Blogs Tech

EPP là gì? Điều cần biết khi chuyển đổi chủ sở hữu tên miền

09:42 09/06/2022
EPP là gì? Đây là giao thức cần biết khi có nhu cầu chuyển đổi chủ sở hữu tên miền. Nếu kỹ thuật này còn khá mới lạ với bạn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của FPT Cloud. Bạn thấy mình có thể đã gặp mã này nhưng không hề hay biết đó là một trong các loại EPP. Quan trọng hơn cả, đây chính là cơ hội học hỏi cách lấy EPP Code cùng lưu ý cần thiết. EPP là gì? EPP được biết đến là một loại mã mở rộng, viết tắt của cụm từ Extensible Provisioning Protocol. Mục đích sử dụng để thực hiện chuyển đổi nhà đăng ký tên miền hoặc thay thế chủ sở hữu. Thuật ngữ này gọi bằng nhiều tên tương tự về nghĩa như: [caption id="attachment_27628" align="aligncenter" width="800"] Không khó để người dùng hiểu vai trò của EPP là gì[/caption] Mã xác thực Mã ủy quyền Mã bí mật dùng để chuyển nhượng Mã bí mật tên miền Domain Bạn có thể nhận biết EPP là gì thông qua hình thức cấu tạo. Thông thường, mã sẽ bao gồm 8 – 32 ký hiệu. Trong đó cần thỏa mãn điều kiện chứa ít nhất 1 chữ cái, 1 số và 1 ký hiệu đặc biệt. Đặc trưng khác là thường ước tính ở mức 6 – 16 bit, chỉ định bởi nhà đăng ký tên miền. Hiểu đơn giản, giao thức EPP dùng để làm việc giữa Client và Server liên quan đến Domain. Các loại mã EPP Trong quá trình tìm hiểu EPP là gì, bạn sẽ thấy mã này được chia ra làm 4 loại. Từng đối tượng được định nghĩa theo cách dưới đây: EPP Host Mapping: EPP Code định nghĩa dựa trên máy chủ. EPP Domain Mapping: EPP Code định nghĩa dựa trên tên miền. EPP Contact Mapping: EPP Code định nghĩa dựa trên các đầu mối liên hệ. EPP DNS Records: EPP Code định nghĩa dựa trên cấu hình DNS. Bạn cần quan tâm đến thông tin, thuộc tính, trạng thái và mối quan hệ giữa các đối tượng này. Thao tác dựa trên 3 nhóm lệnh chính bao gồm: Truy vấn, thay đổi và quản lý. >>> Có thể bạn quan tâm: Email Hosting là gì? Cách sử dụng dịch vụ Email Hosting hiệu quả Các cách lấy EPP Code Quy trình lấy mã EPP là gì? Muốn thực hiện, bạn cần mở khóa Domain để lấy Code. Tiếp theo, đó chính là chuyển đổi tên miền của nhà cung cấp khác. Việc làm này hết sức đơn giản với hai phương pháp chính dưới đây. Thủ công Đầu tiên, bạn đăng nhập vào giao diện website của WordPress. Sau đó, hãy thực hiện thao tác tìm kiếm “Domain Setting” và chọn đối tượng miền muốn thực hiện. Lưu ý quan trọng trước khi chuyển đổi là phải tắt tính năng Domain Locking. [caption id="attachment_27632" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tự thực hiện quy trình chuyển đổi tên miền với một số thao tác[/caption] Bạn có thể tự thực hiện quy trình chuyển đổi tên miền với một số thao tác Tiếp theo, hệ thống sẽ gửi mã vào Email bạn sử dụng để đăng ký. Đây chính là cơ hội để bạn hiểu đúng nhất về EPP là gì từ lăng kính của chính mình. Khi đã có thông tin đầy đủ, bạn chỉ cần nhập Code và chuyển đổi sang tên miền mới. Hỗ trợ từ nhà cung cấp Việc chuyển đổi thủ công có thể không hiệu quả trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân đến từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan nào đó. Để tránh mất thời gian, hãy gọi điện trực tiếp đến nhà cung cấp Domain cũ. Họ sẽ giúp bạn thực hiện chuyển đổi tức thì. >>> Có thể bạn quan tâm: Elementor là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Elementor Plugin Lưu ý khi lấy EPP Code Dưới đây là những lưu ý bổ sung giúp bạn hiểu hơn về đặc trưng của EPP là gì. Nhờ thế, quá trình transfer dễ dàng hơn, ít gặp phải sự cố. [caption id="attachment_27636" align="aligncenter" width="800"] Trong quá trình chuyển đổi tên miền, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng[/caption] ✅Lưu ý Giải thích ✅Tên miền đã đăng ký tối thiểu 60 ngày - Tên miền phải được đăng ký sau 60 ngày để có thể chuyển đổi lấy EPP Code.- Nếu Domain hết hạn sẽ không thể chuyển được. Tuy vậy, điều này cũng có thể tùy chỉnh theo chính sách từ nhà cung cấp.   ✅Domain đã mở khóa - Khi tìm hiểu EPP là gì, bạn có thể sẽ thấy tên gọi thay thế như Auth-Info Code hoặc Auth Code.- Để tránh thủ tục phát sinh, hãy chắc chắn tên miền đã được mở khóa càng sớm càng tốt. ✅Chuyển đổi trung gian với Name Server - Việc sử dụng Name Server trung gian nhằm đảm bảo không làm gián đoạn các lượt truy cập vào website.- Các chuyên gia khuyến khích sử dụng dịch vụ miễn phí của CloudFlare để được cung cấp chất lượng tốt nhất. ✅Xóa quyền riêng tư trên thông tin đăng ký Ý nghĩa của hành động này đối với EPP là gì? Điều đó nhằm mục đích tránh những vấn đề rắc rối khi gửi mã ủy quyền đến Email của bạn. Trên đây là điều cần biết cho những ai đang mong muốn chuyển đổi chủ sở hữu tên miền. Chỉ cần đọc qua hướng dẫn, bạn chắc chắn sẽ thực hiện thành công. Với việc tích hợp nhiều công nghệ mới nhất, mã ủy quyền này đảm bảo an toàn với người thực hiện. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu EPP là gì và áp dụng chuẩn xác trong thực tiễn. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Email Hosting là gì? Cách sử dụng dịch vụ Email Hosting hiệu quả

09:34 09/06/2022
Email Hosting là một phương thức giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin với khách hàng an toàn và tiện lợi hơn. Dịch vụ thư điện tử này còn giúp nâng cao độ uy tín của người dùng với độ bảo mật cao. Vậy Email Hosting là gì? Làm sao để sử dụng dịch vụ này hiệu quả? Email Hosting là gì? Email Hosting là một giải pháp giúp nâng cao tính bảo mật và khả năng gửi thư trong hệ thống mạng. Vậy cụ thể Email Hosting là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Định nghĩa Email Hosting Email Hosting là một loại dịch vụ Email có tên miền riêng và được hoạt động trên hệ thống Hosting riêng biệt. Phương thức này thì có tính bảo mật cao hơn so với hình thức gửi thư điện tử truyền thống. Email Hosting cho phép người dùng tùy chỉnh cấu hình và số lượng tài khoản theo mục đích.Email Hosting thường có dạng [email protected] hoặc  [email protected].  [caption id="attachment_36731" align="aligncenter" width="800"] Email Hosting có tên miền riêng và được hoạt động trên hệ thống Hosting riêng biệt[/caption] Cách nó hoạt động Email Hosting Với hình thức email này, bạn sẽ được cung cấp một máy chủ hoạt động tương tự như một liên kết đáng tin cậy giữa server email của bạn và server email của người nhận. Khi bạn gửi email đi, máy chủ này sẽ xác định hành động cần thực hiện và một số yếu tố như bộ lọc thư rác, yêu cầu định tuyến, thư có nằm trong danh sách spam hay không. Điều này sẽ giúp cho email của bạn sẽ được gửi đi một cách suôn sẻ, hạn chế được sự tấn công của virus và mã độc.  >>> Có thể bạn quan tâm: Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z Những lợi ích của việc sử dụng Email Hosting Hiện nay, Email Hosting thường được các doanh nghiệp sử dụng bởi dịch vụ email này mang lại một số lợi ích như sau: Nâng cao tính bảo mật cho email được gửi đi Đảm bảo quá trình truyền thư diễn ra thông suốt và suôn sẻ Nâng cao độ uy tín, giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với doanh nghiệp Hạn chế được tình trạng thư bị lọc vào mục spam của người nhận Tăng khả năng nhận và mở email Giúp người dùng quản lý dữ liệu của mình hiệu quả hơn  [caption id="attachment_36732" align="aligncenter" width="800"] Email Hosting giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý email và tiếp cận khách hàng[/caption] Tìm hiểu thị trường Email Hosting Mỗi dịch vụ Email Hosting sẽ có những ưu và đặc điểm riêng biệt, phù hợp với từng nhu cầu của người dùng. Cụ thể như sau: Thị trường Email Hosting hiện nay và những dịch vụ phổ biến Hiện nay, thị trường Email Hosting phát triển mạnh mẽ nên có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ email này. Phương thức này cũng có nhiều gói dịch vụ khác nhau gồm mất phí và không mất phí. Cụ thể như sau: Dịch vụ lưu trữ email miễn phí: Cho phép người dùng nhận, gửi thư và quản lý các Account email thông qua webmail (POP) và ứng dụng email (IMAP). Dịch vụ này chứa nhiều email spam, quảng cáo, không gian lưu trữ ít và không hỗ trợ tên miền được cá nhân hóa và xử lý kỹ thuật. Dịch vụ Email Hosting mất phí: Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn với một số tính năng nổi bật như tên miền được cá nhân hóa giúp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, không gian lưu trữ lớn, bộ lọc chống virus và thư rác mạnh mẽ, tùy chỉnh danh sách email cho doanh nghiệp và một số công cụ hữu ích khác đi kèm.  [caption id="attachment_36734" align="aligncenter" width="800"] Hiện nay thị trường Email Hosting đang rất phát triển[/caption] So sánh các dịch vụ Email Hosting trên thị trường và lựa chọn phù hợp Đối với dịch vụ miễn phí, bạn sẽ không phải làm các hợp đồng đăng ký lằng nhằng và được sử dụng các tính năng cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu một số phiền phức về bảo mật, email quảng cáo, email spam,... Dịch vụ này sẽ phù hợp với người dùng cá nhân hoặc các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Còn đối với dịch vụ trả phí, người dùng sẽ được hưởng nhiều tiện ích hơn, tương đương số tiền đã bỏ ra bao gồm không gian lưu trữ lớn, tính bảo mật cao, tên miền được cá nhân hóa theo tên doanh nghiệp, phòng ban,... Gói dịch vụ này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn và đang trên đà xây dựng thương hiệu, phát triển quy mô.  [caption id="attachment_36735" align="aligncenter" width="800"] Email Hosting mất phí phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn[/caption] Các tiêu chí chọn Email Hosting Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu Email Hosting là gì và lợi ích của phương thức quản lý email này. Tuy nhiên, để chọn được một dịch vụ Email Hosting chất lượng thì bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các tiêu chí chọn Email Hosting: Những tiêu chí quan trọng khi chọn dịch vụ Email Hosting Để chọn được một dịch vụ Email Hosting chất lượng và chuyên nghiệp, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây: Khả năng lưu trữ trực tuyến: Giúp bạn có thể kiểm tra và theo dõi hồ sơ về tất cả các giao dịch kinh doanh và trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Một số dịch vụ cung cấp bản sao lưu trữ từ 5 đến 10 năm.  Nhiều hộp thư: Nếu doanh nghiệp của bạn cần tạo hộp thư nhanh chóng thì hãy chú ý đến tiêu chí này. Dịch vụ Email Hosting đó cần đảm bảo rằng máy chủ lưu trữ Email cung cấp tất cả hộp Inbox để hỗ trợ kịp thời cho hoạt động nào đó. Bạn cũng có thể sử dụng hộp thư được phân loại theo chức năng.  Các ưu đãi: Bạn có thể sử dụng đồng thời cả dịch vụ lưu trữ web và Email Hosting để được hưởng các ưu đãi theo gói. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và giúp việc quản lý tổng thể hệ thống trở nên logic hơn. Dung lượng hộp thư: Dựa vào số lượng email mà doanh nghiệp của bạn phải xử lý mỗi ngày để lựa chọn dịch vụ có dung lượng phù hợp.  Khả năng mở rộng: Chắc chắn rằng khối lượng công việc và số lượng email phải xử lý sẽ không ngừng tăng lên. Do vậy, bạn nên chọn các dịch vụ có khả năng mở rộng kho lưu trữ để giúp cho quá trình làm việc không bị ngắt quãng và tránh tình trạng thay đổi nhà cung cấp gây mất thời gian.  [caption id="attachment_36736" align="aligncenter" width="800"] Các tiêu chí lựa chọn dịch vụ Email Hosting[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Elementor là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Elementor Plugin Cách lựa chọn dịch vụ Email Hosting phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Dưới đây là một số kinh nghiệm lựa chọn dịch vụ Email Hosting cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định phù hợp: Xác định ngân sách mua: Bạn cần xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào để chọn dịch vụ mất phí hoặc không mất phí. Nếu hiện tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì hãy dùng tạm gói dịch vụ miễn phí. Khi nào có đủ ngân sách thì có thể tính đến việc sử dụng các gói mất phí.  Ước lượng khối công việc cần xử lý: Việc này sẽ giúp bạn chọn được dịch vụ có dung lượng phù hợp, tránh gây lãng phí. Nhờ đơn vị cung cấp tư vấn: Bạn nên đăng ký dịch vụ Email Hosting của nhà cung cấp uy tín. Sau đó, bạn hãy nêu rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của bản thân và doanh nghiệp để họ có thể tư vấn cho gói dịch vụ phù hợp. [caption id="attachment_36737" align="aligncenter" width="800"] Nên nhờ đơn vị chuyên nghiệp tư vấn để lựa chọn dịch vụ Email Hosting phù hợp nhất[/caption] Khác biệt giữa Web Hosting và Email Hosting Web Hosting và Email Hosting đều là 2 thuật ngữ đề cập đến vấn đề truyền thông trong kinh doanh nên có rất nhiều người nhầm tưởng rằng chúng là một. Trên thực tế, 2 dịch vụ hoàn toàn khác nhau và có chức năng riêng. Trong đó: Web Hosting: Có chức năng lưu trữ mọi thông tin có trên website của doanh nghiệp bao gồm hình ảnh, âm thanh, các dữ liệu về hoạt động trao đổi, giao dịch với khách hàng,... Email Hosting: Là một hệ thống lưu trữ thư điện tử của doanh nghiệp với khách hàng hoặc trong nội bộ. Email Hosting thể hiện quyền sở hữu và đặc trưng của đơn vị sở hữu thông qua tên miền trên địa chỉ.  [caption id="attachment_36738" align="aligncenter" width="800"] Điểm khác biệt giữa Email Hosting và Web Hosting[/caption] Đăng ký dịch vụ Email Hosting ở đâu? Bạn có thể đăng ký dịch vụ Email Hosting của các nhà cung cấp trong nước hoặc ngoài nước. Hiện nay, các nhà cung cấp trong nước được nhiều đơn vị lựa chọn hơn bởi có tốc độ truyền tải nhanh chóng, thủ tục đơn giản, các chính sách chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn,... Một số nhà cung cấp dịch vụ này nội quốc uy tín mà bạn có thể tham khảo như Mắt Bão, Viettel IDC,... Thông qua bài viết trên, FPT Cloud đã cung cấp cho bạn một số thông tin về Email Hosting. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu được Email Hosting là gì và chọn được dịch vụ phù hợp. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức về hệ thống mạng và digital marketing thì hãy theo dõi các bài viết khác của FPT Cloud nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Elementor là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng Elementor Plugin

09:29 09/06/2022
Elementor là một Plugin không thể thiếu đối với những người chuyên về xây dựng website. Tính hiệu quả từ kỹ thuật này sẽ được FPT Cloud phân tích cụ thể hơn qua bài viết. Sau bài viết này, bạn tự tin hơn trong cấu hình và cài đặt Elementor Plugin theo nhu cầu bản thân. Sau quá trình đó sẽ là hướng dẫn sử dụng để khai thác trọn vẹn mọi tính năng hữu ích. Elementor là gì? Elementor là gì? Đây là một Plugin Page Builder giúp bạn tạo các trang WordPress đẹp mắt và dễ dàng. Các tùy chỉnh hình thành website đúng như ý muốn chỉ bằng thao tác kéo thả đơn giản. [caption id="attachment_27556" align="aligncenter" width="800"] Elementor hỗ trợ đắc lực cho quá trình Page Builder[/caption] Chính vì thế, công cụ hỗ trợ rất phù hợp với những ai không chuyên về viết code. Elementor WordPress được phát triển dựa trên yếu tố cốt lõi là tốc độ. Điều này dễ thấy qua các tác vụ xử lý nhanh chóng. Plugin xây dựng trang trực tiếp trên nền tảng Front – end. Điều này nghĩa là bạn có thể chỉnh sửa với trình trực quan theo cách dễ nhìn nhất. Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên bỏ qua tiện ích về: Văn bản. Hình ảnh. Khu vực sử dụng để hiển thị lời chứng thực. Đánh giá khách hàng. Thanh trượt. Biểu tượng. Tab. Phương tiện Social Platform… Cho dù mỗi loại sẽ có cách cài đặt riêng biệt nhưng đều không đòi hỏi yêu cầu cao. Bên cạnh đó, WordPress Elementor hỗ trợ chèn thêm các phần tử đã tạo ra từ Plugin khác. Vì thế, việc chuyển đổi rất linh hoạt. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng ngay những template tạo sẵn và chỉnh sửa tức thì. Chỉ với vài cú click chuột, trang mới mang đậm màu sắc cá nhân, không bị nhàm chán. Sự đơn giản và tiện lợi đã giúp Plugin luôn đứng đầu danh sách được cài đặt nhiều nhất. Tính đến hiện tại đã có hơn 5 triệu người cài đặt và sử dụng mỗi ngày. Mục đích sử dụng Elementor Plugin Không quá khó để bạn nhận ra mục đích sử dụng Elementor WordPress là gì. Plugin giúp những người không biết về lập trình tự xây dựng website tuyệt đẹp cho chính mình. Khả năng hỗ trợ không dừng lại ở việc thêm hình ảnh hay chữ. [caption id="attachment_27564" align="aligncenter" width="800"] Quá trình thiết kế website đảm bảo sự linh hoạt cao[/caption] Công cụ giúp bạn tạo ra những bố cục với các hàng và cột dễ dàng, tối ưu hơn. Khi đến với phiên bản Pro được thoải mái xây dựng: Page Contact. Homepage. Giới thiệu sản phẩm… Phiên bản cao cấp mang đến nhiều đặc quyền nhưng không phải lúc nào cũng cần sử dụng. Bởi lẽ, version miễn phí cũng đã đáp ứng tương đối đầy đủ chức năng nên có. Bạn tiết kiệm được một khoản chi phí dành cho hoạt động tối ưu khác. >>> Xem thêm: Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z Yêu cầu khi sử dụng Elementor WordPress là gì? Khi sử dụng Elementor phiên bản Pro, bạn cần chuẩn bị một số điều kiện nhất định. Đó là cơ sở để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. ✅Yêu cầu Giải thích ✅Phiên bản WordPress 5.0 trở lên vì Plugin chỉ hoạt động trên phiên bản này. ✅PHP - Nếu website lưu trữ ở máy chủ có phiên bản cũ hơn PHP 7 rất dễ gặp sự cố.- Hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ để được upgrade bản mới nhất. ✅MySQL/MariaDB Website cần sở hữu MySQL từ phiên bản 5.6 hoặc MariaDB tối thiểu 10.0. ✅Bộ nhớ website Từ 128MB và ưu tiên cho bộ nhớ 256MB hoặc cao hơn nữa. ✅Máy chủ - Nếu đang lưu trữ tại WordPress, hãy thêm SSL vào website của mình.- Đối với các nhà cung cấp khác, hãy đảm bảo họ sửa đổi Replace Max Line Length của máy chủ cho bạn. ✅Trình duyệt Khuyến nghị sử dụng Firefox, Chrome, Safari, Microsoft Edge phiên bản 79 trở lên. ✅Thiết bị Bạn cần có máy tính bàn để thao tác. Plugin chưa có phiên bản hỗ trợ trên máy tính bảng hay điện thoại di động. ✅Yêu cầu bổ sung Bạn cần bật phần mở rộng có tên PHP Zlib trên máy chủ của mình. Ưu nhược điểm của WordPress Elementor Thông qua việc phân tích ưu nhược điểm, giúp bạn hiểu bản chất của Plugin này tốt hơn. Trong đó đề cập đến các yếu tố kỹ thuật cũng như tác động bên ngoài. Hãy tham khảo để tự tin hơn khi cài đặt. Ưu điểm Không phải ngẫu nhiên, số lượng người sử dụng Elementor lên đến hàng triệu. Điều này đến từ ưu thế vượt trội dưới đây. [caption id="attachment_27568" align="aligncenter" width="800"] Plugin có quá nhiều ưu điểm để thuyết phục mọi người sử dụng[/caption] Người dùng được tự do lựa chọn phiên bản miễn phí hoặc trả phí. Thao tác sử dụng dễ dàng, mang đến nhiều tính năng ấn tượng. Bạn được quyền chọn bố cục và các thiết kế trang web cho mình. Plugin không yêu cầu phải có kỹ năng về CSS, HTML hay PHP. Khi sử dụng sẽ được nhìn thấy kết quả mô phỏng từ bản xem trước. Nhờ thế, việc thiết lập và chỉnh sửa diễn ra đồng thời, cho ra thành quả sớm nhất. Khi áp dụng Plugin vào các mẫu Canvas, bạn dễ dàng ẩn vùng Sidebar, Header, Footer,…Đây là cơ hội để trình bày chủ đề riêng biệt, nội dung hấp dẫn. Thực hiện thao tác linh hoạt với các phần từ như thêm, bớt, di chuyển từ biểu mẫu, hình ảnh,… Đây cũng được xem là công cụ tạo Landing Page chuyên nghiệp. Nhờ thế, bạn không cần đào tạo qua các khóa chuyên về Code Web. Mọi ưu điểm đều hướng đến việc nâng cao quyền lợi cũng như trải nghiệm người dùng. Tiết kiệm công sức và nhanh thấy kết quả chính là chiến lược giữ chân User của Elementor. Nhược điểm Trong quá trình sử dụng bạn sẽ thấy Plugin không có nút hoàn tác. Danh sách lịch sử sửa đổi chưa thực sự phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn hủy kích hoạt Plugin dễ dẫn đến tình trạng vỡ bố cục. Tuy nhiên, đây là nhược điểm chung với mọi Page Builder. Khả năng tích hợp của tính năng API với nhiều dịch vụ bên ngoài chưa cao. >>> Xem thêm: Drupal là gì? Khám phá nền tảng phát triển web Drupal từ A – Z Hướng dẫn cấu hình và cài đặt Elementor Qua những tính năng kể trên, chắc chắn ai cũng muốn thử sử dụng Plugin này. Dưới đây là hướng dẫn cài đặt và sử dụng ngay trên website. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn một trong hai version. Bản Free  Elementor là một Plugin có yêu cầu cài đặt không khác các loại thông thường. Các bước như sau: [caption id="attachment_27572" align="aligncenter" width="800"] Các tính năng trong bản miễn phí đã đủ khiến người dùng hài lòng[/caption] Đăng nhập vào giao diện quản trị của nền tảng WordPress. Chọn Plugin và nhấn vào mục cài mới. Tại Search Bar, bạn nhập từ khóa “Elementor” và chọn tiếp vào mục cài đặt. Nhấp vào “Kích hoạt” là đã hoàn tất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến trực tiếp trang chủ của Plugin này để tải về. Các bước hướng dẫn cài đặt bản miễn phí đều chỉ ra rất rõ ràng. Bản Pro Đối với bản Pro, người đăng ký sẽ được cấp một tài khoản riêng biệt thông qua Email. Khi đăng nhập trang chủ Elementor, bạn thấy ngay mục “Download Elementor Pro”, kèm theo License Key. Lưu ý, đây là mật mã giúp bạn kích hoạt Plugin bản quyền vừa mua. Quy trình cài đặt chính được diễn ra như sau: Truy cập My.elementor.com và dùng thông tin trên Email đã nhận để đăng nhập. Bạn vào My Account để tải Plugin bằng tệp .zip về máy tính bàn. Vào trang WordPress để thêm và cài công cụ vừa download. Khi cài xong, bạn sẽ nhận được thông báo kích hoạt phía trên bảng điều khiển. Vào phần Elementor và chọn tiếp “License” để nhập key active. Đi đến Settings >> “Tab General” rồi click vào “Post & Page”. Điều này có nghĩa là bạn cho phép Plugin hoạt động trên cả Page và Post. Chuyển sang “Tab Integrations” để kết nối dịch vụ bên thứ ba bằng API Key. Mục đích là để Plugin tự động kết nối danh bạ sẵn có khi bạn tạo form thu thập Email. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước trên, bạn chắc chắn sẽ cài đặt thành công. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hiểu thêm một số cấu trúc Layout. ✅Cấu trúc Vai trò ✅Section Là khu vực làm việc của trang và mỗi Page sẽ có nhiều Section khác nhau. ✅Inner Section Mỗi Section bạn có thể thêm nhiều mục con. Tuy vậy, chúng là yếu tố không bắt buộc phải có. ✅Cột Nằm trong hai cấu trúc trên và thường được thiết kế nhiều cột. ✅Element Mỗi cột chứa nhiều đối tượng như văn bản, icon, hình ảnh, video,… Cách sử dụng Elementor Với Plugin này, bạn dễ dàng biến ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực. Edit và xem kết quả ngay sau đó để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Hãy khám phá cụ thể hơn thông qua hướng dẫn sử dụng dưới đây. Hướng dẫn chung Bạn có thể tìm hiểu những kiến thức cơ bản chỉ tóm gọn trong vài phút. Dưới đây là cách để làm nên một thiết kế trực quan: [caption id="attachment_27576" align="aligncenter" width="800"] Góc trái của Plugin có nhiều tính năng để bạn thiết kế[/caption] Để bắt đầu tạo page hoặc post mới, bạn nhấp vào “Edit with Elementor”. Sau đó đi tới “Elementor Page Editor”. Ở phía trái màn hình là hàng loạt tính năng drag – and – drop sử dụng để xây dựng web. Nhấp, giữ và kéo tiện ích con đến vị trí mục tiêu bạn muốn thêm module mới. Bạn có thể dùng thao tác tìm kiếm các Widget cụ thể để tùy chỉnh trang của mình. Yếu tố cơ bản bao gồm heading, image gallery,…Nâng cấp hơn chính là animated headlines và testimonial carousels. Nhấp nút hamburger ở góc trái và đi tới “Site Settings”. Tại menu, bạn có thể tùy chọn và cài đặt lại màu, font chữ mặc định. Bên cạnh đó, Plugin cũng cho phép cấu hình cài đặt chung toàn bộ web. Cuối cùng, hãy nhấp vào biểu tượng “History” ở cuối bảng để truy cập phần “Revision History” đã tích hợp sẵn. Tại tab Actions, người dùng có thể theo các thay đổi, di chuyển qua lại giữa các hoạt động. Trong tab Revision, bạn được phép nhấp linh hoạt các bản sửa đổi, hoàn tác phiên bản trước đó. Cách tạo Page đầu tiên Plugin vốn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh vì khả năng sử dụng dễ dàng. Dưới đây là cách bước tham khảo để nhìn thấy thành quả đầu tiên của bản thân. Truy cập Dashboard trong WordPress. Nhấp “Page” và chọn “Add New”. Nhấp “Edit with Elementor”. Thêm tiện ích Heading, Text Editor và Image theo ý muốn. Sau khi đã kéo vào vị trí cần, bạn có thể chỉnh sửa từng tiện ích sao cho phù hợp với nội dung. Nhấp “Publish”. Để xem bản preview, hãy đi tới bảng điều khiển bên trái của Plugin. Bạn nhanh chóng thực hiện được các bước ngay từ lần đầu trải nghiệm. Nếu chưa có nhiều ý tưởng thiết kế, hãy dùng Template trong phần dưới đây. Elementor Templates Templates là các Page và Block đã thiết lập bố cục và có sẵn các tiện ích con. Bạn dễ dàng chèn được vào bất kỳ trang nào chỉ với một cú click chuột. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_27580" align="aligncenter" width="886"] Bạn có thể biến Template thành sản phẩm của riêng mình rất dễ dàng[/caption] Điều hướng đến cuối trang, nơi có mục “Add widget here” và bấm vào folder trắng. Thư viện Template hiện ra. Để xem trước các mẫu này, bạn nhấn vào biểu tượng kính lúp. Đơn giản hơn, bạn có thể di chuột qua đối tượng mình hứng thú. Ấn ‘Insert” để “Import demo template” vào trang. Nếu bạn chưa kết nối đến thư viện này, Plugin sẽ nhắc làm như vậy. Công cụ tự động chuyển hướng đến website để đăng ký hoặc đăng nhập. Sau khi được xác nhận kết nối, bạn tiến hành chỉnh sửa như bình thường. Những bài viết liên quan: Flatsome Theme là gì? Xây dựng website dễ dàng hơn với Flatsome FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla từ A-Z FTP là gì? Phân tích phương thức hoạt động của FTP chi tiết NGINX là gì? Cơ chế hoạt động & chức năng của NGINX Trên đây là toàn bộ kiến thức nên được cập nhật về một Plugin rất phổ biến trên WordPress. Sẽ thật tiếc nếu bạn không ứng dụng vào hành trình Page Building của mình. Để tin tưởng hơn các chức năng và ưu điểm, hãy trải nghiệm phiên bản miễn phí trước. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ có thiết kế mới lạ và chuyên nghiệp với Elementor.

Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z

09:27 09/06/2022
Edge Computing là thuật ngữ không thể bỏ qua với những ai đam mê nghiên cứu điện toán đám mây. Đây thực sự là công nghệ tiềm năng trong thời đại IoT bùng nổ. Qua bài viết của FPT Cloud, bạn sẽ thấy điện toán biên hỗ trợ cho cuộc sống như thế nào. Chủ động tiếp cận sự đổi mới là cách vượt lên, tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Edge Computing là gì? Edge Computing là gì? Đây là mô hình điện toán đám mây phân tán vô cùng tiềm năng. Công cụ đem tới sức mạnh tính toán cũng như lưu trữ đến gần hơn với nơi phát sinh data. Nhờ quá trình này giúp tiết kiệm băng thông và giảm độ trễ. [caption id="attachment_27518" align="aligncenter" width="800"] Tiền thân của Edge Computing là mô hình phân phối nội dung CDN[/caption] Khởi nguồn của điện toán biên chính là CDN – mạng phân phối nội dung. Vào những năm cuối thập niên 90, nền tảng sử dụng để cung cấp Content web và video. Nguyên lý cơ bản là truyền tải từ máy chủ gần người dùng nhất. Sau này, các mạng được cải tiến để lưu trữ ứng dụng và các thành phần. Đây là cơ sở tạo ra dịch vụ Edge Computing đầu tiên như tổng hợp dữ liệu theo thời gian thực. >>> Có thể bạn quan tâm: Drupal là gì? Khám phá nền tảng phát triển web Drupal từ A – Z Cách điện toán biên vận hành Edge Computing hoạt động bằng cách nắm bắt, xử lý thông tin. Điều kiện là đảm bảo gần nguồn dữ liệu và sự kiện mong muốn là ưu tiên hàng đầu. Công cụ vận hành nhờ thiết bị cảm biến, điện toán và máy móc. [caption id="attachment_27522" align="aligncenter" width="800"] Điện toán biên là sự lựa chọn phù hợp cho IoT theo thời gian thực[/caption] Dữ liệu đã thu thập được cung cấp cho các máy chủ biên hoặc đám mây. Tùy thuộc nhiệm vụ và kết quả mong muốn, data còn có thể truyền đến hệ thống phân tích và máy học. Đặc điểm nổi bật là khả năng tự động hóa và cung cấp hiển thị về trạng thái thực. Đối tượng hướng đến bao gồm thiết bị, hệ thống hoặc sản phẩm. Tuy vậy, không phải trung tâm dữ liệu biên và đám mây là cách duy nhất xử lý data. Trong một số trường hợp, thiết bị IoT tự thực hiện bằng phần cứng tích hợp hoặc smart devices được kết nối. Mô hình tạo dựng Edge Computing Như đã biết Edge Computing gắn liền với điện toán đám mây và Internet of Things. Đây là tầng trung gian phụ trách cung cấp xử lý và lưu trữ dữ liệu nhỏ. Công cụ đáp ứng yêu cầu cần phản hồi nhanh từ IoT và tiết kiệm băng thông. [caption id="attachment_27526" align="aligncenter" width="800"] Biên cần đảm bảo gần vị trí thực tế của nguồn dữ liệu nhất[/caption] Trong hệ sinh thái điện toán biên, dữ liệu thu thập từ các cảm biến, máy đo,…Tuy vậy, chúng chưa được đưa ngay lên máy chủ đám mây. Thay vào đó là hướng đi qua vùng biên – trung tâm tính toán và lưu trữ cục bộ. Câu hỏi phổ biến của nhiều người là biên nằm ở đâu? Trong nhiều trường hợp, nó là một trạm máy cục bộ, được kết nối Internet. Vị trí xác định ở rìa của một mạng LAN. Nhưng đôi khi đó lại là một trung tâm dữ liệu tại địa phương. Nhìn chung, biên chỉ cần đảm bảo nằm ở gần nguồn dữ liệu nhất. Hệ thống sẵn sàng cung cấp, xử lý độ trễ thấp trong thời gian thực. Cuối cùng, các nguồn data lớn và phức tạp sẽ được chuyển đến máy chủ đám mây thực hiện. Điểm hạn chế cần thừa nhận là độ trễ cao và phụ thuộc vào đường truyền. Tuy thế, Cloud Computing phù hợp những tính toán cần sức mạnh xử lý lớn. Thành phần trong mô hình Khi tìm hiểu Edge Computing sẽ bắt gặp các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái này. Để nghiên cứu chuyên sâu, bạn không nên bỏ qua phần giải thích ý nghĩa dưới đây. [caption id="attachment_27530" align="aligncenter" width="800"] Để dẫn tới sự vận hành của điện toán biên cần rất nhiều yếu tố và điều kiện[/caption] ✅Thành phần Vai trò ✅Cloud Server - Được xem là đám mây công cộng, riêng tư hoặc có thể là trung tâm dữ liệu.- Những đám mây lưu trữ, chạy ứng dụng phục vụ cho điều phối, quản lý Edge Node khác nhau.- Các đầu công việc ở biên, thiết bị cuối và trên các đám mây sẽ tương tác lẫn nhau, phối hợp xử lý. ✅Edge Device - Đây là thiết bị biên, tích hợp khả năng tính toán như máy ATM, máy ảnh số hoặc ô tô.- Tuy nhiên, Edge Device chỉ xử lý tốt các yêu cầu tức thì, cần độ trễ thấp. Năng lực tính toán còn những hạn chế trong nhiều tình huống nhất định.- Mặc dù vẫn có những cấu hình mạnh nhưng chiếm số lượng rất ít. ✅Edge Node - Hay còn được gọi là nút biên.- Dùng để chỉ bất kỳ thiết bị biên, máy chủ biên hoặc cổng biên. ✅Edge Server - Đây là máy tính đặt trong cơ sở hoạt động từ xa như nhà máy, cửa hàng bán lẻ, khách sạn, trung tâm phân phối,…- Edge Server thường xây dựng bằng PC công nghiệp với CPU có 8 – 16 lõi hoặc hơn. Bộ nhớ từ 16GB và hàng trăm GB dung lượng phục vụ lưu trữ cục bộ.- Máy chủ biên dùng để chạy khối lượng công việc của ứng dụng doanh nghiệp và dịch vụ. ✅Edge Gateway - Cổng biên có nhiệm vụ xử lý khối lượng công việc của ứng dụng doanh nghiệp.- Bên cạnh đó là khả năng thực hiện chức năng mạng như biên dịch giao thức. Ngoài ra còn bổ sung thêm bảo vệ tường lửa hoặc kết nối không dây. Tại sao nên sử dụng Edge Computing? Việc nghiên cứu chuyên sâu có thể khiến người mới khó tiếp cận. Nếu bạn đang muốn áp dụng cho doanh nghiệp của mình, hãy tìm hiểu ưu điểm dưới đây. Qua đó sẽ thấy những chức năng toàn diện, dẫn đầu thời đại. Giới hạn tốc độ xử lý trên Cloud Computing Một điểm yếu của điện toán đám mây là dữ liệu phải gửi đến trung tâm của Amazon hoặc Google. Giả sử, bạn đang soạn thảo văn bản trên Google Docs. Từng từ viết ra sẽ được truyền đến vị trí cách xa hàng trăm ngàn cây số.  Cách làm tương tự như khi hỏi các trợ lý ảo của mình. Nếu đám mây quá tải hoặc đường truyền không tốt sẽ mất nhiều thời gian phản hồi. Điều này được khắc phục đáng kể khi sử dụng điện toán biên. Đảm bảo đường truyền data Edge Computing ra đời để giải quyết vấn đề đường truyền. Công cụ xử lý thông tin quan trọng ngay tại trung tâm dữ liệu nhỏ. Sau đó, chúng được gửi tới địa điểm chính. Đối tượng phục vụ chủ yếu là data IoT. [caption id="attachment_27534" align="aligncenter" width="800"] Đường truyền dữ liệu ngắn nên tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều[/caption] Thiết bị thu thập, thực hiện công tác xử lý tại Local. Sau quá trình này sẽ chuyển tiếp về đám mây để lưu trữ và điều chỉnh thêm. Từ đó, các bước giản lược đáng kể, tiết kiệm thời gian và cải thiện tốc độ rất nhiều. Bảo mật Với Cloud Computing, dữ liệu phải truyền đến trung tâm để xử lý. Trong quá trình này dễ dẫn đến lỗi bảo mật. Giả sử như, hacker bắt được các gói tin của bạn. Hiện tại, hều hết phương thức truyền thông tin đều đã mã hóa. Tuy vậy, chúng vẫn có sai sót và điểm yếu khó tránh khỏi. Với Edge Computing, dữ liệu nhạy cảm được xử lý ngay tại thiết bị nội bộ khi chưa gửi đi. Nhờ nguyên lý này, data bảo vệ toàn diện hơn. Giảm tải băng thông Mỗi ngày, hàng tỷ thiết bị IoT kết nối vào mạng, truyền tải lượng thông tin khổng lồ tới một điểm. Cách vận hành như vậy dẫn đến hai vấn đề: [caption id="attachment_27538" align="aligncenter" width="800"] Với nguyên lý hoạt động của Edge Computing, băng thông giảm đi đáng kể[/caption] - Tốn dung lượng băng thông đáng kể và làm giảm tốc độ. - Xảy ra tình trạng “nghẽn cổ chai” vì quá nhiều dữ liệu dồn về Amazon hoặc Google. Điều đó càng làm tăng khả năng lỗi cũng như trả kết quả chậm. Việc áp dụng Edge Computing như một giải pháp toàn diện cho những khó khăn này. Băng thông giảm xuống vì data chia nhỏ đến các trung tâm xử lý Local. Tốc độ truyền tải và mức ổn định luôn đạt tiêu chuẩn. >>> Có thể bạn quan tâm: Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả Nhược điểm của Edge Computing Điện toán biên là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ với những đóng góp quan trọng. Tuy thế, Edge Computing vẫn có điểm hạn chế nhất định. Trước khi quyết định sử dụng, bạn nên dựa vào đó để cân nhắc khách quan. Chưa đáp ứng được cơ sở vật chất tại chỗ Như đã biết, Edge Computing chuyên chịu trách nhiệm xử lý vùng biên. Đó là nơi đặt các máy chủ gần nhất. Tuy vậy, việc triển khai cơ sở hạ tầng ở những vùng kém phát triển khá khó khăn. Điều đó đã cản trở hình thức công nghệ này phát huy tối đa sức mạnh. Khó giám sát Khó giám sát là nhược điểm đặc trưng của phương thức điện toán phân tán. Bởi lẽ, có quá nhiều nút biên không đồng đều về năng lực bảo mật. Nếu chưa đáp ứng đủ các nguồn lực, việc triển khai điện toán tập trung khả thi hơn. Vì thế, bạn nên cân nhắc, chuẩn bị đầy đủ về nhiều phương diện trước khi áp dụng. Mất mát dữ liệu Tại biên, nhiều dữ liệu đã qua xử lý và đánh giá là thừa. Chúng bị loại bỏ khỏi quá trình để khối lượng công việc tải lên đám mây là tối ưu hóa. [caption id="attachment_27542" align="aligncenter" width="800"] Trong quá trình xử lý, hệ thống có thể sẽ bỏ sót dữ liệu[/caption] Tuy vậy, cơ chế này có thể được xem là con dao hai lưỡi. Đôi khi, thiết bị biên đánh giá sai tầm quan trọng của dữ liệu. Vì thế, vấn đề truy vấn và khôi phục sẽ trở nên rất phức tạp. Chi phí lớn Edge Computing được biết đến với nhiều lợi ích và khả năng tiết kiệm băng thông. Bên cạnh đó, năng lực xử lý đám mây cũng nhận về đánh giá cao. Tuy thế, chi phí ban đầu cho một mạng biên là không hề nhỏ. Số lượng thiết bị khổng lồ, độ phân tán về vị trí địa lý cao. Những đặc điểm này khiến ngay cả những doanh nghiệp lớn chùn bước. Tiềm năng khai thác Việc nêu ra những điểm hạn chế không nhằm mục đích khiến bạn từ bỏ. Qua đó để thấy, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng điều gì để nhanh chóng tiếp cận. Bởi lẽ, điện toán biên đang ngày càng phủ sóng với tiềm năng khai thác vô hạn. Xe tự hành Xe tự lái lái chính là những thành quả bước đầu của Edge Computing và sẽ phát triển hơn nữa. Một phương tiện di chuyển đơn giản không thể dựa vào máy chủ từ xa. Giả sử như, chúng chưa đưa ra quyết định nên dừng lại khi có người đi bộ qua đường. Trong khi ở thức tế, hành động này cần phải nhanh chóng thực hiện tức thì. Edge Computing cho phép dữ liệu được xử lý on – premise với bất kỳ kết nối Internet. Ngoài ra, các phương tiện có thể liên lạc với nhau hiệu quả hơn. Nhờ vậy, xe đang đi không cần gửi dữ liệu về tai nạn, điều kiện thời tiết,…đến máy chủ từ xa. Thông tin nhanh nhạy, quá trình xử lý tinh gọn hơn rất nhiều. Thiết bị sức khỏe Đây là một trường hợp thực tế hơn, minh chứng cho tiềm năng của Edge Computing. Công nghệ áp dụng trong theo dõi sức khỏe và thiết bị đeo y tế. Người bệnh mãn tính được giám sát tình trạng từ xa. [caption id="attachment_27546" align="aligncenter" width="800"] Edge Computing hỗ trợ tự động hóa một cách chính xác và nhanh chóng[/caption] Ví dụ, máy đo nhịp tim có khả năng phân tích dữ liệu sức khỏe độc lập. Ngay lập tức, những phản ứng cần thiết đưa ra cảnh báo khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot là minh chứng khác cho Edge Computing. Công cụ mang ý nghĩa quan trọng khi mỗi nano giây tạo ra khác biệt giữa sự sống và cái chết. Những bộ máy này có khả năng tự phân tích, hỗ trợ thao tác an toàn, nhanh chóng. Giải pháp bảo mật Bất kỳ hệ thống nào cũng tồn tại những mối đe dọa về bảo mật. Đó là lý do tại sao xu thế ngày nay là sử dụng Edge Computing cho hệ thống giám sát. Việc xử lý video trên thiết bị, máy ảnh có thể phát hiện chuyển động. Qua đó, công cụ tìm ra người xâm phạm, phát đi cảnh báo ngay lập tức. Quy trình chuyển hàng tấn dữ liệu thô đến máy chủ xử lý được loại bỏ. Các camera tiết kiệm lưu lượng truy cập Internet, giảm băng thông và tăng độ chính xác. Ứng dụng khác Sự xuất hiện của Edge Computing ngày càng lan rộng đến nhiều hoạt động đời sống khác nhau. Ví dụ như sau: - Đèn giao thông hoặc tua – bin gió không cần tương tác với đám mây 24/7. Chúng vận hành hoàn toàn tự động và rất hữu hiệu khi mất kết nối máy chủ. - Hệ thống đèn đường tự trị, tự duy trì bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau. - Cảm biến thông minh trong doanh nghiệp không cần chuyển dữ liệu đến máy chủ trung tâm. Chúng tự biết khi nào nên tưới cây hoặc thêm phân bón,… Những ứng dụng của điện toán biên tiết kiệm đáng kể thời gian và sức lực con người. Dù là lĩnh vực nào cũng nên đón nhận xu thế công nghệ này. Trên đây là điều cần biết về một trong những khía cạnh mũi nhọn của công nghệ. Những đặc điểm nổi trội của điện toán biên là không thể phủ nhận. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên có lộ trình phát triển để tận dụng hệ thống siêu việt này. FPT Cloud tin rằng bạn đã thấy góc nhìn mới về Edge Computing thông qua bài viết này. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Drupal là gì? Khám phá nền tảng phát triển web Drupal từ A – Z

09:25 09/06/2022
Drupal là gì? Tìm câu trả lời chính là điều nên làm đối với bất kỳ ai thường xuyên làm việc cùng website. Hãy tham khảo ngay bài viết của FPT Cloud để thâu tóm nhanh nhất. Thông qua đó, bạn sẽ biết được tính năng, ưu điểm cũng như đối tượng nên sử dụng. Sau cùng là hướng dẫn chi tiết các bước cài đặt và ứng dụng cho công việc trong thực tế. Drupal là gì? Drupal được biết đến là hệ quản trị nội dung(CMS) mã nguồn mở PHP miễn phí. Công cụ hỗ trợ phát triển web thương mại điện tử hoặc Blog cá nhân. Người dùng biết đến nền tảng lần đầu tiên vào năm 2000. [caption id="attachment_27172" align="aligncenter" width="800"] Drupal là công cụ hỗ trợ quan trọng trong suốt quá trình thiết kế website[/caption] Đây là thành quả của lập trình viên người Bỉ Dries Buytaert. Sau nhiều cải tiến, phiên bản thứ 8 đã hỗ trợ xây dựng trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng trực tuyến. Đặc biệt những ai chuyên về mảng thiết kế website rất cần hiểu Drupal là gì. >>> Xem thêm: Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả Tính năng của Drupal Các chức năng đem lại sẽ giúp hình dung rõ hơn về Drupal là gì. Qua đó, bạn thấy rằng nhận định công cụ đáp ứng được nhiều yêu cầu đặc biệt hoàn toàn chính xác. [caption id="attachment_27176" align="aligncenter" width="800"] Phiên bản Drupal 8 chứng kiến nhiều sự chuyển mình mạnh mẽ[/caption] ✅Tính năng Giải thích ✅Collaborative Book Cho phép người sử dụng đóng góp nội dung và tổ chức dữ liệu. Điều này thực hiện thông qua thiết lập ứng dụng có tên là “quyển sách”. ✅URL thân thiện Hỗ trợ tạo URL thân thiện với người dùng cũng như bộ máy tìm kiếm. Để làm điều này, bạn sử dụng mod_rewrite của Apache. ✅Online help Thiết lập hệ thống trợ giúp trên website. ✅Open Source Qua đó giúp bạn hiểu đặc tính của mã nguồn trong Drupal là gì. Chúng hoàn toàn tự do khi đã có giấy phép GNU/GPL 2. ✅Cá nhân hóa Sáng tạo nội dung và cách thức trình này theo các tiêu chuẩn do người dùng đặt ra. ✅Phân quyền theo role based Sáng tạo ra những vai trò khác nhau và gán cho người dùng. ✅Tìm kiếm Có các module tìm kiếm đã tích hợp sẵn. Ưu điểm nổi bật của Drupal Ở phần trên, bạn đã nắm được các tính năng nổi bật trong Drupal là gì. Công cụ sử dụng trong thiết kế website hoàn hảo và tránh hầu hết lỗi có thể xảy ra. Qua đó có thể thấy những ưu điểm nổi trội bao gồm: Công cụ không dừng lại ở việc hỗ trợ thiết kế trình duyệt tuyệt vời. Bên cạnh đó còn là khả năng tương thích với định dạng thiết bị, đặc biệt là di động. Bảo mật cao: Drupal luôn giữ website ở trạng thái an toàn nhất. Bên cạnh đó còn là cảnh báo về lỗ hổng và và tự động vá một cách nhanh chóng. Multisite: Công cụ giúp quản lý nhiều trang web trong chiến dịch, thương hiệu, tổ chức cũng như vùng địa lý. Đa ngôn ngữ: Hỗ trợ người dùng tạo và quản lý web ở mọi nơi trên thế giới. Trên đây là một số những đặc trưng tiêu biểu nhất khi được hỏi Drupal là gì. Trong quá trình trải nghiệm, bạn sẽ còn thấy điều tuyệt vời hơn thế. Các website nên sử dụng Drupal Bạn đã thấy được những đa dạng trong tính năng khi phân tích về Drupal là gì. Chính nhờ điều đó, công cụ đáp ứng được vô vàn yêu cầu thiết kế web cho: Các cuộc thảo luận. Cộng đồng. Nội bộ. Doanh nghiệp. Cá nhân. Thương mại điện tử. Cơ quan hành chính. Qua đó dễ nhận ra những đóng góp không hề nhỏ của Drupal trong mọi lĩnh vực đời sống. Sự phổ biến này chính là động lực để các chuyên gia website học hỏi Drupal là gì nhiều hơn. Hướng dẫn cài Drupal Dưới đây là những điều cần biết để trả lời các hình thức cài đặt Drupal là gì.Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc thiết lập thủ công. Dù là phương pháp nào cũng đều thực hiện khá đơn giản. Sử dụng Auto Installer Khi có Auto Installer, việc cài đặt chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Đối với những người mới tiếp cận lần đầu nên làm theo hướng dẫn dưới đây. Truy cập bảng điều khiển Control Panel trên Hosting của bạn. Đi tới thanh tìm kiếm vã gõ auto – installer. Chọn Drupal. Điền đầy đủ thông tin được yêu cầu như tên, password, URL,… Nhấn Install. Đây là phương pháp cài đặt tiện lợi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào mức độ thành công. Qua đó sẽ thấy khi được hỏi cách cài đặt Drupal là gì, bất kỳ ai cũng trả lời được. Cài thủ công Nếu bạn đã quen với các thao tác thiết lập trên website, có thể thực hiện cài đặt thủ công. Kỹ thuật được chia nhỏ thành hai phương pháp cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Bạn có thể cài trên Hosting web hoặc Localhost ✅Hình thức cài đặt Hướng dẫn ✅Cài trên Hosting Web - Download Drupal 8.- Giải nén file.- Tải thư mục cài đặt trên tài khoản Web Hosting của bạn.- Chuẩn bị Database.- Tiếp tục cài theo hướng dẫn và sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Hosting. ✅Cài trên Localhost - Sau khi tải về, hãy copy vào thư mục XamPP đã cài trước đó. Thông thường sẽ là “~/xampp/htdocs/”. Sau khi giải nén có tên “~/xampp/htdocs/drupal_8.1.2”.- Khởi động XamPP và truy cập theo link: http://localhost/drupal_8.1.2/.- Để dễ hiểu cách cài tiếp theo cho Drupal là gì, bạn nên chọn ngôn ngữ tiếng Việt.- Click “Save and continue”.- Tại đây có thể sẽ không tìm thấy thư mục “~/drupal_8.1.2/sites/default/files/translations”. Điều này xảy ra khi chọn ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Hãy tự tạo và phân quyền cho thư mục đó.- Nhấn “Try again” sẽ chuyển sang tiếng Việt.- Chọn kiểu “Tiêu chuẩn” nếu đang dùng với mục đích học cách sử dụng Drupal là gì.- Khi xảy ra lỗi, bạn cần xem gợi ý từ trình cài đặt để biết cần thêm gì cho server.- Liên kết Database.- Mở tab khác về địa chỉ http://localhost/phpmyadmin và tạo cơ sở dữ liệu với tên mong muốn.- Bấm “Lưu và tiếp tục”.- Cấu hình tên website, Email, username và mật khẩu của super admin. Cách tạo website với Drupal Khi tìm hiểu thao tác tạo website với Drupal là gì, bạn sẽ thấy không quá phức tạp. Dưới đây là những gợi ý quan trọng giúp khởi tạo và sử dụng web hoàn chỉnh ngay trên nền tảng này. Dựng website Drupal cho phép người dùng thiết kế và tùy chỉnh website linh hoạt theo nhu cầu. Để bắt đầu tạo dựng, bạn nên tiến hành những tác vụ dưới đây: - Tạo Drupal Taxonomies. - Sáng tạo Articles và các trang Basic Pages. - Tạo Menus. - Tạo Drupal Blocks. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản này, bạn dần hiểu rõ hơn sự tiện lợi của Drupal là gì. Những khả năng hỗ trợ tuyệt vời chính chiến lược “giữ chân” người dùng trải nghiệm nhiều hơn. Cài Drupal Modules Sau đây là hướng dẫn giúp cài modules trên Drupal 8. Bạn nhấp chuột phải vào module và chọn “Copy link location”. Sau đó, hãy chuyển tới trang chủ của công cụ và click Extend. Cài đặt Modules nhanh chóng hoàn thiện chỉ sau vài thao tác của bạn Khi nhìn thấy “Install new module”, bạn tiếp tục nhấn vào. Theo đó, nền tảng sẽ yêu cần dán link ở bước một vào “Install from a URL”. Tới đây, quy trình kết thúc, bạn chỉ cần đợi bộ máy hoàn tất. Cài Drupal Themes Quy trình cài đặt Drupal Themes có nhiều sự tương đồng với việc thiết lập modules. Đầu tiên, bạn nhấn chuột phải vào theme rồi chọn “Copy link location”. Trên trang chủ hiện ra Appearance để bạn nhấp vào. Tiếp theo là click vào “Install new theme” và dán link ở bước một. Quá trình kết thúc bằng việc nhấn Install và chờ hệ thống xử lý hoàn tất. Tạo Blog Điều được nhà sáng tạo và thiết kế website muốn biết nhất chính là các bước tạo Blog trên Drupal là gì. Để thực hiện, bạn truy cập vào Content -> Add content. Sáng tạo Blog trở nên thuận tiện và linh hoạt hơn vì được tích hợp nhiều option Sau đó, hãy thêm tiêu đề, nội dung dựa trên những giá trị muốn truyền tải cùng cách tối ưu. Cuối cùng là ấn “Save and publish” để nhấn xuất bản Blog. Backup Drupal Để Backup Drupal, bạn đăng nhập tài khoản Hosting Control Panel. Hướng xuống dưới mục Files sẽ thấy Backup để người dùng chọn. Muốn tạo mới, hãy nhấn nút “Generate a new backup”. Nền tảng sẽ hỏi bạn có muốn xóa bản cũ và lưu đè version mới không. Bạn chọn “Yes” và như vậy là đã hoàn tất quá trình theo đúng yêu cầu. Cập nhật Drupal Tại đây, bạn cần phải hiểu sự khác biệt giữa cập nhật và nâng cấp Drupal là gì. Cách so sánh như sau: - Cập nhật: Tập trung vào những bản nâng cấp nhỏ. - Nâng cấp: Thay đổi cơ bản các tính năng ban đầu của Drupal. Muốn biết những cập nhật mới của Drupal là gì, bạn truy cập vào Reports. Sau đó, hãy click mục “Available Updates” để xem. >>> Xem thêm: Dmarc là gì? Hướng dẫn tạo Dmarc Record đơn giản, chi tiết So sánh Drupal và WordPress Chọn CMS là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi muốn phát triển website. Vì thế, bạn cần nhận ra sự khác biệt giữa WordPress và Drupal là gì. Cả Drupal và WordPress đều có những điểm mạnh nhất định Drupal là công cụ sở hữu nhiều tính năng nổi trội cả về tốc độ cũng như bảo mật. Thế nhưng, nếu không chuyên về lập trình, bạn hãy ưu tiên sử dụng WordPress trước. Chắc hẳn ai cũng biết WordPress có mức độ phổ biến hơn hẳn so với Drupal. Vì vậy, bạn dễ dàng tìm thấy hướng dẫn sử dụng cùng nguồn thông tin hỗ trợ cực lớn. Hầu hết các giai đoạn sử dụng đều được định hướng rất rõ ràng. Trái lại, Drupal lại là sự lựa chọn yêu thích của giới lập trình chuyên sâu. Công cụ giúp họ áp dụng nhiều tính năng hữu ích, độc đáo hơn. Những bài viết liên quan: WordPress Localhost là gì? Hướng dẫn cách cài đặt chi tiết Theme WordPress là gì? Hướng dẫn cách add theme WordPress chi tiết Lỗi err_too_many_redirects: Nguyên nhân và cách khắc phục Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out hiệu quả cực nhanh Trên đây là những điều cần biết khi tìm hiểu một trong các CMS mạnh mẽ nhất hiện nay. Qua đó, bạn nắm được các tính năng cũng như định hướng thiết lập cụ thể từng phần. FPT Cloud tin rằng đây là công cụ nên đầu tư công sức nghiên cứu để tạo ra khác biệt. Hy vọng lời giải đáp Drupal là gì cho bạn nhiều sức mạnh hơn trong hành trình thiết kế website.

