Doanh nghiệp Việt cần “chớp” thời cơ khi Cloud bùng nổ vào năm 2022
Theo Forbes, năm 2022 sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng trong chi tiêu cho các giải pháp, dịch vụ ứng dụng công nghệ Điện toán đám mây. Từ việc ứng dụng nền tảng đám mây để cải thiện một chức năng cụ thể, làn sóng mới sẽ thúc đẩy các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra những chiến lược phát triển toàn diện hơn, tiếp cận trên phạm vi rộng hơn trong doanh nghiệp mình. Nâng cao khả năng làm việc của lực lượng lao động từ xa vẫn sẽ là xu hướng chính, nhưng chúng ta sẽ thấy sự đổi mới liên tục trong cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu và Cloud.
Báo cáo từ Gartner cũng chỉ ra rằng, chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ đám mây dự kiến sẽ đạt hơn 482 tỷ đô vào năm 2022, tăng từ 313 tỷ đô la vào năm 2020. Cơ sở hạ tầng Điện toán đám mây có thể coi là “xương sống” của việc phân phối hầu hết mọi dịch vụ kỹ thuật số.
Không nằm ngoài xu thế chung, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực lên Cloud. Bằng chứng là từ giữa tháng 9, thị trường liên tiếp đón nhận thông tin hợp tác triển khai, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của các tên tuổi lớn tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chớp cơ hội tăng tốc, bứt phá, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch?
1. Liên tục đổi mới, sáng tạo để chớp lấy "thời cơ"
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các công nghệ mới (số hóa) đã khiến hành vi tiêu dùng, các giao dịch và các hoạt động tương tác khác chuyển hướng mạnh từ trực tiếp, sang gián tiếp, trực tuyến, từ xa…, Các công nghệ hiện đại như AI, Cloud, Blockchain, IoT sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách làm cũ không còn phù hợp để sáng tạo những phương thức hoạt động mới hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường và tiếp cận các thị trường tiềm năng mới.
Một nền tảng điện toán đám mây (Cloud) mạnh mẽ, được ví như cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số, sẽ là nền tảng công nghệ mà mọi doanh nghiệp cần có với các lợi thế linh hoạt nhất, tốc độ nhất, sáng tạo nhất và tiên tiến nhất. Điện toán đám mây sẽ đem lại lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiêp về tốc độ triển khai, tốc độ mở rộng, giản lược quá trình và chi phí đầu tư hệ thống máy chủ. Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh chuỗi cung ứng phần cứng trên thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với lợi thế tích hợp sẵn hơn 50 dịch vụ sẵn sàng để triển khai, ứng dụng, đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp; cùng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng “Made by FPT” được tích hợp sẵn, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, liên tục thay đổi, sáng tạo mà không tốn nhiều thời gian, chi phí triển khai, để từ đó tìm ra giải pháp "đo ni đóng giày" cho chính doanh nghiệp mình.
2. Sẵn sàng chuyển đổi với một hạ tầng vững mạnh
Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon và IBM (các nhà cung cấp Cloud lớn nhất) hiện đang mở rộng việc triển khai các mô hình "Hybrid" áp dụng cách tiếp cận tốt nhất của cả Public Cloud và Private Cloud. Dữ liệu có thể được lưu giữ trên các máy chủ AWS hoặc Azure và được truy cập thông qua các công cụ, ứng dụng. Những dữ liệu nhạy cảm hơn, quan trọng hơn có thể được lưu trữ trên các máy chủ riêng, nơi có thể giám sát quyền truy cập và được xử lý bằng các ứng dụng độc quyền. Tuy nhiên, việc triển khai hạ tầng Cloud trên các máy chủ đặt tại nước ngoài có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn như: Khoảng cách địa lý xa khiến tốc độ truy cập của người dùng bị giảm; Rào cản về ngôn ngữ, khác múi giờ; Chi phí phát sinh cao hoặc thủ tục thuê rắc rối,...
Việc lựa chọn một nền tảng Cloud "bản địa" cũng sẽ là xu hướng được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn bởi năng lực công nghệ của sản phẩm Việt hiện nay không hề thua kém thế giới. Chia sẻ về điểm lợi thế của nền tảng FPT Cloud, ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud nhận định: "Chữ “Việt Nam” tạo ra khác biệt. Lợi thế lớn nhất của FPT Cloud là nền tảng Cloud xây dựng hướng tới doanh nghiệp Việt, dựa trên sự thấu hiểu môi trường kinh doanh có những đặc thù riêng tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà Nước, cũng như tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt và người sử dụng. FPT Cloud đề cao việc sử dụng dữ liệu tại Việt Nam, với những công cụ, công nghệ tiên tiến, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo thông minh để tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp Việt."
Đồng thời, FPT Cloud sở hữu nền tảng công nghệ mạnh mẽ, ổn định, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng và tính bảo mật. Điểm khác biệt của FPT Cloud là mang đến mô hình bảo mật chủ động, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và đồng hành cùng các đối tác hàng đầu thế giới trên 3 khía cạnh: con người (đội ngũ chuyên gia vận hành), quy trình vận hành và công nghệ. Hiện FPT Cloud đã đạt được các chứng chỉ bảo mật và an toàn thông tin như ISO 27017, ISO 9001, Uptime Tier 3 và trong lộ trình đạt các chứng chỉ PCI-DSS...
3. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Điện toán đám mây
Điện toán đám mây đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (AI) - điều này được Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai mô tả với Forbes là “quan trọng hơn cả điện hay lửa” về tác động của nó đối với xã hội. Theo ông, sự phát triển của Cloud và AI được kết nối chặt chẽ với nhau và điều này sẽ trở nên rõ ràng trong năm 2022 trở đi. Điện toán đám mây chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ AI cho người dùng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp chúng.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |