DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp
DevOps roadmap là gì? Doanh nghiệp hiện nay luôn cố gắng để rút ngắn thời gian từ khâu sản xuất đến khâu cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tự động hóa trong nhiều khâu. Lúc này, mỗi team DevOps thường một vai trò chủ chốt trong tiến trình tự động hóa. Vậy chính xác DevOps roadmap là gì?
Trước khi định nghĩa DevOps roadmap là gì, FPT Cloud cần phân tích để bạn hiểu về DevOps. DevOps được viết tắt theo 2 cụm từ tiếng Anh Software Development và Information Technology Operations.
Thuật ngữ DevOps dùng để chỉ văn hóa làm việc kết hợp giữa lập trình (Dev) và vận hành (Operations). Nhằm mục đích rút ngắn thời gian cung ứng sản phẩm đến khách hàng.
Tại hầu hết các doanh nghiệp bộ phận lập trình và vận hành thường làm việc riêng, lúc hoạt động hơi trái ngược nhau. Trong đó bộ phận lập trình thiên về kỹ thuật, tập trung nghiên cứu tính năng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Còn bộ phận vận hành lại tập trung nghiên cứu xây dựng các sản phẩm có tính ổn định lâu dài.
Để trung hòa giữa Dev và Operations, văn hóa làm việc DevOps đã hình thành. Từ đây, doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng, có tính ổn định lâu dài nhưng vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Mỗi chuyên viên DevOps cần sở hữu kiến thức chuyên sâu về trình và có kỹ năng phát triển monitor, deploy,.. Theo hướng tự động.
DevOps roadmap là gì? - DevOps roadmap đơn giản là lộ trình mà mỗi người trở thành một DevOps chuyên nghiệp. Lộ trình này đem tới cho bạn kiến thức quan trọng về kỹ năng lập trình và vận hành phát triển.
Công việc chính của một DevOps tham gia vào quá trình nghiên cứu, tối ưu hóa khâu xuất và phân phối. Từ đó hoàn thiện mô hình phát triển vận hành. Nói chung, tất cả công việc DevOps thực hiện đều phục vụ mục tiêu yêu cải chính khả năng phát triển sản phẩm theo cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Mỗi DevOps chuyên nghiệp thường hướng tới 4 mục tiêu chính. Cụ thể:
>>> Xem thêm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất
Muốn trở thành một DevOps chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục.
Kiến thức về ngôn ngữ lập trình là nền tảng cơ bản trong hành trình trở thành nhà một DevOps. Nền tảng chính thức này giúp bạn có tư duy lập trình, tạo ra những đoạn mã script một cách đơn giản.
Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình để bạn chọn lựa. Trong số đó phổ biến nhất phải kể đến ngôn ngữ lập trình Java, Python và JavaScript. Ngoài ra ngôn ngữ Ruby, PHP khá dễ học, chúng khuyến khích mọi lập trình viên tham gia chỉnh sửa.
Bên cạnh nắm rõ kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, bạn cũng nên nghiên cứu thêm về hệ điều hành OS và Linux. Phần kiến thức OS không yêu cầu tìm hiểu quá sâu nhưng bạn vẫn cần nắm bắt một vài đặc tính cơ bản.
Giới lập trình chuyên nghiệp hiện nay khá tập trung vào Linux. Nếu chỉ mới khởi đầu lộ trình, bạn nên bắt đầu với hệ thống điều hành Ubuntu được phát triển trên nền tảng Linux.
Trong lộ trình DevOps roadmap, bạn lười phải thường xuyên tiếp cận với Terminal. Thực tế, CLI luôn mạnh hơn so với GUI. Khi làm việc cùng Terminal, bạn dễ nhận thấy GUI không được nhanh cho lắm. Việc nghiên cứu, học hỏi Terminal vô cùng cần thiết để bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ thống, các hệ điều hành,..
Kết nối và bảo mật là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong lộ trình DevOps. Bởi ngày nay, mọi thứ đều liên kết mật thiết, tương tác lẫn nhau qua mạng lưới internet. Vì thế bạn cần có kiến thức nhất định về HTTP, DNS, FTP,.. Cùng với đó là kiến thức về bảo mật, cách thức khắc phục chúng.
Mỗi DevOps chuyên nghiệp luôn phải biết cách setup một máy chủ web. Chẳng hạn như các dạng máy chủ web phổ biến Nginx, IIS, Apache,.. Nếu ở gián đoạn đầu của lộ trình DevOps, bạn bắt đầu với Nginx hoặc Apache.
Song song với máy chủ web, DevOps còn phải sở hữu kỹ setup tường lửa, Forward Proxy, Reverse proxy,.. Muốn sở hữu tốt kỹ năng này, bạn cần đầu tư thời gian nghiên cứu.
Kiến thức về lập trình, quản lý nên được cập nhật liên tục. Mỗi ngôn ngữ lập trình, tools luôn biến đổi không ngừng. Do đó, nếu muốn trở thành một DevOps, bạn phải nắm bắt tốt những thay đổi này để vận dụng vào quá trình nghiên cứu.
Trong hành trình trở thành một DevOps giỏi, bạn cần trau dồi khả năng giám sát. Tuy nhiên, bạn cũng không thể theo dõi giám sát hệ thống treo sứ thủ công. Thay vào đó, những công cụ như Monit, New Relic, Docker,.. Sẽ giúp bạn thực hiện giám sát tự động, tiết kiệm thời gian theo dõi.
Trong trường hợp hệ thống gặp vấn đề, các công cụ trên lập tức thông báo qua email hoặc điện thoại cho bạn.
Học hỏi Cloud Provides luôn rất cần thiết với DevOps. Bởi hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng Cloud Server vào quá trình lưu trữ, nghiên cứu.
Cloud Server sở hữu ưu điểm về cấu hình linh hoạt, tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần cứng, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng IT cho doanh nghiệp. Google Cloud, Microsoft Azure,.. Là một số Cloud Providers lớn trên thị trường. Còn tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud.
>>> Xem thêm: VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết
DevOps giữ vai trò quan trọng trong nâng cấp bảo mật, cải thiện quá trình chuyển giao, tăng độ tin cậy vận hành theo hướng mở.
Những bài viết liên quan:
Trên đây, FPT Cloud vừa chia sẻ đến bạn kiến thức về DevOps roadmap. Mong rằng phần tổng hợp của chúng tôi đã làm rõ định nghĩa DevOps roadmap là gì!
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |