Deface là gì? Cách phòng chống và khắc phục sau khi bị Deface
Xem nhanh
Deface được hiểu là một trong những hình thức tấn công vào điểm yếu nào đó của website. Hoạt động có thể đến từ các vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được phát hiện. Thông qua kiến thức FPT Cloud chia sẻ dưới đây bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn Deface là gì. Quan trọng hơn hết là những giải pháp để hạn chế và khắc phục vấn đề. Vì thế, hãy theo dõi đến cuối nhằm giảm thiểu nguy cơ gián đoạn trong quá trình vận hành website.
Deface được các chuyên gia định nghĩa là các cuộc tấn công nhằm thay đổi nội dung website. Điều này thực hiện khi hacker phát hiện ra điểm yếu nào đó. Mục đích phía sau có thể là những điều bạn không ngờ tới. Ví dụ như:
Dù mục đích là gì, các cuộc tấn công vẫn là điều không nên xảy ra. Bạn cần tìm hiểu cụ thể hơn để lên phương án phòng tránh từ sớm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí
Nguy cơ tấn công website có thể đến từ nhiều lý do khác nhau. Thế nhưng, phổ biến nhất vẫn là do tồn tại điểm yếu nghiêm trọng về bảo mật. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để hacker có thể upload file lên server.
Ngoài ra, những hạn chế về an ninh cũng giúp kẻ xấu có quyền đăng nhập vào trang quản trị web. Thậm chí, nếu mức độ an toàn cao vẫn khó tránh khỏi Deface. Tình trạng này là bởi Hosting khác cùng tồn tại trên server bị tấn công.
Trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia, bạn nên lường trước những trường hợp dưới đây. Đó là các tình huống gần gũi trong thực tế, dễ mắc phải:
Việc nắm bắt được các vấn đề cơ bản và phòng tránh là rất quan trọng. Kỹ thuật không khó để thực hiện nhưng lại giảm thiểu đáng kể cơ hội cho kẻ xấu xâm nhập.
Thông thường, Deface sẽ nhắm vào các trang mặc định. Một số ví dụ tiêu biểu như: index.php, index.html, home.html, default.html, trangchu.html… Vì thế, cách tốt nhất là thường xuyên kiểm tra hoạt động của những đối tượng này.
Bạn cần tập trung quản lý nội dung để sớm biết được phần thông tin nào bị thay đổi. Thế nhưng, một số thủ đoạn tinh vi lại không nhắm vào dữ liệu. Khi này, bạn phải lưu tâm đến cảnh báo từ việc truy cập website hoặc nhà quản lý Hosting.
Cách chủ động phòng chống các cuộc tấn công là vô cùng quan trọng. Thông thường, tội phạm sẽ truy cập vào biểu mẫu liên hệ, bình luận spam, chèn link độc hại… Khả năng tiếp cận càng dễ dàng hơn nếu web có nhiều điểm vào (Entry Point).
Những mẹo dưới đây giúp trang của bạn luôn trong vòng bảo vệ. Các vấn đề rủi ro sẽ được ngăn chặn từ sớm.
✅Cách phòng chống | Giải thích |
✅Kiểm soát Plugin | Thông thường, trang đặc biệt dễ bị tấn công thường kết hợp nhiều Plugin hoặc tính năng bổ sung. Nghiên cứu chỉ ra, những web WordPress có từ 6 – 10 Plugin dễ bị xâm chiếm hơn các loại thông thường.Về cơ bản, các add – on mở rộng bề mặt trang, tạo ra nhiều điểm sơ hở. Cách hạn chế Deface là chọn các Plugin thật cẩn thận. Hãy chắc chắn ứng dụng thực sự đem lại giải pháp, giá trị thiết thực.Nếu đã hủy kích hoạt trong Dashboard, bạn cần thường xuyên kiểm tra và gỡ cài đặt hoàn toàn. Những Plugin đã lỗi thời có nhiều hạn chế trong bảo mật. Phần code không còn được cập nhật nên rất dễ để hacker tấn công. |
✅Giới hạn truy cập | Việc có nhiều admin trên web sẽ mở cánh cửa để tội phạm xâm nhập trái phép. Với thủ đoạn tinh vi, đối tượng xấu dễ dàng đi vào thông qua trang đăng nhập.Vì thế, hạn chế quyền truy cập vào đầy đủ nội dung là điều cần thiết. Những điểm yếu về lỗi do con người như mật khẩu yếu cũng phần nào giảm nhẹ nguy cơ rủi ro. |
✅Quét mã nguồn | Nếu là người am hiểu nền tảng kỹ thuật, bạn có thể tự kiểm tra phần mềm độc hại trên web. Ngoài ra, bạn cũng cần được trao quyền truy cập vào trình quản lý file. Hai hình thức cung cấp bởi máy chủ tên miền hoặc giao thức đều giúp rà soát.Bạn tiến hành truy quét hai thuộc tính script và <iframe>, các URL. Qua đó nhằm chắc chắn những yếu tố này chưa nhiễm nội dung độc hại. |
✅Cài đặt trình quét trang tự động | Ngay cả khi có đầy đủ chuyên môn, việc thực hiện thủ công cũng mất quá nhiều thời gian. Vì thế, bạn cần một công cụ tự động, hỗ trợ phát hiện Deface nhanh chóng.Tools có thể theo dõi file và cơ sở dữ liệu web. Khi tìm thấy lỗ hổng, hệ thống sẽ vá kịp thời, tự động loại bỏ phần mềm độc hại, tín hiệu spam. |
>>> Có thể bạn quan tâm: Tên miền được phân cách bởi dấu gì và có những loại nào?
Khi đã bị tấn công, bạn cần tự hỏi: “Tại sao hacker tải lên được đoạn mã chứa trang Deface?”. Để tìm câu trả lời, việc quan trọng là xem thông tin nhật ký của máy chủ.
Qua đó, bạn truy tìm hacker đã làm gì với cách thức như thế nào trên hệ thống. Khi đã phát hiện ra vấn đề cốt lõi, hãy tìm cách vá lỗ hổng đó một cách triệt để.
Chi phí khôi phục sau tấn công chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với việc đầu tư cho biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra, sớm lên kế hoạch đối phó giúp giảm thời gian chết, thất thoát doanh thu và uy tín.
FPT Cloud tin rằng đây là vấn đề thực sự cần phải quan tâm với bất kỳ quản trị website nào. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu trọn vẹn Deface là gì cùng phương án ngăn chặn.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud