Dmarc là gì? Hướng dẫn tạo Dmarc Record đơn giản, chi tiết
Dmarc là công cụ hỗ trợ giúp người dùng tiếp cận thông tin an toàn hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết của FPT Cloud để hiểu rõ về khái niệm cùng phương thức hoạt động.
Bên cạnh đó, người dùng Email còn có cơ hội tìm hiểu Dmarc Record là gì. Trên cơ sở này, một chính sách được lập ra nhằm ngăn chặn tối đa các loại thư độc hại.
Dmarc là gì? Tên đầy đủ của thuật ngữ này là Domain - based Message Authentication, Reporting & Conformance. Đây là một tiêu chuẩn được đặt ra để giải quyết vấn đề xác thực Email.
Cụ thể hơn, hình thức này dùng để chặn spammer khỏi việc sử dụng Domain của người khác trái phép. Trong chuyên ngành, hành động đó gọi là Spoofing.
Thực tế, khi sử dụng Mail, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể giả mạo địa chỉ trong trường “From”. D Marc có nhiệm vụ ngăn không cho thư này đi đến Mailbox của người nhận. Chỉ những Mail hợp lệ mới được chấp nhận cho vào hệ thống.
Để làm được điều này, nhà cung cấp hộp thư thường sử dụng hai chính sách là SPF và DKIM. Email có chứa virus, mã độc hoặc tin nhắn rác được phát hiện kịp thời. Nhờ vậy, người dùng cảm thấy an tâm hơn khi trao đổi thông tin.
>>> Có thể bạn quan tâm: DirectAdmin là gì? Cách sở hữu bản quyền DirectAdmin vĩnh viễn
Nhiều công ty trên thế giới vẫn chưa thực sự hiểu được vai trò của chính sách. Điều đó đã đẩy tỷ lệ lừa đảo, giả mạo Email lên mức báo động. Nếu hình thức này không tồn tại sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra như:
- ESP không đủ đáng tin cậy để đưa ra quyết định chính xác về Email. Khó nhận biết thư có hại và thư thật.
- Người gửi không hay biết về hoạt động trái phép đang diễn ra trên miền họ gửi Email.
Đó là nguồn cơn cho việc đánh cắp mật khẩu, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, danh tính… Chính vì thế, dưới đây là những chức năng hỗ trợ, thuyết phục bạn nhanh chóng triển khai.
Chính sách cung cấp thông tin về các miền của bạn đang được sử dụng trên Internet. Cơ chế báo cáo giúp cập nhật các Email được gửi bằng Domain qua mọi nguồn. Thông qua đó, người dùng nhanh chóng nắm bắt tình hình:
- Ai đang gửi từ các miền của bạn, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp.
- Mỗi nguồn truyền đi bao nhiêu Email.
- Phần trăm tin nhắn được gửi từ nguồn xác thực đã báo cáo đúng.
- Các nguồn cụ thể đang gửi Mail tiềm ẩn rủi ro.
- Phương thức xác thực nào đang hoạt động sai cơ chế, bị lỗi.
Từ các báo cáo trên, bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Domain. Đây cũng chính là cơ sở để cải thiện thông tin liên lạc qua Email.
Công cụ cho phép bạn toàn quyền kiểm soát thư điện từ gửi đi từ miền của mình. Những ai đang có hành vi lạm dụng đều nhanh chóng bị phát hiện. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy các nguồn hợp pháp đã gửi Mail nhưng chưa được xác thực.
Nhờ thế, người dùng có thể can thiệp, tối ưu lại bộ tiêu chí kịp thời. Bên cạnh đó, số lượng thư đã gửi được cập nhật liên tục. Nếu có sự gia tăng bất thường, nhiều khả năng chúng đến từ cuộc tấn công giả mạo.
Dmarc tạo điều kiện tiếp cận tiêu chuẩn BIMI - Brand Indicators for Message Identification. Kỹ thuật này giúp người gửi Email nổi bật hơn trong hộp thư đến của người nhận.
Điều đó thực hiện bằng cách cho hiển thị logo của họ bên cạnh thư. Nhờ thế, thương hiệu uy tín và quen thuộc được nhận diện nhanh nhất.
Như đã nói, cơ chế hoạt động dựa trên kết quả cung cấp từ SPF và DKIM. Vì thế, hệ thống cần đảm bảo ít nhất một trong hai thiết lập sẵn trong miền Email. Cơ sở này giúp người dùng loại bỏ hoặc cách ly triệt để thư từ nguồn không tin cậy.
SDF hoạt động dựa theo nguyên tắc xác thực Email server có được gửi dưới tên Domain nào đó. Trong trường hợp nhận diện IP không phù hợp, thư tự động chuyển sang hộp spam.
Về nguyên lý, SDF yêu cầu lập hệ thống tên miền. Các máy chủ gửi thư từ một Domain cụ thể sẽ được khai báo. Khi nhận Mail, người tiếp cận xác thực tính thật giả và có nên truy cập không.
Điều này thực hiện thông qua truy vấn DNS nhằm xác thực lại địa chỉ người gửi. Nhờ thế, các thư được sàng lọc chuẩn xác hơn.
Đây là tên viết tắt của DomainKeys Identified Mail. Kỹ thuật cho phép người nhận xác thực. Họ biết rằng thư có được gửi và ủy quyền bởi chủ sở hữu miền đó hay không.
Cơ chế hoạt động thông qua việc cung cấp cho Email một chữ ký điện tử. Khi thấy dấu hiệu này chắc chắn các phần của thư có chứa nội dung và tệp đính kèm chưa bị sửa đổi.
Chữ ký này không hiển thị cho người dùng cuối cùng. Việc xác thực chỉ diễn ra ở cấp máy chủ. Bên cạnh đó, bản ghi DKIM giúp bảo vệ miền khỏi Email độc hại.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cyber Security là gì? Thách thức & biện pháp bảo vệ CyberSecurity
Dmarc Record là một trong những công việc quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Để dễ hiểu, bạn có thể coi bản ghi này là chính sách được tạo ra để lọc Email.
Việc thiết lập không chính xác dẫn đến nhiều rủi ro. Đó có thể là tình huống loại bỏ cả những Email hợp lệ, bỏ sót những đối tượng xấu.
Như đã nói, việc thiết lập bản Record rất quan trọng, quyết định cơ chế hoạt động hiệu quả không. Vì thế, dưới đây là hướng dẫn để tránh sai sót trong quá trình thực hiện cấu hình.
✅Các bước | Giải thích |
✅Bước 1: Thiết lập bản ghi | - Bản ghi có chứa “p=none” cho biết đây là chế độ test mode. Mail server bên nhận sẽ kiểm tra từng tin nhắn được gửi đến. Tuy nhiên, hệ thống chỉ trả về các report không thực hiện bất kỳ hành động nào.- Cơ chế giúp thu thập thông tin về địa chỉ Email sending trước khi có quyết định phù hợp.- Để được hỗ trợ thu thập số liệu thống kê, bạn sử dụng: http://dmarc.postmarkapp.com/ |
✅Bước 2: Phân tích báo cáo Dmarc | Report là bảng báo cáo thông tin thu thập được. Dựa trên cơ sở này giúp xác định kết quả fail hay pass. Trong đó, bạn cần lưu tâm đến chỉ số sau:- Processed: Lượng message đã được gửi báo cáo.- Fully Aligned: Lượng tin nhắn đã thông qua cả SPF và DKIM.- Failed: Thư đã failed cả hai chính sách SPF và DKIM.- Trusted sources: Liệt kê địa chỉ Email server bao gồm cả Domain và IP thông qua cả hai tiêu chí trên.- Unknown/Threats: Mail server không pass SPF và DKIM. |
✅Bước 3: Tạo danh sách địa chỉ hợp lệ để gắn Dmarc | - Khi thu thập địa chỉ hợp lệ xong, bạn tạo danh sách, mỗi Address mới sẽ đối chiếu lại list này.- Có những những trường hợp đặc biệt như Email forwarding, trong đó Return-path bị thay đổi và SPF failed. Chúng vẫn được tính là thư hợp lệ. |
✅Bước 4: Triển khai thực tế | Khi đã thu thập đầy đủ, bạn áp dụng vào trong thực tiễn. Cụ thể như sau:- Chuyển bản ghi sang chế độ thắt chặt giám sát hơn “p=quarantine”.- Email bị đánh failed sẽ chuyển vào spam hoặc junk.- Cuối cùng, bạn đặt ở chế độ khắt khe nhất là “p=reject”. Mục đích sử dụng để loại bỏ hoàn toàn Email gửi đến nhưng bị thất bại. |
Trên đây là cách áp dụng kỹ thuật giúp tự bảo vệ mình khỏi Email độc hại. Quy trình thực hiện không khó nhưng lại có thể kiểm soát rất chặt chẽ.
Bất kỳ ai thường xuyên trao đổi thông tin qua thư điện tử đều nên áp dụng. FPT Cloud tin rằng bạn đã nắm rõ tầm quan trọng cũng như cách áp dụng Dmarc thành công.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |