Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend

Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend

Tác giả: SEO DO
20:18 30/10/2024

Backend là gì? Backend hỗ trợ các hoạt động ứng dụng, website giúp người dùng xử lý tốt các yêu cầu lựa chọn thông tin. Bài viết này, FPT Cloud sẽ cung cấp đến quý khách hàng những thông tin chi tiết về Backend cũng như vai trò và cách để trở thành lập trình Backend chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm: RSS là gì? Cách hoạt động và hướng dẫn sử dụng RSS 

1. Backend là gì?

Backend là những hoạt động hỗ trợ ứng dụng, trang web/ứng dụng hoạt động mượt mà với khả năng xử lý các tác vụ phức tạp như câu lệnh, yêu cầu và chọn lọc thông tin phù hợp để hiển thị trên màn hình thiết bị. 

Backend gồm 3 thành phần chính là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Với 3 thành phần này, Backend sẽ cung cấp đến người dùng thông tin chính xác, nhanh chóng. Các hoạt động được hiển thị trên trình duyệt web đều có sự góp mặt của Backend với quy trình gồm:

  • Xử lý các câu lệnh, yêu cầu của web đến.
  • Tạo ra HTML bằng việc chạy tập lệnh: JSP, ASP, PHP,...
  • Sử dụng truy vấn SQL để truy cập dữ liệu từ CSDL.
  • Lưu trữ và cập nhật hồ sơ trong CSDL.
  • Giải mã và mã hóa dữ liệu.
  • Xử lý các dữ liệu tải về.
  • Dùng JavaScript xử lý thông tin người dùng.
backend là gì
Backend giúp các ứng dụng, trang web hoạt động trơn tru, mượt mà

2. Cấu trúc của Backend

Backend có cấu trúc 4 phần chính là server, application, database và API.

Server - Bộ phận xử lý của Backend

Server là trung tâm điều hành của Backend giúp các dữ liệu được xử lý và gửi về giao diện của trang web, ứng dụng. Khi tương tác trên các website và ứng dụng, server sẽ nhận, thực hiện và gửi lại request cho người truy cập. Server có thể là 1 hay nhiều máy tính được kết nối mạng và nhận request, gửi lại response tương ứng.

Application - Trợ lý công việc của Backend

Application là bộ phận truyền dẫn request, data và response giữa trang web và cơ sở dữ liệu. Khi người dùng truy cập Google thì server sẽ hoạt động Application để phản ứng với các request từ client từ đó truy vấn thông tin và gửi dữ liệu và hiển thị trên website.

Ngoài ra, Application còn giúp người dùng chỉnh sửa cơ sở dữ liệu hoặc xử lý những request đặc biệt từ các client.

Database - Bộ lưu trữ của Backend

Database giúp các dữ liệu trên website được lưu trữ và giúp server truy vấn theo yêu cầu của người dùng. Database giúp giảm tải bộ nhớ server, giảm thiểu các rủi ro mất dữ liệu khi máy tính xảy ra sự cố.

API - Giao diện lập trình

API là giao diện lập trình giúp các ứng dụng, trang web kết nối với nhau. API giúp người dùng kết nối phần mềm, cơ sở dữ liệu và các trang web dễ dàng hơn mà không cần những đoạn code phức tạp.

backend là gì
Backend gồm có server, application, database và API

>>> Xem thêm: Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật

3. Phân biệt Backend và Frontend

Backend và Frontend là hai công cụ quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ứng dụng. Trong đó, Backend là dữ liệu và cơ sở hạ tầng để ứng dụng hoạt động trơn tru, đồng thời là nơi lưu trữ và xử lý các tác vụ hình ảnh, dữ liệu ứng dụng cho người dùng. Frontend là giao diện trực quan cho phép người dùng nhìn thấy như nút, đồ họa, thông điệp văn bản, hộp kiểm,...

Dưới đây là bảng phân biệt Backend và Frontend:

Vị trí Frontend Backend
Tính chất công việc
  • Tập trung vào việc phát triển, xây dựng giao diện trang web và ứng dụng
  • Mang đến trải nghiệm khác biệt cho người dùng
  • Giúp các tác vụ quản trị ứng dụng, website, cơ sở dữ liệu trên máy tính hoạt động trơn tru
Ngôn ngữ lập trình
  • Gồm 3 ngôn ngữ lập trình, gồm: HTML, CSS, JavaScript
  • Làm quen với Framework: Ember JS, Bootstrap, Backbone,...
  • Ngôn ngữ lập trình: Ruby, Java, PHP, Phython, ASP.NET
Nhiệm vụ
  • Tối ưu hóa hình ảnh và tính năng cho trang web và ứng dụng
  • Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính

4. Vai trò của nhà lập trình Backend

Nhà lập trình Backend có vai trò quan trọng để đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà và trơn tru, cụ thể như:

  • Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
  • Xây dựng và quản lý API: Nhà lập trình Backend sử dụng API để xây dựng giao diện trang web và ứng dụng đồng thời là phương thức để giao tiếp với khách hàng.
  • Khắc phục sự cố: Người lập trình Backend biết cách giải quyết lỗi hoặc sự cố trong ứng dụng hiệu quả.
  • Bảo trì server: Các nhà lập trình Backend cần bảo trì server website để xử lý tốt các dữ liệu trên ứng dụng, web trong hệ thống dữ liệu.
  • Hợp tác với các nhà phát triển Front-end: Nhà phát triển có khả năng giao tiếp xuất sắc để công tác với các nhà phát triển Front-end giúp website, ứng dụng phát triển hơn.
backend là gì
Lập trình viên Backend giúp ứng dụng, trang web hoạt động trơn tru

5. Các kỹ năng để trở thành lập trình Backend

Để trở thành nhà lập trình Backend, người lập trình phải trang bị các kỹ năng sau:

Công cụ hỗ trợ

Người lập trình cần thành thạo các ngôn ngữ lập trình như PHP, Node.JS, Python,... Các ngôn ngữ lập trình này giúp người lập trình đưa ra chọn lựa phù hợp với máy chủ. Ngoài ra, người lập trình cần có sự am hiểu về hệ thống cơ sở dữ liệu như framework cho Python, PHP.

Nắm chắc kiến thức lập trình

Kiến thức lập trình cơ bản là nền tảng vô cùng quan trọng để trở thành một nhà lập trình Backend chuyên nghiệp. Khi nắm chắc kiến thức cơ bản, người lập trình sẽ dễ dàng tư duy và giải quyết vấn đề phức tạp.

Thông thạo tiếng Anh

Để trở thành một lập trình viên Backend chuyên nghiệp, việc thông thạo tiếng Anh vô cùng cần thiết bởi các lý do sau:

  • Các tài liệu, giáo trình về lập trình chất lượng, các bài báo công nghệ được viết chủ yếu bằng tiếng Anh.
  • Công cụ hỗ trợ lập trình như code, tool, mã lỗi,... được viết bằng ngôn ngữ Anh.
  • Khách hàng cần lập trình viên có thể đến từ nhiều quốc gia nên tiếng Anh sẽ là công cụ hoàn hảo để thăng tiến trong công việc.
  • Thông thạo tiếng Anh tăng cơ hội nhận được dự án, việc làm và khởi nghiệp.
backend là gì
Biết tiếng Anh giúp nhà lập trình Backend có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc

Kiến trúc về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu và Hosting

Người lập trình Backend cần trang bị các kiến thức cơ bản như:

  • Hệ điều hành, hệ quản trị nội dung như Magento, WordPress, Joomla!,...
  • Công nghệ website: AngularJS, NodeJS, ReactJS,...
  • Cơ sở dữ liệu: khả năng viết SQL Query.

Kỹ năng mềm

Lập trình viên cần trang bị các kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng thuyết trình: Lập trình viên cần tự tin trình bày, phát biểu trước đám đông về dự án và các báo cáo về tiến độ công việc, giáo pháp,.... Vì vậy, kỹ năng thuyết trình giúp lập trình viên tự tin và có khả năng trình bày logic để thăng tiến trong công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp: Các nhà lập trình Backend cần làm việc theo nhóm và hợp tác với nhiều bộ phận khác nên cần có sự khéo léo trong giao tiếp giúp làm việc chuyên nghiệp hơn.
  • Kỹ năng phân tích logic: Người lập trình cần có tự duy logic để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao.
  • Kiên trì, tỉ mỉ: Nghề lập trình đòi hỏi độ chính xác cao nên người lập trình cần có sự cẩn thận, cầu toàn, kiên trì.

Bài viết liên quan:

Hy vọng những thông tin được FPT Cloud tổng hợp trên đây sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu được Backend là gì cùng như vai trò và cách trở thành nhà lập trình chuyên nghiệp. Nhà lập trình viên Backend giúp doanh nghiệp xây dựng trang web, ứng dụng với giao diện trơn tru và tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng. 

Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend