CSS3 là gì? Tìm hiểu tính năng của phiên bản thiết kế website mới nhất
CSS3 là phiên bản mới nhất, hứa hẹn nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng. Nếu bạn thường xuyên làm việc với website, hãy tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết của FPT Cloud. Với lần ra mắt này, nhà phát triển giữ nguyên những đặc điểm được cộng đồng đánh giá cao. Không chỉ kế thừa, công cụ còn bổ sung nhiều chức năng độc đáo, ưu việt hơn. Hãy tham khảo tới cuối để biết CSS3 có gì mới.
Để giải thích CSS3 là gì, không thể bỏ qua phiên bản tiền thân CSS. Thuật ngữ này là tên viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets. Công cụ ví như một ngôn ngữ, được sử dụng để tạo phong cách cho website.
Nhờ đó, bạn dễ dàng thêm vào những yếu tố thay đổi về mặt hình thức. Ví dụ như bố cục, màu sắc, font chữ… CSS hoạt động với nguyên lý khoanh vùng, dựa vào tên thẻ HTML, ID hoặc Class.
Từ đó, công cụ sẽ áp dụng những điều chỉnh lên vùng được chọn. Nếu thiếu đi CSS, bạn sẽ chỉ nhìn thấy một trang đơn thuần với hai màu trắng, đen chủ đạo.
>>> Xem thêm: Comments WordPress là gì? Hướng dẫn khai thác và quản lý bình luận
CSS3 là phiên bản thay thế cho CSS2 với thay đổi tập trung vào mô – đun. Người dùng thấy rõ sự mở rộng kết hợp tính năng mới nhằm duy trì khả năng tương thích ngược.
Đặc biệt, công cụ đem đến các bộ chọn và thuộc tính khác lạ. Điều này cho phép bố cục và trình bày trang được linh hoạt hơn. Người lập trình dễ dàng tạo ra hiệu ứng không có hình ảnh trước đó.
Những ưu điểm đến từ CSS3 là không thể phủ nhận. Bạn sẽ nhận thấy điều này rất rõ ràng khi so sánh với các phiên bản trước đó.
Những đặc điểm này chắc chắn đủ sức thuyết phục những người thường xuyên làm việc với website. Bạn sẽ càng nhận thấy rõ hơn hơn thông qua các tính năng mới đến từ CSS3.
Những tính năng mới của công cụ cho phép mở rộng vùng giới hạn trong thiết website. Đây là điều đã được các chuyên gia hàng đầu công nhận. Trong phần này, bạn sẽ có đánh giá chi tiết về từng loại chức năng.
Trong CSS cấp 1, các phần tử được phép kết hợp theo loại, lớp hoặc ID. Ở phiên bản thứ 3 này, bạn hoàn toàn có thể nhắm đến mọi yếu tố trên trang với các bộ chọn. Bên cạnh những thuộc tính đã thấy ở CSS2 sẽ có thêm 3 bộ mới để ấn định chuỗi con.
- [attribute^=value]: Chọn mọi thành phần với thuộc tính có giá trị bắt đầu bằng “value”.
- [attribute$=value]: Chọn tất cả thành phần mang thuộc tính có giá trị kết thúc bằng “value”.
- [attribute*=value]: Chọn loại có giá trị đặc biệt bằng “value”.
Nhờ sự mở rộng này, các lập trình viên thao tác linh hoạt và thuận tiện hơn. Từ đó, thiết kế được website đáp ứng đúng ý tưởng sáng tạo.
Tương tự bộ chọn, dải màu CSS3 cũng được hỗ trợ thêm nhiều phương thức mô tả mới. Danh sách mở rộng trong mô – đun bao gồm 147 màu.
Bên cạnh đó, phiên bản còn cung cấp thêm một số tùy chọn khác như HSL , HSLA và RGBA. Sự thay đổi đáng chú ý nhất chính là khả năng khai báo các màu bán trong suốt.
RGBA có phương thức sử dụng giống như RGB, chỉ thêm vào giá trị Alpha, độ mờ đục và trong suốt. 3 value đầu tiên tiếp tục đại diện cho đỏ, xanh lá cây và xanh dương.
Giá trị alpha dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Khi đạt đến mức tối đa sẽ hoàn toàn mờ đục. Trái lại, ở cấp nhỏ nhất tương đương với trong suốt tuyệt đối.
Nếu đạt 0.5 nghĩa là trung hòa giữa hai thái cực. Bạn có thể điều chỉnh thành bất kỳ số nào mình mong muốn.
Nhắc đến HSL nghĩa là đề cập tới màu sắc, độ bão hòa và độ sáng. Ở RGB, bạn sẽ cần thay đổi cả màu khi muốn thay đổi hai yếu tố còn lại. Giờ đây, điều này đã được làm mới theo hướng tối ưu hơn.
Bạn dễ dàng điều chỉnh độ bão hòa hoặc độ sáng, đồng thời đảm bảo giữ nguyên màu cơ bản. Cú pháp thực hiện như sau:
- Giá trị số nguyên đề cập đến màu sắc, dao động từ 0 đến 359. Ví dụ như 0 = đỏ, 60 = vàng, 120 = xanh lá cây, 180 = lục lam, 240 = xanh lam và 300 = đỏ tươi.
- Giá trị phần trăm thể hiện độ bão hòa. Khi đạt 100% sẽ cho màu sắc đầy đủ. Trái lại, bạn sẽ nhận được màu xám nếu yếu tố này bằng 0.
- Về độ sáng, 100% tương ứng với màu trắng. Nếu điều chỉnh ở mức 50% sẽ cho ra màu thực tế và 0% nhận về khoảng đen.
Chữ A trong HSLA hoạt động giống như ở RGBA, tức là Alpha. Với phiên bản này, các yếu tố dễ dàng thay đổi chính xác đến mức độ mong muốn nhất.
Opacity đóng vai trò cung cấp thuộc tính độ mờ. Tương tự như Alpha, tính năng này cho phép điều chỉnh dễ dàng đối với các phần tử khai báo.
Nhìn qua sẽ thấy Opacity và Alpha có những nét giống nhau. Nhưng khi xét trên góc độ chức năng hoàn toàn khác.
Hiểu ứng bóng đổ được bổ sung trong CSS3 giúp người lập trình không phải tạo ra hình ảnh đó. Việc này thực hiện bằng cách sử dụng thuộc tính Box – Shadow.
Bạn dễ dàng xác định màu, độ cao, độ rộng, blur và offset của một hoặc nhiều đổ bóng. Chúng áp dụng bên trong và/hoặc bên ngoài cho các phần tử.
Thuộc tính Text – Shadow được dùng để thêm bóng vào các ký tự riêng lẻ trong nút văn bản. Nếu không có CSS3, các công đoạn phức tạp hơn nhiều.
Cụ thể, bạn cần sử dụng một hình ảnh hoặc sao chép thành phần văn bản và sau đó định vị nó. Cú pháp như sau: “box-shadow: 2px 5px 0 0 rgba(72,72,72,1);”.
Cú pháp thực hiện: “background: linear-gradient(direction, color-stop1, color-stop2, …);”. Với cách này, lập trình viên dễ dàng tạo ra một Linear Gradient nhanh chóng hơn rất nhiều.
Bạn có thể xác định hướng bằng đơn vị độ. Việc thực hiện đơn giản chỉ là thay “to right” thành số đo cụ thể.
Trong CSS3, bạn không cần thêm một phần tử tương ứng với một hình nền. Bởi vì, công cụ đã hỗ trợ thêm nhiều hình ảnh cho bất kỳ nhân tố nào kể cả pseudo-elements.
Ví dụ như background-image: url(firstImage.jpg), url(secondImage.gif), url(thirdImage.png). Nhờ thế, công việc của lập trình viên được rút gọn nhiều phần.
>>> Xem thêm: Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z
Việc tìm hiểu các tính năng sẽ cần nhiều thời gian hơn với những người không chuyên về công nghệ. Vì thế, thông qua phần so sánh hai phiên bản, bạn sẽ dễ nhận ra các điểm tối ưu hơn.
✅CSS | ✅CSS3 |
Có khả năng định vị văn bản và chủ thể. | Giúp trang web hấp dẫn hơn, tốn ít thời gian thiết kế. Bạn cũng không cần viết code. |
Chưa đáp ứng được thiết kế responsive. | Là phiên bản mới nhất có khả năng hỗ trợ dạng phản hồi. |
Không chia thành các mô – đun. | Chia rõ các dạng mô – đun. |
Chưa thể tạo hoạt ảnh 3D và chuyển đổi. | Triển khai tất cả các loại hoạt ảnh và chuyển đổi. |
Người thiết kế có bộ sưu tập các schemas màu độc đáo và màu tiêu chuẩn. | Người thực hiện có một bộ sưu tập các màu HSL RGBA, HSLA và Gradient. |
Chỉ sử dụng các Text Blocks riêng lẻ. | Sử dụng Multi - Column Text Blocks. |
Không hỗ trợ truy vấn phương tiện trên phiên bản đời đầu. | Bổ sung sự hỗ trợ cho các truy vấn phương tiện. |
Các loại trình duyệt hiện đại không hỗ trợ CSS. | CSS3 tương thích trên mọi trình duyệt. |
Các nhà thiết kế phải triển khai thủ công Gradient và Corners. | Cung cấp code để tạo ra các Corners và Gradient. |
Chưa xuất hiện hiệu ứng đặc biệt như Shadowing văn bản, hoạt ảnh văn bản… | Nhiều tính năng tiên tiến như Text Shadows, hiệu ứng hình ảnh và phông chữ và màu sắc khác nhau. |
Tính đến hiện tại, CSS3 và HTML5 được xem là những ngôn ngữ ưa chuộng nhất trong thiết kế website. Bạn không cần Plugin để xem nội dung Media. Bên cạnh đó, công cụ vẫn đảm bảo trải nghiệm tối ưu về mặt xử lý và tốc độ.
Với xu hướng phát triển của Marketing Online, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ngày càng quan trọng. CSS3 là cầu nối giúp cấu trúc website mạch lạc, thân thiện với Search Engine như Google.
Những bài viết liên quan:
Phiên bản thứ ba này không dừng lại ở việc tạo ra giao diện website thông minh hơn. Đó còn là công cụ để người dùng lưu trữ thông tin, tiện ích khi sử dụng offline. Bên cạnh đó còn vô vàn tính năng hữu ích đang chờ cá nhân và doanh nghiệp khám phá. FPT Cloud tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm được hướng khai thác CSS3 tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |