Phục hồi sau thảm họa là gì? Tầm quan trọng và Kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan)
Xem nhanh
Disaster Recovery (DR) hay còn gọi là phục hồi sau thảm họa là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và bảo vệ dữ liệu khi xảy ra sự cố bất ngờ như: thảm họa thiên nhiên và sự cố do con người gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Disaster Recovery là gì? Lý do vì sao khôi phục dữ liệu sau thảm họa lại quan trọng đối với mọi tổ chức, cách xây dựng kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả và đơn vị cung cấp dịch vụ Disaster Recovery uy tín.
Disaster Recovery (DR, Khôi phục sau thảm họa hay Phục hồi sau thảm họa) là một giải pháp tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (IT Disaster Recovery), giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục trước thảm họa thiên nhiên (động đất, lũ lụt) và sự cố do con người gây ra (tấn công mạng, lỗi hệ thống, mất điện đột xuất). Với khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng và hệ thống sao lưu dữ liệu đa vùng đặt tại nhiều trung tâm dữ liệu, dịch vụ này giúp giảm thiểu tối đa những tổn thất về dữ liệu và vận hành cho doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn.
Cơ chế hoạt động của Disaster Recovery là tập trung vào việc giúp các hệ thống và ứng dụng hoạt động trở lại nhanh chóng sau sự cố thông qua ba yếu tố chính: Biện pháp ngăn chặn giảm rủi ro lỗi và sự cố; khả năng dự đoán để lập kế hoạch phục hồi dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm; chiến lược giảm thiểu thiệt hại bằng cách phối hợp quy trình, nhân sự và kiểm thử định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục.
Disaster Recovery đảo bảo hệ thống có thể hoạt động trở lại nhanh nhất sau khi xảy ra thảm họa, sự cố. Nhờ đó, doanh nghiệp hạn chế gián đoạn, duy trì cung cấp dịch vụ và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
Một mục tiêu quan trọng của Disaster Recovery (DR) là bảo vệ dữ liệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn nguy cơ mất mát hoặc bị hỏng các thông tin quan trọng. Bởi vì DR kết hợp các giải pháp như sao lưu dữ liệu đa vùng, nhân bản, mã hóa và lưu trữ thường xuyên tại những vị trí an toàn nên doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố.
>> Xem thêm: FPT Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây
DR giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục hệ thống, dịch vụ CNTT và duy trì hoạt động kinh doanh ngay cả khi xảy ra thảm họa hoặc sự cố. Do đó, doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng liên tục và hạn chế tối đa thiệt hại, giữ vững uy tín trên thị trường - một trong những yếu tố quan trọng đối với các lĩnh vực mà chỉ một khoảng thời gian ngừng hoạt động ngắn cũng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê server vật lý (máy chủ vật lý) chất lượng có máy chủ riêng đặt tại datan center tại Hà Nội - Hồ Chí Minh của FPT Cloud
Một kế hoạch Disaster Recovery hiệu quả bao gồm các thành phần quan trọng sau: Internal and external communication, Recovery timeline: Recovery time objective, Recovery point objective, Data backups và Testing and optimization.
Đội ngũ phụ trách DR cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên và thiết lập cách thức giao tiếp khi xảy ra thảm họa. Nhờ đó, mọi người nắm được nhiệm vụ của mình và phối hợp với đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác để xử lý đúng chuyên môn, trong thời gian nhanh nhất.
Xác định khoảng thời gian doanh nghiệp muốn hệ thống và dịch vụ hoạt động bình thường trở lại sau sự cố. Trong đó có hai mục tiêu cần hướng đến:
Thời gian phục hồi mục tiêu (RTO): Chỉ số xác định khoảng thời gian tối đa trôi qua trước khi bạn hoàn tất phục hồi sau thảm họa.
Điểm phục hồi mục tiêu (RPO): Là khoảng thời gian mất dữ liệu tối đa cho phép sau khi thảm họa xảy ra.
Cần xác định rõ cách thức sao lưu dữ liệu như sử dụng cloud storage (lưu trữ đám mây), offsite backup (sao lưu ngoài cơ sở) hoặc máy chủ ảo để tối ưu hóa khả năng backup hoặc kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ. Đặc biệt là không chỉ lưu tại chỗ nhằm tránh rủi ro thảm họa và phân công rõ ai thực hiện, dữ liệu nào được ưu tiên và có quy trình triển khai cụ thể.
>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê cloud server (máy chủ cloud) của FPT Cloud
Kiểm thử định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm để phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗ hồng. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy thường xuyên cập nhật chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu nhằm tối ưu hóa nguy cơ truy cập trái phép hoặc những rủi ro tiềm ẩn.
Kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa hiệu quả bao gồm các bước sau:
Bằng việc phân tích tác động kinh doanh (Business Impact Analysis - BIA) và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn như thiên tai, sự cố hạ tầng hoặc tấn công mạng. Sau đó xác định mức độ rủi ro theo vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng lưu trữ đám mây, số lượng các địa điểm dự phòng và phân quyền truy cập.
Xác định rõ những bộ phận và quy trình kinh doanh quan trọng nhất cần ưu tiên khôi phục khi sự cố xảy ra. Các yếu tố cần đánh giá và ghi rõ bằng văn bản gồm: thủ tục bảo mật, thời gian hoạt động, yêu cầu nhân sự, phần cứng cần thiết, kịch bản khẩn cấp và quy trình thông báo cho người dùng khi có thay đổi.
Bao gồm các mục tiêu sau: Liệt kê các hoạt động quan trọng cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh, ghi lại RTO (thời gian phục hồi mục tiêu) và RPO (điểm phục hồi mục tiêu) cho từng tài sản quan trọng và đánh giá các thỏa thuận về mức dịch vụ SLA với đối tác khách hàng.
Tiến hành tổng hợp danh sách liên hệ, thông tin nhà cung cấp, dữ liệu dự phòng, tài sản phần cứng phần mềm, quy trình khôi phục, lịch trình sao lưu và địa điểm dự phòng để sắp xếp thành một kế hoạch Disaster Recovery hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ tra cứu nhất.
Bước cuối cùng là kiểm thử kế hoạch định kỳ như: chạy giả lập, song song, toàn phần để đánh giá mức độ khả thi, phát hiện điểm cần cải thiện và đào tạo đội ngũ ứng phó kịp thời trước những sự cố. Nhằm đảm bảo Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả, sẵn sàng trước mọi tình hình phát sinh bất kỳ.
Việc xây dựng một Disaster Recovery (DR Plan) không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
Disaster Recovery Service của FPT Cloud đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh ngay cả khi sự cố thiên tai, mất điện, tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống xảy ra. Lợi thế khi sử dụng dịch vụ phục hồi sau thảm họa FPT Cloud:
Các gói dịch vụ Disaster Recovery Service mà FPT Cloud đang cung cấp bao gồm: Disaster Recovery-01 và Disaster Recovery-02.
Gói Disaster Recovery-01:
Gói Disaster Recovery-02:
Với đa dạng các gói dịch vụ Disaster Recovery Service giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn giải pháp khôi phục sau thảm họa tương ứng với nhu cầu và ngân sách. Liên hệ FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và xây dựng Disaster Recovery (DR Plan) chuyên nghiệp, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về giải pháp phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery) giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cách xây dựng DR plan hiệu quả cũng như lựa chọn được dịch vụ Disaster Recovery Service phù hợp để bảo vệ dữ liệu và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục nhé.