HIPAA là gì? Quy tắc bảo vệ dữ liệu sức khỏe chuẩn Hoa Kỳ

HIPAA là gì? Quy tắc bảo vệ dữ liệu sức khỏe chuẩn Hoa Kỳ

Tác giả: SEO DO
09:30 26/11/2024

HIPAA là gì? HIPAA đóng vai trò quan trọng bảo vệ quyền riêng tư cá nhân đối với thông tin sức khỏe của họ. Bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này để tránh những vi phạm không đáng có.

>>> Xem thêm: Dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp uy tín tại FPT Cloud

1. HIPAA là gì?

HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act) là một đạo luật quan trọng được ban hành bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ vào năm 1996, nhằm thiết lập các quy định về việc truy cập, bảo vệ, lưu trữ, kiểm tra và chuyển giao các hồ sơ y tế điện tử. 

Đạo luật này bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân trong việc kiểm soát thông tin sức khỏe của mình, đồng thời quy định rõ khi nào và trong hoàn cảnh nào thông tin này có thể được chia sẻ. Ngoài ra, HIPAA yêu cầu các bác sĩ, dược sĩ, nhà cung cấp dịch vụ y tế và các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải thông báo cho bệnh nhân về quyền lợi của họ.

5 điều luật được quy định trong HIPAA:

  • Luật bảo vệ sự riêng tư (Privacy rule)
  • Luật bảo mật thông tin điện tử (Security rule)
  • Luật chuyển tiếp dữ liệu (Transaction rule)
  • Luật bảo mật nhận diện danh tính (Identifier rules)
  • Các quy tắc thực thi (Enforcement rule)
HIPAA là gì
HIPPA là luật quy định các tiêu chuẩn về bảo vệ thông tin sức khỏe cá nhân

2. Các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ HIPAA

Luật HIPAA quy định các tổ chức sau đây phải tuân thủ:

  • Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ, y tá, bệnh viện, phòng khám,...
  • Các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm y tế hoặc quản lý các yêu cầu bồi thường y tế.
  • Các tổ chức xử lý thanh toán cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như công ty bảo hiểm, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các cơ quan chính phủ.
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các kế hoạch bảo hiểm y tế, có thể tiếp cận Thông tin Sức khỏe được Bảo vệ (PHI) trong quá trình làm việc.
HIPAA là gì
Các tổ chức liên quan đến y tế đều phải tuân thủ HIPAA

>>> Xem thêm: Dịch vụ thuê máy chủ vật lý (server vật lý) chất lượng FPT Cloud

3. Những thông tin được bảo vệ theo quy định HIPAA

Luật HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act) được ban hành nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho thông tin sức khỏe của người bệnh. Theo luật này, thông tin sức khỏe được bảo vệ (PHI) bao gồm:

  • Thông tin về sức khỏe hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Đây có thể bao gồm thông tin về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, như bệnh án, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, kế hoạch điều trị,...
  • Thông tin về việc đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bao gồm thông tin về các bác sĩ, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, …đã điều trị cho bệnh nhân cũng như các dịch vụ y tế bệnh nhân đã nhận được.
  • Thông tin thanh toán cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bao gồm thông tin về bảo hiểm y tế của bệnh nhân, số tiền bện nhân đã thanh toán cho các dịch vụ y tế, ….
  • Ngoài ra, HIPAA còn xác định 18 loại thông tin nhận dạng (PII) được coi là thông tin nhạy cảm và cần được bảo vệ đặc biệt. Những thông tin này bao gồm:
  1. Tên
  2. Địa chỉ
  3. Ngày tháng năm sinh (không bao gồm năm)
  4. Số điện thoại
  5. Số fax
  6. Địa chỉ email
  7. Số an sinh xã hội
  8. Số hồ sơ bệnh án
  9. Số thẻ bảo hiểm y tế
  10. Số tài khoản ngân hàng
  11. Số bằng lái xe
  12. Số hộ chiếu
  13. Ảnh chụp mặt
  14. Dấu vân tay
  15. Thu âm giọng nói
  16. Quét mống mắt
  17. Quét võng mạc

>>> Xem thêm: GDPR là gì? Tất tần tật những điều cần biết về GDPR

4. Những trường hợp vi phạm HIPAA

Quyền riêng tư của bệnh nhân là một vấn đề quan trọng và việc tuân thủ HIPAA là điều cần thiết. Tuy nhiên, sai sót có thể xảy ra, dẫn đến vi phạm HIPAA mà không chủ ý. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội: Một nhân viên y tế đăng tải bình luận về ca điều trị của bệnh nhân kèm theo hình ảnh cá nhân của họ trên Facebook mà không được phép.
  • Thiết bị lưu trữ dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp: Điện thoại hoặc máy tính xách tay chứa thông tin bệnh nhân bị mất hay bị đánh cắp mà không được bảo mật bằng mật khẩu.
HIPAA là gì
Có những trường hợp vô tình vi phạm quy định HIPAA
  • Nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba vi phạm dữ liệu: Công ty cung cấp phần mềm cho phòng khám bị tấn công mạng, dẫn đến rò rỉ thông tin bệnh nhân.
  • Sai sót trong xử lý hồ sơ bệnh án: Hồ sơ bệnh án được lưu trữ không đúng cách, ví dụ như để lộ cho bệnh nhân khác hoặc không được tiêu hủy an toàn.
  • Nhân viên y tế truy cập thông tin trái phép: Nhân viên truy cập vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không liên quan đến công việc hoặc vì lý do cá nhân.
  • Giao tiếp thiếu cẩn thận: Bác sĩ thảo luận về tình trạng bệnh nhân trong phạm vi nghe của người khác hoặc gửi email chưa được mã hóa chứa thông tin y tế.

5. Các cách phòng tránh vi phạm quy định HIPAA

Để đảm bảo tuân thủ HIPAA và bảo vệ thông tin sức khỏe của bệnh nhân, chủ phòng khám đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thực thi các biện pháp phòng ngừa vi phạm HIPAA. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Đào tạo toàn diện về HIPAA cho nhân viên

  • Tổ chức tập huấn định kỳ: Cam kết đào tạo HIPAA hàng năm cho tất cả nhân viên, bao gồm bác sĩ, y tá, trợ lý và nhân viên văn phòng.
  • Nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo nên bao gồm các chủ đề như:

Quy tắc Bảo mật HIPAA và các yêu cầu tuân thủ.

Quy trình xử lý và lưu trữ thông tin sức khỏe bệnh nhân (PHI) an toàn.

Cách nhận biết và báo cáo các vi phạm HIPAA tiềm ẩn.

Vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong việc bảo vệ PHI.

  • Lưu trữ hồ sơ đào tạo: Ghi chép lại ngày đào tạo và tên nhân viên tham gia để làm bằng chứng tuân thủ.
HIPAA là gì
Đào tạo toàn diện về HIPAA cho nhân viên

Thiết lập và thực thi các chính sách và thủ tục HIPAA

  • Sổ tay hướng dẫn: Tạo sổ tay hướng dẫn toàn diện bằng văn bản, dễ hiểu, nêu rõ các chính sách và thủ tục liên quan đến HIPAA.
  • Nội dung sổ tay: Sổ tay nên bao gồm:

Quy trình xử lý và chia sẻ PHI an toàn.

Quy định truy cập PHI của nhân viên và bên thứ ba.

Các biện pháp bảo mật để bảo vệ PHI, bao gồm mã hóa dữ liệu và kiểm soát truy cập.

Hướng dẫn xử lý vi phạm HIPAA và khiếu nại của bệnh nhân.

  • Công khai và cập nhật: Đảm bảo tất cả nhân viên đều có quyền truy cập vào sổ tay và cập nhật thường xuyên khi có thay đổi.

Quản lý chặt chẽ các bên thứ ba

  • Đánh giá nhà cung cấp dịch vụ: Khi thuê bên thứ ba xử lý PHI, hãy đánh giá kỹ lưỡng các biện pháp bảo mật và tuân thủ HIPAA của họ.
  • Hợp đồng bảo mật: Ký hợp đồng bảo mật với các bên thứ ba, quy định rõ ràng các nghĩa vụ bảo vệ PHI của họ.
  • Giám sát liên tục: Thường xuyên theo dõi và giám sát việc tuân thủ HIPAA của các bên thứ ba.

Thực hiện các biện pháp bảo mật kỹ thuật

  • Bảo vệ dữ liệu: Sử dụng các biện pháp bảo mật kỹ thuật phù hợp để bảo vệ PHI, bao gồm mã hóa dữ liệu, tường lửa và phần mềm chống virus.
  • Kiểm soát truy cập: Hạn chế quyền truy cập PHI cho nhân viên và bên thứ ba chỉ những người cần thiết cho mục đích công việc.
  • Theo dõi hoạt động: Theo dõi và ghi chép hoạt động truy cập PHI để phát hiện truy cập trái phép hoặc đáng ngờ.

Bài viết liên quan:

Trên đây, FPT Cloud đã chia sẻ chi tiết về luật HIPAA là gì và cách để tránh vi phạm quy định này đối với các doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện các phòng ngừa tích cực và nâng cao nhận thức về HIPAA trong doanh nghiệp, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ vi phạm và bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông tin của bệnh nhân.

HIPAA là gì? Quy tắc bảo vệ dữ liệu sức khỏe chuẩn Hoa Kỳ