Sitemap WordPress là gì? Hướng dẫn các cách tạo Sitemap cho website

Sitemap WordPress là gì? Hướng dẫn các cách tạo Sitemap cho website

Tác giả: admin@
15:12 08/07/2022

Sitemap WordPress là ứng dụng khá quen thuộc đối với dân kỹ thuật. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết được mục đích và cách tạo Sitemap cho website WordPress. Vậy để hiểu rõ khái niệm cũng như cách tạo Sitemap trong WordPress như thế nào, bạn hãy đọc đến cuối bài viết này. 

Sitemap là gì?

Sitemap (bản đồ/sơ đồ web) là file liệt kê những tập tin, các trang trên web. Danh sách liệt kê này được thiết kế theo sơ đồ phân tầng giúp công cụ tìm kiếm:

  • Biết được bạn muốn ưu tiên URL nào xuất hiện trước.
  • Thu thập các dữ liệu trên web hiệu quả hơn
  • Hiển thị những kết quả tìm kiếm trên trang thông minh hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: File Robots.txt là gì? Các cách tạo file Robots.txt cho WordPress

Phân loại Sitemap

Hiện nay, người ta thường phân biệt các loại Sitemap WordPress theo cấu trúc và định dạng. Cụ thể như sau:

Phân loại Sitemap dựa vào cấu trúc

Dựa theo cấu trúc của Sitemap chúng ta có 2 loại là XML và HTML.

  • HTML Sitemap: Đây chính là sơ đồ web được xây bằng mã HTML. Loại này giúp cho người dùng có thể tiếp cận mục đang tìm một cách dễ dàng hơn.
  • XML Sitemap: Loại này được tạo nên để giúp bot của công cụ tìm kiếm có thể thu nhập thông tin và định hướng trên trang web nhanh chóng hơn.

Vậy với XML và HTML Sitemap bạn nên dùng loại nào? Do SEO cần dung hòa giữa người dùng cùng với bot công cụ tìm kiếm. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng cả XML và HTML.

Phân loại Sitemap dựa vào định dạng

Theo định dạng, có tất cả 4 loại Sitemap chính như sau:

Phân loại Sitemap theo định dạng Chi tiết
✅ Image Sitemap Loại này chứa các thông tin có liên quan trực tiếp tới hình ảnh lưu trữ trên website. Khi dùng Image Sitemap bạn có thể tối ưu hóa được khả năng sử dụng hình ảnh của Google để trả kết quả.
✅ News Sitemap News cho phép người dùng dễ dàng kiểm soát được các nội dung gửi tới Google News. Loại Sitemap này giúp Google News nhanh chóng tìm được trong website một nội dung mới.
✅ Video Sitemap Đây chính là dạng Sitemap chứa các thông tin có liên quan tới video trong trang của bạn. Loại biểu đồ này giúp Google thu thập được mọi dữ liệu mà những tổng hợp thông thường không thể đáp ứng được.
✅ Mobile Sitemap Mobile chỉ thực sự cần khi trang bạn có những web hiển thị trên Smartphone. Dù bạn có tạo Mobile Sitemap, cũng không thể nào giúp cho website tăng điểm Mobile-Friendly.

Bên cạnh đó, còn có những loại Sitemap WordPress như: Sitemap-category.xml, Sitemap Index, Sitemap-video.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-tags.xml,...

Mục đích tạo Sitemap WordPress

Với bất kỳ trang web nào cũng cần Sitemap, nhất là trên WordPress. Bởi lẽ đây là mã nguồn được nhiều doanh nghiệp cũng như các cá nhân dùng để tạo web. Vậy nên, nếu chưa hiểu được mục đích tạo Sitemap WordPress là gì, bạn hãy đọc ngay những lợi ích bên dưới:

Rút ngắn thời gian Index

Khi tải lên web, mỗi một bài viết đều được đính kèm URL. Bài viết đó nếu muốn xuất hiện trên Google cần thông qua “Google index”. Tức là con Bot sẽ truy cập và đánh giá xem bài viết có đúng luật Google đặt ra không. Nếu đáp ứng được luật, bài viết mới có thể xuất hiện, đồng thời leo top trên Google.

Nhưng để đến bài viết, con Bot của Google cần đi qua đoạn đường dài từ Google đến trang chủ, rồi qua trang tin tức tới trang chuyên mục cuối cùng là bài viết- đây chính là Sitemap, sơ đồ chỉ dẫn cho Bot. Chính vì thế, nếu tạo Sitemap cho website WordPress dễ hiểu, Googlebot sẽ di chuyển nhanh, chuẩn và thu thập chính xác các dữ liệu để có thể Index bài viết nhanh hơn.

Phát hiện lỗi trên Site

Không chỉ giúp Google bot nhanh chóng thu thập dữ liệu, Sitemap còn phát hiện được các lỗi trên Site. Cụ thể, khi Bot bị không đi đến URL được, nó sẽ gửi thông báo lỗi cho web của bạn qua Google Search Console.

Cập nhật dữ liệu web trên Google

Mọi thông tin được hiển thị trên trang web đều công khai ở Google. Vậy nên, khi bạn cập nhật gì trên web, Sitemap WordPress cũng sẽ đổi. Bạn không cần thông báo mỗi lần Update, Google sẽ tự nhận ra thay đổi đó.

Với những trang web WordPress chưa nhận Backlink đến từ web lớn khác, Google sẽ khó biết đến. vì lẽ đó, nếu không có cả Sitemap, bạn sẽ tốn nhiều thời gian lẫn công sức để SEO bài viết hay web thành công.

Như đã nói Sitemap là một sơ đồ chứa tất cả link trang/bài viết. Vì vậy, nếu bạn muốn dẫn những link nội bộ về trang/bài viết trên web có thể trực tiếp copy URL từ Sitemap này. Như thế, chúng ta không cần tốn thời gian, công sức để tìm kiếm URL giữa trăm nghìn URL trên web. 

Bên trên chính là mục đích của việc tạo Sitemap WordPress. Tuy nhiên, nếu web của bạn hiện vẫn chưa có Sitemap, hãy tạo theo hướng dẫn bên dưới. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng WordPress chi tiết cho người mới bắt đầu

Cách tạo Sitemap cho website WordPress

Website WordPress sở hữu những Plugin hỗ trợ tính năng cho trang web của chúng ta. Hơn nữa, việc tạo Sitemap WordPress cũng có 2 Plugin hỗ trợ là Google XML Sitemap và Yoast Seo. Dưới đây là cách tạo Sitemap website WordPress qua 2 Plugin này. 

Yoast SEO

Yoast SEO là công cụ yêu thích của dân SEOer. Bởi phần mềm này có những tiêu chí tự động chuẩn hóa SEO. Bạn chỉ cần thao tác theo tiêu chí đó là đã tạo được bài viết chuẩn SEO. Mặt khác, công cụ này còn có khả năng tạo được Sitemap cho website. 

Để cài đặt Plugin này bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Trước hết, bạn hãy truy cập link: https://vi.wordpress.org/plugins/.
  • Bước 2: Tại ô tìm kiếm, hãy gõ cụm từ “Yoast SEO”.
  • Bước 3: Khi kết quả hiện lên bạn chọn “Yoast SEO”. Để thêm Plugin này vào web, bạn hãy click vào ô tải về.
  • Bước 4: Tiếp đến tiến hành cài đặt Yoast SEO. Click vào SEO -> chọn Feature -> nhấn Advantage setting page -> đúp chuột vào Enable.
  • Bước 5: Sau đó bạn hãy truy cập XML sitemap - Yoast SEO -> click chọn XML sitemap Functionality -> nhấn chuột vào Enable > “Your XML sitemap”.

Chỉ với 5 bước đơn giản trên, bạn đã thành công tạo Sitemap cho website bằng Yoast SEO rồi đấy, thử ngay thôi nào!

Google XML Sitemap

  • Bước 1: Tiến hành cài đặt, kích hoạt Google XML Sitemap qua link: https://vi.wordpress.org/plugins/.
  • Bước 2: Khi kích hoạt thành công, Google XML Sitemap sẽ tự động tạo Sitemap WordPress  cho web của bạn.
  • Bước 3: Sau đó mở trang cấu hình Plugin để xem Sitemap URL bằng cách nhấn chọn Settings -> XML sitemap.

Đây cũng là cách tạo Sitemap cho web chỉ qua 3 bước rất đơn giản với Plugin Google XML sitemap. Bạn còn đắn đo gì nữa mà không thực hiện ngay!

WP Sitemap Page

Ngoài 2 cách trên. Bạn có thể tạo Sitemap bằng công cụ thứ 3 là WP Sitemap Page. Với cách này, bạn sẽ tạo Sitemap thành web riêng hiển thị trên trang website của WordPress. 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy cài đặt, kích hoạt công cụ WP Sitemap Page.
  • Bước 2: Truy cập vào Page -> nhấn chọn Add New Page, sau đó điền [wp_sitemap_page] vào trang hiển thị của Sitemap.
  • Bước 3: Cuối cùng bạn hãy xuất bản trang và vào URL đó để xem Sitemap vừa tạo.

Lưu ý khi tạo Sitemap WordPress

Khi tạo Sitemap WordPress bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Một file Sitemap chứa ít hơn 50.000 URL và ít hơn 50MB khi giải nén. Nếu Sitemap của bạn lớn cỡ này, bạn hãy chia chúng thành những file nhỏ hơn. Giới hạn này giúp máy chủ web không bị quá tải khi phục vụ những tập tin lớn cho Google.
  • Đối với trường hợp website có URL mặc định là http://www.example.com/, trong Sitemap, URL  đó cũng phải có định dạng này.
  • Nếu có nhiều hơn một bản đồ web, bạn hãy liệt kê chúng trong một file chỉ mục Sitemap.
  • URL trong sơ đồ web không được chứa ID.
  • Sitemap cần xác định không gian tên XML: 

xmlns = "http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"

  • URL Sitemap phải mã hóa  UTF8.
  • Mỗi URL trong Sitemap phải là duy nhất để Index tiện lợi hơn.

Ở bài viết này, FPT Cloud đã chỉ rõ được khái niệm cũng như cách tạo Sitemap WordPress. Đây là việc vô cùng đơn giản nhưng lại rất hữu ích đối với các Webmaster và SEOer nếu muốn quản trị web. Vì thế bạn hãy lưu bài viết để áp dụng khi cần tạo Sitemap WordPress.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

Sitemap WordPress là gì? Hướng dẫn các cách tạo Sitemap cho website