Blogs Tech

Hybrid cloud là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế   

14:17 09/12/2024
Hybrid Cloud là gì? Mô hình này như một mô hình điện toán đám mây tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức/doanh nghiệp toàn cầu. Trong bài này, FPT CLoud giúp doanh nghiệp khám phá sâu hơn về Hybrid Cloud, để hiểu rõ tại sao mô hình này đang trở thành xu hướng chủ đạo và cách mà nó có thể cách mạng hóa hoạt động kinh doanh, đem lại lợi thế cạnh tranh vượt trội trong thế giới số ngày nay. 1. Hybrid cloud là gì?   Hybrid Cloud là sự kết hợp giữa mô hình đám mây riêng (Private Cloud) và mô hình đám mây công cộng (Public Cloud). Private Cloud mang đến sự bảo mật và kiểm soát cao cho dữ liệu nhạy cảm, trong khi Public Cloud cung cấp khả năng mở rộng và linh hoạt với chi phí hợp lý. Hybrid Cloud cho phép doanh nghiệp tận dụng ưu điểm của cả hai mô hình, tạo ra môi trường cloud server phù hợp với nhu cầu riêng biệt của họ. Ví dụ:  Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng Private Cloud để quản lý dữ liệu hàng tồn kho, thông tin khách hàng và hệ thống thanh toán. Public Cloud được sử dụng để lưu trữ hình ảnh sản phẩm, website thương mại điện tử và phân tích dữ liệu khách hàng. Hybrid Cloud giúp doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. [caption id="attachment_56057" align="aligncenter" width="800"] Khái niệm và đặc điểm cơ bản của Hybrid Cloud là gì trong thời đại số[/caption] >>> Xem thêm: FPT Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 2. Nguyên lý hoạt động của hybrid cloud Nguyên lý hoạt động của Hybrid Cloud được xây dựng trên sự kết nối liền mạch giữa các nền tảng này. Cụ thể như sau: Hybrid Cloud truyền thống: Tài nguyên trên Private Cloud được kết nối với Public Cloud qua công cụ và giao thức, quản lý qua giao diện trung tâm, thường chuyển đổi thủ công hoặc theo quy trình định sẵn. Hybrid Cloud hiện đại: Ứng dụng được chia nhỏ thành microservices, triển khai trên cả Private Cloud và Public Cloud, với việc phân bổ tài nguyên và cân bằng tải hoàn toàn tự động..  [caption id="attachment_56062" align="aligncenter" width="800"] Tổng quan về Hybrid Cloud - Giải pháp điện toán đám mây lai hiện đại[/caption] 3. Phân loại hybrid cloud Mô hình Hybrid Cloud có thể chia thành hai loại cơ bản là truyền thống và hiện đại. Kiến trúc đám mây lai truyền thống: Hybrid Cloud truyền thống là giải pháp tích hợp tài nguyên đám mây vào phần mềm quản lý tập trung. Người dùng có thể phân bổ, giám sát và quản lý các tài nguyên qua trung tâm điều khiển, phù hợp với cách vận hành truyền thống của doanh nghiệp. Kiến trúc đám mây lai hiện đại: Hỗ trợ tính di động và tự động hóa công việc trên mọi môi trường đám mây, giúp triển khai nhiệm vụ nhanh chóng và đơn giản. Công nghệ gốc đám mây còn tạo ra các ứng dụng mới, nâng cao hiệu suất và sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh. [caption id="attachment_56060" align="aligncenter" width="800"] Cách thức hoạt động của hệ thống Hybrid Cloud: Từ Public đến Private Cloud[/caption] 4. Ưu nhược điểm của hybrid cloud Hybrid Cloud mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hybrid Cloud cũng có một số hạn chế cần được cân nhắc trước khi triển khai. 4.1. Ưu điểm Tính linh hoạt: Cho phép doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn cách lưu trữ và xử lý dữ liệu phù hợp với nhu cầu riêng biệt. Dữ liệu nhạy cảm có thể được lưu trữ an toàn trong Private Cloud, trong khi dữ liệu ít quan trọng hơn có thể được lưu trữ trên Public Cloud với chi phí thấp hơn. Khả năng mở rộng: Dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu biến đổi của doanh nghiệp. Khi nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng cao, doanh nghiệp có thể thêm tài nguyên từ Public Cloud mà không cần đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng riêng. Tiết kiệm chi phí: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng lợi thế chi phí thấp của Public Cloud cho các dữ liệu và ứng dụng không cần thiết phải lưu trữ trên Private Cloud. Bảo mật: Giúp tăng cường bảo mật dữ liệu bằng cách phân tách dữ liệu nhạy cảm khỏi môi trường internet công cộng. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến cho Private Cloud để bảo vệ dữ liệu quan trọng. Khả năng phục hồi: Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng phục hồi dữ liệu và ứng dụng trong trường hợp xảy ra sự cố. Doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu từ Private Cloud sang Public Cloud và sử dụng tài nguyên Public Cloud để phục hồi hoạt động nhanh chóng. >>> Xem thêm: Hosting là gì? Cách phân loại và mẹo chọn hosting tốt 4.2. Nhược điểm Độ phức tạp: Hybrid Cloud có thể phức tạp hơn so với các mô hình đám mây khác do sự kết hợp giữa hai môi trường khác nhau. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên IT có chuyên môn để quản lý và vận hành Hybrid Cloud hiệu quả. Chi phí quản lý: Chi phí quản lý Hybrid Cloud có thể cao hơn so với các mô hình đám mây khác do sự phức tạp của hệ thống. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các công cụ và phần mềm quản lý để theo dõi và quản lý tài nguyên trên cả Private Cloud và Public Cloud. Rủi ro bảo mật: Hybrid Cloud có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật do sự kết nối giữa hai môi trường khác nhau. Doanh nghiệp cần đảm bảo kết nối an toàn giữa Private Cloud và Public Cloud để tránh bị tấn công mạng. Khả năng tương thích: Các ứng dụng và dữ liệu trên Private Cloud có thể không tương thích với Public Cloud, dẫn đến khó khăn trong việc di chuyển dữ liệu và ứng dụng giữa hai môi trường. Quản lý dữ liệu: Doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý dữ liệu hiệu quả để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ và sử dụng hợp lý trên cả Private Cloud và Public Cloud. [caption id="attachment_56063" align="aligncenter" width="800"] Tương lai của Hybrid Cloud và vai trò trong chuyển đổi số toàn cầu[/caption] 5. Ứng dụng của hybrid cloud Hybrid Cloud được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Dưới đây là một số ví dụ điển hình: Trao quyền cho các công ty triển khai mô hình tại chỗ Hybrid Cloud hỗ trợ việc triển khai những mô hình cục bộ, thông qua đó để lưu trữ dữ liệu và các công việc quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Public Cloud từ bên cung cấp dịch vụ hosting để lưu trữ cùng một lúc các tài nguyên ít quan trọng hơn. Xử lý Big Data  Hệ thống Hybrid Cloud không chỉ mang lại những lợi ích trên mà nó còn có khả năng tích hợp xử lý Big Data. Hiện nay không phải hệ thống nào cũng có thể xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng và dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ dùng Hybrid Cloud Storage để duy trì hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm tra và xử lý dữ liệu lớn hiệu quả hơn. Sau khi hoàn tất những hoạt động này, hệ thống sẽ sử dụng Public Cloud để thực hiện những truy vấn phân tích dữ liệu. Sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT Chẳng hạn như một công ty sử dụng đám mây riêng để xử lý công việc cần phải thực hiện. Và nó sử dụng đồng thời các dịch vụ lưu trữ và cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp Private Cloud. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp lưu trữ  nhanh chóng và ổn định với chi phí tương đối thấp. Từ đó, việc bố trí máy chủ trở nên linh hoạt hơn. [caption id="attachment_56059" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng Hybrid Cloud trong việc xử lý Big Data[/caption] 6. So sánh Hybrid Cloud với Private Cloud, Public Cloud và Community Cloud Để có thể lựa chọn mô hình đám mây phù hợp, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng so sánh Hybrid Cloud với các giải pháp đám mây khác dưới đây: So sánh Private Cloud Public Cloud Hybrid Cloud Community Cloud Điểm giống Đều cùng chạy trên môi trường điện toán và sử dụng các cấu trúc liên kết mạng. Giúp doanh nghiệp có thể đồng bộ và truyền dữ liệu. Điểm khác Do một doanh nghiệp/tổ chức sở hữu và vận  hành. Do nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba quản lý và vận hành.  Do doanh nghiệp/ tổ chức kết hợp cùng bên cung cấp dịch vụ thứ ba sở hữu và vận hành. Do nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng sở hữu và vận hành. Các tổ chức thường sử dụng: bệnh viện, tổ chức chính phủ, cơ sở giáo dục, v.v Các tổ chức thường sử dụng: doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp, v.v. Các tổ chức thường sử dụng: công ty có nhiều phòng ban, ngành khác nhau, doanh nghiệp khôi phục dữ liệu, thử nghiệm ứng dụng mới. Các tổ chức thường sử dụng: công ty liên doanh, các đơn vị kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và đấu thầu. Chi phí đầu tư cao. Chi phí đầu tư mô hình thấp. Chi phí đầu tư thấp. Chi phí đầu tư cao. Chi phí hoạt động thấp. Chi phí hoạt động cao. Chi phí hoạt động cao. Chi phí hoạt động thấp. Từ bảng so sánh trên, có thể thấy Hybrid Cloud có điểm giống và khác biệt rất riêng so với 3 giải pháp đám mây còn lại. Các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp với nhu cầu của mình. [caption id="attachment_56061" align="aligncenter" width="800"] So sánh Hybrid Cloud với các mô hình điện toán đám mây truyền thống[/caption] 7. FPT Cloud cung cấp dịch vụ Hybrid Cloud FPT Cloud là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam, hỗ trợ các giải pháp Hybrid Cloud nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về linh hoạt, bảo mật và tối ưu chi phí.  Dịch vụ Hybrid Cloud của FPT Cloud được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến và tích hợp tốt giữa môi trường đám mây riêng (Private Cloud) và đám mây công cộng (Public Cloud). Hybrid Cloud của FPT cho phép doanh nghiệp tận dụng Public Cloud khi cần thêm tài nguyên (Cloud Bursting) mà không ảnh hưởng đến hoạt động của Private Cloud. Tích hợp các công cụ như Kubernetes để triển khai container, tối ưu hóa ứng dụng. Hỗ trợ kết nối giữa hệ thống tại chỗ (on-premises), Private Cloud và Public Cloud thông qua các giao thức an toàn như VPN hoặc Direct Connect. Lợi ích khi sử dụng Hybrid Cloud từ FPT Cloud Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các tài nguyên Public Cloud khi cần mở rộng, trong khi vẫn duy trì hiệu quả hoạt động của Private Cloud. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tải cao hoặc phát sinh đột biến một cách nhanh chóng mà không cần đầu tư hạ tầng vật lý. Được hỗ trợ bởi trung tâm dữ liệu Tier III của FPT Telecom, đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy. [caption id="attachment_56058" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ Hybrid Cloud cho doanh nghiệp vừa và nhỏ[/caption] Hybrid Cloud là mô hình điện toán đám mây tiềm năng với nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự gia tăng nhu cầu về giải pháp đám mây linh hoạt, Hybrid Cloud hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của nhiều tổ chức trong tương lai. Bài viết liên quan: CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server Qua bài viết trên, FPT CLoud mong rằng đã hỗ trợ cho doanh nghiệp một chút kiến thức về mô hình Hybrid cloud là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế.  Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào về mô hình này hoặc có nhu cầu đăng ký dịch vụ điện toán đám mây, quý doanh nghiệp hãy để lại thông tin tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ tư vấn cụ thể. 

Cận cảnh hàng ngàn siêu chip NVIDIA tại Nhà máy AI đầu tiên của FPT tại Việt Nam

18:01 06/12/2024
Trang bị siêu chip NVIDIA GPU H100 tiên tiến bậc nhất thế giới, FPT AI Factory tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Đây là quả ngọt sau cú bắt tay của FPT với NVIDIA, khẳng định cam kết của ông Jensen Huang - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA - biến Việt Nam thành "ngôi nhà thứ hai" của NVIDIA. AI Factory đầu tiên tại Việt Nam được FPT trang bị hàng ngàn chip đồ họa NVIDIA GPU H100, sẵn sàng cung cấp dịch vụ vào tháng 1 năm 2025. Với năng lực tính toán hàng tỷ tỷ phép tính trên giây và hệ sinh thái các giải pháp công nghệ tích hợp GenAI, doanh nghiệp chỉ cần vài giờ để tạo ra một nhân sự AI thông minh, tối ưu các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và nâng cao năng lực sáng tạo gấp 10 lần. [caption id="attachment_56035" align="aligncenter" width="800"] Nhà máy AI của FPT chính thức cung cấp dịch vụ, được trang bị hàng ngàn siêu chip GPU. Nguồn: FPT[/caption] Các siêu máy tính sở hữu cấu hình mạnh mẽ với 8 GPU NVIDIA H100 (Hopper), bộ nhớ khổng lồ 80GB và khả năng xử lý dữ liệu tốc độ 3,35 TB/giây, kết hợp với bộ ứng dụng và khung công nghệ NVIDIA AI Enterprise mới nhất, giúp xử lý việc tính toán chuyên sâu nhanh gấp 1000 lần với các dự án AI hàng nghìn tỷ tham số. Bên cạnh đó, FPT AI Factory được xây dựng trên hạ tầng công nghệ đặt tại Việt Nam. Vì vậy mọi dữ liệu phát sinh sẽ được lưu trữ, xử lý trong lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo quyền tự chủ công nghệ, bảo mật quốc gia và thúc đẩy năng lực cạnh tranh AI của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu. Sự ra đời của FPT AI Factory đặt nền móng cho việc thúc đẩy AI có chủ quyền tại Việt Nam như ông Jensen Huang - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA cho rằng: "Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam nên được xử lý tại đây, xây dựng tại đây, vận hành tại đây, cho người dân và ngành công nghiệp của Việt Nam". Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA cũng tin rằng, trong tương lai, khi nhắc đến Việt Nam, thế giới sẽ biết đến Việt Nam như một quốc gia công nghệ tiên tiến. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của AI Factory. [caption id="attachment_56044" align="aligncenter" width="800"] Các kỹ sư FPT gấp rút hoàn thiện công đoạn cuối cùng vận hành “nhà máy” AI. Nguồn: FPT[/caption] Hợp tác cùng hệ sinh thái đối tác toàn cầu, FPT xây dựng hạ tầng, nền tảng và ứng dụng AI chuyên biệt, tuân thủ nghiêm ngặt theo chuẩn mực quốc tế. Nhà máy AI FPT mở ra tương lai mới cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và ngành công nghệ cao tại khu vực. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp đã có thể tiếp cận và ứng dụng hạ tầng AI tiên tiến này thông qua ưu đãi trải nghiệm sớm của FPT. Bên cạnh mức ưu đãi hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được tín dụng Cloud cùng đặc quyền trải nghiệm sớm các giải pháp tiên tiến của FPT AI Factory, đồng thời được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia của FPT trong quá trình ứng dụng Trí tuệ nhân tạo tại doanh nghiệp. Chi tiết thông tin, quý doanh nghiệp vui lòng tham khảo tại đây.

FPT công bố hệ sinh thái đối tác phát triển Nhà máy AI tại Việt Nam và Nhật Bản

13:24 06/12/2024
Tập đoàn FPT công bố hệ sinh thái đối tác phát triển nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), bắt tay cùng các tập đoàn công nghệ toàn cầu - NVIDIA, SCSK, ASUS, Hewlett Packard Enterprise, VAST Data, và DDN Storage, nỗ lực thúc đẩy phát triển và vận hành Nhà máy AI tại Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ sự kiện Techday 2024. FPT và các đối tác cam kết hợp lực về chuyên môn, nguồn lực để khai thác tiềm năng của Nhà máy AI, nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời thúc đẩy AI có chủ quyền tại Việt Nam và Nhật Bản. Hệ sinh thái đối tác tập trung vào các mục tiêu chính: Thúc đẩy sự phát triển và vận hành nhà máy AI tại Việt Nam và Nhật Bản, đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế; Đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ AI; Nâng cao năng lực công nghệ cho nhân sự; Bảo đảm an toàn và chủ quyền dữ liệu. Tại buổi lễ, FPT cũng chính thức ra mắt Nhà máy AI tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức phát triển các giải pháp AI đột phá, với mức chi phí dự kiến đầu tư 200 triệu đô. Trước đó, FPT AI Factory đã được giới thiệu tại thị trường Nhật Bản, thể hiện cam kết trong chiến lược phát triển AI có chủ quyền tại quốc gia này. [caption id="attachment_56012" align="aligncenter" width="800"] Chủ tịch Trương Gia Bình, các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn FPT và đại diện các tập đoàn công nghệ toàn cầu NVIDIA, SCSK, ASUS, Hewlett Packard Enterprise, VAST Data, và DDN Storage trong lễ công bố[/caption] Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: "Nhà máy AI là nền tảng chủ chốt cho việc phát triển nền kinh tế con người và tác nhân AI, đại diện cho lực lượng lao động mới của thời đại công nghệ. Thông qua việc mở rộng hợp tác thúc đẩy phát triển FPT AI Factory, chúng tôi sẽ đồng hành và trao quyền cho các tổ chức, doanh nghiệp xuyên suốt quá trình khai phá tiềm lực và sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo, tạo nên những lợi thế cạnh tranh riêng dựa trên tri thức, dữ liệu và văn hóa của mỗi doanh nghiệp và quốc gia. Từng bước, chúng ta sẽ tái định nghĩa và thiết lập mối quan hệ cộng tác khăng khít giữa AI và con người, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của từng nền kinh tế và thúc đẩy hội nhập quốc tế". Ông Dennis Ang, Giám đốc kinh doanh cấp cao khu vực Châu Á, Úc và New Zealand, NVIDIA - tập đoàn công nghệ giá trị nhất thế giới hiện nay: “Trí tuệ nhân tạo đang tái định hình hình các quốc gia và lĩnh vực. Tận dụng nền tảng AI toàn diện của NVIDIA, FPT đang nỗ lực mở rộng quy mô của nhà máy AI để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn cầu.” [caption id="attachment_56013" align="aligncenter" width="800"] Ông Dennis Ang, Giám đốc kinh doanh cấp cao của NVIDIA chia sẻ tại lễ công bố[/caption] Ông Masaki Komine, Giám đốc điều hành, kiêm Giám đốc khối kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, Tập đoàn SCSK: “Chúng tôi trân trọng tinh thần đồng sáng tạo và hy vọng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với một đối tác nhiệt huyết như FPT, hướng đến mục tiêu chung về cải tiến và đổi mới môi trường số. Chúng tôi mong muốn hai bên sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng công nghệ AI tiên tiến cùng kho tàng tri thức tích lũy qua nhiều năm vận hành hệ thống, để giải quyết những thách thức mà khách hàng và xã hội trên toàn cầu đang phải đối mặt, bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam.” Ông Jason Chung, Giám đốc khu vực Đông Á và Đông Dương, ASUS: “Chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với FPT và NVIDIA trong dự án tiên phong này, cùng trao quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản khai thác sức mạnh của AI. Thông qua việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hợp tác, chúng tôi đang xây dựng một hệ sinh thái bền vững, đảm bảo rằng không doanh nghiệp nào bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên AI.” Ông Narinder Kapoor, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc điều hành APAC, Hewlett Packard Enterprise: “FPT AI Factory ra mắt đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác của chúng tôi với FPT và NVIDIA nhằm giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam, Nhật Bản và khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khai thác toàn bộ tiềm năng của AI. Chúng tôi kỳ vọng sáng kiến này sẽ thúc đẩy việc áp dụng AI và tăng cường chủ quyền dữ liệu và bảo mật, những yếu tố quan trọng đối với các khách hàng của chúng tôi trong thời đại số. Chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ hành trình chuyển đổi này và mong muốn trở thành một phần của sáng kiến hỗ trợ Việt Nam chuyển mình thành một trung tâm đổi mới AI của khu vực.” Ông Sunil Chavan, Phó Chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của VAST Data chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh hạnh khi được đồng hành cùng sự kiện ra mắt FPT AI Factory, đây là một bước tiến quan trọng giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam và Nhật Bản tái định hình cách họ khai thác sức mạnh trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ FPT tạo dựng hệ sinh thái AI linh hoạt, tuân thủ quy định và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.” Ông Robert Triendl, Phó Chủ tích cấp cao kiêm Tổng giám đốc, DDN Storage: “Chúng tôi cũng rất vinh dự khi đồng hành cùng FPT, phát triển các dịch vụ điện toán đám mây GPU đột phá. Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với FPT để xây dựng những giải pháp công nghệ mạnh mẽ cho thị trường Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu." FPT AI Factory cung cấp bộ giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm AI toàn diện Khai thác sức mạnh từ hàng nghìn chip đồ họa và công nghệ tiên tiến nhất của NVIDIA, Nhà máy AI mang tới hạ tầng tính toán hiệu năng cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phát triển và đưa các giải pháp AI vào thực tiễn, đồng thời trao quyền quản lý tài nguyên và tiến trình phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo và học máy lớn, giúp tiết kiệm tới 45% chi phí. [caption id="attachment_56014" align="aligncenter" width="800"] Ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc, FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT chia sẻ về môi trường làm việc của tương lai giữa con người và AI[/caption] FPT AI Factory cung cấp 4 nhóm sản phẩm chính: FPT AI Infrastructure cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây với công nghệ tiên tiến, hiệu suất vượt trội và khả năng mở rộng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phát triển mô hình AI phức tạp. Hệ thống quản lý tập trung tích hợp hàng rào bảo mật cho phép kiểm soát hoàn toàn môi trường điện toán và dữ liệu trong suốt quá trình phát triển AI. FPT AI Studio - nền tảng đơn giản hóa quy trình phát triển AI với bộ công cụ thông minh, giúp doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, và triển khai các mô hình học máy một cách nhanh chóng và an toàn. FPT AI Inference - nền tảng nâng cao năng lực phát triển AI dựa trên các mô hình AI sẵn có, dễ dàng tinh chỉnh và mở rộng về quy mô và số lượng sử dụng cho các ứng dụng triển khai trên hạ tầng AI được NVIDIA chứng nhận của FPT. FPT AI Agents là nền tảng phép nhanh chóng xây dựng và vận hành tác nhân AI (AI Agent) đa ngôn ngữ dựa trên tri thức của doanh nghiệp và các mô hình tối ưu theo từng nghiệp vụ cụ thể như chăm sóc khách hàng, đào tạo doanh nghiệp, vận hành nội bộ… Bên cạnh đó, FPT AI Factory cũng tích hợp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, sẵn sàng đáp ứng tức thì mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng, phát triển nguồn nhân lực, và tối ưu hoá chi phí vận hành. Hiện tại, FPT triển khai chương trình trải nghiệm FPT AI Factory độc quyền dành cho doanh nghiệp Nhật sử dụng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ AI và Cloud, nhận tín dụng Cloud và tiếp cận sớm các giải pháp cao cấp. Ngoài ra, khách hàng sẽ được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực AI và Cloud tư vấn chuyên sâu để phát triển giải pháp AI thiết thực và giá trị cao. Tập đoàn FPT là tập đoàn công nghệ toàn cầu có trụ sở tại Việt Nam. FPT hoạt động trong ba lĩnh vực chính: Công nghệ, Viễn thông, và Giáo dục. Xác định AI là công nghệ chiến lược trọng tâm, FPT đã sớm tích hợp AI vào tất cả các sản phẩm và giải pháp trong hệ sinh thái Made by FPT nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng tầm trải nghiệm người dùng. Đồng thời, FPT tích cực mở rộng năng lực AI thông qua việc đầu tư vào nguồn nhân lực, R&D, và phát triển hợp tác với các tổ chức hàng đầu như NVIDIA, Mila, AITOMATIC và Landing AI. Những nỗ lực trên nhằm hiện thực hóa mục tiêu sánh vai với các tập đoàn CNTT tỷ đô hàng đầu thế giới. Đăng ký trải nghiệm FPT AI Factory và nhận ngay những ưu đãi dành riêng cho khách hàng đăng ký sớm tại: https://fptcloud.com/en/product/fpt-ai-factory/

Đăng ký trải nghiệm sớm nhất FPT AI Factory

15:48 03/12/2024
FPT chính thức ra mắt FPT AI Factory - Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI) có mức đầu tư ban đầu khủng lên đến 200 triệu USD, khai thác sức mạnh từ hệ thống siêu máy tính sử dụng bộ xử lý đồ họa GPU mạnh nhất thế giới GPU H100 trên nền tảng điện toán đám mây. 🔸 Hỗ trợ phát triển AI toàn trình từ xây dựng, đào tạo, tinh chỉnh và triển khai các giải pháp AI tiên tiến. 🔸 X60 lần tốc độ phát triển AI, sẵn sàng cho xây dựng, triển khai và mở rộng nhanh chóng. 🔸 Tiết kiệm lên tới 45% chi phí đầu tư (TCO) thông qua quản lý tài nguyên dự đoán và tối ưu hóa. 🔸 Triển khai các tác vụ về AI/ML một cách an toàn với cấp bảo vệ doanh nghiệp, đảm bảo chủ quyền và an toàn dữ liệu. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm sớm nhất bộ giải pháp FPT AI Factory đầu tiên tại Việt Nam với nhiều quyền lợi hấp dẫn dành riêng cho những khách hàng đăng ký sớm: ✔️ Ưu tiên trải nghiệm các dịch vụ của FPT AI Factory với mức giá ưu đãi ✔️ Cung cấp quyền truy cập, sử dụng sớm các tính năng cao cấp của FPT AI Factory ✔️ Nhận tín dụng Cloud để trải nghiệm hệ sinh thái AI và Cloud đa dạng ✔️ Nhận tư vấn chuyên sâu cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm Mọi nhu cầu hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 638 399 hoặc email [email protected]

FPT Cloud cập nhật phiên bản mới của hàng loạt dịch vụ giúp tối ưu hoá trải nghiệm người dùng

15:20 03/12/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng, FPT Cloud ra mắt các tính năng mới và khắc phục lỗi của các dịch vụ bao gồm FPT Cloud Desktop, VPNaaS, FPT Load Balancing, mang đến những cải tiến quan trọng và nâng cấp ưu việt so với phiên bản trước.  1. FPT Cloud Desktop phiên bản 1.2 FPT Cloud Desktop phiên bản 1.2 mang đến những cải tiến quan trọng về quản trị người dùng và quản lý máy ảo (VD), đồng thời bổ sung các tính năng bảo mật mới nhằm bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Bản cập nhật cũng bao gồm các chỉnh sửa về giao diện người dùng (UI) và khắc phục các lỗi từ phiên bản trước. a. Tính năng mới Tính năng enable/disable user: Cho phép quản trị viên kích hoạt hoặc vô hiệu hóa tài khoản người dùng một cách dễ dàng, giúp kiểm soát quyền truy cập nhanh chóng và hiệu quả. Cho phép chuyển quyền sở hữu của máy ảo: Quản trị viên có thể chuyển quyền sở hữu của máy ảo (VD) giữa các người dùng, giúp quản lý tài nguyên linh hoạt hơn. Cho phép tạo và quản lý meta pool: Tính năng mới cho phép quản trị viên tạo meta pool để quản lý và phân phối tài nguyên máy ảo một cách hiệu quả. Cập nhật các tính năng về UI: Tối ưu giao diện người dùng, nâng cao trải nghiệm khi sử dụng Admin Portal với các tính năng dễ thao tác và trực quan hơn. b. Khắc phục lỗi Khắc phục các lỗi từ các phiên bản trước, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và mượt mà. c. Một số câu hỏi thường gặp  Tôi có thể chuyển quyền sở hữu của nhiều máy ảo cùng lúc không? Hiện tại, tính năng chuyển quyền sở hữu được thực hiện cho từng máy ảo riêng lẻ. Tính năng Bitlocker có thể được áp dụng cho tất cả các máy ảo không? Không, tính năng bitlocker chỉ áp dụng cho các tài khoản sử dụng windows 11 và có TPM. Tính năng enable/disable user ảnh hưởng như thế nào đến quyền truy cập? Khi người dùng bị disable, họ sẽ không thể truy cập vào tài khoản của mình và các tài nguyên liên quan, nhưng dữ liệu của họ vẫn sẽ được giữ nguyên trên hệ thống. 2. VPNaaS phiên bản 1.2 VPN phiên bản 1.2 tập trung vào việc nâng cao bảo mật, tối ưu trải nghiệm người dùng và cải thiện khả năng quản lý dịch vụ qua FPT Cloud Portal. a. Tính năng mới  Bổ sung các thuật toán mã hoá cho connection: Tăng cường bảo mật cho kết nối VPN với các thuật toán mã hoá mới. Cập nhật tính năng phân quyền dịch vụ trên Unify Portal: Người quản trị có thể dễ dàng phân quyền truy cập dịch vụ cho các nhóm người dùng khác nhau. b. Một số câu hỏi thường gặp  Bản cập nhật này có ảnh hưởng đến kết nối hiện tại của tôi không? Quá trình cập nhật sẽ không gây gián đoạn kết nối hiện tại. Tuy nhiên, các tính năng mới sẽ có hiệu lực sau khi triển khai thành công. Làm thế nào để kiểm tra quyền sử dụng dịch vụ trên FPT Cloud Portal? Quyền sử dụng dịch vụ sẽ được enable theo VPC. Người dùng truy cập dịch vụ nếu chưa có quyền sẽ hiển thị thông báo service chưa được enable, cần liên hệ với FPT Cloud để yêu cầu mở dịch vụ. 3. FPT Load Balancing phiên bản 2.3 FPT Load Balancing ra mắt tính năng Access logs cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu sắc về log truy cập tới Load Balancer; ghi nhận đầy đủ thông tin request truy cập như thời gian nhận request, địa chỉ client IP, path, response code từ server... Đây là cơ sở cho người dùng phân tích và xử lý sự cố. a. Tính năng mới Tính năng mới Access logs cung cấp cho người dùng các tác vụ hữu ích như sau: Theo dõi log truy cập tới Load Balancer theo thời gian thực Dễ dàng tìm kiếm, lọc thông tin logging trên giao diện FPT Cloud Portal Tùy chọn tải xuống log theo thời gian Thông tin log truy cập mà FPT Load Balancing cung cấp: STT Thông tin Mô tả chi tiết 1 Timestamp Thời gian Load Balancer nhận request 2 Load Balancer Tên Load Balancer 3 Listener Tên listener mà request được nhận vào 4 Server pool Tên pool mà request được chuyển tới 5 Bytes sent Số byte được gửi tới client thông qua request, chỉ body không bao gồm header HTTP 6 Bytes uploaded Số bytes uploaded tới server thông qua request 7 Client IP Địa chỉ IP của client gửi request 8 Client port Cổng của client gửi request 9 Request Request HTTP đầy đủ được nhận từ client, bao gồm phương thức, URL và phiên bản giao thức 10 Member Tên server trong backend mà request được chuyển tới 11 SSL verify Kết quả kiểm tra chứng chỉ SSL của client (chỉ hữu ích khi sử dụng SSL) 12 Status code Mã trạng thái HTTP trả về cho client 13 Total time (ms) Thời gian tổng để xử lý yêu cầu (request) và phản hồi (response), tính bằng mili giây Lợi ích mang lại: Lưu trữ miễn phí log truy cập mỗi Load Balancer lên tới 7 ngày Tăng cường giám sát hệ thống Dễ dàng phát hiện và xử lý sự cố hệ thống trên hạ tầng Cloud b. Thông báo FPT Load Balancing chính thức hoàn tất triển khai dịch vụ trên tất cả các cụm Cloud của FPT Cloud và bỏ beta đối với dịch vụ trên trang FPT Cloud Portal. Các cụm Cloud hiện FPT Load Balancing có mặt: Nền tảng Region Cụm Cloud OSP HAN OSP HAN SGN OSP SGN09, OSP HCM10 VMW HAN VMW HAN3,5, VMW HAN06 SGN VMW SGN09, VMW SGN10 c. Các cải tiến sắp tới  Sau xem, lọc và tải xuống Access logs, FPT Cloud đang nghiên cứu để ra mắt tính năng forward log tới các hệ thống log tập trung qua nhiều phương thức khác nhau. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? 10 hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay

14:37 03/12/2024
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý dữ liệu tại mỗi doanh nghiệp/tổ chức. Chúng được dùng để quản lý dữ liệu theo một cách có trật tự, giúp người dùng có thể thao tác, truy xuất và quản lý dữ liệu có trong CSDL. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, cùng FPT Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS -Database Management System) là một hệ thống phần mềm giúp doanh nghiệp tổ chức, quản lý và sử dụng dữ liệu hiệu quả. DBMS cung cấp giao diện giữa cơ sở dữ liệu và người dùng hoặc các ứng dụng để thực hiện các thao tác như tạo, truy vấn, sửa đổi và xóa dữ liệu. Một số ứng dụng thực tiễn của DBMS trong doanh nghiệp Quản lý Khách hàng (CRM – Customer Relationship Management): Các hệ thống CRM sử dụng DBMS để lưu trữ thông tin về khách hàng và tương tác của họ với công ty. Ví dụ như Salesforce sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, và dữ liệu liên quan để quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả. Hệ thống Quản lý Nhân sự (HRMS – Human Resource Management System): Các hệ thống quản lý nhân sự sử dụng DBMS để lưu trữ thông tin về nhân viên, bảng lương, quản lý thời gian làm việc và các dữ liệu nhân sự khác. Ví dụ như SAP ERP HR sử dụng hệ quản trị CSDL để quản lý thông tin nhân viên và quá trình tuyển dụng. Hệ thống Quản lý Sản xuất và Tài nguyên (ERP – Enterprise Resource Planning): Các hệ thống ERP sử dụng DBMS để quản lý dữ liệu về quá trình sản xuất, vận hành kinh doanh, lưu trữ dữ liệu tài chính, và quản lý lô hàng. Ví dụ như Oracle ERP sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tích hợp các dữ liệu từ các phòng ban khác nhau của công ty. Hệ thống Quản lý Kho (WMS – Warehouse Management System): Các hệ thống quản lý kho sử dụng DBMS để quản lý thông tin về vị trí hàng hóa trong kho, lượng tồn kho, và quản lý điều hành các quá trình nhập xuất hàng hóa. Ví dụ như Manhattan Associates sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý và tối ưu hóa quá trình kho hàng. Hệ thống Quản lý Tài chính (Financial Management System): Các hệ thống quản lý tài chính sử dụng DBMS để lưu trữ và quản lý dữ liệu tài chính, báo cáo tài chính, và quản lý chi phí. Ví dụ như QuickBooks sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin tài chính và quản lý kế toán. DBMS hoạt động ra sao? Lưu trữ dữ liệu: DBMS quản lý cách dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Dữ liệu thường được tổ chức dưới dạng bảng, trong đó mỗi bảng có các cột và hàng. Truy xuất dữ liệu: Người dùng có thể truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu bằng các truy vấn SQL (Structured Query Language) để lấy thông tin cụ thể hoặc thực hiện tính toán trên dữ liệu. Cập nhật dữ liệu: DBMS cho phép người dùng cập nhật dữ liệu bằng cách thêm mới, sửa đổi hoặc xóa bỏ các bản ghi trong cơ sở dữ liệu. Quản lý bảo mật: DBMS bảo vệ dữ liệu bằng cách thiết lập quyền truy cập, mã hóa dữ liệu và xác thực người dùng. Quản lý hiệu suất: DBMS quản lý tối ưu hóa hiệu suất bằng cách tổ chức dữ liệu và tối ưu hóa các truy vấn để đảm bảo thời gian phản hồi nhanh nhất. Top 10 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến #1. MySQL MySQL – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1995 và MySQL đang được phát triển bởi tập đoàn Oracle, có thể nói MySQL là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MySQL được viết bởi ngôn ngữ C/C++ nên có hiệu năng cao, dễ sử dụng, có tính khả chuyển và hỗ trợ nhiều nền tảng hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS). MySQL cũng tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, NodeJS… MySQL được xây dựng theo kiến trúc Client-Server, bao gồm một máy chủ đa luồng hỗ trợ nhiều máy khách khác nhau. #2. MariaDB Một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay là MariaDB MariaDB thực chất là một nhánh được tách ra từ quá trình phát triển MySQL với mục đích phi thương mại, có nghĩa là nó sẽ hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng. Cũng như MySQL thì MariaDB được viết bằng ngôn ngữ C/C++, Perl nhưng được tối ưu khá nhiều về mặt hiệu năng truy vấn dữ liệu. Hiện tại thì MariaDB cũng hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Windows, Linux và MacOS… Nên anh em lập trình không phải lo về vấn đề môi trường để sử dụng MariaDB nha. #3. Oracle Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa mô hình do công ty phần mềm thứ 2 thế giới là Oracle xây dựng và phát triển. Tất nhiên là chúng ta phải trả phí để có thể sử dụng được hệ quản trị CSDL này, thậm chí là chi phí khá đắt đối với các hệ thống lớn. Oracle được viết bằng ngôn ngữ C/C++, Assembly nên cũng cho hiệu năng rất cao. Và tất nhiên thì Oracle cũng hỗ trợ hầu hết các nền tảng hệ điều hành hiện nay như Windows, Linux, MacOS Oracle database thường được sử dụng để chạy các công việc liên quan đến xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP), kho dữ liệu (DW) hoặc là hỗn hợp (OLTP và DW). Các bạn có thể mua các gói dịch vụ tại các nhà cung cấp được Oracle ủy quyền. #4. mongoDB mongoDB – Hệ quản trị cở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL) Ở trên thì chúng ta đã đề cập đến 3 kiểu CƠ SỞ DỮ LIỆU CÓ QUAN HỆ, tiếp theo, chúng ta sẽ đến với MongoDB – đây là một hệ quản trị cở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL) Hiện tại thì MongoDB cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, tức là nó miễn phí. Các bạn có thể tham khảo mã nguồn của MongoDB tại đây: https://github.com/mongodb/mongo MongoDB được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C/C++, Go, JavaScript, Python và cũng hỗ trợ trên hầu hết các nền tảng hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS..). Đặc điểm của HỆ QUẢN TRỊ DỮ LIỆU PHI QUAN HỆ là dữ liệu được lưu lại dưới dạng JSON (JavaScript Object Notation) và gần như là các các bản ghi không nhất thiết phải giống nhau về cấu trúc. #5. PostgreSQL Tiếp tục với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có quan hệ mã nguồn mở đó là PostgreSQL. PostgreSQL được phát triển bởi khoa điện toán của trường đại học California tại Berkeley. PostgreSQL mở đầu nhiều khái niệm quan trọng cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thương mại sau này mới có. Được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình C nên tốc độ cũng như hiệu năng của PostgreSQL là rất tốt. Đồng thời thì nó cũng hỗ trợ nhiều nền tảng như Windows, Linux, MacOS nên PostgreSQL đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Với ưu điểm hỗ trợ nhiều truy vấn phức tạp thì PostgreSQL cũng đang là một ứng cử viên rất tiềm năng cho các hệ thống lớn sau này. #6. Microsoft SQL Server Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được xây dựng và phát triển bởi Microsoft, với phiên bản đầu tiên ra đời vào năm 1989 (SQL Server 1.0) đến nay đã là phiên bản SQL Server 2019, và cũng là phiên bản ổn định nhất. Microsoft SQL Server được viết bằng ngôn ngữ C/C++ nên hiệu năng cũng như tốc độ truy vấn rất tốt. Ban đầu thì Microsoft SQL Server chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows, nhưng sau này nó đã được phát triển để hỗ trợ trên hầu hết các nền tảng hệ điều hành Linux và MacOS. Tuy không phải là một hệ quản trị dữ liệu mã nguồn mở, song Microsoft SQL được đánh giá khá cao là “tiền nào của nấy”. #7. Redis Redis (viết tắt của cụm từ REmote DIctionary Server) là một mã nguồn mở được sử dụng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, có thể được sử dụng như một Database, bộ nhớ cache hoặc là một Message Broker. Redis lưu trữ dữ liệu dưới dạng Key-Value, hỗ trợ việc sắp xếp, query, backup dữ liệu lên đĩa cứng để cho phép bạn có thể khôi phục hệ thống khi gặp sự cố. Một vài kiểu dữ liệu trong Redis như String, List, Set, Hash… Có thể nói Redis là một sự lựa chọn tuyệt vời khi cần đến một Server lưu trữ dữ liệu đòi hỏi tính mở rộng cao, chia sẻ nhiều tiến trình, nhiều ứng dụng và nhiều server khác nhau. #8. Elasticsearch Chính xác thì Elasticsearch là một công cụ tìm kiếm mã nguồn mở. Elasticsearch cung cấp bộ máy tìm kiếm dạng phân tán, có đầy đủ công cụ với giao diện web HTTP hỗ trợ dữ liệu kiểu JSON. Elasticsearch được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và nó được ra đời vào năm 2016. Hiện tại thì Elasticsearch hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành Window, Linux, MacOS #9. Firebase Được xây dựng và phát triển bởi Google, Firebase là một dịch vụ cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Sự ra đời của Firebase với mục đích hỗ trợ cho các lập trình giảm thiểu thao tác với cơ sở dữ liệu, từ đó tập trung vào việc phát triển ứng dụng hơn. Với hệ thống server mạnh mẽ, sự tiện lợi cũng như việc bảo mật cực tốt đã giúp Firebase trở thành một trong những cái tên được nhiều nhà phát triển lựa chọn để xây dựng các hệ thống lớn. Có thể kể đến một vài ưu điểm của Firebase như sau: Chỉ việc tạo tài khoản và sử dụng. Tốc độ phát triển nhanh. Được hậu thuẫn bởi ông lớn Google. Hỗ trợ các công nghệ mới (Machine Learning (học máy), AI) Khả năng realtime (thời gian thực). Tự động sao lưu vào khôi phục… #10. SQLite SQLite là một hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ nhỏ, nó có đặc điểm là có thể tích hợp vào bên trong các trình ứng dụng khác. SQLite được viết và phát triển bởi D. Richard Hipp sử dụng ngôn ngữ lập trình C, với mục đích không cần yêu cầu quản trị cơ sở dữ liệu mà vẫn có thể vận hành ứng dụng. Chúng ta có thể liên kết SQLite tĩnh hoặc động tới ứng dụng, chỉ khoảng 400KB với cấu hình đầy đủ hoặc 259KB nếu bỏ qua một số tính năng tùy chọn thì SQLite thực sự rất nhẹ để tích hợp vào ứng dụng. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng người đọc đã nắm được những thông tin khái quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, từ đó lựa chọn được một hệ thống DBMS phù hợp, giải quyết nhanh chóng bài toán quản lý và khai thác dữ liệu. Doanh nghiệp/tổ chức có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ dữ liệu, vui lòng để lại thông tin tại đây.

Private cloud là gì? Ưu nhược điểm và lợi ích nổi bật 2025

20:14 26/11/2024
 Private Cloud là gì? Nó mang đến những lợi ích và thách thức nào cho doanh nghiệp? Bài viết này, FPT CLoud sẽ đưa bạn đi khám phá thế giới của private cloud, từ định nghĩa, đặc điểm, cho đến những ưu điểm và nhược điểm nổi bật. >>> Xem thêm: FPT Disaster Recovery – Dịch vụ dự phòng & khôi phục hệ thống sau thảm họa 1. Private cloud là gì?   Private Cloud, hay còn gọi là đám mây riêng, là mô hình điện toán đám mây được triển khai và vận hành hoàn toàn nội bộ trong hệ thống hạ tầng của doanh nghiệp. Khác với Public Cloud, nơi tài nguyên được chia sẻ chung với nhiều tổ chức khác, Private Cloud mang đến sự riêng tư và bảo mật tuyệt đối cho dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp. 1.1. Cách hoạt động của private cloud Môi trường private cloud là môi trường biệt lập “một người thuê”. Toàn bộ tài nguyên trên đám mây riêng đó chỉ có thể được truy cập và sử dụng bởi một khách hàng doanh nghiệp/tổ chức. Việc lưu trữ đám mây và thực hiện cơ chế quản lý sẽ phụ thuộc vào loại giải pháp đám mây mà doanh nghiệp lựa chọn là on-premises private cloud, managed private cloud hay virtual private cloud.  [caption id="attachment_55799" align="aligncenter" width="800"] Đám mây riêng (private cloud) là môi trường độc quyền chỉ khả dụng với doanh nghiệp sở hữu nó[/caption] 1.2. Những công ty nên sử dụng private cloud Private cloud (đám mây riêng) là lựa chọn phù hợp cho các công ty yêu cầu tính bảo mật, tùy chỉnh, và kiểm soát cao hơn so với các dịch vụ đám mây công cộng. Dưới đây là những loại công ty nên sử dụng private cloud: Công ty trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe Công ty công nghệ và phần mềm Cơ quan chính phủ và quốc phòng Doanh nghiệp sản xuất lớn Công ty thương mại điện tử lớn Công ty đa quốc gia [caption id="attachment_55801" align="aligncenter" width="800"] Quản trị tài nguyên private cloud: Tối ưu cho nhu cầu doanh nghiệp[/caption] >>> Xem thêm: Hosting là gì? Cách phân loại và mẹo chọn hosting tốt  2. Phân loại private cloud Có ba loại cơ sở hạ tầng đám mây riêng. Đám mây riêng tại chỗ Đám mây riêng tại chỗ là đám mây mà bạn có thể triển khai trên tài nguyên của riêng bạn trong một trung tâm dữ liệu nội bộ. Bạn phải mua tài nguyên, duy trì và nâng cấp tài nguyên, cũng như đảm bảo tính bảo mật. Việc quản lý đám mây riêng tại chỗ rất tốn kém và cần mức đầu tư ban đầu lớn cũng như chi phí liên tục. Đám mây riêng được quản lý Đám mây riêng được quản lý là môi trường một đối tượng thuê do bên thứ ba quản lý toàn phần. Ví dụ: cơ sở hạ tầng CNTT cho tổ chức của bạn có thể được mua và duy trì bởi một tổ chức bên thứ ba trong trung tâm dữ liệu của tổ chức đó.  Bên thứ ba cung cấp dịch vụ bảo trì, nâng cấp, hỗ trợ và quản lý từ xa tài nguyên đám mây riêng của bạn. Mặc dù cũng tốn kém, các đám mây riêng được quản lý tiện lợi hơn các giải pháp tại chỗ. Đám mây riêng ảo Đám mây riêng ảo là đám mây riêng mà bạn có thể triển khai trong cơ sở hạ tầng đám mây công cộng. Đó là một môi trường biệt lập, an toàn nơi người dùng đám mây riêng có thể chạy mã, lưu trữ trang web, lưu trữ dữ liệu và thực hiện các tác vụ khác yêu cầu trung tâm dữ liệu truyền thống.  Đám mây riêng ảo mang đến cho bạn sự tiện lợi và khả năng điều chỉnh quy mô của tài nguyên điện toán đám mây công cộng, cùng với khả năng kiểm soát và bảo mật bổ sung một cách hiệu quả. [caption id="attachment_55798" align="aligncenter" width="800"] Tích hợp private cloud vào cơ sở hạ tầng doanh nghiệp hiện có[/caption] >>> Xem thêm: CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất 3. Lợi ích và hạn chế của private cloud Private Cloud là một môi trường điện toán đám mây được xây dựng riêng cho một tổ chức hoặc một nhóm người dùng cụ thể. Nó cung cấp một mức độ kiểm soát và bảo mật cao hơn so với public cloud, nhưng cũng đi kèm với một số hạn chế nhất định. 3.1. Lợi ích  Việc xây dựng đám mây riêng giúp tất cả các doanh nghiệp,  ngay cả những doanh nghiệp thuộc các ngành được quản lý chặt chẽ đều có thể tận dụng nhiều lợi ích của điện toán đám mây mà không phải hy sinh tính bảo mật, khả năng kiểm soát và khả năng tùy chỉnh. Ưu điểm cụ thể của đám mây riêng bao gồm: Toàn quyền kiểm soát các lựa chọn phần cứng và phần mềm . Khách hàng của đám mây riêng có thể tự do mua phần cứng và phần mềm họ thích, thay vì phần cứng và phần mềm mà nhà cung cấp đám mây cung cấp Tự do tùy chỉnh phần cứng và phần mềm theo bất kỳ cách nào.  Khách hàng trên đám mây riêng có thể tùy chỉnh máy chủ theo bất kỳ cách nào họ muốn và có thể tùy chỉnh phần mềm khi cần với các tiện ích bổ sung hoặc thông qua phát triển tùy chỉnh. Tầm nhìn rõ hơn về kiểm soát truy cập và bảo mật vì tất cả khối lượng công việc đều chạy sau tường lửa của chính khách hàng Tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quy định . Khách hàng trên đám mây riêng không bị buộc phải phụ thuộc vào ngành và việc tuân thủ quy định do nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp [caption id="attachment_55797" align="aligncenter" width="800"] Mô hình kiến trúc private cloud dành riêng cho doanh nghiệp[/caption] 3.2. Hạn chế của private cloud Nhược điểm lớn nhất của đám mây riêng đối với các tổ chức là chúng có chi phí cao hơn, đặc biệt nếu bạn phải mua và cài đặt phần cứng mới. Bạn cũng có thể cần phải trả tiền cho hệ điều hành, giấy phép phần mềm và thuê hoặc phân bổ tài nguyên để quản lý và bảo trì đám mây.  Ngoài ra, các giải pháp đám mây riêng thường kém linh hoạt hơn và có khả năng mở rộng kém hơn. Dung lượng và khả năng sẵn có được giới hạn ở phần cứng và phần mềm bạn đã mua và thiết lập, nghĩa là bạn sẽ cần mua thêm nếu cần mở rộng quy mô hoặc thêm các tính năng mới. [caption id="attachment_55800" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng private cloud được thiết kế riêng biệt[/caption] 4. So sánh các nền tảng khác với private cloud So sánh giữa Private Cloud với các nền tảng đám mây khác như Public Cloud, Hybrid Cloud giúp doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh, yếu và lựa chọn phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:  Tiêu chí Private Cloud Public Cloud Hybrid Cloud Quyền sở hữu Sở hữu và vận hành bởi doanh nghiệp Sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ Doanh nghiệp sở hữu, vận hành kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ Bảo mật Bảo mật cao, hệ thống được cô lập hoàn toàn. Bảo mật tốt, nhưng tài nguyên dùng chung với nhiều khách hàng. Bảo mật cao nhưng phụ thuộc vào cách tích hợp giữa private và public cloud. Chi phí Cao hơn do cần đầu tư hạ tầng riêng. Chi phí thấp hơn, trả theo mức sử dụng. Tối ưu hơn nhờ sử dụng tài nguyên public cloud khi cần. Kiểm soát Toàn quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Kiểm soát hạn chế, phụ thuộc vào nhà cung cấp. Kiểm soát tốt với private cloud, public cloud ít kiểm soát hơn. Tính linh hoạt Khả năng tùy chỉnh cao theo nhu cầu cụ thể. Ít tùy chỉnh, nhưng dễ dàng mở rộng tài nguyên. Rất linh hoạt, có thể sử dụng public cloud để tăng sức mạnh khi cần. Triển khai Phức tạp và mất thời gian hơn. Nhanh chóng và dễ triển khai. Phức tạp hơn vì cần đồng bộ giữa các môi trường. Ứng dụng phù hợp Ngành tài chính, y tế, quốc phòng, hoặc xử lý dữ liệu nhạy cảm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup hoặc tổ chức cần mở rộng nhanh. Doanh nghiệp vừa và lớn cần sự linh hoạt và cân bằng chi phí. 5. FPT cloud - Giải pháp điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam FPT Cloud là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây hàng đầu tại Việt Nam, thuộc tập đoàn FPT. Với nền tảng hạ tầng hiện đại, FPT Cloud cung cấp một loạt các dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ các tổ chức chính phủ đến các startup. Khách hàng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô tài nguyên theo nhu cầu sử dụng. Hệ thống hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi. FPT Cloud dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có của doanh nghiệp. [caption id="attachment_55796" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ Private Cloud uy tín tại FPT Cloud[/caption] Các dịch vụ chính của FPT Cloud FPT Cloud Server: Cung cấp các máy chủ ảo với cấu hình linh hoạt. FPT Cloud Storage: Cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu an toàn và đáng tin cậy. FPT Cloud Database: Cung cấp các dịch vụ cơ sở dữ liệu quản lý. FPT Cloud Network: Cung cấp các dịch vụ mạng chuyên dụng. Bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp Nhìn chung, Private Cloud là một giải pháp đám mây hiệu quả và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật cao, mong muốn kiểm soát hoàn toàn hệ thống và dữ liệu, đồng thời có khả năng tài chính và nguồn lực IT để vận hành. FPT CLoud hy vọng bài viết đã mang đến cho doanh nghiệp những thông tin bổ ích. 

Hosting là gì? Cách phân loại và mẹo chọn hosting tốt  

15:52 26/11/2024
Hosting là gì? Đây là chìa khóa để đưa các ý tưởng, dự án và dịch vụ trực tuyến của bạn đến với người dùng. Nó là dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho các tập tin, mã nguồn, hình ảnh, video và cơ sở dữ liệu. Bài viết này FPT Cloud sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về hosting.  1. Hosting là gì?   Hosting, hay còn gọi là dịch vụ lưu trữ web, là một dịch vụ cung cấp không gian trên máy chủ để lưu trữ và vận hành các trang web. Khi bạn tạo một trang web, các tệp tin và dữ liệu của trang web đó cần được lưu trữ trên một máy chủ có kết nối Internet liên tục để người dùng có thể truy cập trang web từ bất kỳ đâu trên thế giới.  [caption id="attachment_55792" align="aligncenter" width="800"] Website được nâng tầm nhờ hosting[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ thuê máy chủ vật lý uy tín, giá tốt tại FPT Cloud  2. Phân loại Web Hosting  Việc lựa chọn loại web hosting phù hợp là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu suất, tính ổn định và bảo mật của website. Dưới đây là các loại web hosting phổ biến hiện nay: 2.1. Shared Hosting Shared Hosting là dịch vụ hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau. Toàn bộ source code, web platform, database, và hệ điều hành của các website được đặt trên một server vật lý. Chúng sẽ chia sẻ toàn bộ tài nguyên trên server vật lý này.  Có thể nói, Shared Hosting là gói hosting được chia ra từ các Reseller Hosting. Hình thức này tiết kiệm nhất nhưng hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong số các loại hosting. Ưu điểm Chi phí thấp: Do chia sẻ tài nguyên nên shared hosting có mức giá rẻ nhất trong các loại hosting. Dễ sử dụng: Thường được tích hợp sẵn các công cụ quản lý hosting và cài đặt website đơn giản. Không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật: Phù hợp với người mới bắt đầu xây dựng website. Thường xuyên được cập nhật và bảo trì: Nhà cung cấp hosting chịu trách nhiệm bảo trì phần cứng và phần mềm máy chủ. Nhược điểm Hiệu suất phụ thuộc vào các website khác: Nếu một website khác trên cùng server sử dụng nhiều tài nguyên, website của bạn có thể bị chậm lại. Tính năng tùy chỉnh hạn chế: Khả năng tùy chỉnh cấu hình server và phần mềm bị giới hạn. Bảo mật: Mức độ bảo mật có thể thấp hơn so với các loại hosting khác do nhiều website cùng lưu trữ trên một máy chủ. Đối tượng phù hợp Website cá nhân, blog. Website doanh nghiệp nhỏ. Website có lưu lượng truy cập trung bình. Người mới bắt đầu xây dựng website, chưa có nhiều kinh nghiệm quản trị server. [caption id="attachment_55787" align="aligncenter" width="800"] Hosting là nền tảng cho ngôi nhà trực tuyến[/caption] >>> Xem thêm: CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất 2.2. VPS Hosting VPS Hosting (viết tắt của Virtual Private Server) là loại hình dịch vụ lưu trữ web cung cấp cho người dùng một máy chủ ảo riêng biệt được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng lẻ.  Mỗi máy chủ ảo được phân bổ một lượng tài nguyên CPU, RAM, dung lượng ổ cứng và băng thông riêng biệt, mang lại hiệu suất và tính linh hoạt cao hơn so với shared hosting. Ưu điểm Hiệu suất cao: Mỗi VPS được cung cấp tài nguyên CPU, RAM, dung lượng ổ cứng và băng thông riêng biệt, đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định và mượt mà cho website của bạn. Tính linh hoạt: Bạn có quyền truy cập root vào VPS, cho phép bạn cài đặt phần mềm, cấu hình server và quản lý tài nguyên theo nhu cầu. Bảo mật: Mức độ bảo mật cao hơn shared hosting do mỗi VPS được cô lập với các VPS khác trên cùng máy chủ vật lý. Khả năng mở rộng: Dễ dàng nâng cấp tài nguyên VPS khi nhu cầu sử dụng của bạn tăng lên. Nhược điểm Chi phí cao hơn shared hosting: Do cung cấp nhiều tài nguyên và tính linh hoạt hơn, VPS hosting có mức giá cao hơn shared hosting. Yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Việc quản lý VPS đòi hỏi người dùng có kiến thức về quản trị server và hệ điều hành. Ít được hỗ trợ bởi nhà cung cấp: Nhà cung cấp thường ít hỗ trợ quản trị VPS hơn so với shared hosting. Đối tượng phù hợp Website có lưu lượng truy cập cao. Website cần hiệu suất hoạt động cao và ổn định. Website yêu cầu tính linh hoạt cao và khả năng mở rộng. Người dùng có kiến thức về quản trị server và hệ điều hành. [caption id="attachment_55791" align="aligncenter" width="800"] VPS Hosting bảo mật thông tin an toàn[/caption] 2.3. Cloud Hosting Cloud Hosting là loại hình dịch vụ lưu trữ web sử dụng hệ thống máy chủ đám mây (cloud server) để lưu trữ dữ liệu và vận hành website. Khác với shared hosting hay VPS hosting sử dụng một máy chủ vật lý, cloud hosting tận dụng mạng lưới các máy chủ ảo được kết nối với nhau trong hệ thống đám mây. Ưu điểm Tính ổn định cao: Nếu một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố, website của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường do các máy chủ khác đảm bảo tính năng hoạt động. Khả năng mở rộng linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng nâng cấp hoặc giảm tài nguyên sử dụng (CPU, RAM, lưu trữ) theo nhu cầu, chỉ cần trả phí cho dung lượng thực tế sử dụng. Hiệu suất cao: Cloud hosting cung cấp khả năng mở rộng theo chiều ngang, nghĩa là nếu website của bạn cần thêm tài nguyên, hệ thống có thể phân bổ thêm tài nguyên từ các máy chủ khác trong đám mây, đảm bảo website hoạt động mượt mà. Bảo mật tốt: Nhà cung cấp cloud hosting thường có các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu của bạn. Nhược điểm Chi phí: Có thể cao hơn shared hosting nhưng thường linh hoạt hơn do tính theo nhu cầu sử dụng. Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Người dùng phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ và hạ tầng của nhà cung cấp cloud hosting. Độ trễ: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra độ trễ mạng khi truy cập dữ liệu từ các máy chủ đám mây. Đối tượng phù hợp Website có lưu lượng truy cập cao và biến động. Website yêu cầu tính ổn định cao và khả năng mở rộng linh hoạt. Website thương mại điện tử. Website ứng dụng web. Doanh nghiệp cần giải pháp lưu trữ web linh hoạt và hiệu quả. [caption id="attachment_55784" align="aligncenter" width="800"] Cloud Hosting lưu trữ dữ liệu qua đám mây[/caption] 2.4. Wordpress Hosting WordPress Hosting là một loại hình dịch vụ lưu trữ web được tối ưu hóa để cài đặt, quản lý và vận hành website sử dụng hệ thống quản trị nội dung (CMS) WordPress. WordPress là nền tảng CMS phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng bởi hàng triệu website trên toàn thế giới. Ưu điểm Dễ dàng cài đặt và sử dụng: WordPress hosting thường được thiết lập sẵn để dễ dàng cài đặt WordPress chỉ với vài cú nhấp chuột. Tối ưu hóa hiệu suất: Server được cấu hình phù hợp với yêu cầu của WordPress, giúp website hoạt động nhanh chóng và mượt mà. Tính năng hỗ trợ WordPress: Nhiều nhà cung cấp WordPress hosting cung cấp các công cụ và plugin chuyên dụng cho WordPress, giúp bạn dễ dàng quản lý website, tối ưu hóa SEO và tăng cường bảo mật. Bảo mật được cải thiện: Nhà cung cấp có thể cung cấp các tính năng bảo mật bổ sung để bảo vệ website WordPress của bạn khỏi các mối đe dọa tấn công. Nhược điểm Chi phí: Trong một số trường hợp, chi phí của WordPress hosting có thể cao hơn một chút so với shared hosting thông thường. Tính linh hoạt hạn chế: Gói WordPress hosting có thể giới hạn một số tùy chọn cấu hình server so với các loại hosting khác. Đối tượng phù hợp Người dùng mới bắt đầu xây dựng website với WordPress. Website cá nhân, blog. Website doanh nghiệp nhỏ sử dụng WordPress. Người dùng muốn có giải pháp lưu trữ web đơn giản và dễ quản lý cho website WordPress. [caption id="attachment_55788" align="aligncenter" width="800"] WordPress Hosting là nền tảng phổ biến nhất hiện nay[/caption] 2.5. Dedicated Hosting Dedicated Hosting, hay còn gọi là Máy chủ riêng, là loại hình dịch vụ lưu trữ web cung cấp cho khách hàng toàn quyền sử dụng một máy chủ vật lý riêng biệt để lưu trữ dữ liệu và vận hành website.  