3 bước xây dựng bảo mật đám mây mạnh mẽ cho doanh nghiệp

3 bước xây dựng bảo mật đám mây mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Tác giả: [email protected]
10:32 16/04/2024

Theo thống kê, trong ba tháng đầu năm 2024, số lượng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam lên đến 2.323 cuộc. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị tấn công mạng, gây gián đoạn hệ thống, thiệt hại nặng về vật chất, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã hóa tống tiền (ransomware) tại Việt Nam đang tăng cao, việc phải bảo đảm tính an toàn của thông tin và dữ liệu là vô cùng cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng về việc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây sẽ mặc nhiên được đảm bảo an ninh dữ liệu tuyệt đối, tuy nhiên, vẫn có thể ẩn chứa rủi ro rò rỉ và bị tấn công. Do đó, các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây cần thực hiện và triển khai các biện pháp phòng ngừa mối đe dọa an ninh mạng.

1701808525025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp 3 bước thiết yếu nhằm đảm bảo mức độ cơ bản của an ninh mạng trên nền tảng điện toán đám mây.  

1. Thực hiện các biện pháp đầu tư và kiểm tra

  • Tiến hành kiểm tra an ninh mạng định kỳ để xác định các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật, bao gồm nhận dạng thiết bị và nền tảng, xem xét các chính sách bảo mật, kiến ​​trúc bảo mật và cấu hình tường lửa. Bắt đầu từ việc đánh giá rủi ro và tiếp tục thử nghiệm thâm nhập. 
  • Đầu tư vào an ninh mạng bằng cách thành lập nhóm quản lý rủi ro nhằm xem xét các biện pháp bảo mật hiện có và phát triển các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp. 
  • Tạo chiến lược bảo mật đám mây được quản lý chặt chẽ bao gồm ba thành phần chính: nhận thức về bảo mật (hiểu và biết các lỗ hổng của doanh nghiệp), ngăn ngừa rủi ro (quy trình, công cụ và phần mềm bảo mật mạng) và quản lý dữ liệu (các giao thức protocol liên quan đến truy cập, lưu trữ và truyền dữ liệu).

2. Giới hạn mật khẩu và tài khoản người dùng 

  • Thực hiện, quản lý và kiểm soát các cấp độ truy cập. Bước đầu tiên khi thiết lập kế hoạch bảo mật cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp là kiểm soát quyền truy cập. Đảm bảo chỉ những nhân viên phù hợp mới có quyền truy cập vào các thông tin nhạy cảm. Mở quyền truy cập cho nhân viên làm việc trực tiếp với dữ liệu mật. Xem xét triển khai mô hình RBAC với các quyền theo vai trò để hạn chế quyền truy cập đối với người dùng được ủy quyền. 
  • Sử dụng xác thực hai bước (MFA), trong đó mã xác minh được gửi đến điện thoại di động để tăng cấp độ của mật khẩu cho các ứng dụng và nền tảng được truy cập từ mạng công ty. Xác thực đa yếu tố nên được triển khai cho tất cả các tài nguyên của công ty bằng cách sử dụng Chính sách truy cập có điều kiện với các câu lệnh Nếu - Thì để có quyền truy cập. 
  • Thay đổi mật khẩu định kỳ, do mật khẩu rất dễ bị đánh cắp, đó là lý do tại sao bắt buộc phải sử dụng các mật khẩu đa dạng và người dùng nên thay đổi chúng thường xuyên. Doanh nghiệp có thể xem xét triển khai các chiến lược được bảo mật bằng thuật toán mã hóa với công nghệ cryptography. 

3. Loại bỏ dữ liệu cũ 

  • Xác định dữ liệu cũ, đặc biệt là thông tin chứa dữ liệu cá nhân. Các tài khoản “ma” hoặc đã cũ không còn người dùng là điểm truy cập phổ biến của tin tặc vì chúng vẫn được cung cấp quyền truy cập vào hệ thống. 
  • Xóa dữ liệu cũ sau thời gian lưu trữ. Ngoài việc dễ bị truy cập, các tài khoản cũ còn gây khó khăn trong việc nhận dạng và phát hiện vi phạm dữ liệu. 
  • Tạo khoảng thời gian lưu trữ dữ liệu cố định. Theo một loạt quy định pháp lý, việc lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm quá thời hạn lưu giữ là vi phạm pháp luật.  

Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sử dụng nhiều phương thức bảo mật và công nghệ mã hóa tiên tiến để dữ liệu của khách hàng được an toàn tuyệt đối, nhưng doanh nghiệp cần chủ động  đảm bảo tính bảo mật trong môi trường đám mây của mình. Điều này liên quan đến việc triển khai các biện pháp bảo mật nhiều tầng, kiểm tra bảo mật thường xuyên và đánh giá rủi ro, đồng thời đào tạo và nâng cao nhận thức của người dùng về các phương pháp bảo mật đám mây tốt nhất. 

Bằng cách đưa các bước trên vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, doanh nghiệp có thể tránh được 90% rủi ro mạng phổ biến nhất. 

Theo Infopulse

3 bước xây dựng bảo mật đám mây mạnh mẽ cho doanh nghiệp