo nguồn cung nhân lực AI có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của lĩnh vực này. Thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư (public - private) Quan hệ đối tác công - tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp AI trên quy mô lớn. Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nên hợp tác chặt chẽ, phát huy thế mạnh của mình để phát triển các ứng dụng AI giải quyết các vấn đề ưu tiên quốc gia như chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế Mặc dù Sovereign AI nhấn mạnh quyền kiểm soát quốc gia, sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Chính phủ và doanh nghiệp nên tham gia vào các diễn đàn và sáng kiến đa phương để chia sẻ kiến thức, thiết lập các tiêu chuẩn và hợp tác về đạo đức và quản trị AI. Sự phối hợp này có thể giúp cân bằng các chính sách AI và thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm trên toàn thế giới. Đối với trường hợp hợp tác giữa FPT và NVIDIA, sự kết hợp này không chỉ mang lại nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật tiên tiến cho FPT, mà còn góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chia sẻ kiến thức về AI giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. [caption id="attachment_49662" align="aligncenter" width="800"] Nâng cao trình độ của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc triển khai Sovereign AI.[/caption] Có thể nói, Sovereign AI mở ra một chương mới trong hành trình phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, hứa hẹn mang đến những đột phá to lớn và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này để khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
  • Cloud Migration và Cloud Continuum để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

    Theo Gartner, đến năm 2025, 85% doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược "cloud-first", trong đó 95% khối lượng công việc số sẽ được triển khai trên nền tảng đám mây. Ngày nay, việc chuyển đổi lên đám mây (Cloud Migration) đang trở thành xu hướng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, tạo ra cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường số hóa. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng và đủ về Cloud Migration để có thể tận dụng hết sức mạnh của công nghệ này trong doanh nghiệp? 1. Dịch chuyển lên đám mây – Những lầm tưởng về tiêu chí lợi ích Khi nói về các lợi ích của việc dịch chuyển lên đám mây “Cloud Migration”. Đầu tiên các doanh nghiệp thường quan tâm tới vấn đề chi phí – các khía cạnh khác nhau của chi phí: tiết kiệm chi phí, tường minh hóa chi phí, rút ngắn vòng quay vốn, và tối ưu hóa dòng tiền. Thực tế chỉ có 8% CEO trên thế giới lựa chọn tiết kiệm chi phí là tiêu chí hàng đầu và tiêu chí này chỉ đứng thứ 6 trong số tổng cộng hơn 10 tiêu chí lợi ích khác nhau. Tiếp theo là hiện đại hóa IT chiếm đến 17%, và sau đó là cải thiện hiệu quả, tăng cường bảo mật thông tin, tăng năng suất và tăng tốc độ đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp luôn mong muốn tối ưu chi phí tốt nhất trong quá trình dịch chuyển lên đám mây, nhưng thực tế cho thấy điều mà nhiều doanh nghiệp nhận được còn hơn thế nữa, dễ thấy nhất chính là cơ hội cho các doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống và ứng dụng CNTT của họ. [caption id="attachment_49642" align="aligncenter" width="800"] Cloud Migration có nhiều lợi ích hơn là chỉ tiết kiệm chi phí.[/caption] 2. Cloud Migration – Không chỉ là câu chuyện đi thuê dịch vụ Cloud không chỉ là câu chuyện “hosting”, Cloud Migration không chỉ là thay vì đầu tư thì đi thuê dịch vụ, nó còn là câu chuyện của kinh tế chia sẻ và kinh tế quy mô. Cloud Migration giúp doanh nghiệp chuẩn hóa công nghệ, áp dụng công nghệ mới, đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Đây còn là phương pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất, phát triển ứng dụng, hiện đại hóa kiến trúc, chuyển đổi mô hình sản xuất và vận hành. Ngoài ra, giải pháp còn giúp cho doanh nghiệp áp dụng các phát kiến ngày càng nhanh, tối ưu chi phí và tải trọng lên hệ thống, tăng độ phủ rộng và tăng trải nghiệm của khách hàng. Cùng một phương diện kinh doanh, các doanh nghiệp tận dụng được hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng trên Cloud sẽ có lợi thế ngắn và trung hạn. Ngay cả các doanh nghiệp đầu tư trước dưới “mặt đất”, sẽ gặp khó khăn khi gặp những đối thủ mới nổi tận dụng nền tảng mới lên Cloud và tận dụng sẵn có các dịch vụ PaaS, hệ sinh thái AI, GPU, IoT Platform, Machine Learning, Data Platform, v.v... cho các phát kiến mới, những công nghệ rất khó hoặc gần như không thể có ngay dưới mặt đất. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, dịch chuyển lên Cloud cần đồng nghĩa với việc chuyển đổi mô hình sản xuất và phát triển ứng dụng. Những ứng dụng theo chu trình phát triển sản phẩm cũ, đứt đoạn, một lần, rồi vận hành cố định sẽ không còn phù hợp. Thay vào đó là cần ứng dụng DevSecOps thành một chu trình linh hoạt, liên tục, gần như vô tận trên Cloud, từ phát triển, kiểm tra, triển khai, giám sát đến vận hành ứng dụng. Như vậy, chuyển đổi lên Cloud là cơ hội hiện đại hóa hệ thống đồng thời cũng nâng cấp năng lực của nhân sự của các doanh nghiệp, mở ra những cơ hội trải nghiệm mới cho đội ngũ chuyên viên Cloud. 3. Chiến lược dịch chuyển lên Cloud hiệu quả cho doanh nghiệp Chiến lược Cloud Migration thường được biết đến là chiến lược 5R hoặc 6R – Rehost, Refactor, Rearchitect, Rebuild và Replace. Rehost là lift-and-ship, chuyển đổi 1-1 lên Cloud. Refactor là tinh chỉnh một số yếu tố để có thể bắt đầu tận dụng được các dịch vụ riêng có của Cloud. Rearchitect ở một mức cao hơn là chuyển đổi kiến trúc theo hướng đúng chuẩn Cloud. Rebuild là phát triển lại ứng dụng theo đúng chuẩn Cloud. Cuối cùng, Replace là sử dụng luôn phần mềm như một dịch vụ (SaaS) trên Cloud. Trên thế giới, mức độ “Cloud hóa” đã tương đối đồng đều ở các lĩnh vực, tuy nhiên ở Việt Nam, trong mỗi lĩnh vực các doanh nghiệp lại ứng dụng Cloud ở mức độ khá khác nhau. Mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam đang có đường cong Hype Cycle – chu kỳ hào nhoáng khác nhau. Để vận dụng chiến lược “Cloud hóa” một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú ý phương án đầu tư thông minh, nhằm tăng tính cạnh tranh trước mắt cũng như cần có tầm nhìn để chiếm lĩnh vị trí tốt khi chu kỳ trên đi vào con dốc khai sáng và bình địa của sự phát triển. Các doanh nghiệp cần có một chiến lược dịch chuyển lên Cloud được chuẩn bị bài bản, bao gồm ba mảng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần định vị vị trí hiện tại trong bản đồ trưởng thành của Cloud. Sau đó, doanh nghiệp cần kiến trúc lại hệ thống và ứng dụng theo đúng chuẩn nền tảng Cloud để ngay cả khi chưa dịch chuyển lên Cloud, những đầu tư vẫn đi đúng hướng, hạn chế đầu tư vào những hướng không thể dịch chuyển. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ xác định những chiến lược R nào phù hợp cho mỗi loại ứng dụng. Việc chuyển đổi lên Cloud giờ đây không chỉ là một xu hướng tạm thời mà là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích của Cloud, mở ra những cơ hội mới và vững vàng tiến vào tương lai số hóa. Tại Việt Nam, con đường sử dụng Cloud Migration còn trải rộng phía trước, tất cả bắt đầu bằng tấm bản đồ chỉ đường cho chiến lược dịch chuyển Cloud hóa cần có ngay từ hôm nay. Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=2Dgdg4gry90&t=50s Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud
  • Giải pháp cho doanh nghiệp Việt trước sự cố đứt cáp Internet ở Biển Đỏ

    Vừa qua, 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mạng internet của người dùng tại Việt Nam. 3/5 tuyến cáp quang gặp sự cố, người dùng và doanh nghiệp lao đao Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ mạng internet tại Việt Nam, hiện 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố. Trong đó, IA (Liên Á) là tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố mới nhất, 2 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang gặp sự cố đó là APG (Châu Á Thái Bình Dương) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Việc có đến 3/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng kết nối internet tại Việt Nam đi quốc tế. Người dùng tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi truy cập vào các trang web, dịch vụ có máy chủ đặt tại nước ngoài. [caption id="attachment_49502" align="aligncenter" width="680"] Đường đi của năm tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với quốc tế. Đồ họa: Hoàng Khánh[/caption] Không chỉ cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ qua mạng bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp lớn cũng ghi nhận thiệt hại vì sự cố mạng mấy ngày qua. Đại diện của hãng hàng không Air Asia tại Việt Nam xác nhận, vì máy chủ của trang bán vé trực tuyến Air Asia Việt Nam đặt ở nước ngoài nên với sự cố mạng internet, lượng truy cập vào trang này của hãng giảm đến 38% so với ngày thường. “Do ảnh hưởng của đứt cáp quang biển nên việc đăng nhập vào game và nạp thẻ đôi khi gặp sự cố gián đoạn. Những người chơi nạp thẻ vào game gặp lỗi không nhận được tiền trong game hãy gửi seri thẻ đến cho quản trị viên, quản trị viên sẽ kiểm tra và hoàn lại tiền vào game nếu thẻ của bạn được nạp thành công mà lại không nhận được”, quản trị viên của một game online ra thông báo. Các nhà mạng tại Việt Nam đã áp dụng nhiều phương án chia sẻ lưu lượng giữa các tuyến cáp quang kết nối quốc tế, mở các kênh truy cập bổ sung, tận dụng các tuyến cáp quang trên đất liền... để đảm bảo kết nối của người dùng. Hiện vẫn chưa rõ lịch sửa chữa cũng như thời điểm các tuyến cáp quang được khắc phục sự cố. Thống kê cho thấy cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới đứt khoảng 10 lần mỗi năm và mỗi lần kéo dài khoảng một tháng. Điều này khiến nhà mạng chỉ khai thác sử dụng được 3/4 khả năng của tuyến cáp đó. Đứt cáp quang biển đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên sự cố chỉ xảy ra với các liên lạc ở quốc tế, với các dịch vụ, trang web đặt máy chủ trong nước… hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Với tình trạng đứt cáp xảy ra thường xuyên và kéo dài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đưa ra phương án giải quyết triệt để bằng cách chuyển hệ thống về chạy ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud uy tín trong nước để đảm bảo trải nghiệm người dùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Akamai và Gomez.vn, người dùng internet mong muốn tốc độ tải của một website chỉ khoảng 2s hoặc ít hơn, đặc biệt đối với những trang thương mại điện tử, bán lẻ, giáo dục. Việc sử dụng dịch vụ Cloud trong nước mang đến nhiều lợi thế về: Tốc độ truy cập: Một trong những lợi ích quan trọng của việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước là tốc độ truy cập nhanh hơn đối với người dùng tại Việt Nam. Khi website được lưu trữ trên máy chủ gần vị trí địa lý của người truy cập, thời gian tải trang sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng sẽ được cải thiện. Đặc biệt, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự cố đứt cáp quang quốc tế. Đảm bảo quy định và vấn đề pháp lý: Việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước đảm bảo người dùng tuân thủ các quy định pháp lý và quyền riêng tư của Việt Nam (như Nghị định 53 và Nghị định 13 của Chính Phủ). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web chứa thông tin nhạy cảm hoặc liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Tối ưu chi phí: Dịch vụ đám mây trong nước thường không phải chịu các khoản chi phí thuế và quy định gắt gao như đối với dịch vụ đám mây quốc tế. Cùng với lợi thế khoảng cách vận hành máy chủ, các giải pháp Cloud trong nước có chi phí thấp hơn nhiều so với nước ngoài. Điều này giúp giảm tổng chi phí cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ. Hỗ trợ kỹ thuật: Bởi trong cùng múi giờ nên doanh nghiệp sẽ được nhận sự hỗ trợ 24/24, kể cả giờ cao điểm. Bên cạnh đó, việc thuê dịch vụ đám mây trong nước như FPT Cloud giúp doanh nghiệp dễ dàng trao đổi thông tin hơn do không gặp khó khăn trong vấn đề bất đồng ngôn ngữ cũng như rào cản về khoảng cách địa lý như khi làm việc cùng đơn vị nước ngoài. Doanh nghiệp như thế nào nên sử dụng dịch vụ Cloud trong nước? Doanh nghiệp có tập khách chủ yếu ở Việt Nam. Doanh nghiệp thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, truyền thông và quảng cáo. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sở hữu các website giảng dạy trực tuyến; hoặc cung cấp các khóa học và bài giảng thông qua video, hình ảnh, âm thanh. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Với những lợi thế về tính bản địa cùng hệ sinh thái +80 giải pháp, dịch vụ, FPT Cloud sẵn sàng đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud
Đăng ký để tham gia ngay
Hãy để FPT Smart Cloud song hành tăng tốc khởi nghiệp cùng doanh nghiệp Startup để gặt hái thành công