Tìm hiểu vòng đời của tên miền quốc tế và hướng dẫn đăng ký
Tên miền quốc tế được sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Chính bởi tính ứng dụng cao, bất kỳ nhà quản trị nào cũng nên tìm hiểu về loại Domain này. Trong bài viết được được FPT Cloud chia sẻ dưới đây, bạn sẽ hiểu vai trò của tên miền quốc tế là gì. Ngoài ra, các giai đoạn trong vòng đời Domain cũng được làm rõ. Hãy tham khảo ngay để có định hướng duy trì website dài lâu.
Tên miền quốc tế được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là dấu hiệu để người dùng tìm kiếm một website. Vậy tên miền quốc tế là gì? Vòng đời và cách đăng ký tên miền ra sao? Thông qua bài viết sau đây, FPT Cloud sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về chủ đề này. Tên miền quốc tế do tổ chức duy nhất là ICANN cấp phát, sử dụng ổn định tại hầu hết các quốc gia. Dù là cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có quyền đăng ký chủ sở hữu.
Khi đã đăng ký thành công, bạn được sử dụng theo mục đích của mình. Điều này chỉ chấm dứt khi hoạt động trả phí hoặc gia hạn không diễn ra khi đến thời điểm quy định. Bạn dễ dàng nhận ra tên miền quốc tế với các đuôi sau:
✅Đuôi Domain | Vai trò |
✅.COM | Viết tắt của “Commercial” – thương mại, phần mở rộng tên miền phổ biến nhất hiện nay. |
✅.NET | Viết tắt của “Network” – mạng lưới, sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty chuyên kinh doanh website. |
✅.ORG | Viết tắt của “Organization” – tổ chức, dành cho các chủ thể phi lợi nhuận, liên kết thương mại. |
✅.INFO | Viết tắt của “Information” – thông tin, đặt tên cho trang web “tài nguyên” uy tín. |
✅.BIZ | Viết tắt của “Business” – thương mại, dành cho website kinh doanh nhỏ. |
✅.EDU | Viết tắt của “Education” – giáo dục, chuyên trang web đào tạo. |
✅.NAME | Loại tên miền đặc trưng, thường chỉ sử dụng cho các cá nhân. |
>>> Có thể bạn quan tâm: Deface là gì? Cách phòng chống và khắc phục sau khi bị Deface
Hiện nay có 7 đuôi tên miền quốc tế phổ biến. Các tên miền này sẽ có mục đích sử dụng riêng và phù hợp với từng loại website. Cụ thể như sau:
Tên miền giúp người đọc phân biệt được các website với nhau. Bên cạnh đó, tên miền còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc SEO web của bạn lên top kết quả của công cụ tìm kiếm. Nguyên nhân là bởi các từ khóa sẽ được chèn vào tên miền để giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, nhận diện doanh nghiệp của bạn hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí
Thông thường, 1 vòng đời của tên miền quốc tế sẽ bao gồm 7 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ gắn liền với từng trạng thái hoạt động của tên miền. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn này, tên miền có trạng thái hoàn toàn tự do, chưa được đăng ký bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào. Lúc này, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào đều có quyền đăng ký với điều kiện thỏa mãn các yêu cầu sau:
Registered là giai đoạn tên miền quốc tế đang hoạt động, nghĩa là tên miền đã được đăng ký và sử dụng làm tên website. Quá trình này thường kéo dài từ 1 đến 10 năm. Sau đó bạn hoàn toàn có thể tiến hành gia hạn với thời gian gia hạn không quá 10 năm.
Expired được định nghĩa là giai đoạn tên miền quốc tế đã hết hạn hoặc người dùng đã không gia hạn thêm. Điều này đồng nghĩa với việc tên miền không còn hoạt động và chủ sở hữu cũng không thể truy cập được vào trang web đã liên kết domain.
Đây là giai đoạn tên miền rơi vào khoảng thời gian chờ đợi. Lúc này, tên miền không còn hoạt động và không ai có thể đăng ký được. Theo quy định của ICANN đưa ra là Registrar sẽ chờ khoảng 30 đến 45 ngày để gia hạn. Tùy vào từng loại tên miền, khoảng thời gian này sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần chủ động gia hạn tên miền trước khi hết hạn, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của web. Dưới đây là thời gian gia hạn cho một số tên miền tiêu biểu:
Tên miền trong giai đoạn Redemption đã hoàn toàn ngưng hoạt động, được xem như đã chết và toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xóa. Bên cạnh đó, tên miền cũng chưa được đưa vào trạng thái tự do đăng ký mà thay vào đó là trạng thái chuộc. Giai đoạn này thường kéo dài từ 25 đến 30 ngày.
Nếu bạn muốn bạn gia hạn cho tên miền trong giai đoạn này thì cần phải trả phí (chưa bao gồm 10% thuế GTGT). Trong đó, tổng chi phí phải trả sẽ bằng chi phí chuộc cộng phí gia hạn tối thiểu một năm. Thời gian cho phép chuộc thường kéo dài trong 30 ngày.
Trong giai đoạn Pending Delete, bạn không thể can thiệp hay gia hạn cho tên miền. Sau 5 ngày kể từ ngày rơi vào giai đoạn này, tên miền sẽ được vào trạng thái Available để mọi người tự do đăng ký. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào việc tên miền quốc tế là gì. Cụ thể như sau:
Đây là giai đoạn tên miền bắt đầu một vòng đời mới. Lúc này, tên miền rời vào trạng thái tự do. Quá trình này diễn ra rất nhanh nên bạn cần nhanh chóng đăng ký tên miền trước khi nó thuộc quyền sở hữu của một ai đó.
Cách đăng ký tên miền quốc tế rất đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là các bước thực hiện:
Sau khi đăng ký tên miền quốc tế thành công, bạn cần khai báo tên miền càng sớm càng tốt. Dưới đây là cách thực hiện:
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ nhận được mail từ [email protected]. Mail này sẽ cho biết tên miền quốc tế là gì (tên miền lúc khai báo) và mật khẩu mà bạn đã nhập lúc khai báo.
Tra cứu tên miền quốc tế sẽ giúp bạn biết được trạng thái hoạt động cũng như một số thông tin khác liên quan đến tên miền. Dưới đây là các bước thực hiện:
Để giúp tên miền hoạt động tốt và mang lại giá trị thương hiệu cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi đăng ký domain:
Tên miền ngắn gọn sẽ giúp người dùng dễ đọc, dễ nhớ cũng như tra cứu tên miền trên Google nhanh hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng với tên miền chuẩn SEO. Tuy nhiên, bạn không nên làm tên miền quá ngắn bởi sẽ gây khó khăn trong trường hợp bạn kiếm tiền Niche Site và cần SEO từ khóa dài.
Khi đặt tên miền, bạn nên gắn liền nó với thương hiệu hoặc sản phẩm kinh doanh. Với một tên miền vừa chứa từ khóa SEO, vừa chứa tên thương hiệu thì khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra, nếu có đủ năng lực tài chính, bạn có thể đặt tên miền theo các mã sản phẩm của mình. Còn nếu bạn là một blogger thì hãy đặt tên miền là tên của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo được uy tín và giúp người dùng có thể dễ dàng tra cứu web trong lĩnh vực bạn đang hoạt động.
Trước khi đăng ký, bạn hãy kiểm tra tên miền đó đã được đăng ký thương hiệu chưa và có đang hoạt động hay không. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền đó là độc nhất và chưa được cá nhân hoặc tổ chức nào đang sử dụng để tránh việc trùng lặp và tranh chấp bản quyền sau này.
Ngoài ra, để tránh việc trùng lặp tên miền, bạn hãy nghiên cứu các tên miền của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực mà bạn hoạt động. Đồng thời, bạn hãy mở rộng tìm kiếm các tên miền có nghĩa tương tự thay vì gói gọn trong 1 ý tưởng tên miền. Mặt khác, khi sở hữu một tên miền, bạn nên đăng ký thương hiệu. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị tên miền của bạn và phòng tránh việc người khác sẽ dùng tên miền của bạn để đăng ký sử dụng.
Thông bài viết trên đây, FPT Cloud đã giúp bạn hiểu tên miền quốc tế là gì và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến tên miền. Nhìn chung, tên miền có ảnh hưởng lớn đến lượt truy cập và thương hiệu của một doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác về hệ thống mạng hay digital marketing thì hãy theo dõi các bài viết khác của FPT Cloud nhé.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |