Blogs Tech

Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu

16:03 11/10/2024
Dropbox là công cụ lưu trữ đám mây hữu ích được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể sao lưu, truy cập và chia sẻ nội dung quan trọng của mình từ mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị. Thao tác sử dụng Dropbox cũng hết sức đơn giản sẽ được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết. Đón xem ngay nhé! >>> Xem thêm: Bảng giá thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Dropbox là gì? Dropbox được ra đời vào năm 2008 bởi công ty cùng tên – Dropbox. Với Dropbox tất cả các tệp hình ảnh, tệp tin, văn bản,... của bạn được sao lưu vào đám mây và có sẵn trực tuyến. Công cụ Dropbox tương thích sử dụng trên nhiều hệ điều hành hay trình duyệt web phổ biến như: Android, iOS, Windows, Linux, macOS,... [caption id="attachment_38646" align="aligncenter" width="800"] Dropbox là gì?[/caption] Hiện nay, Dropbox đã trở thành công cụ hữu ích trong công việc và đặc biệt cần thiết đối với những người thường xuyên làm việc online. >>> Xem thêm: Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A - Z 2. Tính năng chính của Dropbox Để có được chỗ đứng như hiện tại, nhà phát triển Dropbox đã rất nỗ lực và không ngừng cải tiến mang tới những tính năng đa dạng đáp ứng nhu cầu làm việc. Dropbox có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau để bạn có thể sắp xếp và giải quyết công việc của mình một cách hiệu quả. Lưu trữ và truy cập tệp từ mọi lúc, mọi nơi: Dropbox lưu trữ các tệp của bạn ở một nơi an toàn và có thể truy cập được ở mọi nơi mà không cần lo lắng về kích thước tệp, bất kể bạn đang sử dụng thiết bị nào (từ máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng). Với Dropbox, bạn không cần phải kết nối với ổ cứng để truy cập các tệp quan trọng của mình. Tập hợp tất cả nội dung của bạn lại với nhau: Tại Dropbox bạn có thể tạo tạo và chỉnh sửa file dữ liệu của mình bao gồm nội dung trên đám mây và các tệp Microsoft Office. Bởi vậy, bạn tốn ít thời gian hơn để chuyển đổi giữa các ứng dụng hoặc tìm kiếm tệp. [caption id="attachment_38647" align="aligncenter" width="800"] Tính năng chính của Dropbox[/caption] Lưu trữ an toàn và bảo mật tất cả các tệp và thư mục của bạn: Tất cả dữ liệu tại Dropbox được sao lưu và bảo vệ với nhiều cấp độ bảo mật khác nhau. Nếu chẳng may máy tính của bạn bị hỏng hoặc bạn bị mất điện thoại thì bạn không cần lo lắng, dữ liệu đã được lưu và có thể phục hồi. Dễ dàng công tác với những người dùng khác: Dropbox là công cụ mang đến không gian làm việc nhóm. Theo đó bạn có thể cộng tác cùng những người khác trong các dự án, lập kế hoạch làm việc,…Tất cả những nhận xét của bạn được lưu trữ cùng với tệp. Bởi vậy thay vì tìm kiếm trong hàng trăm email để xem ai đã nói gì, phản hồi gì về bất kỳ phần nào trong dự án bạn có thể xem trực tiếp trên tệp một cách dễ dàng. Tuy nhiên, Dropbox cũng có các tính năng bảo vệ bằng mật khẩu, liên kết hết hạn và quyền tải xuống. Điều này nhằm đảm bảo các tệp được chia sẻ đúng người và bảo vệ an toàn dữ liệu khi có nhiều người dùng. Đồng bộ dữ liệu: Khi sử dụng Dropbox bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng mình đang làm việc với phiên bản mới nhất. Song bạn vẫn có thể truy cập vào các bản nháp cũ của tài liệu, lịch sử phiên bản đã được lưu lại giúp bạn có thể quay lại tìm kiếm và truy cập vào bất kỳ phiên bản nào trước đây. Liên kết với các công cụ làm việc khác: Dropbox không ngừng mở rộng kết nối với các công cụ phổ biến. Hiện tại người dùng Dropbox có thể kết nối và chuyển đổi nội dung cần thiết với Slack, Zoom, HelloSign,… 3. Hướng dẫn sử dụng Dropbox 3.1 Sử dụng Dropbox trên trình duyệt Cách sử dụng Dropbox trên trình duyệt phổ biến hơn cả với đa dạng tùy chọn và tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt người dùng không cần thực hiện các bước cài đặt rườm rà. Chi tiết cách dùng như sau: Bước 1: Truy cập trang web dropbox.com và thực hiện đăng nhập vào tài khoản Đầu tiên bạn cần truy cập vào website Dropbox tại địa chỉ dropbox.com. Trên giao diện chính bạn nhấn chọn nút “Sign in” (Đăng nhập). Sau đó điền chính xác thông tin bao gồm địa chỉ email và mật khẩu của bạn. [caption id="attachment_38648" align="aligncenter" width="800"] Truy cập trang web dropbox.com[/caption] Hoặc bạn có thể nhấn chọn vào nút “Sign in with Google” để sử dụng tài khoản Google hoặc Sign in with Apple để sử dụng tài khoản Apple ID đăng nhập. Bước 2: Sử dụng Dropbox Sau khi đã thành công đăng nhập vào tài khoản hãy tải lên một file hoặc thư mục bất kỳ để bắt đầu sử dụng. Một số phím chức năng mà bạn cần biết trên Dropbox bao gồm: Upload files: Tải lên và lưu trữ tệp tin. Upload folder: Tải lên và lưu trữ thư mục. New folder: Tạo thư mục mới. New shared folder: Tạo thư mục mới để chia sẻ với người khác. Ngoài ra còn khi bạn nhấn chọn “Create new file” sẽ có một số tùy chọn khác như: Dropbox Paper, công cụ Microsoft Office (Word, Excel và PowerPoint), công cụ của Google gồm Docs, Sheets và Slides. [caption id="attachment_38649" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn “Create new file”[/caption] 3.2 Tải và cài đặt Dropbox trên máy tính Hướng dẫn cài đặt Dropbox cho máy tính PC Bước 1: Tải và cài đặt Dropbox về máy tính Ngoài sử dụng Dropbox bạn có thể tải Dropbox về máy tính để trải nghiệm trọn vẹn những tính năng đa dạng tại đây. Trước hết bạn cần nhấn chọn đường dẫn sau để tải Dropbox. [caption id="attachment_38651" align="aligncenter" width="800"] Tải về Dropbox cho máy tính[/caption] Bạn mở file vừa tải về và tiến hành cài đặt. Quá trình cài đặt sẽ diễn ra trong vài giây. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ điều hướng đến một hộp thoại yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký. [caption id="attachment_38652" align="aligncenter" width="800"] Yêu cầu người dùng đăng nhập[/caption] Bạn nhập Email và mật khẩu và sau đó nhấn “Sign in” Tiếp tục, bạn nhấn “Next”. [caption id="attachment_38653" align="aligncenter" width="800"] Tiếp tục, bạn nhấn “Next”.[/caption] Khi này, bạn sẽ lựa chọn cách đồng bộ dữ liệu với Dropbox như sau: Make files local: Sử dụng tập tin cục bộ - Tải xuống dữ liệu từ Dropbox và truy cập nó trên bộ nhớ máy tính của bạn. Make files online-only: Sử dụng tập tin online - Sử dụng Dropbox Plus để truy cập file trực tuyến. Việc này giúp tiết kiệm bộ nhớ trên máy tính của bạn. Tại đây, chúng tôi lựa chọn cách đồng bộ “Make files local” để hướng dẫn cho phần tiếp theo. Sau đó bạn tiếp tục nhấn “Continue with Basic”. [caption id="attachment_38655" align="aligncenter" width="800"] Nhấn “Continue with Basic”[/caption] Bạn lựa chọn các thư mục cần đồng bộ với Dropbox và nhấn chọn nút “Set up”. [caption id="attachment_38656" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn nút “Set up”[/caption] Tại đây, bạn chọn “Continue With Basic”. Khi bạn muốn sử dụng phiên bản Dropbox Plus thì nhấn “Try Plus for free”. [caption id="attachment_38657" align="aligncenter" width="800"] Bạn chọn “Continue With Basic”[/caption] Giờ thì bạn chờ đợi trong giây lát để Dropbox tiến hành đồng bộ các thư mục. [caption id="attachment_38658" align="aligncenter" width="800"] Dropbox-tien-hanh-dong-bo-cac-thu-muc[/caption] Để quay trở lại giao diện chính của Dropbox bạn nhấn chọn “Go to Dropbox”. [caption id="attachment_38659" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn “Go to Dropbox”[/caption] Bước 2: Hướng dẫn sử dụng Dropbox Trên giao diện chính Dropbox bạn có thể sử dụng một số tùy chọn phổ biến như: [caption id="attachment_38660" align="aligncenter" width="800"] Hướng dẫn sử dụng Dropbox[/caption] Thực hiện tải một tệp tin, hình ảnh, thư mục,... lên Dropbox, bạn chỉ cần sao chép chúng và dán vào Dropbox. Thực hiện chia sẻ một tệp tin có trong Dropbox, bạn nhấn chuột phải vào tệp tin và chọn “Share”. [caption id="attachment_38661" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chuột phải vào tệp tin và chọn “Share”[/caption] Thực hiện sao chép link của thư mục và gửi cho người khác, bạn nhấn chuột phải tệp tin và chọn “Copy Dropbox Link”. Hướng dẫn cài đặt Dropbox for Mac Trình tự cài đặt Dropbox for Mac tương tự như trên, khi Dropbox được cài đặt trên máy tính của bạn, bạn sẽ thấy biểu tượng Dropbox trên thanh menu của Mac và thư mục Dropbox trên ổ cứng của bạn. >>> Xem thêm: Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A - Z 4. Một số mẹo cần biết khi sử dụng Dropbox Để khai thác tối đa công năng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng bạn có thể tham khảo một số mẹo dùng Dropbox dưới đây! 4.1 Khôi phục file đã xóa Nếu chẳng may lỡ tay xóa một tập tin quan trọng trong Dropbox bạn đừng lo lắng. Tập tin này có thể khôi phục, tùy vào gói dịch vụ bạn đang sử dụng mà hệ thống sẽ lưu trữ các tệp đã xóa từ 30 ngày – 120 ngày. Thao tác thực hiện đơn giản như sau: Bạn truy cập trang web Dropbox và chuyển đến phần “Tệp” và nhấn vào mục “Đã xóa gần đây”. Về cơ bản đây mục này tương tự như Recycle Bin trên máy tính. Bạn chọn các tệp bạn muốn khôi phục và nhấp vào “Khôi phục”. 4.2 Đánh dấu thư mục quan trọng Thao tác nhỏ này giúp bạn sẽ dành tìm được thư mục nhanh chóng. Theo đó, thư mục được đánh dấu sẽ xuất hiện ở trên cùng khi bạn mở trang web hoặc ứng dụng Dropbox. 4.3 Xác thực bảo mật 2 yếu tố Để tăng cường bảo mật bạn có thể bật xác thực 2 yếu tố (sử dụng SMS OTP hoặc Google Authenticator). Thao tác thực hiện như sau: Bạn truy cập mục “Cài đặt cá nhân” tiếp tục chọn “Bảo mật và bật Xác minh hai bước”. 4.4 Request files [caption id="attachment_38663" align="aligncenter" width="800"] Request files[/caption] Tính năng này tại Dropbox cho phép bạn tạo các liên kết. Bạn cũng có thể gửi liên kết đến ai đó (kể cả khi người đó không sử dụng Dropbox) hoặc thêm các tệp khác vào thư mục. Để bật tính năng này, hãy nhấp vào “File Request” và sử dụng nút “File Request” sau đó nhập tên cho thư mục bạn muốn lưu, đặt thời hạn, tạo liên kết và gửi. 4.5 Lưu file sử dụng ngoại tuyến Nếu bạn có tài khoản Dropbox Basic, bạn chỉ có thể lưu các tệp riêng lẻ để sử dụng ngoại tuyến (sử dụng ứng dụng iOS và Android). Tuy nhiên bạn sẽ cần nâng cấp lên tài khoản Dropbox Professional để lưu thư mục. Để có thể sử dụng ngoại tuyến, hãy nhấn vào nút menu trong khi xem tệp và nhấn vào nút “Make Available Offline” để lưu tệp vào thiết bị của bạn. 4.6 Scan tài liệu trực tiếp vào Dropbox Đây cũng là một tính năng hữu ích mà bạn có thể sử dụng. Bắt đầu bạn nhấn vào biểu tượng dấu + và chọn “Quét tài liệu”. Sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình để chụp ảnh và chuyển đổi sang định dạng tài liệu đã quét. Cuối cùng chọn một vị trí để lưu tài liệu. 4.7 Trở về phiên bản cũ của file Để xem lại phiên bản cũ của file bạn chọn “Menu” và chọn “Version History”. Tại đây hiển thị đầy đủ các tệp đã được lưu và thông tin thời gian, tác giả. Nhấn chọn phiên bản để xem trước và sử dụng nút “Restore” trở về phiên bản đó. [caption id="attachment_38664" align="aligncenter" width="800"] Trở về phiên bản cũ của file[/caption] 4.8 Thay đổi URL Đây là mẹo thay thế dl=0 bằng dl=1 ở cuối URL chia sẻ Dropbox để lấy link tải trực tiếp để khi tải lại file sẽ được tải ngay. 4.9 Sử dụng tính năng đồng bộ Để thực hiện bạn truy cập mục “Cài đặt” và chọn “Selective Sync” tức Đồng bộ hóa có chọn lọc. Tính năng này cho phép bạn chọn các thư mục cụ thể để sao lưu trên máy tính thay vì toàn bộ thư mục Dropbox. Đồng thời, sẽ ngăn bạn sao lưu ảnh hoặc các tệp lớn chiếm dung lượng trên máy tính của bạn. 5. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của FPT Cloud Bên cạnh Dropbox, người dùng Việt còn có một sự lựa chọn lý tưởng khác đó là dịch vụ lưu trữ dữ liệu Object Storage của FPT Cloud.  Đây là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. FPT Cloud sở hữu hệ sinh thái +50 giải pháp đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. Với rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Sử dụng không giới hạn: Khả năng mở rộng không giới hạn, tính sẵn sàng, độ bền dữ liệu cao. Quản lý, truy cập dễ dàng: Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây FPT Cloud bạn có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào khi có kết nối internet. Việc quản lý dễ dàng trên giao diện portal. Tiết kiệm chi phí: Đặc biệt, Object Storage giúp bạn tiết kiệm chi phí với tùy chọn chỉ trả phí cho phần dung lượng, tài nguyên thực tế sử dụng. Đảm bảo an toàn dữ liệu: Các tính năng mã hóa đường truyền, phân quyền truy cập giúp người dùng dễ dàng quản lý và đảm bảo an toàn dữ liệu. Những bài viết liên quan: Google Web Store là gì? Cách cài đặt & quản lý tiện ích trên Web Store Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2023 Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mailchimp từ A – Z Magento là gì? Tính năng và lợi ích sử dụng nền tảng Magento Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Dropbox là gì của bạn và chia sẻ tất tần tật cách sử dụng Dropbox hiệu quả. Hy vọng qua bài biết của FPT Cloud bạn có thêm thông tin hữu ích về giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn và dễ dàng sử dụng.

Đón đầu các cuộc tấn công mạng với giải pháp tường lửa ứng dụng trí tuệ nhân tạo

13:23 11/10/2024
Bằng cách bảo vệ các ứng dụng khỏi lỗ hổng đã biết và zero-day, giải pháp tường lửa ứng dụng trí tuệ nhân tạo mới có thể chống lại việc xâm nhập, rò rỉ dữ liệu… Sự bùng nổ của internet và xu hướng tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường khách hàng mục tiêu thông qua web app, mobile app đã ít nhiều điều hướng sự chú ý của hacker sang tầng ứng dụng. Tình trạng tấn công thông qua ứng dụng web đang xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt nhắm vào các cơ sở trọng yếu, khối ngân hàng, tài chính và các doanh nghiệp lớn. Riêng trong Q1/2024, Bộ Công an đã phát hiện hơn 20 triệu cảnh báo các cuộc tấn công mạng. Đã đến lúc các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng hệ thống bảo mật thông tin cho web app nhằm đối phó với các cuộc tấn công ngày càng tinh vi. [caption id="attachment_53555" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ hệ thống bảo mật thông tin[/caption] Web Application Firewall (WAF) là giải pháp bảo mật toàn diện và mạnh mẽ cho ứng dụng web thông qua việc kiểm tra lưu lượng truy cập và lọc ra những yêu cầu nào có mối đe dọa xâm phạm đến trang web trước khi đến ứng dụng web. Những giải pháp tường lửa ứng dụng web thế hệ 1, 2 đầu tiên xác định và sàng lọc lưu lượng truy cập dựa trên danh sách các dấu hiệu truy cập hợp pháp (whitelist) và các mẫu tấn công nguy hiểm (blacklist). Mặc dù được cải thiện với khả năng tự động thiết lập thích ứng danh sách trắng thông qua việc tăng cường giám sát nhưng khả năng phân loại và xác định chính xác các mối nguy hiểm còn hạn chế, đòi hỏi sự can thiệp của quản trị viên để có thể tối ưu chính sách bảo mật. Đến thế hệ thứ ba, WAF đã có thể kết hợp các kỹ thuật khác nhau như blacklist, whitelist và phân tích sâu gói dữ liệu để phát hiện và phân loại logic các cuộc tấn công. Cách tiếp cận dựa trên logic để phát hiện các biến thể tấn công mới, cùng với khả năng tùy biến mẫu nhận dạng các kiểu tấn công đã giúp WAF thế hệ 3 có thể phát hiện thông minh, chính xác lưu lượng tấn công với tập nhận diện mẫu tối thiểu. FPT Cloud WAPPLES là dịch vụ tường lửa bảo mật ứng dụng web thế hệ thứ 3 - Thế hệ mới nhất tích hợp công cụ phát hiện mối đe dọa sử dụng logic thông minh dựa trên công nghệ học máy (Machine Learning) tiên tiến, giúp bảo vệ tối đa các ứng dụng web và API khỏi các cuộc tấn công. Công nghệ độc quyền của Penta Security COCEP™ - Contents Classification and Evaluation Processing với 39 quy tắc phát hiện được tạo ra bởi học máy (Machine learning), giúp nhận dạng chuẩn xác các cuộc tấn công và những biến thể. Từ đó, đạt được độ chính xác vượt trội và giảm tối đa các trường hợp dương tính giả. Bằng cách bảo vệ các ứng dụng khỏi các lỗ hổng đã biết và zero-day, FPT Cloud WAPPLES không chỉ là một giải pháp hiệu quả chống lại việc xâm nhập dữ liệu nhạy cảm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, truy cập trái phép và giả mạo trang web thông qua tính năng cân bằng tải và tự động cập nhật các mối đe dọa theo thời gian thực. FPT Cloud WAPPLES được cung cấp dưới hình thức phần mềm giúp việc triển khai trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Việc tích hợp giải pháp vào hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng phòng thủ trước top 10 mối đe dọa theo tiêu chuẩn OWASP như: SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS), Sensitive Data Exposure. Đồng thời có thể giám sát toàn diện, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công mạng; phản ứng nhanh với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Ông Đoàn Đăng Khoa – Phó Tổng giám đốc FPT Smart Cloud nhận định: "Với vị thế là nhà cung cấp điện toán đám mây hàng đầu, chúng tôi không ngừng nâng cao năng lực cung cấp và đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp. FPT Cloud WAPPLES là dịch vụ tận dụng những lợi thế về công nghệ của nhà cung cấp điện toán đám mây hàng đầu FPT Smart Cloud và kinh nghiệm chuyên môn từ đơn vị bảo mật uy tín – Penta Security, nhằm cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện cho doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công vào lỗ hổng an ninh và lỗ hổng Zero-day." Ông Jay Jang, Chuyên gia Cố vấn An ninh mạng, Penta Security cho biết: "Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang đẩy nhanh quá trình Chuyển đổi số bằng sự đổi mới liên tục. Đi cùng với đó vẫn cần chủ động triển khai, nâng cấp hệ thống phòng thủ trên mọi nền tảng, mọi ứng dụng và thiết bị bằng giải pháp bảo mật thông minh, an toàn. Chúng tôi tin rằng việc hợp tác chiến lược giữa FPT Smart Cloud và Penta Security sẽ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có của hai bên, từ đó giúp nâng cao năng lực, tạo bước đột phá về sản phẩm bảo mật trên thị trường." Nhân dịp ra mắt dịch vụ, FPT Smart Cloud triển khai chương trình "30 ngày trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trọn bộ tính năng của FPT Cloud WAPPLES". Đăng ký ngay tại ĐÂY Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

SAP là gì? Các lợi ích và ứng dụng của phần mềm SAP

16:44 07/10/2024
SAP là gì? Theo đó hiện tại đây là một phần mềm đang được ứng dụng vô cùng phổ biến trên thị trường. Nó đảm nhiệm một vai trò khá lớn trong quá trình quản lý những doanh nghiệp. Nói cách khác SAP chính là yếu tố quan trọng để tạo nên được sự thành công cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm SAP là gì hãy cùng giải đáp chi tiết qua bài viết sau.  >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ đám mây: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 1. SAP là gì?  SAP hiện tại là tên viết tắt của System Application Programing. Theo đó đây là tên công ty cung cấp về phần mềm rất nổi tiếng ở nước Đức. Ngoài ra SAP còn được biết tới là một phần mềm hoạch định cho doanh nghiệp và được công ty SAP phát triển nên, sau đó tung ra thị trường năm 2006. Phần mềm này hiện tại được biết tới tên gọi đầy đủ hơn, là SAP ERP (hay Enterprise Resource Planning). Phần mềm SAP này đang mang tới cho doanh nghiệp hàng loạt những kế hoạch về nguồn lực vô cùng quan trọng có thể kể đến như: quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý quan hệ KH,... Theo đó phần mềm này đã không ngừng phát triển và luôn cải tiến thành các phiên bản mới, đảm bảo chất lượng. SAP hơn hết còn cung cấp tới cho khách hàng các phần mềm tích hợp đa dạng để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp kiểm soát được quy trình vận hành một cách dễ dàng của công ty. Phần mềm hoạch định này hiện tại đang được rất nhiều những doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau tính nhiệm cũng như sử dụng. Vậy lịch sử hình thành cũng như phát triển của SAP là gì? [caption id="attachment_21488" align="aligncenter" width="771"] SAP chính là tên công ty cung cấp về phần mềm rất nổi tiếng ở nước Đức.[/caption] Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1972: 5 nhân viên IBM (Hasso Plattner, Dietmar Hopp, Klaus Tschira, Hans-Werner Hector và Claus Wellenreuther) đã thành lập nên công ty Systemanalyse und Programmentwicklung - SAP có văn phòng được đặt tại Mannheim và trụ sở chính ở Weinheim. Năm 1973: Đã cho ra đời sản phẩm kế toán với tên gọi là System RF và sau này đã đổi tên thành R/1 Năm 1976: Công ty SAP GmbH chuyên về cố vấn và tiêu thụ đã được thành lập. Công ty Systemanalyse und Programmentwicklung 5 năm sau đã được giải thể và những quyền hạn đã chuyển qua SAP GbmH. Năm 1977: Chuyển trụ sở chính từ Weinheim tới Walldorf. Năm 1979: Cho ra đời sản phẩm R/2. Năm 1988: Chuyển thể công ty thành công ty cổ phần. Đã nâng vốn điều lệ lên trong hai bước và từ 5.000.000 Mark Đức lên thành 60.000.000 Mark Đức. Cổ phần của công ty vào tháng 10 đã được niêm yết ở thị trường chứng khoán.  Năm 1990: Công ty đã phát hành ra cổ phần ưu đãi và nâng vốn điều lệ lên thành 85.000.000 Mark Đức. Năm 1991: Tại hội chợ CeBIT đã giới thiệu là sản phẩm ở Hannover, Đức. Năm 1999: Sản phẩm mySAP.com đã được giới thiệu ra công chúng.  Năm 2003: Trong hội đồng quản trị người thành lập cuối cùng nên SAP còn lại là ông Hasso Plattner và sau đó cũng đã rút lui ra khỏi hội đồng quản trị.  Năm 2004: Phiên bản đầu tiên SAP NetWeaver04 đã được ra mắt trên thị trường. 2. Ưu điểm của các phần mềm phát hành bởi SAP Với nhận thông tin về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như phát triển trên vậy hiện tại ưu điểm của các phần mềm phát hành bởi SAP là gì? Theo đó phần mềm SAP hiện tại đang chiếm được lòng tin và sự tin tưởng của những doanh nghiệp đa quốc gia vì SAP ERP đã đem đến những lợi ích và giá trị tuyệt vời. Trong đó một lợi ích rất lớn khi những doanh nghiệp dùng phần mềm này có thể kể đến là:  Phần mềm SAP có thể giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý cũng như tính toán đơn hàng. Chính điều này đã giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh một cách tối đa.  Giảm thiểu thời gian tính giá bán.  Tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và linh hoạt cho toàn bộ những nhân viên có trong công ty.  SAP là gì? Theo đó nó đang đem đến những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời tới cho toàn bộ phòng ban của công ty.  [caption id="attachment_21498" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm trên thị trường hiện nay của các phần mềm phát hành bởi SAP là gì?[/caption] Cung cấp một quy trình vận hành phù hợp phải chuyên nghiệp với mọi đặc thù trong kinh doanh cũng mỗi một doanh nghiệp.  Giảm thiểu được chi phí trong quá trình phân phối, quản lý nhân sự và vận chuyển hàng hóa.  Nếu như có tìm hiểu phần mềm SAP là gì thì sẽ biết được rằng nó đang giúp cho những doanh nghiệp giảm thiểu một cách tối đa về rủi ro, giá trị vay vốn cũng như về mặt tài chính.  Vậy trên thị trường hiện nay ứng dụng của phần mềm SAP là gì?  >>> Xem thêm: Call center là gì? Chức năng & Cách triển khai call center 3. Ứng dụng của phần mềm SAP  Với những thông tin về khái niệm SAP là gì trên, vậy trên thực tiễn hiện tại ứng dụng của phần mềm SAP là gì? Hãy cùng điểm qua một số những ứng dụng phổ biến của phần mềm này ngay sau đây: [caption id="attachment_21502" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng trên thị trường hiện nay của phần mềm SAP là gì?[/caption] 3.1 Lĩnh vực quản lý bán hàng Theo đó trong lĩnh vực quản lý bán hàng phần mềm này đang được ứng dụng một cách rộng rãi trong quá trình mua bán hàng hóa. Trong quá trình thực hiện mua bán hàng hóa thì SAP sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý nhận đơn đặt hàng, quy trình vận chuyển phải khâu thanh toán và số lượng hàng tồn kho. Chính điều này sẽ giúp cho tất cả những doanh nghiệp có thể quản lý được một cách chặt chẽ toàn bộ quy trình mua hàng cũng như duy trì được mối quan hệ tốt với đối tác. Ngoài ra nhờ vào phần mềm SAP là gì này mà tất cả những doanh nghiệp đều có thể quản lý được quy trình bán hàng hiệu quả. Vì SAP sẽ theo dõi một cách chặt chẽ về doanh thu cũng như dự báo lợi nhuận,... và từ đó giúp cho những doanh nghiệp phân tích cũng như tìm ra những cơ hội tiềm năng qua những chỉ số báo cáo.  Đây là phần mềm hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý được quan hệ với khách hàng, quản lý cuộc gọi, những hợp đồng về dịch vụ và toàn bộ những hoạt động tương tác cùng với khách hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể nắm bắt mong muốn của khách hàng cũng như lên được những chiến lược bán hàng một cách thành công.  [caption id="attachment_21506" align="aligncenter" width="771"] SAP hiện tại đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý bán hàng[/caption] 3.2 Lĩnh vực quản lý tài chính Ứng dụng của phần mềm SAP là gì? Hiện tại tài chính là vấn đề rất quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường hiện nay dù là với quy mô nhỏ hay lớn đều quan tâm tới.  Theo đó phần mềm này sẽ cho phép tất cả doanh nghiệp quản lý những hoạt động có liên quan tới kế toán có thể kể đến như: kế toán tổng hợp, bút toán, sắp xếp chứng từ và cung cấp những báo cáo chi tiết về hoạt động có liên quan tới tài chính của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn trong quá trình thu chi và quản lý nguồn vốn một cách nhanh chóng.  [caption id="attachment_21510" align="aligncenter" width="771"] SAP sẽ cho phép tất cả doanh nghiệp quản lý những hoạt động có liên quan tới kế toán[/caption] 3.3 Lĩnh vực quản lý lưu kho SAP là gì? Ngoài ra hiện tại phần mềm này còn được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực quản lý lưu kho. Theo đó quản lý lưu kho đang là một công việc khá phức tạp đồng thời cũng mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm SAP này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được nguồn nhân lực và thời gian. SAP sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ những khâu quy trình xuất kho, nhập kho của đơn hàng. Ngoài ra việc quản lý chính sách về giá và hàng tồn kho,... cũng được diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy hiện tại nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP là gì, hãy cùng giải đáp ở phần tiếp theo sau đây.  [caption id="attachment_21514" align="aligncenter" width="771"] SAP hiện tại đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý lưu kho[/caption] >>> Xem thêm: Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server 4. Nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP Với những thông tin về khái niệm SAP là gì cũng như những ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy hiện tại nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP là gì?  Hiện tại một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để giúp cho phần mềm này đang được lựa chọn một cách rộng rãi trên khắp toàn cầu đó chính là sự phổ biến về thông tin từ những nhóm người dùng. Theo đó họ là nhóm người dùng độc lập và không thu lợi nhuận đã được lập ra nhằm hỗ trợ cho những thành viên về kiến thức. Đồng thời cũng thúc đẩy được sự tham gia nhiều hơn từ phía khách hàng, giúp gia tăng được tiếng nói cho tất cả người dùng trong quá trình tác động tới những chiến lược của SAP cũng như cung cấp những cơ hội để kết nối một cách rộng mở.  Ở thời điểm hiện tại đây cũng chính là một môi trường để giúp cho nhân viên cũng như người dùng SAP hoàn toàn có thể gặp gỡ cũng như chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và những trải nghiệm thực tế.  [caption id="attachment_21518" align="aligncenter" width="771"] Nhóm đối tượng người dùng chính trên thị trường hiện nay của phần mềm SAP là gì?[/caption] Những bài viết liên quan: 4+ cách kiểm tra mã nguồn website đơn giản & chính xác nhất Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả Blog là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo Blog cá nhân miễn phí Cách cài đặt Plugin cho wordpress chi tiết từ A – Z Như vậy với những thông tin về khái niệm SAP là gì trên đã giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về phần mềm được sử dụng vô cùng phổ biến trên toàn cầu hiện nay này. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm này cũng như nhận ứng dụng hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Đặc biệt là giúp cho quá trình quản lý bán hàng, quản lý tài chính hoặc quản lý lưu kho của bạn được diễn ra thuận tiện nhất có thể. 

Tương lai “xanh” của điện toán đám mây

11:03 07/10/2024
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng, việc ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vào mọi lĩnh vực trở nên cấp thiết. Điện toán đám mây, với vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Chuyển đổi xanh trong điện toán đám mây là xu hướng tất yếu, mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng. 1. Chuyển đổi xanh trong điện toán đám mây là gì? Theo IBM, chuyển đổi xanh trong điện toán đám mây (hay còn gọi là Điện toán xanh, CNTT xanh hoặc CNTT bền vững) hướng đến việc việc hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường của hoạt động thiết kế, sản xuất, sử dụng và thải bỏ các thiết bị điện tử trong lĩnh vực điện toán đám mây. Để đạt được mục tiêu này, chuyển đổi xanh bao gồm giảm thiểu khí thải carbon và năng lượng được tiêu thụ từ phía nhà sản xuất, trung tâm dữ liệu và người dùng cuối; lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc bền vững, sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo để giảm thiểu chất thải điện tử,... 2. Vì sao chúng ta cần chuyển đổi xanh trong điện toán đám mây? Có thể khẳng định rằng ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đóng góp một phần đáng kể vào biến đổi khí hậu, với tỉ lệ 1,8% đến 3,9% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Lượng tiêu thụ năng lượng khổng lồ của các trung tâm dữ liệu cũng là một vấn đề nhức nhối, với mức tiêu thụ tăng gấp đôi chỉ trong thập kỷ qua, hiện chiếm 3% tổng mức tiêu thụ năng lượng hàng năm. Theo một báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery), mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của máy tính và toàn bộ ngành ICT cần phải được giảm đáng kể nếu muốn giảm thiểu biến đổi khí hậu kịp thời để tránh thiệt hại môi trường thảm khốc. Chính vì vậy, chuyển đổi xanh trong điện toán đám mây là giải pháp thiết yếu để giải quyết những thách thức về môi trường. “Xanh hoá” mọi khía cạnh của công nghệ thông tin hiện đại, từ con chip nhỏ nhất đến trung tâm dữ liệu lớn nhất sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon. Đây là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không chỉ các nhà sản xuất công nghệ mà các tập đoàn, tổ chức, chính phủ và cá nhân sử dụng công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi xanh. Các trung tâm dữ liệu khổng lồ cần thiết lập chính sách cắt giảm năng lượng, còn cá nhân có thể lựa chọn những hành động đơn giản hơn như tắt trình bảo vệ màn hình. 3. Các cách để “xanh hoá” điện toán đám mây 3.1. Nâng cao hiệu quả trong sử dụng điện toán đám mây Nhờ khả năng chia sẻ thông minh và linh hoạt, điện toán đám mây mang lại hiệu quả vượt trội so với các trung tâm dữ liệu truyền thống, giúp tối ưu nguồn tài nguyên. Vì vậy, việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực CNTT không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ dữ liệu lớn như Trí tuệ Nhân tạo (AI) và sản xuất phân tán, nhu cầu duy trì và hiệu quả năng lượng của các trung tâm điện toán đám mây ngày càng trở nên cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, các trung tâm dữ liệu hiện đại áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm loại bỏ sự lãng phí tài nguyên ở mọi khâu vận hành. Ví dụ, học máy (machine learning) đang được sử dụng để tự động tối ưu hóa hệ thống làm mát, giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể. Bên cạnh đó, các trung tâm dữ liệu cũng triển khai các hệ thống điều khiển thông minh cho nhiệt độ, ánh sáng và hệ thống làm mát, góp phần giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. 3.2. Sử dụng ảo hóa (virtualisation) để đảm bảo tính bền vững và tiết kiệm chi phí cho phần cứng Mặc dù tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động là những lợi ích chính của ảo hóa (virtualisation), ứng dụng của nó không chỉ giới hạn ở đó. Điện toán đám mây sử dụng ảo hóa để góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Không chỉ giới hạn ở tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động, các dịch vụ ảo hóa như FPT Cloud Desktop còn có thể giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ảo hóa cho phép tạo ra nhiều máy ảo (VM) trên cùng một máy chủ vật lý thông qua phần mềm chuyên dụng (hypervisor). Nhờ vậy, các máy chủ vật lý vốn tiêu thụ nhiều năng lượng được thay thế bằng phiên bản ảo tiết kiệm hơn, giảm thiểu đáng kể lượng điện năng tiêu thụ. Chuyển cơ sở hạ tầng CNTT nội bộ lên đám mây cũng đồng nghĩa với việc sử dụng ít máy chủ hơn, và loại máy chủ này thường tiêu thụ ít điện năng hơn, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường.

FPT Cloud WAPPLES – Giải pháp bảo mật ứng dụng web thông minh đột phá

16:38 03/10/2024
Tấn công ứng dụng web đang là mối đe doạ phổ biến, chiếm tới 26% tổng số vụ vi phạm dữ liệu. Nhằm trao quyền cho doanh nghiệp chủ động bảo mật và đối phó với các cuộc tấn công mạng, FPT Smart Cloud hợp tác cùng Penta Security ra mắt sản phẩm FPT Cloud WAPPLES - Nền tảng bảo vệ ứng dụng web thông minh, hứa hẹn bảo mật toàn diện và tối ưu cho mọi doanh nghiệp trên mọi môi trường đám mây. 1. Tường lửa ứng dụng web (WAF) qua các thế hệ Tường lửa ứng dụng web sở hữu các chức năng cơ bản như phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công web như SQL Injection và Cross-Site Scripting, tránh các vụ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, truy cập trái phép và phá hoại trang web hoặc giả mạo yêu cầu chéo trang. Trải qua quá trình phát triển không ngừng, tường lửa ứng dụng web ngày càng được nâng cấp và cải thiện để đáp ứng nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp. WAF thế hệ thứ nhất: Cơ chế hoạt động của WAF thế hệ 1 dựa trên phương pháp khớp mẫu được sử dụng trong các hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) để lập danh sách từ chối các cuộc tấn công đã biết. Tường lửa ứng dụng web thế hệ 1 thường xuyên nhầm lẫn các truy cập hợp pháp thành tấn công, dẫn đến tình trạng dương tính giả (false positive). Điều này không chỉ gây phiền hà cho người dùng mà còn khiến quản trị viên phải mất nhiều thời gian để giải quyết các báo động giả. WAF thế hệ thứ hai: Tường lửa thế hệ 2 đã có những cải tiến đáng kể so với thế hệ trước, đặc biệt là khả năng tự động xây dựng danh sách cho phép bằng cách phân tích ứng dụng web. Tuy nhiên, trước sự đa dạng và biến đổi không ngừng của các cuộc tấn công, tường lửa này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bảo mật của các ứng dụng web hiện đại. WAF thế hệ thứ ba: Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất giảm đáng kể kết quả dương tính giả so với hai thế hệ trước nhờ được trang bị các kỹ thuật như phát hiện danh sách từ chối, cho phép phát hiện danh sách và phân tích nội dung lưu lượng truy cập web để bảo vệ chống lại từng loại tấn công web. Hơn nữa, WAF thế hệ thứ 3 có khả năng phát hiện các biến thể tấn công mới bằng cách sử dụng logic, giảm tổng số chữ ký cần thiết trong danh sách. Điều này giúp giải quyết vấn đề phải liên tục cập nhật danh sách chữ ký, vốn là yêu cầu của hai thế hệ WAF trước đó. 2. FPT Cloud WAPPLES - Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất FPT Cloud WAPPLES là tường lửa ứng dụng web tiên tiến, tích hợp công cụ phát hiện mối đe dọa sử dụng logic thông minh dựa trên công nghệ học máy. Được thiết kế với các nguyên tắc bảo mật ứng dụng web, WAPPLES không chỉ hiệu quả trong việc chống lại các cuộc tấn công web phổ biến mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, truy cập trái phép và giả mạo trang web - những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các tổ chức hiện nay. Với công cụ phát hiện thông minh, nó cũng có khả năng phản ứng với các cuộc tấn công mới được đưa ra bởi các mối đe dọa dai dẳng nâng cao (APT). Bên cạnh đó, WAPPLES cung cấp bảo mật mạnh mẽ với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác vượt trội. Nó giúp duy trì trạng thái hoàn hảo của ứng dụng web liên tục thông qua tính năng tự chẩn đoán thời gian thực và kiểm tra định kỳ tự động, tất cả đều được kích hoạt bởi công nghệ học máy. Một số đặc điểm nổi bật của tường lửa thế hệ mới bao gồm: Dịch vụ bảo mật độc lập: FPT Cloud WAPPLES cung cấp khả năng áp dụng nâng cao và tăng khả năng xử lý tải nặng. Tường lửa thế hệ mới nhất này có thể được tích hợp vào môi trường đám mây của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả dụng cao, khả năng kiểm soát được cải thiện và quản lý tích hợp. Bên cạnh đó, FPT Cloud WAPPLES còn cung cấp phiên bản chuyên dụng về mặt vật lý, cho phép lưu lượng truy cập web cao hơn. Thiết lập chuyên nghiệp: Khác với các sản phẩm tường lửa thế hệ trước, FPT Cloud WAPPLES không áp dụng các quy tắc chung cứng nhắc. Ngược lại, tường lửa thế hệ mới cho phép điều chỉnh các chính sách bảo mật phù hợp với hành vi của khách hàng và đặc điểm của ứng dụng web. Được công nhận trên toàn cầu: Không chỉ có mặt trên 148 quốc gia trên toàn thế giới, gần đây nhất, FPT Cloud WAPPLES đã nhận được giải thưởng “Công ty tường lửa ứng dụng web của năm” từ Frost & Sullivan (2023), đồng thời được Gartner công nhận là một trong những giải pháp WAAP hàng đầu. 3. Các tính năng nổi bật của FPT Cloud WAPPLES Tích hợp công cụ phát hiện thông minh COCEPTM Công cụ phát hiện COCEPTM của FPT Cloud WAPPLES được tích hợp công nghệ của Penta Security, không chỉ giúp tăng cường khả năng phát hiện các hiểm hoạ mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung như tự chẩn đoán và báo cáo mối đe dọa. FPT Cloud WAPPLES chặn các cuộc tấn công không xác định và zero-day. Với các quy tắc được xác định và quy tắc tùy chỉnh, FPT Cloud WAPPLES bảo vệ máy chủ khỏi các cuộc tấn công web bằng cách phân tích và phát hiện theo loại tấn công. Nâng cao độ chính xác trong phát hiện mối đe doạ Các tường lửa ứng dụng web truyền thống thường gặp phải tình trạng dương tính giả (false positive). Quản trị viên bảo mật phụ trách sẽ phải tự rà soát, kiểm tra các kết quả dương tính giả và thêm chúng làm ngoại lệ cho các chính sách bảo mật. FPT Cloud WAPPLES, với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác, có tỷ lệ dương tính giả rất thấp, giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và nguồn lực trong quản lý. Khả năng chẩn đoán tức thời FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự chẩn đoán theo thời gian thực dựa trên học máy. Bằng cách đó, nó kiểm tra các vấn đề như quá tải lưu lượng, quá tải CPU/ bộ nhớ và không đủ dung lượng CSDL. Quản trị viên có thể đặt ngưỡng mong muốn và nhận cảnh báo khi vượt quá ngưỡng. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES tiến hành phân tích học máy trên dữ liệu nhật ký hoạt động của nó để xác định sự hiện diện của các bất thường và ngăn ngừa các vấn đề trước. Khả năng bảo trì tự động FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự động bảo trì thông qua các công cụ kiểm tra định kỳ. Khi một kỹ sư thực hiện kiểm tra, hệ thống sẽ tạo ra báo cáo bằng cách phân tích nhật ký phát hiện và kiểm toán cũng như dữ liệu từ tự chẩn đoán thời gian thực. Trước đây, các kỹ sư phải giải thích kết quả kiểm tra bằng lời nói, nhưng với FPT Cloud WAPPLES, các báo cáo tự động đã tóm tắt những kết quả này, giúp quản trị viên có cái nhìn tổng quan khách quan về tình trạng của WAF. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES còn tự động quản lý bảo trì bằng cách cung cấp chức năng báo động dịch vụ bảo trì, giảm bớt gánh nặng cho quản trị viên. Việc bảo trì tường lửa web là vô cùng quan trọng, bởi một lỗi nhỏ trong quá trình kiểm tra cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về bảo mật. Đối với tường lửa bảo mật thế hệ trước, các kỹ sư thường phải thực hiện kiểm tra thủ công bằng cách truy cập trang web hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần, tìm kiếm các bất thường của hệ thống như quá tải CPU. Điều này có thể dẫn đến sai sót bởi kết quả kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bởi phán đoán chủ quan của kỹ sư. Tuy nhiên, với tính năng bảo trì tự động, quá trình này trở nên chính xác và khách quan hơn, giảm thiểu đáng kể rủi ro bảo mật. Trong bối cảnh các cuộc tấn công vào ứng dụng web ngày càng tinh vi và phức tạp, việc trang bị một giải pháp bảo mật hiệu quả là điều cấp thiết. Với các chứng nhận uy tín như CC và GS, FPT Cloud WAPPLES hứa hẹn cung cấp bảo mật mạnh mẽ và toàn diện, khẳng định vị thế là giải pháp bảo mật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Cơ hội trải nghiệm FPT Cloud WAPPLES 30 ngày hoàn toàn miễn phí. Số lượng có hạn, chương trình kéo dài đến hết ngày 13/11/2024. Đăng ký ngay tại ĐÂY

ETL và ELT: Những sự khác biệt cần phải biết

11:00 02/10/2024
Trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL) cũng như trích xuất, tải và chuyển đổi (ELT) là hai phương pháp xử lý dữ liệu để phân tích. Các tổ chức lớn có hàng trăm (hoặc thậm chí hàng ngàn) nguồn dữ liệu từ mọi khía cạnh trong hoạt động của họ – ví dụ như các ứng dụng, cảm biến, cơ sở hạ tầng CNTT và các đối tác bên thứ ba. Họ phải lọc, sắp xếp và làm sạch khối lượng dữ liệu lớn này để biến chúng trở lên hữu ích cho phân tích và nghiệp vụ thông minh. Trong bài viết này FPT Cloud chia sẻ thêm những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 phương pháp trong quá trình xử lý dữ liệu. ETL là gì? ETL là tên viết tắt của Trích xuất, chuyển đổi, và tải (Extract, Transform, Load). Trong quá trình này, một công cụ ETL trích xuất dữ liệu từ các hệ thống nguồn RDBMS khác nhau sau đó chuyển đổi dữ liệu như áp dụng các biến đổi dữ liệu ( tính toán, nối chuỗi v.v. ) và sau đó tải dữ liệu vào hệ thống Data Warehouse. ETL là những luồng từ “nguồn” tới ”đích”. Trong quá trình ETL, engine chuyển đổi sẽ xử lý mọi thay đổi dữ liệu. ELT là gì? ELT là một phương pháp khác để tiếp cận công cụ chuyển động dữ liệu. Thay vì chuyển đổi dữ liệu trước khi viết, ELT cho phép “hệ thống đích” chuyển đổi trước. Dữ liệu đầu tiên được sao chép vào “đích” và sau đó được chuyển đổi tại đó. ELT thường được sử dụng với các database No-SQL như Hadoop, Data Appliance hoặc Cloud Installation. Các quy trình ELT và ETL khác nhau như thế nào? Tiếp theo, chúng tôi phác thảo các quy trình trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL) và trích xuất, tải và chuyển đổi (ELT). Bạn cũng có thể đọc một số thông tin nền tảng lịch sử. Quy trình ETL ETL bao gồm ba bước: Bạn trích xuất dữ liệu thô từ nhiều nguồn khác nhau Bạn sử dụng một máy chủ xử lý thứ cấp để chuyển đổi dữ liệu Bạn tải dữ liệu đó vào cơ sở dữ liệu mục tiêu Giai đoạn chuyển đổi giúp đảm bảo cơ sở dữ liệu mục tiêu tuân thủ các yêu cầu về cấu trúc. Bạn chỉ di chuyển dữ liệu khi dữ liệu đã được chuyển đổi và sẵn sàng. Quy trình ELT Đây là ba bước của ELT: Bạn trích xuất dữ liệu thô từ nhiều nguồn khác nhau Bạn tải dữ liệu ở trạng thái tự nhiên vào một kho dữ liệu hoặc hồ dữ liệu Bạn chuyển đổi dữ liệu nếu cần thiết trong khi ở hệ thống mục tiêu Với ELT, tất cả các quá trình làm sạch, chuyển đổi và bổ sung dữ liệu diễn ra trong kho dữ liệu. Bạn có thể tương tác và chuyển đổi dữ liệu thô nhiều lần nếu cần. Sự khác nhau giữa ETL và ELT ETL và ELT khác nhau ở những điểm sau: ETLELT1. Quy trìnhDữ liệu được chuyển đổi từ server staging sau đó được transfer tới Data warehouse DBDữ liệu vẫn còn trong DB của Data warehouse2. Code UsageĐược sử dụng cho:-Những biến đổi chuyên sâu về tính toán-Lượng data nhỏĐược sử dụng cho lượng data rất lớn3. Biến đổi dữ liệuCác biến đổi được thực hiện trong ETL server/stagingCác biến đổi được thực hiện bên trong “hệ thống đích”4. Thời gian loadDữ liệu trước tiên được load vào staging sau đó mới load vào “đích”. Cần nhiều thời gianDữ liệu được load vào “đích” chỉ 1 lần sau đó mới biến đổi. Nhanh hơn5. Thời gian biến đổiQuá trình ETL bắt buộc cần quá trình “Tranform” hoàn tất. Khi kích thước dữ liệu tăng lên, thời gian chuyển đổi cũng tăng theo.. Trong quá trình ELT, tốc độ không bao giờ phụ thuộc vào kích thước của dữ liệu.6. Thời gian bảo trìNhu cầu bảo trì là rất cao vì cần phải chọn dữ liệu để load và transformNhu cầu bảo trì là rất thấp vì dữ liệu luôn có sẵn7. Độ phức tạp khi bắt đầuỞ giai đoạn đầu thực hiện rất dễ dàngĐể thực hiện quá trình ELT, cần phải có những kiến thức rất sâu về các tools và kĩ năng chuyên môn8. Hỗ trợ Data warehouse?Mô hình ETL được sử dụng cho dữ liệu on-premise, quan hệ và có cấu trúcĐược sử dụng cho cơ sở hạ tầng cloud có thể support các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc9. Hỗ trợ Data LakeKhông supportCho phép sử dụng Data Lake với dữ liệu phi cấu trúc10. Độ phức tạpQuá trình ETL chỉ load những dữ liệu quan trọng, như đã được xác định trước từ thời điểm designQuá trình này bao gồm tất cả quá trình phát triển từ output-backward và load những dữ liệu liên quan11. Chi phíChi phí rất cao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏChi phí đầu vào thấp khi sử dụng các phần mềm online làm Services Platforms12. LookupsTrong quá trình ETL, cả 2 bảng Facts và Dimensions cần có sẵn trong StagingTất cả dữ liệu đều sẽ có sẵn vì Extract và Load được thực hiện chỉ trong 1 hành động13. AggregationsĐộ phức tạp tăng lên với dữ liệu thêm vào trong datasetSức mạnh của target platform có thể xử lí một lượng dữ liệu đáng kể 1 cách nhanh chóng14. Tính toánGhi đè lên cột đang có hoặc cần cắm cờ và đẩy sang “đích”Dễ dàng thêm cột đã được tính toán vào bảng hiện có.15. MaturityETL đã được sử dụng trong hơn 2 thập kỷ. Nó có bộ tài liệu tốt và dễ dàng để thực hànhKhái niệm tương đối mới và khá phức tạp để triển khai16. HardwareHầu hết các tools đều có yêu cầu về hardware riêng biệt, tương đối đắt tiềnChi phí cho phần cứng hệ thống điện toán đám mây không phải là vấn đề to tát17. Hỗ trợ dữ liệu phí cấu trúcChủ yếu hỗ trợ dữ liệu quan hệ cấu trúcCó hỗ trợ sẵn cho dữ liệu phi cấu trúc So sánh về thời điểm nên sử dụng ETL hay ELT Trích xuất, tải và chuyển đổi (ELT) là lựa chọn tiêu chuẩn cho các phân tích hiện đại. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL) trong các tình huống sau đây. Cơ sở dữ liệu cũ Đôi khi, bạn sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi sử dụng ETL để tích hợp với cơ sở dữ liệu cũ hoặc các nguồn dữ liệu của bên thứ ba có các định dạng dữ liệu đã xác định trước. Bạn chỉ phải chuyển đổi và tải dữ liệu một lần vào hệ thống của bạn. Sau khi chuyển đổi, bạn có thể sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn cho tất cả các phân tích trong tương lai. Thử nghiệm Trong các tổ chức lớn, các kỹ sư dữ liệu tiến hành các thử nghiệm – ví dụ như khám phá các nguồn dữ liệu ẩn để phân tích và thử những ý tưởng mới để trả lời các truy vấn về hoạt động kinh doanh. ETL rất hữu ích trong các thử nghiệm dữ liệu để hiểu cơ sở dữ liệu và tính hữu dụng của cơ sở dữ liệu trong một tình huống cụ thể. Phân tích phức tạp ETL và ELT có thể được sử dụng cùng nhau cho các phân tích phức tạp sử dụng nhiều định dạng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các nhà khoa học dữ liệu có thể thiết lập quy trình ETL từ một số nguồn và sử dụng ELT với phần còn lại. Điều này cải thiện hiệu quả phân tích và tăng hiệu năng của ứng dụng trong một số trường hợp. Ứng dụng IoT Các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) sử dụng luồng dữ liệu cảm biến thường hưởng lợi từ ETL thay vì ELT. Ví dụ: dưới đây là một số trường hợp sử dụng phổ biến cho ETL tại biên: Bạn muốn nhận dữ liệu từ các giao thức khác nhau và chuyển đổi dữ liệu thành các định dạng dữ liệu chuẩn để sử dụng trong khối lượng công việc trên đám mây Bạn muốn lọc dữ liệu tần suất cao, thực hiện các hàm tính trung bình trên các tập dữ liệu lớn, sau đó tải các giá trị đã tính trung bình hoặc đã lọc với tốc độ chậm hơn Bạn muốn tính giá trị từ các nguồn dữ liệu khác nhau trên thiết bị cục bộ và gửi các giá trị đã lọc tới backend của đám mây Bạn muốn làm sạch, chống trùng lặp hoặc điền vào các thành phần dữ liệu chuỗi thời gian bị thiếu Tổng quan lại: ETL là viết tắt của Extract, Transform và Load trong khi ELT là viết tắt của Extract, Load, Transform. Trước tiên, ETL load data vào staging server sau đó mới mới sang “đích” trong khi ELT load thẳng dữ liệu vào trực tiếp “đích”. Mô hình ETL được sử dụng cho dữ liệu on-premises, dữ liệu có cấu trúc và quan hệ trong khi ELT được sử dụng cho các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc trên hệ thống đám mây mở rộng. ETL chủ yếu được sử dụng cho một lượng nhỏ dữ liệu trong khi ELT được sử dụng cho lượng dữ liệu lớn. ETL không cung cấp hỗ trợ Lake Data trong khi ELT cung cấp hỗ trợ Lake Data. ETL rất dễ thực hiện trong khi ELT yêu cầu các kỹ năng thích hợp để thực hiện và duy trì. Giải bài toán dữ liệu hiệu quả cho tổ chức Việt với nền tảng toàn diện FPT Cloud Data Platform FPT Cloud Data Platform  là một giải pháp công nghệ toàn diện được triển khai trên cơ sở hạ tầng đám mây để quản lý, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu. Đây là một môi trường tích hợp cho phép các doanh nghiệp dễ dàng làm việc với dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và truy cập từ bất kỳ đâu. FPT Cloud Data Platform có khả năng bao quát các bài toán lớn về dữ liệu của các cơ quan, tổ chức với 4 giải pháp chính từ: Kết nối và tổng hợp dữ liệu nhiều nguồn; Lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu; Khai phá và trực quan hóa dữ liệu. Nhờ khả năng cho phép kết nối dữ liệu từ đa nguồn mà không cần phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm gián đoạn vận hành hệ thống hiện tại, FPT Cloud Data Platform giúp các tổ chức duy trì kết nối, liên thông CSDL dùng chung và cung cấp dịch vụ tới các cấp liên tục, hiệu quả.  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và dùng thử giải pháp FPT Cloud Data Platform Tại đây Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

Giải pháp nhận diện, ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mã hóa dữ liệu cho doanh nghiệp

13:58 26/09/2024
Sáng ngày 19/09, hội thảo Phòng bệnh hơn chữa bệnh trong an toàn bảo mật thông tin đã diễn ra thành công với sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý, lãnh đạo công nghệ của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Tại sự kiện, các chuyên gia đến từ FPT Smart Cloud, Fortinet Vietnam, Veeam Vietnam đã chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về các mối nguy hại bảo mật doanh nghiệp phải đối mặt, cũng những kinh nghiệm thực tế từ các case study của các công ty lớn trên thế giới như Canon, EAV, City of Saratora. Hội thảo đã mở ra các cuộc thảo luận sôi nổi về cách ứng dụng giải pháp trong bài toán thực tế tại các doanh nghiệp, với sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia công nghệ của FPT Smart Cloud, Fortinet Vietnam, Veeam Vietnam. Cùng nhìn lại một số khoảnh khắc đáng nhớ tại sự kiện. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ bảo mật và sao lưu/ khôi phục dữ liệu cho doanh nghiệp. Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

FPT Cloud Portal ra mắt tính năng Mobile App giúp dễ dàng theo dõi các tài nguyên quan trọng

13:20 26/09/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng, FPT Cloud chính thức ra mắt tính năng Mobile App, giúp người dùng theo dõi các tài nguyên quan trọng, cập nhật liên tục về trạng thái và quá trình vận hành một cách dễ dàng. 1. Giới thiệu chung về FPT Cloud Mobile App Ứng dụng di động FPT Cloud là một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng theo dõi tài nguyên từ bất cứ đâu. Với tính năng này, người dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng kiểm tra trạng thái chi tiết của tài nguyên, theo dõi chi tiết thanh toán và gửi yêu cầu hỗ trợ khi gặp sự cố. Cụ thể: Dễ dàng giám sát và quản lý toàn bộ tài nguyên của mình trên FPT Cloud ngay từ thiết bị di động: Ứng dụng cho phép người dùng truy cập và kiểm soát các dịch vụ một cách tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi mà không cần phụ thuộc vào máy tính. Theo dõi tình trạng hoạt động của các tài nguyên quan trọng như Compute Engine và hệ thống mạng lưới (Networking) trong thời gian thực: Điều này giúp người dùng nhanh chóng phát hiện bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Xem chi tiết hóa đơn và quản lý chi phí trực tiếp ngay trên thiết bị di động: Giúp người dùng dễ dàng kiểm soát ngân sách và quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn mà không cần phải truy cập vào hệ thống qua trình duyệt. Nhận ngay thông báo về các sự cố hoặc lỗi xảy ra, phản hồi kịp thời từ bất kỳ đâu: Nhờ đó, mọi vấn đề được xử lý nhanh chóng, giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn và đảm bảo hệ thống của người dùng luôn hoạt động ổn định và liên tục. 2. Chi tiết tính năng a. Cung cấp thông tin tổng quan FPT Cloud Mobile App cung cấp cái nhìn trực quan và dễ hiểu về tất cả các tài nguyên mà người dùng đang sở hữu, giúp người dùng theo dõi và quản lý hệ thống một cách hiệu quả và thuận tiện. b. Theo dõi danh sách tài nguyên Người dùng có thể dễ dàng xem chi tiết các tài nguyên của mình, bao gồm quản lý Instance Manangement, Storage disk, Subnet, Security group, Floating IP, giúp theo dõi và quản lý hệ thống một cách toàn diện và hiệu quả. c. Quản lý chi tiết hóa đơn Với ứng dụng di động FPT Cloud, người dùng có thể dễ dàng xem chi tiết thanh toán và ước tính chi phí, giúp quản lý ngân sách hiệu quả và chủ động kiểm soát các khoản chi tiêu cho tài nguyên đám mây một cách thuận tiện, mọi lúc mọi nơi. d. Kiểm tra thông tin profile Người dùng có thể xem thông tin hồ sơ cá nhân chi tiết, bao gồm Account. Settings và Send support ticket, đảm bảo mọi thắc mắc được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Link download FPT Mobile App: Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.fpt.fptcloud IOS: https://apps.apple.com/vn/app/fpt-cloud/id6572293208?l=vi QR code download FPT Mobile App:  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud