React là gì? Thành phần và cách hoạt động của React
React - một thư viện JavaScript được dùng trong việc tạo giao diện người dùng trong các trang web, ứng dụng. Vậy React là gì? Thành phần và cách hoạt động của React như thế nào? Cùng FPT Cloud tìm hiểu những thông tin xoay quanh React trong bài viết dưới đây.
React là thư viện JavaScript chuyên dùng để xây dựng giao diện (UI) trên các trang web, ứng dụng cho người dùng với tốc độ phản hồi nhanh chóng. React cho phép nhà phát triển sử dụng các thành phần UI tương tác và cập nhật dữ liệu hiệu quả để phát triển Facebook.
Các thành phần của React tuân theo kiến trúc thành phần giúp tối ưu quá trình bảo trì, phát triển và giúp trang web, ứng dụng hoạt động linh hoạt, năng suất và có khả năng tái sử dụng mã cao.
>>> Xem thêm: Folder là gì? Cách sắp xếp, quản lý Folder hiệu quả
React có 7 thành phần chính, cụ thể như sau:
Components (Thành phần)
Đây là trung tâm của React và là các khối xây dựng giao diện web cho người dùng với mã HTML, CSS hoặc JavaScript giúp hiển thị nội dung và tương tác.
Props (Thuộc tính)
Là các giá trị thuộc tính của Component được truyền từ Component cha đến các Component con giúp dữ liệu được sử dụng linh hoạt hơn.
Redux
Đây là thành phần chuyên dụng để quản lý dữ liệu với cấu trúc thành phần nhỏ tự quản lý và liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Redux cho phép người dùng phát triển toàn diện và nhất quán khi sử dụng Engine của ReactJS.
Virtual DOM
Được sử dụng phổ biến bởi các Framework và ReactJS. Khi thành phần này thay đổi, React sẽ phải sử dụng đến Virtual DOM. Điều này giúp người dùng có thể quan sát và thực hiện các thay đổi mà không cần tương tác trực tiếp với DOM.
Virtual DOM có khả năng tự cập nhật các thành phần khác bằng cách hoạt động như 1 mô hình và 1 giao diện. Vì vậy, người dùng có thể áp dụng cơ chế mù dữ liệu để tăng tốc độ tương tác của ứng dụng.
State (Trạng thái)
State là dữ liệu có khả năng thay đổi trong một Component. Khi thay đổi dữ liệu trong State, React sẽ tự động tạo ra và hiển thị nội dung web, ứng dụng trong các component liên quan. State thường được dùng để lưu trữ thông tin, dữ liệu cục bộ và quản lý sự thay đổi của trang web hoặc ứng dụng.
Lifecycle methods (Phương thức vòng đời)
Lifecycle methods chính là cho phép người dùng thực hiện các hành động như khởi tạo, cập nhật và hủy bỏ dữ liệu, gọi API hoặc lưu trữ dữ liệu, trạng thái của component trong quá trình vòng đời của dữ liệu đó.
Hooks (Gác)
Đây là tính năng mới được áp dụng trong React 16.8 cho phép người dùng sử dụng các trạng thái và các tính năng trong Functional components. Các thành phần trong Hooks giúp việc xây dựng các chương trình, ứng dụng phức tạp nhanh chóng và an toàn hơn.
>>> Xem thêm: SQL là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng trong công nghệ
Các công ty lớn trên thế giới như eBay, Netflix, Facebook hay Instagram sử dụng React để phát triển ứng dụng của mình, tăng vị thế cạnh tranh giữa các tập đoàn. Cụ thể những lợi ích của React, khách hàng hãy theo dõi tại nội dung dưới đây.
Dễ sử dụng
React là thư viện GUI nguồn mở JavaScript với tính năng tập trung vào một nội dung cụ thể giúp hoàn thành nhiệm vụ UI dễ dàng, hiệu quả. Các thông tin trong React được phân loại thành kiểu “V” trong mô hình MVC giúp việc phát triển ứng dụng và website dễ dàng hơn.
React cung cấp thông tin và cách sử dụng nhiều công cụ như videos, hướng dẫn xử lý dữ liệu giúp hình ảnh của người dùng phong phú góc nhìn hơn, mang đến nhiều trải nghiệm cho các user.
Hỗ trợ Reusable Component trong thư viện Java
React giúp người dùng sử dụng và phát triển thành phần trong các components trong nhiều ứng dụng có cùng chức năng. Khả năng tái sử dụng các component sẽ là lợi thế tạo nên sự khác biệt cho các lập trình viên.
Hỗ trợ viết Component đơn giản hơn
Khi sử dụng JSX, việc viết React Component sẽ trở nên đơn giản đồng thời cho phép người dùng kết hợp HTML với JavaScript thông qua việc mở rộng cú pháp tùy chọn. Điều này giúp người dùng hiểu rõ toàn bộ quá trình viết cấu trúc lập trình của ứng dụng và trang web đồng thời mang đến nhiều lựa chọn về nội dung, hình ảnh hiển thị hơn.
Nâng cao hiệu suất xử lý dữ liệu nhờ Virtual DOM
React sử dụng Virtual DOM nâng cao khả năng xây dựng các dự án ứng dụng trên web hiệu quả đồng thời các phiên bản được cập nhật liên tục giúp tốc độ hoạt động của ứng dụng không bị gián đoạn.
Thân thiện với SEO
React tạo giao diện cho người dùng được quyền truy cập trên các thanh công cụ tìm kiếm khác nhau đồng thời nâng cao tốc độ hoạt động của ứng dụng giúp cải thiện hiệu quả kết quả SEO. Với tốc độ tải và cập nhật thông tin web nhanh chóng, việc tối ưu SEO sẽ đạt được hiệu quả cao.
React hoạt động bằng cách viết code HTML bằng JavaScript. Đầu tiên, người dùng cần tạo đại diện của nút DOM bằng hàm Element trong React, cụ thể như sau:
Cú pháp HTML code trên có cấu trúc gần giống với XML Components. Tuy nhiên, React sử dụng className thay vì dùng DOM class truyền thống. Trong cấu trúc trên, thẻ JSX có tên thẻ, con và thuộc tính cấu trúc với dấu ngoặc kép bên trong là các thuộc tính JSX thể hiện chuối. Lưu ý, các giá trị số, biểu thức luôn được viết bên trong dấu ngoặc nhọn.
Về cơ bản, cú pháp trong React sử dụng phần mở rộng JSX và có sự kết hợp giữa HTML với JavaScript. Về cách viết React bằng JSX, khách hàng hãy tham khảo ví dụ sau:
Trong ví dụ trên, người dùng cần hiểu một số lưu ý liên quan đến thẻ HTML:
Các thành phần trong React được viết bằng JSX giúp việc tạo React Components dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Khi sử dụng JSX trong React sẽ giúp ích cho việc mở rộng cú pháp với cấu hình rõ ràng cho các nhà phát triển ứng dụng.
Khi sử dụng React để xây dựng các ứng dụng website linh hoạt và hiệu suất cao, React sẽ mang đến nhiều lợi ích và ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Xây dựng các ứng dụng website đơn trang
React là công nghệ được sử dụng để phát triển các ứng dụng website đơn trang - Single Page Applications (SPAs) giúp các thay đổi trên trang được cập nhật liên tục mà không cần tải lại mang đến trải nghiệm lướt trang web mượt mà, nhanh chóng.
Xây dựng giao diện phức tạp cho người dùng
React giúp nhà phát triển xây dựng giao diện người dùng phức tạp và sử dụng Component-based architecture để tương tác với các ứng dụng web. Các thành phần trong React có thể tái sử dụng và kết hợp linh hoạt với nhau giúp các ứng dụng có cấu trúc mở rộng và dễ bảo trì hơn.
Sử dụng React Native để phát triển ứng dụng di động
React cung cấp React Native, Framework giúp các nhà phát triển JavaScript để xây dựng các ứng dụng di động đa nền tảng như iOS và Android bằng thư viện Java và React. Nhà phát triển JavaScript sử dụng React Native để chia sẻ codebase giữa các nền tảng và sử dụng lại các kiến thức về ReactJS.
Quản lý trạng thái ứng dụng web bằng Redux
Redux là thư viện giúp nhà phát triển JavaScript quản lý trạng thái của ứng dụng phổ biến và hiệu quả. Việc sử dụng Redux để quản lý ứng dụng sẽ giúp người dùng kiểm soát được trạng thái hoạt động của các trang ứng dụng web.
Tái sử dụng các thành phần UI
Các nhà phát triển JavaScript sử dụng React để xây dựng các thành phần UI tái sử dụng giúp việc tối ưu hóa quá trình phát triển và bảo trì ứng dụng web. Việc tái sử dụng các thành phần này giúp giảm quá trình viết lại các mã code và tăng tính nhất quán giữa các ứng dụng.
Để sử dụng hiệu quả React trong quá trình phát triển ứng dụng web, người dùng cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bài viết liên quan:
Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp React là gì và thành phần, cách hoạt động của ReactJS. Việc sử dụng React giúp các nhà phát triển tạo các giao diện người dùng đồng thời triển khai và sử dụng, bảo trì ứng dụng, trang web hoạt động mượt mà. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về React hoặc cách phát triển ứng dụng web, quý khách hàng hãy theo dõi thêm nội dung mới nhất được cập nhật tại FPT Cloud.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |