TTL là gì? Cách thức hoạt động & tạo bản ghi CNAME từ A – Z
TTL là gì? Đây là một thuật ngữ công nghệ, tạm dịch dịch là Time–to–live (thời gian tồn tại). Khái niệm cụ thể sẽ được làm rõ qua kiến thức FPT Cloud chia sẻ sau đây. Bên cạnh đó, bạn còn biết đến cách thức hoạt động của TTL trong thực tế. Cuối cùng, phần kiến thức mở rộng đề cập đến vai trò bổ sung nhưng không kém quan trọng.
Để làm quen, bạn cần biết chính xác câu trả lời TTL là gì? Đây là thời gian bản ghi cấu hình tên miền để có thể tồn tại trên Internet. Quy trình xử lý bằng máy chủ DNS trung gian hoặc Router ghi nhớ.
Khái niệm TTL còn được dùng đồng thời trong hoạt động CDN Caching và DNS Caching. Giá trị của “thời gian tồn tại” tính bằng giây. Theo đó, con số càng lớn chứng tỏ máy chủ ghi nhớ thông tin trong khoảng lâu hơn.
Điều này đồng nghĩa với tác động khi đổi tên miền website trên DNS chính. Cụ thể, thời gian cập nhật thông tin trên máy chủ DNS trung gian sẽ bị chậm đi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Symfony là gì? Cấu trúc của Symfony và so sánh với Laravel
Bên cạnh việc tìm hiểu TTL là gì, bạn cần biết đến các thuật ngữ liên quan. Đây là những kiến thức bổ sung, xuất hiện nhiều trong quá trình nghiên cứu.
CNAME là gì? Thuật ngữ là tên viết tắt của Canonical name record – bản ghi bí danh. Công cụ này có khả năng gắn nhiều tên miền vào cùng một Server.
Nói một cách dễ hiểu hơn, CNAME hỗ trợ một địa chỉ IP được nhiều tên miền trỏ về cùng lúc. Mỗi máy tính có thể sở hữu số lượng bí danh không giới hạn.
Tuy nhiên, bản ghi CNAME riêng biệt phải nằm trong cơ sở dữ liệu của mỗi bí danh. Nhờ vậy, nhiều máy chủ như FTP hay WEB đều chạy được các port khác nhau từ cùng địa chỉ IP duy nhất.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng CNAME cho nhiều máy chủ HTTP trên cùng port, tên khác nhau. Lợi ích chính có thể thấy trong trường hợp thay đổi IP của bản ghi A. Lúc này, bất kỳ bản CNAME nào trở về host cũng được chuyển đổi tương ứng.
Khi nghiên cứu TTL là gì, bạn cũng nên biết khái niệm về DomainKeys. Đây là dạng Email chứng thực, được hệ thống tạo ra với mục đích xác minh DNS tên miền của một Email. Sau đó, quy trình tiếp tục bằng cách gửi đi tin nhắn tích hợp.
Thông qua hệ thống Internet Mail, những đặc điểm của DomainKeys sử dụng để tạo ra giao thức DKIM. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò trong phần dưới đây.
DKIM là viết tắt của DomainKeys Identified Mail – phương thức xác thực Email. Qua đó, bạn có thể thêm chữ ký điện tử kỹ thuật số vào thư. Nhờ vậy, tin nhắn đảm bảo đến từ nguồn đáng tin cậy.
DKIM giữ trạng thái Email không bị thay đổi hay giả mạo trong quá trình chuyển đổi giữa Server gửi và nhận. Khi thư gửi đi, cặp khóa riêng tư/công khai được tạo ra.
DKIM record được dùng bởi Server người nhận. Lưu ý, công cụ chỉ có tác dụng chứng thực bức thư là thật và không thể chống spam.
Trong thực tế, cách thức hoạt động của TTL là gì? Như đã biết, một gói thông tin được tạo và gửi qua mạng Internet. Nguy cơ cao là sẽ tiếp tục truyền từ router này sang router khác vô thời hạn.
Để giảm thiểu vấn đề này, các gói thiết kế với giới hạn thời gian nhất định. Đây chính là phát minh cho bạn biết TTL là gì.
Packet TTL hữu dụng trong việc thời gian một gói được lưu hành. Người gửi được nhận thông tin về đường dẫn Packet thông qua Internet.
Mỗi gói chứa một giá trị số, quy định thời lượng di chuyển trong mạng. Mỗi khi router nhận được Packet sẽ tự động trừ đi thời gian Time–to–live và chuyển đến router tiếp theo.
Hoạt động này cứ diễn ra như vậy đến khi TTL bằng 0. Lúc đó, router sẽ loại bỏ gói và gửi tin nhắn ICMP cho máy chủ DNS chính.
Ngoài ra, khi tìm hiểu TTL là gì, bạn cũng cần quan tâm đến hai network command(lệnh). Yếu tố này sử dụng phổ biến trong môi trường Internet là ping và traceroute.
Khi dùng lệnh traceroute, một loạt các gói thông tin đi theo chuỗi tuần tự. Sau đó, dữ liệu được gửi tới đích thông qua mạng Internet.
Các ứng dụng khác đối với TTL là gì? Ngoài việc xác định Packet, yếu tố này còn dùng để lưu trữ thông tin trong khoảng nhất định.
Theo đó, CDN dùng TTL để xác định thời gian nội dung cất giữ trong bộ nhớ Cache. Điều này được tính toán đến khi một bản sao mới xuất hiện, cập nhật vào CDN từ Server gốc.
Khi hiểu TTL là gì và thiết lập hợp lý, người dùng sẽ được nhận thông tin nhanh chóng. Trong khi đó, họ không cần gửi yêu cầu liên tục tới Server gốc. Tốc độ hiển thị trang cải thiện và giảm băng thông cho máy chủ là điều không thể phủ nhận.
Khi được hỏi vai trò của TTL là gì, chưa dừng lại ở những điều trên. Time – to – live còn xác định một giá trị. Đó là thời gian máy chủ bộ nhớ đệm DNS ghi nhớ và lưu trữ bản ghi trước khi tiếp nhận thêm.
Trên đây là những điều bạn cần biết nếu đang có nhu cầu cấu hình tên miền. Việc thiết lập đúng cách sẽ giúp kiểm soát dữ liệu truyền đi và đến trên Internet tốt hơn.
Bên cạnh đó là những vai trò bổ sung rất hữu ích, có liên quan đến hoạt động CDN. FPT Cloud tin rằng hiểu TTL là gì giúp bạn có kiến thức toàn diện hơn về Domain và không gian mạng.
>>> Có thể bạn quan tâm: SWAP RAM là gì? Kiến thức cần nắm về SWAP (RAM ảo) khi sử dụn
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |