Báo cáo về thị trường Điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2020
Thị trường Điện toán đám mây năm 2020 đã được những chuyên gia trong ngành dự đoán trước về sự bùng nổ phát triển, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm đến nay khiến nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chính vì điều này, thị trường Điện toán đám mây đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được những thành công nhất định, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong năm nay.
Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỷ đô trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, từ năm 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 64.4%
Có thể trong tương lai ngắn, thị trường Điện toán đám mây sẽ được phát triển mạnh mẽ. Dấu hiệu rõ nhất để thể hiện dự đoán này sẽ thành hiện thực đó là vì đa số các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về những kiến thức cơ bản của Điện toán đám mây.
Chính vì vậy, việc thị trường điện toán đám mây năm 2020 trở nên bùng nổ và sôi động là điều đã được dự báo từ trước với các “con số biết nói” minh chứng cho điều này. Có tổng số hơn 72% làn sóng ủng hộ điện toán đám mây trên thị trường, cụ thể như sau:
– 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây.
– 14% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìm hiểu.
– 39% thị trường đã triển khai và đang sử dụng Điện toán đám mây.
– 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Điện toán đám mây và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu dài trên thị trường Điện toán đám mây trong các năm tiếp theo.
– 3% còn lại cho biết họ hoàn toàn không có dự định triển khai dự án đám mây.
Có thể bạn quan tâm: DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG LOẠI ĐÁM MÂY NÀO?
Dù Thị trường điện toán đám mây vẫn đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó như:
– Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành đám mây trơn tru
– Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây
– Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót
– Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị trường Điện toán đám mây
– Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài
– Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh
– Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh nghiệp sử dụng
Trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây với số điểm là 41/100. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016 Việt Nam đạt kỷ lục có mức độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN với mức tăng trưởng là 64,4% (so với mức phát triển trung bình của cả khối ASEAN là 49.5%).
Tuy số liệu tăng trưởng khả quan là thế nhưng doanh thu mà thị trường Điện toán đám mây mang về còn rất thấp. Cụ thể là vì các doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả trung bình 1,7$/năm/người cho việc sử dụng đám mây (số liệu từ năm 2016).
Nếu so sánh mức chi phí này với Singapore thì họ chấp nhận chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ đám mây gấp 107 lần so với nước ta. Malaysia gấp 6,5 lần, Thái gấp 2,4 lần và Philippines gấp 1,3 lần Việt Nam.
Tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì họ đã dần nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại. Theo báo cáo, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây có thể tiết kiệm lên đến 40% chi phí dự định tự đầu tư, rút ngắn thời gian dự án từ 1 tháng đến 1.5 tháng, không còn tốn chi phí về nhân sự, bảo hành, bảo trì hệ thống…
Tuy thị trường Điện toán đám mây 2020 ở Việt Nam còn chưa được đầu tư với quy mô lớn để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại công nghệ lên ngôi, xu hướng thị trường cũng đang dần chuyển sang công nghệ AI thì việc bùng nổ thị trường Điện toán đám mây là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Có 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụ chính trong thị trường Điện toán đám mây năm trong năm 2020, đó là:
– Doanh nghiệp cung cấp nước ngoài
– Doanh nghiệp lớn trong nước tự thực hiện dự án Điện toán đám mây
– Doanh nghiệp nhỏ lẻ, Startup cung cấp dịch vụ đám mây
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây như Google, Microsoft có lợi thế hơn trong việc triển khai các dự án liên quan vì họ không những có nguồn vốn dồi dào mà họ còn có nhiều kinh nghiệm và đã dành rất nhiều thời gian cho nó hơn các công ty tại Việt Nam. Dù là vậy như những công ty nước ta cũng đã từng bước tích cực tiến lên trong thị trường Điện toán đám mây năm 2020 vừa qua.
Bài toán chi phí về băng thông khá rõ ràng, đối với các doanh nghiệp sử dụng các Server ở nước ngoài, khi truyền tải dữ liệu chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều khu sử dụng hạ tầng đám mây.
Nếu sử dụng dịch Điện toán đám mây của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây trong nước thì chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều (rơi vào khoảng 50%). Lý do là vì lượng Server/người nhiều hơn dẫn đến việc đường truyền rẻ hơn, ổn định hơn.
Ngoài ra, nếu sử dụng Điện toán đám mây tại các doanh nghiệp cung cấp trong nước thì sẽ đc hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí là nhận được sự hỗ trợ tức thì.
Lợi thế về chi phí có thể rõ ràng nhận thấy khi người dùng không cần phải lắp đặt phần cứng hay bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra các doanh nghiệp với nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu và làm việc từ xa cũng là nhân tố góp phần cho sự phát triển của các dịch vụ đám mây trong năm nay.
Sau đại dịch Covid-19, thống kê cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đám mây nhiều hơn. Dữ liệu từ các doanh nghiệp được lưu trữ và thu về hiệu quả hơn. Vai trò thực thụ của những doanh nghiệp cung cấp Điện toán đám mây là giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng đám mây và hỗ trợ những lúc thật sự cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Lựa Chọn Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp Nhỏ
Việc kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây là một nước khá thông minh của giới công nghệ trong thế giới. Các chuyên gia trên thế giới đánh giá thị trường điện toán đám mây năm 2020 tại Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai.
Vì vậy, việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kết hợp giữa công nghệ AI và Điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là một thị trường với quy mô không lớn nhưng với bước đi sớm, có kế hoạch sớm trong năm 2020 thì trong tương lai, thị trường Điện toán đám mây sẽ phát triển nhanh chóng.
Hiện nay thị trường Điện toán đám mây của Việt Nam đã có khả năng tính toán, tiếp nhận và xử lý dữ liệu,… Có thể nói Điện toán đám mây Việt Nam đã trang bị đủ và sẵn sàng cho việc bùng nổ.
Trong 2-3 năm tới, thị trường Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa và sẽ đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |