ROI là gì? Tầm quan trọng và cách tính chỉ số ROI hiệu quả
ROI là thuật ngữ chỉ dạng phép tính kinh doanh trong các công ty, các chuyên gia trong thị trường thương mại và các lĩnh vực khác. Vậy ROI là gì? ROI có vai trò như thế nào trong đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Cùng FPT Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết về ROI và cách tính chỉ số ROI hiệu quả.
ROI (Return on Investment/Tỷ lệ lợi nhuận) là công thức được sử dụng nhằm xác định lợi nhuận tài chính mà công ty thu được và dự báo tiềm năng phát triển trong tương lai. ROI giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án quan trọng nhằm đưa ra quyết định kinh doanh tối ưu.
>>> Xem thêm: Backlink là gì? Vai trò và cách đặt Backlink hiệu quả
Chỉ số ROI rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
So sánh và đánh giá kết quả giữa các chiến dịch/dự án
Doanh nghiệp sẽ tính toán, sử dụng chỉ số ROI để đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư dự án/chiến dịch trong quá khứ, hiện tại và tương lai để chọn lựa tập trung vào dự án/chiến dịch phù hợp, đem lại lợi nhuận cao.
Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các dự án/ chiến dịch có ROI dương.
Phân tích hiệu quả đầu tư
Thông qua chỉ số ROI, doanh nghiệp sẽ biết được mức độ hiệu quả hoạt động của dự án/chiến dịch như tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu, số lượng bán,... để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh cụ thể.
Tính toán đơn giản, dễ dàng hơn
Chỉ cần áp dụng theo công thức lợi nhuận ròng chia tổng số chi phí đầu tư ban đầu, doanh nghiệp sẽ tính toán ra chỉ số ROI. Việc tính toán chỉ số ROI dễ dàng, nhanh chóng giúp doanh nghiệp đặt mục tiêu và hoạch định kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
Công thức tính chỉ số ROI như sau:
(Lợi nhuận ròng/Tổng chi phí đầu tư) x 100% = ROI (%)
Ví dụ về cách tính ROI:
Chị A sở hữu một tiệm bánh ngọt trên phố hàng Mã. Chị B nhận thấp hoạt động kinh doanh đang ở mức thấp nên quyết định tăng doanh thu bằng việc đầu tư thêm lò nướng bánh hiện đại hơn. Được biết, chiếc lò nướng bánh mới có giá là 10.000.000 VND. Đến cuối năm, doanh thu của tiệm bánh ngọt chị A kiếm được là 40.000.000 VND so với năm trước.
Lợi tức đầu tư (chỉ số ROI) năm nay được tính: (40 000 000/10 000 000) x 100% = 400%
>>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? 8 mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến
Dưới đây là bảng đánh giá chỉ số ROI mà doanh nghiệp cần theo dõi:
Chỉ số ROI | Đánh giá |
---|---|
2:1 | Không sinh lời, chi phí sản xuất chiếm 50% giá bán, đủ hoàn vốn nhưng lợi nhuận thực tế không nhiều. |
< 50% giá vốn sản phẩm so với giá bán | Không đẩy mạnh marketing vì chi phí sản xuất thấp nhưng chỉ ROI thấp. |
> 50% giá vốn sản phẩm so với giá bán | Cần nỗ lực đẩy marketing mạnh mẽ để bù đắp chi phí sản xuất cao. |
5:1 | ROI lý tưởng cho doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận tối ưu. |
> 5:1 | Chỉ số ROI cao, doanh nghiệp có lợi nhuận lớn, có thể cần cân nhắc chi phí sản xuất. |
< 5:1 | ROI thấp, cần cải thiện hiệu quả hoạt động hoặc giảm chi phí sản xuất. |
Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của chỉ số ROI trong nội dung dưới đây
Ưu điểm của ROI
Nhược điểm của ROI
Để chỉ số ROI luôn ở mức tốt, việc áp dụng các bí quyết nâng cao chỉ số ROI ở dưới đây:
Để cải thiện chỉ số ROI, doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách phù hợp cho từng dự án/chiến dịch. Việc đầu tư ngân sách thông minh giúp doanh nghiệp tăng ngân sách đối với những dự án/chiến dịch có hiệu quả cao và giảm hoặc ngừng đầu tư vào những dự án/chiến dịch không hiệu quả.
Hơn nữa, việc chuẩn bị tốt ngân sách dự trù giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với các vấn đề phát sinh bất ngờ và giảm thiểu rủi ro cho chiến lược kinh doanh.
Trước khi triển khai một dự án/chiến dịch, doanh nghiệp cần xác định và hiểu rõ từng mục tiêu của chiến dịch. Doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:
Mục tiêu càng rõ ràng thì doanh nghiệp càng dễ dàng triển khai và có chỉ số ROI khả quan. Mô hình mục tiêu kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay là mô hình SMART. Mô hình này có 5 tiêu chí riêng biệt như sau:
Để nhanh chóng cải thiện chỉ số ROI, doanh nghiệp nên thử nghiệm đa dạng các kênh tiếp thị như email marketing, video, quảng cáo trả phí, mạng xã hội và tiếp nhận phản hồi trực tiếp.
Bằng cách đo lường hiệu quả của từng dự án/chiến dịch, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh tiếp thị tối ưu nhất với tỷ lệ phản hồi khách hàng cao nhất và đạt được chỉ số ROI tối đa. Quá trình này giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng giá trị vòng đời của họ một cách hiệu quả.
Giá trị vòng đời của khách hàng có tác động trực tiếp đến chỉ số ROI và doanh thu của doanh nghiệp. Những khách hàng trung thành thường xuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh thu.
Để chăm sóc và nuôi dưỡng nhóm khách hàng trung thành, chi phí tương đối thấp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đủ chất lượng, nhóm khách hàng này sẽ tự nguyện giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ gia tăng doanh thu mà còn tiết kiệm chi phí, đồng thời cải thiện chỉ số ROI một cách hiệu quả hơn.
Việc xây dựng kế hoạch theo dõi ROI cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả dự án/chiến dịch thành công hay thất bại. Chỉ số ROI đo lường và cân đối ngân sách phù hợp cho từng dự án/chiến dịch đang thực hiện. Thông qua kế hoạch theo dõi chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng cũ tốt hơn.
Bài viết liên quan:
Thông qua bài viết trên đây, FPT Cloud mong rằng bạn đã có lời đáp cho chủ đề “ROI là gì?” và cách để ROI luôn ở mức tốt nhất. Thông qua chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể xác định mức độ hiệu quả dự án, chiến dịch để có quyết định đầu tư đúng đắn tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |