Blogs Tech

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng mã nguồn mở Joomla

16:49 17/06/2022
Joomla là gì? Joomla là mã nguồn mở phổ biến nhất 2022, giúp mọi người có thể tự tay tạo nền tảng website với nội dung trực tuyến trong nhiều lĩnh vực.  Nếu mới tìm hiểu về Joomla, vậy đừng vội bỏ qua bài viết sau. Bởi những chia sẻ dưới đây của FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu về Joomla và cách cài đặt cũng như sử dụng mã nguồn mở này đấy! Joomla là gì? Joomla là gì? Đây chính là hệ thống quản trị nội dung (Content Management System - CMS ) mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ PHP, đồng thời kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL. Qua đó, Joomla sẽ cho phép người sử dụng xuất bản nội dung lên Intranet hoặc Internet cũng như quản lý các bản ghi đó một cách dễ dàng. Mã nguồn mở Joomla hoàn toàn là miễn phí.  [caption id="attachment_28026" align="aligncenter" width="1024"] Joomla là hệ thống quản trị nội dung(Content Management System- CMS ) mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ PHP[/caption] Chính thức ra đời từ 19 tháng 5 năm 2005, đến nay, mã nguồn mở này đã giành được sự yêu thích và tin tưởng của nhiều người dù là chuyên hay không chuyên thiết kế website với hơn 99 triệu lượt tải. Hay có thể nói Joomla đã trở thành một trong các hệ thống CMS được chọn lựa nhiều nhất trên toàn cầu. Mức độ phát triển của mã nguồn mở Joomla Mức độ phát triển của Joomla là gì? Đối với số mã nguồn (Source Code) được coppy, Joomla chiếm tỷ lệ cao, đồng thời cũng là sự đe dọa lớn đối với những mã nguồn mở khác như Drupal, Rainbow portal, Phpnuke, Xoops, DotnetNuke. Tính đến cuối tháng 9/2008, trên quy mô toàn cầu, căn cứ chỉ số tìm kiếm trên Google, kết quả chứa từ “Joomla“ có tới 112.000.000 và cụm từ “powered by joomla“có đến 28.900.000 kết quả tìm kiếm. [caption id="attachment_28028" align="aligncenter" width="985"] Tính đến cuối tháng 9/2008, trên quy mô toàn cầu, căn cứ chỉ số tìm kiếm trên Google, cụm từ “Joomla“ có tới 112.000.000 kết quả tìm kiếm[/caption] Về số Extensions(tức là những sản phẩm như Plugin, Mambot, Component, Module,…), mã nguồn mở Joomla cũng đạt trên 3.200 sản phẩm - đây là con số kỷ lục tại thời điểm đó. Đó là chưa kể tới hàng ngàn Template đã xây dựng dành riêng cho Website Joomla. Có sự ưa chuộng này là do mã nguồn mở Joomla giúp mọi người dễ dàng quản trị nội dung, phát triển hoạt động và quảng bá hình ảnh trên Internet(giảng dạy, học tập, kinh doanh…) một cách hiệu quả với chi phí thấp. >>> Có thể bạn quan tâm: Jetpack là gì? Tìm hiểu Plugin tối ưu website không thể thiếu Những tính năng cơ bản của mã nguồn mở Joomla Những tính năng cơ bản của Joomla là gì? Tại sao mã nguồn mở này lại được tin tưởng, sử dụng nhiều nhất? Joomla được dùng rộng rãi trên thế giới có lẽ bởi các tính năng cơ bản của nó đem đến hiệu quả cao.  [caption id="attachment_28033" align="aligncenter" width="1002"] Joomla được dùng rộng rãi bởi sở hữu những tính năng đem tới hiệu quả cao như: Đa ngôn ngữ, tương thích cao, dễ sử dụng, dễ Update,..[/caption] Dưới đây là một số tính năng của mã nguồn mở này, bạn nên tìm hiểu để hiểu rõ hơn Joomla là gì. Tính năng Chi tiết Đa ngôn ngữ Đây là điểm cộng tuyệt vời cho những người không thành thạo tiếng nước khác. Mã nguồn mở Joomla hỗ trợ tới 75 ngôn ngữ, phù hợp với từng người dùng trên mỗi quốc gia riêng biệt. Tương thích cao Độ tương thích cao luôn là tiêu chuẩn trong thiết website. Bởi yêu cầu web hiện nay phải “co dãn” được để phù hợp các thiết bị như Table, Laptop, Desktop, Smartphone,… Một website Joomla hoạt động tốt trên mọi nền tảng có kích thước đa dạng, giúp giữ chân người dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các web của đối thủ. Dễ sử dụng Joomla là mã nguồn miễn phí. Nhưng điều này không có nghĩa là mã nguồn mở này thiếu những tính năng cần thiết. Thực tế, giao diện của Joomla là WYSIWYG khá thân thiện với người sử dụng. Với giao diện này, việc output xuất giống với những gì nhìn thấy ở trình chỉnh sửa. Bên cạnh đó mã nguồn còn cập nhật thường xuyên những tính năng mới. Với bản Update mới, Joomla càng dễ dùng hơn. Bảo mật  Với mã nguồn mở này, người dùng hoàn toàn có thể an tâm phát triển web của mình. Bởi lẽ hệ thống này cung cấp cho chúng ta tính năng xác thực dựa trên hai yếu tố, điều này giúp hạn chế tối đa khả năng bị hack thông tin. Thậm chí nếu để lộ thông tin đăng nhập hoặc bị chiếm mất website, bạn có thể dễ dàng việc khôi phục lại. Dễ Update Chỉ sau khoảng 2 - 3 lần click chuột từ bảng điều khiển, chúng ta đã dễ dàng chuyển sang bản Update mới. Joomla sẽ hỗ trợ cập nhật thường xuyên. Diễn đàn Joomla Nền tảng của Joomla là mã nguồn mở, vì thế hệ thống khuyến khích mọi người xây dựng, đóng góp ý kiến. Dù khi gặp sự cố, bạn không nhận được những hỗ trợ trực tuyến nhưng có thể tham khảo các ý kiến, chia sẻ của người khác trên diễn đàn. Đơn giản hơn là bạn dễ dàng tự tìm kiếm giải pháp khắc phục qua những chủ đề quan tâm. Bởi vấn đề đó đã có người dùng khác thảo luận trên diễn đàn. Lợi ích khi tạo web với Joomla Sự phát triển vượt trội cùng các tính năng ưu việt của mã nguồn mở này đã được nhiều người công nhận. Nhưng 4 ưu điểm dưới đây mới là lý do khiến cho Joomla phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay: [caption id="attachment_28035" align="aligncenter" width="896"] Joomla cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích hữu ích và bộ mở rộng khổng lồ[/caption] Dù Joomla cung cấp rất nhiều tính năng, hơn 8.000 tiện ích đi kèm bộ mở rộng khổng lồ nhưng bạn hoàn toàn được sử dụng miễn phí. Công cụ tìm kiếm trên website được tối ưu hóa một cách hoàn hảo. Những thủ thuật SEO trên mã nguồn mở Joomla giúp thúc đẩy website của bạn thành công. Nhờ giao diện đơn giản, mã nguồn mở này còn giúp việc quản trị mạng trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, Joomla còn có thể nhận diện người dùng để chuyển đổi ngôn ngữ linh hoạt. Ngoài ra, mã nguồn mở này còn liên kết với bên thứ ba, cung cấp thêm nhiều Plugins và add-ons. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng Joomla thoải mái, không bị giới hạn. So sánh Joomla và WordPress Wordpress và Joomla đều là phần mềm được dùng phổ biến và rộng rãi trong việc xây dựng website. Nhưng, mỗi chương trình có đặc điểm về thế mạnh cũng như hạn chế riêng. Cụ thể: [caption id="attachment_28037" align="aligncenter" width="1002"] Joomla và WordPress  đều là phần mềm được dùng phổ biến và rộng rãi trong việc xây dựng website[/caption] Đối với Joomla, việc thiết lập website tương đối dễ dàng. Nhưng Wordpress lại phức tạp hơn khi dùng và không có nhiều Plugin hay chủ đề để bạn lựa chọn. So với Wordpress, mã nguồn Joomla quản lý được cả website phức tạp, web thành viên, web cộng đồng có nhiều người dùng đăng ký. Tóm lại, người dùng thường chọn lựa mã nguồn Joomla khi cần web có nội dung sâu rộng, cấu trúc linh hoạt. Trong khi WordPress lại đem tới cho người sử dụng trải nghiệm dễ dàng, đơn giản hơn ngay cả khi bạn không chuyên. Đối tượng website nên cài đặt Joomla Như đã nói Joomla là một CMS mã nguồn mở được nhiều lập trình viên tin tưởng, chọn lựa. Tuy nhiên, FPT khuyến cáo bạn nên sử dụng các website dưới đây vì chúng có sự tương thích cao giữa các công năng của mã nguồn mở này với những tính năng của web: [caption id="attachment_28039" align="aligncenter" width="934"] Joomla tương thích với nhiều website khác nhau[/caption] Blog cá nhân Web trường học. Website tin tức. Web thương mại điện tử, mua sắm. Website giải trí, thể thao,… Web mạng xã hội hoặc mạng cộng đồng. Website danh bạ trực tuyến. Cách cài đặt Joomla nhanh chóng Các bước cài đặt mã nguồn Joomla là gì? Để cài đặt Joomla nhanh chóng, bạn hãy thao tác theo hướng dẫn bước sau: Tải Joomla Trước hết bạn cần khi tải Joomla tại link sau: http://www.joomla.org/download.html. Sau đó bạn hãy tiến hành giải nén file vừa tải về máy ra thư mục Hosting Web.  [caption id="attachment_28041" align="aligncenter" width="886"] Giải nén file rồi sử dụng giao thức FTP để Upload lên trên Hosting Web[/caption] Tùy định dạng nén trong bộ cài đặt, bạn hãy sử dụng chương trình giải nén phù hợp. Hoặc có thể giải nén file rồi sử dụng giao thức FTP để Upload lên trên Hosting Web. Để làm điều này, bạn có thể dùng FileZilla(ứng dụng hỗ trợ truyền tải dữ liệu giữa PC cá nhân với máy chủ web qua internet bằng FTP.). Cài đặt trên cPanel Sau khi tải mã nguồn mở này và giải nén bạn hãy thực hiện các bước sau để cài đặt Joomla: Bước 1: Login vào cPanel -> File Manager. Bước 2: Truy cập thư mục “public_html” -> click chọn  “Upload“. [caption id="attachment_28043" align="aligncenter" width="942"] Truy cập thư mục “public_html”[/caption] Bước 3: Sau khi đã Upload file cài đặt mới download về(định dạng *.zip), bạn hãy tiếp tục nhấn chọn vào Extract trên File Manager. [caption id="attachment_28045" align="aligncenter" width="1024"] Trên File Manager click chọn Extract[/caption] Bước 4: Khi thành công Upload bộ cài đặt mã nguồn mở Joomla lên hosting, bạn hãy tiến hành tạo Database cùng với User Database cho web mới. Bước 5: Truy cập domain đã trỏ về hosting rồi khai báo những giá trị theo yêu cầu của mã nguồn Joomla. Bước 6: Tại mục “Cấu hình cơ sở dữ liệu” bạn hãy điền những thông tin như sau: [caption id="attachment_28047" align="aligncenter" width="1024"] Cấu hình cơ sở dữ liệu trên mã nguồn mở Joomla[/caption] Loại cơ sở dữ liệu: Chọn MySQLi hoặc MySQL. Tên máy chủ: Điền Name Server, thường là “localhost”. Tên đăng nhập: Điền “root” hoặc là User Database bạn đã tạo. Mật khẩu: Điền chính xác mật khẩu User Database. Tên cơ sở dữ liệu: Điền tên Database đã tạo. Tiền tố bảng: Bạn hãy để mặc định. Xóa cơ sở dữ liệu cũ: Chọn sao lưu hoặc gỡ bỏ. Bước 7: Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, một giao diện Joomla mới sẽ hiện lên, lúc này bạn hãy nhấn chọn “Gỡ bỏ thư mục cài đặt” để bỏ thư mục cài. [caption id="attachment_28049" align="aligncenter" width="1011"] Nhấn chọn “Gỡ bỏ thư mục cài đặt” để bỏ thư mục cài[/caption] Khởi tạo Database MySQL Bước 1: Tại giao diện CPanel, bạn hãy chuyển đến mục DATABASE -> click chọn MySQL. [caption id="attachment_28051" align="aligncenter" width="1024"] Mở DATABASE -> click chọn MySQL[/caption] Mở DATABASE -> click chọn MySQL Bước 2: Sau đó nhập tên Database bạn đang muốn khởi tạo -> nhấn chọn Create Database. Bước 3: Tiến hành khởi tạo user cho Database tại mục Add New user. Bước 4: Trong mục Add user to database, bạn hãy Map user đối với Database tương ứng -> Add Bước 5: Nhấn chọn ALL PRIVILEGES -> Make Changes. Vậy là bạn đã hoàn thành xong việc khởi tạo Mạp user và Database rồi đấy. Cách dùng PhpMyAdmin PhpMyAdmin là một trong những công cụ thường được dùng để quản lý Database. Với PhpMyAdmin chúng ta có thể chỉnh sửa những record, Import, tìm kiếm và Export Database. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Tại giao diện Cpanel bạn hãy nhấn chuột vào phpMyAdmin. Bước 2: Để có thể Backup Database nhấn chọn Export -> Quick - Display only the minimal option -> Go rồi tải file backup về máy. Chọn Export -> Quick - Display only the minimal option -> Go rồi tải file backup về máy Bước 3: Để tiến hành Restore Database với file Database bạn click sang mục Import-> Browse your computer(chọn file database) -> nhấn  Go để kết thúc. >>> Có thể bạn quan tâm: ICANN là gì? Vai trò & Những cơ chế cơ bản trong ICANN Hướng dẫn sử dụng Joomla chi tiết Cách sử dụng Joomla là gì? Với Joomla, chúng ta sẽ có nhiều chọn lựa về quản lý nội dung và cấu trúc trang web. Dưới đây FPT sẽ hướng dẫn một số thao tác dùng Joomla: Thêm bài viết Để thêm bài viết, từ trang quảng trị bạn hãy nhấn chọn nút Content, sau đó click  Add new article. Lúc này sẽ xuất hiện trình WYSIWYG giúp bạn soạn thảo được nội dung bài viết. Khi bài viết hoàn thành, để xuất bản bạn hãy nhấn chọn Save. Bài viết vừa được tạo sẽ xuất hiện tại Latest Articles. Nếu muốn liên kết bài viết đó với trình đơn chính trên trang web, chúng ta hãy thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Bấm tab Menu. Bước 2: Rê chuột đến Main Menu -> Add new menu item. Bước 3: Nhập tiêu đề cho menu.  Bước 4: Chọn loại menu, bởi đây là dạng bài viết nên bạn hãy chọn Articles. Bước 5: Để thêm bài biết mới, hãy click Single Article. Bước 6: Chọn Select ở bài viết bạn cần thêm. Bước 7: Cuối cùng nhấn Save để lưu lại. Thêm thành phần Với Joomla bạn hoàn toàn có thể thêm những chức năng đặc biệt vào văn bản, hình ảnh và liên kết để tạo nội dung phức tạp bằng những Components. Components được dùng để thêm vào web của bạn những trang phức tạp. Mã nguồn mở Joomla có nhiều components sẵn để dễ dàng tạo các trang chuyên dụng như: Tìm kiếm, danh bạ, tìm kiếm thông minh, liên kết web và nguồn cấp dữ liệu tin tức,… Thêm danh mục Để thêm có thể Category mới, bạn làm theo 4 bước sau: Bước 1: Từ trang admin bạn hãy click vào Content. Bước 2: Trong Categories đúp chuột vào Add New Category. Bước 3: Thêm tiêu đề, bí danh, mô tả -> Save. Bước 4: Nhấn Save lần nữa để thêm Category mới. Cài tiện ích Để cài đặt các phần mở rộng thủ công bạn hãy thực hiện các bước sau: [caption id="attachment_28053" align="aligncenter" width="743"] Giao diện cài đặt tiện ích trên Joomla[/caption] Bước 1: Tải file file nén .zip chứa các mở rộng lên từ thư viện online của Joomla. Bước 2: Chọn Upload Package File trong Extensions. Bước 3: Tải lên và tiến hành cài đặt. Tạo nội dung nổi bật- Featured Articles Joomla Featured Articles Joomla là gì? Để hiển thị những bài viết nổi bật trên các trang liên kết trong menu, bạn hãy làm theo 6 bước sau: Bước 1: Tạo menu mới bằng cách truy cập Menus -> Main Menu. Bước 2: Bấm chọn Add New Menu. Bước 3: Click Select để tiến hành chọn loại menu. Bước 4: Tại mục chọn loại menu, click Articles -> mục bài viết nổi bật. Bước 5: Đánh tên menu. Bước 6: Để thực hiện, bạn hãy bấm Save. Tạo trang liên hệ Bạn có thể thực hiện điều này trong mã nguồn mở Joomla chỉ với vài cú bấm chuột: Bước 1: Tạo trang liên hệ mã nguồn Joomla. Bước 2: Vào Components -> Contacts -> chọn New. Bước 3: Thêm tên cùng với thông tin liên hệ của bạn vào form. Nếu muốn thêm những miêu tả bạn hãy dùng tab Miscellaneous Information. Bước 4: Khi thực hiện xong, bạn hãy click vào Done để lưu lại. Cài giao diện Việc cài đặt giao diện cho Joomla được thực hiện khá dễ dàng, cũng tương tự như phần mở rộng: [caption id="attachment_28055" align="aligncenter" width="743"] Giao diện cài đặt Templates Joomla[/caption] Bước 1: Truy cập Extensions -> click Manage. Bước 2: Chọn Upload Package File. Bước 3: Click file nén dạng .zip có chứa templates để cài giao diện. Bước 4: Sau khi hoàn tất tải lên bạn vào Extensions -> click Templates. Bước 5: Nhấn chuột chọn vào hình ngôi sao tại Templates bạn muốn bật. Dùng Banner Banners component được dùng để quản lý HTML banners hoặc hình ảnh. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Tạo Banner bằng cách truy cập Components -> click Banners -> chọn Banners. Bước 2: Bấm vào New ở trên phía bên trái. Bước 3: Chọn tên Banner. Bước 4: Tải hình ảnh của bạn lên. Bước 5: Khi hoàn tất, bạn hãy click Save để lưu lại. Bước 6: Để hiển thị Banner vừa tạo, bạn hãy xuất bản dưới dạng module mới. Bước 7: Truy cập Extensions -> click Module Manager -> New. Bước 8: Lúc này, danh sách những module sẽ xuất hiện -> click Banners. Bước 9: Chọn tiêu đề cùng với vị trí cho module mới -> Save khi hoàn tất. Thực hiện Backup Tài khoản website Hosting sẽ tự động Backup tất cả mọi files cũng như Databases. Chúng ta có thể truy cập trang Quản lý hosting -> Backups để tải về lưu trữ. [caption id="attachment_28057" align="aligncenter" width="759"] Giao diện thực hiện Backup[/caption] Thực hiện Backup Chi tiết ✅ Thủ công Để tạo Backup, bạn cần thực hiện như sau:Bước 1: Lưu tất cả các Database và files của Joomla.Bước 2: Dùng file manager hoặc trình FTP(FileZilla) để kết nối vào tài khoản.Bước 3: Mở thư mục cài đặt Joomla -> Download để tải các files từ máy chủ về PC cá nhân.Bước 4: Ở trang Quản lý hosting, bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin để backup MySQL Database.Bước 5: Chọn database -> Export -> Go để tải file database có đuôi .sql về. ✅ Dùng plugin Akeeba Truy cập trang chủ Akeeba để tải mã nguồn mở Joomla và cài plugins qua tab Upload Package File. Tiếp đến bạn hãy vào Components -> click chọn Akeeba Backup. Sau khi hoàn tất, chúng ta sẽ nhận được thông báo xác nhận.Lúc này bạn hãy bấm Backup Now để sao lưu website Joomla. Nếu muốn đổi những thiết lập mặc định chọn Configuration. Còn để backup tự động bạn hãy đúp chuột vào Schedule Automatic Backups. Cập nhật Quá trình cập nhật Joomla diễn ra khá dễ dàng. Khi vào trang quản lý: http://domain.com/administrator mã nguồn mở này sẽ tự động kiểm tra bản Update mới nhất hiện có. Nếu phiên bản đang dùng cũ hơn bạn sẽ có thông báo cập nhật. Lúc này chỉ cần đúp chuột chọn Update Now là quá trình cập nhật sẽ tự diễn ra. Tối ưu web Joomla Tốc độ tải của website cũng ảnh hưởng phần nào tới trải nghiệm của người dùng. Chính vì thế, bạn nên áp dụng những cách dưới đây để tối ưu hóa website trên Joomla. [caption id="attachment_28059" align="aligncenter" width="885"] Tối ưu web Joomla giúp người dùng nâng cao trải nghiệm[/caption] Tối ưu web Joomla Cách thực hiện ✅ Bật Gzip Truy cập vào bảng điều khiển Joomla -> System -> click vào Global Configuration. Sau đó bạn hãy thực hiện những bước sau để nén GZip:Bước 1: Bấm Server.Bước 2: Tại mục Gzip Page Compression, bạn hãy chọn Yes.Bước 3: Cuối cùng click Save để lưu thiết lập. ✅ Bật Joomla Cache Quay lại mục Global Configuration -> tab System và tiến hành thực hiện những bước sau:Bước 1: Chọn Cache Handler bạn muốn dùng. Bước 2: Để Path to Cache Folder rỗng cho tới khi muốn lưu cache tại thư mục tùy chỉnh.Bước 3: Cache Time sẽ tự xác định khoảng thời gian để cache tồn tại trước khi cập nhật bản mới. Thường được mặc định là 15 phút. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng giảm tùy vào tần suất Update trang web.Bước 4: Để Platform specific caching là No tới khi bạn muốn sử dụng nội dụng HTML cho những thiết bị di động.Bước 5: Bật System Cache bằng cách click chọn Conservative caching nếu có website lớn hoặc chọn Progressive caching, đây là mặc định của hầu hết mọi web Joomla.Bước 6: Để lưu thiết lập bạn hãy nhấn vào Save. Ở bài viết này, FPT Cloud đã giới thiệu tới bạn những thông tin tổng quan về Joomla. Mong rằng qua đây bạn đã biết được Joomla là gì và biết cách tận dụng nền tảng này để giúp web của công ty phát triển, tiếp cận gần với khách hàng hơn. Bạn hãy kết nối với FPT Cloud ngay hôm nay nếu cần thêm tư vấn về mã nguồn mở này. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Jetpack là gì? Tìm hiểu Plugin tối ưu website không thể thiếu

16:18 17/06/2022
Jetpack là phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa bài viết, điều chỉnh ảnh, thiết lập hiển thị website,… Bạn sẽ hiểu rõ hơn về các chức năng thông qua bài viết của FPT Cloud. Từ việc phân tích ưu nhược điểm chỉ ra liệu đây có phải là Plugin tối ưu nhất. Nếu đó đúng là công cụ bạn cần, hãy đến ngay với hướng dẫn cài đặt trong phần cuối cùng. Jetpack là gì? Jetpack là gì? Đây là Plugin WordPress của Automatic tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu người làm web. Công cụ đem đến sự tiện lợi không hề nhỏ nhờ tích hợp đa chức năng. Bên cạnh đó, Plugin cũng cho phép tùy ý lựa chọn tính năng mình muốn. Nhờ thế, bạn dễ dàng tắt bớt các tùy chọn không cần thiết để tối ưu tốc độ hơn. [caption id="attachment_28018" align="aligncenter" width="800"] Jetpack là Plugin hỗ trợ website có trên WordPress[/caption] Bên cạnh đó, Plugin cũng cho phép tùy ý lựa chọn tính năng mình muốn. Nhờ thế, bạn dễ dàng tắt bớt các tùy chọn không cần thiết để tối ưu tốc độ hơn. Chức năng của Jetpack Số lượng tính năng của Jetpack là tương đối lớn và không phải ai cũng sử dụng hết. Dưới đây là một số chức năng cơ bản của Jetpack để bạn tham khảo: Writing Writing giúp hỗ trợ quản lý các tính năng như soạn thảo văn bản, kiểm tra lỗi chính tả, quản lý hình ảnh, tối ưu giao diện website,...Đồng thời, Writing còn có các module để hiển thị các đoạn trích trên trang chủ hoặc đăng bài thông qua email. Sharing [caption id="attachment_28008" align="aligncenter" width="800"] Plugin giúp bạn chia sẻ bài đăng trên nhiều nền tảng mạng xã hội[/caption] Tab Sharing có tác dụng tập hợp các chức năng giúp tương tác bài viết như: nút share hoặc like bài viết. Đây chắc chắn là điều cần có đối với tất cả nhà quản trị website. Discussion Tab này cho phép quản trị viên tích hợp các module để người dùng website có thể bình luận và tự động kết nối Gravatar. Traffic Tab Traffic trong Jetpack cung cấp các tùy chọn liên quan đến hiển thị với công cụ tìm kiếm. Bạn dễ dàng đính kèm nội dung liên quan đến bài viết để tăng tính chuyển đổi. Với sự hỗ trợ của Traffic, sơ đồ trang web Sitemap tự động gửi đến Search Engine. Hoạt động đó nhằm hỗ trợ lập chỉ mục, xác minh quyền sở hữu nhanh chóng, đúng trọng tâm. Security Tab Security giúp kiểm soát các hoạt động tấn công website, ngăn chặn các hoạt động đăng nhập đáng ngờ, cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản WordPress.com. [caption id="attachment_28010" align="aligncenter" width="800"] Công cụ tăng cường tính bảo mật cho website và người dùng[/caption] >>> Có thể bạn tâm: ICANN là gì? Vai trò & Những cơ chế cơ bản trong ICANN Các module trong Plugin Jetpack Theo thống kế, Jetpack có tới hơn 40 module, phục vụ đa dạng nhu cầu người dùng. Để hiểu một cách toàn diện, bạn nên nghiên cứu theo từng nhóm dưới đây. Qua đó, quản trị web thấy ngay điều mình khai thác được là gì. Module Plugin Jetpack hỗ trợ mạng xã hội Nền tảng mạng xã hội tập trung lượng lớn đối tượng tiếp cận tiềm năng. Hiểu được nhu cầu này, Plugin giúp bạn tối ưu bằng những tính năng như là: Publicize: Tự động chia sẻ bài viết theo danh sách các nền tảng Social đã thiết lập. Ví dụ như là Twitter, zalo, Facebook,… Sharing, comments: Người dùng dùng trực tiếp tài khoản mạng xã hội để bình luận, chia sẻ. Contact Form: Chèn khung thông tin liên hệ khi ai đó có nhu cầu vào trang web. Shortlinks: Tạo link rút gọn, dễ hiểu để việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn. Nhóm module tập trung toàn bộ vào nhu cầu thiết yếu của quản trị và người dùng. Qua đó đảm bảo tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa hai bên với nhau. Module Plugin Jetpack hỗ trợ Marketing và SEO [caption id="attachment_28012" align="aligncenter" width="800"] Plugin có thể hỗ trợ tối ưu và giám sát hành trình SEO[/caption] Đây chắc chắn là tổ hợp được nhiều người ưa thích nhất khi sử dụng Jetpack. Hàng loạt khả năng hỗ trợ SEO và Marketing như là: Site Stats: Thống kê Traffics. Sitemaps: Hỗ trợ thiết lập XML Sitemaps giúp tối ưu web trên các công cụ tìm kiếm. Ads: Module có tính năng như Google Adsense, giúp bạn chèn quảng cáo vào website. SEO tools: Tối ưu bài viết theo những tiêu chuẩn mới nhất. Video Press: Các video được lưu trong hệ thống máy chủ WordPress.com. Điều này giúp tăng tốc độ load, tiết kiệm tài nguyên cho Host. Google Analytics: Theo dõi tín hiệu chuyển đổi trên các Plugins thương mại điện tử. Nhờ có nhóm hỗ trợ SEO, bạn tiết kiệm nhiều công sức nhưng vẫn đạt được thứ hạng tốt. Cách thực thực hiện không chiêu trò, đảm bảo Ranking bền vững theo thời gian. Module Plugin JetPack hỗ trợ chỉnh sửa bài viết Các bài viết chính là linh hồn, tạo nên giá trị cốt lõi của website. Vì thế, bạn không nên bỏ qua nhóm module gồm: Spelling and Grammar: Kiểm tra chính tả, ngữ pháp của các posts. Enhanced Distribution: Chia sẻ và bình luận bài viết theo đúng thời gian thực. Post by Email: Sử dụng tài khoản Email để đăng bài lên trang. Shortcode Embeds: Nhúng video, Status hoặc Google Maps lên website để bổ sung thông tin bài viết. Beautiful Math: Jetpack hiển thị công thức toán học chưa có sẵn trong trình soạn thảo thông thường. Related Posts: Hiển thị bài viết liên quan tới nội dung đang được đề cập tới. Nhờ có những sự hỗ trợ này, người đọc tổng hợp thông tin toàn diện và nhanh chóng nhất. Đó cũng là cách níu chân khách truy cập lâu hơn trên web và tạo ra các hành động chuyển đổi. Module Plugin Jetpack hỗ trợ thiết lập hiển thị website Nhóm hỗ trợ thiết lập giúp website hiển thị theo cách tối ưu nhất. Các module này của Jetpack vô cùng thiết thực với người không chuyên về design hoặc IT. Subscriptions: Cho phép người dùng đăng ký thông báo trên website. Extra Sidebar Widgets: Thêm Widgets vào thanh công cụ. Widget Visibility: Kiểm soát những Widgets được xuất hiện. Custom CSS: Tùy chỉnh, bổ sung CSS cho giao diện theo mong muốn của riêng bạn. Monitor: Tự động gửi cảnh báo qua Email khi web có hiện tượng downtime. Mobile Theme: Hỗ trợ đắc lực cho các website không có responsive. Module mang đến giao diện cho các thiết bị di động. Com Toolbar: Thay thế Admin Bar bằng thanh công cụ trong WordPress. Gravatar Hovercards: Bổ sung thêm thông tin khi người dùng đưa chuột đến vị trí nào đó. Những module trên Jetpack không chỉ đem đến sự hỗ trợ thuận tiện cho người dùng. Bên cạnh đó còn là khả năng thiết lập nhanh chóng và bảo vệ website cho nhà quản trị. Module Plugin Jetpack giúp điều chỉnh hình ảnh website Module Plugin Jetpack có thể giúp bạn điều chỉnh hình ảnh trên website của mình. Đây là một plugin phổ biến cho WordPress, cung cấp nhiều tính năng hữu ích để tối ưu hóa website của bạn. Tính năng điều chỉnh hình ảnh của Jetpack bao gồm: - Carousel: Hỗ trợ xem ảnh toàn màn hình. - Tiled Galleries: Tạo hình ảnh dưới dạng lưới hoặc lưới chéo với các kích thước khác nhau, tạo ra một bố cục hình ảnh tuyệt đẹp cho trang web của họ. - Photon: Tăng tốc tải hình ảnh bằng hệ thống CDN trên WordPress.com. - Lazy Images: tính năng lazy load cho hình ảnh, người dùng kéo đến đầu hình ảnh load đến đó. Một số Module Plugin Jetpack giúp thiết lập website khác Nhóm thiết lập website tập trung vào các hoạt động vận hành phía sau. Qua đó nhằm đảm bảo mọi tác vụ diễn ra trơn tru, tránh rủi ro từ các lỗ hổng an ninh, Data Backups: Sao lưu dữ liệu website và đảm nhiệm việc quét mã độc. Search: Thêm tính năng tìm kiếm nhanh chóng cho web. JSON API: Giúp Jetpack bảo vệ ứng dụng khi truy cập nội dung. Site Verification: Xác minh quyền sở hữu cho trang web. Protect: Chống lại brute force attack cho trang đăng nhập. Ngoài tính năng trên, mọi người điều chỉnh hình ảnh web với Carousel. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách tăng tốc độ tải Photon hoặc tạo hiệu ứng,… Ưu, nhược điểm của Plugin Jetpack Jetpack có những ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại một số khuyết điểm. Hiểu các đặc tính giúp bạn chủ động hơn trong quá trình tiếp cận. Ưu điểm: Khi tìm hiểu Jet pack là gì, bạn sẽ thấy công cụ sở hữu nhiều tính năng cần thiết cho website WordPress. Tiêu biểu trong số đó là SEO, quản trị, chỉnh sửa giao diện,…- Bao gồm của các Plugin con miễn phí cũng như trả phí. Thường xuyên được cập nhật bởi những người chịu trách nhiệm. Chính vì thế, khả năng tương thích WordPress.org rất cao. Nhược điểm: Tích hợp quá nhiều Plugin khiến cho giao diện chưa được đơn giản hóa. Jetpack cũng trở nên nặng nề hơn nếu người dùng không chủ động lược bỏ bớt. >>> Có thể bạn tâm: iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Hướng dẫn cài đặt Jetpack Trước khi cài đặt Jetpack, bạn cần mở chặn đối với XML – RPC. Hành động này giúp module hoạt động, bảo vệ khỏi các lỗ hổng. Đi đến trang quản trị Admin của WordPress.org, bạn chọn Plugins >> Add New. Sau đó, hãy điền vào Jetpack để tìm Plugin. Công cụ tiến hành cài đặt và kích hoạt hoàn toàn tự động. Khi đã xong, bạn kết nối Plugin với tài khoản WordPress và click “Start with free”. Mục đích là để sử dụng miễn phí. Bạn cũng cũng có thể nâng cấp lên các gói trả phí nếu muốn. Bạn xem các module tại: https://yourdomain.com/wp-admin/admin.php?page=jetpack_modules và thay https://yourdomain.com bằng tên miền. Một vài loại trong số đó sẽ cần kích hoạt và thiết lập cấu hình. Cách thực hiện là nhấn nút Active và chọn Configure. Đôi khi, Jetpack sẽ gây ảnh hưởng đến Plugin còn lại đang hiện hành. Nếu đang sử dụng dịch vụ Managed WordPress Hosting, bạn liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ. [caption id="attachment_28014" align="aligncenter" width="800"] Plugin được hỗ trợ cài đặt và kích hoạt tự động[/caption] Trên đây là điều bạn cần biết nếu đang muốn tìm kiếm công cụ hỗ trợ website toàn diện. Đặc trưng của Plugin chính là đa năng, dễ sử dụng. Đặc biệt, công cụ thích hợp cho những ai lần đầu tiếp cận mã nguồn WordPress. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu Jetpack là gì và sẽ khai thác theo cách tối ưu nhất. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

ICANN là gì? Vai trò & Những cơ chế cơ bản trong ICANN

16:04 17/06/2022
ICANN là thuật ngữ cần phải biết đối với tất cả nhà quản trị website. Bởi lẽ, đây là tên gọi của tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tên miền trên toàn thế giới. Trong bài viết được FPT Cloud chia sẻ dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền lực của ICANN. Bên cạnh đó là cơ chế hoạt động giúp đảm bảo không gian mạng an toàn cho web phát triển. ICANN là gì?  ICANN là gì? Theo cách diễn giải đầy đủ, đây là tên viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers. Tổ chức này có nhiệm vụ quản lý Domain trên mọi khu vực nơi website được đặt. [caption id="attachment_27989" align="aligncenter" width="800"] ICANN là tổ chức quốc tế thực hiện nhiệm vụ quản lý tên miền toàn cầu[/caption] Để dễ nhớ hơn, bạn có thể gọi tên là tập đoàn Internet cấp số và tên miền. Hình thức hoạt động hoàn toàn là phi lợi nhuận. ICANN thành lập vào năm 1998 và có trụ sở chính đặt tại California, United States. Nhiệm vụ của ICANN Như đã giới thiệu trong phần trên, tổ chức có nhiệm vụ giám sát công việc liên quan tới Internet. Cụ thể hơn chính là quản lý không gian địa chỉ IP(IPv4 và IPv6). [caption id="attachment_27991" align="aligncenter" width="800"] Tổ chức đảm bảo các chính sách liên quan đến tên miền được thực thi hiệu quả[/caption] Bên cạnh đó là đảm nhiệm vai trò phân phối các khối địa chỉ đến cơ quan đăng ký mạng theo khu vực. Một hoạt động cũng không kém quan trọng khác là ban hành chính sách đảm bảo sự phát triển. Nhờ sự vận hành này, hệ thống tên miền cấp cao(Top-level Domain) được quốc tế hóa. Quá trình cạnh tranh trên không gian mạng diễn ra minh bạch, lành mạnh. Họ chính là đại diện cho cộng đồng Internet trên toàn cầu. >>> Có thể bạn quan tâm: iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản ICANN có toàn quyền kiểm soát? Hầu hết mọi người đều cho rằng Internet không nên nằm dưới sự quản lý của một bên liên quan nào. Sẽ không có trường hợp ngoại lệ dù đó là doanh nghiệp, cá nhân hay chính phủ bất kỳ. [caption id="attachment_27994" align="aligncenter" width="800"] Tổ chức đảm bảo luôn duy trì không gian mở trên Internet[/caption] NTIA đã xác nhận rằng ICANN cung cấp các biện pháp đảm bảo sự kiểm soát của nhiều bên liên quan. Đặc biệt, tổ chức luôn duy trì tính mở của Internet. Tuy vậy, vẫn có nhiều người lo lắng và tự hỏi đây có thực sự là cơ quan độc lập? Hiện tại, tổ chức có quyền quản lý DNS thông qua hợp đồng IANA, do chính phủ Hoa Kỳ cấp. Thế nhưng, họ không chịu sự giám sát của nước này. Kế hoạch thiết kế với mục đích tránh gia tăng quyền lực cho bất kỳ quốc gia nào. Việc cho rằng ICANN can thiệp vào nội dung quản lý trực tuyến cũng là thiếu căn cứ. Vì thế, bạn có thể yên tâm với tên miền và website của mình không bị bên cụ thể nào thao túng. Các chủ thể và cách hoạt động ICANN Hoạt động của tổ chức xoay quanh một số chủ thể nhất định. Điều này giúp đảm bảo hệ thống vận hành chặt chẽ, giám sát toàn diện. Cụ thể như sau: ✅Chủ thể Vai trò ✅Registry Operator Cơ sở dữ liệu dùng để lưu tất cả tên miền có cùng loại TLD, chẳng hạn như: .com, .net, .org,…NIC sẽ quản lý danh mục này. ✅Registrar Đây là những công ty, đại lý được ủy quyền để bán tên miền. Hầu hết người dùng đều mua từ các tổ chức này. ✅Registrant Khách hàng đăng ký mua tên miền sau cùng, thường là người sử dụng trực tiếp. ✅Reseller Nhà đăng ký đại diện cho khách hàng, không có quan hệ với ICANN. Hình thức hoạt động gồm hai phần, bắt đầu từ vị trí khách hàng. Quy trình kết thúc tại điểm Registry Operator. Khách hàng sẽ cần đóng các khoản phí dưới đây khi đăng ký tên miền: Phí chi ICANN. Phí trả cho đăng ký dịch vụ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu tâm đến phí ủy quyền và một khoản đóng cho Registry Operator. Cụ thể những điều này sẽ được hướng dẫn khi có nhu cầu mua tên miền trong thực tế. Cơ chế bảo vệ Domain của ICANN Chương trình đăng ký tên miền cao cấp của ICANN nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ, trong đó có chứa đựng vấn đề quan trọng, liên quan đến chính trị, văn hóa, kinh tế,… Thậm chí, ý nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu,…cũng khá lớn. Với những tác động như vậy, ICANN hiện đang cung cấp ba cơ chế bảo vệ đáng chú ý. Quyền được phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất Nguyên tắc này cho phép chính phủ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ đến ICANN. Hoạt động nhằm phản đối một đăng ký tên miền cấp cao nhất. Mục đích để ngăn chặn Domain phát sinh xâm hại đến lợi ích của những đối tượng trên. Nếu không, mọi người sẽ dễ nhầm lẫn với tên miền hiện có. Dấu hiệu vi phạm nguyên tắc đạo đức, xã hội đều được xóa bỏ kịp thời. Giải quyết tranh chấp Các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền khiếu nại lên ICANN. Điều này áp dụng khi nhà quản lý tên miền gốc xâm hại lợi ích của họ. [caption id="attachment_27996" align="aligncenter" width="800"] Tổ chức hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến tên miền[/caption] Bạn cũng có thể dùng quyền này khi đối tượng trên hành động trái với nội dung hợp đồng đã ký kết. Tổ chức quốc tế sẽ nỗ lực hết sức để giành lại quyền lợi cho người đăng ký chính đáng. Đăng ký thương hiệu Cơ chế đăng ký sẽ cung cấp hai dịch vụ cho tổ chức và doanh nghiệp. Cụ thể, thông tin thương hiệu sẽ lưu vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House với đặc điểm sau: Sunrise: Ưu tiên đăng ký tên miền trùng với thương hiệu đã có trong hồ sơ. Tuy nhiên, điều kiện là Domain kia chưa cung cấp tới công chúng. Trademark Claim: Nhận thông báo khi có Domain trùng với thương hiệu đã đăng ký tại Trademark Clearing House. Nhờ những dịch vụ được cung cấp, người sử dụng chủ động hơn trong vấn đề sở hữu tên miền. Domain cuối cùng được cấp đảm bảo là sự lựa chọn tối ưu nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn khắc phục lỗi “Outlook data file cannot be accessed” Cơ chế đăng ký Domain tiếng Việt Bạn có thể đã quen với dạng tên miền cấp cao nhất cũ. Domain thường sẽ theo quốc gia vn đại diện cho Việt Nam) hoặc dựa trên khu vực(.edu cho giáo dục). Thế nhưng, kể từ tháng 1/2012 đã chính thức thay đổi. [caption id="attachment_27998" align="aligncenter" width="800"] Cơ chế đăng ký tên miền đã có những sự thay đổi linh hoạt hơn[/caption] Tên miền cao cấp không phân chia theo lĩnh vực, có thể dùng ngôn ngữ riêng. Tất cả tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đều được hưởng quyền lợi này. Họ có thể gửi hồ sơ xin xét duyệt đến tổ chức. ICANN thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia, cộng đồng, quyền sở hữu trí tuệ/thương hiệu. Điểm cần lưu ý về quyền lợi Khi gửi hồ sơ và sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều để bảo vệ quyền lợi. Thứ nhất là cơ chế phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất theo chế độ mới. Tiếp đó là cách giải quyết tranh chấp, áp dụng khi Domain mới được cấp và đưa vào sử dụng. Cuối cùng chính là cơ chế đăng ký thương hiệu độc quyền cho từng tổ chức, cá nhân. Hỗ trợ đăng ký Việt Nam rất quan tâm đến chương trình của ICANN với những sự thay đổi ở trên. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ chủ động tham gia quá trình hình thành chính sách quản lý tài nguyên Internet. Bộ thông tin và truyền thông đã cử đại diện cho ban tư vấn các chính phủ. Trong đó, các thành viên là tiếng nói của quốc gia, nền kinh tế. Nhờ thành lập hội đồng, nguy cơ xâm phạm lợi ích giảm thiểu đáng kể. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể tham vấn trực tiếp từ Bộ TT&TT trong trường hợp cần thiết. Việt Nam sẽ đưa ý kiến đến tổ chức quốc tế. Trên đây là một trong những khía cạnh cốt lõi, cần nắm rõ đối với người dùng Internet. Trong đó, bạn cần tập trung vào thông tin xung quanh chính sách đăng ký tên miền cấp cao mới. Qua đó giúp bảo vệ quyền lợi, hình ảnh bản thân và giúp không gian mạng công bằng hơn. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu ICANN là gì cùng vai trò của tổ chức. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản

15:47 17/06/2022
iFrame là yếu tố sử dụng trong thiết kế giao diện, nhằm tăng tính tương tác cho web. Trước khi quyết dùng hay không, bạn nên tìm hiểu ưu nhược điểm qua bài viết. Trong phần tiếp theo FPT Cloud sẽ cung cấp những lưu ý và quy trình nhúng thẻ cho người mới bắt đầu. Hãy tham khảo để vận dụng theo cách tối ưu nhất. iFrame là gì? iFrame là gì? Đây được coi là một thành phần hoặc thẻ tag của HTML Element. Mục đích sử dụng để nhúng HTML, hình ảnh, video hay trang khác vào web của mình. Trong tiếng Việt, thuật ngữ có tên gọi là khung nội tuyến. [caption id="attachment_27972" align="aligncenter" width="800"] Khung nội tuyến sử dụng để nhúng thêm nội dung liên quan vào website[/caption] Với thẻ này, bạn có thể tăng cường sức hút cho website. Bên cạnh đó là khả năng tối ưu SEO, thúc đẩy tỷ lệ truy cập, time – on – site. Yếu tố này cũng được xem như phần nội dung thay vì một loại dùng để thiết kế giao diện. Giả sử, bạn đăng tải một bài hướng dẫn sử dụng cho khách hàng. Muốn miêu tả dễ hiểu và cặn kẽ, hãy thêm một video từ Youtube để làm rõ. Trường hợp này chính là cách nhúng iFrame vào web. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn khắc phục lỗi “Outlook data file cannot be accessed” Ưu – nhược điểm của iFrame HTML Việc sử dụng iFrame HTML còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. Bởi lẽ, thành phần này có những thế mạnh riêng nhưng vẫn khó tránh khỏi hạn chế nhất định. Thông qua phần dưới đây, bạn sẽ nhìn nhận thẻ dưới lăng kính khách quan hơn. Ưu điểm Như đã biết, iFrame trong HTML dùng cho mục đích hiển thị nội dung web khác. Bạn có thể hình dung thẻ như một cửa sổ cho phép khách truy cập, tương tác từ một nơi nào đó. Thế nhưng, họ không cần rời khỏi trang web duyệt. [caption id="attachment_27975" align="aligncenter" width="800"] Thẻ được chèn tự do vào bất kỳ vị trí nào[/caption] Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ tải Server và trang của bạn. Ví dụ như, bạn gắn video trên web thuộc sở hữu. Khách truy cập xem trực tiếp từ máy chủ Youtube tại vị trí gắn ở website. Họ bỏ qua thao tác tải thêm video trên máy của bạn. Bên cạnh đó, thành phần này còn đem đến một số ưu điểm khác: Cho phép nhúng nội dung trực quan một cách tự do. Hiển thị nội dung từ nguồn bên ngoài tại bất kỳ vị trí nào trên website rất thuận tiện. Người xem không được cấp quyền truy cập vào mã của nội dung gốc. Có thể thấy rằng, thẻ cung cấp kiến thức cho người truy cập theo cách trọn vẹn hơn. Website trở nên uy tín, có tính thẩm quyền cao cùng một số tiện lợi về mặt kỹ thuật. Nhược điểm Nếu sử dụng thẻ liên kết đến trang độc hại sẽ gây ra mối nguy hiểm lớn về an ninh. Máy tính người dùng có thể bị lây nhiễm mã độc và giảm độ tin cậy của bạn. Khi dùng thẻ này quá nhiều cũng rất dễ bị chậm trang. Bên cạnh đó, không phải mọi loại thiết bị đều có khả năng hỗ trợ chèn thẻ vào. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khi cảm thấy kỹ thuật này thực sự cần thiết. Có nên nhúng iFrame vào web? Như đã phân tích, thẻ iFrame đem đến lợi ích trong việc sáng tạo, minh họa sinh động. Nhờ thế, khả năng níu chân người dùng ở lại tốt hơn, tăng tỷ lệ quay lại. Cũng chính vì xu hướng này, thứ hạng trong công cụ tìm kiếm đạt top. [caption id="attachment_27977" align="aligncenter" width="800"] Thẻ được chèn tự do vào bất kỳ vị trí nào[/caption] Tuy nhiên, những vấn đề gặp phải cũng rất đáng lưu tâm. Bạn khó đảm bảo nội dung trích từ nơi khác là chính xác, hợp pháp. Chúng có khả năng chứa mã độc tấn công web của bạn và máy người dùng. Nghiêm trọng hơn, thông tin quan trọng bị đánh cắp, web chuyển hướng không kiểm soát. Điều này còn dễ ảnh hưởng xấu đến SEO. Vì thế, bạn chỉ nên dùng khi không có lựa chọn nào khác để thay thế. Thuộc tính trong iFrame Thẻ bao gồm những thuộc tính đơn giản nhất như trích xuất nguồn, chiều rộng, chiều cao. Với mức độ phức tạp hơn, bạn cần biết đến kẻ đường viền, căn lề trái phải… Cụ thể như sau: ✅Thuộc tính Giải thích ✅Src Khai báo đường dẫn tới một web hoặc tệp tài liệu nào đó. ✅Width Khai báo chiều rộng với đơn vị là px hoặc %. ✅Height Khai báo chiều dài với đơn vị là px hoặc %. ✅Name Dùng để đặt tên cho Frame khi muốn hiển thị một liên kết nào đó. ✅Frameborder Thiết lập đường viền bao quanh Frame với 2 giá trị: 0 – ẩn đường viền, 1 – hiện đường viền. Nếu không khai báo, chế độ để mặc định là 1. Lưu ý trước khi dùng thẻ iFrame Thẻ giúp nội dung của bạn trở nên đa dạng và hoàn thiện hơn. Thế nhưng, những mặt tối hay mối nguy hại đến trang web là không thể phủ nhận. Vì thế, hãy tập trung vào lưu ý dưới đây nếu bạn đang có ý định áp dụng. Vấn đề bảo mật Thẻ đảm nhiệm tốt việc nhúng nhiều thành phần của trang web khác. Mục đích là để tạo ra Multiple View – các cửa sổ độc lập. Nếu được vận hành trơn tru, đây là cách đem tới lợi ích cực lớn cho người đọc. Tuy nhiên, đây được xem là con dao hai lưỡi vì bạn không thể kiểm soát hết mọi thứ được nhúng vào. Hậu quả dẫn đến thông tin sai lệch, mất uy tín và lượng khách truy cập. Vì thế, trước khi nhúng link, bạn cần cố gắng điều tra rõ nguồn gốc. Nếu chưa kiểm tra chính xác, bạn nên tạm dừng quá trình lại. Bởi vì, để xảy ra vấn đề sẽ rất khó khăn trong việc khắc phục triệt để. Tác động đến SEO SEO là mục tiêu trọng tâm đối với bất kỳ website doanh nghiệp nào. Thế nhưng, nếu nhúng thẻ không kiểm soát sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả. Bởi lẽ, Googlebot sẽ nhận diện và liên kết đến trang gốc. [caption id="attachment_27979" align="aligncenter" width="800"] Bạn cần xác định việc sử dụng thẻ có ảnh hưởng xấu đến SEO không[/caption] Điều này khiến luồng truy cập bị phân tán. Tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng rất dễ giảm sút. Vì thế, hãy đảm bảo các kết nối có thể đem đến nhiều lợi ích vượt trội so với những khả năng đánh đổi. >>> Có thể bạn quan tâm: HubSpot là gì? Toàn tập kiến thức về Hub Spot từ A - Z Cách sử dụng iFrame Cách sử dụng iFrame đơn giản là đặt đường link tài liệu vào web, ngay trên chính giao diện làm việc của WordPress. Dưới đây là một số điều cần biết để hiển thị video. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_27981" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể nhờ đến các Plugin hỗ trợ trên WordPress[/caption] <iFrame>…</iFrame>: Dùng để chứa đựng video có trong thẻ. Thẻ này vốn được xem là một phần nội dung gốc từ Server bên ngoài. Vì thế, nguồn URL sẽ phải đặt trong ngoặc kép. Height và Width là chiều cao và chiều rộng và có thể mặc định là 680 x 480. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên sử dụng Plugin hỗ trợ để thao tác diễn ra nhanh chóng, tự động. Trước và sau khi chèn, hãy nhớ kiểm tra tốc độ web. Nếu tỷ lệ rơi xuống quá thấp cần có sự cân nhắc lại. Trên đây là những điều dành cho doanh nghiệp muốn nâng cao trải nghiệm khách hàng trên web. Tuy thế, khi sử dụng, bạn nên cân nhắc vấn đề nguồn gốc và tính bảo mật. Việc hiểu rõ bản chất và vận dụng khéo léo sẽ đem đến tỷ lệ chuyển đổi và uy tín thương hiệu. FPT Cloud tin rằng bạn đã biết có thể sử dụng iFrame trong trường hợp nào. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Hướng dẫn khắc phục lỗi “Outlook data file cannot be accessed”

15:30 17/06/2022
“Outlook data file cannot be accessed” là lỗi thường gặp với người chuyên làm việc cùng Email. Điều này gây ra không ít gián đoạn trong việc trao đổi thông tin. Vì thế, FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó là phương hướng khắc phục nhanh chóng, giảm thiểu việc mất dữ liệu. Nguyên nhân phát sinh “Outlook data file cannot be accessed” Outlook chắc chắn đã trở thành dịch vụ Email phổ biến với hầu hết tổ chức, tập đoàn và cả cá nhân. Cũng chính vì thế, lỗi “Outlook data file cannot be accessed” xảy đến với nhiều người hơn. [caption id="attachment_27959" align="aligncenter" width="800"] Lỗi trên Outlook có thể xảy ra với bất kỳ ai[/caption] Tên kỹ thuật của vấn đề được mã hóa là 0x8004010F. Tình trạng này xảy đến do lỗi cấu hình khi đang cố gắng chuyển Outlook, tệp PST. Ngoài ra, người dùng cũng bắt gặp khi hệ thống bị hỏng. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là bởi xung đột chống virus với phần mềm hoặc cài đặt Tường lửa của Windows. Khi chủ sở hữu máy tính cố gắng cài đặt, cập nhật hoặc thực hiện tác vụ Outlook nào đó càng làm vấn đề tồi tệ hơn. “Outlook data file cannot be accessed” không bị hạn chế ở một phiên bản Windows duy nhất. Ngay cả Windows 7, 8, 8.1, 10, XP và Vista có thể gặp phải lỗi này. >>> Có thể bạn quan tâm: HubSpot là gì? Toàn tập kiến thức về Hub Spot từ A - Z Cách khắc phục lỗi “Outlook data file cannot be accessed” Lỗi “Outlook data file cannot be accessed” cần sớm được khắc phục. Nếu không sẽ làm công việc, dòng thông tin trao đổi bị ngưng trệ. Vì thế, bạn nên nghiên cứu ngay cách khắc phục theo từng bước bên dưới đây.  Bước1: Sao chép dữ liệu và tạo Account mới Tại bước đầu tiên, bạn sao chép tệp dữ liệu Outlook của mình. Sau đó, hãy tiến hành tạo tài khoản mới với các bước cụ thể như sau: Vào Control Panel. Bấm vào Mail. Hộp thoại Mail Setup – Outlook xuất hiện và tiến hành chọn “Show Profiles”. Chọn Account bạn đang sử dụng và bấm vào Properties. Hướng tới Mail Setup – Outlook, bạn chọn Data File. Các tùy chọn đều được hiển thị rất rõ ràng, giao diện quen thuộc với hầu hết người dùng. Vì thế, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để hoàn thành bước 1 khi fix “Outlook data file cannot be accessed”. Bước 2: Vô hiệu hóa phần mềm Anti – virus Để vô hiệu hóa, bạn chọn tab Data File trong hộp Account Settings. Sau đó, hãy lưu ý tên và đường dẫn của tệp dữ liệu mặc định và bấm “Close”. [caption id="attachment_27961" align="aligncenter" width="800"] Để khắc phục lỗi, bạn cần vô hiệu hóa phần mềm chống virus[/caption] Một số chuyên gia cho rằng “Outlook data file cannot be accessed” kích hoạt là do phần mềm chống virus. Điều đó cũng dễ hiểu vì những xung đột này vốn không phải tình trạng hiếm gặp với ứng dụng Microsoft Office. Một cách khác là bạn có thể gỡ cài đặt phần mềm bảo mật đang sử dụng. Sau đó, hãy thay thế bằng một chương trình khác với độ tương thích cao hơn. Bước 3: Vô hiệu hóa tường lửa tạm thời Tại bước 3, bạn tiến hành vô hiệu hóa tường lửa Windows tạm thời. Trình tự các thao tác như sau: Nhấn tổ hợp Windows + R và nhập vào Firewall.cpl và nhấp Enter. Tại mục bên trái, bạn chọn “Turn Windows Defender Firewall on or off”. Tiếp đó là click tùy chọn “Turn Firewall off for private and public network” và ấn OK. Khi đến thao tác này, hệ thống sẽ tạm dừng tường lửa cho mạng lưới nội bộ cũng như cộng đồng. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm chuyển sang bước tiếp theo. Bước 4: Chạy chương trình nhằm kiểm tra tệp hệ thống Đây là bước cuối cùng để khắc phục “Outlook data file cannot be accessed”. System File Checker là công cụ hoàn hảo để tìm các tệp trong hệ thống bị hỏng và tự động sửa. Bạn tiến hành trình tự sau để vào Command Prompt: [caption id="attachment_27964" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên viên kỹ thuật khắc phục từ xa[/caption] Click Windows + S, nhập cmd và nhấn Enter. Nhấp chuột phải vào Command Prompt và chọn lệnh Run as Administrator để chạy chương trình. Tiếp theo là nhập sfc/scannow và ấn Enter. Hệ thống nhận được yêu cầu và tiến hành sửa tự động. Nếu thực hiện đầy đủ các bước trên vẫn không thành công, bạn nên nhờ đến hỗ trợ sửa online. Các chuyên viên kỹ thuật sẽ khắc phục từ xa thông qua Ultraview. >>> Có thể bạn quan tâm: HTML5 là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình HTML5 từ A - Z Kết luận Trên đây là giải đáp về một trong những lỗi dễ gặp phải khi sử dụng Outlook. Dù là nhân viên văn phòng, không chuyên về IT cũng có khả năng ứng phó được. Khắc phục từ sớm là cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến dữ liệu và tiến trình công việc. FPT Cloud tin rằng bạn đã chủ động hơn khi gặp lỗi “Outlook data file cannot be accessed”. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

HubSpot là gì? Toàn tập kiến thức về Hub Spot từ A – Z

15:01 17/06/2022
HubSpot biết đến là công ty đầu tiên trên thế giới đưa ra khái niệm Inbound Marketing & Sales. Đây cũng là tên của phần mềm sử dụng trong chiến dịch tiếp thị. Bạn sẽ hiểu tường tận hơn về công cụ HubSpot là gì qua những chia sẻ của FPT Cloud. Bên cạnh đó là ưu điểm, chức năng và các dịch vụ bạn có thể khai thác. Hãy tham khảo ngay để định vị thương hiệu và sự hiện diện trên thị trường và Internet. HubSpot là gì? Điều đầu tiên cần nói đến, HubSpot là công ty có trụ sở tại Mỹ. Chức năng chính là phát triển, kinh doanh phần mềm phục vụ cho mục đích Marketing, bán hàng. Đây cũng là tên của phần mềm do chính họ sáng tạo. [caption id="attachment_27939" align="aligncenter" width="800"] HubSpot là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch Marketing số[/caption] Công cụ cung cấp mọi điều cần thiết để thực hiện chiến dịch CRM. Qua đó tạo ra hiệu quả mạnh mẽ với Social Media Marketing, quản lý nội dung. Ngoài ra, bạn cũng cần biết đến khả năng phân tích web và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. >>> Có thể bạn quan tâm: HTML5 là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình HTML5 từ A - Z Điểm mạnh của HubSpot Cụ thể hơn, những điểm mạnh đã làm nên thành công của HubSpot là gì. Nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm, chiến lược tiếp cận khách hàng tạo ra đột phá. Cụ thể về các ưu điểm nổi trội dành cho người dùng sẽ phân tích sau đây. Dễ dàng xem thông tin tổng hợp HubSpot là phần mềm hỗ trợ tổng hợp thông tin dưới dạng thống nhất. Người dùng dễ dàng xem và kiểm tra bất cứ khi nào. Nhờ thế, công việc giữa đội ngũ kinh doanh, tiếp thị… tập trung ở nơi dễ tìm thấy nhất. [caption id="attachment_27941" align="aligncenter" width="800"] HubSpot tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban phối hợp thực hiện chiến dịch[/caption] Công cụ giúp theo dõi tương tác qua lại của khách hàng theo cách thức tự động. Bên cạnh đó, hệ thống có khả năng đồng bộ hóa. Cụ thể là trong việc giám sát hoạt động người dùng và gửi Email định kỳ hàng tháng. Theo dõi – đo lường dữ liệu Khi các doanh nghiệp sử dụng sẽ thấy phần mềm HubSpot rất hữu ích. Họ có thể nhận được thông tin dữ liệu nhanh chóng. Việc theo dõi và đo lường cũng thuận tiện hơn. Đây thực sự là trợ thủ đắc lực, cứu cánh các công ty đang loay hoay tìm cách quản lý kinh doanh và Marketing. Điều này càng quan trọng hơn khi kỹ thuật, công nghệ dần phức tạp, kèm theo đó là sự cạnh tranh đến từ đối thủ. Chức năng của HubSpot Qua những ưu điểm ở trên, bạn chắc chắn đã đoán được chức năng quan trọng của HubSpot. Phần dưới đây sẽ tập trung làm rõ hơn nữa. Bạn sẽ thấy rằng quyết định sử dụng phần mềm là vô cùng đúng đắn. [caption id="attachment_27943" align="aligncenter" width="800"] Khả năng hỗ trợ của HubSpot vô cùng mạnh mẽ[/caption] ✅Chức năng Vai trò ✅Tạo và đo lường kết quả Email - Sau mỗi chiến dịch, phần mềm sẽ hỗ trợ Marketer tổng hợp dữ liệu, đo lường hiệu suất.- Từ quá trình đánh giá, bạn tìm thấy mẫu Email tốt nhất để áp dụng rộng rãi. ✅Chuỗi cá nhân hóa - HubSpot chia danh sách Email thành nhiều nhóm khác nhau. Tiêu chí phân loại dựa trên: Vị trí địa lý, khu vực, độ tuổi, sở thích…- Sau đó, công cụ hỗ trợ soạn mẫu Email phù hợp nhất. Đây là khả năng setup tự động và gửi tới khách hàng tiềm năng. ✅Báo cáo trong thời gian thực - HubSpot thống kê khi nào khách hàng mở thư và nhấn vào đường link trong đó.- Từ đó, công cụ gợi ý cách tiếp thị tốt nhất với nhu cầu của từng nhóm khách hàng. ✅Thực hiện cuộc gọi trên HubSpot - Đây là chức năng đặc biệt đến từ phần mềm này. Chỉ cần nhấp chuột là đã có thể liên lạc với người có khả năng mua hàng cao.- Bên cạnh đó là sự tích hợp của chức năng ghi âm cuộc gọi và lưu lại. ✅Sắp xếp cuộc họp - Tính năng này giúp các cuộc gọi giữa nhiều khách hàng không bị chồng chéo.- Doanh nghiệp có thể chia sẻ lịch đồng bộ hóa và cho khách hàng tiềm năng chọn thời gian thích hợp. Hubspot cung cấp những dịch vụ nào? Cụ thể những tính năng ở trên sẽ nằm trong gói dịch vụ nào? Bạn sẽ biết thông qua phần phân tích dưới đây. Điều thú vị là tất cả đều được tích hợp với nhau, hỗ trợ để bạn phát triển theo cách tốt nhất. HubSpot CRM Ban đầu, HubSpot ra mắt với phần mềm CRM – quản lý quan hệ khách hàng. Nền tảng giúp công ty liên hệ, theo dõi mọi cuộc trò chuyện của họ với đối tượng tiềm năng. [caption id="attachment_27945" align="aligncenter" width="800"] HubSpot CRM là dịch vụ làm nên giá trị khác biệt cho công cụ này[/caption] Mục đích ra đời chủ yếu để Marketer tổ chức, quản lý và nuôi dưỡng khách hàng. Điều đó thực hiện thông qua persona, pain points và chuyến họ đến nhóm sales. Ngày nay, dịch vụ CRM đã phát triển mạnh mẽ hơn. Sự hỗ trợ không chỉ dừng lại ở khâu tiếp thị. HubSpot hữu ích với tất cả nhân viên phải tiếp xúc cùng khách hàng. Mỗi bộ phận đều dễ dàng truy cập danh sách đối tượng hướng đến. Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí, dành cho mọi người và không giới hạn thời gian sử dụng. Cụ thể như sau: Người dùng không giới hạn: Toàn bộ nhóm nhân sự trong công ty đều có quyền truy cập. Có khả năng lưu trữ đến 1 triệu contact trên nền tảng miễn phí. Lưu lại mọi cuộc hội thoại và ghi chép trong mỗi lần liên hệ. Tích hợp Gmail và Outlook để cuộc hội thoại với khách hàng không bị gián đoạn. Lên lịch web cho Newsletter và chiến dịch Email Marketing… Nhờ CRM, tình hình kinh doanh nhanh chóng có những sự khởi sắc. Bởi lẽ, việc tiếp cận, quản lý khách hàng tiềm năng tốt hơn. >>> Có thể bạn quan tâm: Hotjar là gì? Tính năng, cách đăng ký & sử dụng Hotjar chi tiết HubSpot Marketing Hub Marketing Hub được tích hợp với CRM để bạn thu hút và nuôi dưỡng các lead chất lượng. Dịch vụ này có thể tạo ra nội dung cho Blog, Email, tài khoản truyền thông xã hội, website… Bên cạnh đó là khả năng cung cấp số liệu theo dõi. Bạn hoàn toàn có thể biết được lượng người truy cập web là bao nhiêu, đến trang nào. Thậm chí, khi nào họ rời đi và mức độ thích Landing cũng được báo cáo nhanh chóng. Cụ thể tính năng điển hình như: Tạo Content và Blog. Tổ chức và lên lịch cho hoạt động truyền thông xã hội. Kêu gọi hành động, cung cấp chuyên sâu tỷ lệ nhấp, số lần hiển thị và KPI khác. Tối ưu mọi thứ từ Email đến Blog và trên thiết bị di động. Nuôi dưỡng mục tiêu từ việc nghiên cứu về persona của người mua và hiệu suất trước đó. Thử nghiệm A/B để tối ưu trang cùng các nỗ lực Inbound Marketing. Dịch vụ này của HubSpot tập trung vào việc tối ưu hoạt động tiếp thị ở mức cao nhất. Sự hiện diện của bạn trên nền tảng số trở nên phổ biến, có khả năng chuyển đổi tốt hơn. HubSpot Sales Hub Sales Hub ra đời để hỗ trợ bộ phận bán hàng chốt các giao dịch nhanh chóng hơn. Đây là điều chỉ có số rất ít phần mềm thiết kế được. Công cụ cung cấp thông báo tức thì khi khách hàng tiềm năng mở Email. [caption id="attachment_27949" align="aligncenter" width="800"] Sales Hub đem tới những thông tin hữu ích cho khách hàng tự động[/caption] Đội ngũ Sales tự động hóa quy trình cung cấp thông tin hữu ích cho người truy cập. Ngoài ra, bạn có thể xem giao dịch nào là tốt, xấu hoặc vẫn đang tiến hành. Service Hub Service Hub hỗ trợ nhóm dịch vụ xác định vấn đề khách hàng đang gặp phải. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp khiến đối tượng đó hài lòng nhất. Hoạt động cụ thể như sau: Trò chuyện qua Live Chat và Bots. Thiết lập các mẫu Template cho Email với nhiều định dạng. Snippets tổng hợp câu hỏi thường nhận được mỗi ngày và gửi phản hồi tự động hoàn hảo nhất. Xây dựng cơ sở kiến thức từ tất cả thông tin đã có. Nhân viên nhanh chóng biết được họ đang tương tác với ai, về điều gì và tìm ra giải pháp. Service Hub là dịch vụ hoàn toàn miễn phí, được phép tận dụng với toàn nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản lý biết được nhóm Marketing và Sales đã tương tác như thế nào với khách hàng trước đó. CMS Hub CMS Hub là hệ thống quản lý nội dung, cho phép tích hợp nhiều bên liên quan. Chẳng hạn như team IT, nhà phát triển và Marketer cùng làm việc với nhau. Họ chung tay thực hiện từ cập nhập nội dung nhỏ đến nâng cấp trang web lớn. [caption id="attachment_27951" align="aligncenter" width="800"] CMS Hub đề cao tính bảo mật cho website[/caption] Các tính năng khác bao gồm: đề xuất SEO, chủ đề (theme) trang web linh hoạt, tạo nội dung đa ngôn ngữ. Bên cạnh đó là trình edit kéo và thả, tính năng serverless (không cần máy chủ), phát triển local website, mã cảnh báo. Thêm vào đó, CMS Hub cũng tập trung sức mạnh vào việc bảo mật. Điều này thực hiện qua giám sát an ninh và phát hiện mối đe dọa 24/7, chứng chỉ SSL tiêu chuẩn… Trên đây là tổng hợp những tiện ích HubSpot mang lại cho doanh nghiệp. Công cụ hỗ trợ đắc lực trong chiến lược tiếp thị và bán hàng, nâng cao doanh thu. Đây thực sự là một phần mềm cần có giữa bối cảnh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên nền tảng số. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu rõ về HubSpot và sớm triển khai cho doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Siri là gì? Cách sử dụng Siri trên Iphone, Ipad, Mac từ A-Z

11:42 16/06/2022
Siri là trợ lý ảo của Apple được cài đặt cho các thiết bị iOS, macOS, tvOS và watchOS sử dụng tính năng nhận dạng giọng nói và được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo ( AI ). Khai thác tính năng của Siri đúng cách giúp việc điều khiển thiết bị trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Đừng bỏ lỡ! Siri là gì? [caption id="attachment_37617" align="aligncenter" width="800"] Siri là gì?[/caption] Siri được tích hợp sẵn trên các thiết bị điện tử của Apple được điều khiển bằng giọng nói trực tiếp để tìm kiếm thông tin hoặc thực hiện công việc cụ thể nào đó trên thiết bị theo yêu cầu của người dùng. Bạn có thể đưa ra câu hỏi, yêu cầu mệnh lệnh với Siri để trả lời và đáp ứng yêu cầu đó. Để có thể thực hiện được các thao tác này, Siri có thể truy cập vào mọi ứng dụng tích hợp sẵn trên thiết bị Apple của bạn như Mail, Danh bạ, Tin nhắn, Bản đồ, Safari,... Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật khi sử dụng Siri. Bởi tất cả những gì bạn hỏi và yêu cầu Siri thực hiện không được liên kết với ID Apple của bạn. Đồng thời, những gì bạn chia sẻ với Siri sẽ không bao giờ được chia sẻ với các nhà quảng cáo. >>> Có thể bạn quan tâm: Blockchain là gì? Cách hoạt động & Ứng dụng công nghệ blockchain  Cách sử dụng Siri hiệu quả Cách sử dụng Siri rất đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên đối với mỗi thiết bị khác nhau thao tác thực hiện cũng có sự khác biệt nhất định. Cách sử dụng Siri trên iPhone Cách 1: Bạn chỉ cần nói "Hey Siri", sau đó đưa ra câu hỏi hoặc yêu cầu bạn cần Siri hỗ trợ. Cách 2: Nhấn nút để kích hoạt Siri [caption id="attachment_37618" align="aligncenter" width="800"] Nhấn nút để kích hoạt Siri[/caption] Nếu iPhone có nút Home, bạn hãy nhấn nút “Home”, sau đó đưa ra câu hỏi hoặc yêu cầu. Nếu iPhone không có nút Home, hãy nhấn vào nút Sườn cạnh thiết bị và sau đó đưa ra câu hỏi, yêu cầu. Ngoài 2 cách trên bạn có thể nhập liệu thay vì nói với Siri. Cách sử dụng Siri trên iPad Tương tự với iPhone, sử dụng Siri trên iPad cũng có 3 cách chính như sau: Cách 1: Bạn chỉ cần nói "Hey Siri", sau đó đưa ra câu hỏi hoặc yêu cầu bạn cần Siri hỗ trợ. Cách 2: Nhấn rồi nhả nút [caption id="attachment_37619" align="aligncenter" width="800"] Nhấn rồi nhả nút[/caption] Nếu iPad có nút “Home” bạn hãy nhấn và giữ nút Home sau đó đưa ra câu hỏi hoặc yêu cầu. Nếu iPad không có nút Home, hãy nhấn và giữ nút trên cùng của thiết bị  và đặt câu hỏi hoặc đưa ra yêu cầu. Cách 3: Thực hiện bật Nhập liệu vào Siri. Sau đó bạn nhấn nút để kích hoạt Siri và nhập yêu cầu. Cách sử dụng Siri trên AirPods [caption id="attachment_37620" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng Siri trên AirPods[/caption] Cách 1: Bạn nói "Hey Siri" khi đeo AirPods Pro, AirPods Max hoặc AirPods (thế hệ thứ 2 trở lên) sau đó nói ngay những gì bạn cần hỗ trợ. Cách 2: Nhấn hoặc chạm vào AirPod Trên AirPods Pro hoặc AirPods (thế hệ thứ 3) bạn thực hiện nhấn và giữ cảm biến lực trên thân của một trong hai AirPod, sau đó đưa ra yêu cầu. Trên AirPods (thế hệ thứ 1 hoặc thứ 2), bạn chạm hai lần vào bên ngoài một trong hai AirPod và chờ âm báo. Giờ thì bạn có thể đưa ra yêu cầu. Trên AirPods Max bạn nhấn và giữ nút “Digital Crown” sau đó đưa ra yêu cầu. Cách sử dụng Siri trên máy Mac Cách 1: Trên các thiết bị hỗ trợ bạn hãy nói "Hey Siri", sau đó đưa ra câu hỏi hoặc yêu cầu. Đối với MacBook Pro có Touch Bar hiển thị nút Siri trong thanh menu và trên Touch Bar Cách 2: Nhấn nút để kích hoạt Siri [caption id="attachment_37621" align="aligncenter" width="800"] Nhấn nút để kích hoạt Siri[/caption] Đối với MacBook Pro có Touch Bar hiển thị nút Siri trong thanh menu và trên Touch Bar Trong thanh menu hoặc Dock, bạn hãy bấm vào nút Siri sau đó nói những gì bạn muốn hỗ trợ. Nếu bàn phím Apple có Phím đọc chính tả, bạn hãy nhấn và giữ phím Đọc chính tả sau đó đưa ra yêu cầu. Cách 3: Tương tự như các thiết bị trên, bạn cần bật nhập liệu vào Siri và nhấn nút Siri. Cách sử dụng Siri trên Apple Watch [caption id="attachment_37622" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng Siri trên Apple Watch[/caption] Cách 1: Bạn nhìn vào Apple Watch hoặc chạm vào màn hình của thiết bị. Sau đó nói "Hey Siri" và đưa ra yêu cầu. Cách 2: Đưa lên để nói Từ Apple Watch Series 3 trở lên, bạn hãy đưa cổ tay lên sao cho Apple Watch ở gần miệng bạn, sau đó đặt câu hỏi và yêu cầu. Cách 3: Nhấn nút “Digital Crown” trên thiết bị và nói những gì bạn cần. Cách sử dụng Siri trên Apple TV [caption id="attachment_37623" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng Siri trên Apple TV[/caption] Bạn nhấn và giữ nút Siri trên Siri Remote sau đó đưa ra yêu cầu. Cách sử dụng Siri với CarPlay Nếu xe bạn hỗ trợ CarPlay hoặc Siri Eyes Free, bạn hãy giữ nút khẩu lệnh trên vô lăng trong khi bạn đưa ra yêu cầu.Các tính năng của Siri. Lưu ý: Khi sử dụng nút sườn hoặc nút Home bạn cần giữ cho đến khi nói xong yêu cầu. Các tính năng của Siri Với siri bạn có thể dễ dàng hoàn thành các công việc hàng ngày chỉ bằng giọng nói. Dưới đây là một số tính năng nổi bật được sử dụng thường xuyên. Tìm kiếm bằng Siri [caption id="attachment_37624" align="aligncenter" width="800"] Tìm kiếm bằng Siri[/caption] Đầu tiên phải nhắc đến tính năng tìm kiếm bằng Siri được người dùng đánh giá rất cao bởi sự tiện dụng. Siri có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ website, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trả về kết quả tìm kiếm hữu ích nhất với bạn. Ví dụ: Bạn muốn tìm số điện thoại người thân. Bạn chỉ cần nói tên người cần tìm và Siri sẽ tìm kiếm giúp bạn cách nhanh chóng. Tạo lời nhắc bằng Siri [caption id="attachment_37625" align="aligncenter" width="800"] Tạo lời nhắc bằng Siri[/caption] Chức năng của Siri là ghi nhớ mọi thứ và cung cấp lời nhắc cho bạn. Chỉ cần nói “remind me to…” và Siri sẽ tức thì thêm lời nhắc vào ứng dụng Reminders trên thiết bị. Tạo sự kiện bằng Siri Khi bạn cần lên lịch một sự kiện, Siri có thể giúp bạn. Chỉ cần nói với Siri tạo sự kiện “tên sự kiện” vào ngày và thời gian cụ thể, Siri sẽ thêm tất cả thông tin vào lịch của bạn. Sau khi ghi lại tất cả chi tiết, Siri sẽ hỏi lại để xác nhận. Đặt báo thức bằng Siri [caption id="attachment_37626" align="aligncenter" width="800"] Đặt báo thức bằng Siri[/caption] Nếu bạn lo lắng về việc ngủ quên hoặc muốn Siri nhắc bạn đến thời điểm thực hiện một công việc nào đó, Siri là một lựa chọn không làm bạn thất vọng. Gọi điện thoại bằng Siri Khi bạn muốn gọi điện thoại cho ai đó, bạn có thể sử dụng Siri. Bạn có thể yêu cầu Siri gọi một số điện thoại, xem lịch sử cuộc gọi và cuộc gọi nhỡ, cũng như tận dụng hầu hết các tính năng có sẵn trên ứng dụng điện thoại trên iPhone. Tìm và đọc email bằng Siri Siri có thể hỗ trợ bạn tìm kiếm email dựa trên chủ đề, người gửi và thời gian. Khi đã tìm thấy email, Siri có thể đọc nội dung giúp bạn hoặc chuyển đến ứng dụng Mail trên thiết bị để xem chi tiết email đó. Gửi tin nhắn bằng Siri Bạn có thể yêu cầu Siri gửi tin nhắn tới một người có trong danh bạ. Siri sẽ hỏi bạn nội dung bạn muốn gửi. Sau khi tin nhắn được hoàn thành, bạn có thể yêu cầu gửi tin nhắn hoặc hủy bỏ. Một số tính năng khác Bên cạnh các tính năng tiện ích đã được đề cập, Siri còn có nhiều tính năng hữu ích khác như truy cập vào cài đặt ứng dụng, tạo ghi chú, đọc tin nhắn, chuyển đổi đơn vị, thực hiện phép tính,... Trong tương lai, nhà sản xuất có thể tiếp tục nâng cấp các tiện ích của trợ lý Siri. >>> Có thể bạn quan tâm: Nft là gì? Tìm hiểu về thị trường và game NFT mới nhất 2023 Cách kích hoạt Siri chi tiết Kích hoạt Siri bằng giọng nói của bạn Khi bạn kích hoạt Siri bằng cách nói “Hey Siri”, Siri sẽ nói to các phản hồi. Ví dụ: Bạn đặt câu hỏi cho Siri như sau: “Hey Siri, what’s the weather for today?” hoặc đưa ra yêu cầu “Hey Siri, set an alarm for 8 a.m”. Để đặt một câu hỏi khác hoặc đưa ra một yêu cầu khác, hãy nói lại “Hey Siri” hoặc chạm vào nút Nghe. Kích hoạt Siri bằng một nút [caption id="attachment_37627" align="aligncenter" width="800"] Kích hoạt Siri bằng một nút[/caption] Ngược lại với cách kích hoạt trên, khi bạn kích hoạt Siri bằng một nút chức năng, Siri phản hồi im lặng khi iPhone ở chế độ im lặng. Tuy nhiên khi bạn tắt chế độ im lặng, Siri đọc to phản hồi đó. Để kích hoạt Siri bạn thực hiện một số thao tác như sau: Trên iPhone có Face ID: Nhấn và giữ nút sườn. Trên iPhone có nút Home: Nhấn và giữ nút Home. EarPods: Nhấn và giữ nút giữa hoặc nút gọi. CarPlay: Nhấn và giữ nút khẩu lệnh trên vô lăng hoặc chạm và giữ nút Home trên Màn hình chính của CarPlay. (Hãy xem Sử dụng Siri để điều khiển CarPlay). Siri Eyes Free: Nhấn và giữ nút khẩu lệnh trên vô lăng. Sau khi Siri đã nhận tín hiệu bạn có thể đặt một câu hỏi hoặc đưa ra một yêu cầu. Ví dụ: Bạn nói “What’s 18 percent of 225?” hay “Set the timer for 3 minutes”. Để đưa ra yêu cầu khác, hãy chạm vào nút Nghe. Sửa lỗi nếu Siri hiểu nhầm bạn Trong một số trường hợp Siri có thể hiểu sai câu hỏi hoặc yêu cầu của bạn. Khi này bạn chỉ cần áp dụng một số cách sau: Diễn đạt lại câu hỏi hoặc yêu cầu của bạn: Chạm vào nút Nghe, sau đó thử nói yêu cầu của bạn theo một cách khác. Đánh vần một phần yêu cầu của bạn: Chạm vào nút Nghe, sau đó đánh vần bất kỳ từ nào mà Siri không hiểu trong yêu cầu của bạn. Ví dụ: nói “Call”, sau đó đánh vần tên của người đó. Thay đổi tin nhắn trước khi gửi đi: Nói “Change it”.". Sửa yêu cầu của bạn bằng văn bản: Nếu bạn nhìn thấy yêu cầu của mình trên màn hình, bạn có thể sửa nó. Chạm vào yêu cầu đó, sau đó sử dụng bàn phím ảo. Những thiết bị tương thích với Siri [caption id="attachment_37628" align="aligncenter" width="800"] Những thiết bị tương thích với Siri[/caption] Dưới đây là danh sách thiết bị tương thích hỗ trợ cài đặt và sử dụng Siri! iPhone iPhone 6s trở lên iPad iPad Air (thế hệ thứ 5) iPad Air (thế hệ thứ 4) iPad Air (thế hệ thứ 3) iPad mini (thế hệ thứ 5) iPad Pro 12,9 inch (thế hệ thứ 3) iPad Pro (11 inch) iPad Pro 12,9 inch (thế hệ thứ 2) iPad Pro (10,5 inch) iPad Pro (9,7 inch) iPad (thế hệ thứ 6) trở lên AirPods AirPods (thế hệ thứ 3) AirPods Max AirPods Pro AirPods (thế hệ thứ 2) Apple Watch Tất cả các mẫu Apple Watch Beats Beats Fit Pro Beats Studio Buds Powerbeats (mẫu 2020) Powerbeats Pro Solo Pro HomePod Tất cả các mẫu HomePod Lưu ý: HomePod không có ở một số quốc gia và khu vực. Máy Mac Máy tính Mac tương thích được kết nối với Studio Display MacBook Pro ra mắt từ năm 2018 trở đi MacBook Air ra mắt từ năm 2018 trở đi iMac Pro iMac ra mắt từ năm 2020 trở đi Những quốc gia có hỗ trợ Siri mới nhất [caption id="attachment_37629" align="aligncenter" width="800"] Những quốc gia có hỗ trợ Siri mới nhất[/caption] Theo thông tin cập nhật mới nhất, Apple vừa mở rộng tính khả dụng của Siri sang một loạt ngôn ngữ mới bao gồm tiếng Ả Rập, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tuy nhiên, 9 ngôn ngữ này vẫn chưa nói bằng giọng nói quen thuộc của trợ lý ảo Apple. Theo đó, trợ lý ảo sẽ đáp ứng các ngôn ngữ trong lĩnh vực cụ thể như Công nghệ thông tin hoặc Kỹ thuật điện cùng vài lĩnh vực liên quan. Cập nhật ngay danh sách các quốc gia có hỗ trợ Siri mới nhất! Úc Áo Bỉ (Hà Lan, Pháp) Brasil Canada (Tiếng Anh, Tiếng Pháp) Chile Trung Quốc đại lục (Tiếng Quảng Đông, Tiếng Quan Thoại) Đan Mạch Phần Lan (Tiếng Phần Lan) Pháp Đức Hồng Kông (Tiếng Quảng Đông) Ấn Độ (Tiếng Anh) Ireland (Tiếng Anh) Israel (Tiếng Do Thái) Ý Nhật Bản Malaysia (Tiếng Mã Lai) Mexico Hà Lan New Zealand Na Uy Nga Ả Rập Saudi (Tiếng Ả Rập) Singapore (Tiếng Anh) Nam Phi (Tiếng Anh) Hàn Quốc Tây Ban Nha Thụy Điển Thụy Sĩ (Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Ý) Đài Loan (Tiếng Quan Thoại) Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (Tiếng Ả Rập) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hoa Kỳ (Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha) Trên đây là những thông tin chia sẻ về Siri và cách sử dụng Siri hỗ trợ người dùng trong quá trình trải nghiệm thiết bị nhà Apple. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức công nghệ hữu ích khác. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Blockchain là gì? Cách hoạt động & Ứng dụng công nghệ blockchain

11:28 16/06/2022
Blockchain là một thuật ngữ quen thuộc gắn liền với tiền điện tử. Vậy blockchain là gì? Cách thực hoạt động ra sao? Có phải Blockchain chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực tiền điện tử hay không? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời ngay nhé! Blockchain là gì? [caption id="attachment_37603" align="aligncenter" width="800"] Blockchain là gì?[/caption] Blockchain được hiểu là một cơ sở dữ liệu cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp. Thậm chí, blockchain còn được ví như một cuốn sổ kế toán của công ty – đây là nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ với ghi chép chi tiết mọi giao dịch. Dữ liệu được sắp xếp có sự nhất quán theo trình tự thời gian. Vì vậy không thể xóa hoạch sửa chữa chuỗi mà không có sự đồng thuật từ mạng lưới. Từ đó, bạn có thể sử dụng blockchain để tạo một cuốn sổ cái không thể sửa chữa sử dụng để theo dõi toàn bộ đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác. Đặc biệt, hệ thống có cơ chế tích hợp để ngăn chặn các giao dịch trái phép và tạo ra sự đồng nhất chế độ xem của các giao dịch này. Công nghệ Blockchain hiện tại là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 công nghệ: Mật mã học: Blockchain sử dụng public key và hàm hash function nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch và riêng tư. Mạng ngang hàng: Mỗi nút trong mạng lưới liên kết được xem như client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng. Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống Blockchain bắt buộc tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế. >>> Có thể bạn quan tâm: Nft là gì? Tìm hiểu về thị trường và game NFT mới nhất 2023 Cách thức hoạt động của công nghệ blockchain Cơ chế hoạt động của blockchain khá phức tạp và liên kết chặt chẽ với nhau. Để người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin chúng tôi xin trình bày tổng quan về cách thức hoạt động thông qua 4 bước ngắn gọn như sau: Bước 1: Ghi lại giao dịch Khi một giao dịch được thực hiện sẽ ghi nhận sự chuyển giao các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới blockchain. Giao dịch được lưu lại dưới dạng một khối dữ liệu bao gồm đầy đủ thông tin chi tiết như: Giao dịch gồm những ai tham gia? Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch? Giao dịch xảy ra khi nào? Giao dịch xảy ra ở đâu? Giao dịch xảy ra vì lý do gì? Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu? Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch? Bước 2: Đạt được sự đồng thuận Tất cả những người tham gia trên mạng lưới blockchain phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ. Tùy thuộc vào loại mạng lưới mà sẽ có các quy tắc thỏa thuận khác nhau được thiết lập trước khi bắt đầu mạng lưới. Bước 3: Liên kết các khối [caption id="attachment_37604" align="aligncenter" width="800"] Liên kết các khối[/caption] Sau khi đã đạt được sự đồng thuận một khối mới sẽ được tạo và gắn vào chuỗi blockchain. Tất cả các nút sau đó được cập nhật để phản ánh sổ cái chuỗi khối. Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới đóng vai trò như một chuỗi liên kết các khối với nhau. Trong trường hợp nội dung của khối bị chỉnh sửa (vô ý hoặc cố ý) hàm giá trị băm sẽ thay đổi từ đó dễ dàng phát hiện dữ liệu bị làm giả. Bởi vậy, các khối và chuỗi được liên kết chặt chẽ an toàn. Bước 4: Chia sẻ sổ cái Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia. Ví dụ về cách hoạt động của blockchain: Giả sử có một người đang tìm kiếm mua vé buổi hòa nhạc trên thị trường. Trước đó, người này đã từng bị lừa mua phải vé giả. Bởi vậy cô ấy quyết định thử mua trên một trang web trao đổi vé hòa nhạc hỗ trợ blockchain đã được tạo và hoạt động trong vài năm. Trên các trang web này, mỗi vé được gán một danh tính duy nhất, không thể thay đổi và có thể xác minh định danh với một người thực. Thông tin đăng nhập của người bán được xác định vé thực tế là có thật. Và có ấy có thể dễ dàng mua vé và thưởng thức buổi hòa nhạc. Blockchain chia thành mấy loại? Hệ thống Blockchain hiện được chia thành 4 loại chính bao gồm: Public blockchain networks Trong một blockchain công khai không yêu cầu quyền và mọi người đều có thể tham gia. Cụ thể tất cả các thành viên của chuỗi khối đều có quyền đọc, chỉnh sửa và xác thực chuỗi khối như nhau. Mọi người chủ yếu sử dụng Public blockchain để trao đổi và đào các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và Litecoin. Private blockchain networks [caption id="attachment_37606" align="aligncenter" width="800"] Private blockchain networks[/caption] Một tổ chức duy nhất sẽ kiểm soát Private blockchain bởi vậy đây còn gọi là các chuỗi khối được quản lý. Đơn vị này sẽ xác định ai có thể là thành viên và họ có những quyền gì trong mạng lưới. Bởi sự hạn chế về quyền truy cập mà Private blockchain chỉ phi tập trung một phần. Ví dụ điển hình của loại blockchain này là Ripple - Một mạng lưới trao đổi tiền kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp. Hybrid blockchain networks Hybrid blockchain kết hợp các yếu tố từ cả hai loại trên. Dựa trên quyền hạn trên một hệ thống công khai, họ có thể kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong blockchain trong khi vẫn công khai những dữ liệu còn lại. Họ sử dụng các hợp đồng thông minh để các thành viên có thể kiểm tra xem những giao dịch riêng tư đã được hoàn thành hay chưa. Ví dụ: Hybrid blockchain networks có thể cấp quyền truy cập công khai vào tiền kỹ thuật số trong khi giữ đồng tiền thuộc sở hữu của ngân hàng ở chế độ riêng tư. Consortium blockchain networks Ở loại blockchain này sẽ có một nhóm các tổ chức quản lý các mạng lưới. Các tổ chức được chọn từ trước chia sẻ trách nhiệm duy trì hoạt động blockchain và quyết định về quyền truy cập dữ liệu. Các tổ chức cùng hoạt động trong một ngành có cùng mục tiêu và hưởng lợi từ trách nhiệm chung thường  sử dụng loại Consortium blockchain. Ví dụ như Global Shipping Business Network Consortium hoạt động với mục đích số hóa ngành vận tải biển và tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị khai thác ngành hàng hải. Ứng dụng của công nghệ Blockchain Blockchain trong lĩnh vực tiền điện tử [caption id="attachment_37607" align="aligncenter" width="800"] Blockchain trong lĩnh vực tiền điện tử[/caption] Blockchain được xem như xương sống của tiền điện tử ứng dụng phổ biến với Bitcoin hoặc Ethereum. người mua, trao đổi hoặc chi tiêu tiền điện tử, các giao dịch sẽ được ghi lại trên một chuỗi khối. Càng nhiều người sử dụng tiền điện tử, blockchain càng có thể trở nên phổ biến hơn. Theo ông Patrick Daugherty, đối tác cấp cao của Foley & Lardner “Vì tiền điện tử không ổn định nên chúng chưa được sử dụng nhiều để mua hàng hóa và dịch vụ. Nhưng điều đó đang thay đổi khi PayPal, Square và các doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ khác cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số rộng rãi cho các nhà cung cấp và khách hàng bán lẻ.” Blockchain xử lý giao dịch ngân hàng Bên cạnh tiền điện tử blockchain cũng được sử dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền pháp định như đô la và euro. So sánh với hình thức gửi tiền qua ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác thì tốc độ giao dịch nhanh hơn. Bởi xác minh và xử lý thông tin dữ liệu có hoạt động 24/7. Blockchain chuyển giao tài sản Blockchain cũng có thể được sử dụng để ghi lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản khác nhau. Việc này hiện đang rất phổ biến với các tài sản kỹ thuật số như NFT. Ngoài ra, blockchain cũng có thể được sử dụng để xử lý quyền sở hữu các tài sản trong đời thực như bất động sản và xe cộ. Bên bán sẽ sử dụng Blockchain để xác minh rằng mình sở hữu tài sản có thực và bên kia có tiền để mua. Sau đó họ có thể tiến hành giao dịch và ghi lại việc bán hàng. Quá trình này lược bỏ hoàn toàn những thủ tục và giấy tờ hồ sơ rườm rà. Tất cả sẽ cập nhật ngay lập tức trong chuỗi khối. Blockchain trong hợp đồng thông minh [caption id="attachment_37608" align="aligncenter" width="800"] Blockchain trong hợp đồng thông minh[/caption] Một ứng dụng khác của blockchain là các hợp đồng thông minh. Các hợp đồng kỹ thuật số này được thực hiện tự động sau khi các điều kiện được đáp ứng. Ví dụ: thanh toán cho một hàng hóa có thể được phát hành ngay lập tức sau khi người mua và người bán đã đáp ứng tất cả các thông số được chỉ định cho một giao dịch. Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng có một lượng lớn thông tin, đặc biệt là khi hàng hóa chuyển từ nơi này đến nơi khác trên thế giới. Với các phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống, khó có thể truy tìm nguồn gốc của vấn đề, chẳng hạn như hàng kém chất lượng đến từ nhà cung cấp nào. Tuy nhiên khi lưu trữ thông tin này trên Blockchain dễ dàng kiểm soát chuỗi cung ứng. Ví dụ: Food Trust của IBM, sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi thực phẩm từ khi thu hoạch đến khi tiêu thụ. [caption id="attachment_37609" align="aligncenter" width="800"] Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng[/caption] Áp dụng Blockchain trong bỏ phiếu Bởi các vấn đề phức tạp về bảo mật và chống gian lận bầu cử rất ít quốc gia lựa chọn bỏ phiếu điện tử. Tuy nhiên, Blockchain sẽ là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Theo đó, các dữ liệu thêm vào được giữ nguyên và kết quả bỏ phiếu sẽ được cập nhập ngay lập tức mà không cần phải thông qua kiểm duyệt truyền thống. [caption id="attachment_37610" align="aligncenter" width="800"] Áp dụng Blockchain trong bỏ phiếu[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Top 10+ Cách test keyboard bàn phím online chuẩn và Free 2023  Ưu nhược điểm của công nghệ Blockchain Cũng giống như nhiều hình thức lưu trữ hồ sơ tập trung khác, Blockchain cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm của Blockchain Tăng độ chính xác của các giao dịch: Tất cả các giao dịch blockchain phải được xác minh qua nhiều bước nên tính xác thực cao. Đồng thời, nút kiểm tra giao dịch giả mạo cũng được thiết lập giúp hạn chế tối thiểu rủi ro. Không cần trung gian: Khi sử dụng blockchain, các bên trong giao dịch mua bán, trao đổi có thể dễ dàng xác nhận và hoàn thành mà không cần thông qua bên thứ 3. Lợi ích của việc này là tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuyệt đối bảo mật bổ sung: Blockchain được phát triển với kỳ vọng không để bất cứ ai thực hiện các giao dịch gian lận. Việc tạo các giao dịch giả mạo là bất khả thi bởi cần phải hack hàng loạt nút lệnh và thay đổi toàn bộ dữ liệu của sổ cái. Dễ dàng thực hiện chuyển tiền: Bởi blockchain hoạt động 24/7 nên mọi người có thể thực hiện chuyển tiền và tài sản bất cứ lúc nào. Đặc biệt tiện lợi khi thực hiện giao dịch trên phạm vi quốc tế. Họ không cần phải đợi nhiều ngày để ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ xác nhận theo cách thông thường. [caption id="attachment_37611" align="aligncenter" width="800"] Ưu điểm của Blockchain[/caption] Nhược điểm của Blockchain Giới hạn giao dịch mỗi giây: Blockchain phụ thuộc vào một mạng lưới lớn hơn để phê duyệt các giao dịch nên có một giới hạn về tốc độ di chuyển của nó. Ví dụ, Bitcoin chỉ có thể xử lý 4,6 giao dịch mỗi giây. Chi phí năng lượng cao: Để duy trì hoạt động của tất cả các nút xác minh giao dịch tốn nhiều điện hơn đáng kể so với một cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính đơn lẻ. Bởi vậy mà các giao dịch dựa trên blockchain có mức giá khá cao. Đồng thời gây sức ép lớn cho môi trường. Rủi ro mất mát tài sản: Ví blockchain được bảo vệ bởi một mật mã như cryptocurrency. Để bảo vệ an toàn cho tài khoản cần bảo vệ cẩn thận chìa khóa này. Nếu xảy ra trường hợp khóa mật mã riêng tư bị lộ có thể khiến kẻ gian truy cập vào và ăn cắp tài sản. Các phiên bản của công nghệ Blockchain Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán Hoạt động chính trong phiên bản này là chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây hầu hết là những lĩnh vực quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một. Thực chất đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường Phiên bản ứng dụng mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng. Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động Phiên bản công nghệ Blockchain này ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật chứ không riêng tài chính. Hy vọng với những chia sẻ trên, quý bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi ngay tiêu đề bài viết blockchain là gì? Mặc dù vẫn còn một số rào cản nhất định song tiềm năng phát triển của Blockchain là rất lớn. Cùng đón chờ những thay đổi vượt bậc của Blockchain trong thời gian tới. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399