Blogs Tech

ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác

11:38 05/07/2022
ID Facebook là gì? Đây là dãy ký tự được nhà phát triển nền tảng mạng xã hội sử dụng để quản lý. Bạn sẽ hiểu hơn về nhiệm vụ thông qua bài viết dưới đây của FPT Cloud. Ngoài ra, phần cuối tập trung hướng dẫn cách để người dùng có thể tự lấy ID Page. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những kiến thức và thủ thuật vô cùng hữu ích cho riêng mình. ID Facebook là gì? Facebook ID là gì? Đây là dãy mã số được Facebook tự động gán vào. Điều này nhằm mục đích quản lý mọi hoạt động diễn ra một cách nhanh chóng và thống nhất. Cụ thể, với bất kỳ thao tác nào diễn ra trên mạng xã hội này đều được gắn ID Page riêng. Tất cả đảm bảo không trùng lặp và không thể can thiệp nhằm mục đích thay đổi. Dựa theo định nghĩa ID Facebook là gì, bạn thấy rằng mỗi tương tác của bạn đều có mã riêng biệt. Không những vậy, dãy ký tự còn được chia thành nhiều loại khác nhau: ✅Loại ID Ý nghĩa ✅UID Chính là ID của người dùng sẽ được gán vào khi bạn khởi tạo tài khoản mạng xã hội của mình. Chuỗi ký tự này sẽ luôn gắn liền với bạn trong suốt quá trình sử dụng Facebook. ✅Photo ID Photo ID Facebook là gì? Mỗi bức ảnh hoặc album người dùng đăng lên cũng đều được kiểm soát bằng ID riêng. ✅Video ID, Status ID Bạn có thể suy luận tương tự khi biết định nghĩa ID Facebook là gì. Mỗi video hoặc dòng trạng thái post lên đều được gán mã ID. Khi tìm hiểu, bạn sẽ thấy ID Facebook không chỉ dừng lại ở tài khoản hay hoạt động cá nhân. Những mã này còn dành cho các Fanpage. >>> Có thể bạn quan tâm: Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key Mục đích sử dụng ID Câu trả lời ID là gì trong Facebook ở trên khiến nhiều người tưởng rằng các mã chỉ đem đến lợi ích cho nhà phát triển. Thế nhưng, bạn cũng có thể tận dụng theo cách vô cùng hữu ích. Cụ thể, ID giúp người dùng truy cập nhanh chóng vào trang cá nhân của mình và ai đó. Từ đó, thông tin chia sẻ công khai được nắm bắt nhanh chóng. Đây thực sự là kênh quan trọng đối với người làm SEO, Digital Marketing,… Nhờ thế, họ chọn lọc ra được người dùng trong nhóm tuổi, sở thích, công việc,… khác nhau. Việc chạy quảng cáo, bán hàng cũng sẽ được tối ưu và nhắm trúng đối tượng. Ngoài ra, bạn hẳn sẽ có những lúc bắt gặp một bức ảnh hay video thú vị. Điều cần làm là lưu lại ID của các đối tượng này. Sau đó, khi muốn xem lại, bạn chỉ cần gõ đúng cú pháp vào trình duyệt web. Cụ thể như sau: fb.com/ID FB, đoạn video hay bức ảnh sẽ được hiển thị ngay lập tức. Qua đó thấy rằng việc hiểu ID Facebook là gì và tận dụng đúng cách là rất hữu ích. Hướng dẫn cách lấy ID Facebook Cách lấy ID Fanpage có gì khác biệt so với những mã ký tự thuộc tài khoản cá nhân? Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể với từng loại thông qua phần dưới đây. Lấy ID Fanpage và UID Để lấy ID Fanpage cũng như của từng người, bạn tiến hành theo trình tự các bước. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_28472" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ để lấy ID nhanh chóng hơn[/caption] Đầu tiên hay tự hỏi đối tượng ID Facebook là gì và truy cập vào nhóm, trang hoặc người đó. Bạn sao chép đường link hiển thị trên cùng của màn hình. Sử dụng trình duyệt hiện có để truy cập vào: https://lookup-id.com/. Dán đoạn link vừa copy vào ô tìm kiếm của công cụ rồi nhấn Lookup. Bạn sẽ thấy ID Facebook là gì gần như ngay lập tức. Việc còn lại chỉ là copy và lưu lại để sử dụng khi cần thiết. Tại đây, bạn cần lưu ý trong cách lấy ID Page. Có một số trang hoặc tài khoản cá nhân chưa đặt tên gọi khác cho Facebook họ sở hữu. Vì thế, bạn sẽ thấy ID hiển thị ngay ở trong đường link phía trên cùng màn hình. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data Lấy ID ảnh, album, video Đối với ảnh, album hoặc video, cách để lấy ID Facebook là gì? Các bước đơn giản hơn nhiều so với hướng dẫn ở trên. [caption id="attachment_28475" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tìm thấy ID của Media ngay trên đường link[/caption] Cụ thể, bạn chỉ cần click vào những đối tượng đó, mã ký tự sẽ hiển thị ngay trên link. Bạn sao chép và lưu lại để dùng khi cần thiết là đã xong. Trên đây là những điều cần biết để việc sử Facebook thuận tiện hơn. Nhờ đó, bạn có thể truy cập đối tượng mong muốn bất cứ khi nào. Ngoài ra, việc này cũng giúp phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu rõ ID Facebook là gì cùng những kỹ thuật liên quan. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key

11:22 05/07/2022
Google API Maps là điều kiện cần có để sử dụng ứng dụng bản đồ trên các nền tảng. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud, bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò trong thực tế như thế nào. Kiến thức tiếp tục được mở rộng, tập trung vào giới thiệu chức năng hiện hành. Quan trọng hơn cả chính là hướng dẫn cách sử dụng Google Map API. Google API Maps là gì? [caption id="attachment_28463" align="aligncenter" width="800"] Google Map API giúp bạn tận dụng tích hợp bản đồ trên nền tảng của mình[/caption] Đầu tiên, bạn cần biết Google Map là dịch vụ bản đồ trực tuyến trên web và các app miễn phí. Sự phát triển này đến từ Google đã hỗ trợ nhiều dịch vụ và tính năng cho người dùng. Phổ biến nhất chính là dò đường, tìm vị trí. Bạn có thể sử dụng để tìm tuyến đường tối ưu nhất khi tham gia giao thông. Không chỉ có vậy, công cụ còn hướng dẫn cách bắt xe, chuyển tuyến dành cho phương tiện lưu thông công cộng. Nếu bạn đang cần tìm các vị trí tiện ích như ATM, trạm xăng, bệnh viện,… đều dễ dàng chỉ ra. Vậy khái niệm về Google Map API là gì? Theo cách hiểu đơn giản, đây là phương pháp cho phép website sử dụng dịch vụ như là: Di chuyển. Zoom. Đánh dấu địa điểm, tiện ích nào đó trên bản đồ,… Ví dụ dễ thấy nhất là cách Grab tận dụng Google API Maps. Họ nhúng bản đồ vào web hoặc ứng dụng qua ngôn ngữ Javascript. Thực tế chỉ ra việc sử dụng GG Map API tương đối dễ dàng. Sự hỗ trợ không chỉ dừng lại ở đối tượng là máy tính hay website truyền thống. Các thiết bị di động cũng đang ứng dụng Gmap API nhanh chóng, hiệu quả. Lưu ý rằng, Google API Maps sẽ miễn phí khi bạn xây dựng các ứng dụng nhỏ, yêu cầu thấp. Đối với những app lớn, nhằm mục đích kinh doanh, bạn cần trả một khoản phí. Qua đó đảm bảo toàn bộ tính năng trong Google API Maps được khai thác triệt để. >>> Xem thêm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site nhanh chóng, hiệu quả Maps API là gì? Maps API là một phương thức cho phép một website B sử dụng được dịch vụ bản đồ của website A và nhúng vào website của mình. Site A chính là google map còn site B là các website của cá nhân hoặc của tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ của google. Với các tính năng sử dụng dịch vụ của google như di chuột, zoom bản đồ hay đánh dấu trên bản đồ… Với tất cả ứng dụng xây dựng trên bản đồ maps sẽ được nhúng vào trang web cá nhân nhờ vào các thẻ javascripts chính vì vậy việc sử dụng API google sẽ trở nên càng dễ dàng hơn. Hiện nay, Google Maps API đã nâng lên phiên bản version3, đây là phiên bản không chỉ dành riêng cho máy tính bàn mà còn dành cho các thiết bị di động, các ứng dụng và nhiều tiện ích hơn. Ứng dụng của Google Maps API Với Google Maps API là ứng cao được dùng phổ biến và có một số ứng dụng tiêu biểu sau: [caption id="attachment_28465" align="aligncenter" width="800"] Công cụ đem đến những ưu điểm nổi trội hơn hẳn các ứng dụng thông thường[/caption] Đánh dấu vị trí mong muốn Ứng dụng đánh dấu vị trí mong muốn (hay còn gọi là bookmarking location app) là một trong những ứng dụng cho phép người dùng đánh dấu và lưu trữ nhiều vị trí khác nhau trên bản đồ hoặc trong cơ sở dữ liệu. Với ứng dụng này sẽ cho phép người dùng lưu trữ được những địa điểm quan trọng như nhà, cửa hàng, văn phòng, địa điểm ăn uống, hay bất kỳ những địa điểm nào khác mà họ muốn lưu lại để có thể quay lại sau này. Ứng dụng Google Maps API đánh dấu các vị trí mong muốn và sẽ cung cấp các tính năng như tìm kiếm hay xem lại các vị trí đã được lưu trữ trước đó. Đồng thời, cũng hướng dẫn chỉ đường đến các vị trí đó, có thêm cả ghi chú hoặc thông tin liên lạc vào các vị trí, và sẽ chia sẻ được vị trí này với người khác. Do đó, ứng dụng này sẽ mang đến lợi ích cho người dùng trong quá trình quản lý và sắp xếp những địa điểm khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chỉ đường đến địa điểm cần tìm Google Maps API có chức năng chỉ đường đến đúng địa điểm cần tìm sẽ cho phép người dùng tìm khung đường đi ngắn nhất và tối ưu nhất từ vị trí hiện tại đến các địa điểm cần tìm trên bản đồ. Maps API sẽ tạo ra một tuyến đường ngắn nhất và cung cấp tới người dùng những thông tin liên quan đến khoảng cách, thông tin giao thông, thời gian di chuyển, và hướng dẫn cách di chuyển chi tiết để đi đến địa điểm cần tìm. Với chức năng này sẽ hỗ trợ người dùng trong việc di chuyển và khám phá đến những địa điểm mới một cách dễ dàng và tiện lợi. Đặc biệt, được di chuyển với tuyến đường tối ưu nhất và an toàn nhất cho người dùng. Khoanh vùng các khu vực Ứng dụng Google Maps API có khả năng khoanh vùng các khu vực, được gọi là "địa chỉ đa giác". Vì thế có thể thuận lợi trong việc hiển thị các khu vực được giới hạn, như với các khu vực đô thị, khu vực cấm hay các khu vực địa lý khác. Ứng dụng khoanh vùng các khu vực sẽ được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ những địa điểm kinh doanh đến địa điểm bất động sản hay địa điểm giáo dục. Thể hiện tình trạng giao thông của khu vực Google Maps API sẽ thể hiện được tình trạng giao thông của các khu vực. Do đó, tính năng này sẽ được xây dựng trên cơ sở dữ liệu giao thông với thời gian thực, bao gồm những thông tin về tình trạng lưu thông của khung đường và tốc độ di chuyển của những phương tiện trên đoạn đường đó. Người dùng ứng dụng này có thể xem được thông tin này trên bản đồ hoặc trong quá trình tìm đường đi đến một địa điểm mong muốn. Tính năng được đánh giá cao và rất hữu ích trong việc lựa chọn những tuyến đường di chuyển phù hợp để việc tránh tắc đường và tiết kiệm thời gian di chuyển. >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data Hướng dẫn tạo Google API Maps Dưới đây là hướng dẫn cách lấy Google Map API Key vô cùng đơn giản. Bạn có thể tự thực hiện ngay trên chính nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại: [caption id="attachment_28467" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tự thực hiện việc lấy Google Map API ngay trên máy tính, điện thoại của mình[/caption] Truy cập vào Google API Console rồi chọn “Select a project”. Nhấn “New project” để bắt đầu thêm dự án mới. Điền đầy đủ thông tin vào các mục như project name, location. Sau khi hoàn thành, bạn xác nhận bằng cách nhấn “Create”. Đi đến project vừa tạo, chọn APIs & Service và nhấp vào ‘Credentials”. Chọn “Create Credentials”, sao chép “Your API key” và chọn “Restrict Key”. Bạn nhấn “Save”  sau khi đã điền mọi thông tin cần thiết. Truy cập project đã tạo >> chọn APIs & Services >> Đi tới Library >> Nhập thư viện >> Chọn Enable. Chọn Dashboard để kiểm tra thư viện, đảm bảo cài đặt thành công. Các bước trong hướng dẫn đều rõ ràng, cụ thể. Vì thế, dù bạn không phải người trong lĩnh vực công nghệ cũng thực hiện được. Cách lấy kinh độ, vĩ độ để hiển thị trên bản đồ Để lấy kinh độ (longitude) và vĩ độ (latitude), người dùng có thể sử dụng Google Maps API và sử dụng Google Maps JavaScript API để hiển thị được bản đồ và lấy kinh độ và vĩ độ tại đúng vị trí hiện tại hoặc tại một địa điểm bất kỳ trên bản đồ. Để lấy kinh độ và vĩ độ tại vị trí hiện tại, bạn có thể sử dụng hàm navigator.geolocation.getCurrentPosition() của JavaScript. Ví dụ: navigator.geolocation.getCurrentPosition(function(position) {   var lat = position.coords.latitude;   var lng = position.coords.longitude;   console.log("Latitude: " + lat + ", Longitude: " + lng); }); Còn muốn lấy kinh độ và vĩ độ tại một điểm bất kỳ trên bản đồ, người dùng có thể sử dụng sự kiện click của bản đồ  cùng phương thức event.latLng để lấy kinh độ và vĩ độ tại điểm đó. Ví dụ: map.addListener('click', function(event) {   var lat = event.latLng.lat();   var lng = event.latLng.lng();   console.log("Latitude: " + lat + ", Longitude: " + lng); }); Người dùng cần lưu ý rằng để sử dụng Google Maps API, sẽ cần phải đăng ký và lấy API key từ Google và thêm API key đó vào mã của bạn. Những bài viết liên quan: WLAN là gì? Kiến thức nền tảng về mạng WLAN IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên PC, laptop & điện thoại Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất IPv6 là gì? Cách đổi IPv4 sang IPv6 & So sánh IPv4 và IPv6 Trên đây là những điều bạn cần biết để việc xác định vị trí và đặc điểm từng vùng đơn giản hơn. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đó để thu hút thêm nhiều khách hàng, thúc đẩy doanh thu,…Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là đã có thể tận dụng được công cụ vô cùng tuyệt vời. FPT Cloud tin rằng bạn đã biết cách tạo Google API Maps cho riêng mình.

Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data

16:24 04/07/2022
503 Valid RCPT command must precede data có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud, bạn sẽ hiểu được nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì. Phần trọng tâm nhất sẽ tập trung vào tháo gỡ khó khăn, khắc phục lỗi. Quy trình thao tác tương đối đơn giản với bất kỳ ai. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh khi phát hiện vấn đề. 503 Valid RCPT command must precede data là gì? Lỗi 503 Valid RCPT command must precede data có thể xảy ra trong khi gửi Email. Thông báo cho biết thư của bạn không xác thực đúng phương thức kết nối SMTP. [caption id="attachment_28455" align="aligncenter" width="800"] Lỗi 503 Valid RCPT command must precede data xảy ra trên nền tảng Outlook[/caption] Nguyên nhân đằng sau tình trạng này thường là do ứng dụng Email khách chưa được thiết lập xác thực SMTP. Bạn cần nhanh chóng khắc phục để không làm gián đoạn hoạt động trao đổi thông tin. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site nhanh chóng, hiệu quả Cách sửa lỗi 503 valid rcpt command must precede data Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data sẽ được hướng dẫn đến bạn ngay sau đây. Lưu ý rằng những thiết lập và thay đổi này diễn ra trên phiên bản Outlook 2016, 2019 và 365. [caption id="attachment_28457" align="aligncenter" width="800"] Để sửa lỗi, bạn đi đến phần Account Settings trên Outlook[/caption] - Mở menu “File” rồi chọn “Account Settings”. - Trong cửa sổ Account Settings, bạn chọn tài khoản Email muốn thiết lập và nhấp vào “Change”. - Tại Change Account, hãy ấn vào “More Settings” phía cuối màn hình. - Chọn Tab “Outgoing Server”. - Tick vào ô có nội dung “My outgoing server (SMTP) requires authentication”. - Chọn tiếp “Use same settings as my incoming mail server” phía dưới. - Mở tab “Advanced”. - Đặt cổng Outgoing server(SMTP) chuyển thành 465. - Tại menu thả xuống “Use the following type of encryption connection”, hãy dùng tùy chọn SSL. - Bấm OK. - Tại cửa sổ Internet Email Settings, bạn bấm “Next”. - Nhấp vào “Finish”. Khi hoàn thành tất cả các thao tác trên, quá trình sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data kết thúc. Qua đó đảm bảo cấu hình cho địa chỉ Email đã theo đúng tiêu chuẩn trên Outlook. Trên đây là một trong những sự cố có thể gặp với bất kỳ ai cùng hướng giải quyết. Sớm xác định nguyên nhân và thực hiện theo hướng dẫn trên giúp giảm thiểu tác động tiêu cực cho bạn. Điều này càng quan trọng hơn nữa đối với những ai thường xuyên trao đổi Email trên Outlook mỗi ngày. FPT Cloud chúc bạn xử lý lỗi 503 Valid RCPT command must precede data thành công. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site nhanh chóng, hiệu quả

16:15 04/07/2022
Trỏ tên miền về Google Site giúp tạo ra các địa chỉ trang web dễ nhớ và thân thiện hơn. Vai trò cụ thể sẽ được FPT Cloud phân tích tới bạn thông qua bài viết dưới đây. Tiếp đó là phần quan trọng nhất – hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site. Hãy tham khảo ngay để website của bạn được tối ưu theo cách hoàn hảo nhất. Tìm hiểu trỏ tên miền về Google Site là gì? Ý nghĩa của việc trỏ Domain về Google Site là gì? Trên thực tế, khi sử dụng nền tảng này, bạn tạo ra địa chỉ dễ nhớ hơn cho trang. [caption id="attachment_28447" align="aligncenter" width="800"] Việc trỏ tên miền về Google Site giúp tăng độ nhận diện trang web của bạn[/caption] Giả sử, bạn có thể sử dụng www.yourdomain.com hoặc support.yourdomain.com cho các trang của mình. Nếu không, hãy thay thế bằng việc tạo một trang sử dụng Google Site. Tiếp đó, bạn trỏ tên miền về Google Site đó. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh Hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site đơn giản nhất Để trỏ tên miền về Google Site, bạn cần mua Domain riêng. Yêu cầu tiếp theo là xác thực trên Webmaster Tool. Sau quá trình này, bạn đi vào triển khai các bước cụ thể sẽ phân tích dưới đây. Bước 1: Thêm website và xác thực Domain Đầu tiên, bạn đăng nhập vào Webmaster Tool và tạo tài khoản cho mình. Tiếp đó, bạn điền tên miền muốn trỏ về Google Site. Hệ thống sẽ nắm bắt được tín hiệu và chuyển sang phần xác thực. Tại đây, điều thiết yếu là làm theo hướng dẫn chọn nhà cung cấp tên miền. Ngoài ra, việc lưu lại dãy số bản ghi TXT cũng rất quan trọng khi trỏ tên miền Google Site. Bước 2: Quản trị và thêm bản ghi Domain Khi đến với bước này, bạn cần lưu ý cập nhật bản ghi CNAME và TXT. Cách để lấy thông số như sau: Đối với bản ghi TXT, bạn quay trở lại Webmaster Tool và ấn “Sao chép”. Dán phần đã copy vào giá trị bản ghi TXT. Đối với phần tên, hãy điền tên miền muốn trỏ. Một bản ghi CNAME được tạo ra để trỏ đến ghs.google.com. Tên bản ghi điền là "www" hoặc "subdomain". Bổ sung thêm bản ghi @ có tác dụng là không cần phải gõ www, có thể vào được luôn. Lưu ý khi trỏ tên miền về Google Site ở đây là thay exdomain.xyz bằng domain của bạn và lưu tất cả. Sau khi hoàn tất, bạn chờ khoảng 30 phút rồi quay lại Webmaster Tool. Một thông báo xác minh quá trình thiết lập thành công sẽ xuất hiện. Bước 3: Add tên miền vào Google Site Trong bước cuối cùng, bạn sẽ tìm hiểu cách add tên miền vào Google Site. Trình tự sẽ được phân tích cụ thể như sau: [caption id="attachment_28449" align="aligncenter" width="800"] Khi add tên miền, bạn cần xem Google Site đang ở phiên bản nào[/caption] Nếu đang sử dụng phiên bản Google Site cũ, bạn đổi Domain > cài đặt > quản lý trang web > địa chỉ web. Nếu là phiên bản mới, bạn chỉ cần chọn site cần đổi Domain > URL tùy chỉnh > điền Domain là xong. Tại phần địa chỉ web, bạn điền thông tin đã xác thực, bao gồm cả “www”. Một mẹo khi trỏ tên miền về Google Site là nên thực hiện trên trình duyệt Cốc Cốc. Các thao tác sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ và nhanh chóng hoàn thiện hơn. Trên đây là phân tích cụ thể về một trong những kỹ thuật quan trọng khi quản trị website; hướng đến sự thuận tiện khi truy cập và trải nghiệm người dùng, đem đến lợi ích dài lâu. Dễ thấy nhất là bạn tạo ra được nhiều giá trị hơn cho chính thương hiệu của mình và người truy cập. Vì thế, FPT Cloud khuyến khích bạn nên sớm trỏ tên miền về Google Site theo hướng dẫn trên. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress chi tiết Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh

15:18 04/07/2022
Trỏ tên miền về Blogger giúp website trở nên uy tín, chuyên nghiệp hơn đối với người truy cập. Vì thế, hãy tham khảo bài viết để biết cách thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, FPT Cloud cũng hướng dẫn bạn hướng khắc phục lỗi có thể gặp trong quá trình thiết lập. Đây chắc chắn sẽ là khía cạnh tiềm năng để bạn khai thác lưu lượng truy cập và chuyển đổi tốt hơn. Khi nào cần thực hiện trỏ tên miền về Blogspot? Việc trỏ tên miền về Blogger là điều nên làm đối với mỗi nhà quản trị website. Thông thường, địa chỉ trang của bạn sẽ ở dạng mặc định tenmien.blogspot.com. Tuy nhiên, ai cũng muốn web của mình trở nên đáng tin cậy và chuyên nghiệp. tro-ten-mien-ve-blogspot-giup-website-cua-ban-toi-uu-hon Trỏ tên miền về Blogspot giúp website của bạn tối ưu hơn Chính vì thế, họ tìm đến hướng dẫn trỏ tên miền về Blogspot. Ngoài ra, đây cũng là hình thức gián tiếp giúp bạn đạt được doanh thu như mong muốn. Cách trỏ tên miền về Blogger Không để bạn phải chờ lâu hơn, dưới đây là hướng dẫn cách trỏ tên miền về Blogspot. Cụ thể thao tác từng bước sẽ được trình bày trong bảng. [caption id="attachment_28438" align="aligncenter" width="800"] Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogspot gồm bốn bước cơ bản[/caption] ✅Các bước Hướng dẫn cụ thể ✅Bước 1: Điều chỉnh Blog Address - Để trỏ tên miền về Blogger, bạn cần bắt đầu từ việc đăng nhập vào Blogspot, đi tới “Cài đặt” rồi chọn “Cơ bản”.- Bên dưới khung địa chỉ sẽ xuất hiện phần thiết lập URL của bên thứ ba cho Blog của bạn. Hãy điền địa chỉ tên miền cần trỏ, chứa cả phần www vào khung cài đặt nâng cao, nhấn “Lưu”.- Một thông báo xuất hiện “Chúng tôi không thể xác minh thẩm quyền của bạn cho tên miền này”. Kèm theo đó là hai dòng CNAME gồm Name, Label, Host field.- Thông tin CNAME phía trên sẽ được sử dụng trong bước tiếp theo. Vì thế, bạn giữ nguyên trạng thái Blogspot như vậy rồi mở tab trình duyệt mới. ✅Bước 2: Tạo bản ghi CNAME - Bạn cần tạo hai bản ghi CNAME, được Google cung cấp để xác minh tên miền. Kèm theo đó là bốn bản ghi A trỏ về IP để truy cập Blog.- Đăng nhập vào trình quản trị tên miền rồi cài đặt DNS cho bốn bản ghi về các địa chỉ IP sau:216.239.32.21.216.239.34.21.216.239.36.21.216.239.38.21.- Thêm hai bản ghi CNAME khớp với hai bản đã xuất hiện cuối bước trên. ✅Bước 3: Hoàn tất - Khi đã hoàn tất việc trỏ tên miền về Blogger, bạn quay trở lại Bogspot và nhấn “Lưu”.- Bạn cần đợi khoảng 5 – 15 phút để DNS cập nhật.- Nhấn dấu tick vào mục: Chuyển hướng <tên miền> đến <tên miền> và “Lưu”. ✅Bước 4: Kiểm tra - Để đảm bảo trỏ tên miền về Blogger thành công, bạn truy cập vào trình quản lý của nhà đăng ký.- Sau đó, hãy nhập tên miền đã trỏ và chờ để được kiểm tra hoạt động. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress chi tiết Khắc phục một số lỗi trong cách trỏ tên miền về Blogspot Trong quá trình trỏ tên miền về Blogger, bạn có thể gặp phải một số lỗi dưới đây. Hãy tham khảo để biết cần làm gì với những tình huống này. Lỗi HTTPS Dấu hiệu để nhận biết lỗi HTTPS khi trỏ tên miền về Blogger là gì? Cụ thể trong thực tế, bạn sẽ thấy những hiển thị sau: [caption id="attachment_28441" align="aligncenter" width="800"] Khi gặp lỗi HTTPS, bạn nên chờ một khoảng thời gian và thử lại[/caption] Tính khả dụng của HTTPS: Thông báo không xử lý được yêu cầu cung cấp HTTPS. Hệ thống đang thử, hãy kiểm tra lại sau. Chuyển hướng HTTPS: Không sử dụng được cài đặt này khi đang xử lý yêu cầu HTTP. Bạn vui lòng kiểm tra lại trạng thái vào thời điểm khác. Nhìn chung, lỗi này sẽ khiến website của bạn không thể truy cập thành công. Nguyên nhân là do bạn chuyển đổi tính khả dụng của HTTPS. Lúc này, Blogspot chưa thể cập nhật kịp thời. Cách khắc phục lỗi này khi trỏ tên miền về Blogger rất đơn giản. Bạn nên chờ khoảng 20 phút, rồi tải lại trang sẽ thấy hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hãy đảm bảo các bản ghi đều đã chính xác. >>> Xem thêm: Cách gỡ Office 2016 từ bảng điều khiển cPanel hoặc công cụ hỗ trợ Lỗi CAA  Đây là lỗi thuộc về SSL trên Blogspot. Vấn đề sẽ xảy ra khi bạn bật/tắt “Tính khả dụng của HTTPS”. Nguyên nhân là do hệ thống đã ngừng hỗ trợ CAA. Để khắc phục, bạn cần vào và xóa bản ghi CAA trên cấu hình tên miền. Sau đó, hãy bật lại “Tính khả dụng của HTTPS”. Ngoài ra, nhiều người cài đặt thành công nhưng vẫn không truy cập được Blogspot. Với trường hợp này, một Email của bạn quản lý nhiều website. Khi một đối tượng web bị lỗi sẽ dẫn đến tình trạng tương tự với số còn lại. Để trỏ tên miền về Blogger thành công, bạn nên backup theme và nội dung. Tiếp đó, hãy tách mỗi Blog sang một Email quản trị khác nhau rồi import lại. Những bài viết liên quan: Clienttransferprohibited là gì? Tìm hiểu cách xử lý trạng thái tên miền AppServ là gì? Trọn bộ hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng trên Windows Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin Domain với Whois từ A-Z Parked Domain là gì? 3 cách thiết lập Parked Domains cực nhanh Trên đây là những điều cần biết để giúp website trở nên ấn tượng, chuyên nghiệp hơn. Quan trọng hơn cả, kỹ thuật trên tạo điều kiện để thương hiệu đạt được lợi nhuận như mong đợi. Việc thiết lập hay khắc phục lỗi đều tương đối đơn giản, FPT Cloud tin rằng bạn đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản về các bước trỏ tên miền về Blogger.

Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress chi tiết

17:00 02/07/2022
Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress là kỹ thuật được nhiều nhà quản trị mong chờ. Bởi lẽ, điều đó giúp trải nghiệm tải trang trở nên nhanh hơn. Thông qua bài viết của FPT Cloud, bạn không chỉ nắm được quy trình thực hiện như thế nào mà nắm bắt được những ưu – nhược điểm giúp việc ứng dụng linh hoạt hơn. CloudFlare là gì? Trước khi đến với hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress, bạn nên hiểu khái niệm cơ bản. CloudFlare cung cấp dịch vụ DNS trung gian, dùng để điều phối lưu lượng truy cập giữa Server và các máy trạm. Mọi hoạt động được thực hiện và giám sát thông qua lớp bảo vệ của CloudFlare. Hiểu đơn giản hơn, bạn không cần truy cập trực tiếp vào website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS. Thay vào đó, bạn sử dụng máy chủ phân giải tên miền đến từ CloudFlare. Nguyên lý hoạt động này có những lợi thế và điểm yếu nhất định. Phần dưới đây giúp bạn biết khi nào nên tìm hiểu hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách gỡ Office 2016 từ bảng điều khiển cPanel hoặc công cụ hỗ trợ Ưu nhược điểm và trường hợp nên sử dụng CloudFlare Ưu điểm Không phải ngẫu nhiên dịch vụ CloudFlare được mọi người tin tưởng. Những điểm mạnh dưới đây sẽ là động lực để bạn đi đến hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress. CloudFlare giúp website trở nên an toàn và tối ưu hơn Hạn chế nguy cơ đến từ các cuộc tấn công DDoS. Phân tích toàn bộ các yêu cầu được thực hiện cho một website. Thuận tiện trong việc cài đặt chứng chỉ SSL. Việc kết nối CloudFlare giúp tăng tốc độ truy cập website, giảm tải băng thông cho máy chủ. Có thể thấy rằng, nhà phát triển CloudFlare tập trung rất nhiều vào khả năng bảo mật. Bên cạnh đó, phương thức giúp tối ưu tốc độ và băng thông cũng là thế mạnh không thể bỏ qua. Hạn chế Trước khi nghiên cứu hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress, bạn cũng nên lường trước điểm hạn chế. Cụ thể như sau: Hoạt động của website phụ thuộc hoàn toàn vào dịch vụ CloudFlare. Nếu server của nhà cung cấp xảy ra sự cố sẽ dẫn đến gián đoạn khi truy xuất vào web của bạn. Sự cố này đã từng xảy ra trong quá khứ và khiến hàng ngàn trang không truy cập được. Theo đánh giá của chuyên gia, việc sử dụng CloudFlare phiên bản miễn phí có nhiều giới hạn. Cụ thể là không được quyền khai thác toàn bộ chức năng, dễ downtime. Vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng gói Pro hoặc doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, điểm bất cập nằm ở việc website cần phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ. Thế nhưng, tần suất gặp sự cố không nhiều và sẽ được đội ngũ chuyên gian khắc phục kịp thời. Trường hợp nên sử dụng CloudFlare Bạn nên bắt tay vào tìm hiểu hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress trong các trường hợp nào? Dưới đây là các gợi ý giúp việc vận dụng được tối ưu nhất. CloudFlare phù hợp với website có server đặt tại nước ngoài Website đặt tại máy chủ nước ngoài, Traffic chủ yếu từ Việt Nam hoặc phân bổ trên toàn thế giới. Có nhu cầu tăng cường bảo mật bằng cách ẩn địa chỉ IP máy chủ website. Cải thiện tốc độ tải trang nhanh và mượt hơn. Tiết kiệm băng thông. Sử dụng SSL miễn phí đến từ CloudFlare. Muốn sử dụng các loại giao thức là HTTP/2, HTTP/3. Qua đây, bạn cũng có thể thấy được tính ứng dụng cao của CloudFlare. Đó đều là nhu cầu cần thiết với mọi nhà quản trị web. Hướng dẫn cách thiết lập Cloudflare với website WordPress Trong phần này sẽ hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress nhanh nhất. Cụ thể quy trình thiết lập được mô tả trong bảng dưới đây. Để sẵn sàng cho hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress, bạn nên chuẩn bị trước tài khoản ✅Các bước Cách thực hiện ✅Bước 1: Cài đặt Plugin - Truy cập trang quản trị WordPress Dashboard → Plugins → Add New.- Tìm kiếm CloudFlare và chọn Cài đặt → Kích hoạt Plugin.- Sau khi đã kích hoạt xong, bạn tiếp tục vào Cài đặt → CloudFlare → Sign in here. ✅Bước 2: Tạo tài khoản - Trong hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress, bạn cần lưu ý tạo trước tài khoản. Nếu chưa có, hãy nhấp “Create Your Free Account”.- Truy cập website CloudFlare → Sign Up để tạo cho mình một tài khoản.- Hệ thống yêu cầu nhập Email và Password → Create Account. ✅Bước 3: Thêm Domain - Khi đã đăng ký tài khoản thành công, bạn nhập tên miền → + Add Site.- Tại đây, người dùng được tùy chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu rồi ấn Confirm plan. ✅Bước 4: Kiểm tra giá trị DNS - Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress tiếp tục bằng việc kiểm tra DNS. Bạn sẽ nhận được gợi ý về giá trị DNS hiện tại rồi nhấn “Continue”. Theo kinh nghiệm, công cụ có thể gợi ý chính xác đến 99% với tên miền bạn đang dùng.- Cập nhập bằng cách thay đổi giá trị Nameserver cho tên miền của mình. Bạn đi theo hướng sau: Truy cập IP → Tên miền → Chọn tên miền cần kết nối → Nameservers → Sử dụng NS tùy chỉnh → Nhập giá trị Name Server của CloudFlare.- Sau khi hoàn tất, hãy nhớ ấn “Lưu thay đổi”. Đồng thời, bạn quay trở lại trang CloudFlare → Done, check nameserver. ✅Bước 5: Cấu hình CloudFlare - Bạn nhấp lần lượt: CloudFlare → My Profile(khu vực tài khoản) → API Tokens → Global API Key → View.- Nhập Password tài khoản CloudFlare và copy API key.- Quay trở lại trang WordPress, dán Email và API key vào cách trường đăng nhập. Khi đã hoàn tất, bạn nhấn “Save API Credentials”. ✅Bước 6: Kết nối Đây là phần quan trọng nhất trong hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress. Cách khai thác cụ thể sẽ được phân tích trong phần tiếp theo. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Landipage theo cách tối ưu nhất Hướng dẫn sử dụng chức năng CloudFlare Bên cạnh hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress, bạn cần nắm được chức năng. Hiểu được từng loại có nhiệm vụ gì giúp việc cài đặt phục vụ đúng nhu cầu. Chức năng cơ bản Phần chức năng cơ bản này nằm trong mục “Home”. Trong đó có nhiều tùy chọn đi kèm với giải thích ý nghĩa. Cụ thể như sau: Optimize CloudFlare for WordPress: Áp dụng các cài đặt đã được đề xuất. Hoạt động này nhằm đảm bảo hiệu suất web tối ưu. Purge Cache: Có chức năng xóa các tệp đã lưu trong bộ nhớ Cache để buộc CloudFlare tìm nạp phiên bản mới. Automatic Cache Management: Tự động xóa bộ nhớ Cache CloudFlare khi cập nhật giao diện website. Bạn dễ dàng ra lệnh, điều chỉnh trạng thái một cách dễ dàng. Nhà quản trị dựa trên nhu cầu và hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress để đưa ra quyết định. Chức năng nâng cao Chức năng nâng cao chính là phần tập trung nhiều điểm mạnh của CloudFlare. Bạn cần nghiên cứu và tận dụng triệt để những khả năng hỗ trợ sau: CloudFlare giúp chuyển đổi hàng loạt trang sang HTTPS Always Online: Khi máy chủ gặp sự cố, CloudFlare sẽ phục vụ trang tĩnh trên website của bạn. Hoạt động này diễn ra từ bộ nhớ Cache. Image Optimization: Tối ưu hóa thời gian tải ảnh. Development Mode: Cho phép xem các thay đổi đối với máy chủ gốc trong thời gian thực. Cache HTML at CDN: Bypass Cache By Cookie lưu trữ nội dung tĩnh như HTML. Qua đó nhằm cải thiện hiệu suất trang web. Security Level: Điều chỉnh mức độ bảo mật cho web. Web Application Firewall: Đặt ra quy tắc nhằm bảo vệ website khỏi những lỗ hổng bảo mật. Advance DDoS: CloudFlare đứng trước website của bạn bất kể kích thước cũng như thời lượng của cuộc tấn công. Automatic HTTPS Rewrites: Thay thế tất cả các nguồn tài nguyên hoặc liên kết bằng HTTPS. Ngoài ra, khi tìm hiểu hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress sẽ thấy khả năng phân tích. Bạn nắm được số liệu thống kê về khách truy cập, băng thông được lưu, mối đe dọa,… Trên đây là những điều bạn cần biết để tăng cường sức mạnh và độ tối ưu cho website. Sử dụng dịch vụ không chỉ đem lại lợi ích cho nhà quản trị. Quan trọng hơn, trải nghiệm của khách truy cập cũng được gia tăng. Vì thế, bạn nên sớm đưa dịch vụ vào ứng dụng thực tế. FPT Cloud tin rằng hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress không hề khó với tất cả mọi người. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399 FPT Smart Cloud – Nhà cung giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Cách gỡ Office 2016 từ bảng điều khiển cPanel hoặc công cụ hỗ trợ

16:42 02/07/2022
Cách gỡ Office 2016 chắc hẳn là mong muốn của mọi người khi muốn sử dụng phiên bản mới hơn. Vì thế, hãy đọc và làm theo hướng dẫn thông qua bài viết này của FPT Cloud. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách gỡ bỏ Microsoft Office 2016 dưới đây. Mỗi phương pháp đều đem đến những sự thuận tiện nhất định. Cách gỡ Office 2016 bằng cPanel Cách gỡ Office 2016 đầu tiên là thực hiện thông qua bảng điều khiển cPanel ngay trên máy tính. Các bước như sau: [caption id="attachment_28423" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể thực hiện cách gỡ Office 2016 nhanh chóng với Cpanel trên máy tính[/caption] Cách gỡ cài đặt Office 365 bắt đầu bằng việc tắt tất cả ứng dụng đang chạy. Ví dụ như Word, Excel, Outlook,… vốn đã rất quen thuộc với người dùng. Tiếp theo, bạn chọn biểu tượng Windows nằm góc trái, bên dưới màn hình. Với hướng dẫn gỡ cài đặt Office 2016 này, bạn tìm và mở Control Panel. Tiếp đó, hãy chọn “Programs” –> “Programs and Features”. Mục tiêu là gỡ bỏ Office 365 nên bạn sẽ tìm đến bộ cài đặt Office và click “Uninstall”. Quy trình đến đây là đã hoàn tất gỡ bỏ toàn bộ ứng dụng trong bộ Office thành công. Vì thế, bạn cũng có thể tham khảo nếu đang tìm cách xóa Excel trên máy tính. >>> Xem thêm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Landipage theo cách tối ưu nhất Gỡ bỏ Office 365 hoàn toàn bằng công cụ sửa lỗi Cách gỡ cài đặt Office 2016 tiếp theo là sử dụng công cụ sửa lỗi. Phương pháp này giúp đảm bảo phiên bản mới nhanh chóng được kích hoạt thành công sau đó. Quy trình như sau: [caption id="attachment_28426" align="aligncenter" width="800"] Để chắc chắn đã thành công, bạn nên thử tải bộ Office mới hơn[/caption] Với cách gỡ Microsoft Office 2016 này, bạn cần tải trước công cụ hỗ trợ về. Sau đó, hãy click vào ứng dụng o15CTRRemove. Chọn “Tiếp theo” rồi tiến hành theo các lời nhắc. Chỉ sau thời gian ngắn, bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện thông báo gỡ cài đặt thành công. Hãy làm theo lời nhắc để restart máy tính. Hoạt động này nhằm giúp các thay đổi có hiệu lực. Chọn “Tiếp theo”. Để chắc chắn cách gỡ Office 2016 thành công, bạn nên cài đặt phiên bản mới hơn và xem tình trạng hoạt động. Với các bước hướng dẫn ở trên, bạn có thể thấy không khó để hủy cài đặt. Ngay cả những người không chuyên về ứng dụng, phần mềm công nghệ cũng thực hiện được. >>> Xem thêm: Chức năng và cách đổi cấu hình DNS để tăng tốc độ truy cập Trên đây là những điều cần biết để giúp hệ điều hành và ứng dụng luôn hoạt động ổn định. Cũng chính nhờ thế, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên trải nghiệm phiên bản Office mới nhất. Cách thiết lập đơn giản, không mất nhiều thời gian cho việc xóa cài đặt. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ thành thạo cách gỡ Office 2016 từ lần thử đầu tiên.

Hướng dẫn trỏ tên miền về Landipage theo cách tối ưu nhất

16:15 02/07/2022
Trỏ tên miền về Ladipage là kỹ thuật quan trọng để thúc đẩy sự chuyển đổi khách hàng. Bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về tầm quan trọng thông qua bài viết của FPT Cloud. Không những vậy, bạn còn biết cần làm gì khi tên miền chưa trỏ Cname về dns.ladipage.com. Bên cạnh đó là những hướng dẫn mở rộng khác để áp dụng linh hoạt. Tầm quan trọng của trỏ tên miền về Ladipage Biết cách trỏ tên miền về Ladipage là rất cần thiết với nhà quản trị website. Domain đóng vai trò như địa chỉ mỗi hộ gia đình. Thông qua đó, người dùng Internet phân biệt được các trang với nhau. [caption id="attachment_28411" align="aligncenter" width="800"] Trỏ tên miền về Ladipage là cách định hướng người truy cập[/caption] Ngoài ra, nhờ địa chỉ định danh, người dùng mới có thể truy cập chính xác website mình mong muốn. Trong khi đó, Ladipage là nền tảng cho phép bạn xây dựng Ladipage. Như đã nói, đây là nơi được tối ưu nhất, nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Trỏ tên miền về Ladipage giúp đẩy mạnh việc hoàn thành mục tiêu chính. Chẳng hạn như thúc đẩy người dùng điền form, mua hàng, nhận thông báo,… Chính vì thế, tên miền chưa trỏ Cname về dns ladipage com có thể là điều bất lợi lớn. Bạn tốn nhiều thời gian, công sức tối ưu nhưng lại không đạt được mục đích cuối cùng. >>> Có thể bạn quan tâm: Chức năng và cách đổi cấu hình DNS để tăng tốc độ truy cập Hướng dẫn trỏ tên miền về Ladipage nhanh nhất Dưới đây là hướng dẫn trỏ tên miền về Ladipage với các bước cụ thể. Chỉ cần một số thao tác, bạn chắc chắn sẽ định hướng người truy cập thành công. [caption id="attachment_28413" align="aligncenter" width="800"] Khi chuyển đổi, bạn cần chú ý thiết lập đúng thông tin bản ghi[/caption] ✅Các bước Hướng dẫn cụ thể ✅Bước 1 - Cách trỏ tên miền về Ladipage bắt đầu từ việc đăng nhập vào trang quản trị.- Lúc này, bạn cần nhớ lại những thông tin gồm tên đăng nhập cùng mật khẩu đã được nhà cung cấp dịch vụ đưa cho. ✅Bước 2 - Bạn đi tới phần tên miền và nhấn chọn mục “Quản lý tên miền”.- Tiếp đó, hãy click vào Domain muốn cấu hình. ✅Bước 3 Bạn tiến hành tạo bản ghi để có thể trỏ tên miền về Ladipage. Bản ghi thứ nhất dành cho việc trỏ Cname về dns ladipage com. Thông tin như sau:- Host record: www.- Type: CNAME.- Value: dns.ladipage.com.Tiếp theo, bạn tạo bản ghi A với các thông tin cụ thể như sau:- Host record: @.- Type: A.- Value: 13.229.38.226.Trong trường hợp sử dụng tên miền phụ, bạn cần tạo bản ghi để trỏ Subdomain về Ladipage. Các giá trị cần nhập tương tự như đã hướng dẫn ở trên. Giả sử như sau:- Host record: sanpham.- Type: CNAME.- Value: dns.ladipage.com. ✅Bước 4 Bạn tạo tên miền xác thực trên DNS Ladipage với các bước sau:- Truy cập vào trang quản trị Ladipage, chọn tab “Tên miền”.- Click vào nút “Tạo tên miền mới”.- Nhập tên miền vào Popup vừa hiển thị.- Nhấn “Tạo tên miền” màu xanh.- Cuối cùng là nhấn biểu tượng “…” và chọn mục “Xác thực ngay”. ✅Bước 5 - Sau khi xuất bản thành công, bạn kiểm tra lại quá trình trỏ tên miền về Ladipage. Cách thực hiện là thử tìm kiếm web trên Google, Ping,…- Khi thấy xuất hiện trên SERP chứng tỏ người truy cập Internet sẽ nhìn thấy trang mục tiêu của bạn. Cách trỏ tên miền về Ladipage với Tenten Trong phần trên là hướng dẫn chung, áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp đăng ký tên miền. Dưới đây là ví dụ cụ thể cách gắn tên miền vào Ladipage đối với Tenten. Đăng nhập vào phần quản trị tên miền Tenten với thông tin user và password. Tiến hành cấu hình hai bản ghi với giá trị giống hệt trong hướng dẫn trỏ tên miền về Ladipage ở trên. Nhấn lưu để xác nhận lại các thay đổi. Tiến hành tạo và xác thực Domain. Chỉ đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành quá trình chỉnh sửa. Nếu vướng mắc ở đâu, quản trị cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ. >>> Có thể bạn quan tâm: VestaCP là gì? Tìm hiểu tính năng và hướng dẫn cài đặt VestaCP Cách trỏ tên miền từ nhà đăng ký Godaddy về Ladipage Đối với nhà đăng ký Godaddy, bạn cũng đăng nhập với thông tin user và mật khẩu cung cấp từ trước. Sau đó, hãy tìm và chọn tab có tên “Domain Manager”. [caption id="attachment_28416" align="aligncenter" width="800"] Đối với nhà cung cấp dịch vụ Godaddy, bạn áp dụng cách thực hiện tương tự[/caption] Bạn nhấn vào đối tượng cần trỏ tên miền về Ladipage rồi chọn “Additional Setting”. Tiếp theo đó là “Manage DNS”. Bước tạo hai bản ghi cũng được thực hiện tương tự như trên. Cuối cùng, bạn tiến hành xác thực lại và hoàn tất quy trình. Trên đây là những điều cần biết đối với bất kỳ nhà quản trị website nào. Qua đó, người truy cập nhận thức về thương hiệu cũng như thực hiện hành động chuyển đổi tốt hơn. Quy trình thực hiện là tương đối dễ dàng với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ sớm thành công trong việc trỏ tên miền về Ladipage. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399