Ajax là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động của Ajax

Ajax là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động của Ajax

Tác giả: FPT Cloud
00:00

Đối với những ai lần đầu nghe đến cụm từ này chắc hẳn sẽ rất khó hiểu và lạ lẫm. Nhưng với dân lập trình, AJAX lại khá quen thuộc. Vậy AJAX là gì? Tại sao nên dùng nó? AJAX hoạt động như thế nào? Tất cả sẽ được chuyên trang giải đáp trong bài viết bên dưới. Mời bạn cùng theo dõi

AJAX là gì?

AJAX(Asynchronous JavaScript and XML) là nhóm công nghệ tạo ứng dụng hay các web động. Nó cho phép ứng dụng web tăng tốc độ(cắt nhỏ dữ liệu), đồng thời chỉ hiển thị thông tin cần thiết. Điều này giúp cho trang Web của bạn trở nên đẹp và mượt hơn. 

Không phải là công nghệ đơn, AJAX là nhóm công nghệ kết hợp với nhau. Cụ thể:

  • CSS và XHTML(HTML): Đóng vai hiển thị dữ liệu, thông tin.
  • DOM(Document Object Model): Mô hình này được thực hiện bởi JavaScript. Mục đích là hiển thị thông tin động, đồng thời tương tác với thông tin đó.
  • XMLHttpRequest: Giúp trao đổi dữ liệu không đồng bộ với máy chủ. 
  • XML: Định dạng dữ liệu truyền(HTML, Plain text, JSON, thậm chí là EBML).

Tất cả đều là công nghệ sẵn có, thế nhưng JavaScript đã kết nối, lắp ráp chúng lại, tạo một công nghệ hữu ích và tuyệt vời.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và xu hướng 2022 – 2025

Ví dụ thực tế của AJAX

Đến đây hẳn bạn đã biết được AJAX là gì rồi đúng không. Tuy nhiên, để dễ hình dung hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Ajax qua một số ví dụ thực tế.

Hẳn bạn vẫn còn nhớ trước đây Google có thể tự động hoàn thiện từ khóa. Tính năng này giúp bạn hoàn dự đoán cũng như hoàn thiện các từ khóa khi gõ. Mặc dù thời gian sẽ làm Key thay đổi nhưng web của Google vẫn luôn giữ nguyên như cũ.

Khi Internet chưa phát triển(thập niên 90s), để tính năng này thực hiện, Google cần cho tải trang lại. Hơn nữa, mỗi lần tải có đề nghị những dự đoán mới hiện lên màn hình PC. 

Asynchronous JavaScript and XML giúp cho việc trao đổi presentation layer và dữ liệu nội bộ đồng thời hoạt động mà không hề gây ảnh hưởng tới các chức năng của nhau.

Thực ra, ý tưởng về AJAX đã có từ giữa thập kỷ 90. Khi Google tiến hành triển khai ý tưởng lên Google Maps và Google Mail năm 2004, nó được công nhận rộng rãi hơn. Ngày nay, mọi ứng dụng Web đã dùng AJAX để tinh giản khi giao tiếp với server.

Dưới đây là một vài ví dụ thực tế về AJAX khác đang được sử dụng hàng ngày:

✅Ví dụ Chi tiết
✅Hệ thống đánh giá,  xếp hạng Khi mua các sản phẩm online, đã bao giờ bạn đánh giá về nó chưa? Bạn đã từng điền form bầu chọn trực tuyến chưa?  Các hoạt động trên đều dùng AJAX. Khi nhấn vào nút bình chọn/đánh giá, Web sẽ nhận kết quả, tuy nhiên trang website đó vẫn không hề thay đổi.
✅Chat room Chat room hiện được tích hợp trên trang chính của một số Website. Với ứng dụng này bạn có thể trực tiếp nói chuyện với nhân viên hỗ trợ mà không cần tải trang mỗi lần chat. Mỗi khi bạn gửi – nhận tin nhắn mới, AJAX sẽ không tải lại trang web.
✅ Thông báo Trending của Twitter AJAX đã từng được Twitter tích hợp cho những cập nhật mới. Mỗi khi trong các chủ đề nóng có tweet, Twitter sẽ tiến hành cập nhật thông tin mới nhưng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng tới trang chính.

Tóm lại, nếu gặp trường hợp cả 2 tác vụ đồng thời hoạt động, một cái tĩnh, một cái chạy, có thể đấy là sản phẩm của Asynchronous JavaScript and XML.

Ưu nhược điểm của AJAX

Ngoài việc tìm hiểu AJAX là gì, ưu nhược điểm của nó cũng được nhiều người quan tâm. Vậy ưu nhược điểm của AJAX là gì, mời bạn cùng tìm hiểu:

Ưu điểm

Có 4 ưu điểm chính của việc dùng AJAX trong ứng dụng web:

✅Ưu điểm Chi tiết
✅Callbacks Ưu điểm đầu tiên phải kể tới của AJAX đó chính là Callbacks. AJAX được dùng để thực hiện cuộc gọi lại hay lưu dữ liệu hoặc truy xuất mà không cần gửi cho máy chủ toàn bộ trang.Vì chỉ gửi lại cho máy chủ một phần trang web, nên việc dùng Internet của bạn sẽ diễn ra nhanh hơn. Điều này có thể cải thiện được hiệu suất mạng cho những Web băng thông hạn chế. 
✅Thực hiện được những cuộc gọi không đồng bộ Với AJAX bạn có thể dễ dàng thực hiện được những cuộc gọi không đồng bộ tới máy chủ của Web.Như vậy, trình duyệt của bạn sẽ không phải chờ tất cả dữ liệu tới trước khi cho phép hành động thêm lần nữa.
✅Thân thiện với người sử dụng Điểm cộng tiếp theo của Asynchronous JavaScript and XML là thân thiện với người sử dụng. Bởi không cần post lại trang Web lên server, những ứng dụng hỗ trợ AJAX sẽ nhanh và thân thiện hơn với người dùng.
✅AJAX giúp tăng tốc độ Không những vậy, AJAX còn giúp cải thiện hiệu suất, tốc độ cũng như khả năng dùng của ứng dụng Web. Ví dụ tuyệt: Tính năng xếp hạng phim ở Netflix. Khi bạn đánh giá và xếp hạng cá nhân cho bộ phim bất kỳ, tất cả sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu của Netflix không cần phải chờ trang tải lại hoặc làm mới

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, Asynchronous JavaScript and XML cũng có một số nhược điểm. Vậy nhược điểm của AJAX là gì? Đó chính là:

  • Quá trình thực hiện của AJAX đều diễn ra ngầm, không hiển thị trên Address. Để khắc phục bạn có thể dùng Fragment Identifier(mã xác định đoạn) URL. Lưu ý, URL được viết ở sau dấu ‘#’ để có thể lưu vết, đồng thời cho phép người sử dụng quay lại và đánh dấu một trạng thái của ứng dụng.
  • Trên những trang tìm kiếm không hiển thị nội dung.
  • Bộ lưu lịch sử lướt Web không ghi những Web được tạo động. Vậy nên nút quay lui(Back) trên trình duyệt bị mất tác dụng quay lại trạng thái trước của trang dùng AJAX.
  • Do nhu cầu bảo mật nên một số trình duyệt sẽ tắt Javascript. Chính vì thế AJAX không chạy được. Hoặc một số host hay bị lỗi “Access denied” do không hỗ trợ cấu hình server sâu.
  • Mở ra cho các đoạn mã độc một cách thức tấn công khác mà nhà phát triển Website có thể sẽ không kiểm thử được hết.

>>> Có thể bạn quan tâm: Aliases là gì? Kỹ thuật cấu hình Alias Domain trong cPanel

Cách thức động của AJAX

AJAX không phải là một công nghệ hay ngôn ngữ lập trình. Như đã nói, nó là bộ kỹ thuật/nhóm công nghệ phát triển trang Web. Vậy cách sử dụng AJAX là gì?

Có thể bạn đã biết AJAX là gì, tuy nhiên để hiểu được hết ý nghĩa của nó cần phải có kiến thức kỹ thuật. Nhưng cách hoạt động của AJAX lại khá đơn giản. Chỉ cần nhìn sơ đồ bên dưới là bạn sẽ thấy:

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của AJAX, bạn hãy tham khảo bảng so sánh sau:

✅ Mô hình thường Trình duyệt gửi HTTP lên máy chủ.Máy chủ nhận -> Phản truy xuất thông tin.Tiếp đến server gửi lại cho trình duyệt dữ liệu được yêu cầu.Cuối cùng trình duyệt nhận dữ liệu, đồng thời tải lại trang Web để hiển thị dữ liệu.Ở mô hình thường bạn cần phải đợi quá trình trên kết thúc. Điều này làm tăng tải lượng lên server và khiến cho người dùng tốn thời gian.
✅ Mô hình AJAX Trình duyệt tạo lệnh gọi JavaScript với mục đích kích hoạt XMLHttpRequest.Sau đó trình duyệt tạo yêu cầu HTTP ở dưới nền rồi gửi lên server.Server sẽ tiếp nhận dữ liệu, tiến hành truy xuất và gửi dữ liệu lại cho trình duyệt.Cuối cùng trình duyệt Web nhận dữ liệu từ server. Dữ liệu đó sẽ được hiển thị lên trang ngay lập tức, bạn không cần phải tải lại toàn bộ trang.

Đến đây hẳn bạn đã biết AJAX là gì và hiểu được cách thức hoạt động của nó rồi đúng không? Vậy còn đợi gì nữa hãy kết hợp AJAX ngay hôm nay để tối ưu website. Đừng quên theo dõi FPT để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

Ajax là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động của Ajax