Top 6+ Phần mềm Auto Click chuột trên máy tính, Android 2023

17:30 07/06/2022
Auto Click là phần mềm hữu ích trợ giúp đắc lực cho người dùng giúp tiết kiệm thời gian bấm chuột cũng như bảo vệ sức khỏe đôi bàn tay. Đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên phải thực hiện thao tác với chuột như game thủ hay designer. Vậy cách cài auto click như thế nào, cách dùng auto click từng bước ra sao. Tất cả sẽ có trong bài viết này. Mời quý bạn đọc đón xem! Auto click là gì? [caption id="attachment_37464" align="aligncenter" width="800"] Auto click là gì?[/caption] Auto Click được biết đến là một thủ thuật được cài đặt trên thiết bị mô phỏng thao tác nhấp chuột. Hành động này sẽ được lập đi lập lại nhằm tự động hóa thao tác nhấp chuột. Sử dụng Auto Click là cách hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Nhìn chung, các phần mềm Auto Click hiện nay đều sở hữu những thao tác cơ bản như: Nhấp chuột trái hoặc phải tùy theo cài đặt của người dùng. Tạo thao tác một click hoặc double click. Điều chỉnh thời gian click chuột. >>> Xem thêm: Figma là gì? Chức năng, cách sử dụng Fihma chi tiết từ A - Z 5 Phần mềm auto click trên máy tính, điện thoại miễn phí 2023 Nhu cầu sử dụng Auto Click ngày càng lớn dẫn đến sự phát triển lớn mạnh của phần mềm này. Hiện nay người dùng không chỉ có một mà rất nhiều sự lựa chọn khác nhau khi tìm kiếm phần mềm Auto Click. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tất tần tật thông tin về 6 phần mềm Auto Click sử dụng miễn phí trên điện thoại và máy tính được đánh giá cao nhất! [caption id="attachment_37465" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm auto click trên máy tính, điện thoại miễn phí[/caption] Phần mềm auto click - Free Auto Clicker Đầu tiên phải nhắc đến, Free Auto Clicker mô phỏng các thao tác nhấp chuột trái hoặc phải. Theo đó, phần mềm có thể click vào bất kỳ cửa sổ nào đang hiển thị trên máy tính. Nhờ vậy mà người dùng dễ dàng cài đặt thao tác nhấp chuột. Phần mềm Free Auto Clicker sẽ ghi lại màn hình và xác định chính xác tọa độ nhấp sau đó tiếp tục sao chép lại các thao tác một cách chính xác. Khi đã hoàn thành cài đặt xong, phần mềm sẽ thực hiện vòng lặp như người dùng mong muốn. Với Free Auto Clicker hầu hết các thao tác nhấp chuột đều được hỗ trợ phù hợp với những người chơi game đến công việc khác trên máy tính. Đặc biệt, người dùng còn có thể cài đặt thời gian cho mỗi lần thực hiện thao tác nhấp chuột phù hợp với từng công việc cụ thể. Đánh giá về Free Auto Clicker Ưu điểm Phần mềm Auto Click hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần tải xuống và sử dụng trọn bộ tiện ích. Đảm bảo an toàn, nói không với các loại virus độc hại cho máy tính. Giao diện thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác Chế độ cài đặt thời gia, tốc độ, số lần click tiện lợi dễ sử dụng Người dùng có thể sử dụng phím tắt để tạm dừng, xóa hoặc tọa độ nhấp. Nhược điểm Bởi vì sở hữu rất nhiều ưu điểm kể trên nên Free Auto Clicker có lượng người dùng đông đảo điều này ảnh hưởng đến tốc độ truy cập. Thậm chí khiến một số ứng dụng hoặc trang web vô hiệu hóa sử dụng phần mềm Auto Click. Cách sử dụng Free Auto Clicker Như đã nói ở trên, cách sử dụng phần mềm Free Auto Clicker rất đơn giản. Theo đó thao tác sử dụng gói gọn trong 3 bước sau: Bước 1: Người dùng thực hiện tải xuống Free Auto Clicker và khởi động phần mềm truy cập vào giao diện chính. Bước 2: Bạn thực hiện thiết lập chạy auto click thông qua các tùy chọn sau: Coordinate: Tọa độ vị trí bạn muốn click (di chuyển chuột đến nơi cần click và nhấn SPACE) Click Interval: Thời gian để thực hiện auto click. Stop After: Thời gian dừng sau bao nhiêu click hoặc sau bao nhiêu phút. Count: Số vị trí mà phần mềm sẽ thực hiện click. Select Button: Bạn chọn Left hoặc Right (Click chuột trái hoặc phải). Bước 3: Hoàn thành việc cài đặt chế độ thực hiện, bạn nhấn nút “Start” để bắt đầu. Ngoài cách nhấn chọn tính năng tùy chỉnh trên màn hình, bạn cũng có thể sử dụng một số phím tắt hỗ trợ giúp thực hiện thao tác nhanh hơn. Ví dụ: SPACE (Tọa độ vị trí hiện tại của chuột), ESC (Dừng quá trình auto click), PAUSE (Lưu lại quá trình thực hiện) và DEL (Xóa tọa độ tất cả các vị trí chuột bạn đã chọn). [caption id="attachment_37466" align="aligncenter" width="800"] Free Auto Clicker[/caption] Link tải Free Auto Clicker TẠI ĐÂY (https://free-auto-clicker.softonic.vn/) Auto click ios miễn phí - Free Mouse Clicker Một phần mềm Auto Click khác mà chúng tôi muốn giới thiệu đến người dùng đó chính là Free Mouse Clicker. Đặc trưng dễ nhớ nhất của phần mềm này chính là giao diện đơn giản, lược bỏ hoàn toàn những chi tiết rườm rà. Thậm chí không có menu tùy chọn như hầu hết các phần mềm khác. Từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, Free Mouse Clicker còn sở hữu chuột hoạt hình dễ thương để tiến hành mô tả công việc đem lại cảm giác mới lạ, thú vị. Phần mềm này hỗ trợ người dùng click chuột trong khoảng thời gian nhất định. Cùng với các tùy chọn thiết lập khác như autoclick chuột phải và trái. Đánh giá Free Mouse Clicker Ưu điểm Giao diện tối giản, dễ dàng thao tác phù hợp với cả những người dùng truy cập lần đầu tiên. Tại Free Mouse Clicker mỗi giây ấn tối đa có thể lên đến 100 CPS. Người dùng có thể tùy chọn sử dụng nhiều hình chuột hoạt hình ngộ nghĩnh đáng yêu. Điều này giúp xua tan sự nhàm chán khiến công việc trở nên sinh động và thú vị hơn bao giờ hết. Nhược điểm Tính năng hỗ trợ cơ bản và đơn giản không phù hợp với tính chất công việc đòi hỏi kỹ thuật và cài đặt sử dụng Auto Click cao. Free Mouse Clicker không có nhiều tùy chọn nâng cao. Vì vậy nó được các nghiệp vụ click chuột khó. Cách sử dụng Free Mouse Clicker [caption id="attachment_37467" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng Free Mouse Clicker[/caption] Bởi thiết kế giao diện và tính năng khá đơn giản nên việc sử dụng Free Mouse Clicker cũng rất dễ dàng. Bước 1: Đương nhiên, đầu tiên bạn cần thực hiện download và cài đặt phần mềm Free Mouse Clicker về thiết bị và mở giao diện chính. Bước 2: Tại đây, bạn sẽ thực hiện cài đặt các thông số như sau: Click Interval: Là thời gian lặp đi lặp lại. Mouse: Bạn lựa chọn Left hoặc Right (auto click chuột trái hoặc phải). Action: Bạn chọn Single hoặc Double Click (nghĩa là click 1 click hay click đúp chuột). Hotkey Start: Mặc định là F2 hoặc bạn có thể tùy chọn theo sở thích (nghĩa là nhấn F2 phần mềm sẽ tự động chạy). Hotkey Stop: Mặc định là F3 hoặc bạn cũng có thể tùy chọn khác (nghĩa là nhấn F3 phần mềm sẽ tự động dừng). Bước 3: Hoàn thành thiết lập cài đặt xong, bạn nhấn “Start” để bắt đầu chạy phần mềm. Link tải Free Mouse Clicker TẠI ĐÂY (https://freemouseclicker.com/) Phần mềm auto click chuột - Auto Click Typer Phần mềm Auto Click Typer hoàn toàn miễn phí thực hiện hầu hết các thao tác nhấp chuột tự động. Tuy nhiên, bạn cần phải viết mã cụ thể để phần mềm thực hiện. Thậm chí, phần mềm này còn hỗ trợ tự động hóa các lần nhấn bàn phím hoặc tự động nhập văn bản một cách chính xác. Có thể nói Auto Click Typer là một phần mềm hoàn hảo hỗ trợ các công việc văn phòng. Tốc độ click chuột tính bằng đơn vị mili giây cũng là ưu điểm rất lớn được người dùng yêu thích. Đánh giá Auto Click Typer Ưu điểm Thiết kế thông minh với các tùy chọn linh hoạt có thể thực hiện nhiều thao tác và công việc phức tạp Dễ dàng sử dụng, điều chỉnh hoặc xóa chuỗi thao tác tự động Phần mềm Auto Click Typer có thể hoạt động offline Miễn phí sử dụng. Nhược điểm Hiện nay, một số phần mềm diệt virus coi Auto Click Typer là phần mềm độc hại. Bởi vậy để có thể sử dụng bạn cần kiểm tra danh sách chặn này. Cách sử dụng phần mềm Auto Click Typer [caption id="attachment_37468" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng phần mềm Auto Click Typer[/caption] Bước 1: Thực hiện ghi màn hình và chuyển động của con chuột bằng cách nhấn vào nút “Record” trên màn hình. Sau khi hoàn tất việc này bạn nhấn chọn nút “Stop”. Để xem lại bản ghi vừa thực hiện bạn nhấn chọn tệp file và nhấn vào nút “Play”. Sau đó tiến hành lưu lại. Bước 2: Cài đặt tập lệnh và tùy chọn thời gian giữa các hành động bằng cách nhập thời gian bằng mili giây (1 giây = 1000 mili giây). Ngoài việc nhấn vào các danh mục hiển thị trên màn hình bạn cũng có thể sử dụng phím nóng để thiết lập như nhấp chuột trái, phải và nhấp đúp chuột. Đặc biệt với tính năng Auto Script Keys, bạn có thể đặt các phím nóng cho tối đa 10 tập lệnh đã lưu khác nhau. Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn nút “Start” để phần mềm bắt đầu chạy tự động. Link tải Auto Click Typer TẠI ĐÂY (https://fastautoclicker.com/ Auto click online - GS Auto Clicker GS Auto Clicker tự động hóa việc click cũng là một sự lựa chọn hữu ích dành cho người dùng. Phần mềm cho phép người dùng thiết lập chuỗi hotkey hỗ trợ thực hiện một số tác vụ tự động, nhanh chóng. Ngoài các tính năng cơ bản, phần mềm GS Auto Clicker còn có tính năng đặc biệt khác là Recording. Để sử dụng tính này này bạn truy cập vào menu và chọn “Options” -> “Recording”. Khi này hệ thống cho phép ghi lại thao tác và vị trí click đã cài đặt. Sau khi hoàn thành, bạn chỉ cần nhấn Repeat phần đã ghi trong khoảng thời gian các bạn muốn. Đánh giá GS Auto Clicker Ưu điểm Hỗ trợ sử dụng miễn phí Phần mềm tương thích với nhiều hệ điều hành Giao diện thân thiện của phần mềm giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng. Nhược điểm Phần mềm không tương thích với một số cấu hình quan trọng. Nếu lượt click quá tải có thể dẫn đến tình trạng treo máy. Cách sử dụng phần mềm GS Auto Clicker [caption id="attachment_37469" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng phần mềm GS Auto Clicker[/caption] GS Auto Clicker được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng game thủ bởi tính năng ưu việt của nó. Để khai thác hiệu quả mà phần mềm này mang lại, xem ngay hướng dẫn chi tiết sau đây: Bước 1: Thực hiện tải và cài đặt phần mềm GS Auto Clicker về thiết bị. Bước 2: Truy cập giao diện chính của phần mềm và nhấn chọn mục Press F8 to click, khi này cửa sổ Hotkey setting mở ra. Bước 3: Nếu bạn muốn thay thế phím F8 bằng bất kỳ phím nào khác, bạn nhấn chọn “Click/Stop” và thực hiện thiết lập. Tại ô F8 ban đầu sẽ hiển thị thông tin “Please Key” bạn chỉ cần nhập phím thay thế tại đây. Bước 4: Nhấn nút “OK” để xác nhận tùy chỉnh. Sau đó bạn cần cài đặt thông số tính năng sử dụng khác nhau trong danh mục “Option”. Cụ thể: Clicking: Dùng để thay đổi chế độ nhấp chuột. Bạn có thể chọn Clicking Option (loại click) và Repeat (lặp lại). Click Option: Tại đây bạn có tùy chỉnh vị trí thực hiện click chuột trái, phải, giữa (trong tab mouse) hoặc single click, double click (trong tab click). Repeat: Người dùng thiết lập số lần thực hiện click chuột và cài đặt thời gian giữa mỗi cú click là bao lâu. Recording: Đây là một tính năng nâng cao quan trọng đã được giới thiệu trước đó của GS Auto Clicker. Với tính năng này bạn có thể cài đặt click đa vị trí. Setting: Khi người dùng cần tùy chỉnh một số thông số củ phần mềm như: thay phím tắt (Hotkey), chế độ hiển thị (View) và tùy chọn khác (Other) có thể truy cập tại đây. Ngoài ra còn một số tùy chọn khác sắp xếp tại mục “Other” như: Chế độ chờ (idle), tự động thoát (quit), khóa máy (lock computer), đăng xuất (log off computer), tắt máy tính (turn off computer),… Link tải GS Auto Clicker TẠI ĐÂY (https://goldensoft.org/) >>> Xem thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 2023 Phần mềm Auto Mouse Click Auto Mouse Click là phần mềm auto click bạn không thể bỏ lỡ. Nó cho phép thực hiện thao tác click tự động ở một vị trí cụ thể. Để phần mềm hoạt động hiệu quả, bạn cần cài đặt địa điểm và số lần click để phần mềm autoclick được kích hoạt. Đánh giá Auto Mouse Click Ưu điểm Thao tác sử dụng, cài đặt thiết lập khá đơn giản và dễ dàng. Đồng thời có nhiều lựa chọn vị trí nhấp chuột qua tọa độ một cách đơn giản. Giao diện thiết kế bắt mắt, sắp xếp danh mục khoa học dễ nhìn, dễ sử dụng. Người dùng có thể cài đặt phím tắt tiết kiệm thời gian và sử dụng thuận tiện hơn. Hỗ trợ xuất/tải tập lệnh khi đã thiết lập trình thao tác. Phần mềm hỗ trợ cả click chuột trái và phải. Nhược điểm Phần mềm miễn phí trong khoảng thời gian nhất định. Để tiếp tục sử dụng bạn cần phải trả phí. Cách sử dụng phần mềm Auto Mouse Click [caption id="attachment_37470" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng phần mềm Auto Mouse Click[/caption] Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng phần mềm Auto Mouse Click! Bước 1: Tải xuống Auto Mouse Click Bạn thực hiện tải xuống và khởi chạy phần mềm Auto Mouse Click. Khi cài đặt bạn có thể chọn tạo lối tắt trên màn hình hoặc bạn có thể khởi chạy tiện ích phần mềm từ Menu. Bước 2: Định cấu hình HotKey để xác định vị trí click chuột Bạn có thể sử dụng các phím tắt để thực hiện cài đặt hoặc nhập tọa độ trên cửa sửa chính vào tiện ích của phần mềm. Bước 3: Tự động nhấp chuột Bạn tiếp tục cài đặt các tính năng như xác định loại nhấp chuột, thời gian, và có trả con trỏ chuột về vị trí ban đầu hay không,… Sau khi hoàn thành bạn nhất nút “Start” để bắt đầu. Và có thể dừng tự động hóa nhấp chuột bất cứ lúc nào bằng cách nhấn nút “Stop”. Link tải Auto Mouse Click TẠI ĐÂY (https://www.murgee.com/auto-mouse-click/) Phần mềm auto click Perfect Automation Cuối cùng không thể không nhắc đến phần mềm Perfect Automation. Vẫn là một phần mềm miễn phí tích hợp nhiều tính năng nâng cao như: ghi bàn phím và chuột, lên lịch, soạn thảo kịch bản,…phù hợp với những yêu cầu khó. Nhà phát triển phần mềm đã tính toán rất kỹ lưỡng trong thiết kế giao diện và sắp bố cục. Bởi vậy, dù Perfect Automation sở hữu rất nhiều tính năng phức tạp trên nhưng cách sử dụng vẫn vô cùng đơn giản. Phần mềm có thể ghi lại các nhấp chuột của bạn, lên thời gian chính xác khi chúng diễn ra và thậm chí tự động ghi lại các hành động nhất định của máy tính. Đánh giá Perfect Automation Ưu điểm Sở hữu nhiều tính năng nâng cao được các game thủ đặc biệt ưu chuộng. Cung cấp giải pháp tự động hóa hoàn chỉnh. Phần mềm có thể ghi lại, chỉnh sửa và lặp lại các lần nhấp, tổ hợp phím trên bàn phím nhanh chóng và chính xác. Tạo các tệp thực thi độc lập để dễ sử dụng. Hỗ trợ đa ngôn ngữ như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha. Nhược điểm Đối với những người mới dùng có thể gặp khó khăn nhất định bởi tính năng sử dụng quá đa dạng. Phần mềm chỉ phù hợp với những công việc hoàn toàn tự động trên máy tính. Cách sử dụng phần mềm Perfect Automation [caption id="attachment_37471" align="aligncenter" width="800"] Cách sử dụng phần mềm Perfect Automation[/caption] Trước hết để sử dụng phần mềm tự động click chuột này bạn cần tải xuống và cài đặt thành công vào thiết bị. Sau đó thực hiện cài đặt các tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Tất cả đã được sắp xếp trên thanh menu của giao diện chính. Bạn chỉ cần tìm kiếm và nhập thông tin theo hướng dẫn. Sau khi hoàn thành tất cả các bước cài đặt bạn nhất “Start” để bắt đầu. Link tải Perfect Automation TẠI ĐÂY (https://www.perfectautomation.com/) Những bài viết liên quan: Top 10+ Cách test keyboard bàn phím online chuẩn và Free 2023 TeamViewer là gì? Cách tải, cài đặt & sử dụng teamview 2023 Tab ẩn danh là gì? Cách mở tab ẩn danh trên máy tính, điện thoại Discord là gì? Tính năng, Cách tải & Sử dụng Discord từ A – Z Trên đây là thông tin giới thiệu 6+ phần mềm Auto Click chuột trên máy tính, Android hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết có thể giúp cho bạn chọn được phần mềm phù hợp tự động hóa các thao tác trong công việc, giảm bớt áp lực và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Figma là gì? Chức năng, cách sử dụng Figma chi tiết từ A – Z

16:24 07/06/2022
Hiện nay, việc thiết kế các ứng dụng công nghệ sẽ trở lên đơn giản hơn nhờ có phần mềm Figma hỗ trợ. Vậy phần mềm Figma là gì mà lại được dân lập trình rất ưa chuộng bởi tính năng nổi bật và cách sử dụng đơn giản. Để hiểu rõ hơn về phần mềm Figma và cách sử dụng thì hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé! Figma là gì? [caption id="attachment_37447" align="aligncenter" width="800"] Figma là gì?[/caption] Figma là một phần mềm bao gồm nhiều công cụ thiết kế đồ họa mạnh được chạy trên nền tảng website, và được dùng để thiết kế UI và dựng prototypes. Phần mềm này cũng sẽ có thể dùng để tạo ra các bài đăng trên mạng xã hội kết hợp với nhiều dự án thiết kế khác. Figma sẽ cung cấp tài nguyên cho các khâu của quá trình thiết kế. Hơn nữa, Figma là công cụ được cung cấp miễn phí hoàn toàn và cũng được lưu trữ thông qua hệ thống lưu trữ đám mây. Figma cơ bản được xem là phiên bản Google Docs dành cho dân thiết kế, cho phép nhiều người cộng tác trực tuyến làm việc trong một file. Khi đó các lập trình viên sẽ cùng chỉnh sửa, thảo luận, và cùng lúc theo dõi bản thiết kế ở các phía máy chủ khác nhau. Với tình linh hoạt này mà phần mềm Figma được đánh giá là một công cụ thiết kế tối ưu nhất và được nhiều Designer website ưa chuộng lựa chọn cho các dự án nhóm hay làm việc từ xa. >>> Có thể bạn quan tâm: Sơ đồ tư duy là gì? Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 2023 Lịch sử hình thành phần mềm Figma Phiên bản đầu tiên của Figma được ra mắt vào năm 2015, phiên bản Figma được chính thức ra mắt và sử dụng trên thị trường vào tháng 09 năm 2016. Nhờ vậy mà phần mềm đã tạo được vị thế riêng cho mình ở trong lĩnh vực designer chuyên nghiệp. [caption id="attachment_37448" align="aligncenter" width="800"] Lịch sử hình thành phần mềm Figma[/caption] Figma Community chính thức ra đời vào tháng 9 năm 2019. Ở đây, tất cả nhà thiết kế web đều có thể xuất bản tác phẩm của chính mình để đến với người xem. Cùng với đó là sẽ phối hợp với nhau nếu có nhu cầu. Tháng 4 năm 2021, Figma cơ bản đã phát triển được thêm công cụ là FigJam, giúp cho người dùng sử dụng được các công cụ vẽ, ghi chú và chèn những icon cảm xúc vào dự án cộng tác. Phần mềm Figma sở hữu những tính năng tương tự với Sketch nhưng Figma hỗ trợ khả năng làm việc nhóm tốt và mạnh hơn. Figma dùng để làm gì? Đối tượng sử dụng Figma Trong quá trình tìm hiểu thì nhiều người có thắc mắc Figma dùng để làm gì và dưới đây sẽ là nhiệm vụ chủ yếu của Figma: Thiết kế giao diện người dùng: Sử dụng Figma cho phép người dùng được tạo và chỉnh sửa những thành phần giao diện như nút, biểu mẫu, thanh trượt và những phần tử khác. Bạn sẽ tạo ra những bản mẫu (templates) và thư viện (libraries) nhằm tăng tốc độ và tăng sự nhất quán trong thiết kế. Tạo và chia sẻ các bản tóm tắt và các bản phác thảo: Figma sẽ giúp bạn vẽ ra những bản tóm tắt sơ bộ về giao diện và cấu trúc của website hoặc ứng dụng di động. Bạn cũng tạo ra được các bản phác thảo để biểu diễn trực quan những ý tưởng thiết kế của bạn.  Tương tác và kết xuất: Figma cơ bản cung cấp một số công cụ để tạo ra những bản tương tác, cho phép người dùng tạo ra các liên kết giữa những trang và tạo ra nhiều trải nghiệm tương tác cho người dùng. Đồng thời, cũng sẽ chia sẻ các bản tương tác này với những đồng đội hoặc khách hàng để thu thập phản hồi. Cộng tác và chia sẻ: Figma sẽ cho phép nhiều người dùng làm việc trên cùng một dự án và cùng một lúc. Do đó, bạn có thể mời thành viên khác vào những dự án của mình và cùng nhau chỉnh sửa, bình luận và phê duyệt thiết kế. Đối tượng sử dụng Figma sẽ bao gồm những nhà thiết kế UI/UX, các nhà phát triển web và di động, các nhóm thiết kế và phát triển sản phẩm, những nhà quản lý dự án, đội ngũ marketing và nhiều người khác liên quan đến phân khúc thiết kế và phát triển giao diện người dùng. Hướng dẫn cách sử dụng Figma thiết kế giao diện Web hiệu quả Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng Figma để thiết kế giao diện web hiệu quả: Bước 1: Tạo một dự án mới Đăng nhập vào tài khoản Figma. Bấm vào nút "New File" để tạo một dự án mới. Bước 2: Xác định kích thước và độ phân giải của bản thiết kế Trong Figma, bấm vào biểu tượng "Settings" ở góc trên cùng bên phải. Chọn kích thước và độ phân giải cho thiết kế giao diện web của bạn. Bước 3: Tạo các khung và các thành phần giao diện Sử dụng công cụ "Frame" để tạo ra các khung cho những trang và những phần tử trong giao diện. Sử dụng công cụ "Shape" để vẽ những hình dạng cơ bản như hình chữ nhật, hình tròn, và biểu đồ. Sử dụng công cụ "Text" để có thể thêm văn bản vào giao diện. Sử dụng công cụ "Component" để tạo ra các thành phần có thể tái sử dụng như nút, biểu mẫu, thanh trượt. Bước 4: Tạo lớp và tương tác Sử dụng "Layer" để tổ chức những phần tử trong giao diện thành những lớp (layers) để dễ dàng quản lý. Sử dụng công cụ "Prototype" để có thể tạo ra những liên kết tương tác giữa các khung và trang. Đặt ra các hành vi và tương tác cho những thành phần, chẳng hạn như việc chuyển đổi và thay đổi trạng thái hoặc hiển thị tooltip. Bước 5: Tạo bản tóm tắt và bản phác thảo Sử dụng Figma bằng các công cụ vẽ và sắp xếp để tạo ra những bản tóm tắt sơ bộ về cấu trúc và giao diện của trang web. Bước 6: Chia sẻ và thu thập phản hồi Bấm vào nút "Share" để chia sẻ được thiết kế của bạn với đồng đội hoặc khách hàng. Có khả năng cung cấp quyền truy cập chỉ xem hoặc chỉnh sửa tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người trong nhóm. Đồng thời, sử dụng Figma cũng có thể thu thập phản hồi và ý kiếm của người xem bản thiết kế để được chỉnh sửa và cải thiện tốt hơn. Bước 7: Xuất và giao tiếp với nhà phát triển [caption id="attachment_37449" align="aligncenter" width="800"] Xuất và giao tiếp với nhà phát triển[/caption] Hướng dẫn dùng Figma để dùng tính năng "Export" đề xuất những phần tử giao diện dưới dạng hình ảnh hoặc tệp tin. Hơn nữa, Figma cung cấp những tệp tin và đưa ra những hướng dẫn cho các nhà phát triển để tiến hành triển khai thiết kế giao diện trên web. Đây là hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện web cơ bản và Figma cũng cung cấp nhiều tính năng phức tạp hơn giúp nâng cao quy trình thiết kế. Bạn cũng có thể nghiên cứu sâu hơn để khám phá thêm những tính năng và tài nguyên trực tuyến của Figma. Điểm nổi bật của phần mềm Figma Dưới đây sẽ là một số điểm nổi bật của Figma: Có khả năng tương thích cao Một trong những điểm nổi bật của Figma là khả năng tương thích cao với các nền tảng và các thiết bị khác nhau: Đa nền tảng: Phần mềm Figma được hoạt động trực tiếp trên trình duyệt web, và bạn sẽ không cần phải cài đặt phần mềm Figma download riêng trên máy tính. Vì thế, giúp người dùng truy cập và làm việc trực tiếp trên Figma từ mọi thiết bị khi có kết nối internet và trình duyệt web. Đa hệ điều hành: Figma có khả năng tương thích với các hệ điều hành phổ biến như Windows, macOS và Linux. Bạn có thể truy cập và sử dụng Figma trên nhiều máy tính chạy hệ điều hành khác nhau mà không gặp vấn đề. Tương thích với các công cụ khác: Figma sẽ cho phép bạn nhập và xuất tệp tin thiết kế từ các công cụ thiết kế khác như Sketch, Adobe XD và Photoshop. Do đó, tạo điều kiện tốt nếu bạn cần làm việc với nhóm sử dụng các công cụ khác nhau. Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Figma hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật hay các ngôn ngữ khác. Nhờ vậy, Figma đã trở thành công cụ thiết kế toàn cầu và thuận tiện cho đội ngũ làm việc đa quốc gia. Tương thích với các thiết bị di động: Phần mềm Figma cung cấp ứng dụng di động cho những thiết bị chạy hệ điều hành iOS và Android. Vì thế, bạn có thể xem và chỉnh sửa các thiết kế trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Nhờ có tính tương thích cao, Figma đã mang lại tính linh hoạt và thuận tiện khi làm việc cộng tác và cần truy cập từ các thiết bị khác nhau mà không phải phụ thuộc vào nền tảng cụ thể. Ứng dụng hỗ trợ lưu trữ đám mây Figma với khả năng lưu trữ đám mây đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng: Lưu trữ trực tuyến: Figma cho phép người dùng lưu trữ thiết kế của mình trực tuyến trên đám mây. Nhờ đó, giúp bạn truy cập và làm việc trên những thiết bị khác nhau mà không cần phải di chuyển các tệp tin hay sao lưu độc lập. Đồng bộ hóa dữ liệu: Sử dụng Figma sẽ tự động đồng bộ hóa thiết kế trên các thiết bị và máy tính khác nhau. Cộng tác và chia sẻ dễ dàng: Với tính năng lưu trữ đám mây của Figma, giúp dễ dàng chia sẻ những thiết kế của mình với đồng đội và khách hàng giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính nhất quán. Sao lưu tự động: Figma tự động sao lưu các tệp tin của bạn và bảo vệ chúng an toàn trên đám mây. Bạn không cần lo lắng về việc làm mất dữ liệu do lỗi hệ thống hoặc máy tính. Có thể theo dõi hoạt động trong thời gian thực Dưới đây là một số tính năng liên quan đến việc theo dõi hoạt động trong Figma: Thông báo hoạt động: Figma cung cấp những thông báo hoạt động để người dùng biết được những thay đổi và cập nhật trong thiết kế của họ. Xem ai đang làm việc: Figma giúp bạn xem được ai đang truy cập và làm việc trên cùng một tệp tin hoặc bản thiết kế của bạn. Nhờ vậy, Figma giúp bạn biết được những ai đang đóng góp và tương tác với thiết kế. Xem lịch sử phiên bản: Figma có tính năng ghi lại lịch sử phiên bản cho mỗi tệp tin, giúp bạn xem được mọi thay đổi và cập nhật đã được thực hiện. Xem xét và phản hồi: Sử dụng Figma giúp bạn xem xét và để lại những phản hồi trực tiếp trên thiết kế. Và có thể thảo luận hoặc đề xuất chỉnh sửa trong thời gian thực với những thành viên khác trong dự án. Tương tác trực tiếp: Figma hỗ trợ bạn và các thành viên khác cùng làm việc trên một tệp tin hay khung thiết kế trong thời gian thực. Bạn theo dõi trực tiếp được những thay đổi của người khác. >>> Có thể bạn quan tâm: 5 Cách tải video Facebook HD về điện thoại, PC miễn phí 2023  Có nhiều công cụ plugin mạnh mẽ Figma có nhiều công cụ plugin mạnh mẽ giúp tăng cường tính năng và nâng cao được quy trình làm việc của người dùng. Dưới đây là một số ví dụ về các công cụ plugin phổ biến trong Figma: Content Reel: Cho phép bạn tạo và quản lý nội dung mẫu, ví dụ như văn bản, hình ảnh, dữ liệu ngẫu nhiên, để dễ dàng thêm vào thiết kế của bạn trên Figma. Stark: Stark là một công cụ thiết kế với khả năng hỗ trợ truy cập, kiểm tra mức tương phản màu sắc. Nhờ vậy, Figma sẽ đảm bảo được giao diện của bạn đáp ứng những yêu cầu về khả năng tiếp cận và tương phản. Auto Layout: Plugin này của Figma sẽ giúp người dùng tự động xây dựng và cập nhật được bố cục linh hoạt với những thành phần giao diện, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình điều chỉnh và tạo bố cục. Iconify: Plugin Iconify cung cấp thư viện biểu tượng phong phú, cho phép bạn tìm kiếm và chèn những biểu tượng từ các nguồn khác nhau vào thiết kế của mình ở trên Figma. Unsplash: Plugin này sẽ giúp người dùng tìm và chèn hình ảnh miễn phí từ Unsplash vào thiết kế một cách dễ dàng. Zeplin: Plugin Zeplin giúp người dùng xuất và chia sẻ thiết kế từ Figma đến nhà phát triển một cách dễ dàng. Thiết kế nhiều layout trong một sản phẩm Trong Figma sẽ có thể thiết kế được nhiều layout trong một sản phẩm bằng việc sử dụng các khung và trang. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để bạn thiết kế nhiều layout trong Figma: Sử dụng khung: Bạn có thể sử dụng khung để tạo ra những layout khác nhau trong sản phẩm của mình. Tạo trang: Trang trong Figma là một không gian làm việc chứa nhiều khung và layout. Bạn có thể tạo ra nhiều trang trong cùng một file để tổ chức những layout của sản phẩm. Để tạo trang, bạn sẽ nhấp vào biểu tượng "+" ở góc bên trái phía trên hoặc sử dụng phím tắt "Cmd + Shift + D" trên Mac hoặc "Ctrl + Shift + D" trên Windows. Sao chép và di chuyển layout: ở Figma thì bạn sẽ sao chép và di chuyển khung để tạo ra những layout mới hoặc tái sử dụng lại các thành phần giao diện. Sử dụng các kỹ thuật tạo layout: Figma cung cấp mọi kỹ thuật tạo layout linh hoạt, ví dụ như sử dụng Auto Layout để tự động xây dựng và tự động cập nhật bố cục. Bạn có thể áp dụng những kỹ thuật này để tạo ra layout linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh. Sắp xếp trang và layout: Trong Figma bạn sẽ sắp xếp được những trang và layout để tổ chức sản phẩm của mình. Bạn cũng có thể kéo và thả các trang và khung để di chuyển chúng và sắp xếp theo thứ tự bạn mong muốn. Xuất được đa dạng file ảnh cực sắc nét [caption id="attachment_37450" align="aligncenter" width="800"] Xuất được đa dạng file ảnh cực sắc nét[/caption] Sử dụng Figma sẽ cho phép bạn xuất đa dạng những file ảnh với chất lượng sắc nét. Dưới đây là các bước để xuất file ảnh từ Figma: Chọn khung hoặc những thành phần mà bạn muốn xuất ra ảnh. Bạn có thể chọn nhiều khung cùng lúc bằng cách giữ phím Shift và nhấp vào những khung tương ứng. Trên thanh công cụ, bạn nhấp vào nút "Export" hoặc có thể sử dụng phím tắt "Ctrl + Shift + E" trên Windows hoặc "Cmd + Shift + E" trên Mac. Trong hộp thoại Export, bạn có thể thiết lập các tùy chọn xuất ảnh với các định dạng, kích thước, tỷ lệ tủy chỉnh ảnh… Sau khi thiết lập tất cả các tùy chọn xuất ảnh, nhấp vào nút "Export" để lưu file ảnh. Ứng dụng của phần mềm Figma Khi sử dụng Figma bạn sẽ nhận thấy rằng nó có nhiều ứng dụng nổi bật để thiết kế những website, và dưới đây là một số ứng dụng của phần mềm: Thiết kế tạo mẫu website Figma cung cấp những tính năng và công cụ mạnh mẽ giúp người dùng thiết kế giao diện và xây dựng mẫu website chuyên nghiệp. Dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện web và các ứng dụng tạo mẫu website: Xây dựng giao diện trực quan: Figma hỗ trợ bạn vẽ và xây dựng giao diện website dễ dàng. Bạn tạo ra các trang và bố cục bằng việc sử dụng các thành phần như nút, hộp văn bản, hình ảnh và biểu đồ để xây dựng giao diện theo ý muốn. Responsive Design: Figma hỗ trợ thiết kế giao diện đáp ứng cho các thiết bị khác nhau, bao gồm desktop, tablet và điện thoại di động. Tạo hiệu ứng và tương tác: Figma hỗ trợ bạn có thể thêm hiệu ứng và tương tác vào giao diện website. Nhằm tạo ra website có nhiều trải nghiệm tương tác động và thu hút cho người dùng. Tạo wireframe và flowchart: Figma cung cấp những công cụ để tạo wireframe và flowchart, giúp bạn xác định được cấu trúc và luồng của trang web. Cộng tác và chia sẻ: Phần mềm Figma giúp bạn làm việc cộng tác và chia sẻ thiết kế với các đồng nghiệp và khách hàng. Bạn có thể mời mọi người khác vào dự án của mình, chia sẻ liên kết để xem và thu thập phản hồi. Vì thế, việc làm cùng nhau trong Figma sẽ giúp tăng tính hiệu quả và đồng nhất trong quá trình thiết kế. Thiết kế phần wireframe website [caption id="attachment_37451" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế phần wireframe website[/caption] Figma là một công cụ thiết kế cung cấp nhiều tính năng hữu ích để thiết kế phần wireframe website. Dưới đây sẽ là một số ứng dụng của Figma: Tạo wireframe nhanh chóng: Figma cơ bản giúp bạn tạo ra wireframe một cách nhanh chóng và dễ dàng nhờ việc kéo và thả những thành phần giao diện web. Đồng bộ và chia sẻ dễ dàng: Dựa trên đám mây, Figma cho phép nhiều người làm việc trên cùng một wireframe. Bạn dễ dàng chia sẻ wireframe được với đồng đội và khách hàng. Tích hợp và phối hợp: Figma tích hợp được với các công cụ khác như Sketch, Adobe XD và Photoshop. Bạn sẽ dễ dàng nhập khẩu và xuất khẩu những tệp tin thiết kế và tương tác được với các thành viên khác trong nhóm. Tạo hiệu ứng tương tác: Sử dụng Figma để tạo các hiệu ứng tương tác đơn giản như di chuột, nhấp chuột, hoặc chuyển trang để mô phỏng được trải nghiệm người dùng trên wireframe. Kiểm tra và đánh giá: Figma có tính năng nhận xét và ghi chú trực tiếp trên wireframe, giúp bạn và đồng đội cùng nhau cải thiện thiết kế và đưa ra quyết định chính xác. Thiết kế giao diện cho mobile app [caption id="attachment_37455" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế giao diện cho mobile app[/caption] Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện mobile app: Tạo mockup và wireframe: Figma giúp bạn tạo ra các mockup và wireframe cho màn hình ứng dụng di động. Tương tác và chuyển trạng thái: Figma giúp tạo các hiệu ứng tương tác giữa các màn hình ứng dụng di động, có thể mô phỏng trải nghiệm người dùng trên ứng dụng di động. Tương thích đa nền tảng: Figma hỗ trợ thiết kế giao diện cho các nền tảng di động khác nhau như iOS và Android. Thiết kế các bài đăng thông qua mạng xã hội Figma là công cụ thiết kế giao diện linh hoạt và được sử dụng để thiết kế các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới đây sẽ là một số ứng dụng của Figma trong việc thiết kế bài đăng trên mạng xã hội: Thiết kế giao diện bài đăng: Figma giúp bạn tạo ra những bài đăng độc đáo và hấp dẫn bằng việc sử dụng những các thành phần giao diện có sẵn. Rồi từ đó, tạo ra cấu trúc giao diện cho bài đăng, xác định được vị trí và kích thước của các thành phần, và tạo ra những mẫu bài đăng sẵn để sử dụng lại. Tạo hiệu ứng và chuyển động: Figma có khả năng tạo hiệu ứng và chuyển động trên bài đăng. Bạn có thể áp dụng các hiệu ứng di chuyển, chuyển trang hoặc phóng to thu nhỏ để tạo những hiệu ứng động hấp dẫn cho bài đăng trên mạng xã hội. Tương thích với nhiều nền tảng: Figma giúp bạn thiết kế bài đăng cho các nền tảng mạng xã hội khác nhau, ví dụ như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và nhiều hơn nữa. Cách đăng ký tài khoản ứng dụng Figma chi tiết [caption id="attachment_37456" align="aligncenter" width="800"] Cách đăng ký tài khoản ứng dụng Figma chi tiết[/caption] Để đăng ký tài khoản ứng dụng Figma, làm theo các bước sau đây: Truy cập trang web chính thức của Figma: https://www.figma.com/ Chọn nút "Sign up" (Đăng ký): Bạn sẽ thấy một nút "Sign up" ở góc trên cùng bên phải của trang web và bắt đầu đăng ký tài khoản. Chọn phương thức đăng ký: Figma sẽ cung cấp hai phương thức đăng ký là "Sign up with Google" (Đăng ký bằng Google) hoặc "Sign up with email" (Đăng ký bằng email). Chọn một phương thức mà bạn muốn sử dụng. Tạo mật khẩu: Sau khi đã xác nhận đăng ký, bạn cần tạo một mật khẩu để bảo vệ tài khoản của mình. Nhập mật khẩu vào ô trống và nhấp nút "Continue" (Tiếp tục). Chọn loại tài khoản: Figma cung cấp cho bạn 2 lựa chọn là tài khoản "Starter" (Miễn phí) hoặc "Professional" (Chuyên nghiệp). Chọn loại tài khoản của bạn muốn và nhấp vào nút "Continue" (Tiếp tục). Hoàn tất đăng ký: Bạn cần cung cấp một số thông tin cá nhân như tên và công việc của bạn. Nhập thông tin đó vào các ô trống tương ứng và nhấp vào nút "Finish" (Hoàn tất). Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, bạn đã sở hữu một tài khoản Figma và sẽ bắt đầu sử dụng Figma làm công cụ để thiết kế giao diện. Qua bài viết, bạn có cái nhìn ưu ái hơn về phần mềm Figma hỗ trợ cho quá trình thiết kế website, cũng như các tính năng và cách sử dụng Figma. Cần thêm thông tin về Figma hãy liên hệ với FPT Cloud để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

5 Cách tải video Facebook HD về điện thoại, PC miễn phí 2023

15:03 05/06/2022
Khi lướt và xem Facebook thì có nhiều người muốn tải video từ trên facebook để lưu lại những video ý nghĩa hay hài hước. Tuy nhiên cũng có một số người dùng chưa biết cách tải video Facebook như thế nào? Dưới đây FPT Cloud sẽ hướng dẫn và giới thiệu các phần mềm giúp bạn có thể tải video nhanh nhất nhé! Cách tải video Facebook về điện thoại Iphone, Android Cách tải video trên Facebook về điện thoại là nhu cầu của mỗi người dùng khi muốn lưu lại những video ý nghĩa đó đê có thể xem lại trên điện thoại của chính mình. Dưới đây là cách tải video trên Facebook về điện thoại: Tải video Facebook về điện thoại Iphone Bước 1: Mở ứng dụng Facebook > Chọn vào phần Video trên Facebook được chia sẻ ở chế độ Công khai mà bạn đang muốn tải video facebook về máy > Nhấn chọn Chia sẻ rồi sau đó chọn Sao chép liên kết. [caption id="attachment_37388" align="aligncenter" width="800"] Tải video Facebook về điện thoại Iphone[/caption] Bước 2: Bạn hãy truy cập vào trang web fbdown.net. Tại trang này bạn hãy dán đường link video vừa sao chép > Nhấn chọn Download. [caption id="attachment_37389" align="aligncenter" width="427"] Nhấn chọn Download[/caption] Bước 3: Bạn chọn chất lượng tải video Facebook HD xuống bằng cách nhấn vào More Options và chọn vào Force Download HD. Bước 4: Khi chọn xong chất lượng video bạn muốn tải xong thì sẽ xuất hiện một bảng chọn, bạn ấn chọn vào Tải về. Bước 5: Sau khi hoàn tất việc tải video Facebook về máy, bạn chọn vào dấu mũi tên Download để xem video đã tải. Video sau khi tải xuống xong thì sẽ được lưu ở trong ứng dụng Tệp trên iPhone. Vậy là bạn đã biết cách tải video trên Facebook về điện thoại Iphone xong, thật đơn giản phải không nào. >>> Xem thêm: 4+ Cách reset máy tính khi bị đơ không bị mất dữ liệu từ A-Z Tải video Facebook về điện thoại Android Với trình duyệt mặc định Google Chrome sẽ hỗ trợ bạn biết cách tải video từ Facebook về điện thoại Android rất đơn giản. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Mở ứng dụng Facebook trên điện thoại Android. Bước 2: Chọn vào video mà bạn đang muốn tải về, sau đó bấm chọn vào menu dấu 3 chấm ở góc trên cùng bên phải của video. Bước 3: Chọn Copy Link để sao chép đường link dẫn tới video này. Bước 4: Mở trình duyệt web Google Chrome trên điện thoại lên và dán đường link của video vào đây. Bước 5: Bấm play video rồi chọn giữ trong vài giây để mở ra menu mới. Bước 6: Bấm chọn Download video. Bước 7: Kiểm tra lại video Facebook mà bạn vừa mới tải về trong ứng dụng Ảnh hoặc Google Photos. Cách tải video Facebook về máy tính [caption id="attachment_37392" align="aligncenter" width="800"] Cách tải video Facebook về máy tính[/caption] Cách tải video trên Facebook về máy tính cũng được dựa trên nguyên lý tương tự như tải video Facebook về iPhone và dựa trên fb download.net, cách thức thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn cần lấy đường dẫn đoạn video mà bạn đang muốn tải bằng việc nhấn chuột phải vào giữa video, chọn Show video URL. Bước 2: Đường dẫn của đoạn video đó sẽ hiện ra trong hộp thoại, bạn cần ấn vào và chọn Copy (chuột phải, chọn Copy hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + C). Bước 3: Vào trang web www.fbdown.net, dán đường dẫn link video bạn vừa Copy vào, sau đó nhấn vào Download (dán đường dẫn bằng cách chuột phải, chọn Paste hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + V). [caption id="attachment_37393" align="aligncenter" width="800"] Vào trang web www.fbdown.net[/caption] Bước 4: Chọn Download Video in Normal Quality nếu muốn tải về video ở chất lượng trung bình hoặc chọn Download Video in HD để tải video Facebook chất lượng cao. Tiếp đó, bạn chỉ cần đặt tên video tải về và chọn vào thư mục mà bạn đang muốn lưu video trong máy tính là các bước đã hoàn tất. [caption id="attachment_37394" align="aligncenter" width="800"] Chọn Download Video in Normal Quality[/caption] Top 4 phần mềm tải video từ Facebook về điện thoại, máy tính miễn phí Dưới đây là một số phần mềm có cách tải video trên Facebook về điện thoại miễn phí: Cách tải video trên facebook SnapSave.App SnapSave là phần mềm tải video trên Facebook một cách tiện dụng, giúp người dùng có thể tải video facebook chất lượng cao: Full HD, 2K, 4K. Và bạn sẽ không cần phải cài đặt thêm bất kì phần mềm nào, mà chỉ cần paste lại đường link của video và lựa chọn chất lượng mong muốn, SnapSave sẽ lập tức tải video xuống rất mượt mà và nhanh chóng. SnapSave.App đã mang đến cho người dùng một số tiện ích sau: Tải video facebook miễn phí và nhanh chóng. Hỗ trợ tải những video chất lượng cao như Full HD, 2k, 4k. Giao diện của phần mềm đơn giản, không chứa nhiều tác vụ tạo điều kiện cho người dùng sử dụng dễ dàng hơn. Dưới đây là hướng dẫn tải video trên facebook bằng phần mềm SnapSave.App: Bước 1: Sao chép link video bạn muốn tải xuống. [caption id="attachment_37395" align="aligncenter" width="800"] Sao chép link video bạn muốn tải xuống[/caption] Bước 2: Truy cập vào trang web SnapSave.App. [caption id="attachment_37396" align="aligncenter" width="800"] Truy cập vào trang web SnapSave.App[/caption] Bước 3: Dán link video đã sao chép vào thanh tìm kiếm. [caption id="attachment_37397" align="aligncenter" width="800"] Dán link video đã sao chép vào thanh tìm kiếm[/caption] Bước 4: Chọn Download để chọn chất lượng video tải xuống. [caption id="attachment_37398" align="aligncenter" width="800"] Chọn Download để chọn chất lượng video tải xuống[/caption] Bước 5: Lựa chọn nút Download tương ứng với chất lượng video bạn muốn tải về. [caption id="attachment_37399" align="aligncenter" width="800"] Lựa chọn nút Download[/caption] Tải video facebook về điện thoại Savefrom.net SaveFrom là một dịch vụ hỗ trợ tải video Facebook không logo và tải video trên các trang mạng xã hội… lâu đời và hiệu quả nhất nhất hiện nay trên Microsoft Edge máy tính. SaveFrom.net helper sẽ giúp cho người dùng có những trải nghiệm tải video Facebook về máy được ổn định và tốt hơn. Tiện ích Savefrom.net mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho khách hàng sử dụng: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Tốc độ tải video facebook nhanh chóng. Có hướng dẫn chi tiết và tải video facebook miễn phí. Không cần đăng ký tài khoản. Tham khảo hướng dẫn tải video Facebook riêng tư về máy bằng Savefrom.net Bước 1: Sao chép URL video bạn muốn tải xuống. Bước 2: Dán link video vừa copy vào thanh tìm kiếm của Savefrom.net và nhấn nút tìm kiếm. Bước 3: Chọn chất lượng video mong muốn và nhấp vào nút tải video trên facebook về máy. Tải video facebook hd FDownload.App FDownload.App là trình tải xuống Facebook, cho phép người dùng tải video từ Facebook với chất lượng tốt nhất: Full HD, 1080p, 2k, 4k. Hơn nữa, phần mềm này còn hỗ trợ tải video Reels trên Facebook, tải video Facebook riêng tư, chuyển đổi video Facebook sang mp3. Công cụ tải video này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, hoạt động hiệu quả trên mọi trình duyệt và thiết bị như: Chrome, Firefox, Opera, Edge, PC, tablet, iPhone, Android mà không cần phải cài đặt phần mềm. FDownload là phần mềm tải video trên Facebook có những tính năng nổi bật như: Cho phép người dùng tải video Facebook chất lượng cao, tốt nhất: HD, 2K, 4K. Hỗ trợ chuyển đổi video sang mp3, tải audio (mp3) từ trên Facebook nhanh chóng. Có thể tải xuống bất kỳ video nào trên Facebook công khai, riêng tư, hay trong nhóm kín, Fanpage,… Phần mềm tải video Facebook miễn phí. Không cần thêm phần mềm hỗ trợ. Hướng dẫn chi tiết tải video Facebook bằng FDownload.App Bước 1: Mở ứng dụng Facebook trên điện thoại hoặc truy cập vào trang website Facebook.com. Bước 2: Truy cập vào video bạn muốn tải xuống và nhấn vào nút Chia sẻ bên dưới video và rồi nhấn tùy chọn Sao chép liên kết video. Bước 3: Truy cập vào web FDownload.app, gắn link liên kết Facebook vừa sao chép vào thanh tìm kiếm và nhấn nút Tải xuống. Bước 4: Tiếp theo chọn định dạng MP4 hoặc MP3, tiếp tục nhấn nút Tải xuống hoặc Render và chờ vài giây để tải video trên Facebook về thiết bị của bạn. >>> Xem thêm: Bios là gì? Thiết lập Bios máy tính và kiếm tra lỗi từ A - Z Tải video facebook về máy bằng ETM Video Downloader ETM Video Downloader là một công cụ trực tuyến hỗ trợ người dùng tải video từ Facebook xuống hoặc trên nhiều nguồn, bao gồm YouTube, Instagram, Vimeo và các nền tảng khác. Với ETM Video Downloader, người dùng chỉ cần sao chép liên kết của video muốn tải xuống và dán vào trang web của công cụ thì sẽ tải được về máy. Tính năng nổi bật của ETM Video Downloader tải video Facebook về máy tính: Hỗ trợ tải video Facebook ở nhiều định dạng khác nhau như MP4, 3GP và WEBM. Hỗ trợ tải video Facebook chất lượng cao. Giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp thân thiện với người dùng. Dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn tải video từ Facebook về máy bằng ETM Video Downloader: Bước 1: Tìm video trên Facebook muốn tải về và sao chép liên kết của video đó. Bước 2: Truy cập vào trang web ETM Video Downloader. Bước 3: Dán link video Facebook vừa sao chép vào ô tìm kiếm. Bước 4: Chọn nút tải xuống để bắt đầu quá trình tải video trên Facebook. Bước 5: Tiếp theo bạn chọn định dạng và chất lượng video mà bạn muốn tải xuống. Bước 6: Chờ đợi quá trình tải xuống và hoàn tất việc tải video xuống. Những bài viết liên quan: 4+ Cách reset máy tính khi bị đơ không bị mất dữ liệu từ A-Z Virtual PC 2007 – Download & cài đặt Microsoft Virtual PC 2007 đơn giản Bluestacks là gì? Toàn tập kiến thức cần biết về Bluestacks Giả lập Android là gì? 10 trình lập Android nhẹ nhất cho PC Thật vậy, qua bài viết người dùng đã có thể tải video trên Facebook nhanh chóng và đơn giản khi sử dụng các phần mềm phí này. Hi vọng, bạn sẽ lưu lại được nhiều video ý nghĩa nhất nhé!