Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý

Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý

Tác giả: SEO DO
09:36 16/07/2024

Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp. Sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là điều tất yếu để doanh nghiệp tối ưu năng suất, khả năng cạnh tranh và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp những thông tin chi tiết về hạ tầng công nghệ thông tin.

>>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây

1. Hạ tầng công nghệ thông tin là gì?

Hạ tầng công nghệ thông tin hay còn được gọi là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoặc hạ tầng số, (tiếng Anh là Information Technology Infrastructure hoặc Digital Infrastructure), bao gồm các thành phần như: phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, dữ liệu và các thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực cơ bản khác. 

Nó là yếu tố không thể thiếu để phát triển, thử nghiệm, triển khai, vận hành, kiểm soát, theo dõi, quản lý và bảo trì các dịch vụ công nghệ thông tin trong một tổ chức. Hạ tầng công nghệ thông tin này có khả năng phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức công cộng như quận/huyện, tỉnh/thành phố và thậm chí cả quốc gia.

Theo truyền thống, quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đã là một nhiệm vụ phức tạp vì yêu cầu đòi hỏi đầu tư lớn và công việc bảo trì cũng phức tạp. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của điện toán đám mây và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba, việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT trở nên dễ dàng hơn. 

hạ tầng công nghệ thông tin là gì
Hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu và kết nối doanh nghiệp

2. Thành phần hạ tầng công nghệ thông tin

Các thành phần cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin gồm những gì? Cùng FPT Cloud tìm hiểu trong nội dung sau đây:

2.1. Phần cứng 

Phần cứng là các thiết bị vật lý, các máy móc được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, cung cấp tài nguyên mạng cho doanh nghiệp. Các máy móc, thiết bị phần cứng bao gồm máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, máy in, các thiết bị ngoại vi (màn hình, tai nghe, máy in,...), thiết bị lưu trữ.

2.2. Phần mềm

Phần mềm là hàng loạt các chương trình, ứng dụng được hoạt động trên hệ điều hành máy tính giúp doanh nghiệp thực hiện đa tác vụ. Thành phần của phần mềm gồm cơ sở dữ liệu, máy chủ ứng dụng, hệ thống quản lý nội dung, hệ điều hành, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm an ninh mạng,...

2.3. Cơ sở hạ tầng mạng

Cơ sở hạ tầng mạng là hạ tầng cơ sở và quy trình để người dùng và các thiệt khác sẽ trao đổi dữ liệu. Thành phần cơ sở hạ tầng mạng có thiết bị mạng, mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng, Internet.

2.4. Trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu là vị trí thực tế lưu trữ máy tính và hàng loạt các thiết bị phần cứng, là cơ sở vật lý lưu trữ dữ liệu số của doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Việc thiết lập trung tâm dữ liệu cần đảm bảo các thành phần vật lý bổ sung như hệ thống an ninh, ổ đĩa, thiết bị mạng và thiết bị làm mát.

2.5. Hạ tầng bảo mật

Cơ sở hạ tầng bảo mật được doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ, mã hóa các dữ liệu quan trọng. Hạ tầng bảo mật gồm các hệ thống xác thực, hệ thống ủy quyền, phát hiện và ngăn chặn và mã hóa.

2.6. Dịch vụ điện toán đám mây

Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin qua Internet theo yêu cầu và thanh toán theo mức sử dụng, thay vì sở hữu và bảo trì máy chủ vật lý. Dịch vụ điện toán đám mây gồm các nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng được cung cấp từ doanh nghiệp thứ 3 và khách hàng được phép truy cập ứng dụng dưới phần mềm dịch vụ (IaaS).

hạ tầng công nghệ thông tin là gì
Dịch vụ điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu, phần mềm, nền tảng được cung cấp từ bên thứ 3

>>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả

3. Phân loại hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ thông tin được chia thành 3 loại chính theo mô hình sử dụng, cụ thể như sau:

3.1. Cơ sở hạ tầng truyền thống

Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống, doanh nghiệp phải tự trang bị, lắp đặt và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, nghĩa là doanh nghiệp lưu trữ tất cả các dữ liệu từ các máy chủ bên trong trung tâm hoặc cơ sở.

Cơ sở hạ tầng truyền thống có những lợi ích về bảo mật thông tin nhưng chi phí đầu tư cao, việc bảo trì và nâng cấp thiết bị tốn kém, phức tạp.

3.2. Cơ sở hạ tầng đám mây

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đám mây cho phép các doanh nghiệp thuê tài nguyên, dịch vụ công nghệ thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Hạ tầng đám mây chi phí đầu tư thấp, linh hoạt điều chỉnh theo quy mô, dễ quản lý, khả năng phục hồi cao.

Hạ tầng đám mây cung cấp các dịch vụ như Cloud Server, Object Storage, Cloud Database,... để doanh nghiệp lựa chọn tài nguyên số hóa theo nhu cầu của đơn vị. 

cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng đám mây giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư và dễ quản lý dữ liệu

3.3. Cơ sở hạ tầng mây lai (Hybrid)

Hạ tầng mây lai là sự kết hợp giữa hạ tầng truyền thống và hạ tầng đám mây. Doanh nghiệp vừa sử dụng tài nguyên công nghệ thông tin tại chỗ, vừa khai thác khả năng mở rộng, linh hoạt dữ liệu, tiết kiệm chi phí của hạ tầng đám mây. Mô hình kết hợp này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đáp ứng được tính bảo mật thông tin, giảm thiểu chi phí nâng cấp, quản lý đơn giản hơn. 

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mây lại cũng có một số hạn chế như người dùng phải truy cập, tương tác với đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây với giao diện API. Doanh nghiệp cần khắc phục vấn đề gián đoạn kết nối khi làm việc với đám mây công cộng. Ngoài ra, mô hình hạ tầng mây lai đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ thuật và tài nguyên đầu tư lớn để duy trì và triển khai đám mây riêng.

4. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin

Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin là các công nghệ kỹ thuật số mới có dạng mã (IaC) đang tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ khi cơ sở hạ tầng này tối ưu hóa đám mây giúp doanh nghiệp tiếp cận với sự đổi mới và linh hoạt hơn. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm:

  • Bảo mật: Ngày càng phức tạp hóa với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng và nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân.
  • Tăng cường hiệu suất: Đảm bảo hạ tầng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và doanh nghiệp một cách hiệu quả.
  • Độ tin cậy: Luôn phải có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố nhanh chóng để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động.
  • Phản ứng nhanh: Sẵn sàng đáp ứng và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và yêu cầu của thị trường.
  • Tiêu chuẩn hóa: Đảm bảo sự tương thích và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để tối ưu hóa khả năng tương tác giữa các hệ thống.
hạ tầng công nghệ thông tin là gì
Hạ tầng công nghệ thông tin gặp thách thức lớn khi luôn phải sẵn sàng thích nghi

5. Vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp khi cung cấp các cơ sở vật chất và kỹ thuật để triển khai sáng kiến số hóa. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Các nền tảng phần mềm, các công cụ được cung cấp để tự động hóa quy trình hoạt động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. 
  • Tăng lượng truy cập, chia sẻ dữ liệu: Nhân viên được phép truy cập thông tin mọi địa điểm, thời gian và dễ dàng chia sẻ các thông tin nội bộ.
  • Phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định: Các công cụ phân tích, báo cáo được cung cấp đầy đủ giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/công ty và kịp thời đưa ra các quyết định ứng phó.
  • Kết nối với khách hàng: Thấu hiểu khách hàng và cải thiện các trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
hạ tầng công nghệ thông tin là gì
Hạ tầng công nghệ thông tin giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, tăng lượng truy cập, kết nối và thấu hiểu khách hàng

>>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu

6. Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là sự phối hợp giữa hệ thống, nguồn lực, nền tảng, con người và môi trường công nghệ thông tin. Dưới đây là một số loại quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Quản lý hệ điều hành: Cung cấp nội dung, bản vá, cấp phép và quản lý đăng ký để giám sát hiệu quả các môi trường chạy cùng hệ điều hành.
  • Quản lý đám mây: Các quản trị viên được cung cấp đám mây có quyền kiểm soát mọi dữ liệu, thông tin đang chạy trên đám mây bằng việc quản lý việc sử dụng, tích hợp và khắc phục hậu quả.
  • Quản lý ảo hóa: Việc đơn giản hóa quản trị tài nguyên công nghệ thông tin, nâng cao khả năng phân tích dữ liệu, hợp lý hóa các hoạt động nhờ phần cứng vật lý và giao diện môi trường ảo.
  • Quản lý hoạt động công nghệ thông tin: Mô hình hóa, phân tích và tối ưu hóa các quy trình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục và dự đoán các hoạt động trong tương lai.
  • Tự động hóa công nghệ thông tin: Thay thế hoặc giảm bớt tương tác của con người với hạ tầng công nghệ thông tin thông qua các hướng dẫn và quy trình lặp lại.
  • Điều phối vùng chứa: Triển khai, quản lý và mở rộng quy mô, kết nối mạng giữa các vùng chứa bằng cách tự động hóa tất cả các hoạt động.
  • Quản lý cấu hình: Hệ thống máy chủ, máy tính, phần mềm cần được duy trì ở trạng thái nhất quán.
  • Quản lý API: Kết nối các ứng dụng, dữ liệu của các doanh nghiệp và đám mây thông qua việc kiểm soát, phân tích giao diện lập trình ứng dụng (API).
  • Quản lý rủi ro: Để giảm thiểu và kiểm soát những rủi ro và tác động tiềm ẩn của chúng, doanh nghiệp luôn phải xác định, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch.
  • Quản lý dữ liệu: Doanh nghiệp cần quản lý, thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu để biết dữ liệu ở đâu, do ai sở hữu, ai có thể truy cập.
hạ tầng công nghệ thông tin là gì
Hạ tầng công nghệ thông tin quản lý các dữ liệu thông tin trên đám mây

7. FPT Cloud cung cấp giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn

FPT Cloud cung cấp các dịch vụ, giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp:

  • FPT Cloud cung cấp gói Cloud Server, Spot Instances, Cloud VA có nhiều mức giá khác nhau phù hợp với quy mô của mọi doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân sự để có sự am hiểu và sử dụng thành thạo hạ tầng công nghệ thông tin.
  • Cung cấp môi trường công nghệ thông tin bảo mật giúp việc tổ chức, vận hành các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây diễn ra an toàn và hiệu quả.
hạ tầng công nghệ thông tin là gì
FPT Cloud cung cấp các gói dịch vụ giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp

Những bài viết liên quan:

Hy vọng, bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin là gì để có những giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0. FPT Cloud luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, quản lý và đưa ra các giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin. Liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết!

Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý