Blogs Tech

Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả

14:07 26/11/2024
Downtime là tình trạng không ai mong muốn xảy ra với website trong mọi thời điểm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những hệ lụy, FPT Cloud mong muốn chia sẻ bài viết sau đây. Thông tin được cung cấp không chỉ dừng lại ở việc giải thích Downtime là gì. Quan trọng hơn, các nhà quản trị web sẽ tìm ra phương pháp giảm thiểu tối đa tình trạng này. >>> Xem thêm: Bảng giá thuê VPS (máy chủ ảo) tốc độ cao tại FPT Cloud 1. Downtime là gì? Đây là hiện tượng xảy ra khi trang web ngừng hoạt động trong một thời điểm nào đó. Người dùng không thể truy cập hoặc thực hiện tác vụ mong muốn. Việc rơi vào hoàn cảnh này dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng với mọi tổ chức. Người trải nghiệm cảm thấy không hài lòng, đánh giá thấp hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, Traffic thất thoát khiến trang bị giảm xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Bạn mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, ngay cả khi web ngừng hoạt động, bạn vẫn tiêu tốn chi phí để duy trì sự hiện diện. Khoảng thời gian phung phí này có thể khiến các công ty lớn thiệt hại hàng ngàn đô mỗi phút. [caption id="attachment_27150" align="aligncenter" width="800"] Downtime là tình trạng web ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian[/caption] >>> Xem thêm: WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS 2. Nguyên nhân khiến Website rơi vào thời gian Downtime Có một số nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng Downtime. Việc xác định sớm vấn đề giúp giảm thời gian khắc phục cho các nhà quản trị web. Nguyên nhân Giải thích Lỗi thiết bị - Thiết bị đã qua sử dụng lâu ngày, dẫn đến tình trạng bào mòn, hỏng hóc.- Máy móc mới nhưng bị lỗi, không nhận được cảnh báo. Lỗi con người - Downtime có thể xảy ra do sai lầm của một cá nhân hoặc nhóm nào đó.- Giả sử như sự thay đổi code ảnh hưởng đến phần nhất định trong hệ thống. Trường hợp khác là system bị offline khi DNS cập nhật không chính xác. Bị tấn công bởi phần mềm độc hại - Downtime xảy ra khi hacker áp dụng phương thức xâm nhập mới. Hình thức phổ biến nhất chính là từ chối dịch vụ DDoS. Chúng khiến server bị quá tải do liên tục nhận được yêu cầu và bị sập.- Bên cạnh đó còn có thể do hành động can thiệp vào bộ nhớ Cache của Domain Name System(DNS) và thay đổi địa chỉ IP. 3. Những cách hiệu quả để giảm thiểu Downtime hết mức Bạn chắc chắn đã biết sự nghiêm trọng khi website bị Downtime. Vì thế, để tránh vấn đề này, bạn cần trang bị những cách phòng chống. Các kỹ thuật bổ trợ sẽ giúp website vận hành ổn định hơn. 3.1 Sử dụng mạng CDN CDN hay mạng phân phối nội dung được biết tới là một phần trong cơ sở hạ tầng Network. Hệ thống này nằm giữa máy chủ của trang web và người dùng. Nhờ việc sử dụng mạng lưới độc đáo, tốc độ truy cập nâng lên đáng kể. Đặc điểm bao gồm: Chứa đa dạng máy chủ ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ Cache và đảm bảo cung cấp nhanh nhất cho người dùng. CDN chọn lọc và chặn Traffic dựa theo địa chỉ IP để phòng ngừa tấn công của DDoS. Chính bởi những vai trò này, bất kỳ nhà quản trị nào cũng nên áp dụng CDN. Thông tin và dữ liệu truyền đi nhanh chóng, an toàn, khắc phục lỗi trong thời gian ngắn. [caption id="attachment_27154" align="aligncenter" width="800"] DNS đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng cung cấp nhanh nhất cho người dùng[/caption] >>> Xem thêm: RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất 3.2 Giám sát thời gian uptime liên tục Hành động này còn được hiểu là giám sát tính khả dụng và sự vận hành của website. Hệ thống sử dụng mạng máy tính (checkpoint) để gửi yêu cầu, ping và kết nối web cũng như server. Các monitor có trách nhiệm kiểm tra mã phản hồi cùng thời gian response, báo cáo kết quả. Khi phát hiện lỗi hoặc sự trì trệ, các tín hiệu cảnh báo được đưa ra. Trong trường hợp nhanh chóng hơn, checkpoint sẽ xác nhận lỗi trước. 3.3 Sử dụng dịch vụ giám sát website đáng tin cậy Sử dụng dịch vụ giám sát an ninh là cách giúp theo dõi trang web thường xuyên hơn. Khi phát hiện lỗi, bạn sẽ được thông báo kịp thời để có phương hướng xử lý nhanh chóng. Cách triển khai này không nhằm ngăn chặn tình huống Downtime. Tuy nhiên, lợi thế là bạn trở thành người đầu tiên được cảnh báo về tín hiệu bất thường. Do vậy, hãy lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chủ động trong công tác phòng chống. 3.4 Thiết lập tài khoản Hosting riêng biệt Với phương pháp này, bạn cần thiết lập một tài khoản Hosting riêng biệt trên server. Hành động này nhằm mục đích hỗ trợ tức thì khi Account chính gặp bất kỳ Downtime nào. Qua đó, nhà quản trị đảm bảo được sự vận hành liên tục của website. Đồng thời, cách này cũng giúp có nhiều thời gian sửa chữa tận gốc vấn đề. 4. Công cụ hỗ trợ Bên cạnh những cách hạn chế ở trên, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ. Nhờ thế, hoạt động kiểm tra được tự động hóa, giám sát chặt chẽ và đảm bảo tính liên tục. Hãy cùng tham khảo các tools phổ biến ngay sau đây. 4.1 Montastic Montastic là công cụ đơn giản nhất, phù hợp cho các admin web muốn nhanh chóng nhận được cảnh báo. Bộ máy kiểm tra 30 phút một lần mọi hoạt động trên website. Khi có bất kỳ vấn đề nào, hệ thống gửi cảnh báo thông qua Email. Hơn thế, Montastic hoàn toàn miễn phí. 4.2 Uptime Robot Công cụ cung cấp dịch vụ cảnh báo qua SMS, email, Slack, HipChat, Telegram, Twitter, Push và Web-hooks. Không chỉ phát đi tín hiệu, Uptime Robot còn cung cấp những điều sau: - Kiểm tra dịch vụ cho các cổng, ping, keyword cũng như HTTPS. - Ghi lại downtime, uptime và thời gian phản hồi. - Cung cấp xác minh bằng nhiều ngôn ngữ. - Chia sẻ thống kê với người truy cập, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Uptime Robot nhận được sự tin tưởng của hơn nửa triệu khách hàng. Hàng loạt tập đoàn lớn sử dụng như Expedia, Fandango và Staples với các gói từ miễn phí đến gói Pro. [caption id="attachment_27158" align="aligncenter" width="800"] Uptime Robot hỗ trợ nhiều tính năng báo cáo, thống kê[/caption] Những bài viết liên quan: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A – Z WampServer là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP Cloud Hosting là gì? Tìm hiểu thông tin Cloud Hosting từ A – Z Mongo Database là gì? Thông tin mới nhất về Mongo Database Trên đây là những kiến thức quan trọng để xử lý vấn đề ngừng trệ của website. Từ khái niệm, nguyên nhân cho đến cách thức hạn chế và khắc phục. Nhờ đó, bạn giảm thiểu được những rủi ro, thiệt hại tài chính, danh tiếng, thứ hạng,… FPT Cloud tin rằng bạn chắc chắn sẽ giải quyết thành công Downtime trong thực tế.

WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS

09:34 26/11/2024
WHMCS sử dụng trong hoạt động quản lý khách hàng, sản phẩm/dịch vụ của lĩnh vực trữ web. Đây là cách tăng cường giá trị, duy trì mối quan hệ giữa các bên với nhau. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết mình có phải đối tượng sử dụng WHMCS không. Bên cạnh đó, đừng bỏ quan phân tích về chức năng, các bước cấu hình. >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất 1. WHMCS là gì? Đây là giải pháp quản lý khách hàng CRM và sản phẩm/dịch vụ. Quy mô ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ lưu trữ Web Hosting, Server, Domain,… Thuật ngữ này có tên đầy đủ là Web Hosting Management Complete Solution. Bạn có thể tạm dịch ra là hệ thống quản trị web Hosting toàn diện. Giải pháp được sử dụng để cung cấp tài khoản Hosting cho khách hàng sau khi họ thanh toán phí. Bên cạnh đó là khả năng tự động hóa trong quá trình đăng ký tên miền và nhiều hơn thế. [caption id="attachment_29438" align="aligncenter" width="800"] WHMCS giúp quản lý khách hàng, sản phẩm/dịch vụ trong lưu trữ Web Hosting, Server, Domain[/caption] 2. Đối tượng sử dụng WHMCS Công cụ đặc biệt hữu dụng với tổ chức, công ty chuyên cung cấp dịch vụ như Hosting, Domain, VPS, Email Server,… Quan trọng hơn, đó là hướng đến khả năng hỗ trợ tối đa khách hàng có nhu cầu. Họ là người muốn truy cập, quản lý Hosting, tên miền từ nhà cung cấp theo cách đơn giản nhất. Những ai không quá thông thạo về kỹ thuật cũng có thể khai thác dễ dàng. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 3. Tính năng của WHMCS Quản lý dịch vụ từ xa ở đây là điều hành doanh nghiệp Hosting web và đăng ký tên miền. Trong đó bao gồm nhiều khu vực và nhà cung cấp khác nhau. Giờ đây, bạn không cần đăng nhập vào các hệ thống. [caption id="attachment_29440" align="aligncenter" width="800"] Công cụ đem đến tính ứng cao trong hoạt động về Hosting web, tên miền[/caption] Thay vào đó, giải pháp thay thế giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Những tính năng nổi bật nên tham khảo được phân tích bên dưới đây. 3.1 Tự động hóa Công cụ cho phép tự động hóa nhiều tác vụ phổ biến của công ty cung cấp Web Hosting. Đồng thời, hoạt động của doanh nghiệp trong đăng ký tên miền cũng có hỗ trợ tương tự. Cụ thể như sau: Tự động cung cấp tài khoản Hosting khi có nhu cầu. Hóa đơn khách hành nhanh chóng được tạo mới và gửi đi dưới dạng Email. Tự động đăng ký tên miền với nhà cung cấp hoặc nhà đăng ký khi hóa đơn được đánh dấu đã thanh toán hay chấp thuận. Nâng cấp hoặc hạ cấp dịch vụ khi được khách hàng yêu cầu. Từ những đặc điểm trên dễ thấy khách hàng thực hiện thanh toán trực tiếp. Điều đó là nhờ bộ xử lý  được thêm vào WHMCS cho tài khoản Hosting. Đối tượng nhanh chóng sở hữu gói dịch vụ kỳ vọng. 3.2 Quản lý Hosting/tên miền Hệ thống đem đến cho khách hàng giao diện truy cập, quản lý tổng thể. Trong đó tích hợp tất cả các dịch vụ từ hosting, tên miền, DNS, thanh toán, mua hàng,… Cụ thể những kỹ thuật tiêu biểu là: [caption id="attachment_29442" align="aligncenter" width="800"] Toàn bộ hoạt động liên quan đến Hosting, tên miền đều được quản lý, tự động hóa tối đa[/caption] Đăng ký Domain mới. Di chuyển tên miền. Điều chỉnh DNS. Thay đổi mật khẩu. Quản lý cơ sở dữ liệu, các mục mua hành hay hoạt động thanh toán dịch vụ… Đa số các mục tiêu liên quan đến Hosting và tên miền đều được đáp ứng. Từ một nền tảng nhưng được tích hợp đa vai trò, vô cùng thuận lợi. 3.3 Hệ thống quản lý thông minh WHMCS bao gồm khu vực giúp bạn quản lý khách hàng và các dịch vụ hai bên đã thỏa thuận. Bạn cũng có thể giám sát những gói Hosting với tư cách là người bán tại đây. Ngoài ra, công cụ cũng đi kèm với hệ thống hỗ trợ riêng lẻ. Khách hàng được quyền gửi Email riêng cho bạn. Sau đó, hệ thống sẽ nhanh chóng ghi nhận dữ liệu. Bên cung cấp dịch vụ còn có thể mở vé và được trợ giúp theo dõi. 3.4 Thanh toán tiện lợi WHMCS giúp bạn đặt chu kỳ thanh toán theo tháng, năm,… Dựa vào đó, khách hàng chủ động hoàn thành theo cam kết đã đề ra. [caption id="attachment_29444" align="aligncenter" width="800"] Giải pháp đưa ra hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán cùng hoạt động thông báo, xác minh[/caption] Một hóa đơn tự động tạo ra khi dịch vụ sắp đến thời kỳ hết hạn. Đồng thời, Email kèm bill này được đính kèm dưới dạng PDF trước khi gửi đi. Nếu sau đó thanh toán đầy đủ, trên giấy tờ này sẽ có thêm đánh dấu. Thư xác nhận thanh toán thành công cũng được gửi cho khách hàng tự động. Tóm lại, công cụ giúp khách hàng hoàn thành phí dịch vụ tên miền, Hosting đúng thời hạn. Sau đó, các gói tiếp tục được gia hạn tự động. Bạn cũng có thể cung cấp phiếu giảm giá cũng như gửi báo giá đến khách hàng cho từng dịch vụ. Hóa đơn dễ dàng tùy chỉnh trong tường trường hợp, có ghi rõ thông tin ngân hàng,… 3.5 Sao lưu dữ liệu an toàn Đây là một trong những thao tác và chức năng quan trọng nhất được cung cấp từ nhà đăng ký và nhà phân phối dịch vụ. Với hệ thống WHMCS, những đối tượng này có thể tự động quản lý các bản sao lưu. Việc phục hồi file dữ liệu từ website nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó là các tính năng khác như: tạo các bài báo, thông báo,… Bạn cũng đừng quên việc có thể bán bán các sản phẩm/dịch vụ không hosting và tên miền tại đây. >>> Xem thêm: Server Rack là gì? Server Rack loại nào tốt nhất? 4. Hướng dẫn cấu hình WHMCS Hướng dẫn cấu hình WHMCS là quy trình gồm ba giai đoạn chính. Hãy đến với quy trình trong bảng dưới đây và nhanh chóng đưa vào thiết lập thực tế. [caption id="attachment_29446" align="aligncenter" width="800"] Bạn bắt đầu từ việc đăng nhập bằng quyền quản trị Admin[/caption] Các giai đoạn Bước thực hiện Đăng nhập - Đăng nhập vào trang quản trị viên(Admin) của công cụ.- Cần đảm bảo đang sử dụng quyền Admin để khi thao tác không gặp khó khăn trong việc phân quyền. Thiết lập cơ bản bên ngoài - Thiết lập cho cổng thanh toán: Setup > Payment Gateways.- Thêm máy chủ của bạn vào công cụ WHMCS: Setup > Products/Services > Servers.- Cài đặt sản phẩm/dịch vụ mong muốn: Setup > Products/Services > Products and Services.- Nhập thông tin chi tiết tài khoản của công ty đăng ký tên miền: Setup > Products/Services > Domain Registrars.- Cấu hình giá mua Domain: Setup > Domain Pricing.- Thiết lập các bộ phận hỗ trợ khác: Setup > Support Departments.- Đảm bảo Cron WHMCS được thiết lập cũng như cấu hình tác vụ tự động: Setup > Automation Settings.- Cuối cùng, bạn hãy đặt một đơn hàng thử nghiệm trên trang để kiểm tra hoạt động có diễn ra như mong đợi không. Thiết lập dành riêng cho thẻ General Settings Vào mục Setup > General Settings – là nơi bạn thay đổi hầu hết các thiết lập quan trọng:- General: Cài đặt các thành phần như tên công ty, địa chỉ, tên miền và mẫu được cấu hình sẵn.- Localisation: Cấu hình cho ngày, quốc gia và ngôn ngữ.- Ordering: Công cụ sử dụng để cấu hình URL TOS. Đó là nơi người dùng được đưa tới để tiến hành đặt hàng. Bên cạnh đó còn có các cài đặt cụ thể khác cho đơn hàng.- Domains: Cấu hình tùy chọn đăng ký tên miền, giá thành cho Domain phụ.- Mail: Thiết lập phương thức gửi thư và chữ ký mặc định.- Support: Tùy chỉnh, trả lời các đơn đặt hàng hiển thị và các loại tệp đính kèm cho phép.- Invoices: Cài đặt mọi chức năng liên quan đến hóa đơn, thanh toán.- Credit: Bật/tắt các tính năng tài trợ thanh toán thẻ tín dụng khách hàng, thiết lập các giới hạn thanh toán.- Affiliates: Gồm có chức năng cho hệ thống các đại lý phân phối. Ví dụ như mức yêu cầu thanh toán, các khoản đặt cọc, tỷ lệ phần trăm hoa hồng.- Security: Hỗ trợ tùy chỉnh các thiết lập bảo mật. Trong đó có yếu tố liên quan đến mật khẩu và lưu trữ thông tin của thẻ tín dụng.- Social: Cho phép tương tác quan mạng xã hội.- Other: Chứa tùy chọn nằm ngoài những mục kể trên.Lưu ý là sau khi thiết lập tùy chọn trên WHMCS, bạn cần ấn Save Settings lại để lưu. Những bài viết liên quan: Mongo Database là gì? Thông tin mới nhất về Mongo Database Serverless – Xu thế tất yếu của điện toán đám mây RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Kubernetes vs Docker: Lựa chọn nào cho doanh nghiệp Khi có công cụ trong tay, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng quản lý hơn. Ngoài ra, việc điều chỉnh chức năng riêng lẻ liên quan đến khách hàng, sản phẩm thuận tiện.Trong quá trình trải nghiệm, người dùng sẽ thấy những sự hỗ trợ tối ưu hơn nữa. FPT Cloud tin rằng dành thời gian nghiên cứu WHMCS hoàn toàn xứng đáng.

HIPAA là gì? Quy tắc bảo vệ dữ liệu sức khỏe chuẩn Hoa Kỳ

09:30 26/11/2024
HIPAA là gì? HIPAA đóng vai trò quan trọng bảo vệ quyền riêng tư cá nhân đối với thông tin sức khỏe của họ. Bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này để tránh những vi phạm không đáng có. >>> Xem thêm: Dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp uy tín tại FPT Cloud 1. HIPAA là gì? HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act) là một đạo luật quan trọng được ban hành bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ vào năm 1996, nhằm thiết lập các quy định về việc truy cập, bảo vệ, lưu trữ, kiểm tra và chuyển giao các hồ sơ y tế điện tử.  Đạo luật này bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân trong việc kiểm soát thông tin sức khỏe của mình, đồng thời quy định rõ khi nào và trong hoàn cảnh nào thông tin này có thể được chia sẻ. Ngoài ra, HIPAA yêu cầu các bác sĩ, dược sĩ, nhà cung cấp dịch vụ y tế và các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải thông báo cho bệnh nhân về quyền lợi của họ. 5 điều luật được quy định trong HIPAA: Luật bảo vệ sự riêng tư (Privacy rule) Luật bảo mật thông tin điện tử (Security rule) Luật chuyển tiếp dữ liệu (Transaction rule) Luật bảo mật nhận diện danh tính (Identifier rules) Các quy tắc thực thi (Enforcement rule) [caption id="attachment_55763" align="aligncenter" width="800"] HIPPA là luật quy định các tiêu chuẩn về bảo vệ thông tin sức khỏe cá nhân[/caption] 2. Các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ HIPAA Luật HIPAA quy định các tổ chức sau đây phải tuân thủ: Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ, y tá, bệnh viện, phòng khám,... Các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm y tế hoặc quản lý các yêu cầu bồi thường y tế. Các tổ chức xử lý thanh toán cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như công ty bảo hiểm, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các cơ quan chính phủ. Các tổ chức cung cấp dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các kế hoạch bảo hiểm y tế, có thể tiếp cận Thông tin Sức khỏe được Bảo vệ (PHI) trong quá trình làm việc. [caption id="attachment_55760" align="aligncenter" width="800"] Các tổ chức liên quan đến y tế đều phải tuân thủ HIPAA[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ thuê máy chủ vật lý (server vật lý) chất lượng FPT Cloud 3. Những thông tin được bảo vệ theo quy định HIPAA Luật HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act) được ban hành nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho thông tin sức khỏe của người bệnh. Theo luật này, thông tin sức khỏe được bảo vệ (PHI) bao gồm: Thông tin về sức khỏe hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Đây có thể bao gồm thông tin về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, như bệnh án, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, kế hoạch điều trị,... Thông tin về việc đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bao gồm thông tin về các bác sĩ, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, …đã điều trị cho bệnh nhân cũng như các dịch vụ y tế bệnh nhân đã nhận được. Thông tin thanh toán cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Bao gồm thông tin về bảo hiểm y tế của bệnh nhân, số tiền bện nhân đã thanh toán cho các dịch vụ y tế, …. Ngoài ra, HIPAA còn xác định 18 loại thông tin nhận dạng (PII) được coi là thông tin nhạy cảm và cần được bảo vệ đặc biệt. Những thông tin này bao gồm: Tên Địa chỉ Ngày tháng năm sinh (không bao gồm năm) Số điện thoại Số fax Địa chỉ email Số an sinh xã hội Số hồ sơ bệnh án Số thẻ bảo hiểm y tế Số tài khoản ngân hàng Số bằng lái xe Số hộ chiếu Ảnh chụp mặt Dấu vân tay Thu âm giọng nói Quét mống mắt Quét võng mạc >>> Xem thêm: GDPR là gì? Tất tần tật những điều cần biết về GDPR 4. Những trường hợp vi phạm HIPAA Quyền riêng tư của bệnh nhân là một vấn đề quan trọng và việc tuân thủ HIPAA là điều cần thiết. Tuy nhiên, sai sót có thể xảy ra, dẫn đến vi phạm HIPAA mà không chủ ý. Dưới đây là một số ví dụ: Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội: Một nhân viên y tế đăng tải bình luận về ca điều trị của bệnh nhân kèm theo hình ảnh cá nhân của họ trên Facebook mà không được phép. Thiết bị lưu trữ dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp: Điện thoại hoặc máy tính xách tay chứa thông tin bệnh nhân bị mất hay bị đánh cắp mà không được bảo mật bằng mật khẩu. [caption id="attachment_55762" align="aligncenter" width="800"] Có những trường hợp vô tình vi phạm quy định HIPAA[/caption] Nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba vi phạm dữ liệu: Công ty cung cấp phần mềm cho phòng khám bị tấn công mạng, dẫn đến rò rỉ thông tin bệnh nhân. Sai sót trong xử lý hồ sơ bệnh án: Hồ sơ bệnh án được lưu trữ không đúng cách, ví dụ như để lộ cho bệnh nhân khác hoặc không được tiêu hủy an toàn. Nhân viên y tế truy cập thông tin trái phép: Nhân viên truy cập vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không liên quan đến công việc hoặc vì lý do cá nhân. Giao tiếp thiếu cẩn thận: Bác sĩ thảo luận về tình trạng bệnh nhân trong phạm vi nghe của người khác hoặc gửi email chưa được mã hóa chứa thông tin y tế. 5. Các cách phòng tránh vi phạm quy định HIPAA Để đảm bảo tuân thủ HIPAA và bảo vệ thông tin sức khỏe của bệnh nhân, chủ phòng khám đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thực thi các biện pháp phòng ngừa vi phạm HIPAA. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng: Đào tạo toàn diện về HIPAA cho nhân viên Tổ chức tập huấn định kỳ: Cam kết đào tạo HIPAA hàng năm cho tất cả nhân viên, bao gồm bác sĩ, y tá, trợ lý và nhân viên văn phòng. Nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo nên bao gồm các chủ đề như: Quy tắc Bảo mật HIPAA và các yêu cầu tuân thủ. Quy trình xử lý và lưu trữ thông tin sức khỏe bệnh nhân (PHI) an toàn. Cách nhận biết và báo cáo các vi phạm HIPAA tiềm ẩn. Vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong việc bảo vệ PHI. Lưu trữ hồ sơ đào tạo: Ghi chép lại ngày đào tạo và tên nhân viên tham gia để làm bằng chứng tuân thủ. [caption id="attachment_55761" align="aligncenter" width="800"] Đào tạo toàn diện về HIPAA cho nhân viên[/caption] Thiết lập và thực thi các chính sách và thủ tục HIPAA Sổ tay hướng dẫn: Tạo sổ tay hướng dẫn toàn diện bằng văn bản, dễ hiểu, nêu rõ các chính sách và thủ tục liên quan đến HIPAA. Nội dung sổ tay: Sổ tay nên bao gồm: Quy trình xử lý và chia sẻ PHI an toàn. Quy định truy cập PHI của nhân viên và bên thứ ba. Các biện pháp bảo mật để bảo vệ PHI, bao gồm mã hóa dữ liệu và kiểm soát truy cập. Hướng dẫn xử lý vi phạm HIPAA và khiếu nại của bệnh nhân. Công khai và cập nhật: Đảm bảo tất cả nhân viên đều có quyền truy cập vào sổ tay và cập nhật thường xuyên khi có thay đổi. Quản lý chặt chẽ các bên thứ ba Đánh giá nhà cung cấp dịch vụ: Khi thuê bên thứ ba xử lý PHI, hãy đánh giá kỹ lưỡng các biện pháp bảo mật và tuân thủ HIPAA của họ. Hợp đồng bảo mật: Ký hợp đồng bảo mật với các bên thứ ba, quy định rõ ràng các nghĩa vụ bảo vệ PHI của họ. Giám sát liên tục: Thường xuyên theo dõi và giám sát việc tuân thủ HIPAA của các bên thứ ba. Thực hiện các biện pháp bảo mật kỹ thuật Bảo vệ dữ liệu: Sử dụng các biện pháp bảo mật kỹ thuật phù hợp để bảo vệ PHI, bao gồm mã hóa dữ liệu, tường lửa và phần mềm chống virus. Kiểm soát truy cập: Hạn chế quyền truy cập PHI cho nhân viên và bên thứ ba chỉ những người cần thiết cho mục đích công việc. Theo dõi hoạt động: Theo dõi và ghi chép hoạt động truy cập PHI để phát hiện truy cập trái phép hoặc đáng ngờ. Bài viết liên quan: File storage là gì? Lợi ích và phân biệt với Block Storage So sánh file storage, block storage và object storage Trên đây, FPT Cloud đã chia sẻ chi tiết về luật HIPAA là gì và cách để tránh vi phạm quy định này đối với các doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện các phòng ngừa tích cực và nâng cao nhận thức về HIPAA trong doanh nghiệp, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ vi phạm và bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông tin của bệnh nhân.

File storage là gì? Lợi ích và phân biệt với Block Storage

16:40 25/11/2024
File storage là gì? Đây là một công cụ quản lý và lưu trữ thông tin phổ biến ở các doanh nghiệp thời kỳ số. Bài viết dưới đây, FPT Cloud chia sẻ tất tần tật những điều bạn cần biết về file storage. 1. File storage là gì? File Storage, hay còn gọi là lưu trữ tập tin, là phương pháp lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tập tin (files) được tổ chức trong các thư mục (folders) theo cấu trúc phân cấp. Hệ thống này sử dụng mô hình tương tự như ổ cứng máy tính, nhưng thay vì lưu trữ trên ổ cứng cục bộ, dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ đám mây (cloud server). [caption id="attachment_55732" align="aligncenter" width="800"] File Storage là phương pháp lưu trữ dữ liệu dưới dạng các tập tin[/caption] >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) - FPT Cloud 2. Lợi ích của File storage Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và quản lý file, folder (thư mục) một cách tập trung, dễ dàng truy cập và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng giải pháp file storage. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà file storage mang lại: 2.1. Đơn giản File storage là phương pháp đơn giản và trực quan nhất để sắp xếp file và thư mục trên ổ cứng máy tính hoặc thiết bị lưu trữ mạng (NAS). Thao tác thực hiện vô cùng dễ dàng: đặt tên file, gắn thẻ siêu dữ liệu (metadata) và lưu trữ file trong các thư mục theo hệ thống phân cấp các thư mục chính và thư mục con. Điểm nổi bật là bạn hoàn toàn không cần phải viết ứng dụng hay code để truy cập dữ liệu. 2.2. Chia sẻ thông tin file dễ dàng File storage là giải pháp hoàn hảo cho việc tập trung và chia sẻ tệp tin trên mạng cục bộ (LAN). Nhờ lưu trữ trên thiết bị NAS, mọi file được cấp quyền đều có thể dễ dàng truy cập từ bất kỳ máy tính nào có kết nối internet. [caption id="attachment_55729" align="aligncenter" width="800"] File storage giúp chia sẻ tệp tin dễ dàng trên mạng cục bộ[/caption] 2.3. Bảo mật cao Lưu trữ cục bộ an toàn: Việc lưu trữ file trên thiết bị lưu trữ được kết nối mạng LAN riêng biệt đảm bảo mức độ bảo mật cao cho dữ liệu, ngay cả khi mạng máy tính gặp sự cố. Bảo vệ và khôi phục dữ liệu toàn diện: Dịch vụ lưu trữ file đám mây (cloud-based) cung cấp thêm lớp bảo vệ và khôi phục dữ liệu sau thảm họa bằng cách sao lưu dữ liệu qua các trung tâm dữ liệu đặt tại các vị trí địa lý khác nhau. >>> Xem thêm: On premises là gì? Định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt 2.4. Tiết kiệm chi phí Nhờ sử dụng thiết bị NAS, bạn có thể di chuyển file khỏi phần cứng máy tính, giải phóng dung lượng ổ cứng và gia tăng hiệu suất hoạt động. Đồng thời, việc lưu trữ tập trung trên NAS giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho nhiều ổ cứng riêng lẻ. Khi sử dụng dịch vụ file storage đám mây, bạn sẽ không phải chịu khoản chi phí nâng cấp phần cứng, bảo trì và vận hành hệ thống lưu trữ tại chỗ. Thay vào đó, bạn chỉ cần thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ theo nhu cầu, tối ưu hóa hiệu quả chi phí. [caption id="attachment_55731" align="aligncenter" width="800"] File storage là giải pháp lưu trữ tiết kiệm[/caption] 3. Phân biệt File Storage và Block Storage File Storage và Block Storage là hai hình thức quản lý và lưu trữ dữ liệu cơ bản. Tuy nhiên chúng lại có những điểm khác biệt có thể kể đến là:  Đặc điểm Block Storage File Storage Cấu trúc lưu trữ Dữ liệu được lưu trữ theo từng khối (block) có kích thước cố định Dữ liệu được lưu trữ theo từng file riêng lẻ Cách thức truy cập Truy cập dữ liệu bằng địa chỉ block Truy cập dữ liệu bằng tên file và đường dẫn Hiệu suất Hiệu suất cao, phù hợp cho truy cập ngẫu nhiên Hiệu suất thấp hơn so với Block Storage Độ tin cậy Cao do khả năng chống lỗi cao Thấp hơn so với Block Storage Khả năng chia sẻ Khó khăn do dữ liệu được lưu trữ phân tán Dễ dàng chia sẻ file Ứng dụng Hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao Ứng dụng văn phòng, lưu trữ và chia sẻ file, ứng dụng web Ví dụ Ổ cứng HDD, SSD Ổ USB, Google Drive, Dropbox 4. Ứng dụng File Storage File Storage nổi bật với khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, mang đến lợi ích cho mọi đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng tiêu biểu của File Storage: 4.1. Chia sẻ tệp tin cục bộ Khác với việc chia sẻ qua email hay dịch vụ truyền tải trực tuyến, File Storage cho phép người dùng chia sẻ tệp tin dung lượng lớn dễ dàng và nhanh chóng với các thành viên trong tổ chức. Thay vì gửi email đính kèm cồng kềnh, người dùng chỉ cần tạo liên kết chia sẻ hoặc sử dụng thư mục chung trên File Storage. Bất kỳ thay đổi nào được thực hiện trên tệp tin chia sẻ sẽ tự động cập nhật đồng bộ trên mọi thiết bị, đảm bảo mọi người luôn truy cập phiên bản mới nhất. [caption id="attachment_55733" align="aligncenter" width="800"] File Storage cho phép người dùng chia sẻ tệp tin dung lượng lớn dễ dàng[/caption] 4.2. Hoạt động cộng tác File Storage không chỉ đơn thuần lưu trữ dữ liệu mà còn tạo nền tảng cộng tác mạnh mẽ, giúp các thành viên trong tổ chức hoặc công ty làm việc cùng lúc trên một tập tin. Nhờ vậy, mọi người có thể: Chỉnh sửa trực tiếp: Mọi thay đổi được thực hiện trên tệp tin sẽ được cập nhật ngay lập tức cho tất cả thành viên cùng tham gia, đảm bảo mọi người luôn làm việc trên phiên bản mới nhất. Theo dõi tiến độ: Nhìn thấy ai đang chỉnh sửa gì và khi nào giúp phối hợp công việc hiệu quả, tránh tình trạng trùng lặp hoặc xung đột chỉnh sửa. Góp ý và thảo luận: Trao đổi trực tiếp ngay trên tệp tin giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và tăng hiệu quả cộng tác. 4.3. Lưu trữ thông tin và dữ liệu File Storage không chỉ giúp chia sẻ và cộng tác hiệu quả mà còn là giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn và tin cậy cho tổ chức và doanh nghiệp. Dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây hiện đại, áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến nhất giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa mạng và truy cập trái phép. Người dùng có thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi thông qua internet bằng máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. [caption id="attachment_55730" align="aligncenter" width="800"] File Storage llà giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn và tin cậy[/caption] 4.4. Sao lưu, khôi phục dữ liệu  Sao lưu dễ dàng: Dữ liệu được tự động sao lưu định kỳ lên nền tảng điện toán đám mây, đảm bảo an toàn cho thông tin quan trọng của bạn mọi lúc mọi nơi. Khôi phục nhanh: Khôi phục dữ liệu đã bị mất hoặc bị hỏng chỉ trong vài phút, giúp bạn nhanh chóng trở lại công việc mà không lo gián đoạn. Bảo vệ an toàn: Dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng đám mây hiện đại với các biện pháp bảo mật tiên tiến, giúp chống lại các mối đe dọa mạng và truy cập trái phép. Bài viết liên quan: So sánh file storage, block storage và object storage Với những thông tin mà FPT Cloud chia sẻ trên đây đã giúp bạn hình dung được tổng thể file storage là gì và những ứng dụng của nó trong công việc, hoạt động kinh doanh. File Storage mang đến giải pháp lưu trữ, chia sẻ và quản lý tập tin dữ liệu hiệu quả, giúp bạn chia sẻ, lưu trữ mọi loại tập tin, bất kể kích thước, mọi lúc mọi nơi với kết nối internet. Nếu bạn đang cần giải bài toán lưu trữ dữ liệu, hãy cân nhắc File Storage.

So sánh file storage, block storage và object storage

16:18 25/11/2024
Công nghệ lưu trữ dữ liệu ngày càng được nâng cấp, cải tiến để phục vụ một lượng lớn dữ liệu với tính bảo mật cao và chi phí tối đa. Trong đó file storage, block storage và object storage là 3 hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Hãy cùng FPT Cloud so sánh file storage, block storage và object storage xem chúng có gì nổi bật và khác nhau nhé! >>> Xem thêm: Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. So sánh file storage, block storage và object storage Tiêu chí so sánh File storage Block storage Object storage Khái niệm File storage là phương pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến, sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, ổ cứng, server, đám mây,... để lưu trữ các loại tệp tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, tài liệu,...  Hệ thống lưu trữ tập tin được tổ chức theo cấu trúc thư mục, giúp người dùng dễ dàng quản lý, tìm kiếm, truy cập, chia sẻ, sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Block storage, hay còn gọi là lưu trữ khối, là phương thức lưu trữ dữ liệu phổ biến, nơi dữ liệu được chia thành các khối có kích thước cố định (thường là vài megabyte) và lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng (HDD), ổ cứng thể rắn (SSD) hoặc thiết bị lưu trữ mạng (SAN). Lưu trữ đối tượng là mô hình lưu trữ dữ liệu tiên tiến, sử dụng các "đối tượng" (object) độc lập để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Mỗi đối tượng bao gồm: - Dữ liệu: Nội dung chính cần lưu trữ. - Siêu dữ liệu (Metadata): Thông tin mô tả chi tiết về đối tượng, ví dụ như tên, kích thước, loại dữ liệu. - Định danh (Identifier): Mã duy nhất để phân biệt đối tượng với các đối tượng khác trong hệ thống. Cách thức hoạt động Lưu trữ: Tệp tin được lưu vào thiết bị/hệ thống lưu trữ, có địa chỉ riêng. Truy cập: Dùng giao diện/ứng dụng để tìm kiếm và truy cập tệp tin qua địa chỉ. Chia nhỏ dữ liệu: Dữ liệu được chia thành các khối có kích thước bằng nhau (như ổ cứng). Lưu trữ: Mỗi khối được lưu trữ tại một vị trí cụ thể trên thiết bị lưu trữ. Truy cập: Dựa vào địa chỉ khối, hệ thống xác định vị trí và truy xuất dữ liệu khi cần. Mở rộng: Thêm khối mới khi cần thêm dung lượng lưu trữ. Lưu trữ:  object storage lưu trữ dữ liệu dưới dạng các "đối tượng" độc lập. Mỗi đối tượng bao gồm chính bản thân dữ liệu, thông tin mô tả (metadata) và một mã định danh riêng biệt. Truy xuất: Khi người dùng truy xuất dữ liệu, hệ thống sẽ sử dụng mã định danh duy nhất để nhanh chóng xác định và truy xuất đối tượng tương ứng. Dữ liệu sau đó được truyền tải trực tiếp đến người dùng. Ưu điểm Dễ sử dụng: Giao diện đơn giản, thao tác dễ dàng. Truy cập mọi lúc mọi nơi: Dữ liệu luôn sẵn sàng trên mọi thiết bị nhờ kết nối internet. Bảo mật cao: mã hóa, sao lưu và kiểm soát truy cập, đảm bảo an toàn. Chia sẻ thuận tiện: Chia sẻ tệp tin một cách dễ dàng, thúc đẩy cộng tác. Hỗ trợ đa dạng loại tệp: hình ảnh, video, tài liệu, âm thanh,... Tốc độ truy xuất nhanh: Truy cập dữ liệu nhanh. Linh hoạt: Dễ dàng tăng giảm dung lượng lưu trữ Độ tin cậy cao: Đảm bảo tính sẵn sàng và bảo mật dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu lớn: Dễ dàng lưu trữ và quản lý hàng tỷ đối tượng. Bảo vệ dữ liệu: Tự động sao lưu và phân phối dữ liệu đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng phục hồi. Độ tin cậy cao: Hệ thống phân tán đảm bảo tính sẵn sàng và độ tin cậy. Mở rộng linh hoạt: Dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ. Tương thích cao: Hỗ trợ nhiều giao thức truy cập. Nhược điểm Tốc độ: Truy cập dữ liệu có thể chậm Phụ thuộc mạng: Cần kết nối internet ổn định Chi phí: Dịch vụ có thể đắt đỏ, đặc biệt với nhu cầu lưu trữ lớn. Bảo mật: Nguy cơ rò rỉ dữ liệu khi truyền qua mạng Giá cao: Chi phí đắt đỏ hơn  Quản lý phức tạp: Yêu cầu kiến thức chuyên môn Chia sẻ hạn chế: Khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu giữa người dùng. Truy cập khó khăn: Khó truy cập dữ liệu từ xa. Tốc độ truy cập chậm: Chậm hơn so với block storage và file storage. Chi phí cao: Hệ thống phức tạp và bản sao dữ liệu làm tăng chi phí. Không phù hợp cho ứng dụng hiệu suất cao Quản lý phức tạp: Triển khai trong môi trường phân tán khó tích hợp và quản lý. [caption id="attachment_55718" align="aligncenter" width="800"] File storage, block storage, object storage là 3 mô hình lưu trữ có cấu trúc khác nhau[/caption] >>> Xem thêm: On premises là gì? Định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt 2. Nên chọn file storage, block storage hay object storage Việc lựa chọn giữa File storage, Block storage và Object storage phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của ứng dụng. File storage phù hợp cho ứng dụng cần truy cập dữ liệu ngẫu nhiên và sử dụng tệp dữ liệu cơ bản. Block storage là lựa chọn tối ưu cho ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao và khả năng mở rộng tốt. Object storage là Giải pháp lý tưởng cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu dung lượng lớn, không yêu cầu tốc độ truy cập cao. [caption id="attachment_55717" align="aligncenter" width="800"] Việc lựa chọn sử dụng mô hình nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp[/caption] Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều cung cấp cả ba loại hình lưu trữ này. Bạn có thể linh hoạt sử dụng một hoặc nhiều loại lưu trữ tùy theo nhu cầu cụ thể của ứng dụng. Kết hợp cả ba loại lưu trữ có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt cao. Bài viết liên quan:   Trên đây là những thông tin so sánh file storage, block storage và object storage mà FPT Cloud muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Mỗi phương pháp lưu trữ đều có những ưu, nhược điểm riêng để giải quyết những vấn đề lưu trữ khác nhau. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp quý khách hàng chọn được giải pháp lưu trữ phù hợp để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình. 

On premises là gì? Định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt 

15:59 25/11/2024
On premises là gì? Trước sự bùng nổ của công nghệ điện toán đám mây, thuật ngữ "On-Premise" đã trở thành một điểm nhấn đáng chú ý trong cuộc cách mạng số hóa của các doanh nghiệp. FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt chúng với Cloud, Off- premise trong bài viết hôm nay.  >>> Xem thêm: Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn 1. On premises là gì?   On premises (còn gọi là on-prem) là mô hình trong đó một tổ chức lưu trữ và quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm phần cứng, phần mềm và dữ liệu ngay tại địa điểm của tổ chức đó. Phần mềm On premise yêu cầu doanh nghiệp mua giấy phép hoặc bản sao của phần mềm để sử dụng được phần mềm đó. Đặc điểm chính của On premises: Toàn bộ hệ thống được đặt tại cơ sở của tổ chức Tổ chức tự quản lý và bảo trì hệ thống Có quyền kiểm soát hoàn toàn về bảo mật và cấu hình Không phụ thuộc vào kết nối internet để hoạt động [caption id="attachment_55707" align="aligncenter" width="800"] On premises là gì? Tìm hiểu ngay khái niệm cùng FPT Cloud[/caption] >>> Xem thêm: Disaster Recovery – Dịch vụ khôi phục hệ thống sau thảm họa 2. Ưu điểm, nhược điểm của On premises Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của việc triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại chỗ (On-Premise). Việc xem xét và đánh giá cẩn thận các khía cạnh của mô hình On-premise, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với nhu cầu sử dụng.  Ưu điểm Nhược điểm Chi phí dài hạn thấp hơn: Với On-Premises, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán khoản chi phí đầu tư một lần và chi phí bảo trì hàng năm.  Trong trường hợp thiết bị, hệ thống của bạn không xảy ra lỗi, các sự cố mà cần chi phí phải sửa chữa. Chi phí ban đầu cao: Doanh nghiệp cần chi trả cho việc mua sắm, lắp đặt, bảo trì máy chủ, thiết bị lưu trữ, hệ thống mạng,...  Chi phí này có thể cao hơn so với giải pháp Cloud vì doanh nghiệp phải tự đầu tư toàn bộ. Kiểm soát và bảo mật cao: Việc triển khai On-Premise cho phép tổ chức có hoàn toàn quyền kiểm soát dữ liệu và bảo mật thông tin, do dữ liệu được lưu trữ và xử lý trong mạng nội bộ của tổ chức.  Điều này giúp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và nội bộ của tổ chức. Tùy biến và linh hoạt: Hệ thống On-Premise thường cho phép tùy biến cao và linh hoạt hơn so với các giải pháp đám mây công cộng.  Tổ chức có thể điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống theo nhu cầu cụ thể của họ mà không bị ràng buộc bởi các hạn chế của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Yêu cầu về nhân sự chuyên môn cao: Tổ chức cần có đội ngũ nhân viên CNTT với kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao để quản lý, bảo trì và khắc phục sự cố của hệ thống. Hiệu suất và độ trễ thấp: Với hệ thống được triển khai trực tiếp tại cơ sở vật chất của tổ chức, thường có thể đạt được hiệu suất cao và độ trễ thấp hơn so với các giải pháp đám mây.  Đặc biệt là trong các ứng dụng yêu cầu sự đáp ứng nhanh và thời gian thực. Khả năng cập nhật và nâng cấp: Việc cập nhật phần mềm và ứng dụng yêu cầu quản lý và thực hiện thủ công, có thể gây ra gián đoạn hoạt động kinh doanh. Dễ dàng quản lý và kiểm soát chi phí dài hạn: Mặc dù chi phí ban đầu để triển khai hệ thống On-Premise có thể cao hơn so với các giải pháp đám mây, nhưng sau đó, chi phí duy trì và vận hành thường dễ dàng dự đoán và kiểm soát hơn.  Tổ chức có thể quản lý ngân sách dài hạn và tính toán chi phí tổng thể hơn. Khả năng mở rộng và tối ưu hóa tài nguyên: On-Premise cung cấp sự linh hoạt cho tổ chức mở rộng hệ thống mạng và tối ưu hóa tài nguyên theo thời gian mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. 3.  Phân biệt On premises và Cloud  On-premises và cloud là hai mô hình triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phổ biến, mỗi mô hình có những đặc điểm, lợi ích và hạn chế riêng. Dưới đây là sự so sánh giữa on-premises và cloud để làm rõ sự khác biệt: Tiêu chí  On-premises  Cloud Cách triển khai  Cơ sở hạ tầng CNTT được triển khai và quản lý tại chỗ, trong khuôn viên của tổ chức. Tổ chức tự mua sắm, duy trì và quản lý phần cứng, phần mềm và các tài nguyên khác. Cơ sở hạ tầng CNTT được cung cấp và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud, v.v. Tài nguyên được cung cấp qua internet và tổ chức trả phí theo mức sử dụng. Chi phí  Chi phí ban đầu: Cao, bao gồm chi phí mua phần cứng, phần mềm và thiết lập hệ thống. Chi phí bảo trì: Liên tục, bao gồm bảo trì, nâng cấp và sửa chữa. Nhân sự:  Cần đội ngũ nhân viên CNTT chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống. Chi phí ban đầu: Thấp, không cần đầu tư lớn vào phần cứng. Chi phí vận hành: Thanh toán theo mức sử dụng, linh hoạt và dễ dự báo. Nhân sự: Giảm bớt gánh nặng về nhân sự quản lý cơ sở hạ tầng. Khả năng mở rộng Phức tạp và tốn kém, yêu cầu mua sắm thêm phần cứng và cài đặt. Bị giới hạn bởi không gian vật lý và nguồn lực hiện có. Dễ dàng và nhanh chóng, có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu Không bị giới hạn bởi không gian vật lý, mở rộng tài nguyên dễ dàng. Kiểm soát và bảo mật  Tổ chức kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Tùy thuộc vào khả năng của tổ chức trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa. Nhà cung cấp dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng, tổ chức kiểm soát dữ liệu và ứng dụng. Nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo các biện pháp bảo mật ở cấp độ cơ sở hạ tầng, nhưng tổ chức vẫn phải bảo vệ dữ liệu và ứng dụng. Khả năng linh hoạt  Hạn chế trong việc thay đổi và thích ứng với nhu cầu kinh doanh nhanh chóng Dễ dàng thích ứng với nhu cầu kinh doanh thay đổi, triển khai và tích hợp các công nghệ mới nhanh chóng. Việc lựa chọn giữa on-premises và cloud phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức, khả năng tài chính, mức độ kiểm soát và bảo mật mong muốn.  On-premises cung cấp kiểm soát toàn diện và bảo mật dữ liệu cao hơn, cloud thì mang lại lợi ích về chi phí, khả năng mở rộng và dễ dàng quản lý. Nhiều tổ chức hiện nay đang lựa chọn mô hình hybrid, kết hợp cả on-premises và cloud để tận dụng ưu điểm của cả hai. [caption id="attachment_55704" align="aligncenter" width="800"] Điểm khác nhau giữa On Premise và Cloud[/caption] 4. Phân biệt giữa On-Premises và Off-Premises On-Premises và Off-Premises là hai mô hình triển khai phần mềm và dữ liệu khác nhau, mỗi mô hình mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Bảng so sánh ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai phần mềm dữ liệu này.  Tính năng On-Premises Off-Premises (Cloud) Vị trí dữ liệu Tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp Trên máy chủ của nhà cung cấp Kiểm soát Toàn quyền Hạn chế Bảo mật Cao Tùy thuộc vào nhà cung cấp Chi phí ban đầu Cao Thấp Linh hoạt Thấp Cao Hiệu năng Cao Tùy thuộc vào kết nối mạng [caption id="attachment_55706" align="aligncenter" width="800"] Điểm khác nhau giữa On-Premises và Off-Premises[/caption] 5. Doanh nghiệp nào nên triển khai hạ tầng On-Premises? Việc lựa chọn triển khai hạ tầng On-Premises hay Cloud phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số trường hợp doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai On-Premises: Doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật cực cao: Tài chính, ngân hàng, y tế, quốc phòng... nơi dữ liệu khách hàng và thông tin nội bộ cần được bảo vệ tuyệt đối.  Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu rất chặt chẽ. Doanh nghiệp muốn có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với dữ liệu của mình. Doanh nghiệp có ngân sách lớn và đội ngũ IT mạnh: Xây dựng và vận hành hạ tầng On-Premises đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn. Quản lý và bảo trì hệ thống On-Premises cần đội ngũ IT có kiến thức chuyên sâu. Doanh nghiệp yêu cầu hiệu năng cao: Giao dịch tài chính, game online, ứng dụng thực tế ảo… Các doanh nghiệp có lượng dữ liệu khổng lồ cần xử lý nhanh chóng. [caption id="attachment_55705" align="aligncenter" width="800"] Không phải doanh nghiệp nào cùng phù hợp sử dụng On-Premises[/caption] Bài viết liên quan:   Như vậy, bài viết trên FPT CLoud đã cung cấp đến doanh nghiệp góc nhìn chi tiết về định nghĩa On premises là gì và cách phân biệt mô hình này với Cloud. Thông qua những thông tin vừa rồi, mỗi tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu cụ thể, khả năng tài chính và mục tiêu chiến lược để đưa ra quyết định tối ưu giữa việc sử dụng giải pháp đám mây và On-Premise. 

VestaCP là gì? Tìm hiểu tính năng và hướng dẫn cài đặt VestaCP

15:27 25/11/2024
Vesta CP được hiểu là một Control Panel Web Hosting miễn phí. Đồng thời, đây cũng là mã nguồn mở cho hệ điều hành Linux với những tính năng được phân tích dưới đây. Khi đã có kiến thức nền tảng, bạn sẽ tự tin đi đến hướng dẫn cài đặt VestaCP. FPT Cloud cũng sẽ chia sẻ về cách thức đăng nhập vào công cụ này. >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất 1. VestaCP là gì? VestaCP mặc định hỗ trợ mô hình Nginx kết hợp Apache. Đây là hình thức web server được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ, Nginx có khả năng xử lý nội dung tĩnh như ảnh, font,…Trong khi đó, Apache được tín nhiệm với khả năng phản hồi các Request động. Nhờ thế, website có thể đáp ứng nhiều truy cập cùng lúc, tiêu tốn ít tài nguyên máy chủ. Hiện nay, các hệ điều hành đang được VestaCP hỗ trợ là: RHEL. CentOS. Debian. Ubuntu. Các chuyên gia đã thử nghiệm công cụ này trên máy chủ Ubuntu 14.04 của họ. Kết quả cho thấy khả năng vận hành thông minh và đơn giản. [caption id="attachment_28386" align="aligncenter" width="800"] Vesta CP hỗ trợ rất tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau[/caption] >>> Xem thêm: WampServer là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP 2. Tính năng của Vesta CP Bạn chắc chắn sẽ hài lòng khi biết những tính năng của VestaCP là gì. Hàng loạt khả năng hỗ trợ hữu ích có thể kể đến như sau: Giao diện thiết kế cho người dùng có đồ họa đơn giản và gọn gàng. Giấy phép GPL v3. CLI & API mạnh mẽ. Nền tảng bảo mật. Tự động cập nhật. Trình quản lý luôn được cập nhật một cách dễ dàng. Web, FTP Server, DNS, cơ sở dữ liệu. Chứng chỉ SSL cũng như SNI. Hỗ trợ Wildcard. Mẫu cấu hình. Hỗ trợ DKIM. Sao lưu nhanh. Giám sát hệ thống. AntiSpam/Antivirus. Hỗ trợ thanh toán hình thức WHMCS. Có thể thấy rằng công cụ đem đến khả năng hỗ trợ, tính an toàn cao cho người sử dụng. Đây cũng chính là những điều thực sự cần thiết với  nhà quản trị website. [caption id="attachment_28388" align="aligncenter" width="800"] Công cụ tích hợp nhiều ưu điểm liên quan đến hỗ trợ người dùng và tính an toàn[/caption] 3. Khi nào nên sử dụng VestaCP? VestaCP sẽ phát huy tối đa tác dụng trong các trường hợp cụ thể. Bạn có thể tham khảo những tình huống dưới đây và ứng dụng theo cách tối ưu nhất: [caption id="attachment_28390" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên khai thác Vesta CP khi đang sử dụng các ứng dụng Mail[/caption] Sử dụng dịch vụ web mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP, cơ sở dữ liệu MySQL. Sử dụng các dịch vụ liên quan đến Email như: Mail server, webmail,… Sử dụng dịch vụ về DNS. Cấu hình backup tự động hoặc thủ công, restore dữ liệu cho từng ứng dụng cụ thể. Thiết lập tường lửa. Sử dụng dịch vụ FTP để download cũng như upload. Đáp ứng nhu cầu chia sẻ tài nguyên, phân quyền cho từng người dùng. Có thể thấy rằng, sự hỗ trợ của công cụ vừa đa dạng lại vô cùng thiết thực. VestaCP chạm đến nhiều khía cạnh thiết yếu của người sử dụng. >>> Xem thêm: Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server 4. Hướng dẫn cài đặt VestaCP Như đã giới thiệu, việc cài đặt VestaCP dễ dàng hơn nhiều so với bất kỳ Hosting Control Panel nào. Việc bạn cần làm chỉ là tải xuống tập lệnh rồi tiến hành chạy file. Đầu tiên, hãy đi đến đến dẫn sau: https://vestacp.com/install/. Sau đó, bạn kéo xuống bên dưới cùng rồi điền thông tin vào “Advances Install Settings”. Cụ thể các ô như sau: Web: nginx + apache. DNS: named. Additional Repository: remi. FTP: vsftpd. Thông tin tường lửa Firewall: iptables + fail2ban. File System Quota: no. Thông tin Mail: exim + dovecot + spamassassin + clamav. Softaculous: yes. DB: Tick vào MySQL. Các thông tin bên dưới như Hostname, Email, Password sẽ được thiết lập tự động. Điều đó diễn ra trong quá trình cài đặt. Nếu không điền, VestaCP sẽ hỏi lại bạn khi chạy Script. Sau khi hệ thống chạy lệnh, bạn nhập “Y” để tiếp tục. Quá trình cài đặt sẽ cần khoảng 15 – 20 phút, tùy thuộc vào tốc độ mạng và cấu hình VPS. 5. Cách đăng nhập VestaCP Để đăng nhập vào VestaCP, bạn sử dụng thông tin username/ password đã thiết lập trước đó. Hình thức như sau: [caption id="attachment_28392" align="aligncenter" width="800"] VestaCP có giao diện đăng nhập và đổi mật khẩu vô cùng đơn giản[/caption] https: //IPSERVER: 8083. username: admin. password: nA32mNstRsVVnN. Giao diện để nhập thông tin vô cùng đơn giản và quen thuộc. Vì thế, điều bạn cần tập trung chỉ là điền đúng những gì đã thiết lập khi cài đặt. Sau khi đăng nhập xong, điều đầu tiên bạn muốn làm có thể là thay Password mặc định của quản trị viên. Để thực hiện, hãy nhấp vào admin user ở trên cùng bên phải của Dashboard. Bạn chuyển thành các ký tự mong muốn và ấn “Save”. Những bài viết liên quan: Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring Plesk là gì? Hướng dẫn sử dụng Plesk Control Panel từ A – Z RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Kubernetes vs Docker: Lựa chọn nào cho doanh nghiệp Trên đây là thông tin về một trong những công cụ quan trọng với nhà quản trị web. Nhờ đó, việc quản lý và lưu trữ trang trở nên thuận tiện, hiệu quả hơn. Vì thế, hãy sớm cài đặt và tận dụng hết những khả năng hỗ trợ đem lại. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn với Vesta CP.

GDPR là gì? Tất tần tật những điều cần biết về GDPR

11:05 25/11/2024
GDPR là gì? Bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh số hóa bùng nổ. Bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ chia sẻ chi tiết hơn về quy định GDPR và những nguyên tắc để không vi phạm quy định này. >>> Xem thêm: Dịch vụ sao lưu dữ liệu cho doanh nghiệp uy tín, chất lượng 1. GDPR là gì? GDPR, viết tắt của General Data Protection Regulation, là quy định do Liên minh châu Âu ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của công dân EU. Quy định này áp dụng cho tất cả các tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của người dân EU, bất kể tổ chức đó có trụ sở ở đâu. Điểm nổi bật của GDPR: Tăng cường quyền kiểm soát của cá nhân đối với dữ liệu của họ: Cá nhân có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và yêu cầu ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Yêu cầu minh bạch về cách thức thu thập và sử dụng dữ liệu: Các tổ chức phải thông báo cho cá nhân về cách thức họ thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân. Nâng cao an ninh dữ liệu: Các tổ chức phải thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi bị truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích hoặc tiết lộ. Áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm: Các tổ chức vi phạm GDPR có thể bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu hàng năm hoặc 20 triệu EUR, tùy theo mức nào cao hơn. [caption id="attachment_55746" align="aligncenter" width="1999"] GDPR nhằm mục đích bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân[/caption] GDPR đã tạo ra tác động đáng kể đến cách thức các tổ chức thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Quy định này đã giúp nâng cao nhận thức về quyền riêng tư dữ liệu và trao cho cá nhân quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của họ. 2. Nguyên tắc và nền tảng của GDPR 2.1. Nguyên tắc Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) đề ra 7 nguyên tắc cốt lõi nhằm trao quyền cho người dùng và tăng cường trách nhiệm cho các tổ chức thu thập dữ liệu cá nhân.  Hợp pháp, minh bạch và công bằng: Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân phải dựa trên cơ sở hợp pháp, được thông báo rõ ràng và minh bạch với người dùng. Mục đích cụ thể : Dữ liệu chỉ được thu thập cho những mục đích cụ thể, rõ ràng và được xác định trước. Việc sử dụng dữ liệu phải phù hợp với mục đích đã được thông báo. Giảm thiểu dữ liệu: Chỉ thu thập dữ liệu tối thiểu cần thiết cho mục đích xử lý. Dữ liệu không liên quan hoặc không cần thiết phải được loại bỏ. Chính xác và cập nhật: Dữ liệu cá nhân phải được giữ chính xác và cập nhật khi cần thiết. Hạn chế lưu trữ: Dữ liệu chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian cần thiết cho mục đích xử lý. Sau khi hết thời hạn, dữ liệu phải được xóa hoặc ẩn danh. Bảo mật và bảo vệ: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích, tiết lộ, thay đổi hoặc hủy trái phép. Trách nhiệm giải trình: Tổ chức chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc GDPR và có thể chứng minh được việc tuân thủ này. [caption id="attachment_55745" align="aligncenter" width="1999"] Các doanh nghiệp cần tuân thủ 7 nguyên tắc GDPR cơ bản[/caption] >>> Xem thêm: Cloud Desktop – Dịch vụ máy tính ảo cho doanh nghiệp 2.2. Nền tảng Nhằm trao quyền cho cá nhân trong việc kiểm soát thông tin cá nhân của họ, 7 nguyên tắc sau đây được đề ra như nền tảng bảo vệ: Quyền xóa bỏ: Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu xóa bỏ dữ liệu cá nhân (PII) của họ khỏi hệ thống lưu trữ. Điều này mang lại cho họ sự tự chủ trong việc quyết định những thông tin nào được lưu giữ và chia sẻ. Quyền truy cập: Cá nhân có quyền theo dõi và giám sát những dữ liệu cá nhân của họ đang được lưu trữ. Quyền này đảm bảo tính minh bạch và cho phép cá nhân xác minh tính chính xác của thông tin. Quyền phản đối: Chủ thể dữ liệu có quyền phản đối việc sử dụng hoặc xử lý dữ liệu cá nhân của họ trong một số trường hợp nhất định. Quyền này giúp họ kiểm soát cách thức dữ liệu của họ được sử dụng và bảo vệ chống lại việc sử dụng sai mục đích. Quyền cải chính: Cá nhân có quyền sửa chữa hoặc cập nhật dữ liệu cá nhân của họ nếu thông tin đó không chính xác hoặc không đầy đủ. Quyền này đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin cá nhân. Quyền luân chuyển: Chủ thể dữ liệu có quyền truy cập và di chuyển dữ liệu cá nhân của họ sang một hệ thống khác. Quyền này giúp họ dễ dàng chuyển đổi giữa các dịch vụ và duy trì quyền kiểm soát đối với thông tin của mình. 3. Tác động của quy tắc GDPR đến doanh nghiệp  Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) mang đến nhiều thay đổi quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào việc tuân thủ các quy định, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng văn hóa tôn trọng dữ liệu cá nhân, lấy khách hàng làm trung tâm. GDPR quy định rõ ràng trách nhiệm của cả bên kiểm soát và bên xử lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi đối tác đều tuân thủ quy định, đồng thời xây dựng quy trình nội bộ chặt chẽ để quản lý dữ liệu hiệu quả. Doanh nghiệp cần minh bạch về cách thức thu thập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu cá nhân của khách hàng. Khách hàng có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa dữ liệu của họ, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp ngừng xử lý dữ liệu nếu không cần thiết. [caption id="attachment_55751" align="aligncenter" width="1999"] GDPR yêu cầu doanh nghiệp minh bạch về cách thức thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng[/caption] GDPR yêu cầu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích, tiết lộ hoặc hủy hoại. Tuân thủ GDPR giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro vi phạm dữ liệu, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu và niềm tin của khách hàng. Doanh nghiệp có thể biến GDPR thành lợi thế cạnh tranh bằng cách thể hiện cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn. >>> Xem thêm: File storage là gì? Lợi ích và phân biệt với Block Storage 4. Tầm quan trọng của việc tuân thủ GDPR Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) được xem là luật bảo vệ dữ liệu cá nhân nghiêm ngặt nhất hiện nay, trao quyền kiểm soát cho khách hàng thông qua việc ban hành và duy trì các quyền cơ bản liên quan đến dữ liệu cá nhân của họ. Điều này mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Đối với khách hàng: Kiểm soát dữ liệu cá nhân: Khách hàng có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa, hạn chế xử lý, yêu cầu chuyển giao dữ liệu và phản đối việc xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Bảo mật dữ liệu: Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng an toàn khỏi truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích, tiết lộ hoặc hủy hoại. Đối với doanh nghiệp: Tạo dựng danh tiếng: Tuân thủ GDPR giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín với khách hàng, thể hiện cam kết bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của họ. Cải thiện bảo mật thông tin: GDPR thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực bảo mật thông tin, giảm thiểu rủi ro vi phạm dữ liệu và tiết kiệm chi phí bảo trì. Quyết định hiệu quả hơn: Việc quản lý dữ liệu cá nhân minh bạch giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu chính xác và cập nhật. [caption id="attachment_55752" align="aligncenter" width="1999"] Các doanh nghiệp cần tuân thủ GDPR để nâng cao tính bảo mật dữ liệu[/caption] 5. Các bước để đạt tuân thủ GDPR đối với các doanh nghiệp  Lập sơ đồ dữ liệu người dùng được thu thập: Liệt kê tất cả các loại dữ liệu người dùng được thu thập, bao gồm cả dữ liệu cá nhân và phi cá nhân. Xác định phương thức thu thập dữ liệu (ví dụ: biểu mẫu trực tuyến, ứng dụng di động,...). Chỉ định mục đích sử dụng dữ liệu cho từng loại dữ liệu. Xác định nơi lưu trữ dữ liệu. Chỉ định Nhân viên bảo vệ dữ liệu (DPO): Chọn một nhân viên có đủ kiến thức và kinh nghiệm về GDPR để đảm nhận vai trò DPO. Cung cấp cho DPO các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của DPO. Công bố thông tin liên hệ của DPO cho người dùng. Tạo bản ghi dữ liệu chi tiết: Ghi lại tất cả các hoạt động xử lý dữ liệu, bao gồm: Loại dữ liệu được xử lý, mục đích xử lý dữ liệu, người nhận dữ liệu, các biện pháp bảo mật được áp dụng Lưu trữ bản ghi dữ liệu trong ít nhất 5 năm. [caption id="attachment_55748" align="aligncenter" width="1999"] GDPR giúp cải thiện toàn diện năng lực bảo mật thông tin của tổ chức[/caption] Đánh giá xác định yêu cầu thu thập dữ liệu: Xác định xem việc thu thập dữ liệu là cần thiết và tương xứng với mục đích sử dụng hay không. Xác định xem có cách nào khác để thu thập dữ liệu ít xâm phạm hơn hay không. Báo cáo vi phạm dữ liệu trong vòng 72 giờ: Thiết lập quy trình báo cáo vi phạm dữ liệu rõ ràng. Báo cáo vi phạm dữ liệu cho cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu và người dùng bị ảnh hưởng trong vòng 72 giờ kể từ khi biết về vi phạm. Nêu rõ động mục đích thập dữ liệu cá nhân trước khi thu thập: Cung cấp cho người dùng thông tin rõ ràng và súc tích về cách dữ liệu của họ sẽ được sử dụng. Nhận được sự đồng ý rõ ràng và cụ thể từ người dùng trước khi thu thập dữ liệu cá nhân của họ. Thiết lập quy trình xác minh độ tuổi:  Yêu cầu người dùng cung cấp bằng chứng về độ tuổi của họ trước khi thu thập dữ liệu của họ. Không thu thập dữ liệu từ trẻ em dưới độ tuổi đồng ý theo luật pháp địa phương. Kích hoạt tính năng xác nhận kép đối với người đăng ký nhận email hoặc bản tin: Gửi email xác nhận cho người dùng sau khi họ đăng ký nhận email hoặc bản tin. Yêu cầu người dùng nhấp vào liên kết trong email xác nhận để kích hoạt đăng ký của họ. [caption id="attachment_55747" align="aligncenter" width="1999"] Tuân thủ GDPR giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín đối với khách hàng[/caption] Đảm bảo quyền riêng tư luôn được cập nhật và truy cập dễ dàng: Đăng tải chính sách quyền riêng tư trên trang web của bạn và cung cấp cho người dùng liên kết đến chính sách này. Cập nhật chính sách quyền riêng tư của bạn khi có bất kỳ thay đổi nào về cách bạn thu thập hoặc sử dụng dữ liệu. Đánh giá rủi ro liên quan đến bên thứ ba: Xác định các bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng của bạn. Đánh giá các biện pháp bảo mật được thực hiện bởi các bên thứ ba này. Hợp đồng với các bên thứ ba để đảm bảo họ tuân thủ GDPR. 6. Các cách để doanh nghiệp không vi phạm GDPR Bí quyết giúp doanh nghiệp tuân thủ GDPR hiệu quả: 6.1. Nâng cao nhận thức về GDPR cho toàn công ty Truyền thông nội bộ: Tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo để giải thích chi tiết các quy định của GDPR và tác động của nó đến hoạt động kinh doanh. Cung cấp tài liệu hướng dẫn: Tạo tài liệu dễ hiểu tóm tắt các yêu cầu chính của GDPR và phân phối đến tất cả nhân viên. Kết hợp GDPR vào quy trình làm việc: Lồng ghép các nguyên tắc GDPR vào quy trình làm việc hàng ngày của từng bộ phận, đảm bảo mọi hoạt động đều tuân thủ quy định. 6.2. Đánh giá nguy cơ thường xuyên Xác định loại dữ liệu cá nhân thu thập: Phân loại và đánh giá mức độ rủi ro cho từng loại dữ liệu được lưu trữ và xử lý. Lựa chọn biện pháp bảo vệ phù hợp: Áp dụng các biện pháp an ninh kỹ thuật và tổ chức thích hợp để giảm thiểu nguy cơ vi phạm dữ liệu. Theo dõi và cập nhật đánh giá: Thường xuyên xem xét và cập nhật đánh giá nguy cơ để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thay đổi của môi trường kinh doanh. [caption id="attachment_55750" align="aligncenter" width="1999"] Đánh giá, xác định những nguy cơ mất an toàn dữ liệu[/caption] 6.3. Lập kế hoạch bảo vệ dữ liệu toàn diện Xác định mục đích và phương thức xử lý dữ liệu: Làm rõ lý do thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc GDPR. Thiết lập quy trình quản lý dữ liệu: Xây dựng quy trình rõ ràng cho việc thu thập, lưu trữ, truy cập, sử dụng và xóa dữ liệu cá nhân. Chỉ định nhân viên phụ trách bảo vệ dữ liệu: Chọn một cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ GDPR và thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu. Bài viết liên quan: So sánh file storage, block storage và object storage On premises là gì? Định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt Bài viết trên đây, FPT Cloud đã trình bày chi tiết về GDPR là gì và những điều cần biết về GDPR. Việc tuân thủ quy tắc GDPR là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn hơn đồng thời giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.