Blogs Tech

Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

10:50 10/03/2022
Bạn đang truy cập website nhưng máy tính hiện lên dòng chữ 500 Internal Server Error? Bạn lo ngại không biết lỗi này cảnh báo điều gì, có phải từ máy tính không? Nguyên nhân xuất phát của lỗi là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Thấu hiểu được nỗi lòng của bạn FPTCloub sẽ chia sẻ tới bạn tất tần tật A – Z nhưng thông tin cơ bản này. Bạn hãy note ngay vào sổ tay của mình nhé. Internal Server Error là gì? Trên thực tế lỗi 500 Internal Server Error là một trong những lỗi chung với mã trạng thái là HTTP 500. Lỗi này xuất hiện khi máy chủ của trang web bạn truy cập bị lỗi  không thể cung cấp hay hiển thị bất cứ thông tin và nội dung gì. Thay vì hiển thị lỗi ở giao diện bình thường của website thì máy chủ sẽ gửi trang lỗi đến trình duyệt và hiển thị lên màn hình máy tính của bạn. [caption id="attachment_22748" align="aligncenter" width="711"] Tìm hiểu chi tiết lỗi Internal Server Error là gì[/caption] Nói một cách đơn giản hơn thì lỗi Internal Server Error chính là lỗi website đang gặp sự cố. Lỗi này cơ bản sẽ được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau tùy vào các thiết kế Website khác nhau. Trong đó đa phần các thông báo điển hình như: 500 Internal Server Error HTTP 500 – Internal Server Error Temporary Error (500) Internal Server Error HTTP 500 Internal Error 500 Error HTTP Error 500 500. That’s an Error Lỗi này sẽ hiển thị trên cửa sổ trình duyệt trong khi duyệt web. Lỗi 500 Internal Server hình thành trên thực tế có thể là do một sự cố nào đó xuất hiện ở Server trang web mà bạn. trong đó chẳng hạn như có quá nhiều lượt truy cập cùng một lúc, file .htaccess bị lỗi hay thậm chí là Server không thể xác định vấn đề chính xác. Sự khác biệt này đa phần phụ thuộc vào quá trình thiết lập của website đó. Một số trang web còn sử dụng những hình ảnh dễ thương để thể hiện lỗi 500 Error giúp người dùng giảm thiểu sự khó chịu khi website bị lỗi. Nguyên nhân phát sinh lỗi 500 Error Người ta thường thường nói muốn bắt được cọp thì phải vào hang cọp. Vậy nên bên cạnh hiểu rõ được Internal Server Error là gì bạn cũng phải biết nguyên nhân căn bản gây ra lỗi này.  Đây sẽ là căn cứ giúp bạn tìm được cho mình cách khắc phục triệt để lỗi khó chịu này.  [caption id="attachment_22752" align="aligncenter" width="771"] Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi 500 Error xuất hiện[/caption] Và nhìn chung đối với một trang web xảy ra lỗi thực tế sẽ hiển thị lên những vấn đề liên quan đến nỗi đó nhưng với lỗi 500 Internal Server Error thì không. Đa phần nguyên nhân xảy ra lỗi này chung chung và hầu như trình duyệt không hiển thị lên nguồn gốc hình thành do đâu. Trong đó theo các chuyên gia nhận định thì lỗi Internal Server Error xuất phát từ các vấn đề sau: Tập tin .htaccess bị hỏng Do xung đột Plugin Do bộ nhớ PHP giới hạn Phiên bản PHP không tương thích Do lỗi phần mềm máy chủ web. Ví dụ như Apache, PHP,... Do lượng người truy cập cùng lúc quá nhiều làm máy chủ bị quá tải …. >>> Có thể bạn quan tâm: Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Cách khắc phục lỗi Internal Server Error với nhà quản trị web  Một khi bạn đã hiểu được nguyên nhân sâu xa bên trong vậy thì bây giờ bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error. Về cơ bản phần lớn lỗi xảy ra là do hệ thống máy chủ nên quá trình thực hiện sẽ được nhà quản trị web làm. Dựa vào các nguyên nhân chung trên một số cách khắc phục tiêu biểu bạn có thể tham khảo như sau: [caption id="attachment_22756" align="aligncenter" width="771"] Tùy vào từng lỗi hình thành mà cách khắc phục của quản trị viên sẽ khác nhau[/caption] Kiểm tra lỗi file .htaccess để fix lỗi Đầu tiên bạn hãy vào thư mục gốc code websit thông qua FPT. Ở thư mục này sẽ chứa các file như wp-includes, wp-content,…bạn hãy tìm “file .htaccess” ở trong đó. Sau đó, bạn hãy vô hiệu hóa file .htaccess bằng cách đổi tên thành một cái tên bất kỳ. [caption id="attachment_22760" align="aligncenter" width="771"] Đổi tên file[/caption] Cuối cùng bạn tạo file .htaccess mới và upload đoạn code sau lên. [caption id="attachment_22764" align="aligncenter" width="771"] Code cần dùng[/caption] Lúc này bạn hãy mở lại trang web của bạn trên trình duyệt để kiểm tra thành quả. Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục thì bạn có thể áp dụng thêm các cách khác. Vô hiệu hóa Plugin Một khi cài đặt hay cập nhật Plugins không phù hợp hoàn toàn có thể phát sinh ra lỗi 500 internal server error. Vậy để khắc phục lỗi bằng cách vô hiệu hóa trước hết bạn hãy truy cập vào thư mục gốc code website qua FTP. Sau đó bạn sẽ thấy tệp wp-content, trong tệp có chứa mục Plugins. Bạn hãy đổi tên nó thành một tên gọi bất kỳ. [caption id="attachment_22768" align="aligncenter" width="771"] Tìm kiếm và đổi tên Plugins[/caption] Tiếp đến bạn hãy tải lại trang web, nếu thấy website báo lỗi thì Plugins chính là nguyên nhân gây ra Bạn đổi tên file Plugin trở lại như ban đầu và tiến hành vô hiệu hóa từng Plugin trong đó. Cách đổi tên như trên. Như vậy bạn sẽ xác định được Plugin nào đang là chủ mưu phá web của bạn.   [caption id="attachment_22772" align="aligncenter" width="711"] Vô hiệu hóa[/caption] Một khi xác định được Plugin bị lỗi, bạn hãy cài đặt lại hoặc tìm một Plugin khác để thay thế. Tăng giới hạn bộ nhớ Lỗi Internal Server Error có thể hình thành vì bộ nhớ PHP không đủ làm website không thể tải được Plugin hay nội dung,…Vậy nên bạn hãy tăng giới hạn bộ nhớ PHP để giải quyết vấn đề. Cách sửa lỗi 500 internal server error này rất đơn giản bạn chỉ cần copy đóng code gợi ý dưới đây vào cuối tập tin .htaccess là được. [caption id="attachment_22776" align="aligncenter" width="771"] Code gợi ý bạn nên copy[/caption] Một khi hoàn thành xong xuôi bạn đem save file và kiểm tra kết quả là được. Nếu vẫn chưa khắc phục được vậy thì bạn có thể tham khảo cách làm tiếp. Thay đổi phiên bản PHP Để tiến hành thay đổi phiên bản PHP bạn hãy vào Hosting Control Panel và chọn phần PHP Configuration. Lúc này bạn sẽ thấy một loạt các phiên bản PHP, bạn hãy chọn một phiên bản khác so với phiên bản hiện tại rồi nhấn nút Save. [caption id="attachment_22780" align="aligncenter" width="771"] Cách thực hiện[/caption] Sau đó, bạn hãy tải lại website của mình và xem thử đã khắc phục được lỗi hay chưa. Lưu ý bạn hãy thử lần lượt từng phiên bản cho tới khi fix được lỗi nhé. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đã tốn kém công sức mà chưa thấy “quả ngọt” thì đừng nóng vội. Bạn hãy nhớ quay lại bản PHP ban đầu và tiếp tục thử các cách khác để tránh tình trạng thêm tồi tệ. Khôi phục Backup Nếu bản Backup WordPress còn hoạt động thì bạn hãy thử khôi phục để fix lỗi cũng được. Trong đó, trước hết bạn cần tiến hành xóa hết các WordPress site file hiện tại. Sau đó, bạn upload lại nội dung từ hệ thống bản Backup vừa tải lên. Cuối cùng bạn tải lại trang web và kiểm tra thành quả của mình. Tải lên file WordPress gốc để fix lỗi Bạn hãy tải bản WordPress mới về và thay thế các file gốc của website. Trước khi thực hiện bạn hãy sao lưu lại một bản Backup WordPress để tránh bị mất dữ liệu. Một khi tải bản mới của website về bạn lưu và unzip trên máy. Sau đó bạn xóa các tệp wp-content và wp-config-sample.php. Cuối cùng bạn tải lên các file WordPress gốc và chọn ghi đè lên các file cũ. [caption id="attachment_22784" align="aligncenter" width="771"] Bạn có thể tải file WordPress gốc để fix lỗi[/caption] Lỗi sai quyền cho phép đối với sai Một trong số những nguyên nhân khác hình thành lỗi có thể là do bạn thiết lập sai quyền cho phép đối với các file hoặc thư mục trên máy chủ. Lúc này bạn hãy kiểm tra thông báo lỗi hiển thị trên URL. Sau đó bạn xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục là được. Lỗi PHP Server Timed Out Trường hợp này đa phần thường xảy ra chủ yếu ở server Linux hay Unix chạy PHP. Nếu có bất kỳ một lỗi nào trên PHP lib/package sẽ làm cho server không thể đọc được file PHP. Lúc này lỗi 500 Error sẽ xuất hiện. Ngoài ra ở một số trường hợp lỗi này còn hình thành do server quá tải và lượng truy cập cùng lúc quá nhiều. Liên hệ nhà cung cấp Hosting Nếu bạn quá mệt mỏi khi áp dụng đủ cách mà vẫn không giải quyết được thì hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Hosting. Bạn hãy cố gắng trình bày vấn đề đang gặp một cách chi tiết để nhân viên kỹ thuật tìm ra cách giải quyết. Một khi liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thì trong thời gian sớm nhất lỗi sẽ được khắc phục. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng gì quá nhiều. >>> Có thể bạn quan tâm: Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory Cách sửa lỗi Internal Server Error người dùng  Mặc dù lỗi Internal Server Error do quản trị viên hoặc phụ trách kỹ thuật website sẽ làm thế nhưng vẫn có một số thao tác người dùng có thể thực hiện. Nếu bạn là người dùng thì có thể tham khảo các cách khắc phục sau: [caption id="attachment_22788" align="aligncenter" width="771"] Nếu bạn là người dùng cũng có thể khắc phục lỗi theo cách gợi ý[/caption] Tải lại hoặc refresh trang Lỗi 500 Error chỉ là một lỗi tạm thời trên web server. Vậy nên bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tải lại trang hay refresh trang web mà bạn muốn truy cập. Tuy nhiên khi tải lại bạn nhớ chờ ít phút rồi mới thực hiện. Hơn nữa bạn không nên tải lại website bị lỗi khi đang tiến hành thanh toán hay giao dịch. Bởi vì điều này có thể làm việc giao dịch giống nhau. Một số website có thể dừng giao dịch lúc có sự cố thế nhưng rắc rối có thể xuất hiện khi trang web gặp lỗi trong khi giao dịch. Xóa bộ nhớ Cache ở trình duyệt Nếu bộ nhớ cache trang web gặp sự cố cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500 Tuy nhiên trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra. Và nếu có xảy ra thì cách khắc phục đơn giản là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn. Xóa đệm Cookies Bên cạnh đó bạn cũng có thể khắc phục lỗi Internal Server Error bằng cách xáo đệm Cookies trên trình duyệt. Sau khi xóa hết Cookies bạn hãy tiến hành khởi động lại trình duyệt và truy cập vào trang web một lần nữa là được. [caption id="attachment_22792" align="aligncenter" width="771"] Để khắc phục lỗi bạn hãy thực hiện xóa đệm Cookies trên trình duyệt[/caption] Xem lại bản lưu cache của web Bạn dùng Google Cache truy cập tới bản lưu cache của trang web. Sau đó bạn tìm kiếm trang web mà bạn cần rồi click vào nút mũi tên kế bên đường link và bấm chọn cached – sao lưu để xem. Bạn có thể chọn chế độ xem Text – only version để trang web tải nhanh hơn và không cần tải hình. Tuy nhiên lưu với các này chỉ áp dụng cho các trang web dạng tĩnh hoặc những bài bão cũ. Đối với một số web động hay tin tức cập nhật thời gian thực thì cách này không hiệu quả. Liên hệ với người quản trị website Nếu như bạn áp dụng các cách trên mà vẫn không được thì bạn có thể trực tiếp liên hệ tới người quản trị website để phản hồi lỗi. Bên cạnh đó bạn cũng phải yêu cầu họ khắc phục lỗi sao cho càng nhanh càng tốt nhất là khi bạn đang thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền bạc. Nếu một khi website bị lỗi ắt hẳn không chỉ bạn mà người khác cũng cảm thấy khó chịu chung. Do đó người quản lý website bắt buộc phải sửa chữa khắc phục ngay nếu không muốn làm khách hàng khó chịu. Nói tóm lại Internal Server Error không phải là lỗi từ máy tính của bạn mà là lỗi từ máy chủ website bạn truy cập. Lỗi này một khi xuất hiện đồng nghĩa với việc máy chủ của trang web bạn đang truy cập đã xảy ra sự có. Hy vọng thông qua những giải đáp chi tiết trên của FPT Cloud bạn sẽ bỏ túi được cho mình thông tin và kinh nghiệm hữu ích nhất. >>> Có thể bạn quan tâm dịch vụ thuê server vật lý của FPT Cloud Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay

10:33 10/03/2022
Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất được đề cập nhiều hiện nay gồm những phần mềm nào? Đây đang là những thắc mắc được rất nhiều người dùng quan tâm, muốn biết hiện nay. Vậy để dễ dàng tìm kiếm được lời giải đảm đảm bảo tính chính xác nhất, bạn hãy dành thời gian tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây. Máy ảo là gì?  Máy ảo là gì? Máy ảo hay còn được gọi với tên tiếng anh là Virtual Machine. Máy ảo chính là công cụ hoàn hảo được thiết lập dành cho các lập trình viên sử dụng. Hay các nhà phát triển phần mềm ứng dụng để thử nghiệm các tính năng, sản phẩm mới. Virtual Machine là một trình giả lập hệ thống máy tính.  [caption id="attachment_22690" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo là gì?[/caption] Virtual Machine là chương trình chạy trên hệ điều hành chủ. Virtual Machine sử dụng tài nguyên của máy tính thật. Vì vậy khi sử dụng người dùng như đang trải nghiệm một phiên bản máy tính mới, hoạt động riêng biệt hoàn toàn với hệ thống máy thật nhưng dùng chung 1 tài nguyên. Một máy tính thật có thể cho phép người dùng cài đặt nhiều máy ảo khác nhau. Các máy ảo cung cấp phần cứng ảo gồm CPU ảo, RAM ảo, ổ đĩa ứng, giao diện mạng và nhiều thiết bị khác. Khi máy tính ảo trên máy tính thật được kích hoạt, hệ thống máy ảo sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ màn hình máy chủ. Người dùng có thể thoải mái thay đổi hệ thống máy tính giữa ảo và thật linh hoạt trong quá trình sử dụng.  Máy ảo sử dụng linh hoạt hay không, tốc độ load nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào phần cứng của máy thật và phần mềm đang lập trình. Tuy nhiên một thực tế thấy rõ là hầu hết các máy tính thật cài máy ảo đều có tốc độ hoạt động chậm, khó load. Do đó những người sử dụng máy tính bình thường thường ít sử dụng máy ảo. >>> Có thể bạn quan tâm: Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory Thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động của máy ảo  Máy ảo hoạt động cho phép người dùng chia sẻ một hệ thống mới với nhiều môi trường ảo phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Hypervisor – Một phần mềm giám sát Virtual Machine sẽ tiến hành quản lý phần cứng và tách tài nguyên vật lý khỏi môi trường ảo. Toàn bộ các tài nguyên được tách ra sẽ được phân vùng khi cần thiết từ môi trường vật lý đến các Virtual Machine. [caption id="attachment_22694" align="aligncenter" width="771"] Nắm rõ cơ chế hoạt động của máy ảo[/caption] Virtual Machine một khi hoạt động, người dùng hoặc chương trình có thể lệnh yêu cầu tài nguyên bổ sung từ môi trường vật lý. Lúc đó, Hypervisor sẽ ngay lập tức lập lịch và gửi yêu cầu tới tài nguyên của hệ thống vật lý. Như vậy, hệ điều hành và các ứng dụng của Virtual Machine có thể dễ dàng truy cập, sử dụng tài nguyên vật lý được chia sẻ.  Nhìn chung cơ chế hoạt động của Virtual Machine phụ thuộc lớn vào phần mềm giám sát máy ảo và lệnh yêu cầu từ người dùng. Chỉ cần người dùng thực thi 2 yêu cầu này sẽ dễ dàng sử dụng tài nguyên vật lý trên Virtual Machine một cách hiệu quả. Ứng dụng của máy ảo  Máy ảo là một trong những hệ thống giả lập ưu việt nhất tương đương với hệ thống máy tính thật. Vì vậy máy ảo ra mắt thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Virtual Machine cho những trường hợp sau: Test phần mềm, hệ điều hành Ứng dụng phổ biến nhất của máy ảo dễ dàng thấy rõ nhất chính là dùng cho mục đích kiểm tra phần mềm, test điều hành cho máy tính. Bởi vì một máy tính chỉ càn sở hữu hệ thống phần cứng đáp ứng nhu cầu thì có thể cài đặt bao nhiêu máy ảo tùy thích.  [caption id="attachment_22698" align="aligncenter" width="771"] Virtual Machine được ứng dụng nhiều để test phần mềm[/caption] Các máy ảo sẽ hiển thị giao diện phần mềm, hệ điều hành của các thiết bị mà bạn muốn thử nghiệm lên màn hình mà không gây hại cho hệ thống máy tính thật. Vì vậy quá trình kiểm tra phần mềm, test hệ điều hành cho máy tính thất thông qua máy tính ảo sẽ rất an toàn, hiệu quả.  Nói một cách dễ hiểu, khi bạn lập trình một app thương mại di động. Bạn muốn thử nghiệm xem giao diện của áp hoạt động thế nào trên iPhone. Vậy thì bạn chỉ cần cài đặt Virtual Machine trong phần mềm lập trình để test thử chương trình sẽ biết ngay kết quả. Do đó Virtual Machine luôn là lựa chọn ưu tiên cho các cuộc thử nghiệm, phát triển phần mềm. Củng cố hàng rào bảo mật cho server Máy ảo hiện nay không chỉ được sử dụng nhiều cho mục đích test thử nghiệm phần mềm, chương trình,…mà còn được dùng cho nhiều mục đích khác. Trong đó ứng dụng đáng chú ý nhất chính là dùng Virtual Machine để quản lý và tăng cường độ bảo mật cho các server. Việc sử dụng Virtual Machine để gia tăng độ bảo mật cho server được đông đảo người dùng lựa chọn hiện nay. Mỗi server nhận sự quản lý của Virtual Machine sẽ được tác riêng vào 1 môi trường ảo riêng biệt. Toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, các tài liệu và quy trình nghiệp vụ của server sẻ được máy ảo bảo quản nghiêm ngặt giúp nguồn dữ liệu không xảy ra sự cố.  [caption id="attachment_22704" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo được ứng dụng để gia tăng độ bảo mật cho server[/caption] Các tình huống xung đột phần cứng hay bị nhiễm virus thường gặp ở các server cũng sẽ được môi trường ảo kiểm soát, ngăn chặt một cách tối đa. Với khả năng củng cố hàng rào bảo mật cho server an toàn tuyệt đối đã giúp môi trường ảo được chú ý. Đến nay, Virtual Machine trở thành sự lựa chọn tốt nhất dành cho những những hệ thống server yêu cầu tính bảo mật cao. Rà soát virus Máy ảo là chương trình có thể cho phép người dùng tạo ra những môi trường ảo với không gian đảm bảo sự riêng biệt. Môi trường Virtual Machine được tạo ra sẽ cách lý hoàn toàn với hoạt động của máy tính thật. Do đó các kỹ sư máy tính thường ứng dụng môi trường Virtual Machine để thực hiện các nghiên cứu và đưa ra nhiều phát minh công nghệ mới.  Sở dĩ các kỹ sư máy tính lựa chọn môi trường ảo là vì khi làm việc với môi trường này có thể dễ dàng kiểm tra virus. Đặc biệt Virtual Machine còn có khả năng rà soát và xử lý hiệu quả các loại virus khác nhau một cách nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên và độ bảo mật của máy thật. Đây là một trong những ứng dụng tuyệt vời mà không phải hệ thống máy tính nào cũng có thể đáp ứng được. Chính vì thế Virtual Machine ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống. [caption id="attachment_22708" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng máy ảo để rà soát, kiểm tra virus[/caption] Sao chép bộ nhớ sang máy Một trong những ứng dụng tiếp theo rất được chú ý của máy ảo chính là cho phép người dùng sao chép bộ nhớ sang máy và nhiều thiết bị khác có cùng trình ảo hóa. Vì dữ liệu được soạn thảo, thực hiện trên máy Virtual Machine đều được lưu trữ ở dạng file trên máy thật. Do đó bạn hoàn toàn có thể di chuyển, sao chép dữ liệu, bộ nhớ này sang máy tính khác một cách dễ dàng và load Virtual Machine không gặp khó khăn gì.  Với ứng dụng sao chép hệ thống máy ảo sang máy khác khá linh hoạt đã đem đến cho người dùng một môi trường hoạt động không có gì khác biệt so với máy tính thật. Làm việc với môi trường ảo người dùng cũng sẽ thu thập được các dữ liệu chất lượng có thể sao chép sang nhiều hệ thống khác nhau đang làm việc với máy thật. Hỗ trợ chạy phần mềm không tương Máy tính hiện đại đang ngày càng được nâng cấp, cải tiến hơn so với các phiên bản cũ. Do đó sẽ có rất nhiều phần mềm cũ và mới không tương thích với phiên bản hệ điều hành hiện tại của máy tính. Chẳng hạn như một chương trình được xây dựng riêng cho hệ điều hành Linux thì không thể nào hoạt động tốt trên hệ điều hành Windows hoặc MAC. Vì vậy thiết lập máy chủ ảo trên các hệ điều hành là một ứng dụng tốt giúp hỗ trợ các máy tính sở hữu hệ điều hành không tương thích với phần mềm trở nên tương thích.  [caption id="attachment_22712" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập máy ảo hỗ trợ chạy các phần mềm không tương thích[/caption] Máy chủ ảo được thiết lập tách biệt hoàn toàn với hệ thống máy tính thật dù tồn tại trên cùng một hệ điều hành. Do đó máy tính áo có thể đưa phần mềm không tương thích với máy tính thật đến với các môi trường ảo khác nhau nhằm tìm kiếm môi trường tương thích. Chính vì thế ứng dụng máy ảo là giải pháp hoàn hảo để bạn có thể trải nghiệm bất cứ phần mềm không tương thích nào khi có nhu cầu. Tạo ảnh chụp nhanh Một trong những ứng dụng tuyệt vời của máy ảo khiến người dùng ngày càng ưa chuộng ứng dụng chính là vì khả năng tạo ảnh chụp nhanh mà hệ thống cung cấp. Việc tạo ảnh chụp nhanh cung cấp cho máy chủ ảo có thể dễ dàng khôi phục dữ liệu ngay lập tức khi người dùng yêu cầu. Bạn chỉ cần tưởng tượng nếu mình muốn cài đặt một ứng dụng mới, chưa được kiểm tra và có thể không ổn đỉnh? Hay bạn muốn gỡ cài đặt một loạt phần mềm tích lũy trong vài tháng qua,….nhưng bạn không chắc chắn về việc mình làm có thực sự ổn không? Vậy bạn chỉ cần chụp nhanh hệ thống trước khi thao tác để so sánh với kết quả sau khi thao tác. Nếu quá trình sao tác có sự cố thì bạn có thể thực hiện khôi phục lại mọi thứ và tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra.  Các bản sao lưu này trong môi trường ảo giống như một khôi phục hệ thống toàn diện và tốt nhất khi được lưu dưới dạng file duy nhất. Như vậy chỉ cần ứng dụng máy ảo là bạn vừa có thể khôi phục lại các thao tác đã được thực thi trước đó cũng như có thể di chuyển dữ liệu và lưu dữ liệu ở một nơi khác tùy ý mà không bị ảnh hưởng gì. [caption id="attachment_22716" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo hỗ trợ tạo ảnh chụp nhanh, sao lưu hiệu quả[/caption] Lý do nên sử dụng máy ảo? Máy ảo ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Số lượng người dùng lựa chọn thiết lập máy chủ ảo có sự gia tăng đáng kể. Vì vậy rất nhiều người thắc mắc lý do vì sao nên sử dụng máy ảo? Nếu nhìn vào những ứng dụng tuyệt vời mà máy chủ ảo mang lại chắc chắn các bạn sẽ hiểu rõ lý do. Ngoài ra khi sử dụng máy chủ ảo còn mang đến cho người dùng nhiều lợi ích to lớn nên càng không thể bỏ lỡ. Những lợi ích đáng chú ý của Virtual Machine có thể kể đến như: Hỗ trợ nhiều môi trường hoạt động Máy ảo khi thiết lập trên máy tính thật có thể thoải mái gia tăng số lượng. Mỗi máy tính thật đảm bảo có thể cài đặt nhiều máy tính ảo khác nhau. Một máy tính ảo có thể phần ra nhiều môi trường ảo để đáp ứng ứng nhu cầu sức dụng. Vì vậy sử dụng Virtual Machine sẽ giúp người dùng có thêm nhiều môi trường hoạt động, làm việc. Không chỉ vậy, việc chạy nhiều môi trường ảo từ một phần cơ sở hạ tầng còn giúp làm giảm đáng kể dấu ấn cơ cơ sở vật lý. Điều này giúp thúc đẩy lợi nhuận của người dùng, giảm nhu cầu duy trì gần như nhiều máy tính thật. Nhờ vậy khi sử dụng Virtual Machine còn giúp người dùng tiết kiệm chi phí bảo trì, chi phí điện năng một cách vô cùng hiệu quả. [caption id="attachment_22720" align="aligncenter" width="771"] Vì sao nên dùng máy ảo?[/caption] Sự nhanh nhẹn và tốc độ Việc thiết lập máy ảo tương đối nhanh chóng và dễ dàng. Cung cấp máy ảo cũng vô cùng đơn giản hơn nhiều so với việc cung cấp một môi trường hoàn toàn mới cho các nhà phát triển của bạn. Ảo hóa làm cho quá trình chạy các kịch bản thử nghiệm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy thay vì lựa chọn các môi trường khác thì môi trường ảo là giải pháp mà người dùng không thể bỏ lỡ. Khả năng mở rộng Máy ảo là một trong những chương trình giả lập có khả năng cho phép người dùng thoải mái mở rộng ứng dụng của mình. Cách mở rộng ứng dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần thêm nhiều máy chủ vật lý hoặc máy ảo hơn để phân phối khối lượng công việc trên nhiều máy ảo là được. Chính vì thế lợi ích này của máy chủ áo giúp người dùng có thể tăng tính khả dụng và hiệu suất của các ứng dụng của mình trở nên phù hợp hơn một cách dễ dàng.  Khả năng mở rộng ứng dụng chính là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà máy ảo mang lại cho người dùng. Đồng thời đây cũng là lý do mà những bạn có nhu cầu muốn mở rộng ứng dụng để đáp ứng điều kiện công việc cần thì lựa chọn thiết lập thêm máy ảo trên máy tính thật của mình là rất cần thiết. Tính bảo mật cao Virtual Machine hoặc đồng linh hoạt trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Do đó khi sử dụng hệ điều hành khách trên máy áo sẽ cho phép người dùng dễ dàng chạy các ứng dụng có vấn đề về độ bảo mật và bảo vệ HĐH máy chủ của mình. Đặc biệt Virtual Machine còn cho phép người dùng thực hiện các biện pháp bảo mật tốt nhất.  [caption id="attachment_22724" align="aligncenter" width="771"] Máy ảo gia tăng tính bảo mật cho hệ thống[/caption] Sử dụng máy ảo có thể dễ dàng nghiên cứu virus máy tính một cách an toàn, cô lập virus nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho máy chủ. Đây là một trong những lợi ích mà không phải loại máy tính hiện đại nào cũng có thể đáp ứng được. Do đó lựa chọn sử dụng máy ảo là điều cần thiết. >>> Có thể bạn quan tâm: Disclaimer là gì? Hướng dẫn cách viết Disclaimer hoàn chỉnh Bỏ túi 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Máy ảo được thiết lập mang đến cho người dùng nguồn tài nguyên tuyệt vời. Các phần mềm máy chủ ảo cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn giúp người dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia thì TOP 4 phần mềm máy ảo miễn phí sau đây là tốt nhất. Phần mềm Virtual Box Virtual Box là một trong những phần mềm máy ảo được đánh giá tốt nhất hiện nay. Vì vậy phần mềm này luôn lot danh sách TOP những phần mềm máy chủ ảo được yêu thích nhất. Virtual Box sở hữu ưu điểm có thể hỗ trợ đa nên tác gồm nền tảng Windows, macOS và Linux. Virtual Box không có phiên bản thương mại như nhiều phần mềm máy ảo khác hiện nay. Do đó người dùng có thể sử dụng một phần mềm ảo hóa với đầy đủ các chức năng của một hệ thống máy ảo hoàn thiện nhưng miễn phí. [caption id="attachment_22728" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo Virtual Box[/caption] Virtual Box là phần mềm được tạo ra bởi Oracle. Phần mềm được xem là một trong những phiên bản phần mềm ảo hóa tốt nhất, hoàn thiện nhất. Sử dụng phần mềm máy ảo này có thể giúp người dùng thiết lập trên hệ điều hành máy chủ dưới dạng một ứng dụng. Đồng thời có thể giúp người dùng tạo ra nhiều máy ảo một cách dễ dàng.  Virtual Box còn được chú ý khi tạo snapshot để lưu trạng thái máy chủ ảo hiện đại. Vì thế khi cần người dùng có thể hoàn nguyên trạng thái máy như ban đầu. Ngoài ra, phần mềm cũng hỗ trợ di chuyển các máy ảo, các công cụ tối ưu hóa hiệu suất và gửi truy cập từ xa.  Phần mềm VMware Workstation VMware Workstation là phần mềm tạo máy ảo nổi tiếng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng. Phần mềm có thể hỗ trợ cài đặt trên những hệ điều hành mới phát hành như Windows 10, Linux.  VMware Workstation tương thích với các phần cứng mới nhất. Ưu điểm của phần mềm máy ảo này được đánh giá có GUI chất lượng cao, trực quan và cực kỳ dễ sử dụng. Nhược điểm của phần mềm này là có sự khác biệt giữa phiên bản miễn phí và phiên bản đòi hỏi phải mua bản quyền. Do đó việc thiết lập phần mềm VMware Workstation phiên bản miễn phí sẽ không thể sử dụng được đầy đủ các tính năng nâng cao như đối với phần mềm máy ảo VirtualBox. [caption id="attachment_22732" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo VMware Workstation[/caption] Mặc dù phiên bản VMware Workstation miễn phí có nhiều điểm có hạn chế nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà người dùng cần. Vì vậy VMware Workstation miễn phí vẫn được đánh giá là một trong những phần mềm tạo máy ảo tốt nhất hiện nay. Phần mềm QEMU QEMU là phần mềm máy ảo tiếp theo được đánh giá cao về chất lượng và giá trị sử dụng. Phần mềm này được sử dụng nhiều trên hệ điều hành Linux với phiên bản miễn phí. Điểm mạnh của phần mềm máy chủ ảo QEMU so với các phần mềm khác chính là không yêu cầu quản trị viên phải đăng nhập để quản lý và sử dụng.  Mặt khác, phần mềm sẽ hỗ trợ các tính năng tự động điều chỉnh kích thước của đĩa ảo và thực hiện chạy mã khách quan trực tiếp trên phần cứng. Vì vậy sử dụng phần mềm khởi tạo máy chủ ảo QEMU giúp mang đến cho người dùng sự tiện lợi khi sử dụng. QEMU chính là sự lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng máy ảo di động trên ổ cứng mà người dùng không nên bỏ lỡ. [caption id="attachment_22736" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo QEMU sử dụng trên hệ điều hành Linux[/caption] Boot Camp Phần mềm khởi tạo máy ảo cuối cùng nằm trong TOP 4 phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay chính là phần mềm Boot Camp. Phần mềm Boot Camp là phần mềm máy ảo được phát triển bởi Apple. Phần mềm được cài đặt trên Macbook và được ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows, macOS với phiên bản miễn phí. Sử dụng phần mềm Boot Camp cho phép người dùng khởi động kép cả 2 hệ điều hành một cách hiệu quả đó là hệ điều hành macOS và Windows. Tuy nhiên có một nhược điểm đáng chú ý đối với phần mềm này chính là mỗi khi bạn muốn di chuyển đổi hệ điều hành thì luôn cần phải khởi động lại máy tính. Nếu không thực hiện đúng quy trình đã được quy định như vậy thì việc chuyển đổi hệ điều hành sẽ thất bại. Ngoài ra, trong khi chạy phần mềm, ổ đĩa của máy cũng sẽ bị chia làm đôi. Do đó để đảm bảo máy hoạt động tốt, ổn định nhất thì bạn không nên chạy song song các ứng dụng Mac và ứng dụng Windows cùng lúc. Như vậy phần mềm Boot Camp mới mang đến cho bạn một quá trình sử dụng thuận lợi, đạt hiệu quả tốt nhất. [caption id="attachment_22740" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm máy ảo Boot Camp[/caption] Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất được đề cập nhiều hiện nay gồm những phần mềm nào? Sau khi tham khảo xong những chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây chắc chắn bạn đã tìm được cho mình lời giải đáp như ý. Tuy nhiên nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết và có nội dung nào không hiểu hoặc có thêm vấn đề gì thắc mắc thì bạn đừng lo lắng mà có thể liên hệ FPT Cloud để được hỗ trợ. >>> Có thể bạn quan tâm: Máy chủ ảo tiêu chuẩn Cloud Server Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory

10:21 10/03/2022
Active Directory là 1 kiến trúc độc quyền trên thị trường của Microsoft. Theo đó nó là 1 kiến trúc không thể nào thiếu trên Windows Server và có thể được hiểu là 1 dịch vụ thư mục. Đặc biệt nó có khả năng quản trị và tập trung hoàn hảo người dùng, những nguồn tài nguyên trong cùng hệ thống mạng. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách cài đặt hãy cùng điểm qua những thông tin trong bài viết sau.  Active Directory là gì?  Active Directory hiện tại đang được sử dụng chủ yếu trong mô hình mạng của “Server - Client”. Vậy dịch vụ này là gì? [caption id="attachment_22596" align="aligncenter" width="771"] Active Directory là gì?[/caption] Tìm hiểu Active Directory là gì?  Active Directory hay AD là 1 dịch vụ thư mục đã được Microsoft phát triển nên dành cho những mạng dùng Windows domain. Theo đó dịch vụ này hiện tại đang bao gồm trong hầu hết những hệ điều hành Windows Server ở dạng tập hợp những dịch vụ và quy trình.  Active Directory ban đầu chỉ phụ trách quản lý những tên miền tập trung và bắt đầu cùng Windows Server 2008. Nhưng sau đó nó đã trở thành 1 tiêu đề chung dành cho 1 loạt những dịch vụ có liên quan tới danh tính dựa vào thư mục. 1 máy chủ nếu như chạy AD DS - Active Directory Domain Service sẽ gọi là domain controller. Theo đó nó sẽ ủy quyền và xác thực cho toàn bộ máy tính cũng như người dùng trong mạng loại Windows gán, thực thi những chính sách về bảo mật cho toàn bộ những cài đặt, máy tính hay cập nhật phần mềm.   [caption id="attachment_22600" align="aligncenter" width="771"] Active Directory là 1 dịch vụ thư mục đã được Microsoft phát triển nên[/caption] Ví dụ Để hiểu rõ hơn Active Directory là gì hãy cùng điểm qua ví dụ cụ thể sau đây:  Khi người dùng đăng nhập trực tiếp vào trong máy tính là phần miền của Windows thì Active Directory sẽ sẽ tiến hành kiểm tra những mật khẩu đã gửi cũng như xác định coi người dung là người dùng bình thường hay quản trị viên của hệ thống.  Bên cạnh đó nó còn cho phép lưu trữ thông tin, quản lý, cung cấp những cơ chế bị xác thực cũng như uỷ quyền, thiết lập 1 khung nhằm triển khai những dịch vụ khác có liên quan như: Rights Management Services, Lightweight Directory Services, Active Directory Federation Services và Certificate Services. >> Có thể bạn quan tâm: Disclaimer là gì? Hướng dẫn cách viết Disclaimer hoàn chỉnh Cấu trúc 3 phần của Active Directory Active Directory là 1 kiến trúc không thể nào thiếu trên Windows Server và nó có thể được hiểu đơn giản là 1 dịch vụ thư mục. Theo đó hiện tại cấu trúc của Active Directory gồm có có 3 phần chi tiết sau đây: [caption id="attachment_22604" align="aligncenter" width="771"] Active Directory là 1 kiến trúc không thể nào thiếu trên Windows Server[/caption] Active Directory Objects Dữ liệu trong Active Directory ví dụ thông tin users, database, groups, computers, security policies, máy in và server sẽ được tổ chức như những objects (đối tượng). Mỗi một object sẽ có các thuộc tính riêng và đặc trưng cho một object đó.  Cụ thể ví dụ object user có những thuộc tính liên quan như Logon Name, First Name, Last Name,... và Computer Object có những thuộc tính ví dụ như computer name cùng description. Theo đó một số những object đặc biệt gồm có nhiều object khác nhau bên trong sẽ gọi là những “container”, ví dụ domain là 1 container gồm có nhiều computer account và user. Active Directory Schema Database lưu trữ trong Active Directory, chính là AD Schema. Theo đó Schema sẽ định nghĩa những đối tượng lưu trữ trong Active Directory. Tuy nhiên Schema sẽ lưu trữ những đối tượng như thế nào?  Schema thực chất là 1 danh sách những định nghĩa xác định những loại đối tượng cũng như những loại thông tin liên quan tới đối tượng lưu trữ thuộc Active Directory. Schema về bản chất cũng được lưu trữ tương tự như một object. [caption id="attachment_22608" align="aligncenter" width="771"] Schema thực chất là 1 danh sách những định nghĩa xác định những loại đối tượng[/caption] Định nghĩa Schema gồm có hai loại đối tượng đó chính là Schema Attribute objects và Schema Class objects. Theo đó:  Schema Class objects  Schema Class objects có chức năng tương tự như 1 template tạo mới những đối tượng trong AD. Mỗi một Schema Class là 1 tập hợp những thuộc tính của đối tượng. Nếu như tạo 1 đối tượng thuộc về 1 loại Schema Class thì khi đó Schema Attribute sẽ tiến hành lưu trữ những thuộc tính trong đối tượng đó tương ứng loại Schema Class trong đối tượng.  Schema Attribute Là định nghĩa những Schema Class tương ứng cùng với nó. Mỗi một thuộc tính theo đó chỉ được định nghĩa 1 lần trong Active Directory và đồng thời có thể thuộc nhiều những Schema Class với quan hệ 1 nhiều (1-m). 1 tập hợp những Schema Attribute và Schema Class mặc định được đóng gói sẵn chung cùng Active Directory. Nhưng Schema trong Active Directory đã mở ra 1 khả năng về phát triển mở rộng những Schema Class trên những Attribute có sẵn hoặc tạo mới những Attribute Schema. Nhưng để có thể mở rộng cũng như phát triển cùng với schema, thì khi đó phải chuẩn bị kỹ thông qua những bản thiết kế rõ ràng cũng như xem xét có cần thiết không. Do rủi ro với những hệ thống hoạt động ổn định là khá cao.  [caption id="attachment_22616" align="aligncenter" width="771"] Schema Attribute là định nghĩa những Schema Class tương ứng cùng với nó[/caption] Active Directory Components Trong một mô hình mạng doanh nghiệp hiện nay, những components của Active Directory đang được sử dụng cũng như áp dụng nhằm xây dựng nên những mô hình phù hợp cho nhu cầu của những doanh nghiệp. Nếu như xem xét về mô hình kiến trúc AD sẽ phân làm hai loại là Logical và Physical.  Logical Structure Trong AD hiện tại việc tổ chức tài nguyên sẽ dựa theo cơ chế là Logical Structure và được ánh xạ qua mô hình domains, forest, OUs và trees. Nhóm những tài nguyên sẽ được tổ chức 1 cách luận lý và cho phép người dùng truy xuất dễ dàng tới tài nguyên hơn phải nhớ vị trí vật lý cụ thể của nó. Physical Structure Nếu như xét về physical component của AD hiện tại sẽ bao gồm hai phần là Domain Controllers và Sites. Tùy thuộc chủ yếu vào mô hình tổ chức trong công ty mà người quản trị sẽ sử dụng những components để thiết kế phù hợp. [caption id="attachment_22620" align="aligncenter" width="771"] Mô hình kiến trúc AD hiện tại sẽ phân làm hai loại là Logical và Physical[/caption] Hướng dẫn cài đặt Active Directory Trong Windows Server lệnh dcpromo hiện tại đã bị vô hiệu hóa, vì vậy nếu như muốn tạo Domain Controller phải cần ADDS từ giao diện quản lý của Server Manager. Bước 1: Cài cấu hình IP tĩnh  [caption id="attachment_22624" align="aligncenter" width="771"] Cài cấu hình IP tĩnh[/caption] Trên Dashboard của Server Manager, chọn vào Add roles and features [caption id="attachment_22628" align="aligncenter" width="771"] Trên Dashboard của Server Manager, chọn vào Add roles and features[/caption] Sau đó nhấn Next để có thể giữ nguyên những cài đặt mặc định. Tới Select server roles chọn vào Active Directory Domain Services, DNS Server. [caption id="attachment_22632" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào Active Directory Domain Services, DNS Server[/caption] Nhấn vào Next để giữ nguyên những cài đặt mặc định. Tới Confirm installation selections và bấm vào Install để tiến hành cài đặt những dịch vụ cần thiết trong Domain Controller.  [caption id="attachment_22640" align="aligncenter" width="771"] Bấm vào Install để tiến hành cài đặt những dịch vụ cần thiết trong Domain Controller[/caption] Bước 2: Tạo Domain Controller Sau khi đã cài đặt hoàn tất cần tạo Domain Controller. Chọn vào “Promote-this-server-to-a-domain-controller”:  [caption id="attachment_22648" align="aligncenter" width="771"] Sau khi đã cài đặt hoàn tất cần tạo Domain Controller[/caption] Trên Deployment Configuration sẽ có ba tùy chọn là: Thêm 1 ADC vào domain đã có sẵn, xây dựng domain mới tại forest đã có sẵn, xây dựng máy Domain Controller đầu tiên của forest. Tại đây sẽ tạo 1 forest mới với tên framgia.com:  [caption id="attachment_22656" align="aligncenter" width="771"] Tạo 1 forest mới với tên framgia.com[/caption] Bước 3: Khôi phục AD với chế độ Restore Mode Tại Domain Controller Options, nhập vào mật khẩu ở mục Type the Directory Services Restore Mode password. Theo đó đây là mật khẩu được sử dụng để có thể khôi phục AD với chế độ Restore Mode.  [caption id="attachment_22668" align="aligncenter" width="771"] Khôi phục AD với chế độ Restore Mode[/caption] Sau đó Click Next tới màn hình Additional Options, lựa chọn tên NetBIOS domain. Tại đây sẽ để mặc định là:  [caption id="attachment_22672" align="aligncenter" width="771"] Click Next tới màn hình Additional Options, lựa chọn tên NetBIOS domain[/caption] Tại Paths, chọn vào đường dẫn lưu database PAD, SYSVOL và logs. Chọn mặc định:  [caption id="attachment_22676" align="aligncenter" width="771"] Tại Paths, chọn vào đường dẫn lưu database PAD, SYSVOL và logs[/caption] Bước 4: Bắt đầu cài đặt Nhấn vào Next tới màn hình Prerequisites Check, ở đây sẽ kiểm tra những điều kiện để tiến hành cài đặt DC. Chọn vào Install để có thể bắt đầu quá trình cài đặt:  [caption id="attachment_22680" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào Install để có thể bắt đầu quá trình cài đặt[/caption] Ngay sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt thì restart lại máy.  >>> Có thể bạn quan tâm: Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục Một số dịch vụ chính trong Active Directory Active Directory hiện đang cung cấp một số những dịch vụ đa dạng khác nhau có thể kể đến như:  Domain service: quản lý giao tiếp giữa domain cũng như user và lưu trữ những dữ liệu tập trung. Gồm có chức năng tìm kiếm và xác thực đăng nhập.  Certificate Services: là tạo, quản lý và phân phối những secure certificate Lightweight Directory Services: Sẽ hỗ trợ những ứng dụng thư mục thông qua giao thức mở (LDAP) Rights Management: là bảo vệ những thông tin có bản quyền thông qua việc ngăn chặn dùng cũng như phân phối trái phép những nội dung về kỹ thuật số. Directory Federation Services: sẽ cung cấp đăng nhập 1 lần (SSO) để có thể xác thực người dùng trong 1 phiên duy nhất tại nhiều ứng dụng website. Như vậy trên đây là những thông tin tổng quan nhất cung cấp tới cho các bạn độc giả về Active Directory cách thức cài đặt cũng như những dịch vụ chính trên thị trường hiện nay. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này và sử dụng một cách hiệu quả.    Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Disclaimer là gì? Hướng dẫn cách viết Disclaimer hoàn chỉnh

10:14 10/03/2022
Disclaimer là gì? Theo đó nếu như đang quản lý hoặc sở hữu một trang Web thì bắt buộc bạn phải biết tới thuật ngữ disclaimer. Nếu như trang web của bạn không có tuyên bố từ bỏ trách nhiệm thì chắc chắn rằng bạn sẽ gặp phải một số vấn đề rắc rối liên quan tới pháp luật. Để hiểu được rõ hơn disclaimer là gì và cách viết sao cho hoàn chỉnh hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.  Disclaimer là gì?  Disclaimer là gì? Theo đó hiểu một cách đơn giản đây chính là 1 sự từ chối về trách nhiệm để giới hạn quyền cũng như nghĩa vụ của 1 đối tượng cùng với đối tượng còn lại thuộc 1 mối quan hệ nào đó đã được pháp lý công nhận.  [caption id="attachment_22546" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm Disclaimer là gì?[/caption] Vậy hiện tại với những trang Web đang hoạt động trên internet thì khái niệm disclaimer là gì? Theo đó đây là 1 thông báo được đặt ở trên mỗi một trang Web và nội dung liên quan tới việc hạn chế về trách nhiệm pháp lý của trang Web đó với các kết quả xảy ra cho người dùng từ việc theo dõi trang Web này. Tuy bạn có thể sẽ không để ý tới nhưng hiện tại gần như 100 % những trang Web hoạt động trên internet đều có tuyên bố này. Vậy hiện tại tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Tầm quan trọng của Disclaimer Như vậy có thể thấy được rằng hầu như 100 % những trang Web trên thị trường hiện nay đều có tuyên bố Disclaimer này. Vậy hiện tại tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp  Disclaimer là gì? Theo đó hiện tại Disclaimer sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp.  [caption id="attachment_22550" align="aligncenter" width="771"] Tầm quan trọng của Disclaimer là hạn chế ảnh hưởng của content không phù hợp[/caption] Ví dụ như nếu Như khách hàng đọc những bài viết hướng dẫn cách thức trị mụn trên một trang Web làm đẹp và sau đó áp dụng theo những hướng dẫn này nhưng mặt không những không thể hết mụn mà nó còn bị những dị ứng khiến cho da gặp tình trạng tồi tệ hơn và đã quyết định kiện trang Web. Nhưng nếu như website đã có disclaimer và thông báo sẽ không chịu bất cứ một trách nhiệm nào về các trường hợp tương tự thì khi đó sẽ được ủng hộ hoàn toàn tại tòa.  Vậy có thể thấy được rằng khái niệm disclaimer là gì này hiện vô cùng quan trọng. Trong trường hợp nếu như trang Web thiếu nó thì khi đó nguy cơ gặp kiện cáo cũng như lãnh những án phạt sẽ rất cao. Tuy nhiên hiện tại nói như vậy thì có làm giảm độ tin cậy và uy tín từ nội dung trên những trang Web hay không?  Trên thực tế đây là một điều không thể nào tránh khỏi vì tất cả mọi thứ đều không thể chính xác và hoàn hảo một cách tuyệt đối. Dù cho kiến thức có sâu rộng tới đâu thì cũng không thể nào đảm bảo được nội dung đăng tải trên trang Web là chính xác 100 % trong tất cả những tình huống và hoàn cảnh.  >>> Có thể bạn quan tâm: Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục Đóng vai trò như một lớp phòng thủ cho website Tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Theo đó hiện tại nó không chỉ dành cho những content ngay trên website mà còn hướng tới toàn bộ những yếu tố có trên trang Web và có thể ảnh hưởng tới người dùng. Ví dụ như có người đang truy cập vào trong trang Web của bạn sau đó gặp những vấn đề liên quan tới bản quyền nội dung, hình ảnh hoặc bị dính mã độc,... thì họ hoàn toàn có thể kiện ra tòa.  [caption id="attachment_22554" align="aligncenter" width="771"] Disclaimer sẽ đóng vai trò như một lớp phòng thủ cho website[/caption] Do đó disclaimer sẽ tương tự như một lớp phòng thủ dành cho tất cả mọi thứ ở trên trang Web của bạn. Như vậy bạn sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn khi đăng bất kỳ thứ gì lên trên trang Web nhờ vào tuyên bố này.  Disclaimer là gì? Theo đó một trong những vai trò quan trọng khác của nó đó chính là hạn chế trách nhiệm về hành vi từ bên thứ ba. Ví dụ như ở những bài viết trên trang Web có riêng phần comment dành cho người đọc cũng như 1 tổ chức nào vào quảng cáo những thông tin của họ tại đây hay đưa ra tuyên bố, bình luận tiêu cực. Những tuyên bố từ chối trách nhiệm ngay trên trang Web sẽ giúp cho bạn tránh được những phát ngôn và hành vi từ bên thứ ba đó.  Khẳng định chủ quyền website  Hiện tại Disclaimer đang giúp khẳng định chủ quyền website. Cụ thể nếu như bạn đang thuộc một công ty hoặc tổ chức và đang sở hữu một blog hoặc trang Web riêng. Trang Web cá nhân này hoàn toàn có thể được liên kết đến tổ chức, công ty của bạn.  [caption id="attachment_22560" align="aligncenter" width="771"] Disclaimer đang giúp khẳng định chủ quyền website[/caption] Trong trường hợp nếu như trang Web cá nhân không may bị kiện thì hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức và công ty. Tầm quan trọng của Disclaimer là gì? Như vậy Disclaimer trên trang Web riêng này hoàn toàn có thể giúp khẳng định nội dung chỉ thuộc về cá nhân và không liên quan tới tổ chức hoặc công ty của bạn.  Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng hiện tại tuyên bố từ chối về trách nhiệm này sẽ không giúp cho bạn tránh được toàn bộ những vụ kiện cáo. Chính vì vậy dù biết trang Web đã có disclaimer tuy nhiên hiện tại một số người dùng vẫn đưa đơn kiện vì rất nhiều những lý do khác nhau. Như vậy khi ra tòa, đơn vị tòa án sẽ thực hiện xem xét trên trang Web có disclaimer không và tuyên bố này có bao hàm những nội dung có trong vụ kiện không, có phù hợp với những quy định từ phía pháp luật hay không,... Trong trường hợp nếu như có thì chắc chắn rằng bạn sẽ vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối.  Cách viết một Disclaimer hoàn chỉnh Chắc chắn rằng hiện tại không có bất cứ một công thức nào cụ thể cho việc viết 1  disclaimer. Vì hiện tại tùy thuộc vào nội dung, quy mô và lĩnh vực của trang Web sẽ có các tuyên bố khác nhau. Đối với khái niệm Disclaimer là gi này chỉ cần đáp ứng những điều kiện và nhu cầu của chủ sở hữu trang web. Nhưng hiện tại vẫn có một số những nội dung cơ bản mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để đưa vào trong tuyên bố của mình trong đó có thể kể đến như:  [caption id="attachment_22568" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn chi tiết cách thức viết một Disclaimer hoàn chỉnh[/caption] Tuyên bố quyền sở hữu  Hiện tại nó hoàn toàn có thể nêu rõ về quyền sở hữu của bạn với nội dung, tác phẩm trên trang Web để ngăn cản những hành vi ăn cắp tài nguyên Web. Bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ bạn tránh khỏi các cáo buộc liên quan tới đạo nhái, sao chép từ những trang Web khác.  Giới hạn về trách nhiệm pháp lý  [caption id="attachment_22576" align="aligncenter" width="771"] Chi tiết cách thức viết một Disclaimer hoàn chỉnh là giới hạn về trách nhiệm pháp lý[/caption] Đối với khái niệm Disclaimer là gì tốt nhất bạn hãy nên đưa ra những phạm vi, lĩnh vực mà bản thân sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cũng như các vấn đề nào sẽ không chịu trách nhiệm. Điều hiển nhiên là các tuyên bố này bắt buộc phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.  Ví dụ như nếu mở một trang Web bán hàng thì khi đó không thể nói rằng bản thân không chịu những trách nhiệm nếu như giao hàng không đúng cho khách hàng.  Cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính chất tham khảo Nếu như có tìm hiểu về khái niệm Disclaimer là gì này thì tốt nhất bạn nên cho người đọc biết được rằng tất cả những nội dung có trên trang Web chỉ là ý kiến có tính chất tham khảo, đồng thời nó không hẳn sẽ chính xác 100 %. Vì theo những không tin đã được đề cập ở trên thì bất cứ một nội dung nào cũng sẽ không đảm bảo tuyệt đối. Khi đó disclaimer sẽ giúp bảo vệ cho bạn khỏi những hình phạt và cáo buộc từ những vụ kiện. [caption id="attachment_22584" align="aligncenter" width="771"] Khi viết Disclaimer nên cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính chất tham khảo[/caption] Thông báo về trách nhiệm của người đọc Hiện tại bạn nên thông báo cho người đọc biết rằng trang Web sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu như có hậu quả xảy ra trong trường hợp thực hiện theo nội dung của trang web. Do toàn bộ những thông tin chỉ là lời khuyên, việc thực hiện hay không sẽ do người đọc hoàn toàn chịu trách nhiệm.  >>> Có thể bạn quan tâm: ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL Từ chối trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba Disclaimer là gì? Theo đó tốt nhất bạn nên tuyên bố từ chối tất cả trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba. Đặc biệt là đối với những trang mạng xã hội hoặc trang Web cho phép người đọc bình luận tự do thì khi đó tuyên bố này sẽ giúp cho bạn tránh được hậu quả từ bên thứ ba sẽ gây ra cho khách hàng.  [caption id="attachment_22580" align="aligncenter" width="771"] Khi viết Disclaimer nên từ chối trách nhiệm từ những nội dung, hành vi của bên thứ ba[/caption] Như vậy trên đây là một số những kiến thức cơ bản liên quan tới khái niệm Disclaimer là gì. Hy vọng rằng với những thông tin của https://fptcloud.com/ cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về những tuyên bố từ chối về trách nhiệm trên trang Web và những nội dung cần phải có trong bản tuyên bố này. Đặc biệt là sẽ giúp cho trang Web của bạn không gặp phải những vấn đề liên quan tới pháp luật.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục

10:08 10/03/2022
ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là một lỗi khá thường xuyên gặp phải đối với những ai đang thực hiện quản trị web WordPress. Theo đó nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản trị Web của bạn và đặc biệt là lỗi này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.  err_too_many_redirects là lỗi gì? Khi thực hiện quản trị web WordPress, chắc hẳn rằng rất nhiều người đã gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS. Theo đó ERR_TOO_MANY_REDIRECTS hay còn được biết tới là lỗi về vòng lặp chuyển hướng, trình duyệt sẽ không thể nào tìm ra được URL cần phải tải và liên tục bị chuyển hướng.  [caption id="attachment_22502" align="aligncenter" width="771"] ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là lỗi gì?[/caption] Đây là một lỗi khác cơ bản với rất nhiều người gặp phải khi quản trị Web. Đặc biệt có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra nỗi này. Chính vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng ta, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này ở phần sau đây.  Nguyên nhân gây ra lỗi err_too_many_redirects Theo dõi dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này trong web WordPress cụ thể: Chương trình truyền dữ liệu cookie bị lỗi.  Quá trình cài đặt WordPress bị sai cấu hình. Xung đột về plugin WordPress. Thiết đặt máy chủ hiện không chính xác. Những vấn đề với những dịch vụ từ bên thứ ba. Chứng chỉ SSL/TLS hết hạn hoặc cấu hình sai. Cookie trên trình duyệt bị lỗi [caption id="attachment_22506" align="aligncenter" width="771"] Nguyên nhân gây ra lỗi err_too_many_redirects phổ biến hiện nay[/caption] Hiện tại hầu hết những trang Web đang hoạt động đều lưu trữ cookie ngay trong trình duyệt để có thể nâng cao được trải nghiệm của người dùng. Theo đó đôi khi những cookie này hoàn toàn có thể chứa những dữ liệu lỗi thời hay bị lỗi và có thể dẫn tới lỗi chuyển hướng. Như vậy việc xóa cookie ngay trên trình duyệt sẽ loại bỏ đi khả năng gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này. Cache dữ liệu đã quá cũ Những vòng lặp chuyển hướng vì phản hồi máy chủ hoàn toàn có thể được lưu trữ vào bộ nhớ đệm. Do đó ngay cả trường hợp đã khắc phục được sự cố của lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này thì bạn cũng nên xóa cache trên website và cache trình duyệt.  Lỗi trong đường dẫn đến website WordPress Nếu như bạn vẫn đang truy cập được trực tiếp vào trang Quản trị Web thì rất có thể lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này là do đường dẫn tới Web WordPress không đúng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay và đối với trường hợp này bạn hoàn toàn có thể khắc phục lỗi này một cách dễ dàng.  Chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn  Chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này. Theo đó hiện tại chứng chỉ SSL này sẽ cho phép người dùng trực tiếp chi cập vào trong trang Web với giao thức HTTPS cũng như mã hóa những dữ liệu kết nối người dùng cùng Website. [caption id="attachment_22510" align="aligncenter" width="771"] Nguyên nhân gây ra lỗi là vì chứng chỉ SSL / TLS bị lỗi hoặc hết hạn[/caption] Nếu như đang thiết lập trang Web được tải thông qua giao thức HTTPS tuy nhiên vẫn chưa cài đặt cũng như cấu hình của chứng chỉ SSL / TLS được đúng cách thì như vậy điều này đồng nghĩa với việc nó có thể dẫn tới công lập chuyển hướng do trình duyệt không thể nào kết nối HTTPS cùng với máy chủ. Xung đột plugin Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này trên máy tính có thể xảy ra là vì xung đột Plugin. Theo đó những plugin WordPress đôi khi hoàn toàn có thể can thiệp trực tiếp vào trong hoạt động của những quy tắc chuyển hướng vì WordPress hay máy chủ thiết lập. Theo đó bạn nên thực hiện cách kích hoạt những plugin lần lượt ngay trên Hosting WordPress để có thể xác định được plugin nào hiện tại đang gây lỗi. Đối với trường hợp nếu như không thể nào truy cập trực tiếp vào trong trang quản trị Web thì cần sử dụng tài khoản FTP hay tài khoản quản trị hosting để có thể truy cập thẳng vào trong hosting.  >>> Có thể bạn quan tâm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z Cách khắc phục lỗi err_too_many_redirects Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này sẽ gây ra nhiều gián đoạn cho quá trình quản trị web WordPress của bạn. Theo đó chứ đây là những cách thức để có thể khắc phục được lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này hiện nay Xóa toàn bộ dữ liệu cookie  Đối với lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách xóa toàn bộ dữ liệu cookie. Theo đó đối với trình duyệt chrome và trình duyệt Firefox sẽ thực hiện theo các bước hướng dẫn cơ bản sau đây:  Với trình duyệt Chrome Người dùng hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp vào trong mục quản lý cookie với đường dẫn sau đây chrome://settings/siteData. Khi đó bạn chỉ cần tìm tên trang Web và sau đó xóa bỏ dữ liệu Cookie trình duyệt đã lưu trữ.  [caption id="attachment_22514" align="aligncenter" width="771"] Xóa toàn bộ dữ liệu cookie với trình duyệt Chrome[/caption] Với trình duyệt Firefox Để xóa toàn bộ dữ liệu cookie bạn cần truy cập vào đường dẫn sau đây about:preferences#privacy hay tại mục Tùy chọn (options) chọn vào mục Riêng tư và bảo mật, sau đó tìm tới mục là Cookie và dữ liệu trang. Trực tiếp nhấn vào Quản lý cookie & dữ liệu trang. Sau đó bạn chỉ cần tìm kiếm trang Web và xóa bỏ để dữ liệu cookie đã được lưu trữ.  [caption id="attachment_22518" align="aligncenter" width="771"] Xóa toàn bộ dữ liệu cookie với trình duyệt Firefox[/caption] Xóa cache trên trình duyệt hoặc cache DNS Nếu như website WordPress có cài những plugin tạo cache ví dụ như Swift Performance, WP Rocket, W3 Total Cache, Lite Speed Cache và WP Fastes Cache,... thì cần xóa cache qua chức năng là Delete cache mà những plugin này hiện đang hỗ trợ. Bên cạnh đó thông thường những plugin cache sẽ tạo thư mục cache ngay trên hosting để có thể lưu trữ những dữ liệu này.  Theo đó bạn hoàn toàn có thể xóa chúng thông qua việc truy cập trực tiếp vào trang quản trị hosting, sau đó truy cập vào File Manager, chọn httpdocs, chọn wp-content, chọn cache và xóa tất cả những nội dung hiện đang có ở trong thư mục này.   [caption id="attachment_22522" align="aligncenter" width="771"] Xóa cache trên trình duyệt hoặc cache DNS để khắc phục lỗi[/caption] Sửa lại đường dẫn website WordPress  Nếu như bạn vẫn đang truy cập được trực tiếp vào trang Quản trị Web thì hãy thực hiện theo các bước cơ bản sau đây: vào mục “cài đặt” sau đó chọn vào phần “chung” và tiến hành kiểm tra tại phần “Địa chỉ WordPress”, “Địa chỉ trang web”  Tuy nhiên cần lưu ý rằng nên đặt hai giá trị này lại sao cho giống y hệt với nhau. Ví dụ https://www.tenmiencuaban.com hay https://tenmiencuaban.com. Đối với trường hợp không thể nào truy cập được vào trang quản trị Web thì cần truy cập trực tiếp vào trong trang quản trị hosting, sau đó thêm đoạn code sau vào trong file wp-config.php như sau: define('WP_SITEURL','https://tenmiencuaban.com') define('WP_HOME','https://tenmiencuaban.com') [caption id="attachment_22526" align="aligncenter" width="771"] Sửa lại đường dẫn website WordPress[/caption] Cài đặt lại chứng chỉ SSL / TLS Hiện tại bạn hoàn toàn có thể thực hiện kiểm tra máy chủ SSL qua công cụ là SSL Server Test. Để từ đó có thể phân tích những định cấu hình kết nối thông qua HTTPS đúng cách chưa. Bên cạnh đó bạn cũng hoàn toàn có thể tham khảo theo hướng dẫn về cấu hình SSL / TLS này trên hosting như sau: Cài đặt miễn phí chứng chỉ SSL Let’s Encrypt ngay trên cPanel và Plesk Panel. Cài đặt SSL từ những file như CRT, CA, Private key trên cPanel và Plesk Panel. [caption id="attachment_22530" align="aligncenter" width="771"] Thực hiện kiểm tra máy chủ SSL qua công cụ là SSL Server Test[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL Giải quyết xung đột plugin Để giải quyết xung đột plugin cần thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây: truy cập vào đường dẫn httpdocs sau đó chọn wp-content và đổi tên thư mục plugins trở thành plugins_old. Theo đó thao tác này hiện tại sẽ tắt toàn bộ kích hoạt những plugins ngay trên website và sẽ không gây ảnh hưởng tới bất cứ một dữ liệu nào có trên trang Web.  Sau đó bạn cần phải truy cập vào trong trang Web lại để có thể kiểm tra. Nếu như lỗi chuyển hướng biển mất sẽ có 1 plugin đang gây ra lỗi. Ngay sau khi khoanh vùng sự cố là vì plugin gây ra thì bạn cần đổi tên thư mục lại thành plugins để có thể kích hoạt plugin lại. Bạn phải truy cập thẳng vào trong thư mục plugins và lần lượt đổi tên những thư mục plugins để có thể xác định được rõ plugin nào hiện đang gây lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS này.  [caption id="attachment_22534" align="aligncenter" width="771"] Giải quyết xung đột plugin để khắc phục lỗi[/caption] Như vậy qua bài viết trên có thể thấy được rằng ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là một lỗi có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó sau mỗi một lần kiểm tra thì bạn nên truy cập lại vào trong trang Web để xác định xem nó đã hoạt động lại bình thường hay chưa. Sau đó hẵn tiếp tục những bước tiếp theo. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi này hiệu quả.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL

09:56 10/03/2022
ETL chính là từ viết tắt của Extract, Transform cũng như Load (là trích xuất, biến đổi và tải). Theo đó hiện tại nó đang được sử dụng rất phổ biến trong big data và trong data warehouse là nhiều nhất. Để hiểu được rõ hơn ETL là gì, quá trình diễn ra của ETL cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống hiện nay. Hãy cùng https://fptcloud.com/ giải thích chi tiết qua bài viết sau.  ETL là gì? Quá trình ETL vào những năm 1970 đã trở thành một trong những khái niệm vô cùng phổ biến trên thị trường và được sử dụng thường xuyên trong kho dữ liệu. Vậy hiện tại định nghĩa ETL là gì? [caption id="attachment_22460" align="aligncenter" width="771"] ETL vào những năm 1970 đã trở thành một trong những khái niệm vô cùng phổ biến[/caption] Định nghĩa ETL chính là từ viết tắt của Extract, Transform cũng như Load. Theo đó trong quá trình này 1 công cụ ETL sẽ trích xuất tất cả dữ liệu từ những hệ thống nguồn RDBMS đa dạng khác nhau và sau đó chuyển dữ liệu như áp dụng những biến đổi dữ liệu (nối chuỗi, tính toán,...), sau đó sẽ tải dữ liệu vào trong hệ thống Data Warehouse. Như vậy đây chính là các luồng từ “nguồn” đến “đích”. Trong suốt quá trình này thì engine chuyển đổi sẽ tiến hành xử lý tất cả những thay đổi dữ liệu.  Vậy cụ thể ELT là gì? Theo đó đây chính là một trong những phương pháp khác để có thể tiếp cận được với công cụ về chuyển đổi dữ liệu. ELT thay vì phải chuyển đổi tất cả những dữ liệu trước khi viết thì nó sẽ cho phép hệ thống đích thực hiện chuyển đổi trước. Như vậy dữ liệu đầu tiên sẽ được sao chép trực tiếp vào đích sau đó sẽ được chuyển đổi ở đó. Thông thường ELT được sử dụng với những database No-SQL ví dụ như Cloud Installation, Hadoop hoặc Data Appliance. Vậy hiện tại lịch sử ra đời cũng như phát triển của nó như trên thị trường là như thế nào?  [caption id="attachment_22464" align="aligncenter" width="771"] Công cụ ETL sẽ trích xuất tất cả dữ liệu từ những hệ thống nguồn RDBMS đa dạng[/caption] Số lượng những định dạng dữ liệu, hệ thống và nguồn theo thời gian đã được mở rộng rất nhiều. Tải giờ, chuyển đổi, trích xuất chỉ là những phương thức mà những tổ chức dùng để có thể xử lý, thu thập và nhập dữ liệu.  Lịch sử ra đời và phát triển Lịch sử ra đời cũng như phát triển của khái niệm ETL hiện nay là như thế nào? Vào những năm 1970 đã trở thành khái niệm vô cùng phổ biến khi khi những tổ chức đã bắt đầu dùng nhiều kho dữ liệu hay cơ sở dữ liệu để tiến hành lưu trữ những loại thông tin kinh doanh đa dạng khác nhau. Theo đó nhu cầu tích hợp dữ liệu đã được lan truyền trên những cơ sở dữ liệu này đã tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà nó đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để có thể lấy dữ liệu từ những nguồn đã dạy khác nhau cũng như chuyển đổi nó ngay trước khi tải vào nguồn đích.  Cuối năm 1980, đầu năm 1990 thì kho dữ liệu cũng đã xuất hiện. 1 loại cơ sở dữ liệu hoàn toàn riêng biệt và kho dữ liệu cung cấp những quyền truy cập tích hợp trực tiếp vào dữ liệu từ rất nhiều những hệ thống - bảng tính, máy tính cá nhân, máy tính mini và máy tính lớn.  [caption id="attachment_22468" align="aligncenter" width="771"] Lịch sử ra đời cũng như phát triển của khái niệm ETL[/caption] Tuy nhiên thông thường những bộ phận khác nhau sẽ chọn những công cụ đa dạng khác nhau để có thể dùng với những kho dữ liệu đa dạng khác nhau. Cùng với việc mua lại và sáp nhập thì rất nhiều những tổ chức đã tiến hành kết hợp cùng 1 số những giải pháp đa dạng khác nhau mà không được tích hợp. ELT và ETL đều là những thành phần vô cùng quan trọng của chiến lược tích hợp về dữ liệu rộng hơn trong 1 tổ chức. >>> Có thể bạn quan tâm: Bottleneck là gì? Xác định & gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp Cách thức hoạt động của ETL Trên thị trường hiện nay cách thức hoạt động của nó đang diễn ra với ba bước nhất định. Trong đó gồm có giai đoạn trích xuất, giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn tải. Theo đó dưới đây là hình ảnh mô tả chi tiết về cách thức hoạt động của nó trên thị trường: [caption id="attachment_22472" align="aligncenter" width="771"] Hình ảnh mô tả chi tiết về cách thức hoạt động của nó trên thị trường[/caption] Giai đoạn trích xuất  Extract hay giai đoạn trích xuất. Theo đó đây chính là phần đầu tiên trong quy trình này và có liên quan trực tiếp tới quá trình trích xuất dữ liệu từ những hệ thống nguồn.  Hiện tại rất ít những doanh nghiệp trên thị trường chỉ dùng 1 loại dữ liệu hay hệ thống. Hầu hết những doanh nghiệp đều quản lý dữ liệu từ rất nhiều nguồn đa dạng khác nhau cũng như dùng một số những công cụ về phân tích dữ liệu để có thể tối ưu hóa được quá trình quản trị. Theo đó để dữ liệu có thể chuyển tới 1 đích mới thì đầu tiên nó phải trích xuất từ những nguồn. Đối với quy trình này, ở bước đầu tiên thì dữ liệu không có cấu trúc và có cấu trúc sẽ được nhập cũng như hợp nhất vào trong 1 kho lưu trữ duy nhất. Theo đó dữ liệu thô hoàn toàn có thể chiết suất từ rất nhiều những nguồn đa dạng khác nhau gồm có:  Nền tảng về lưu trữ dữ liệu Hệ thống quản lý tất cả khách hàng CRM Thiết bị cũng như ứng dụng di động Ứng dụng tiếp thị và bán hàng Cơ sở dữ liệu hiện đang có Công cụ phân tích Kho dữ liệu Dù những dữ liệu này hoàn toàn có thể xử lý một cách thủ công, tuy nhiên quá trình trích xuất dữ liệu mã hóa bằng tay sẽ rất dễ bị lỗi và tốn khá nhiều thời gian. Những công cụ ETL quá trình trích xuất sẽ tự động hóa và tạo ra 1 quy trình làm việc đáng tin cậy và hiệu quả hơn.  Giai đoạn chuyển đổi [caption id="attachment_22476" align="aligncenter" width="771"] Những quy định và quy tắc hoàn toàn có thể được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng[/caption] Đối với quy trình này, trong giai đoạn chuyển đổi, những quy định và quy tắc hoàn toàn có thể được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng với khả năng truy cập cũng như dữ liệu. Quá trình chuyển đổi về dữ liệu hiện tại sẽ gồm có một số những quy trình phụ cụ thể sau đây:   Data cleansing: có mục đích là truyền những dữ liệu đúng dành cho mục tiêu.  Loại bỏ những dữ liệu trùng lặp Tiêu chuẩn hóa. Xác minh. Sắp xếp. Những tác vụ khác - tất cả quy tắc tùy chọn/ bổ sung có thể được áp dụng nhằm cải thiện chất lượng của dữ liệu. Thông thường chuyển đổi sẽ là phần quan trọng nhất trong quy trình này. Theo đó chuyển đổi dữ liệu sẽ cải thiện được tính toàn vẹn cho dữ liệu cũng như đảm bảo dữ liệu tới đích mới tương thích hoàn toàn và sẵn sàng sử dụng.  Giai đoạn tải Trong quy trình ETL này bước cuối cùng đó chính là tải dữ liệu mới đã được chuyển đổi vào trong 1 đích mới. Theo đó toàn bộ dữ liệu có thể được tải cùng một lúc hay theo những khoảng thời gian dựa vào lịch trình. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_22480" align="aligncenter" width="771"] Bước cuối cùng đó chính là tải dữ liệu mới đã được chuyển đổi vào trong 1 đích mới[/caption] Tải tăng dần: Đây là một cách tiếp cận ít toàn diện tuy nhiên sẽ quản lý dễ dàng hơn so với việc tải tăng dần. Theo đó tải tăng dần sẽ so sánh những dữ liệu đến cùng với những gì trước đây đã có và chỉ tạo ra những bản ghi bổ sung trong trường hợp nếu như tìm thấy thông tin duy nhất và mới. Như vậy kiểu này sẽ giúp quản lý kinh doanh một cách thông minh và ít gây ra tốn kém hơn.  Tải toàn bộ: Theo đó trong suốt quá trình tải toàn bộ thì dữ liệu sẽ đi vào những bản ghi mới mới và duy nhất tại kho dữ liệu. Dù điều này sẽ vô cùng hữu ích với mục đích nghiên cứu, tuy nhiên cách thức tải toàn bộ này sẽ tạo ra những tập dữ liệu tăng lên theo cấp số nhân, đồng thời cũng có thể trở nên khó bảo chơi một cách nhanh chóng.  Tầm quan trọng của hệ thống công cụ ETL Những doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đã nhờ vào quy trình này trong nhiều năm để từ đó có được một cái nhìn tổng quát nhất về những dữ liệu thúc đẩy những quyết định kinh doanh được tốt hơn.  [caption id="attachment_22484" align="aligncenter" width="771"] Tầm quan trọng của hệ thống công cụ ETL trên thị trường hiện nay[/caption] ETL bằng cách cung cấp cái nhìn tổng hợp sẽ giúp cho người dùng trong doanh nghiệp phân tích dễ dàng cũng như báo cáo về những dữ liệu có liên quan tới nhận sáng kiến của họ Nó hoàn toàn có thể cải thiện về năng suất của những chuyên gia dữ liệu do ETL tái sử dụng về mã hóa những quy trình di chuyển về dữ liệu và không yêu cầu những kỹ năng về kĩ thuật để có thể tập lệnh hoặc viết mã.  Theo đó những tổ chức hiện tại cần có cả ELT cũng như ETL để có thể kết nối dữ liệu cùng với nhau và đảm bảo dữ liệu được chính xác để thực hiện báo cáo.  Tóm lại những công cụ này trong quá trình lưu trữ dữ liệu chính là bức thiết yếu đầu tiên. Theo đó nó sẽ giúp cho bạn đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất trong một khoảng thời gian ngắn hơn.  Như vậy trên đây là tất cả những thông tin liên quan tới khái niệm ETL trên thị trường hiện nay. Vậy hiện tại điểm khác biệt cơ bản giữa ETL và ELT là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở phần sau đây. >>> Có thể bạn quan tâm: Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A - Z Điểm khác biệt giữa ETL và ELT [caption id="attachment_22488" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu về điểm khác biệt cơ bản giữa ETL và ELT trên thị trường hiện nay[/caption] Theo đó hiện tại giữa ETL và ELT có một số những điểm khác biệt cơ bản mà người dùng cần phải nắm bắt. Cụ thể bảng dưới đây sẽ phân tích đầy đủ về những điểm khác biệt này: Tiêu chí ELT ETL Quy trình Tất cả những dữ liệu sẽ vẫn còn trong DB thuộc Data warehouse Dữ liệu sẽ chuyển đổi từ server staging và sau đó được transfer đến Data warehouse DB Code Usage Được dùng cho số lượng data rất lớn Được dùng cho lượng data nhỏ và các biến đổi chuyên sâu liên quan tới tính toán Biến đổi dữ liệu Những biến đổi sẽ được thực hiện trong hệ thống đích Những biến đổi sẽ thực hiện tại ETL server/staging Thời gian load Tất cả dữ liệu sẽ load vào đích một lần duy nhất, sau đó mới biến đổi và nhanh hơn Tất cả những dữ liệu đầu tiên sẽ được load vào staging và sau đó mới load vào trong đích. Theo đó sẽ cần rất nhiều thời gian.  Thời gian biến đổi Trong suốt quá trình ELT thì tốc độ sẽ không phụ thuộc vào trong kích thước dữ liệu Trong suốt quá trình ETL thì bắt buộc quá trình Tranform cần phải hoàn tất. Nếu như kích thước của dữ liệu tăng lên thì khi đó thời gian chuyển đổi cũng sẽ tăng theo. Thời gian bảo trì Vì dữ liệu sẽ luôn có sẵn nên nhu cầu bảo trì sẽ rất thấp Nhu cầu bảo trì sẽ rất cao do cần phải lựa chọn dữ liệu để transform và load Độ phức tạp ngay khi bắt đầu Để có thể thực hiện được quá trình thì cần có kiến thức sâu rộng về những tools cũng như kỹ năng chuyên môn. Trong giai đoạn đầu sẽ thực hiện vô cùng dễ dàng Hỗ trợ Data warehouse? Được dùng cho cơ sở hạ tầng cloud và có thể support những nguồn dữ liệu phi cấu trúc và cấu trúc Mô hình ETL được dùng cho dữ liệu on-premise, có cấu trúc và quan hệ. Hỗ trợ Data Lake Cho phép dùng Data Lake với những dữ liệu phi cấu trúc Không support Độ phức tạp Quá trình này gồm có toàn bộ quá trình phát triển output-backward cũng như load các dữ liệu có liên quan Quá trình ETL này chỉ load các dữ liệu quan trọng và đã được xác định từ trước ngay ở thời điểm design Chi phí Khi dùng những phần mềm online để làm Services Platforms thì chi phí đầu vào sẽ rất thấp Chi phí sẽ rất cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lookups Toàn bộ những dữ liệu sẽ có sẵn do Load và Extract được thực hiện trong một hành động duy nhất Trong suốt quá trình ETL thì cả 2 bảng Dimensions cũng như Facts cần phải có sẵn trong Staging Aggregations Sức mạnh của target platform hoàn toàn có thể xử lí được 1 lượng dữ liệu đáng kể nhanh chóng Độ phức tạp sẽ tăng lên cùng với dữ liệu thêm vào dataset Tính toán Thêm cột đã tính toán vào trong bảng hiện có một cách dễ dàng Ghi đè lên trên cột đang có sẵn hay cần cắm cờ cũng như đẩy qua “đích” Maturity Khái niệm khá mới đồng thời cũng khá phức tạp để có thể triển khai ETL đã dùng trong hơn hai thập kỷ. Nó hiện đang có một bộ tài liệu tốt cũng như dễ dàng thực hành Hardware Chi phí dành cho phần cứng của hệ thống về điện toán đám mây hiện không phải là một vấn đề quá to tát Hầu hết những tools đều có yêu cầu liên quan tới hardware riêng biệt và khá đắt tiền Hỗ trợ về dữ liệu phi cấu trúc Có hỗ trợ sẵn dành cho những dữ liệu phi cấu trúc Chủ yếu sẽ hỗ trợ những dữ liệu về quan hệ cấu trúc Như vậy qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan tới khái niệm ETL là gì cũng như tầm quan trọng của hệ thống công cụ này trên thị trường hiện nay. Theo đó đây chính là quá trình tải dữ liệu, trích xuất và chuyển đổi khá quan trọng. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về quá trình này và áp dụng hiệu quả.   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Bottleneck là gì? Xác định & gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp

09:48 10/03/2022
Bottleneck - nút thắt cổ chai là vấn đề mà doanh nghiệp phải tìm ra cũng như xử lý tận gốc để có thể hoạt động, tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên phải tìm như thế nào và tìm ở đâu để có được những kết quả chính xác, nhanh chóng nhất. Để xác định được vấn đề trên cũng như gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.  Bottleneck là gì?  Nút cổ chai (bottleneck) là khái niệm xuất phát từ một câu chuyện dốc những viên bi ra ngoài 1 cái chai cổ hẹp. Theo đó một quá trình thực hiện vô cùng lý tưởng đã được vẽ ra. Đường kính của mỗi một viên bi trong chai đang nhỏ hơn so với chiều rộng cổ chai vì vậy sẽ lọt ra ngoài một cách dễ dàng. Miễn sao phần cổ chai này hướng xuống dưới là được.  [caption id="attachment_22400" align="aligncenter" width="771"] Bottleneck là gì?[/caption] Nhưng trên thực tế nó lại không hề đơn giản như vậy. Theo đó một số những viên bi sẽ xuất hiện cùng một lúc ở cổ chai và không dựa vào nguyên tắc lần lượt. Như vậy đây được gọi là sự tắc nghẽn. Theo như định nghĩa cơ bản thì bottleneck là 1 điểm xuất hiện dọc với quy trình nghiệp vụ. Và trong đó thì tổng số lượng công việc yêu cầu đang cao hơn so với mức có thể xử lý được ở thông lượng tối đa. Chính điều này đã khiến cho công việc bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc chậm trễ.  Bottleneck xảy ra khi có quá nhiều những điều cố gắng đi qua 1 con đường tài nguyên bị hạn chế. Mỗi quy trình nghiệp vụ trên thực tế có thể gồm có nhiều hơn 1 nút thắt cổ chai. Đối với quy trình này nút thắt cổ chai cũng có thể là những nút thắt trong quy trình khác. Một nút thắt cổ chai thật không may thông thường chỉ nhận biết được cũng như thừa nhận ngay sau khi nó đã gây nên sự tắc nghẽn một cách đáng kể. Vậy hiện tại yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp là gì?  >>> Có thể bạn quan tâm: Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A - Z Yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp Hiện tại đối với tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp hoàn toàn có thể có nguy cơ tồn tại nút thắt cổ chai. Và thậm chí là phần lớn những doanh nghiệp khi mới bắt đầu xây dựng đã từng gặp phải tình trạng Bottleneck này. Trong quy trình nghiệp vụ của các doanh nghiệp hiện nay đang có hai loại Bottleneck là: Bottleneck ngắn hạn: Theo đó nó được gây ra bởi những nguyên nhân có tính bất ngờ cũng như tạm thời.  Bottleneck dài hạn: Đây chính là cái tắc nghẽn thường xuyên xảy ra và lặp lại trong một khoảng thời gian dài chưa được giải quyết.  [caption id="attachment_22404" align="aligncenter" width="771"] Yếu tố hình thành nút thắt cổ chai trong các doanh nghiệp[/caption] Vậy hiện tại Bottleneck có thể là những thứ gì? Theo đó nó chính là bất cứ những tài nguyên mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu hay những tác động từ bên ngoài.  Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai? Bottleneck hoàn toàn có thể là bất kỳ một yếu tố tài nguyên nào của doanh nghiệp vì vậy chúng có khả năng sẽ gây hại trên diện rộng và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác bạn cần phải quan tâm. Theo đó việc phát hiện chúng chính xác và nhanh chóng sẽ rất tốt cho doanh nghiệp.  Những tác hại của Bottleneck trong quy trình nghiệp vụ Nút thắt cổ chai trong quy trình nghiệp vụ sẽ gây ra một số những tác hại cho doanh nghiệp có thể kể đến như: [caption id="attachment_22410" align="aligncenter" width="771"] Nút thắt cổ chai trong quy trình nghiệp vụ sẽ gây ra một số những tác hại cho doanh nghiệp[/caption] Tiêu tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa, vận hành, sản xuất, giảm lợi nhuận và doanh thu. Gây vỡ kế hoạch, giảm năng suất lao động. Tiến độ làm việc bị chậm trễ và khiến cho doanh nghiệp phải bỏ mất những cơ hội quý giá. Sản phẩm bị tồn kho và không thể nào tận dụng được lợi thế về cạnh tranh cũng như không đáp ứng được tất cả yêu cầu từ phía khách hàng.  Gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ước tính những nguồn lực cần thiết để lập ra được kế hoạch hợp lý.  Đưa cả nhân viên và nhà quản lý vào thế bị động.  Phát sinh ra nhiều mâu thuẫn cũng như xảy ra tình trạng đổ lỗi giữa nội bộ phòng ban và những đồng nghiệp.  Khiến cho nhân viên phải chờ đợi gây nhàm chán, áp lực và không còn nhiều động lực để làm việc. Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai? Hầu hết những tiêu chí để có thể đánh giá được sự thành công của quy trình nghiệp vụ hiện nay đều xoay quanh những tiêu chí là thời gian, chất lượng, chi phí cũng như sự đánh đổi giữa 3 tiêu chí này.  [caption id="attachment_22414" align="aligncenter" width="771"] Vì sao cần xác định nút thắt cổ chai?[/caption] Theo đó nếu như đối với bạn mục tiêu quan trọng nhất là chất lượng thì có thể Bottleneck chưa phải là một điểm nóng cần phải ưu tiên. Tuy nhiên nếu như cần tối ưu hóa về mặt chi phí nói chung thì khi đó phải xem xét nhanh chóng về Bottleneck. Vì đây là nguyên nhân chính khiến cho hàng loạt những chi phí có liên quan bị đội lên. Còn với những quy trình gắn chặt cùng thời gian thì sự tồn tại của Bottleneck chắc chắn sẽ không được phép.  Bên cạnh mục đích là loại bỏ đi những ảnh hưởng tiêu cực thì xác định Bottleneck càng sớm sẽ giúp cho xử lý chúng được càng tốt cũng như tối ưu hóa được quy trình nghiệp vụ.  Ngoài mục đích loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực, việc xác định càng sớm càng tốt các nút cổ chai giúp bạn nhanh chóng xử lý chúng và tối ưu được quy trình nghiệp vụ. Không chỉ là sự tăng trưởng doanh thu - cắt giảm chi phí mà đây còn là mấu chốt cho bài toán mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Cách xác định Bottleneck theo quy trình nghiệp vụ Như vậy việc xác định nút thắt cổ chai không những là sự tăng trưởng về doanh thu, giúp cắt giảm chi phí mà nó còn là mấu chốt của quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp. Vậy hiện tại cách xác định nút thắt cổ chai theo quy trình nghiệp vụ là như thế nào? [caption id="attachment_22418" align="aligncenter" width="771"] Cách xác định Bottleneck theo quy trình nghiệp vụ hiện nay[/caption] Nhận biết thông qua các dấu hiệu  Đối với nút thắt cổ chai hiện tại có một số những đặc điểm đặc trưng để nhận biết khá rõ ràng và đặc biệt là đối với tình trạng tắc nghẽn được cảnh báo nghiêm trọng hoặc nút thắt cổ chai dài hạn.  Một số nhận dấu hiệu nhận biết: Theo đó với tư cách là nhà quản lý thì không khó để có thể nhận ra được Bottleneck trong quy trình mà bạn đã tham gia và cả quy trình khác. Theo đó một số những ví dụ cụ thể về nút thắt cổ chai đó chính là:  Doanh nghiệp thường xuyên bị phàn nàn bởi đối tác vì hợp đồng gửi đến trễ gây mất nhiều thời gian để chuẩn bị.   Dù đã bổ sung thêm nhân lực tuy nhiên phía doanh nghiệp mỗi ngày chỉ có thể hoàn thiện được từ 2 tới 3 sản phẩm trên 10 khách hàng đến bảo hành. Khách hàng phản hồi là đã chủ động liên hệ đến để tìm hiểu những thông tin tuy nhiên không có bất cứ ai tiếp nhận tư vấn.  Khối lượng những đề xuất chờ xét duyệt bỗng nhiên tăng cao và không kịp trở tay.  Nhân viên team bán hàng phải tăng ca liên tục nhưng team triển khai dịch vụ trong khi đó lại rất rảnh rỗi và có khá nhiều thời gian chết.  Thường xuyên làm lại bảng lương mỗi tháng vì mắc phải một số những sai sót khác nhau.  Nhân viên phàn nàn thường xuyên về sự chậm chạp hay những lỗi phát sinh tại hệ thống phần mềm khiến cho công việc dở dang.  Phải chờ đến 5 ngày thì CEO mới được nhận báo cáo tổng kết quý của toàn bộ những bộ phận trong công ty.  [caption id="attachment_22422" align="aligncenter" width="771"] Các bước để có thể tìm ra được nút thắt cổ chai chính xác và nhanh chóng nhất[/caption] Trong trường hợp nếu như nhận thấy các dấu hiệu này thì bạn cũng nên nghi ngờ về Bottleneck trong quy trình làm việc của doanh nghiệp hiện tại. Việc đo lường và kiểm tra có thể sẽ giúp cho bạn chắc chắn hơn về vấn đề này.  Nhận biết qua thống kê, đo lường [caption id="attachment_22426" align="aligncenter" width="771"] Nhận biết nút thắt cổ chai thông qua thống kê, đo lường[/caption] Sử dụng flowchart Hầu hết những doanh nghiệp hiện tại đều thực hiện theo một quy trình nhất định. Theo đó đối với doanh nghiệp đã vẽ chúng theo dạng flowchart thì nó nhớ lại cách thức đã đưa những bước này vào lưu đồ đến thực tế doanh nghiệp.   Nếu như quá trình thực tiễn chỉ có một ít những nhiệm vụ được luân chuyển một cách suôn sẻ, đồng thời số lượng lớn còn lại vẫn đang xếp hàng thì nút cổ chai đang ở đây. Nếu hàng đợi này phát triển càng nhanh thì khi đó Bottleneck sẽ càng nghiêm trọng.  Theo đó nếu như bạn xây dựng nên sơ đồ quy trình được chi tiết tới đâu thì sẽ xác định được nút thắt cổ chai dễ dàng hơn tới đó.  [caption id="attachment_22430" align="aligncenter" width="771"] Minh họa về sơ đồ quy trình nghiệp vụ trong một doanh nghiệp[/caption] Sử dụng phần mềm quản lý chuyên dụng Nếu như doanh nghiệp đã thực hiện tự động hóa và số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ thông qua phần mềm quản lý thì quá trình phân tích dữ liệu sẽ diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức lưu thông thông thường.  Theo đó bảng Kanban đang là hình thức được rất nhiều những doanh nghiệp ưa chuộng vì có nhiều phần mềm quản lý về quy trình nghiệp vụ. Base Workflow hiện tại phòng đo lường được những con số cụ thể khác có thể kể đến như Lý do thất bại Ai là người phải chịu trách nhiệm chính cho mỗi một job và số job là bao nhiêu Tỷ lệ chuyển đổi sự thành công thông qua mỗi một giai đoạn còn đo lường được các con số rất cụ thể khác: Tỷ lệ trạng thái job SLA cho mỗi một giai đoạn và số job bị quá hạn,… Theo đó nó không những giúp cho nhà quản lý mà cả những nhân viên cũng có thể tự nhận thức sự sai lệch của cá nhân trong quá trình thực hiện. Cụ thể ở giao diện của phần mềm những nhiệm vụ quá hạn chưa kéo qua được công đoạn tiếp theo thì sẽ cảnh báo với màu đỏ.  [caption id="attachment_22438" align="aligncenter" width="771"] Những điểm tắc nghẽn cảnh báo qua màu đỏ cũng như số giờ trễ deadline[/caption] Nhận biết qua kết quả khảo sát Hiện tại những ai tham gia trực tiếp vào quy trình nghiệp vụ là người có được cái nhìn trực quan nhất của Bottleneck.  Theo đó nhận định của họ sẽ luôn có được độ tin cải cao, vì vậy bạn nên tham khảo và tìm hiểu. Nội dung khảo sát sẽ gồm có hai phần là:  Yêu cầu lập danh sách gồm có: những hoạt động tốn thời gian nhất, những hoạt động bị lặp đi lặp lại, những hoạt động cần input là output,... Điều hướng họ đến những dấu hiệu nhận biết họ có thể không để ý đến. Sau khi đã liệt kê những dấu hiệu chính thì bạn cần khéo léo để chuyển chúng qua thành câu hỏi.  >>> Có thể bạn quan tâm: Fake IP Chrome là gì? 10+ phần mềm Fake IP Chrome tốt nhất Cách gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp Để có thể gỡ bỏ Bottleneck trong doanh nghiệp sẽ có 2 tùy chọn cơ bản sau đây: Giảm đầu vào cho những bước có Bottleneck. Tăng hiệu quả xử lý cho những bước có Bottleneck. [caption id="attachment_22442" align="aligncenter" width="771"] Cách gỡ bỏ nút thắt cổ chai trong doanh nghiệp hiện nay[/caption] Ví dụ đối với quy trình vận tải hàng hóa thì giải pháp rõ ràng nhất đó chính là gia tăng hiệu quả thông qua việc thông báo cho nhà kho. Đối với những tình huống khác để có thể gia tăng được hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào bản chất quy trình liên quan. Theo đó dưới đây là một số những ý tưởng chung mà bạn có thể áp dụng:  Tăng năng lực xử lý hoặc đào tạo cho những bước bị tắc nghẽn.  Đảm bảo không có bất kỳ một yếu tố đầu vào nào trong Bottleneck có khuyết tật. Vì đây có thể sẽ là nguyên nhân chính gây ra những nút thắt.  Thay thế hoạt động ở Bottleneck bằng máy móc, công nghệ hoặc những người có đủ năng lực tốt hơn.  Giảm thiểu số lượng đầu vào của Bottleneck.  Như vậy để có thể gỡ được Bottleneck - nút thắt cổ chai đầu tiên phải xác định vị trí được. Cũng tương tự như vậy cần phải tìm ra được những nút thắt cổ chai trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ ngay trước khi muốn thực hiện xử lý để tối ưu hóa được năng suất làm việc. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn thành công xác định được vị trí của Bottleneck.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A – Z

17:29 09/03/2022
Snapshot là gì? Ngày nay, Snapshot được xem như một hình thức sao lưu dữ liệu trong ngắn hạn. Tuy vậy, phần đông mọi người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Snapshot chính xác là gì. Nếu vẫn chưa thực sự hiểu rõ định nghĩa này là gì, bạn hãy theo dõi ngay bài viết tổng hợp dưới đây của FPT Cloud. Snapshot là gì?  Snapshot có thể xem như cơ sở dữ liệu, nó đơn giản là những bức ảnh chụp nhanh. Chúng ở dạng tĩnh trong cơ sở dữ liệu nguồn SQL Server. Nói cách khác, Snapshot là giao thức mang tính đồng thời tại thời điểm đó được tạo ra. [caption id="attachment_22364" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu Snapshot là gì?[/caption] Chẳng hạn như khi chụp nhanh một bức ảnh, nó đương nhiên ghi lại chính xác trạng thái sự vật tại thời điểm chụp. Một Snapchat dữ liệu thường lưu tại một cá thể nào đó trên server ứng với cơ sở dữ liệu đã update. Trên cùng một cơ sở dữ liệu nguồn, các Snapshot có khả năng cùng tồn tại. Đặc biệt, một Snapshot vẫn tồn tại ngay cả khi chủ sở hữu loại bỏ chúng hoàn toàn. >>> Có thể bạn quan tâm: Fake IP Chrome là gì? 10+ phần mềm Fake IP Chrome tốt nhất Cách thức hoạt động của Snapshot  Snapshot là gì? Snapshot cơ sở dữ liệu thường tồn tại và hoạt động theo tốc độ data - page. Theo đó, khi một trang dữ liệu nguồn bị sửa đổi lần đầu tiên, lập tức trang gốc cũng lập tức bị sao chép thành kiểu ảnh chụp nhanh. [caption id="attachment_22368" align="aligncenter" width="771"] Hình minh họa tỷ lệ kích thước của Snapshot tại hai trạng thái[/caption] Trong khi đó, Snapshot lại lưu lại trang gốc, song song là các bản ghi dữ liệu tồn tại khi Snapshot được tạo ra. Quy trình này vẫn tiếp diễn tại mỗi trang chỉnh sửa đầu tiên. Còn với người dùng, Snapshot lại gần như giữ nguyên. Bởi mọi tác vụ đọc tại Snapshot cơ sở dữ liệu luôn ở dạng truy cập gốc, cho dù chúng lưu ở đâu. Nếu cần lưu trang gốc đã bị copy, Snapshot cần đến ít nhất một file rải rác. Trước tiên, những file rải rác này đều ở dạng tệp trống, chúng không chứa bất kỳ dữ liệu người dùng nào. Đến khi số lượng trang cập nhật ngày một tăng, kích thước tệp cũng đồng thời tăng lên. Ví dụ như hình minh họa cho biết kết quả của 2 mẫu cập nhật trái ngược với kích thước Snapshot. Tại trạng thái A sẽ cho biết chỉ có khoảng 30% trang gốc được update trong thời gian tồn tại của Snapshot. Trong khi đó tại trạng thái B lại mô tả môi trường với 80% trang gốc update trong suốt thời gian tồn tại.  Lợi ích của Snapshot trong lưu trữ và bảo vệ dữ liệu Snapshot mang đến nhiều lợi ích trong quá trình lưu trữ và bảo vệ dữ liệu. Vậy lợi ích cụ thể là gì? Phần tiếp theo của bài viết xoay quanh chủ đề Snapshot là gì, FPT Cloud sẽ phân tích sâu hơn về phần lợi ích. Quản lý dữ liệu hiệu quả [caption id="attachment_22372" align="aligncenter" width="771"] Snapshot hỗ trợ quản lý dữ liệu hiệu quả[/caption] Snapshot sở hữu bản chất tương tự như một bản ghi lưu lại toàn bộ trong một khoảng thời gian nào đó. Vì thế thế để bảo vệ dữ liệu mỗi an toàn hơn, bạn nên sử dụng Snapshot.  Dễ dàng nhân đôi dữ liệu [caption id="attachment_22376" align="aligncenter" width="771"] Minh họa quy trình nhân đôi dữ liệu[/caption] Trong khi thao tác với Snapshot, metadata cũng đồng thời lưu lại dữ liệu và thực hiện copy, nhân đôi rồi lưu lại trong Snapshot. Quá trình lưu trữ, đôi này không tiêu tốn nhiều không gian đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng. Vậy nên khi cần ghi đè lên khối dữ liệu, khối dữ liệu đó cũng đồng thời nhân đôi trong Snapshot. Lưu lại toàn bộ lịch sử dữ liệu khi báo cáo Snapshot đặc biệt cần thiết sau quá trình mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu cho nhiều người tồn tại một thời điểm. Chẳng hạn như khi tải một Snapshot cho báo cáo sau này, khi đó bạn cũng có thể khởi chạy nhiều báo cáo cuối kỳ trên Snapshot. [caption id="attachment_22380" align="aligncenter" width="771"] Snapshot lưu lại dữ liệu khi báo cáo[/caption] Trường hợp không gian đĩa còn trống, bạn vẫn duy trì được Snapshot. Đồng thời, dễ dàng thực hiện tra cứu ngược trong cùng thời gian đó. Quản lý hiệu quả hệ thống testing database Mỗi testing database luôn bao gồm nhiều mục, phân thành các lớp dễ khiến người dùng bối rối. Tuy nhiên với Snapshot, hệ thống testing database trong máy tính sẽ được tối ưu hóa. Snapshots có những loại nào? Để hiểu chính xác hơn bản chất Snapshot là gì, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu một số loại Snapshot phổ biến nhất. [caption id="attachment_22384" align="aligncenter" width="771"] Snapshot có thể phân loại thành nhiều nhóm[/caption] Copy-on-Write Snapshots Loại Snapshot này trước khi Snapshots được khởi tạo. Tại đây, hệ thống bắt đầu lưu metadata gốc của từng khối và thực hiện quy trình: Tiến hành đọc khối dữ liệu trước khi ghi Tạo hoặc ghi và lưu trong từng Snapshot  Dữ mới được ghi đè lên dữ liệu ban đầu  Ưu điểm: Không tạo bản sao lưu metadata, đẩy nhanh quá trình khởi động. Hạn chế: Tiêu tốn nhiều tài nguyên bởi mỗi Snapshot lại cần đọc ít nhất 1 lần và ghi 2 lần. Redirect-on-Write Snapshots Redirect-on-Write Snapshots thường được ứng dụng để so sánh từng khối bảo vệ bởi Snapshot. Dưới đây là chi tiết quy trình: Ghi lại toàn bộ thay đổi trong khối dữ liệu cần Snapshot bảo vệ. Dịch chuyển đến khối mới. Dữ liệu trước đó vẫn giữ nguyên tại vị trí cũ như một tham chiếu. Ưu điểm: Không tiêu tốn nhiều tài nguyên bởi chỉ cần ghi 1 lần. Hạn chế: Tác động trực tiếp đến bản gốc để tạo bạn bổ sung. Người dùng có thể thực hiện khôi phục dữ liệu ngay cả khi bản gốc không còn. Split-Mirror Snapshots Split-Mirror Snapshots có khả năng tạo bản copy hoàn chỉnh. Trong quá trình này, bạn không cần tạo thêm cho Snapshot cần sửa đổi. Ưu điểm: Có thể khôi phục dữ liệu dễ dàng, copy và lưu trữ cực kỳ đơn giản. Khi dữ liệu gốc, vẫn có cách để người dùng khôi phục. Hạn chế: Vì thực hiện sao lưu toàn bộ dữ liệu nên thời gian xử lý tương đối lâu, tiêu tốn dung lượng. Copy-on-Write with background copy Một bản Snapshot kết hợp giữa tính chất của split-mirror và copy-on-write. Thông qua sự kết hợp này cho phép người dùng tạo Snapshot đơn giản hơn. Continuous data protection (CDP) Continuous data protection (CDP) hiểu đơn giản là tiến trình tạo Snapshot theo bản gốc mỗi khi dữ liệu có sự điều chỉnh. Ưu điểm: Rút ngắn thời gian khôi phục dữ liệu. Hạn chế: Ngốn nhiều tài nguyên, tiêu tốn băng thông. >>> Có thể bạn quan tâm: XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS So sánh Backup và Snapshot chi tiết [caption id="attachment_22388" align="aligncenter" width="771"] So sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot[/caption] Để so sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot, bạn cần xem xét trên nhiều khía cạnh. Bao gồm khái niệm, thời gian lưu trữ, loại dữ liệu, vị trí lưu và tình trạng dữ liệu. Tiêu chí so sánh  Backup  Snapshot  Khái niệm  Bản sao lưu hoàn chỉnh của dữ liệu gốc  Bản sao lưu điều chỉnh từ dữ liệu gốc Thời gian lưu  Ngắn hạn  Dài hạn  Loại dữ liệu  Dữ liệu trong ổ đĩa, server  Dữ liệu trong phần cài đặt, phần mềm  Vị trí lưu  Server hoặc một nơi có thể khôi phục  Ngay tại vị trí đặt dữ liệu gốc  Tình trạng dữ liệu  Có khả năng thay đổi  Giữ nguyên từ thời điểm ghi Bảng so sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot  Thông thường, Snapshot là thuật ngữ dùng để chỉ những bức ảnh chụp ngẫu nhiên, vội vàng. Còn nếu xét về mặt cơ sở dữ liệu, Snapshot lại là bản sao lưu điều chỉnh từ dữ liệu gốc. Đến đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm về định nghĩa Snapshot là gì, cách thức hoạt động ra sao. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399