Khác với các loại hosting khác như shared hosting, VPS hosting hay cloud hosting, nơi bạn chia sẻ tài nguyên server với nhiều website khác, dedicated hosting mang đến cho bạn sự riêng tư, quyền kiểm soát hoàn toàn và hiệu suất tối ưu cho website của mình. Ưu điểm  Hiệu suất cao: Toàn bộ tài nguyên server được dành riêng cho website của bạn, đảm bảo website hoạt động mượt mà, tốc độ truy cập nhanh chóng và ổn định, ngay cả khi lưu lượng truy cập cao. Bảo mật tốt: Bạn có quyền kiểm soát hoàn toàn môi trường server, cài đặt phần mềm và cấu hình bảo mật theo ý muốn, giúp bảo vệ dữ liệu website an toàn khỏi các mối đe dọa tấn công. Tính linh hoạt cao: Bạn có thể tùy chỉnh cấu hình server, cài đặt bất kỳ phần mềm nào và nâng cấp tài nguyên theo nhu cầu, đáp ứng mọi yêu cầu của website. Quyền kiểm soát hoàn toàn: Bạn có quyền truy cập root vào server, cho phép bạn quản lý mọi khía cạnh của server và website. Nhược điểm Chi phí cao: Do sử dụng toàn bộ một máy chủ vật lý, dedicated hosting có mức giá cao hơn đáng kể so với các loại hosting khác. Yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Việc quản trị server đòi hỏi người dùng có kiến thức về quản trị hệ thống, cấu hình mạng và bảo mật. Trách nhiệm quản lý: Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì server, bao gồm cả việc cài đặt phần mềm, cập nhật hệ thống và xử lý sự cố. Đối tượng phù hợp Website có lưu lượng truy cập rất cao, yêu cầu hiệu suất hoạt động tối ưu và ổn định. Website thương mại điện tử lớn, cần bảo mật cao cho dữ liệu thanh toán và thông tin khách hàng. Website ứng dụng web phức tạp, yêu cầu cấu hình server linh hoạt. Doanh nghiệp có đội ngũ IT chuyên môn cao, có khả năng quản trị server. [caption id="attachment_55790" align="aligncenter" width="800"] Máy chủ hosting có chi phí cao hơn so với các loại hosting khác[/caption] 3. Cách hoạt động của Hosting  Để hiểu rõ cách thức hoạt động của Hosting, bạn cần hình dung như sau: Phía nhà cung cấp Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server lưu trữ cho người sử dụng hosting. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian lưu trữ này gọi là các hosting. Tùy theo gói cước mà người dùng đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình cho các hosting này để người dùng sử dụng. Khi người dùng có nhu cầu mở rộng hay thu nhỏ gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số này. Phía người dùng Người thuê hosting chỉ việc upload các files lên hosting và cấu hình hoạt động cho chúng. Người dùng có thể truy cập hosting từ các thiết bị kết nối internet, thông qua việc gửi request đến domain name (tên miền) hoặc địa chỉ IP của hosting. Hosting sẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng. Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu mở rộng gói hosting, người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp để được thực hiện. [caption id="attachment_55789" align="aligncenter" width="800"] Lựa chọn hosting tốt để cải thiện website[/caption] 4. Thông số quan trọng trong Hosting  Khi lựa chọn gói Hosting, bạn cần lưu ý đến một số thông số quan trọng sau đây: Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ có hai loại HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng như đôi SSD sẽ có giá cao hơn HDD. Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux. Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ như Java, PHP, Python,...  Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng. Addon Domain: Lượng Addon Domain bạn có thể thêm vào host Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo. Các tham số bảo mật (mã hóa kênh truyền SSL, các add-on antivirus quét mã độc) Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần. [caption id="attachment_55785" align="aligncenter" width="800"] Tìm hiểu kỹ những thông số quan trọng của hosting[/caption] 5. Mẹo chọn Hosting tốt   Chọn Hosting tốt là nền tảng quan trọng để website của bạn hoạt động ổn định, hiệu quả và thu hút người dùng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn lựa chọn Hosting phù hợp: Xác định nhu cầu Xác định mục đích sử dụng website: website cá nhân, blog, website doanh nghiệp, website thương mại điện tử,... Dự tính lượng truy cập website: thấp, trung bình, cao. Dung lượng lưu trữ và băng thông cần thiết. Các tính năng bổ sung cần thiết: sao lưu tự động, bảo mật, hỗ trợ 24/7,... Lựa chọn nhà cung cấp uy tín Tham khảo đánh giá, nhận xét của người dùng về các nhà cung cấp Hosting. Lựa chọn nhà cung cấp có hạ tầng tốt, uptime cao, bảo mật đảm bảo. Chọn nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khi gặp sự cố. Chọn loại hosting phù hợp  Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà lựa chọn loại hosting sao cho phù hợp. Tuy nhiên, FPT Cloud khuyên bạn lựa chọn Cloud Hosting nếu bạn muốn tối ưu chi phí tốt nhất cùng với những tính năng ưu việt như: Uptime, 1-click-install,….  Hoặc WordPress Hosting nếu website của bạn chạy trên nền WordPress và bạn đang cần sự hỗ trợ tốt nhất về kỹ thuật, bảo mật, và tối ưu cho Website WordPress của mình. [caption id="attachment_55786" align="aligncenter" width="800"] Chú ý lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting uy tín[/caption] So sánh giá cả và tính năng So sánh giá cả của các gói Hosting khác nhau từ cùng một nhà cung cấp và giữa các nhà cung cấp khác nhau. So sánh các tính năng đi kèm của từng gói Hosting, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Chọn gói Hosting có giá cả phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng. Lưu ý một số yếu tố khác Vị trí đặt server: Gần với khu vực người dùng truy cập website sẽ giúp tốc độ truy cập nhanh hơn. Khả năng mở rộng: Khả năng nâng cấp dung lượng lưu trữ, băng thông,... khi cần thiết. Danh tiếng nhà cung cấp: Chọn nhà cung cấp uy tín, có hạ tầng tốt và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Chính sách chăm sóc khách hàng, phản hồi nhanh chóng trong vòng vài phút.  6. Các câu hỏi thường gặp  Để giúp bạn hiểu rõ hơn, FPT Cloud sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết nhé. 6.1. Phân biệt Hosting và tên miền Tên miền là địa chỉ của website trên Internet, giống như địa chỉ nhà của bạn. Khi bạn gõ một tên miền vào trình duyệt, bạn đang yêu cầu máy tính của mình tìm đến máy chủ lưu trữ website đó. Hosting là dịch vụ cho thuê không gian lưu trữ trên các máy chủ có kết nối Internet. Đây là nơi bạn lưu trữ tất cả các tệp tin của website, bao gồm hình ảnh, văn bản, code,... 6.2. Khi nào nên sử dụng Hosting miễn phí và trả phí? Nên sử dụng hosting miễn phí trong các trường hợp sau: Bạn chỉ muốn tạo một blog cá nhân, portfolio đơn giản với lượng truy cập thấp. Bạn muốn thử nghiệm một ý tưởng website mới trước khi đầu tư vào một giải pháp chuyên nghiệp hơn. Bạn đang muốn học về thiết kế website và cần một môi trường để thực hành. Nên sử dụng hosting trả phí trong các trường hợp sau: Bạn muốn xây dựng một website bán hàng, dịch vụ với lượng truy cập lớn. Bạn cần một website chuyên nghiệp, ổn định để đại diện cho công ty của mình. Bạn cần sử dụng các tính năng cao cấp như email marketing, cửa hàng trực tuyến, v.v. 6.3. Hosting ảnh hưởng như thế nào đến SEO? Hosting là nền tảng mà website của bạn được xây dựng và hoạt động. Chính vì vậy, chất lượng hosting sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO của website. Cách mà hosting ảnh hưởng đến SEO cụ thể là: Tốc độ tải trang: Google đánh giá rất cao tốc độ tải trang. Một website tải nhanh sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Bảo mật: Hosting chất lượng sẽ cung cấp các tính năng bảo mật như tường lửa, SSL để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công. Thời gian hoạt động: Một website hoạt động ổn định, không bị gián đoạn sẽ giúp Google đánh giá cao hơn. Giải quyết vấn đề nhanh chóng: Khi gặp sự cố, bạn cần được hỗ trợ kỹ thuật kịp thời để khắc phục. Lúc này các công ty cung cấp hosting uy tín sẽ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7. Ảnh hưởng đến SEO địa phương: Địa chỉ IP của máy chủ hosting có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng website trong tìm kiếm địa phương. 6.4. Nên đăng ký hosting Việt Nam hay nước ngoài? Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết về việc so sánh và lựa chọn hosting Việt Nam và nước ngoài: Tiêu chí Hosting Việt Nam Hosting Nước Ngoài Ưu điểm Tốc độ truy cập nhanh hơn đối với người dùng trong nước. Nhiều tài nguyên, máy chủ mạnh mẽ, băng thông lớn. Hỗ trợ kỹ thuật dễ dàng bằng tiếng Việt. Cập nhật công nghệ mới nhất. Phương thức thanh toán đa dạng, thuận tiện. Tiêu chuẩn bảo mật cao hơn. Được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Nhược điểm Tài nguyên hạn chế so với nhà cung cấp lớn trên thế giới. Tốc độ có thể chậm hơn đối với người dùng trong nước. Một số nhà cung cấp chưa cập nhật công nghệ mới nhất. Khó khăn trong việc liên hệ và hỗ trợ bằng tiếng Việt. Khi nào nên chọn Website cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ: Không yêu cầu nhiều tài nguyên, cần hỗ trợ tiếng Việt. Website có lượng truy cập lớn: Đòi hỏi nhiều tài nguyên để đảm bảo ổn định. Khách hàng chủ yếu là người Việt Nam: Tốc độ truy cập nhanh là yếu tố quan trọng. Website có tính năng phức tạp: Yêu cầu công nghệ cao và bảo mật tốt. Ngân sách hạn chế: Gói hosting Việt Nam thường có giá cả phải chăng hơn. Khách hàng toàn cầu: Tốc độ truy cập từ nhiều quốc gia là yếu tố quan trọng. Bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, việc hiểu rõ hosting là gì và lựa chọn dịch vụ hosting phù hợp sẽ giúp bạn đảm bảo rằng trang web của mình luôn sẵn sàng phục vụ người dùng một cách tốt nhất, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và đạt được các mục tiêu kinh doanh. FPT Cloud hy vọng bài viết giúp bạn lựa chọn được gói hosting phù hợp với nhu cầu của mình.