Blogs Tech

Máy chủ ảo là gì? Tại sao doanh nghiệp nên thuê VPS?

16:52 11/07/2025
Máy chủ ảo hay còn gọi là server ảo, máy chủ VPS (Virtual Private Server) là giải pháp lưu trữ và vận hành ứng dụng linh hoạt, chi phí tối ưu cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm máy chủ ảo, phân tích ưu nhược điểm, lý do vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn dịch vụ cho thuê máy chủ ảo và các lưu ý quan trọng khi thuê máy chủ VPS tại FPT Cloud uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn cho hệ thống. 1. Máy chủ ảo là gì? Máy chủ ảo (Server ảo, VPS hay Máy ảo) là một máy ảo (Virtual machine - VM) được tạo ra bởi công nghệ ảo hóa trên máy chủ vật lý, dịch vụ lưu trữ internet bán dưới dạng dịch vụ cho phép chạy hệ điều hành riêng và cài đặt phần mềm như một server thật. VPS có chức năng như máy chủ vật lý chuyên dụng nhưng lại tiết kiệm chi phí hơn nhờ chia sẻ tài nguyên. Bên cạnh đó, nhờ tính linh hoạt, khả năng mở rộng và quyền kiểm soát cao nên server ảo được sử dụng phổ biến để lưu trữ website, chạy ứng dụng hoặc xây dựng môi trường thử nghiệm. Ngoài ra, Máy chủ chuyên dụng ảo (virtual dedicated server - VDS) cũng có ý nghĩa tương tự như máy chủ ảo nhưng cung cấp tài nguyên cố định lớn hơn, phù hợp cho nhu cầu tải cao hơn. [caption id="attachment_63913" align="aligncenter" width="800"] Thông tin cơ bản về máy chủ ảo[/caption] Dựa trên công nghệ ảo hóa, máy chủ ảo được phân thành VPS (Virtual Private Server) và Cloud Server. Máy chủ VPS là loại máy được tạo ra bằng cách phân chia nhỏ tài nguyên của một máy chủ vật lý thành nhiều máy ảo riêng biệt, mỗi server ảo đều có tài nguyên riêng là: CPU, RAM và Ổ cứng SSD,...  và hoạt động như một máy chủ riêng biệt, phù hợp với nhu cầu ổn định, chi phí thấp. Còn Cloud Server là loại máy chủ ảo được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, kết hợp nhiều máy chủ vật lý và hệ thống lưu trữ SAN để cung cấp tài nguyên linh hoạt, dễ dàng mở rộng và đảm bảo tính sẵn sàng cao, phù hợp với quy mô và nhu cầu vận hành cao, có thể dễ dàng mở rộng và kết hợp quản lý container bằng kubernetes k8s nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao…Nếu doanh nghiệp đang cần thuê server ảo thì có thể tham khảo dịch vụ thuê máy chủ đám mây của FPT Cloud. Như vậy, sự khác biệt giữa VPS và Cloud Server nằm ở kiến trúc hạ tầng: VPS dựa trên một máy chủ vật lý duy nhất, còn dịch vụ cloud server phân tán trên nhiều máy chủ vật lý giúp giảm thiểu rủi ro gián đoạn dịch vụ khi xảy ra sự cố. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng, quy mô và mức độ quan trọng của hệ thống mà doanh nghiệp lựa chọn loại máy chủ ảo phù hợp để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành. 2. Ưu điểm và Nhược điểm của máy chủ ảo VPS là gì? [caption id="attachment_63914" align="aligncenter" width="800"] Ưu điểm và Nhược điểm của máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server)[/caption] 2.1 Ưu điểm của server ảo Server ảo có nhiều ưu điểm vượt trội so với server vật lý (dedicated server) truyền thống nhờ áp dụng công nghệ ảo hóa hiện đại nên giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt mở rộng, nâng cấp tài nguyên mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao. Cụ thể những ưu điểm nổi bật: > Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (dedicated server được đặt tại Data Center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh) tài nguyên riêng biệt tại FPT Cloud Triển khai nhanh và truy cập linh hoạt: VPS Có thể cài đặt, kích hoạt trong vài phút và quản lý từ xa qua Internet. Tài nguyên linh hoạt, toàn quyền quản trị: Máy chủ ảo dễ dàng tăng/giảm CPU, RAM, dung lượng đồng thời người dùng toàn quyền cài đặt và cấu hình như một server riêng. Tiết kiệm chi phí: Máy ảo giảm chi phí phần cứng, vận hành và nhân sự so với máy chủ vật lý. Bảo mật và ổn định: VPS tách biệt dữ liệu, hạn chế rủi ro và duy trì hoạt động ổn định ngay cả khi máy chủ vật lý khác gặp sự cố. Sao lưu, khôi phục dễ dàng: Server ảo hỗ trợ backup, phục hồi nhanh nhờ nền tảng ảo hóa hiện đại. 2.2 Hạn chế của VPS (Virtual Private Server) Mặc dù máy chủ VPS cung cấp nhiều lợi ích so với shared hosting hay máy chủ vật lý, Virtual Private Server cũng có những nhược điểm như: Chi phí cao hơn shared hosting: Do người dùng được cấp tài nguyên riêng và quyền kiểm soát cao hơn. VPS yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Người dùng phải tự quản trị, cài đặt, cấu hình và bảo mật hệ thống. Khả năng mở rộng hạn chế so với Cloud Server: VPS bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý, không linh hoạt như Cloud Server. Hiệu suất phụ thuộc vào tải của các VPS khác: Nếu nhiều VPS khác trên cùng máy chủ vật lý sử dụng nhiều tài nguyên thì hiệu suất có thể giảm. Rủi ro “điểm lỗi duy nhất”: Khi máy chủ vật lý chuyên dụng gặp sự cố thì tất cả VPS trên đó đều bị ảnh hưởng. 3. Vì sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ cho thuê máy chủ ảo? [caption id="attachment_63915" align="aligncenter" width="800"] Lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo để xây dựng hạ tầng CNTT[/caption] 3.1 Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng máy chủ ảo để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin? Máy chủ VPS (Virtual Private Server) là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiệu quả, linh hoạt. Nhờ công nghệ ảo hóa (VMware, Hyper-V và KVM), VPS mang lại khả năng triển khai nhanh, chi phí hợp lý, dễ dàng mở rộng, quyền kiểm soát và bảo mật cao như máy chủ vật lý. Cụ thể như sau: Lý do Lợi ích chi tiết Triển khai nhanh Máy chủ ảo (VPS) cài đặt nhanh chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian triển khai hệ thống so với máy chủ vật lý truyền thống. Tối ưu chi phí đầu tư Không cần đầu tư và duy trì máy chủ vật lý mà chỉ trả phí theo cấu hình hoặc nhu cầu sử dụng thực tế. Từ đó giảm chi phí phần cứng, điện năng và nhân sự quản trị. Giá thuê máy ảo VPS cũng rẻ hơn so với giá cho thuê máy chủ vật lý. Linh hoạt mở rộng tài nguyên Virtual Private Server cho phép doanh nghiệp tăng/giảm CPU, RAM, SSD Storage,.. dễ dàng, nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Toàn quyền quản trị và bảo mật cao Dù dùng chung hạ tầng, mỗi server ảo vẫn hoạt động độc lập, có hệ điều hành riêng và có quyền quản trị cao nhất đảm bảo an toàn dữ liệu và kiểm soát hệ thống. Phù hợp quy mô của nhiều doanh nghiệp Từ startup, doanh nghiệp nhỏ đến lớn đều có thể sử dụng VPS hoặc Cloud Server theo nhu cầu và kế hoạch mở rộng. Bảng 1: Những lý do doanh nghiệp nên chọn dịch vụ thuê máy ảo 3.2 Đâu là tiêu chí doanh nghiệp cần quan tâm khi thuê máy ảo (VM)? Các tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi chọn thuê máy ảo (VM - Virtual Machine) bao gồm: Hiệu năng và cấu hình máy chủ ảo phù hợp: Nhà cung cấp cần đảm bảo máy ảo có CPU, RAM, ổ cứng và băng thông (bandwidth) đáp ứng nhu cầu thực tế doanh nghiệp. Khả năng mở rộng: Nhà cung cấp máy chủ VPS sẵn sàng hỗ trợ tăng/giảm tài nguyên linh hoạt khi doanh nghiệp phát triển quy mô, tăng trưởng. Bảo mật và ổn định: Ưu tiên nhà cung cấp cho thuê máy ảo có hệ thống chống DDoS, mã độc, cùng cam kết uptime cao 99% để đảm bảo hoạt động liên tục. Dịch vụ hỗ trợ và uy tín: Lựa chọn những nhà cung cấp VM - Virtual Machine uy tín trên thị trường, có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chi phí hợp lý: Doanh nghiệp hãy cân nhắc giá thuê máy ảo so với ngân sách và dịch vụ kèm theo giữa các nhà cung cấp với nhau. Vị trí đặt máy chủ ảo: Chọn nhà cung cấp gần có trung tâm dữ liệu tại vị trí địa lý phù hợp với nhu cầu và các yêu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để tối ưu tốc độ truy cập và độ ổn định. Thông số kỹ thuật khác: Cần chú ý đến hệ điều hành, địa chỉ IP, cam kết backup và phục hồi dữ liệu của nhà cung cấp máy ảo. >> Xem thêm: TOP các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay 4. Các lưu ý quan trọng khi thuê máy ảo VPS cho doanh nghiệp? Khi lựa chọn các dịch vụ thuê máy ảo VPS doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố dưới đây để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bảo mật và hiệu quả:  Sao lưu (Backup): Lựa chọn nhà cung cấp hỗ trợ dịch vụ sao lưu dữ liệu định kỳ (tối thiểu 1 lần/tháng) nhằm giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và gián đoạn dịch vụ. Nhằm giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu, gián đoạn dịch vụ và đảm bảo Disaster Recovery hiệu quả. Công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology): Hãy xem xét kỹ lưỡng công nghệ ảo hóa của VPS trước khi quyết định lựa chọn. Bởi vì, mỗi công nghệ ảo hóa có ưu, nhược điểm riêng về tối ưu hóa, nâng cao năng suất làm việc của server. Hỗ trợ và kỹ thuật: Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, 24/7/365 để khắc phục sự cố kịp thời. Điều này nhằm đảm bảo dịch vụ hosting hoạt động liên tục, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động (downtime).  Ngoài ra, các yếu tố như bảo mật cao, hiệu suất, khả năng mở rộng, chi phí, độ uy tín của nhà cung cấp là lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi thuê máy chủ ảo. 5. Dịch vụ cho thuê máy chủ VPS của FPT Cloud Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ VPS uy tín. Trong đó, FPT Cloud là nhà cung cấp nổi bật nhờ các gói dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, bảng giá thuê VPS thông số kỹ thuật cụ thể và cạnh tranh. [caption id="attachment_63916" align="aligncenter" width="800"] Giá các gói dịch vụ cho thuê máy chủ ảo (VPS) của FPT Cloud[/caption] Các gói dịch vụ thuê cloud VPS được chia thành 2 nhóm chính: STANDARD và HIGH với cấu hình linh hoạt có thể nâng cấp - hạ cấp theo nhu cầu chuyên biệt. Nhóm STANDARD gồm 3 gói:  STANDARD - 01: CPU 2 vCore, RAM 4 GB, 40 GB SSD, 0 GB backup. STANDARD - 02: CPU 4 vCore, RAM 8 GB, 100 GB SSD, 100GB backup dữ liệu. STANDARD - 03: CPU 8 vCore, RAM 16 GB, 500 GB SSD, có 500GB backup dữ liệu. Nhóm HIGH PERFORMANCE gồm 3 gói:  HIGH - 01: CPU 8 vCore, RAM 16GB, 300GB SSD, 0GB Backup. HIGH - 02: CPU 16 vCore, RAM 32 GB, 500 GB SSD, 0GB Backup. HIGH - 03: CPU 32 vCore, RAM 64 GB, 500 GB SSD, 0GB Backup. Các gói đều được tích hợp Firewall Layer 4, hỗ trợ Basic Load Balancer và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7, đáp ứng nhu cầu thuê máy ảo VPS của doanh nghiệp từ cơ bản cho đến yêu cầu đặc biệt với chi phí hợp lý, hiệu suất cao. Liên hệ ngay FPT Cloud để được tư vấn nhanh nhất và lựa chọn gói thuê máy ảo theo tháng phù hợp nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ máy chủ ảo với bộ vi xử lý đồ họa cao cấp chuyên dụng (GPU: Graphic Processing Unit) cho việc phát triển ứng dụng AI, AI Inferencing, Graphics Visualization, Scientific Computing hãy tham khảo chi tiết sản phẩm GPU Server - máy chủ ảo hiệu năng cao của FPT Cloud với đa dạng sự lựa chọn, tối ưu chi phí và hiệu năng tối đa cho doanh nghiệp của bạn nhé.

Từ sân chơi Hackathon đến thị trường, mở ra bệ phóng cho AI startup Việt

14:59 11/07/2025
72 giờ làm việc liên tục (25/6 -27/6), FPT AI Open Hackathon 2025 đã mang đến một sân chơi công nghệ sáng tạo, với những sản phẩm AI được triển khai thực tế từ các đội thi, trình bày trước hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia đến từ FPT, NVIDIA cùng đại diện giới công nghệ và nhà đầu tư. Chương trình do FPT và NVIDIA đồng tổ chức. Hackathon không còn là sân chơi, mà là bệ phóng cho AI Startup Việt Là hoạt động trọng điểm thuộc chương trình FPT Startup Innovation 2025, FPT AI Open Hackathon do FPT và NVIDIA đồng tổ chức, quy tụ 10 đội thi xuất sắc với những giải pháp AI ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp. Trong suốt quá trình tham gia chương trình, các đội đã được thử nghiệm và phát triển sản phẩm AI thực tế với sự hỗ trợ từ hạ tầng và nền tảng Cloud AI hiệu suất cao của FPT AI Factory, với sức mạnh của GPU NVIDIA® H100 Tensor Core, và các công cụ huấn luyện triển khai suy luận mô hình AI như NVIDIA NIM™ microservices, RAG, NVIDIA Blueprints, AI Agent. Đặc biệt là có sự đồng hành từ đội ngũ mentor giàu kinh nghiệm đến từ hai tập đoàn. Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám Đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT phát biểu khai mạc tại sự kiện Demo Day, chiều 27/7 – Hình ảnh minh họa: FPT Smart Cloud Đại diện FPT, Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám Đốc FPT Smart Cloud chia sẻ: “Trong suốt 3 ngày đồng hành cùng chương trình, tôi tin chắc giá trị lớn nhất mà các đội nhận được, không chỉ là cơ hội trình diễn, mà là hành trình học hỏi cùng mentor NVIDIA và FPT, những trải nghiệm triển khai trên hạ tầng thực tế để hoàn thiện sản phẩm AI gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Phần thưởng không chỉ là chiến thắng, mà là những bước tiến đầu tiên để hiện thực hóa ý tưởng, sẵn sàng bứt phá ra thị trường” Không còn là cuộc chơi để trình diễn kỹ thuật hay thử nghiệm ý tưởng, FPT AI Open Hackathon 2025 trở thành một bệ phóng giúp các đội hoàn thành phiên bản MVP đầu tiên, tối ưu mô hình, và mở rộng khả năng ứng dụng trong doanh nghiệp. Đây là cơ hội để AI startup Việt kiểm chức năng lực, khẳng định bản lĩnh, mở rộng mối quan hệ với cộng đồng AI, các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Tại đây, các đội đã được trực tiếp triển khai giải pháp AI của mình trên hạ tầng tính toán hiệu năng cao và dịch vụ được tài trợ trọn gói bởi FPT AI Factory, nền tảng để giúp AI phát triển bứt phá trên thị trường, góp phần thúc đẩy bước chuyển mình mạnh mẽ từ ý tưởng đến sản phẩm thương mại hóa của các Doanh nghiệp. Điều làm nên sự khác biệt của chương trình FPT AI Open Hackathon 2025, chính là cách các đội thi ứng dụng AI ngay trong môi trường thực tế, hướng đến sản phẩm có thể thương mại hóa, thay vì chỉ dừng lại ở bản mẫu. Với hơn 10 năm đồng hành cùng các kỳ Hackathon trên toàn cầu, ông Bharatkumar Sharma, Tech Leader the OpenHackathon for APAC tại NVIDIA, thành viên ban giám khảo chia sẻ: “Mọi thứ liên quan đến AI đang tăng tốc với tốc độ ánh sáng. Tại NVIDIA, chúng tôi áp dụng một triết lý gọi là "thất bại nhanh" – nghĩa là bạn phải nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ mới, và nếu một giải pháp không hiệu quả, hãy tiếp tục đổi mới và sử dụng giải pháp tiếp theo. Điều này đặc biệt phù hợp với các công ty khởi nghiệp.” Ông Bharatkumar Sharma, Tech Leader the OpenHackathon for APAC tại NVIDIA, tham gia tổ chức và đồng hành xuyên suốt chương trình. Ảnh minh họa: FPT Smart Cloud Khi công nghệ chỉ nằm trên lý thuyết, đó là thử nghiệm. Nhưng khi công nghệ được áp vào một môi trường sống, có hệ thống backend, có dữ liệu doanh nghiệp, có mục tiêu cụ thể, nó mới thực sự trở thành giải pháp. Đây là lời khẳng định cho tính thực chiến và bệ phóng công nghệ mà Hackathon mang lại cho các AI Startup Việt, những người đang muốn rút ngắn hành trình từ ý tưởng đến sản phẩm thật, thị trường thật. Một trong những yếu tố làm nên giá trị khác biệt của Hackathon năm nay chính là sự đồng hành của đội ngũ mentor kỳ cựu đến từ FPT và NVIDIA, giúp các đội xây dựng lộ trình kỹ thuật bài bản, xác định mục tiêu sản phẩm rõ ràng, và tiếp cận tư duy xây dựng mô hình AI để triển khai thực tế thay vì chỉ xây dựng để “trình diễn”. Ông Deb Goswami – Head of Developer Ecosystems (ASEAN/ANZ), NVIDIA tại FPT AI Open Hackathon. Ảnh minh họa: FPT Smart Cloud Đồng quan điểm với nhận định này, Đại diện NVIDIA, Deb Goswami – Head of Developer Ecosystems (ASEAN/ANZ) chia sẻ: “Khi đánh giá thử thách của các đội, tôi không tìm kiếm những giải pháp quá phức tạp. Tôi quan tâm đến tác động, tính mới lạ và tính khả thi. Hackathon là một cơ chế tuyệt vời để các đội nhanh chóng biến kiến thức lý thuyết và những ý tưởng sơ bộ thành thực tiễn. Tôi thực sự ấn tượng với các đội tham gia Hackathon năm nay – có một số ý tưởng tuyệt vời mà tôi hy vọng sẽ thấy chúng trở thành hiện thực.”. Không “thi cho vui”, mỗi đội thi đều mang đến một kế hoạch triển khai AI thực chất Chỉ trong 3 ngày, các đội thi đã thực hiện những vòng thử nghiệm lặp lại, nhận phản hồi thực tế từ mentor công nghệ và doanh nghiệp, qua đó tinh chỉnh mô hình AI sát với nhu cầu người dùng, thể hiện sự nghiêm túc và tinh thần sẵn sàng đưa sản phẩm ra thị trường từ phía các đội thi. “Các đội đến từ nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, tài chính, sản xuất, nhưng điểm chung là họ đều có một kế hoạch cụ thể để biến giải pháp AI thành một sản phẩm khả thi,” bà Nguyễn Thị Phương Anh, Head Of Delivery FPT AI Factory, Tập đoàn FPT chia sẻ. Đến với chương trình Hackathon năm nay, sự sai sót không phải điều đáng ngại. Nó là một phần trong chiến lược phát triển nhanh – học nhanh – cải tiến liên tục. Chính trong môi trường áp lực cao và thời gian ngắn, các đội thi thể hiện khả năng thích nghi và tinh thần dám thử, một tố chất quan trọng với bất kỳ AI Startup nào muốn bứt phá. Đặc biệt là tư duy của người làm sản phẩm thực thụ: xác định rõ MVP, rút gọn tính năng phức tạp, đảm bảo tính mở rộng và hiệu quả triển khai. “Khi startup tận dụng được hạ tầng AI chuyên biệt như FPT AI Factory, họ rút ngắn đáng kể thời gian từ thử nghiệm đến thương mại hóa. Ngoài ra, các đội còn dễ dàng tích hợp với các hạ tầng khác, từ đó thuận tiện và hiệu quả hơn trong quá trình phát triển và mở rộng hệ thống Doanh nghiệp sau chương trình” - Ông Lê Đình Duy, Product Manager Foundation Model, Tập đoàn FPT chia sẻ thêm. Ông Lê Đình Duy, Product Manager Foundation Model, Tập đoàn FPT. Ảnh minh họa: FPT Smart Cloud Bên cạnh nền tảng công nghệ mạnh, giá trị lớn của Hackathon đến từ góc nhìn thực tế của mentor, những người từng triển khai sản phẩm AI quy mô lớn trong doanh nghiệp. Họ giúp đội thi tránh sa đà vào kỹ thuật thuần túy, mà tập trung xây dựng sản phẩm giải quyết vấn đề thực sự. Sau 3 ngày thực chiến, FPT AI Open Hackathon 2025 khép lại, nhưng mở ra một cơ hội mới cho Doanh nghiệp, là bàn đạp để startup AI Việt bứt phá.

Sơn và Chống thấm KOVA triển khai vận hành giải pháp dữ liệu toàn diện FPT Data Suite

11:43 10/07/2025
Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất truyền thống đang đứng trước sức ép cạnh tranh về chi phí, tốc độ ra quyết định và khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường, việc quản trị dữ liệu hiệu quả đã trở thành yếu tố then chốt để chuyển mình và tăng trưởng bền vững. Với chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, Công ty Cổ phần Thương mại KOVA đã hợp tác cùng FPT chính thức đưa vào vận hành giải pháp dữ liệu toàn diện FPT Data Suite – nền tảng giúp doanh nghiệp làm chủ dữ liệu, tối ưu chi phí, trực quan hóa thông tin theo thời gian thực và tăng tốc hiệu quả vận hành. Thách thức trong quản trị dữ liệu – bài toán sống còn với doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không thể chỉ tập trung vào việc bán hàng. Bán được hàng chỉ là bước đầu; điều quan trọng là doanh nghiệp cần nắm rõ sản phẩm nào đang sinh lời, chiến dịch nào đem lại nhiều khách hàng, nhân viên nào làm việc hiệu quả hay mặt hàng nào cần nhập thêm, cần vận chuyển, v.v. Là một doanh nghiệp sản xuất – phân phối quy mô lớn, Sơn và Chống thấm KOVA (KOVA) sở hữu hệ thống khách hàng đa tầng: từ nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ, thầu thợ, đến người tiêu dùng cuối. Việc quản lý, khai thác và đồng bộ dữ liệu từ nhiều phòng ban là một thách thức lớn nếu thiếu một công cụ phù hợp. Quá trình phát triển kéo dài nhiều năm đã khiến dữ liệu vận hành tại KOVA bị phân tán trên nhiều nền tảng khác nhau, thiếu tính kết nối và đồng bộ. Điều này dẫn đến hàng loạt khó khăn điển hình như: công tác quản trị chủ yếu thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp và xử lý số liệu; thiếu góc nhìn toàn diện và kịp thời để đưa ra quyết định nhanh; các phòng ban phải chờ nhau để hoàn tất báo cáo, gây chậm trễ trong vận hành; đồng thời, các cấp quản lý không thể chủ động theo dõi và đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh một cách liên tục và chính xác. Những thách thức này đã trở thành lực cản đối với tốc độ tăng trưởng, giới hạn khả năng mở rộng và ảnh hưởng đến chất lượng ra quyết định – một yếu tố sống còn trong thời đại kinh doanh dựa trên dữ liệu. Giải pháp đồng bộ hóa dữ liệu và vận hành theo thời gian thực Với quyết tâm “giải bài toán dữ liệu tận gốc”, từ tháng 4/2025, KOVA đã khởi động quá trình chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống FPT Data Platform, với sự đồng hành của FPT Smart Cloud (FCI) – đơn vị trực tiếp phát triển và triển khai giải pháp FPT Data Suite. Dự án không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao hệ thống mà còn chú trọng đến duy trì tính ổn định vận hành, đảm bảo không gián đoạn hoạt động kinh doanh. Sau 3 tháng, đội ngũ chuyên gia FPT đã đồng bộ gần 150 báo cáo lên hệ thống FPT Data Platform – mở đầu cho việc vận hành dữ liệu theo thời gian thực (near real-time) tại KOVA.  Tại buổi lễ công bố, Ông Đoàn Đăng Khoa, Phó Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT, chia sẻ: "Dữ liệu giống như mỏ dầu, nhưng quan trọng là cách khai thác và kết nối để tạo ra giá trị thực tiễn. Với nền tảng công nghệ từ Tập đoàn FPT, chúng tôi cam kết đồng hành cùng KOVA trong hành trình chuyển đổi số dữ liệu, cung cấp giải pháp toàn diện ứng dụng Cloud, Data và AI – giúp từng bước biến dữ liệu thành tài sản chiến lược phục vụ quản trị, bán hàng và tối ưu vận hành." Ông Đoàn Đăng Khoa, Phó Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT chia sẻ tại buổi gặp mặt giữa 2 đơn vị. Ảnh FPT Smart Cloud Việc đưa vào vận hành nền tảng mới đã giúp KOVA chuẩn hóa và hợp nhất toàn bộ dữ liệu vận hành trên một hệ thống duy nhất, tạo nên nguồn thông tin tập trung và đáng tin cậy. Nhờ đó, các cấp quản lý có thể chủ động truy xuất các báo cáo đa chiều một cách linh hoạt, không còn phụ thuộc vào quy trình tổng hợp thủ công từ nhiều bộ phận. Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp KOVA giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nền tảng cloud nước ngoài, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành về an toàn dữ liệu tại Việt Nam. Quan trọng hơn, nền tảng này mang lại khả năng ra quyết định nhanh chóng, chính xác và kịp thời, một yếu tố then chốt trong bối cảnh thị trường liên tục biến động. Không dừng lại ở giai đoạn khởi động, hai bên đã thống nhất cam kết đồng hành dài hạn trong quá trình số hóa toàn diện. Trong thời gian tới, KOVA sẽ tiếp tục hợp tác với FPT để triển khai các ứng dụng báo cáo nâng cao, phân tích dữ liệu chuyên sâu, ứng dụng AI vào chuỗi sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng, hướng đến mô hình vận hành thông minh và chủ động. Việc chính thức go-live hệ thống FPT Data Suite và FPT Data Platform không chỉ là dấu mốc chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của KOVA, mà còn mở đầu cho chuỗi truyền thông lan tỏa hình ảnh doanh nghiệp sản xuất Việt tiên phong ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm chủ hành trình dữ liệu. Trong bối cảnh dữ liệu đang trở thành nền tảng của mọi quyết định, sự phối hợp hiệu quả giữa KOVA và FPT – từ tầm nhìn chiến lược đến triển khai thực tế – là một hình mẫu điển hình cho cách các doanh nghiệp truyền thống có thể chuyển mình mạnh mẽ bằng công nghệ. Tìm hiểu chi tiết về giải pháp tại đây: https://fptsmartcloud.vn/Free-Trial-FPT-Data-Suite

FPT Data Platform ra mắt bộ tính năng Lakehouse Analytics mới giúp tối ưu hóa khả năng khai thác dữ liệu doanh nghiệp

09:11 10/07/2025
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng, FPT Cloud chính thức ra mắt dịch vụ cùng loạt nâng cấp tính năng Lakehouse Analytics trên FPT Data Platform mới giúp doanh nghiệp hiện đại hóa hạ tầng dữ liệu, tăng tốc phân tích và đảm bảo vận hành ổn định, linh hoạt và liên tục. 1. Lakehouse Service - Kiến trúc dữ liệu hợp nhất tối ưu chi phí vận hành Lakehouse là một kiến trúc mới nhất trong lĩnh vực xử lý dữ liệu hiện đại, giải quyết các thách thức về mở rộng, quản lý, linh hoạt và hiệu suất.    Lakehouse Service là một kiến trúc dữ liệu tiên tiến kết hợp ưu điểm của Data Lake và Data Warehouse, cho phép doanh nghiệp lưu trữ và xử lý tập trung dữ liệu lớn mà không phải tách rời hệ thống. Công nghệ này mang đến nền tảng hiện đại để khai thác dữ liệu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu mở rộng linh hoạt và tối ưu vận hành.  Giải pháp này giúp doanh nghiệp giải quyết triệt để các thách thức:  Xóa bỏ các silo dữ liệu, giảm trùng lặp và chi phí lưu trữ.  Giảm nhu cầu ETL phức tạp, rút ngắn thời gian triển khai.  Cho phép kỹ sư dữ liệu và nhà phân tích làm việc trong một môi trường duy nhất cho cả dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc. 2. Data Catalog (Nessie/Hive) – Quản trị metadata tập trung và truy xuất nguồn gốc dữ liệu Data Catalog là giải pháp quản lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, hiểu và kiểm soát dữ liệu đang lưu trữ trong hệ thống Lakehouse. Công nghệ này đóng vai trò nền tảng trong việc đảm bảo dữ liệu luôn minh bạch, truy xuất được nguồn gốc và phục vụ hiệu quả cho các hoạt động phân tích, khai phá giá trị.  Với Data Catalog, doanh nghiệp có khả năng:  Quản lý metadata tập trung và nhất quán.  Nhanh chóng xác định tập dữ liệu phù hợp để phân tích hoặc huấn luyện machine learning.  Truy xuất nguồn gốc dữ liệu (Data Lineage) rõ ràng.  Sử dụng dữ liệu thuận tiện qua giao diện trực quan và ngữ nghĩa rõ ràng.  3. Query Engine (Trino) – Truy vấn phân tán hiệu suất cao trên nhiều nguồn dữ liệu Query Engine đóng vai trò cốt lõi trong kiến trúc Lakehouse, mang đến nền tảng truy vấn dữ liệu phân tán hiệu suất cao, tối ưu chi phí và dễ dàng mở rộng. Nhờ Trino, doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu từ nhiều nguồn lưu trữ khác nhau mà không cần thực hiện các bước di chuyển phức tạp.  Tính năng này có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ:  Khả năng truy vấn SQL phân tán trên nhiều hệ thống lưu trữ (Distributed SQL Querying).  Hiệu năng vượt trội và kiến trúc linh hoạt, dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu quy mô lớn.  Hỗ trợ truy vấn trực tiếp trên file dữ liệu (file-based querying), rút ngắn thời gian chuẩn bị và khai thác thông tin.  Với Query Engine, doanh nghiệp có thể chủ động phân tích dữ liệu ngay tại nguồn, tăng tốc quá trình ra quyết định và tối ưu hoạt động vận hành dựa trên dữ liệu.  Đặc biệt, trong phiên bản này, Query Engine còn cập nhật thêm các tính năng mới:  Bổ sung cấu hình Flavor/Number of nodes: Cho phép người dùng thay đổi linh hoạt tài nguyên CPU, RAM và số lượng node để tối ưu xử lý khối lượng công việc lớn.  Cập nhật cấu hình Trino: Hỗ trợ điều chỉnh các tham số vận hành phù hợp với nhu cầu truy vấn cụ thể.  4. Visualization (Superset) – Tạo dashboard phân tích và quản trị dữ liệu tập trung Apache Superset là công cụ Business Intelligence mã nguồn mở, tích hợp lý tưởng trong kiến trúc Lakehouse, giúp doanh nghiệp dễ dàng trực quan hóa và phân tích dữ liệu tập trung mà không cần di chuyển dữ liệu sang nền tảng khác.  Visualization có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ các tổ chức:  Cần kết nối phân tích trực tiếp các nguồn dữ liệu lưu trữ trên S3 hoặc Delta Lake.  Ưu tiên sử dụng mã nguồn mở, vận hành không phụ thuộc vào vendor.  Có đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh để tuỳ biến giao diện và kiểm soát quyền truy cập.  Ngoài ra, Visualization được cập nhật thêm tính năng Flavor/Number of nodes cho phép người dùng thay đổi tài nguyên CPU-RAM/số lượng node phù hợp với Workload xử lý.  5. Data Science (JupyterHub for Spark) – Khai thác Dữ liệu và Huấn luyện Mô hình Ngay Trên Data Lake JupyterHub là môi trường lý tưởng dành cho các nhà khoa học dữ liệu (data scientists), hỗ trợ trực tiếp viết mã bằng Python/R để phân tích, huấn luyện mô hình ngay trên dữ liệu thô lưu trữ trong Data Lake. Thông qua tích hợp với các công cụ như Spark, Trino, JupyterHub giúp rút ngắn thời gian thử nghiệm và triển khai, đồng thời loại bỏ bước sao chép dữ liệu sang môi trường khác.  Công cụ này cung cấp nhiều lợi ích nổi bật:  Phân tích và huấn luyện mô hình ML trực tiếp trên định dạng dữ liệu thô như Parquet hoặc Delta lưu trữ tại S3.  Giảm độ trễ và rủi ro khi loại bỏ nhu cầu sao chép dữ liệu sang môi trường ngoài.  Hỗ trợ cộng tác và chia sẻ giữa các chuyên gia AI/DS trong cùng hệ sinh thái Lakehouse.  Phiên bản lần này đã bổ sung khả năng tự động cài đặt thư viện ngay khi Spawn pod theo từng profile giúp giảm thiểu thao tác thủ công khi thiết lập môi trường. Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ đa dạng phương thức cài đặt thư viện như:  Cài đặt online (pull) hoặc offline (zip, whl, .tar.gz tải về local)  Hỗ trợ môi trường venv và conda (dạng .tar.gz)  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud   Hotline: 1900 638 399   Email: [email protected]   Support: m.me/fptsmartcloud 

FPT Cloud Desktop & FPT Load Balancing cập nhật loạt tính năng mới tăng cường kết nối và tối ưu hiệu năng hệ thống

09:11 10/07/2025
Nhằm hướng đến mục tiêu tối ưu hoá hiệu suất vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng, FPT Cloud Desktop và FPT Load Balancing tiếp tục được hoàn thiện với loạt tính năng mới, cho phép hệ thống hoạt động linh hoạt hơn, phân phối lưu lượng hiệu quả và duy trì tính sẵn sàng cao trong mọi điều kiện.  I. FPT Cloud Desktop 2.2 - Quản trị linh hoạt, hiệu suất ổn định  Phiên bản 2.2 mang đến nhiều cập nhật quan trọng giúp nâng cao khả năng quản trị hệ thống, cải thiện trải nghiệm quản trị viên trên Admin Portal và mở rộng khả năng hỗ trợ mô hình Multi-tenant. Đặc biệt, tất cả các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng đã được xử lý triệt để nhằm tăng tính ổn định và hiệu năng hệ thống.  1. Những cải tiến đáng chú ý trong bản cập nhật lần này  Cải tiến trải nghiệm người dùng trên Admin Portal:  Xác nhận khi xóa đối tượng: Khi người dùng thực hiện thao tác xóa bất kỳ đối tượng nào (ví dụ: Authenticator, Group, User, v.v.), hệ thống sẽ yêu cầu nhập chính xác tên đối tượng để xác nhận giúp giảm rủi ro xóa nhầm và đảm bảo an toàn cho các thao tác quản trị quan trọng.  Xem chi tiết user và user group trong từng Authenticator: Quản trị viên giờ đây có thể xem chi tiết thông tin của từng user và user group theo từng Authenticator, giúp việc rà soát và quản lý quyền truy cập chính xác, thuận tiện hơn.  Cập nhật API Backup - Hỗ trợ mô hình mới Multi-tenant:  API Backup Native được cập nhật để tương thích hoàn toàn với mô hình Multi-tenant mới, mở rộng khả năng sao lưu theo từng tenant độc lập.  IAM - Phân quyền quản trị trên Admin Portal:  Hệ thống chính thức hỗ trợ tính năng phân quyền người dùng trong giao diện quản trị (Admin Portal):  Cho phép quản trị viên gán vai trò khác nhau cho từng tài khoản người dùng như Admin, Viewer, Operator, v.v...  Mỗi vai trò đi kèm với các mức quyền khác nhau, giúp giới hạn thao tác phù hợp với nhu cầu sử dụng.  Tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu rủi ro do thao tác sai từ người dùng không phù hợp vai trò.  2. Một số cải tiến của FPT Cloud Desktop trong phiên bản tới  Trong phiên bản tiếp theo, hệ thống sẽ bổ sung Activity Logs - cho phép ghi nhận và hiển thị chi tiết các hành động của người dùng và quản trị viên bao gồm:.  Ghi lại thao tác như: tạo/xóa user, phân quyền, cập nhật thông tin cấu hình  Lọc và tìm kiếm lịch sử theo thời gian, người thực hiện hoặc loại hành động  Tăng tính minh bạch, hỗ trợ kiểm tra và truy vết sự cố nhanh chóng II. FPT Load Balancing 2.6 - Tối ưu đa miền, tiết kiệm hạ tầng FPT Cloud Load Balancing ra mắt tính năng hỗ trợ SNI (Server Name Indication) cho phép Load Balancer phục vụ nhiều domain HTTPS trên cùng một Listener bằng cách ánh xạ từng hostname với chứng chỉ SSL tương ứng. Người dùng có thể cấu hình nhiều SNI hostname và chỉ định chứng chỉ phù hợp cho từng domain.  1. Phiên bản 2.6 mở khoá tính năng mới   FPT Load Balancing phiên bản 2.6 đánh dấu bước tiến mới với tính năng hỗ trợ SNI mang đến nhiều giá trị thực tiễn trong triển khai và vận hành, bao gồm:  Hỗ trợ đa tên miền (multi-domain): Triển khai nhiều domain trên cùng một Load Balancer.  Tiết kiệm tài nguyên: Không cần triển khai nhiều Load Balancer riêng biệt cho từng domain.  Tăng cường bảo mật: Mỗi domain có thể gắn với chứng chỉ SSL riêng biệt, đảm bảo an toàn thông tin.  Hỗ trợ wildcard certificate: Có thể sử dụng chứng chỉ wildcard (ví dụ: *.example.com) làm default certificate, thuận tiện cho việc phục vụ nhiều subdomain.  2. FPT Load Balancing tiếp tục mở rộng tính năng mới   Trong giai đoạn tiếp theo, FPT Load balancing sẽ tích hợp với FPT Monitoring cho Access logs, giúp người dùng sử dụng FPT Monitoring xem và quản lý logs truy cập dễ dàng và chuyên sâu hơn.  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud  Hotline: 1900 638 399  Email: [email protected]  Support: m.me/fptsmartcloud 

Phục hồi sau thảm họa là gì? Tầm quan trọng và Kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan)

18:55 09/07/2025
Disaster Recovery (DR) hay còn gọi là phục hồi sau thảm họa là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và bảo vệ dữ liệu khi xảy ra sự cố bất ngờ như: thảm họa thiên nhiên và sự cố do con người gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Disaster Recovery là gì? Lý do vì sao khôi phục dữ liệu sau thảm họa lại quan trọng đối với mọi tổ chức, cách xây dựng kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả và đơn vị cung cấp dịch vụ Disaster Recovery uy tín. 1. Disaster Recovery là gì? Disaster Recovery (DR, Khôi phục sau thảm họa hay Phục hồi sau thảm họa) là một giải pháp tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (IT Disaster Recovery), giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục trước thảm họa thiên nhiên (động đất, lũ lụt) và sự cố do con người gây ra (tấn công mạng, lỗi hệ thống, mất điện đột xuất). Với khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng và hệ thống sao lưu dữ liệu đa vùng đặt tại nhiều trung tâm dữ liệu, dịch vụ này giúp giảm thiểu tối đa những tổn thất về dữ liệu và vận hành cho doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn. [caption id="attachment_63715" align="aligncenter" width="800"] Phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery - DR) là gì?[/caption] Cơ chế hoạt động của Disaster Recovery là tập trung vào việc giúp các hệ thống và ứng dụng hoạt động trở lại nhanh chóng sau sự cố thông qua ba yếu tố chính: Biện pháp ngăn chặn giảm rủi ro lỗi và sự cố; khả năng dự đoán để lập kế hoạch phục hồi dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm; chiến lược giảm thiểu thiệt hại bằng cách phối hợp quy trình, nhân sự và kiểm thử định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. 2. Tầm quan trọng của Disaster Recovery (Khôi Phục Sau Thảm Họa) [caption id="attachment_63716" align="aligncenter" width="800"] Disaster Recovery Service (DR Service) giúp: Giảm downtime, Bảo mật dữ liệu và Duy trì hoạt động hệ thống[/caption]   2.1 Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime) của hệ thống Disaster Recovery đảo bảo hệ thống có thể hoạt động trở lại nhanh nhất sau khi xảy ra thảm họa, sự cố. Nhờ đó, doanh nghiệp hạn chế gián đoạn, duy trì cung cấp dịch vụ và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. 2.2 Giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp Một mục tiêu quan trọng của Disaster Recovery (DR) là bảo vệ dữ liệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn nguy cơ mất mát hoặc bị hỏng các thông tin quan trọng. Bởi vì DR kết hợp các giải pháp như sao lưu dữ liệu đa vùng, nhân bản, mã hóa và lưu trữ thường xuyên tại những vị trí an toàn nên doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố. >> Xem thêm: FPT Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 2.3 Duy trì được hoạt động kinh doanh một cách ổn định DR giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục hệ thống, dịch vụ CNTT và duy trì hoạt động kinh doanh ngay cả khi xảy ra thảm họa hoặc sự cố. Do đó, doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng liên tục và hạn chế tối đa thiệt hại, giữ vững uy tín trên thị trường - một trong những yếu tố quan trọng đối với các lĩnh vực mà chỉ một khoảng thời gian ngừng hoạt động ngắn cũng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê server vật lý (máy chủ vật lý) chất lượng có máy chủ riêng đặt tại datan center tại Hà Nội - Hồ Chí Minh của FPT Cloud 3. Xây dựng kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) 3.1 Những thành phần chính của một kế hoạch phục hồi sau thảm họa là gì? [caption id="attachment_63717" align="aligncenter" width="800"] Các thành phần của DR Plan (Kế hoạch phục hồi sau thảm họa)[/caption] Một kế hoạch Disaster Recovery hiệu quả bao gồm các thành phần quan trọng sau: Internal and external communication, Recovery timeline: Recovery time objective, Recovery point objective, Data backups và Testing and optimization. Internal and external communication (Giao tiếp nội bộ và bên ngoài) Đội ngũ phụ trách DR cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên và thiết lập cách thức giao tiếp khi xảy ra thảm họa. Nhờ đó, mọi người nắm được nhiệm vụ của mình và phối hợp với đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác để xử lý đúng chuyên môn, trong thời gian nhanh nhất. Recovery timeline (Khung thời gian phục hồi) Xác định khoảng thời gian doanh nghiệp muốn hệ thống và dịch vụ hoạt động bình thường trở lại sau sự cố. Trong đó có hai mục tiêu cần hướng đến:  Thời gian phục hồi mục tiêu (RTO): Chỉ số xác định khoảng thời gian tối đa trôi qua trước khi bạn hoàn tất phục hồi sau thảm họa. Điểm phục hồi mục tiêu (RPO): Là khoảng thời gian mất dữ liệu tối đa cho phép sau khi thảm họa xảy ra. Data backups (Sao lưu dữ liệu) Cần xác định rõ cách thức sao lưu dữ liệu như sử dụng cloud storage (lưu trữ đám mây), offsite backup (sao lưu ngoài cơ sở) hoặc máy chủ ảo để tối ưu hóa khả năng backup hoặc kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ. Đặc biệt là không chỉ lưu tại chỗ nhằm tránh rủi ro thảm họa và phân công rõ ai thực hiện, dữ liệu nào được ưu tiên và có quy trình triển khai cụ thể.  >> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê cloud server (máy chủ cloud) của FPT Cloud Testing and optimization (Kiểm thử và tối ưu hóa) Kiểm thử định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm để phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗ hồng. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy thường xuyên cập nhật chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu nhằm tối ưu hóa nguy cơ truy cập trái phép hoặc những rủi ro tiềm ẩn. 3.2 Cách xây dựng DR Plan (Kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa) [caption id="attachment_63718" align="aligncenter" width="800"] Phương pháp xây dựng kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa cho doanh nghiệp[/caption] Kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa hiệu quả bao gồm các bước sau:  Bước 1: Đánh giá rủi ro Bằng việc phân tích tác động kinh doanh (Business Impact Analysis - BIA) và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn như thiên tai, sự cố hạ tầng hoặc tấn công mạng. Sau đó xác định mức độ rủi ro theo vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng lưu trữ đám mây, số lượng các địa điểm dự phòng và phân quyền truy cập. Bước 2: Đánh giá nhu cầu quan trọng Xác định rõ những bộ phận và quy trình kinh doanh quan trọng nhất cần ưu tiên khôi phục khi sự cố xảy ra. Các yếu tố cần đánh giá và ghi rõ bằng văn bản gồm: thủ tục bảo mật, thời gian hoạt động, yêu cầu nhân sự, phần cứng cần thiết, kịch bản khẩn cấp và quy trình thông báo cho người dùng khi có thay đổi. Bước 3: Xác định mục tiêu kế hoạch Bao gồm các mục tiêu sau: Liệt kê các hoạt động quan trọng cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh, ghi lại RTO (thời gian phục hồi mục tiêu) và RPO (điểm phục hồi mục tiêu) cho từng tài sản quan trọng và đánh giá các thỏa thuận về mức dịch vụ SLA với đối tác khách hàng. Bước 4: Thu thập dữ liệu và lập thành văn bản Tiến hành tổng hợp danh sách liên hệ, thông tin nhà cung cấp, dữ liệu dự phòng, tài sản phần cứng phần mềm, quy trình khôi phục, lịch trình sao lưu và địa điểm dự phòng để sắp xếp thành một kế hoạch Disaster Recovery hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ tra cứu nhất. Bước 5: Kiểm thử và điều chỉnh Bước cuối cùng là kiểm thử kế hoạch định kỳ như: chạy giả lập, song song, toàn phần để đánh giá mức độ khả thi, phát hiện điểm cần cải thiện và đào tạo đội ngũ ứng phó kịp thời trước những sự cố. Nhằm đảm bảo Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả, sẵn sàng trước mọi tình hình phát sinh bất kỳ. 3.3 Xây dựng kế hoạch Disaster Recovery mang lại lợi ích gì? Việc xây dựng một Disaster Recovery (DR Plan) không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: Giảm thiểu rủi ro: Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc chuẩn bị, ứng phó kịp thời trước những sự cố tiềm ẩn và giảm thiểu tác động tiêu cực. Tiết kiệm chi phí: Hạn chế được tối đa thiệt hại do mất dữ liệu, thời gian ngừng hoạt động nên chi phí khắc phục sau thảm họa giảm đáng kể. Tăng cường niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp: Việc bảo vệ dữ liệu, duy trì hoạt động liên tục và đảm bảo chất lượng nhằm khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. 4. Disaster Recovery Service của FPT Cloud Disaster Recovery Service của FPT Cloud đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh ngay cả khi sự cố thiên tai, mất điện, tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống xảy ra. Lợi thế khi sử dụng dịch vụ phục hồi sau thảm họa FPT Cloud:  Dễ dàng quản lý: Việc quản trị, giám sát trạng thái hệ thống dữ liệu dự phòng thảm họa (DR site) từ xa trực quan và đơn giản.   Tối ưu chi phí: Chi phí vận hành giảm đáng kể vì chỉ mất phí server rất thấp khi kích hoạt hệ thống dự phòng thay vì duy trì liên tục. Phục hồi nhanh chóng, an toàn: Giảm tối đa downtime, khôi phục dữ liệu nhanh chóng và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế ISO 27001. An toàn - bảo mật cao: Hệ thống firewall tiêu chuẩn L4 và các lựa chọn nâng cấp đều từ những hãng bảo mật uy tín nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp. Các gói dịch vụ Disaster Recovery Service mà FPT Cloud đang cung cấp bao gồm: Disaster Recovery-01 và Disaster Recovery-02.  [caption id="attachment_63719" align="aligncenter" width="800"] Các gói dịch vụ DR: Disaster Recovery-01 và 02 của FPT Cloud[/caption]   Gói Disaster Recovery-01: Dung lượng lưu trữ: 3TB VM: 10 Protected Instance Hỗ trợ kỹ thuật: 24/7/365 Giá: 4.500.000 VNĐ/tháng Gói Disaster Recovery-02: Dung lượng lưu trữ: 5TB VM: 20 Protected Instance Hỗ trợ kỹ thuật: 24/7/365 Giá: 7.800.000 VNĐ/tháng Với đa dạng các gói dịch vụ Disaster Recovery Service giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn giải pháp khôi phục sau thảm họa tương ứng với nhu cầu và ngân sách. Liên hệ FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và xây dựng Disaster Recovery (DR Plan) chuyên nghiệp, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về giải pháp phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery) giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cách xây dựng DR plan hiệu quả cũng như lựa chọn được dịch vụ Disaster Recovery Service phù hợp để bảo vệ dữ liệu và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục nhé.

Venera AI: Khi AI chăm sóc sức khỏe bước ra thị trường

14:05 08/07/2025
FPT Smart Cloud chính thức chào đón Venera AI, startup mới trong lĩnh vực AI y tế, gia nhập chương trình FPT Startup Innovation 2025. Đây là chương trình được đồng tổ chức bởi FPT và NVIDIA, nhằm hỗ trợ các AI startup Việt vượt qua điểm nghẽn hạ tầng, tăng tốc thương mại hóa sản phẩm và vươn ra thị trường toàn cầu. Venera AI trở thành startup tiếp theo góp mặt trong “hành trình cộng hưởng” của FPT Startup Innovation sau khi đáp ứng xuất sắc các tiêu chí về công nghệ và tầm nhìn sản phẩm. AI Startup Việt: Không thiếu kỹ thuật, nhưng cần nhiều hơn để “ra trận”. Trong làn sóng AI toàn cầu, thách thức lớn nhất với các startup Việt không nằm ở khả năng phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo, mà là khả năng biến mô hình đó thành sản phẩm thực tiễn – có người dùng, có thị trường, có khả năng nhân rộng. Venera AI, một startup trẻ đang cho thấy cách tiếp cận bài bản: có sản phẩm cụ thể, có khách hàng thật, có lộ trình gọi vốn rõ ràng, và đặc biệt là tư duy sản phẩm vững chắc ngay từ đầu. Venera AI được phát triển như một trợ lý sức khỏe cá nhân thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giúp người dùng quản lý dữ liệu y tế phân mảnh, theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng, đưa ra phân tích, cảnh báo và gợi ý phù hợp theo thời gian thực. Bên cạnh đó, nền tảng còn tích hợp bảng điều khiển y tế chuyên sâu cho các cơ sở khám chữa bệnh, hỗ trợ bác sĩ và nhà quản lý nắm bắt thông tin bệnh nhân một cách toàn diện, hiệu quả hơn. Khác với nhiều đội nhóm còn dừng ở giai đoạn nguyên mẫu, Venera đã sớm triển khai mô hình AI 32B dưới dạng SaaS qua vLLM trên nền tảng cloud, tối ưu cho các tác vụ ngữ nghĩa trong xử lý hồ sơ y tế. Hệ thống còn được tích hợp trực tiếp trên thiết bị cá nhân với thư viện llama.cpp, đảm bảo hiệu năng cao, bảo mật và có thể hoạt động ngay cả khi offline, một yếu tố then chốt trong ứng dụng thực tế ngành y. Tháng 6 vừa qua, Venera AI đã chính thức ra mắt sản phẩm trên Apple Store, sau khi đã ghi nhận 50 người dùng thử nghiệm (open beta) đầu tiên. Startup cũng đang lên kế hoạch gọi vốn vòng tiếp theo vào đầu tháng 8, nhằm mở rộng quy mô triển khai và hoàn thiện năng lực phục vụ thị trường. Venera AI chính thức gia nhập chương trình FPT Startup Innovation 2025 - Ảnh minh họa: FPT Smart Cloud Cộng hưởng nguồn lực FPT và NVIDIA tiếp sức AI startup Theo các chuyên gia, hạ tầng tính toán và nguồn lực công nghệ vẫn là rào cảng lớn mà các AI Startup Việt đang phải đối mặt. Chương trình FPT Startup innovation 2025 được thiết kế như mộ hệ sinh thái “cộng hưởng” nguồn lực toàn diện, nơi các AI startup được tiếp cận cả công nghệ tiến tiến lẫn mang lưới hỗ trơ thực tiễn. FPT Startup Innovation 2025 “được lòng” các startup khi mang đến sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến từ NVIDIA®, năng lực triển khai thực chiến của FPT và nền tảng hạ tầng AI chuyên biệt – FPT AI Factory. Không chỉ cung cấp GPU NVIDIA H100 Tensor Core hay các khoản hỗ trợ trị giá lên đến 3 triệu USD, chương trình còn đồng hành cùng doanh nghiệp từ tư vấn chiến lược, hỗ trợ kỹ thuật đến kết nối truyền thông và nhà đầu tư. Quy trình xét duyệt cũng được cá nhân hóa, triển khai nhanh chóng, phù hợp với mô hình vận hành linh hoạt của startup Việt. Thực tế qua hai năm triển khai, FPT Startup Innovation đã hỗ trợ hơn 20 startup với tổng giá trị cam kết tài trợ lên tới 90 tỷ đồng, góp phần xây dựng cộng đồng khởi nghiệp vững mạnh cả về năng lực công nghệ lẫn khả năng tiếp cận thị trường. Bước sang năm 2025, với sự “tiếp sức” từ FPT và NVIDIA, các startup tham gia chương trình nhận được gói hỗ trợ công nghệ lớn và cả sự đồng hành từ đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm. Cùng tham gia tích cực vào mọi giai đoạn – từ hỗ trợ phát triển, thương mại hóa mô hình AI ở tầm quốc tế, đến cung cấp các gói tài nguyên phù hợp cho từng startup từ giai đoạn pre-seed đến series A. Đặc biệt, gói hỗ trợ công nghệ trị giá lên tới 3 triệu USD được xem là đòn bẩy mạnh mẽ giúp các startup AI tăng tốc phát triển, mở rộng kết nối với nhà đầu tư, truyền thông và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Ông Minh Trần, CEO & Founder Venera AI chia sẻ tại buổi gặp gỡ trao chứng nhận chương trình FPT Startup Innovation. Ảnh: FPT Smart Cloud Chia sẻ về quyết định tham gia chương trình, đại diện Venera AI cho biết: “Việc gia nhập FPT Startup Innovation 2025 là một dấu mốc quan trọng giúp Venera AI tăng tốc hoàn thiện sản phẩm, kiểm chứng công nghệ trên nền tảng hạ tầng hiện đại và kết nối hiệu quả với hệ sinh thái đầu tư, cố vấn. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu mở rộng mô hình AI chuyên sâu hơn cho y tế và tham gia các diễn đàn học thuật để lan tỏa giá trị công nghệ Việt ra toàn cầu”. “Trong kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của y tế số, Venera AI tin rằng công nghệ chỉ thật sự có ý nghĩa khi được xây dựng từ sự thấu hiểu con người. Từng dòng code, từng trải nghiệm người dùng mà chúng tôi thiết kế đều hướng đến điều đó – không phải tạo ra một cỗ máy, mà là một người bạn đồng hành thực sự.” – Ông Minh chia sẻ thêm. Từ Finhay đến Venera, chương trình FPT Startup Innovation không đơn thuần là gói tài trợ công nghệ. Đó là nền tảng hỗ trợ toàn diện giúp các startup Việt tiến gần hơn đến thương mại hóa, tăng tốc quy mô, và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Các đội được đồng hành bởi hệ sinh thái mentor từ FPT và NVIDIA, được thử nghiệm sản phẩm trên GPU mạnh mẽ, và được truyền thông rộng rãi để tạo dựng niềm tin từ người dùng và nhà đầu tư. Những giá trị này chính là “bàn đạp” giúp startup tiến nhanh hơn đến mục tiêu thương mại hóa sản phẩm AI của mình. Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về công nghệ, FPT Startup Innovation 2025 còn tạo ra một cộng đồng nơi các startup có thể cùng nhau học hỏi và chia sẻ. Các doanh nghiệp tham gia chương trình được kết nối với mạng lưới đối tác chiến lược, quỹ đầu tư, và cơ hội truyền thông rộng rãi. Hành trình “cộng – hưởng” này được kỳ vọng sẽ tiếp thêm cảm hứng và động lực để startup Việt tự tin “ra biển lớn”, đóng góp vào làn sóng đổi mới sáng tạo của quốc gia. Ông Đoàn Đăng Khoa, Phó Tổng Giám Đốc, FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT chia sẻ tại sự kiện công bố gói tài trợ 3 triệu cloud credit cho AI Startup “Cơ hội dành cho các AI startup Việt chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay. Khi chính sách, công nghệ và hạ tầng cùng hội tụ, đó là lúc startup nên mạnh dạn bước ra thị trường.” – ông Đoàn Đăng Khoa, Phó Tổng Giám Đốc, FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT chia sẻ. Với bệ phóng từ những chương trình như FPT Startup Innovation, các startup AI Việt Nam đang đứng trước thời cơ bứt phá chưa từng có, nơi mọi nguồn lực, từ công nghệ đến thị trường, đều sẵn sàng để chắp cánh cho những ý tưởng lớn bay cao. Chương trình hiện mở đăng ký cho các startup sẵn sàng chuyển mình. Đăng ký ngay tại: https://fptsmartcloud.vn/FPT-Startup-Innovation

FPT Cloud ra mắt tính năng Global Search hỗ trợ tối ưu hóa tìm kiếm và quản lý tài nguyên

14:15 26/06/2025
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng, FPT Cloud chính thức ra mắt tính năng Global Search hỗ trợ người dùng tìm kiếm tài nguyên một cách nhanh chóng và toàn diện trên toàn hệ thống chỉ với vài cú nhấp chuột.  Global Search - Tìm kiếm nhanh chóng, quản lý hiệu quả Global Search là tính năng được thiết kế dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của FPT Cloud – những người có nhu cầu quản trị và theo dõi hệ thống hạ tầng một cách nhanh chóng, tập trung và trực quan. Tính năng Global Search cho phép người dùng tìm kiếm nhanh các tài nguyên (resources) trong hệ thống, bao gồm các loại tài nguyên như Instances, Floating IPs, Subnets, Security Groups,... giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả quản lý tài nguyên và tối ưu quá trình vận hành hạ tầng số. Global Search không chỉ đơn thuần là công cụ tìm kiếm, mà còn là giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hạ tầng số với khả năng: Tiết kiệm thời gian tìm kiếm đặc biệt trong các hệ thống phức tạp có nhiều tài nguyên phân tán. Tăng hiệu quả quản trị đảm bảo nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác. Cải thiện trải nghiệm sử dụng hỗ trợ ra quyết định nhanh trong các tình huống vận hành thực tế. Hướng dẫn sử dụng Global Search Để sử dụng dễ dàng và tận dụng tối đa tính năng mới của FPT Cloud, người dùng cần thực hiện theo các bước sau:  Bước 1: Nhập từ khoá vào ô tìm kiếm ở phía trên cùng của giao diện FPT Cloud Bước 2. Chọn một trong các tab Instances, Floating IPs, Subnets, Security Groups để xem kết quả gom nhóm theo từng loại tài nguyên. Bên dưới tab sẽ là kết quả tìm kiếm tương ứng với từng loại tài nguyên.  Bấm vào từng kết quả sẽ đến giao diện thông tin chi tiết của tài nguyên đó. (Lưu ý: Nếu tài nguyên không có giao diện thông tin chi tiết, hệ thống sẽ dẫn đến màn hình danh sách của loại tài nguyên đó) Bước 3. Nếu muốn xem toàn bộ kết quả, bấm View all result Bước 4. Hệ thống sẽ mở ra màn hình với toàn bộ kết quả tìm kiếm được Bước 5. Giới hạn lại kết quả tìm bằng bộ lọc VPC, Region hoặc ô tìm kiếm "Search by resource name" Bước 6. Bấm Download để tải xuống file danh sách kết quả theo các kết quả mà hệ thống hiển thị trên màn hình Format file tải xuống là Excel, và có 5 sheets Sheet Summary: tổng hợp toàn bộ kết quả tìm kiếm Sheet Instances: Gom nhóm Instances từ sheet Summary. Nếu sheet Summary không có dữ liệu thì để trống Sheet Floating IPs: Gom nhóm Floating IPs từ sheet Summary. Nếu sheet Summary không có dữ liệu thì để trống Sheet Subnets: Gom nhóm Subnets từ sheet Summary. Nếu sheet Summary không có dữ liệu thì để trống Sheet Security Groups: Gom nhóm Security Groups từ sheet Summary. Nếu sheet Summary không có dữ liệu thì để trống Tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết tại đây. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud  Hotline: 1900 638 399  Email: [email protected]  Support: m.me/fptsmartcloud