Blogs Tech

Website Speed Test là gì? Top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất

14:01 14/03/2022
Để có thể xây dựng được một trang Web hiệu quả cần nhiều yếu tố phải quan tâm tới. Trong đó, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó chính là Website Speed Test. Vậy Website Speed Test là gì? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.  Website Speed Test là gì? Khái niệm Website Speed Test là gì này có thể hiểu một cách đơn giản như sau: nó sẽ cho thấy khả năng xử lý và phản hồi của một trang Web trong rất nhiều những tình huống đa dạng khác nhau. Theo đó Website Speed Test sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra được tốc độ cũ trên Web cũng như mức độ ổn định trên hệ thống web.  [caption id="attachment_23272" align="aligncenter" width="771"] Website Speed Test là gì?[/caption] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Như vậy thông qua khái niệm Website Speed Test là gì có thể thấy được rằng đây là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với một trang Web. Vậy hiện tại vì sao cần đánh giá Website Speed Test? Đánh giá tốc độ trang (Page Speed) Với sự phát triển hiện đại và nhanh chóng của thế giới công nghệ như ở thời điểm hiện tại khách hàng sẽ luôn đòi hỏi những trải nghiệm an toàn và nhanh chóng từ toàn bộ trang web mà họ truy cập.  Trong trường hợp nếu như khách hàng phải chờ đợi thì họ sẽ chuyển qua trang Web đối thủ ngay lập tức. Thông thường khách hàng sẽ có rất ít thời gian để kiên nhẫn cho quá trình chờ đợi tải trang Web. Như vậy có thể thấy rằng thực sự hiệu suất rất quan trọng vì khách hàng luôn cho rằng thời gian tải sẽ chậm hơn so với tốc độ tải thật. Những người mua sắm online có đến 46 % đã trả lời rằng họ không bao giờ quay lại trang Web chạy chậm. Đây cũng là lý do mà bạn cần tới các công cụ kiểm tra về hiệu suất để luôn đảm bảo đem tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.  [caption id="attachment_23278" align="aligncenter" width="771"] Vì sao cần đánh giá Website Speed Test trên thị trường hiện nay?[/caption] Đánh giá các yếu tố khác của website  Hiện tại Website Speed Test sẽ giúp đánh giá những yếu tố quan trọng có thể kể đến như:  Xác định những phông chữ, tập lệnh và plugin gây ra những vấn đề liên quan tới tốc độ tải (Javascript, CSS và HTML) Kiểm tra việc rút gọn những tập lệnh  Thời gian thử nghiệm đối với những byte đầu tiên - (TTFB) - Testing Time to First Byte Xác định có CSS hoặc JavaScript chặn hiển thị không Xác định những ảnh với kích thước lớn gây ra tình trạng nghẽn đường truyền Kiểm tra hiệu suất từ những vị trí địa lý đa dạng khác nhau Phân tích về tổng thời gian tải trang, số lượng yêu cầu và kích thước trang Xác minh nội dung hiện đang tải chính xác từ CDN Kiểm tra tốc độ của render trên những browser khác nhau Đo lường hiệu suất về mạng phân phối nội dung Phân tích tiêu đề HTTP Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của nhiều người. Vậy ở thời điểm hiện tại Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường là gì? Hãy cùng điểm qua những thông tin ở phần sau đây. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 chi tiết, 100% thành công Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất Như vậy có thể thấy được rằng Website Speed Test có vai trò rất quan trọng với công việc kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp. Theo đó Website Speed Test chính là thước đo của tốc độ load nội dung trang web. Và hiện tại Google cũng đã thông báo tốc độ Trang cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thứ tự xếp hạng trang Web trên mạng tìm kiếm. Tuy nhiên rất nhiều người đang gặp khó khăn vì không biết cách nào để có thể giải quyết được sự tải chậm này. Chính vì vậy hãy cùng điểm qua top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sau đây: [caption id="attachment_23282" align="aligncenter" width="771"] Top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất trên thị trường hiện nay[/caption] Google PageSpeed Insights PageSpeed Insights hiện tại đang đo tốc độ trang web dựa trên kết quả đánh giá từ người sử dụng trên thiết bị di động và người sử dụng thông thường. PageSpeed Insights đang nằm trong top công cụ Website Speed Test tốt nhất và sẽ đưa ra kết quả là PageSpeed Score (Điểm tốc độ) dựa theo thang điểm 0 tới 100. Nếu như đạt từ 85 điểm trở lên thì trang Web này được xem là tải nhanh. Ngoài những đề xuất để giúp cải thiện về hiệu suất của trang Web thì công cụ này hiện tại còn cung cấp bản lưu trữ những tài nguyên được tối ưu hóa dành cho webpage đã phân tích. Google vào tháng 6/2016, đã khởi chạy công cụ kiểm tra website cho những chủ doanh nghiệp nhỏ. Mục đích của điều này là kiểm tra trang Web của họ có hoạt động tốt trên thiết bị hay không - testmysite.thinkwithgoogle.com. So với PageSpeed Insights thì công cụ này có phần đơn giản hơn rất nhiều và đồng thời nó cũng được PageSpeed Insights hỗ trợ.  Pingdom Tools [caption id="attachment_23286" align="aligncenter" width="771"] Pingdom Tools hiện đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web[/caption] Pingdom Tools là một công cụ nằm trong top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất trên thị trường. Theo đó nó đang phân tích toàn bộ những thành phần của một trang Web. Bên cạnh đó công cụ này còn xác định những điểm mạnh cũng như điểm yếu và cung cấp nhiều thống kê vô cùng hữu ích, cùng với đó là những chỉ dẫn hữu ích nhất dành cho tốc độ load trang Web. Pingdom có một điểm đặc biệt đó chính là sẽ cho phép kiểm tra trang Web tải nhanh ra sao từ rất nhiều những vị trí đa dạng khác nhau tại tùy chọn "Test from" (của Hoa Kỳ, Châu Âu,...). Hiện tại Pingdom đang dùng trình duyệt web thực nhằm mô phỏng hành vi của tất cả người dùng. Webpagetest Mặc dù hiện tại WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ và cho phép kiểm tra tốc độ trang Web miễn phí từ nhiều địa điểm (gồm có 4 châu lục, những trình duyệt đa dạng khác nhau). Chính vì vậy mà đến thời điểm hiện tại nó vẫn nằm trongtop 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất. [caption id="attachment_23290" align="aligncenter" width="771"] WebPagetest là một công cụ khác cũ tuy nhiên nó lại rất mạnh mẽ[/caption] Đây là công cụ hiển thị toàn bộ kết quả ở dạng đồ thị, biểu đồ hình tròn, video và ảnh chụp màn hình thể hiện toàn bộ quá trình tải trang logic và thông minh.  Dotcom - Monitor Dotcom - Monitor hiện đang là một trong những công cụ Website Speed Test tốt nhất. Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web cũng như chức năng của trang Web tại những trình duyệt thực của 24 địa điểm trên khắp thế giới. Những báo cáo xuất ra rất cụ thể và dễ hiểu gồm có những hình ảnh chi tiết nhất về tốc độ website được tóm tắt theo vị trí, biểu đồ dạng thoát nước, 10 % những yếu tố chậm nhất/ nhanh nhất,... [caption id="attachment_23294" align="aligncenter" width="771"] Bằng cách dùng công cụ này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ load web[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST GTmetrix GTmetrix hiện tại đang là 1 trong top 5 những công cụ Website Speed Test tốt nhất và miễn phí. GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow và PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ của trang Web, cùng với đó là biểu đồ waterfall cho thấy được hành vi tải trang trong các trình duyệt đã lựa chọn. Như vậy người dùng đã đăng ký hoàn toàn có thể sở hữu những filmstrip và những video liên quan tới hành vi tải trang này.  [caption id="attachment_23298" align="aligncenter" width="771"] GTmetrix đang cung cấp điểm số hiệu suất YSlow, PageSpeed để có thể đánh giá tốc độ web[/caption] Như vậy có thể thấy được rằng việc tập trung vào những công cụ test website cũng như đầu tư vào những phương án nâng cao về hiệu suất trang Web sẽ vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin FPT Cloud chia sẻ trên về Website Speed Test và top 5 công cụ Check Speed Website tốt nhất sẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất trang Web chính xác, chặt chẽ trên những nền tảng di động, web. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 chi tiết, 100% thành công

14:22 10/03/2022
Phần hướng dẫn cài SQL Server 2008 được FPT Cloud tổng hợp sau đây sẽ minh họa một cách chi tiết nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server phiên bản 2008 hiện được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nếu vẫn chưa biết cách cài đặt và sử dụng SQL Server, bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết sau đây. Đôi nét về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server  Trước khi đi sâu vào phần hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008, FPT Cloud sẽ giới thiệu một vài thông tin cần biết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Ngôn ngữ phi thủ tục SQL SQL - ngôn ngữ phi thủ tục, có nghĩa là không quy định chi tiết cách thức truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Toàn bộ bộ thông báo trong SQL hầu như không bị lỗi và rất dễ sử dụng. [caption id="attachment_23108" align="aligncenter" width="771"] SQL - ngôn ngữ phi thủ tục, không quy định chi tiết cách thức truy cập[/caption] SQL Server hỗ trợ danh sách tệp lệnh phong phú, phục vụ tác vụ liên quan đến dữ liệu. Chẳng hạn như chèn, xóa, chỉnh sửa các đối tượng trong cơ sở dữ liệu với tính bảo mật cao, thống nhất và ràng buộc chặt chẽ. Mỗi bảng dữ liệu đều cấu thành từ cột và kiểu dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server  [caption id="attachment_23112" align="aligncenter" width="771"] SQL Server đã hoạt động trên nền tảng Windows hơn 2 thập kỷ[/caption] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server ứng dụng câu lệnh cho phép trao đổi giữa máy khách và máy chủ SQl. Mỗi RDBMS luôn bao gồm nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý dữ liệu và một số thành phần khác. SQL Server đã hoạt động trên nền tảng Windows hơn 2 thập kỷ. Đến năm 2016, hãng Microsoft chính thức phát hành phiên bản SQL Server chạy trên Linux. Phiên bản ra mắt năm 2016 được hỗ trợ hoạt động trên cả hệ điều hành Windows và Linux. Tuy nhiên SQL Server 2008 vẫn là phiên bản phổ biến hơn cả. SQL Server góp phần tích cực vào khâu lưu trữ, quản lý tại mỗi doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, FPT Cloud sẽ minh họa hướng dẫn cài SQL Server 2008 theo các bước chi tiết nhất.   >>> Có thể bạn quan tâm: DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp Cấu trúc SQL Server  Cấu trúc SQL Server gồm hai thành phần chính. Đó là Database EngineSQLOS và hệ điều hành SQL Server. [caption id="attachment_23116" align="aligncenter" width="771"] Sơ đồ cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server[/caption] Trong đó, Database EngineSQLOS thực hiện chức năng quản lý quá trình lưu trữ, bảo mật dữ liệu. Hệ thống công cụ trong Database EngineSQLOS có khả năng xử lý lệnh, truy vấn thông tin tại bộ nhớ đệm và cơ sở dữ liệu. Hệ điều hành SQL Server là lớp phía sau của Database EngineSQLOS. Vai trò chính của hệ điều hành này là hỗ trợ quản lý bộ nhớ, I/O, khóa dữ liệu tránh xung đột khi update.  Mỗi lớp giao diện thuộc Database EngineSQLOS đều ứng dụng giao thức Tabular Data Stream. Nhằm gửi yêu cầu, phản hồi tương tác với server cơ sở dữ liệu. 2 Chức năng cơ bản của SQL Server  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server hỗ trợ tính năng quản lý chuyên biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp. Chức năng doanh nghiệp chuyên biệt  [caption id="attachment_23120" align="aligncenter" width="771"] Hãng Microsoft đã sớm bổ sung tính năng business intelligence – BI cho SQL Server[/caption] Hãng Microsoft đã sớm bổ sung tính năng business intelligence – BI. Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý đa dữ liệu, sử dụng hàng loạt công cụ phân tích. Bên cạnh đó còn phải kể đến dịch vụ Machine Learning mới được bổ sung vào phiên bản SQL Server phát hành năm 2016. Từ đây, người dùng có thể tiếp cận với nhiều dịch vụ phân tích, xử lý dữ liệu. Ứng dụng tích hợp trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính trực quan cao, thuận tiện sử dụng. Chức năng quản lý  [caption id="attachment_23124" align="aligncenter" width="771"] SQL Server hỗ trợ đến cho người dùng vô số tiện ích quản trị[/caption] Nếu xét trên phương diện quản lý, SQL Server sẽ đem đến cho người dùng vô số tiện ích quản trị. Chẳng hạn như: SQL Server Data Quality SQL Server Master Đó là 2 công cụ dành riêng cho các nhà phát triển và DBAs. Khi cần triển khai, giám sát, quản lý mạng lưới cơ sở dữ liệu theo hướng chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng SQL Server Data Tools. Hướng cài SQL Server 2008 chi tiết SQL Server 2008 vẫn là hệ cơ sở dữ liệu được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách cài đặt SQL Server 2008 diễn ra trong nhiều bước. Tuy nhiên chỉ cần thực hiện theo đúng tuần tự, bạn không khó để thiết lập và bắt đầu sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Bước 1: Truy cập cửa hàng của Microsoft, lựa chọn phiên bản SQL Server 2008 và tải về theo đường link. [caption id="attachment_23128" align="aligncenter" width="771"] Tải về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server[/caption] Bước 2: Khi phần mềm đã tải về máy, bạn truy cập vào mục download tiến hành chạy file. [caption id="attachment_23132" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào mục download và tiến hành chạy file[/caption] Bước 3: Khi cửa sổ làm việc mới xuất hiện, bạn bấm chọn vào mục đầu tiên như hình minh họa. [caption id="attachment_23136" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn mục đầu tiên[/caption] Bước 4: Đồng ý với điều khoản sử dụng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu bằng cách đánh dấu tick vào "I accept,..". Sau đó tiến hành xác nhận bằng cách bấm chọn Next. [caption id="attachment_23140" align="aligncenter" width="771"] Đồng ý với điều khoản sử dụng[/caption] Bước 5: Trong bước Setup Support Rules, SQL bắt đầu lần lượt kiểm tra danh sách cần cài đặt. Nếu tường lửa Windows Firewall hiện thị cảnh bị như hình minh họa tại cổng 1433, bạn bấm chọn Next. [caption id="attachment_23144" align="aligncenter" width="771"] Bấm Next khi xuất hiện cảnh báo Windows Firewall[/caption] Bước 6: Tại cửa sổ Feature Selection, bạn tick chọn toàn bộ tính năng. Tiếp đó, chọn Next. [caption id="attachment_23148" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn toàn bộ tính năng và bấm Next[/caption] Bước 7: Trong cửa sổ Instance Configuration, bạn có thể để mặc định ở chế độ Default instance. Sau đó, chọn Next để sang bước tiếp theo. [caption id="attachment_23152" align="aligncenter" width="771"] Để mặc định  ở chế độ Default instance và xác nhận Next[/caption] Bước 8: Tại phần Disk Space Requirements, bạn cần kiểm tra dung lượng còn trống. Nếu bộ dung lượng trống còn đủ, bạn hãy tiếp tục cài đặt. Bước 9: Tại cửa sổ Server Configuration hãy kiểm tra cấu hình người dùng, những dịch vụ được mở khóa và bấm Next. [caption id="attachment_23156" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra cấu hình người dùng và bấm Next[/caption] Bước 10: Tại cửa sổ Database Engine Configuration, bạn cần thiết lập quyền quản trị, cơ chế xác thực. Theo đó bạn cần lần lượt bấm chọn Mixed Mode > User Sa > Add Current User. [caption id="attachment_23160" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập quyền quản trị[/caption] Bước 11: Trong tab Data Directories, bạn hãy cài đặt đường dẫn vị trí lưu dữ liệu, xác nhận bằng cách bấm chọn Next. [caption id="attachment_23164" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập vị trí lưu trữ dữ liệu[/caption] Bước 12: Tại cửa sổ Installation Configuration Rules, hệ thống bắt đầu kiểm sao quá trình cài đặt. Trường hợp không có thông báo error hãy chọn Next. [caption id="attachment_23168" align="aligncenter" width="771"] Trường hợp không có thông báo error hãy chọn Next[/caption] Bước 13: Tại cửa sổ Installation Progress, bạn chỉ việc chờ đợi để hệ thống tự động cài đặt. Khi thời gian cài đặt hoàn tất, bạn đóng cửa sổ cài đặt lại bằng cách bấm Close. [caption id="attachment_23172" align="aligncenter" width="771"] Khi cài đặt hoàn tất, bạn đóng cửa sổ cài đặt lại bằng cách bấm Close[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Hướng dẫn kiểm tra SQL Server hoạt động hay chưa Sau khi tiến hành cài đặt xong hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, bạn nên kiểm tra xem hệ thống đã hoạt động hay chưa. Bước 1: Bạn truy cập SSMS. Tiếp theo lần lượt chọn Start, chọn mục Microsoft SQL Server 2008 R2 và chọn phần SQL Server Management Studio. [caption id="attachment_23176" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào mục SQL Server Management Studio[/caption] Bước 2: Trong cửa sổ cấu hình cài đặt, bạn có thể tiến hành thiết lập cấu hình từng bước cài đặt. [caption id="attachment_23180" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành thiết lập cấu hình từng bước cài đặt[/caption] Đến đây, SQL Server đã hoạt động bình thường, sẵn sàng để người dùng cài đặt. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server hỗ trợ tốt cho công việc quản lý, lưu trữ tại mỗi doanh nghiệp. FPT Cloud đã hướng dẫn cài SQL Server 2008 chi tiết nhất. Từ phần hướng dẫn này, hy vọng bạn sẽ tiến hành cài đặt thành công SQL Server!   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST

14:01 10/03/2022
CRUD là gì? Đối với dân lập trình web chuyên nghiệp, thuật ngữ CRUD có lẽ không còn quá xa lạ. Trong quá trình xây dựng các API, mỗi mô hình luôn phải đảm bảo cung ứng 4 chức năng cơ bản. Vậy cụ thể 4 chức năng đó là gì? Để nắm rõ 4 chức năng này, bạn cần tìm hiểu rõ CRUD là gì.  CRUD là gì?  CRUD là gì? Trong khi thiết lập triển khai API, mỗi mô hình cần đáp ứng 4 chức năng cơ bản. Bao gồm khả năng khởi tạo - Create, đọc - Read, cập nhập - Update và xóa - Delete. Như vậy, CRUD chính là viết tắt của 4 khả năng này. [caption id="attachment_23088" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu CRUD là gì?[/caption] Một mô hình web nếu muốn hoạt động cần phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố trong CRUD. Trường hợp một action không thể bởi trục trặc bởi một trong 4 chức năng trên, rất có khả năng mô hình này chỉ mang tính riêng lẻ. CRUD cực kỳ phổ biến trong thiết lập triển khai ứng dụng web. Bởi đơn giản nó cung cấp framework thông báo nhắc nhở developer. Nhằm hoàn thiện mô hình một cách đầy đủ nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp Phân tích 4 chức năng chính của CRUD Giả sử rằng bạn sở hữu một trang web tin tức, trong giao diện làm việc chính của web luôn có 4 chức năng chính. Bao gồm Create, Read, Update, và Delete. [caption id="attachment_23092" align="aligncenter" width="771"] Mô tả 4 chức năng chính trong CRUD[/caption] CREATE Khi tạo một bài đăng mới, trước tiên quản trị web cần phải nhập thông tin tại giao diện HTML. Sau đó, gửi đến server web qua HTML Form. Đồng thời tiến hành xử lý và lưu trữ vào hệ thống Database. Nhiệm vụ chính của server là thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, độ trùng lặp,.. Tiếp đó lưu trữ chúng vào Database để khởi tạo một bài viết mới. Có thể hiểu đơn giản rằng CREATE là một quá trình lưu trữ, tạo một bản ghi mới vào Database. Chẳng hạn như khi mua hàng online trên web có nghĩa bạn đang tạo một CREATE. Khi đó, trang web lưu đơn mua hàng trên Database. Hoặc khi comment trên Facebook, hệ thống Facebook cũng đồng thời tạo một bạn dữ liệu ở lưu vào Database. READ READ cho phép người dùng xem lại bài viết đã tạo trước đó. Nói cách khác, READ chính là lúc bạn xem lại bài viết hoặc thông tin từ mục lưu trữ Database. Người dùng có quyền yêu cầu server, đồng thời xem bài viết lưu trữ tại Database. Chức năng READ của CRUD chính là một bản ghi trong hệ thống Database. Nó cho phép người dùng đọc bản lưu trữ. Ví dụ như khi bạn bấm vào link một bài viết, thông qua đường link này server sẽ phản hồi bài viết. Bài viết này được truy xuất từ Database, hiển thị trên web theo thiết lập của lập trình viên. UPDATE Tính năng UPDATE đã lưu trữ trước đó. Nó còn gọi là dữ liệu mới, cập nhật phần thông tin trong Database. Quá trình cập nhật dữ liệu có thể thực hiện trên một bản ghi hoặc nhiều bản ghi, tùy vào chức năng của từng trang web. Quá trình quản trị web, thay đổi thông tin bài viết trước đó là ví dụ rõ nhất của tính năng UPDATE. DELETE DELETE trong CRUD đơn giản là xóa đi dữ liệu từng tồn tại (dữ liệu tạo trong CREATE). Khi xây dựng một website trong thực tế, việc xóa dữ liệu cần thực hiện ẩn danh. Trường hợp cần thiết, dữ liệu bị xóa có thể khôi phục. Quản trị viên xóa bài viết, bình luận đều là tính năng DELETE trong CRUD. So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST Không ít người thường nhầm lẫn giữa CRUD về REST. Tuy nhiên nếu là một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này nguyên tắc hoạt động.   Nguyên tắc hoạt động của REST Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên. Cụ thể trong REST, tài nguyên có thể là bất cứ thứ gì dẫn tới thông báo qua giao thức HTTP. Chẳng như một bức ảnh, một file tài liệu,.. [caption id="attachment_23096" align="aligncenter" width="771"] Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên[/caption] REST cho biết tình trạng chuyển đổi trạng thái đại diện có 6 yếu tố cơ bản. Bao gồm: Client-server mandata (dữ liệu ủy nhiệm máy khách) Statelessness (vô quốc tịch) Cache (bộ nhớ đệm) Interface/uniform contract (giao diện / hợp đồng đồng nhất) Layered system (phân lớp hệ thống) Code-on-demand (mã yêu cầu tùy chọn) Client-server mandata: Tiếp cận phân tán, tận dụng bản chất tách biệt giữa client và server. Mỗi dịch vụ cần phản hồi yêu cầu của người dùng. Server có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu. Statelessness: Điều khiển cấu trúc RESTful. Nó quyết định lệnh được phép cung cấp cho client và server. Sau đó, thực hiện yêu cầu không trạng thái giao tiếp giữa người dùng và bên cung cấp dịch vụ, yêu cầu thông tin cần thiết để server phản hồi. Cache: Lưu thông tin yêu cầu phản hồi máy chủ được gắn nhãn. Ngoài ra, bộ nhớ đệm còn cải thiện một vài yếu điểm của tình trạng không trạng thái. Ví dụ như khi người từng gửi yêu cầu, bộ nhớ đệm sẽ lưu vào ngay lập tức tránh tình trạng lưu lại lần hai. Interface/uniform contract: Cấu trúc RESTful tuân theo nguyên tắc xác định hợp đồng thống nhất. Điều này nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều giao thức độc lập trong cùng một API. Thay vào đó, chỉ có một giao thức phân phối đến hệ thống siêu kết nối. Layered system: Cho phép mở rộng cấu trúc RESTful. Trong Layered system sẽ có nhiều lớp phụ vụ mở rộng giao diện. Như vậy, những lệnh mới và phần mềm trung gian có thể dễ dàng thêm vào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của client và server. Code-on-demand: Các ứng dụng RESTful không nhất thiết phải có Code-On-Demand. Tuy nhiên, chúng phải có Client-Server, Statelessness, Layered Systems. Mã yêu cầu cho phép logic của máy khách và máy chủ tách biệt. Nhờ đó, chúng dễ dàng hoạt động logic với máy chủ. >>> Có thể bạn quan tâm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Nguyên tắc hoạt động của CRUD CRUD gồm 4 lệnh cơ bản (CREATE, READ, UPDATE và DELETE). Những lệnh này hình thành cơ sở dữ liệu. CRUD không phải là phương thức tạo API. Thực tế, nguồn gốc của CRUD luôn nằm trong hồ sơ cơ sở dữ liệu. CRUD giống như một chu trình. Tại bất kỳ trang web nào cũng đều ứng dụng chương trình này. Ví dụ như khi mua hàng trên trang thương mại điện tử bạn phải tạo tài khoản (CREATE), cung cấp thông tin tài khoản (UPDATE), xem lại thông tin (READ), xóa giỏ hàng (DELETE). Sau phần chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về định nghĩa CRUD là gì. Nếu có nhu cầu thuê Cloud Server, bạn hãy tin tưởng dịch vụ FPT Cloud! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp

13:54 10/03/2022
DevOps roadmap là gì? Doanh nghiệp hiện nay luôn cố gắng để rút ngắn thời gian từ khâu sản xuất đến khâu cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tự động hóa trong nhiều khâu. Lúc này, mỗi team DevOps thường một vai trò chủ chốt trong tiến trình tự động hóa. Vậy chính xác DevOps roadmap là gì?  DevOps là gì? Trước khi định nghĩa DevOps roadmap là gì, FPT Cloud cần phân tích để bạn hiểu về DevOps. DevOps được viết tắt theo 2 cụm từ tiếng Anh Software Development và Information Technology Operations. [caption id="attachment_23048" align="aligncenter" width="771"] Thuật ngữ DevOps dùng để chỉ văn hóa làm việc kết hợp giữa Dev và Operations[/caption] Thuật ngữ DevOps dùng để chỉ văn hóa làm việc kết hợp giữa lập trình (Dev) và vận hành (Operations). Nhằm mục đích rút ngắn thời gian cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Tại hầu hết các doanh nghiệp bộ phận lập trình và vận hành thường làm việc riêng, lúc hoạt động hơi trái ngược nhau. Trong đó bộ phận lập trình thiên về kỹ thuật, tập trung nghiên cứu tính năng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Còn bộ phận vận hành lại tập trung nghiên cứu xây dựng các sản phẩm có tính ổn định lâu dài. Để trung hòa giữa Dev và Operations, văn hóa làm việc DevOps đã hình thành. Từ đây, doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng, có tính ổn định lâu dài nhưng vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Mỗi chuyên viên DevOps cần sở hữu kiến thức chuyên sâu về trình và có kỹ năng phát triển monitor, deploy,.. Theo hướng tự động. DevOps Roadmap là gì?  [caption id="attachment_23052" align="aligncenter" width="771"] DevOps roadmap là gì?[/caption] DevOps roadmap là gì? - DevOps roadmap đơn giản là lộ trình mà mỗi người trở thành một DevOps chuyên nghiệp. Lộ trình này đem tới cho bạn kiến thức quan trọng về kỹ năng lập trình và vận hành phát triển. Công việc chính của một DevOps Công việc chính của một DevOps tham gia vào quá trình nghiên cứu, tối ưu hóa khâu xuất và phân phối. Từ đó hoàn thiện mô hình phát triển vận hành. Nói chung, tất cả công việc DevOps thực hiện đều phục vụ mục tiêu yêu cải chính khả năng phát triển sản phẩm theo cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. [caption id="attachment_23056" align="aligncenter" width="771"] DevOps cần sở hữu kiến thức lập trình và phát triển vận hành[/caption] Mỗi DevOps chuyên nghiệp thường hướng tới 4 mục tiêu chính. Cụ thể: Rút ngắn thời gian thực hiện quy trình: DevOps cần xác định lỗi trong quá trình sản xuất, phân phối. Sau đó, tìm giải pháp để rút ngắn quy trình này lại. Triển khai liên tục: Tất cả nghiên cứu thay đổi đều thực hiện trên quá trình sản xuất. Chính việc triển khai liên tục như vậy giúp DevOps tìm ra giải pháp tối ưu nhất Tạo dựng hệ thống hạ tầng: Nghiên cứu, thiết lập hạ tầng tự động phục khâu sản phẩm. Nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng. Thúc đẩy cộng tác và giao tiếp: Quá trình cộng tác và giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa làm việc DevOps. Nó đẩy nhanh quy trình phát triển, vận hành. Từ đó hỗ trợ khâu marketing, bán hàng. >>> Có thể bạn quan tâm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp  [caption id="attachment_23060" align="aligncenter" width="771"] Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp[/caption] Muốn trở thành một DevOps chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục. Học ngôn ngữ lập trình Kiến thức về ngôn ngữ lập trình là nền tảng cơ bản trong hành trình trở thành nhà một DevOps. Nền tảng chính thức này giúp bạn có tư duy lập trình, tạo ra những đoạn mã script một cách đơn giản. [caption id="attachment_23064" align="aligncenter" width="771"] Java - ngôn ngữ lập trình phổ biến bậc nhất[/caption] Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình để bạn chọn lựa. Trong số đó phổ biến nhất phải kể đến ngôn ngữ lập trình Java, Python và JavaScript. Ngoài ra ngôn ngữ Ruby, PHP khá dễ học, chúng khuyến khích mọi lập trình viên tham gia chỉnh sửa. Nghiên cứu hệ điều hành OS Bên cạnh nắm rõ kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, bạn cũng nên nghiên cứu thêm về hệ điều hành OS và Linux. Phần kiến thức OS không yêu cầu tìm hiểu quá sâu nhưng bạn vẫn cần nắm bắt một vài đặc tính cơ bản. Giới lập trình chuyên nghiệp hiện nay khá tập trung vào Linux. Nếu chỉ mới khởi đầu lộ trình, bạn nên bắt đầu với hệ thống điều hành Ubuntu được phát triển trên nền tảng Linux. Làm quen với Terminal  Trong lộ trình DevOps roadmap, bạn lười phải thường xuyên tiếp cận với Terminal. Thực tế, CLI luôn mạnh hơn so với GUI. Khi làm việc cùng Terminal, bạn dễ nhận thấy GUI không được nhanh cho lắm. Việc nghiên cứu, học hỏi Terminal vô cùng cần thiết để bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ thống, các hệ điều hành,.. Tìm hiểu kết nối và bảo mật Kết nối và bảo mật là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong lộ trình DevOps. Bởi ngày nay, mọi thứ đều liên kết mật thiết, tương tác lẫn nhau qua mạng lưới internet. Vì thế bạn cần có kiến thức nhất định về HTTP, DNS, FTP,.. Cùng với đó là kiến thức về bảo mật, cách thức khắc phục chúng. Thiết lập hạ tầng (Setup infrastucture) Mỗi DevOps chuyên nghiệp luôn phải biết cách setup một máy chủ web. Chẳng hạn như các dạng máy chủ web phổ biến Nginx, IIS, Apache,.. Nếu ở gián đoạn đầu của lộ trình DevOps, bạn bắt đầu với Nginx hoặc Apache. Song song với máy chủ web, DevOps còn phải sở hữu kỹ setup tường lửa, Forward Proxy, Reverse proxy,.. Muốn sở hữu tốt kỹ năng này, bạn cần đầu tư thời gian nghiên cứu. Cập nhật liên tục Kiến thức về lập trình, quản lý nên được cập nhật liên tục. Mỗi ngôn ngữ lập trình, tools luôn biến đổi không ngừng. Do đó, nếu muốn trở thành một DevOps, bạn phải nắm bắt tốt những thay đổi này để vận dụng vào quá trình nghiên cứu. Giám sát ứng dụng và hạ tầng  Trong hành trình trở thành một DevOps giỏi, bạn cần trau dồi khả năng giám sát. Tuy nhiên, bạn cũng không thể theo dõi giám sát hệ thống treo sứ thủ công. Thay vào đó, những công cụ như Monit, New Relic, Docker,.. Sẽ giúp bạn thực hiện giám sát tự động, tiết kiệm thời gian theo dõi. Trong trường hợp hệ thống gặp vấn đề, các công cụ trên lập tức thông báo qua email hoặc điện thoại cho bạn. Tìm hiểu về Cloud Provides Học hỏi Cloud Provides luôn rất cần thiết với DevOps. Bởi hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng Cloud Server vào quá trình lưu trữ, nghiên cứu. [caption id="attachment_23068" align="aligncenter" width="771"] Học hỏi Cloud Provides luôn rất cần thiết với DevOps[/caption] Cloud Server sở hữu ưu điểm về cấu hình linh hoạt, tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần cứng, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng IT cho doanh nghiệp. Google Cloud, Microsoft Azure,.. Là một số Cloud Providers lớn trên thị trường. Còn tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud. >>> Có thể bạn quan tâm: VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết Vai trò quan trọng của DevOps [caption id="attachment_23072" align="aligncenter" width="771"] DevOps giữ vai trò quan trọng trong nâng cấp bảo mật, cải thiện quá trình chuyển giao[/caption] DevOps giữ vai trò quan trọng trong nâng cấp bảo mật, cải thiện quá trình chuyển giao, tăng độ tin cậy vận hành theo hướng mở. Tăng tính bảo mật: DevOps hỗ trợ quá trình dịch chuyển mà không bị ảnh hưởng bởi cấu hình, chính sách quản lý. Cải thiện quá trình chuyển giao: Tốc độ sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng sẽ rút ngắn đáng kể. Quá trình sửa đổi, phản hồi yêu cầu của khách hàng cũng diễn ra nhanh hơn. Tăng độ tin cậy: Chất lượng sản phẩm sản xuất và phân phối theo quy trình DevOps luôn được được đảm bảo. Bởi trong quá trình này, sản phẩm đều trải qua các bước giám sát chặt chẽ. Vận hành theo hướng mở: DevOps tạo ra môi trường hoạt động, vận hành theo hướng mở, linh hoạt trong quản lý. Trên đây, FPT Cloud vừa chia sẻ đến bạn kiến thức về DevOps roadmap. Mong rằng phần tổng hợp của chúng tôi đã làm rõ định nghĩa DevOps roadmap là gì! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất

11:26 10/03/2022
Topology là gì? Nếu đang có nhu cầu xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ 6 cấu trúc Topology cơ bản nhất. Bởi mỗi cấu trúc mạng lại yêu cầu chi phí đầu tư khác nhau, tính chất cũng khác biệt. Vậy chính xác Topology là gì? Làm thế nào để xác định Topology phù hợp? FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc mạng Topology. Topology là gì? Topology là gì? Topology hay Network Topology hiểu đơn giản là mô hình cấu trúc mạng. Mô hình này thể hiện rõ từng phần tử phần cứng, cách thức sắp xếp của chúng.  [caption id="attachment_23006" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu Topology là gì?[/caption] Mặt khác, cấu trúc liên kết mạng còn được hiểu là cách thức kết nối nodes trong cùng một mạng lưới. Nhằm tối ưu hóa hoạt động của hệ thống mạng. Cấu trúc kết nối mạng vật lý (phổ biến nhất là mạng LAN) được chia thành nhiều loại. Trong đó mỗi cấu trúc mạng lại sở hữu cấu hình của từng nodes khác nhau. Đối với doanh nghiệp, cấu trúc mạng lý tưởng hay không cần dựa vào khía cạnh quy mô, chi phí đầu tư và mục đích sử dụng. Mỗi sơ đồ mô hình cấu trúc mạng là cơ sở để nhà quản trị mạng theo dõi, hỗ trợ quá trình bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng. Nếu đã phần nào nắm rõ định nghĩa Topology là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Kubernetes là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes 6 Cấu trúc Topology thường gặp nhất Nếu muốn hiểu rõ hơn về khái niệm Topology là gì, bạn cần tìm hiểu 6 cấu trúc mạng cơ bản nhất. Bao gồm cấu trúc Bus, cấu trúc lưới, cấu trúc vòng,..  Cấu trúc Bus Cấu trúc Bus hiện áp dụng tại hầu hết với hệ thống server, trạm phát, mạng lưới thông tin liên hệ không kết nối với một đường dây chính. Nhằm phục vụ truyền tải dữ liệu. Người ta thường bịt kín hai đầu dây cáp bằng thiết bị chuyên dụng terminator. Toàn bộ dữ liệu và tín hiệu truyền qua dây cáp luôn có địa chỉ rõ ràng của điểm đến. [caption id="attachment_23010" align="aligncenter" width="771"] Hình mô tả cấu trúc Bus chi tiết nhất[/caption] Ưu điểm của mô hình Bus là rất dễ dàng lắp đặt, độ dài dây cáp không bị giới hạn. Tuy vậy hạn chế của mô hình này lại là khó xác định điểm xảy ra lỗi, khi sửa chữa thì hệ thống cũng gián đoạn. Dữ liệu khi truyền đi với lưu lượng lớn dễ bị nghẽn. Cấu trúc lưới  Cấu trúc mạng lưới hay Mesh Topology là mô hình mà mỗi máy tính ảnh đều có thể liên kết với tất cả loại sinh còn lại trong cùng hệ thống. Quá trình liên kết này không cần đến Hub hoặc Switch. Nó tương tự như cấu trúc mạng internet. [caption id="attachment_23014" align="aligncenter" width="771"] Trong Mesh Topology, một máy tính để hoạt động độc lập[/caption] Trong Mesh Topology, một máy tính để hoạt động độc lập, bị gián đoạn khi các máy tính khác trong hệ thống bị trục trặc. Cấu trúc này có khả năng mở rộng linh hoạt trong phạm vi rộng. Thế nhưng, nhược điểm của cấu trúc lưới lại là sự khó khăn trong khâu quản lý, tiêu tốn tài nguyên bộ nhớ. Cấu trúc vòng  Cấu trúc vòng mô tả các thiết bị liên kết với nhau theo một hình vòng khép kín qua phần dây cáp. Theo đó, tín hiệu sẽ truyền đi theo hướng cố định. Trong một thời điểm luôn chỉ có một thiết bị sẽ truyền tin đến một nút khác. Phần dữ liệu này truyền đi luôn kèm theo IP cụ thể của khu vực trạm phát tiếp nhận. [caption id="attachment_23018" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc vòng mô tả liên kết khép kín qua phần dây cáp[/caption] Mô hình cấu trúc vòng dễ dàng mở rộng mạng LAN, tiết giảm chiều dài dây cáp, tốc độ cũng mạnh hơn so với cấu trúc Bus. Tuy nhiên đặc điểm tiếp tuyến của cấu trúc mạch vòng vô tình gây khó khăn cho khâu bảo trì. Nếu một điểm trên hệ thống trục trặc thì toàn bộ phần còn lại cũng bị ảnh hưởng. Cấu trúc hình sao Trong cấu trúc mạng hình sao luôn bao gồm khu vực trung tâm thiết bị và nút thông tin giữ vai trò điều khiển trung tâm. Những nút thông tin ở đây thường là trạm máy, thiết bị đầu cuối hoặc một số thiết bị trong hệ thống mạng LAN. [caption id="attachment_23022" align="aligncenter" width="771"] Khu vực trung tâm và nút thông tin trong cấu trúc mạng hình sao[/caption] Khu vực trung tâm giữ nhiệm vụ quản lý, điều phối hoạt động của hệ thống. Cụ thể nào được điều phối hoạt động theo dõi, khắc phục giày tốt trong quy trình xử lý thông tin giữa mạng lưới thiết bị với nhau. Đồng thời khu vực này còn làm nhiệm vụ xác nhận địa chỉ. Ưu điểm lớn nhất của cấu trúc mạng hình sao là khi một máy tính nào đó trong hệ thống bị hư hỏng, phần còn lại vẫn hoạt động bình thường. Bởi đây là cấu trúc hoạt động theo sao có cơ chế kết nối song song. Tốc độ mạng trong cấu trúc hình sao tương đối nhanh, cách lắp đặt đơn giản. Liên kết trực tiếp máy tính với Hub thông qua cáp xoắn nên tình trạng ngưng trệ ở cấu trúc mạng hình sao rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên khi lựa chọn triển khai cấu trúc mạng hình sao, bạn cần chú ý phí bảo trì tốt khu vực máy trung tâm. Nếu vùng này bị hư hỏng thì toàn bộ mạng lưới không bị ngưng trệ. Ngoài ra mạng hình sao còn yêu cầu nhiều trạm máy cần liên kết riêng lẻ trên từng thiết bị đến khu vực trung tâm. Vậy nhưng khoảng cách lại chỉ bị giới hạn 100m. Bên cạnh đó, để triển khai mạng hình sao bạn phải bỏ ra chi phí đầu tư khá lớn. Cấu trúc dạng cây Cấu trúc hình cây gần tương tự như cấu trúc hình sao. Nó còn được xem là mô hình mở rộng của cấu trúc hình sao nhưng mỗi thiết bị trong mạng lưới lại giữ vai trò kiểm tra tình trạng lưu thông chứ không chỉ kết nối với Hub hoặc Switch. Mỗi trạm máy trong mạng lưới đều sắp xếp theo từng lớp, ứng dụng chức năng cụ thể của chúng. [caption id="attachment_23026" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc hình cây gần tương tự như cấu trúc hình sao[/caption] Mạng lắp đặt theo cấu trúc hình sao có tính phân cấp cao, tùy chỉnh cơ chế quản trị thiết bị theo hướng tập trung, hệ thống bảo mật cho tốt. Nhược điểm duy nhất của mô hình này là yêu cầu chi phí lắp đặt đắt đỏ bởi phải dùng đến số lượng lớn bộ tập trung. Cấu trúc hỗn hợp  [caption id="attachment_23030" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc hỗn hợp kết hợp cấu trúc của nhiều mô hình mạng[/caption] Cấu trúc hỗn hợp kết hợp cấu trúc của nhiều mô hình mạng. Nó tương đối phức tạp với 3 cấu trúc nhỏ trong tổng thể mô hình. Cấu trúc mạng đang truy cập: Tập hợp nhiều máy chủ chủ liên kết với nhau, thực hiện trao đổi dữ liệu tuổi máy chủ khác trên một mạch ảo. Cấu trúc liên kết dạng lưới thông minh: Gồm hệ thống thiết bị thông minh (smartphone, smartwatch, máy tính bảng,..). Hệ thống này có nhiệm vụ bảo vệ và kiểm soát nguồn năng lượng. Điện toán biên: Dạng máy tính phi tập trung giúp giảm thời gian luân chuyển dữ liệu từ client đến server. Cấu trúc này sẽ bao gồm trung tâm dữ liệu kết nối với mạng lưới máy chủ cổng biên. Tiếp đó, liên kết với phần cảm biến và thiết bị IoT. >>> Có thể bạn quan tâm: VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết Tầm quan trọng của Topology  Cấu trúc mạng hay Topology quyết định đến tính năng và tính ổn định của mạng lưới kết nối. Khi lựa chọn cấu trúc mạng phù hợp, hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống ảnh sẽ được tối ưu. Tốc độ truyền tải dữ liệu khi đó chắc chắn nhanh hơn, nguyên phân bổ hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động. [caption id="attachment_23034" align="aligncenter" width="771"] Topology quyết định đến tính năng và tính ổn định của mạng lưới kết nối[/caption] Topology giống như tài liệu tham khảo để theo dõi, xác định sự cố kết nối. Cấu trúc mạng liên kết là một phần quan trọng để xác định cấu hình mạng viễn thông. Chẳng hạn như mạng máy tính, mạng vô tuyến.  Cách xác định cấu trúc liên kết phù hợp nhất Muốn xác định cấu trúc mạng lý tưởng nhất, bạn cần hiểu rõ tính chất Topology là gì. Cùng với đó là sử dụng đến sự hỗ trợ của phần mềm lập bản đồ cấu trúc mạng. Đây là công cụ đặc biệt hữu ích cho phép người dùng tạo sơ đồ mạng liên kết tổng hợp. [caption id="attachment_23038" align="aligncenter" width="771"] Xác định cấu mạng qua phần mềm Microsoft Visio[/caption] Phần mềm giả lập cấu trúc mạng cho phép người dùng tự động hóa tố hình, thực hiện giám sát hoạt động. Microsoft Visio, LibreOffice Draw,.. Là các phần mềm giả lập cấu mạng hoàn toàn Topology là gì! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết

11:20 10/03/2022
VPN là gì? Khái niệm VPN có lẽ không còn quá đỗi xa lạ với người thường xuyên truy cập thành công vào các website bị chặn. Những quốc gia kiểm soát internet chặt chẽ như Trung Quốc, người dùng không phải thích truy cập vào ứng dụng hay website nào đó là có thể được. VPN chính là lựa chọn lý tưởng để người dùng lướt web tự do hơn. VPN là gì? VPN là gì? VNP viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Virtual Private Network có nghĩa là mạng ảo. Tiện ích này cho phép người dùng thiết lập riêng một mạng ảo, hỗ trợ truy cập internet tự do. VPN có thể tạo IP ảo bẻ khóa chặn truy cập với một số web, bảo vệ thông tin cá nhân người dùng hiệu quả hơn. [caption id="attachment_22958" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu VPN là gì?[/caption] VPN thực hiện chuyển tiếp toàn bộ lưu lượng Network Traffic của người dùng đến hệ thống. Đó là nơi hỗ trợ truy cập từ xa đến tài nguyên cục bộ và bypass. Phần lớn các hệ điều hành hiện giờ đều tích hợp VPN. Cơ chế hoạt động của VPN Khi khởi động VPN trên PC, laptop hoặc smartphone có nghĩa bạn đã thực hiện kết nối cục bộ. Toàn bộ lưu lượng mạng lại luân chuyển qua kết nối an toàn tới VPN. [caption id="attachment_22962" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cơ chế hoạt động của VPN[/caption] Thiết bị hoạt động trên hệ thống mạng này cho phép người dùng tận thụ tài nguyên cục bộ tại nhiều nơi. Trong một vài trường hợp sử dụng wifi công cộng hoặc truy cập website nhưng bị chặn, bạn chỉ cần khởi động VPN. Trường hợp trình web đã liên kết với VPN, thiết bị sẽ đồng thời kết nối qua VPN vừa mã hóa hoàn toàn. Chẳng hạn như muốn truy cập BBC News nhưng website của trang tin này bị chặn tại một số quốc gia, bạn cần thiết lập VPN để vượt tường lửa. >>> Có thể bạn quan tâm: GDPR là gì? Tầm quan trọng của GDPR trong bảo vệ dữ liệu Vì sao nên sử dụng VPN? Môi trường internet mặc dù mang tính mở nhưng vẫn còn giới hạn nhất định. Để tháo gỡ những rào cản này VPN chính là sự lựa chọn tối ưu cho người dùng.  Hạn chế độ theo dõi ISP Hiện nay, các nhà phát triển web và ứng dụng có xu hướng thu thập thông tin cá nhân người dùng. Nhằm phục vụ chiến lược quảng cáo đánh trúng đối tượng khách hàng tiềm năng. [caption id="attachment_22966" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng VPN giúp hạn chế tình trạng theo dõi ISP[/caption] Hầu hết những dữ liệu du lịch sử truy cập web, vị trí của người dùng đều được thu thập thông qua hạ tầng theo ISP. Những dữ liệu này có thể được bán cho bên thứ ba. Giải pháp đơn giản nhất để tránh chế độ theo dõi là thiết lập chế độ ẩn danh trên đất web. Tiện ích VPN có thể giúp người dùng chuyển đổi địa chỉ IP thật thành IP giả, chống lại hành vi thu thập thông tin trái phép. Dễ dàng truy cập website mua sắm từ xa Đi du lịch ở một nơi xa nhưng lại bị hạn chế truy cập vào một số trang web mua sắm bởi khoảng cách địa lý, bạn hãy sử dụng VPN. Các dịch vụ thương tích hợp chức năng định vị quốc gia, cho phép người dùng truy cập đến nhiều trang mua sắm bị hạn chế. Truy cập mạng internet cá nhân an toàn Nếu muốn sử dụng internet an toàn, đảm bảo quyền riêng tư, bạn cần thiết lập tiện ích VPN trên thiết bị. Quá trình thiết lập VPN tạo môi trường để người dùng kết nối an toàn, đảm bảo quyền riêng tư, ngăn chặn hành vi thu thập thông tin trái phép. Truy cập vào các website bị chặn [caption id="attachment_22970" align="aligncenter" width="771"] VPN tạo điều kiện để người dùng truy cập vào các website bị chặn[/caption] Bạn đang ở Việt Nam nhưng có nhu cầu truy cập vào website tại Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng lại bị hạn chế. Trong trường hợp này khi cần chuyển đổi vị trí trí VPN từ Việt Nam sang Hàn Quốc, bạn cần thiết lập tiện ích VPN trên thiết bị. Ngay sau đó, bạn có thể dễ dàng truy cập các trang web bị hạn chế bởi khu vực địa lý. Kết kết nối wifi công cộng an toàn Phần lớn các địa điểm công cộng hiện giờ đều bố trí wifi miễn phí. Tuy nhiên những địa điểm truy cập này không thực sự an toàn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lộ dữ liệu. Trường hợp sử dụng thiết bị định tuyến có mật khẩu cùng với giao thức mã hóa, dữ liệu vẫn có thể bị truyền ra ngoài. [caption id="attachment_22974" align="aligncenter" width="771"] Với VPN, bạn có thể yên tâm truy cập các điểm Wifi công cộng[/caption] Trong một vài trường hợp địa điểm phát wifi công cộng vẫn cho phép người dùng truy cập. Thế nhưng, truy cập vào một số website bị hạn chế, dữ liệu thường chập chờn. Khi đó để bảo mật thông tin, bạn nên bổ sung nước bảo vệ tăng cường cho thiết bị bằng cách cài đặt VPN. Bảo mật thông tin khi truy cập vào các website  Những website có lượng truy cập cao điều hiển thị quảng cáo theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Để hiển thị chính xác quảng cáo theo nhu cầu của người truy cập, trước đó thông tin của người đã được thu thập thông qua nhiều nền tảng. [caption id="attachment_22978" align="aligncenter" width="771"] VPN - giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn bảo mật thông tin, ẩn IP[/caption] Sử dụng dịch vụ VPN là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn bảo mật thông tin, ẩn IP. Từ đó, tránh được các chương trình dò xét, theo dõi khi truy cập đến bất cứ một website nào. Download ẩn danh Download phần mềm cần sử dụng là yêu cầu tất yếu của người dùng. Tuy vậy, quá trình download này nhiều khi lại khiến người dùng gặp phải rủi ro liên quan đến mã độc, virus. VPN được xem như lá chắn bảo vệ hữu hiệu để người dùng download an toàn. Một vài hạn chế của VPN [caption id="attachment_22982" align="aligncenter" width="771"] Dung lượng VPN vẫn còn bị giới hạn[/caption] Song song với nhiều ưu điểm, VPN vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Cụ thể như: VPN không thể thực hiện quản lý QoS qua internet, dễ khiến gói dữ liệu package bị thất lạc hoặc gặp rủi ro. Dung lượng của VPN vẫn còn bị giới hạn. Nếu như có nhiều máy khách cuộc truy cập nhưng server lại không thể đáp ứng, VPN dễ rơi vào tình trạng quá tải gián đoạn kết nối. >> Có thể bạn quan tâm: Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN Cách thức để cài đặt và sử dụng VPN tương đối đơn giản. Trong phần hướng dẫn này, FPT Cloud sẽ minh họa các bước thực hiện trên máy chạy Windows 8 đến Windows 10. Trước tiên để cài đặt VPN, bạn nháy đúp chuột phải vào biểu tượng Wifi và chọn mục Open Network & Internet. Tiếp đến chọn VPN và thiết lập kết nối bằng cách chọn Add ASP.NET Network connection. [caption id="attachment_22986" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành kết nối VPN trên máy tính[/caption] Sau khi kết nối xong, giao diện truy cập sẽ hiển thị như hình minh họa. Lúc này, bạn cần chọn VPN Provider. Sau đó, nhập thông tin mạng ảo và địa chỉ máy chủ cần truy cập. [caption id="attachment_22990" align="aligncenter" width="771"] Nhập thông tin mạng ảo và địa chỉ máy chủ cần truy cập[/caption] Trong mục VPN type, bạn có thể tùy chọn khu vực địa lý sao cho phù hợp với nhu cầu truy cập. [caption id="attachment_22994" align="aligncenter" width="771"] Tùy chọn khu vực địa lý sao cho phù hợp với nhu cầu truy cập[/caption] Đến đây, chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm VPN là gì. VPN là giải pháp hữu hiệu để người dùng internet lướt web an toàn, loại bỏ rào cản truy cập. Tuy nhiên, nhược điểm của VPN là vẫn bị giới hạn dung lượng, không hỗ trợ quản lý QoS. Hy vọng bài tổng hợp của FPT Cloud đã cung cấp đến bạn kiến thức hữu ích về VPN.   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

GDPR là gì? Tầm quan trọng của GDPR trong bảo vệ dữ liệu

11:05 10/03/2022
PDPR là gì? Thực tế  đối với những doanh nghiệp có ý định hợp tác cùng các công ty thuộc khối EU hay thu thập dữ liệu công dân Châu Âu thì khá quen thuộc với thuật ngữ này. Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ được, nhất là đối với những ai không thuộc lĩnh vực. Vậy nên đang làm việc có liên quan tới GDPR thì hãy cùng FPTCloub tổng hợp các kiến thức cụ thể. GDPR là gì? PDPR là gì? Cơ bản thuật ngữ này được viết tắt từ cụm tiếng Anh đầy đủ là General Data Protection Regulation. Bạn có thể hiểu đây là quy định chung về vấn đề bảo mật thông tin của Liên minh Châu Âu. Quy định được phát triển với đầy đủ các điều luật về quyền riêng tư dữ liệu gắn kết trên toàn Châu Âu. Mục đích chính là giúp bảo vệ tất cả người dân của Liên Minh Châu Âu trong giao dịch giữa những nước thành viên EU. [caption id="attachment_22858" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu chi tiết về khái niệm GDPR là gì[/caption] Nghị viên Châu Âu đã chính thức công nhận và thông qua quy định GDPR vào tháng 4 năm 2016. Quy định chính thức thay thế cho luật bảo mật dữ liệu đã lỗi thời từ năm 1995. Trong đó  GPDR được sử dụng đồng bộ ở khắp 28 nước thành viên EU. Trong đó, GPDR có một số điểm khác so với quy luật trước như: Thẩm quyền lớn hơn: Áp dụng cho mọi công ty xử lý dữ liệu cá nhân của mọi người đang sinh sống ở khu vực EU và bất kể vị trí công ty. Khoản phạt: Bị phạt tối đa tới 4% doanh thu toàn cầu hàng năm hoặc €20 Triệu. Sự đồng thuận: Phải được yêu cầu một cách rõ ràng, có thể tiếp cận dễ dàng và phải có khả năng phân biệt cùng những vấn đề khác. Thông báo phạm vi: Bắt buộc và phải được hoàn thành trong 72 giờ làm việc Quyền riêng tư: Yêu cầu bảo vệ dữ liệu phải được bao gồm từ khi bắt đầu thiết kế hệ thống. Lịch sử ra đời của GDPR Một khi hiểu được GDPR là gì vậy quy định bảo vệ này từ đâu mà có? Chi tiết diễn biến và lịch sử ra đời của GDPR sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể nhất. Căn cứ để GDPR hình thành Trước khi GDPR ra đời, EU đã có nhiều quy định nghiêm ngặt trong việc các công ty sử dụng dữ liệu cá nhân của công dân. Ví dụ như Chỉ Thị bảo vệ dữ liệu vào năm 1995. Thế nhưng khi Internet  đang trở thành môi trường kinh doanh sôi động như hiện nay thì chỉ thị này đã lỗi thời. Chỉ thị không còn đáp ứng được các yêu cầu về lưu trữ thu thập và giao dịch từ liệu  như hiện nay. [caption id="attachment_22862" align="aligncenter" width="771"] GDPR ra đời đã giải quyết được vấn nạn lộ thông tin ra bên ngoài[/caption] Đứng trước tình trạng đó công dân ở các quốc gia EU và Hoa Kỳ rất lo ngại về vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân. Đặc biệt nhất là đối với những thông tin liên quan đến vấn đề tài chính và ngân hàng. Một thực tế khảo sát ở 75.000 công dân từ các nước Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ về vấn đề rò rỉ thông tin. Trong đó kết quả phân tích có đến gần 62% người cho biết nếu bị lộ thông tin cá nhân họ sẽ đổ lỗi cho công ty thay vì các hacker. Chính vì vậy nên nhiều người khi đăng ký các dịch vụ Online thường khai báo thông tin giả. Mục đích chính là để giảm thiểu tình trạng bị lộ hoặc bán lại thông tin. Nhiều người còn cho biết họ sẽ thực hiện tẩy chay các công ty có những hành động tiết lộ thông tin cá nhân. Còn riêng những nơi thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo mật họ sẽ ủng hộ.  GDPR ra đời Trước những lo ngại về quyền riêng tư và sự phát triển của công nghệ internet, EU nhận thấy sự cần thiết của biện pháp bảo vệ quyền riêng tư con người. Vì vậy GDPR ra đời và có hiệu lực từ năm 2016 sau khi thông qua nghị viện châu Âu từ tháng 5 năm 2018. Quy định bắt buộc tất cả các tổ chức phải tuân chủ và làm theo. >>> Có thể bạn quan tâm: Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services GDPR hỗ trợ bảo vệ những gì? Giá trị cốt lõi của quy định GDPR là bảo vệ quyền riêng tư. Vậy nên GDPR chủ yếu bảo vệ những thông tin riêng tư là chính. Trong đó bao gồm như: [caption id="attachment_22866" align="aligncenter" width="771"] GDPR ra đời nhằm bảo vệ quyền riêng tư và thông tin dữ liệu của người dùng[/caption] Những thông tin định danh cơ bản. Ví dụ như tên tuổi, địa chỉ, số ID Hệ thống dữ liệu duyệt web. Ví dụ như địa điểm, địa chỉ IP, cookies hay RFID Tags.  Những thông tin về sức khỏe và di truyền Những tư liệu liên quan về sinh trắc học. Ví dụ là dấu vân tay, giọng nói, khuôn mặt. Dữ liệu về dân tộc hay chủng tộc Quan điểm tác động tới chính trị Khuynh hướng về tình dục  Đối tượng doanh nghiệp cần thực hiện GDPR Dựa vào khái niệm PDPR là gì có thể thấy những quy định chung về đối tượng doanh nghiệp. Cụ thể là tất cả các công ty lưu trữ hay sở hữu thông tin cá nhân của công dân EU đều phải thực hiện đúng quy định GDPR. Chi tiết hơn, là các công ty đáp ứng các điều kiện sau: Công ty sở hữu trụ sở tại EU Cty có hơn 250 lao động Công ty có ít hơn 250.000 đồng như quá trình xử lý dữ liệu tác động tới quyền và tự do của chủ thể dữ liệu. Trong đó bao gồm cả những loại dữ liệu cá nhân nhạy cảm.  [caption id="attachment_22870" align="aligncenter" width="771"] Các doanh nghiệp trong phạm vi phải tuân thủ đúng GDPR[/caption] Dựa vào những tiêu chí này đơn vị Propeller Insight đã thực hiện một nghiên cứu trên các doanh nghiệp và kết quả cho thấy rằng: Khoảng 53% các doanh nghiệp công nghệ sẽ bị tác động bởi GDPR Khoảng 45% là các ngành bán lẻ Khoảng 44% là những công ty phần mềm Khoảng 37% là những công ty dịch vụ tài chính Chiếm 34% là dịch vụ Online/SaaS Cuối cùng 33% thuộc về những những công ty hàng hóa đóng gói bán lẻ và tiêu dùng.  Cách để mỗi doanh nghiệp không vi phạm GDPR Trên thực tế nếu không tuân thủ quy định GDPR thì công ty sẽ phải chịu những khoản phạt nhất định từ phía EU. Trong đó tính đến ngày 29 tháng 5 năm 2020 thì  tổ chức đã xử phạt tới 282 trường hợp. Và Google sở hữu mức phạt lớn nhất với 50 triệu Euro tức 1.300 tỷ đồng. Vậy nên để không bị vi phạm quy định thì mỗi doanh nghiệp phải: Phổ cập GDPR đến mọi phòng ban Phổ cập PDPR là gì? Bạn có thể hiểu là không chỉ bộ phận IT mới cần chú ý và tuân thủ GDPR. Thay vào đó, tất cả các bộ phận khác đều cần nắm rõ và tuân thủ GDPR. Ví dụ như Marketing, tài chính, điều hành, sale,.... Miễn là bộ phận liên quan tới thu thập, phân tích hay dùng thông tin cá nhân. Mục đích là để các ban biết cách chia sẻ thông tin sao cho phù hợp và sẵn sàng giải quyết các vấn đề. [caption id="attachment_22874" align="aligncenter" width="771"] Để tránh tình trạng vi phạm GDPR doanh nghiệp cần phổ biến đến các phòng ban[/caption] Thêm vào đó các phòng ban cần lưu ý đến  những thiết bị làm việc cẩn thận, nhất là điện thoại thoại. Đa phần mọi người thường không quan tâm đến các ứng dụng cài đặt cá nhân phục vụ mục đích công việc. Thế nhưng nếu các ứng dụng này truy cập và lưu trữ thông tin cá nhân thì cũng phải tuân thủ đúng GDPR.  Đánh giá nguy cơ một cách định kỳ Một thống kê cho thấy, ước tính có đến hơn 39.000 ứng dụng sử dụng và thu thập thông tin cá nhân. Đội ngũ IT và bảo mật trong doanh nghiệp  của bạn thực tế không thể nắm bắt được hết tất cả các ứng dụng này. Vì vậy để giảm thiểu tình trạng vi phạm GDPR các đánh giá nguy cơ định kỳ là hợp lý. Đây sẽ là cách giúp chỉ ra được những góc khuất còn thiếu sót. Hơn nữa qua đó còn có thể dễ dàng tìm ra phương án để giải quyết nguy cơ tiềm ẩn. Xây dựng kế hoạch bảo vệ dữ liệu hiệu quả Cách để mỗi doanh nghiệp không vi phạm GDPR là gì? Đáp án tiếp theo dành cho bạn chính là xây dựng kế hoạch bảo vệ dữ liệu sao cho hiệu quả nhất. Nhìn chung hầu hết các công ty đều lập cho mình kế hoạch bảo vệ dữ liệu. Thế nhưng để không xảy ra bất kỳ một sai sót nào những kế hoạch này cần được đánh giá, xem xét và cập nhật định kỳ. Không những thế các doanh nghiệp cần phải thực hiện lưu trữ những bộ hồ sơ thể hiện quá trình tuân thủ GDPR.  Bao gồm những tài liệu thể hiện quá trình xử lý dữ liệu, các cá nhân chịu trách nhiệm hai nơi lưu trữ dữ liệu,... [caption id="attachment_22878" align="aligncenter" width="771"] Cần xây dựng kế hoạch cẩn thận để bảo vệ dữ liệu[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Doanh nghiệp được quyền sử dụng dữ liệu người dùng? Trên thực tế doanh nghiệp vẫn có thể được quyền sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng. Tuy nhiên để làm được điều này doanh nghiệp cần phải cá tính các điều kiện cần và đủ sau đây: Được cá nhân đồng ý cho phép sử dụng dữ liệu với mục đích minh bạch, rõ ràng. Ví dụ như khách hàng cho phép cửa hàng dùng thông tin để giới thiệu những chương trình khuyến mãi. Thực hiện ký kết biên bản cho phép sử dụng dữ liệu trong khi xử lý. Hoặc thực hiện các biên bản hợp đồng mà cá nhân là một bên. Ví dụ bạn cần thực hiện kiểm tra thông tin lý lịch trước khi tiến hành cho thuê sản phẩm hay dịch vụ. Thực hiện theo đúng những yêu cầu  nghĩa vụ pháp lý từ tòa án về dữ liệu cá nhân. Ví dụ như cung cấp thông tin có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phiên xét xử của tòa án. Những thông tin Dữ liệu cần thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của một cá nhân nào đó. Ví dụ chẳng hạn như bằng chứng ngoại phạm của người nào đó bị tình nghi liên quan đến vụ án mạng. Khi thực hiện trách nhiệm hay nhiệm vụ liên quan tới lợi ích xã hội. Ví dụ là cung cấp thông tin những hộ nghèo trong địa phương để họ có thể nhận được sự giúp đỡ. Sử dụng thông tin dựa trên lợi ích hợp pháp. Điều kiện này không có những quy chuẩn riêng vì nó được quyết định bởi nhiều yếu tố liên quan tới trường hợp.  Vậy về cơ bản  bạn đã hiểu được GDPR là gì.  Nói tóm lại GDPR không chỉ giúp người dùng có thể bảo vệ được thông tin dữ liệu mà còn đem tới tính cân bằng ở môi trường kinh doanh. Hy vọng rằng với những chia sẻ của FPT Cloud bạn sẽ có được cho mình thông tin hữu ích nhất. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services

10:57 10/03/2022
Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services có gì đáng chú ý? Những câu hỏi này đối với người trong ngành hoặc người nghiên cứu về lĩnh vực này có thể không khó để trả lời. Tuy nhiên đối với nhiều người bình thường vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Vì vậy nội dung bài viết hôm nay sẽ dành riêng để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn hãy cùng theo dõi nhé. Web Services là gì? Web services là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực lập trình. Chỉ những người thuộc lĩnh vực lập trình mới có thể có sự am hiểu cặn kẽ về Web services. Tuy nhiên đối với người bình thường muốn hiểu rõ về Web services là gì cũng không phải là việc gì quá phức tạp.    [caption id="attachment_22802" align="aligncenter" width="771"] Hiểu đúng về Web services là gì?[/caption] Định nghĩa Web services có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn là dịch vụ Web. Đây là một dạng mô đun phần mềm được thiết kế để thực hiện một nhóm các tác vụ nhất định. Hệ thống Web services có thể được truy cập và sử dụng thông qua mạng Internet dưới dạng một dịch vụ. Dịch vụ Web sẽ cung cấp các chức năng cho máy khách để người dùng có thể sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sử dụng nhất định. Định nghĩa đúng về Web services hiện nay khá đa dạng tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên mỗi một tài liệu có một cách định nghĩa khác nhau nên nhiều người khi tìm hiểu khó xác định được đâu là định nghĩa đúng và hiểu như thế nào mới đúng với bản chất của dịch vụ Web services.  Mặc dù vậy có nhiều định nghĩa nhưng bạn chỉ cần hiểu đúng bản chất của dịch vụ Web nay là sự tích hợp giữa 2 máy tính. Dịch vụ giúp 2 máy tính có thể tương tác hiệu quả với nhau qua mạng. Để một dịch vụ được coi là Web services thì cần thỏa mãn các tiêu chí quan trọng như: Có sẵn ở trên Internet. Hoặc có sẵn trong mạng nội bộ Dịch vụ sử dụng một hệ thống XML messaging đúng tiêu chuẩn Hoàn toàn không bị trói buộc bởi một HĐH hay ngôn ngữ lập trình nào Có thể dự diễn tả thông qua 1 cấu trúc XML đơn giản Được tìm kiếm dễ dàng thông qua các phương thức đơn giản …. [caption id="attachment_22806" align="aligncenter" width="771"] Web services thực hiện một nhóm các tác vụ nhất định[/caption] Cơ chế hoạt động  Cơ chế hoạt động của Web services chủ yếu sử dụng các tiêu chuẩn mở như HTML, XML, WSDL và SOAP. Một dịch vụ Web cơ bản được cho phép giao tiếp giữa các ứng dụng khác sẽ sử dụng: XML để gắn thẻ dữ liệu SOAP để chuyển tin nhắn WSDL để mô tả sự sẵn có của dịch vụ Thông qua cơ chế hoạt động này người dùng có thể xây dựng một dịch vụ web JAVA – Based chất lượng trên Solaris. Dịch vụ web này vốn có thể truy cập được từ Visual Basic chạy trên nền tảng hệ điều hành Windows.  Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình C # để xây dựng các dịch vụ Web trên HĐH Window. Dịch vụ Web này có thể được gọi từ ứng dụng web của bạn dựa trên JavaServer Pages và chạy trên Linux. [caption id="attachment_22810" align="aligncenter" width="771"] Web services và cơ chế hoạt động đáng chú ý[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Cấu trúc chung của Web Services Web services là một tập hợp các giao thức và tiêu chuẩn mở được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng, các hệ thống. Cấu trúc của Web services được xây dựng khá chặt chẽ. Vì vậy khi sử dụng dịch vụ Web này giúp tạo nên những trang web chất lượng, kết nối linh hoạt.  Cấu trúc dịch vụ Web  Cấu trúc hạ tầng của Web services phụ thuộc rất nhiều vào vài trò của từng yếu tố trong dịch vụ Web. Trong đó cấu trúc dịch vụ web kết nối chặt chẽ, hoạt động linh hoạt chủ yếu dựa vào vai trò của các nhân tố sau đây. Service Provider: Đây là nhà cung cấp dịch vụ Web. Chức năng chính của nhà cung cấp dịch vụ Web là giúp triển khai và cung cấp các dịch vụ trên Internet. Vì vậy cấu trúc của dịch vụ Web không thể thiếu nhân tố này. Service Requestor: Đây là những người dùng của dịch vụ Web. Những người sử dụng của dịch vụ Web sẽ là những người đưa ra yêu cầu sử dụng dịch vụ Web bằng cách mở mạng và gửi XML. Service Registry: Đây là thư mục logic tập trung của dịch vụ Web. Thư mục này sẽ cung cấp không gian tập trung, nơi mà các nhà phát triển có thể xuất bạn những dịch vụ mới. Hoặc hỗ trợ không gian giúp nhà phát triển dễ dàng tìm kiếm dịch vụ hiện có. Service Registry cos đóng vai trò như một thanh toán bù trừ tập trung cho ác công ty và dịch vụ của công ty. [caption id="attachment_22814" align="aligncenter" width="771"] Chi tiết cấu trúc của dịch vụ Web[/caption] Protocol Stack trong lớp dịch vụ Web  Cấu trúc của Web services không chỉ dựa vào vai trò của các nhân tố được kể trên mà còn dựa vào Protocol Stack trong lớp dịch vụ Web. Các Stack vẫn đang được phát triển và hiện tại có 4 lớp chính trong dịch vụ Web như sau: Service Transport: Lớp này có trách nhiệm vận chuyển thông tin giữa các ứng dụng. Các thành phần chính hiện tại của lớp này gồm có giao thwucs truyền tải văn bản Hyper, giao thức thư đơn giản, giao thức truyền tệp, giao thức trao đổi mở rộng khối.  XML Messaging: Lớp này có nhiệm vụ mã hóa tất cả những thông điệp theo định dạng XML. Trong quá trình mã hóa phải đảm bảo có thể hiểu các thông điệp ở cả 2 đầu. Khác với lớp Service Transport thì lớp này gồm các yếu tố chủ yếu như XML – RPC, SOAP. Service Discovery: Lớp này trong Stack có nhiệm vụ tập trung những dịch vụ vào một số đăng ký chung. Ngoài ra lớp này còn cung cấp chức năng xuất bản/tìm kiếm thông tin dễ dàng. Hiện tại việc khám phá dịch vụ sẽ được xử lý thông qua việc mô tả chung, khám phá và tích hợp gọi tắt là UDDI. Ba thành phần chính của Web Services Web Services hiện nay được phân chia thành rất nhiều loại, nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận, thành phần có công dụng và nhiệm vụ riêng giúp quá trình hoạt động của dịch vụ Web trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên đúc kết lại sẽ 3 thành phần chính của dịch vụ Web gồm các loại sau đây. [caption id="attachment_22818" align="aligncenter" width="771"] Web Services có những thành phần chính nào?[/caption] SOAP SOAP là cụm từ được viết tắt của Simple Object Access Protocol. SOAP là một giao thức dựa trên XML để trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau. Hay nói một cách tổng quát hơn thì đây là giao thức hoạt động dựa vào XML để truy cập dịch vụ Web. Thành phần SOAP của Web Services được sử dụng để gửi thông điệp giữ các ứng dụng. SOAP được thiết kế thông qua Internet, cấu trúc đơn giản, dễ mở rộng. WSDL Thành phần quan trọng tiếp theo của dịch vụ Web chính là WSDL. WSDL là cụm từ viết tắt cho thành phần Web Services Description Language. Thành phần này được thiết kế bởi Microsoft và IBM. WSDL là một dạng ngôn ngữ chuẩn chung, hoạt động dựa trên XML để mô tả các dịch vụ Web và truy cập chúng. Nếu không có sự tồn tại của thành phần WSDL thì việc truy cập và mô tả dịch vụ Web sẽ rất khó thực hiện. UDDI Thành phần UDDI cũng là một dạng tiêu chuẩn dựa trên XML để mô tả, sản xuất và tìm kiếm các dịch vụ Web. Tuy nhiên thành phần này lại là một Open Framework. Ngoài ra đây cũng là một nền tảng độc lập khác hoàn toàn so với các thành phần khác. UDDI dễ dàng giao tiếp qua SOAP, CORBA cũng như giao thức RMI Java. UDDI còn sử dụng WSDL để mô tả giao diện cho các dịch vụ web.  [caption id="attachment_22822" align="aligncenter" width="771"] Thành phần UDDI trong Web Services[/caption] Vì sao nên sử dụng Web Services? Web Services là dịch vụ Web quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng và các doanh nghiệp. Vì vậy dịch vụ Web này ngày càng phủ sóng là điều rất dễ hiệu. Tuy nhiên nếu bạn nào chưa biết lý do vì sao nên sử dụng dịch vụ Web này thì những chia sẻ sau đây chính là lời giải đáp cho bạn. Hiển thị chức năng có trên Internet Một trong những lý do quan trọng đầu tiên để Web Services xứng đáng được nhiều người lựa chọn là vì dịch vụ này hiển thị rõ chức năng có trên Internet. Có thể nói, một dịch vụ Web là một đơn vị mã hóa. Dịch vụ được quản lý có thể được gọi từ xa bằng cách sử dụng HTTP. Bên cạnh đó dịch vụ có thể kích hoạt bằng cách sử dụng các yêu cầu HTTP.  Các dịch vụ Web cho phép người dùng hiển thị chức năng của mã hiện có qua mạng. Nhờ vậy các ứng dụng khác có thể sử dụng chức năng của chương trình một cách dễ dàng, hiệu quả. [caption id="attachment_22826" align="aligncenter" width="771"] Web Services hiển thị chức năng có trên Internet dễ dàng[/caption] Cải thiện khả năng tương tác Sử dụng Web Services cho phép các ứng dụng khác có thể giao tiếp với nhau dễ dàng. Quá trình chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng, dịch vụ với nhau cũng trở nên đơn giản hơn. Sử dụng Web Services còn giúp các ứng dụng khác có thể sử dụng dịch vụ Web bất cứ khi nào muốn. Vì vậy chỉ cần sử dụng dịch vụ Web thì việc gia tăng khả năng tương tác là điều dễ dàng đáp ứng được. Đây được xem là một trong những lý do quan trọng để dịch vụ Web trở thành dịch vụ xứng đáng được lựa chọn sử dụng. Bởi vì ví dụ như một ứng dụng VB hoăc .NET có thể giao tiếp với các dịch vụ web Java và ngược lại. Các dịch vụ Web Services được sử dụng để làm cho nền tảng ứng dụng và công nghệ trở nên độc lập hơn. Nếu không có dịch vụ Web thì mọi tính năng này hoàn toàn không thể tồn tại và khả năng tương tác giữa các ứng dụng sẽ bị loại bỏ. Chuẩn hóa giao thức  Web Services là một trong những dịch vụ chủ yếu sử dụng giao thức chuẩn hóa để giao tiếp. Trong đó quá trình hoạt động sẽ dựa trên tất cả 4 lớp cấu thành để sử dụng các giao thức tác bietj trong Stack giao thức của dịch vụ Web. 4 lớp hỗ trợ quá trình chuyển hóa giao thức của dịch vụ Web có thể kể đến như:  Truyền tải dịch vụ Nhắn tin XML Mô tả dịch vụ Các layer khám phá dịch vụ [caption id="attachment_22830" align="aligncenter" width="771"] Web Services hỗ trợ quá trình chuẩn hóa giao thức tiêu chuẩn[/caption] Việc chuyển hóa Stack giao thức này mang lại cho doanh nghiệp và người dùng nhiều lợi thế mà không phải dịch vụ nào cũng đáp ứng được. Chi tiết nhưng lợi ích mà quá trình chuyển hóa Stack giao thức mang lại như: Có nhiều lựa chọn khi thực hiện chuyển hóa giao thức để giao tiếp Giảm chi phí do canh tranh Tăng chất lượng dịch vụ Giảm bớt chi phí truyền thông Theo những thông tin đã được phân tích ở trên có thể thấy các Web Services đều sử dụng SOAP qua giao thức HTTP để hoạt động. Vì vậy khi bạn triển khai các dịch vụ Web với một đường truyền Internet khiêm tốn. Sử dụng dịch vụ Web như một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí truyền thông. Bởi vì giải pháp này ít tốn kém hơn nhiều so với các giải pháp độc quyền như EDI/B2B. Ngoài ra, các dịch vụ Web không chỉ sử dụng SOAP qua giao thức HTTP mà các dịch vụ Web còn có thể được triển khai trên các cơ chế truyền tải đáng tin cậy khác như FTP. Do đó sử dụng dịch vụ Web là việc nên làm nếu muốn tiết kiệm chi phí truyền thông hiệu quả nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay 3 Vấn đề bảo mật thường gặp ở Web Service  Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần đảm bảo đối với các dịch vụ Web. Tuy nhiên trên thực tế, các thông số XML – RPC và SOAP tại Web Services đều không thực hiện bất kỳ yêu cầu xác thực hoặc bảo mật rõ ràng nào. Trong đó 3 vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web nổi bật nhất có thể kể đến như: [caption id="attachment_22834" align="aligncenter" width="771"] Vấn đề bảo mật thường gặp ở Web Service[/caption] Confidentiality Confidentiality là một trong những vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web. Bởi vì nếu Client gửi yêu cầu XML đến máy chủ thì có thể đảm bảo rằng các thông tin liên lạc được giữ bí mật hay không? Câu trả lời chính là: XML – RPC và SOAP chạy chủ yếu trên HTTP HTTP có hỗ trợ SLL Giao tiếp có thể được mã hóa thông qua SSL. Đây là một trong những công nghệ đã được chứng minh và triển khai rộng rãi. Một dịch vụ Web có thể bao gồm 1 chuỗi các ứng dụng. Chẳng hạn như một dịch vụ lớn có thể dễ dàng kết nối các dịch vụ của 3 ứng dụng khác. Tuy nhiên như vậy thì SSL là không đủ. Vì vậy các thông điệp cần được mã hóa tại mỗi nút dọc theo đường dẫn dịch vụ và mỗi nút đai diện cho một liên kết sẽ vô cùng yêu tiềm năng trong chuỗi.  Hiện tại chưa có giải pháp nào được thống nhất có thể đảm bảo giải quyết được vấn đề này một cách tuyệt đối. Do đó đây được xem là một trong những vấn đề bảo mật nghiêm trọng mà Web Services sở hữu.  [caption id="attachment_22838" align="aligncenter" width="768"] Confidentiality – Vấn đề bảo mật đáng chú ý của dịch vụ Web[/caption] Authentication Authentication là vấn đề bảo mật thường gặp tiếp theo của dịch vụ Web - Web Services. Sự tồn tại của Authentication là một dấu chấm hỏi lớn cho vấn đề bảo mật của một dịch vụ Web. Bởi vì nếu một Client kết nối với 1 dịch vụ Web thì làm thế nào để xác định được người dùng? Người dùng dịch vụ có được phép sử dụng dịch vụ hay không? Vậy đề này khá nghiêm trọng và rất khó để xác định. Tuy nhiên vẫn có một vài phương án xác thực như sau: HTTP: Hỗ trợ tích hợp chính xác thực Basic và Digest. Vì vậy các dịch vụ có thể được bảo vệ theo cách tương tự như với các tài liệu HTML hiện đang được bảo vệ. SOAP – DSIG: Tận dụng mã khóa công khai để ký điện tử các thông điệp SOAP. SOAP – DSIG cho phép máy khách hoặc máy chủ xác định danh tính chính xác của bên kia. Vì vậy tính bảo mật của phương pháp này khá đảm bảo. Tổ chức OASIS: Tổ chức này đang phát triển với ngôn ngữ Markup xác thực bảo mật SAML. Thông qua những phương án này có thể dễ dàng đánh giá chính xác vấn đề bảo mật Authentication của dịch vụ Web. [caption id="attachment_22842" align="aligncenter" width="771"] Authentication giúp bảo mật dịch vụ Web[/caption] Network Security Network Security là vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web nhưng hiện nay chưa có câu trả lời tuyệt đối cho vấn đề này. Vì vậy Network Security luôn là một trong những chủ đề của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề bảo mật của dịch vụ Web. Nếu bạn nào thực sự có ý định lọc ra các thông điệp SOAP hoắc XML – RPC thì có một cách lọc hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là lọc ra tất cả các POST HTTP request. Sau đó đặt lại nội dung của chúng thành text/xml. Có một cách khác mà bạn cũng có thể lựa chọn là lọc thuộc tính tiêu đề HTTP SOAPction. Các nhà cung cấp tường lửa hiện đang phát triển các công cụ hỗ trợ được thiết kế chuyên biệt, rõ ràng nhằm giúp quá trình lọc lưu lượng dịch vụ Web hiệu quả hơn. [caption id="attachment_22846" align="aligncenter" width="771"] Network Security vấn đề bảo mật thường gặp của dịch vụ Web[/caption] Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services có gì đáng chú ý? Tất cả những câu hỏi thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về dịch vụ Web và tầm quan trọng của dịch vụ Web. Nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết và bạn thấy có thông tin gì chưa hiểu hoặc bạn muốn tìm kiếm thêm các nội dung thắc mắc khác liên quan thì có thể liên hệ FPT Cloud để được tư vấn, hỗ trợ.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399