Blogs Tech

Tự động hóa vận hành doanh nghiệp với Power Automate

18:11 29/11/2021
Là một trong những ứng dụng kinh doanh mạnh mẽ của Microsoft, Power Automate đã và đang làm thay đổi thế giới khi đưa giải pháp tự động hóa đến các doanh nghiệp, giúp họ tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để thúc đẩy năng suất kinh doanh. Các công việc thủ công như nhập liệu, làm báo cáo, hóa đơn… khiến nhân sự tốn khá nhiều thời gian và công sức, gián tiếp làm giảm hiệu suất lao động. Với giải pháp Power Automate của Microsoft, doanh nghiệp có thể tự động hoá các tác vụ thường ngày, giúp nhân sự của mình tiếp cận với cách thức vận hành hiện đại, tiết kiệm thời gian và tập trung vào những công việc quan trọng. 1. Power Automate - Tự động hóa mọi lúc mọi nơi Power Automate là một dịch vụ phần mềm hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây bảo mật của Microsoft. Phần mềm này cho phép tự động hóa các quy trình công việc, giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành. [caption id="" align="aligncenter" width="700"] Power Automate có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau | Nguồn: Microsoft[/caption] Dù là IT, chuyên gia về công nghệ thông tin, tài chính hay nhân sự, người dùng đều có thể sử dụng Power Automate để tự động hóa nhiều tác vụ như: kiểm tra hoặc gửi tin nhắn, sao chép tập tin, lập hóa đơn… Tất cả các quy trình đều tuân thủ theo quy định, đảm bảo an toàn và hạn chế sai sót khi thao tác thủ công.  Có thể bạn quan tâm: FPT Backup - Giải pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp 2. Power Automate có thể làm được những gì cho doanh nghiệp? Power Automate mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khi tự động hóa và đơn giản hoá các quy trình, giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn, từ đó thúc đẩy năng suất kinh doanh của công ty. Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác Power Automate dễ dàng liên kết với nhiều dịch vụ công việc khác nhau. Các dữ liệu được di chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác mà không cần đến các thao tác chuyển đổi thủ công. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ dữ liệu rộng rãi và nhanh chóng khi cần thiết. [caption id="" align="aligncenter" width="700"] Power Automate dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác | Nguồn: Sunrise Technologies[/caption] Tự động hóa mọi lúc mọi nơi Power Automate hoạt động dựa trên đám mây của Microsoft giúp người dùng xây dựng quy trình làm việc an toàn, nhanh chóng và hiệu quả chỉ bằng vài cú click chuột. Với công cụ này, người dùng có thể tự động hóa nhiều tác vụ khác nhau như: gửi tin nhắn, lưu kết quả tìm kiếm trên Twitter vào Excel, sao chép tập tin từ OneDrive sang SharePoint...  Để đáp ứng nhu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay, Microsoft đã thiết kế và phát triển Power Automate trên các nền tảng: Web, Desktop và thiết bị di động. Tuy nhiên, một số chức năng sẽ bị hạn chế khi người dùng truy cập ứng dụng trên thiết bị di động. Tăng cường hiệu suất công việc Power Automate có khả năng tích hợp trí tuệ nhân tạo AI giúp nâng cao hiệu quả quy trình tự động hóa các công việc của doanh nghiệp. Các tác vụ đơn lẻ như xử lý các biểu mẫu, phát hiện hình ảnh hoặc văn bản có thể được thực hiện nhanh nhờ tính năng tự động hoá tài liệu. Doanh nghiệp có thể tận dụng những mô hình dựng sẵn trên ứng dụng để thực hiện nhiệm vụ quy mô phức tạp hơn như thiết lập và phê duyệt quy trình… Những tính năng nâng cao của Power Automate giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực và thời gian để tập trung vào những công việc cần ưu tiên. [caption id="" align="aligncenter" width="700"] Dễ dàng theo dõi và quan sát luồng công việc trong Teams từ màn hình chính | Nguồn: Microsoft[/caption] Có thể bạn quan tâm: Microsoft EMS: 3 tính năng bảo mật ưu việt dành cho doanh nghiệp 3. Cách thức hoạt động của Power Automate  Trong Power Automate, người dùng có thể thiết lập 3 loại quy trình công việc chính: - Automated Workflows: Loại quy trình công việc này được kích hoạt dựa trên một số hành động khác. Ví dụ, người dùng dễ dàng tạo hệ thống gửi tin nhắn cho mọi người trong công ty mỗi khi nhận được email công việc từ lãnh đạo.  - Scheduled Workflows: Các dòng công việc này được tạo lịch để thực thi vào các thời điểm cụ thể trong ngày, tuần hoặc tháng. Ví dụ, người dùng có thể lên lịch để tự động tải dữ liệu lên SharePoint hoặc một cơ sở dữ liệu cụ thể khác. - Button Workflows: Các quy trình này được kích hoạt bằng cách nhấn nút. Ví dụ, bạn có thể liên tục phải gửi email nhắc nhở các nhóm gửi báo cáo tuần đúng giờ bằng cách tạo một nút tự động hóa công việc. Mỗi khi nào bạn nhấn vào nút đó, email sẽ tự động gửi đến nhóm cần báo cáo. [caption id="" align="aligncenter" width="657"] Với Power Automate, người dùng có thể tùy chỉnh các dòng công việc dễ dàng mà không cần phải biết code (Nguồn: Microsoft)[/caption] Là đối tác vàng của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud chính là địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp khi tiếp cận các ứng dụng của Microsoft. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu thị trường, FPT Smart Cloud tự tin đồng hành để hỗ trợ, tư vấn và triển khai dịch vụ Power Automate đến các doanh nghiệp.  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩm Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Làm sao để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động của doanh nghiệp?

17:45 29/11/2021
Trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 hiện nay, tiết kiệm chi phí là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm. Để giảm bớt chi phí hoạt động tối đa, ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ điện toán đám mây trong quản trị và vận hành doanh nghiệp được xem là giải pháp hữu hiệu.  Do những thiệt hại từ đại dịch, nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại trong việc duy trì nguồn vốn và ngân sách để tiếp tục vận hành. Theo Tổng Cục Thống kê, tính đến cuối tháng 9/2021, mỗi tháng Việt Nam có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Để thích ứng và vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ điện toán đám mây trong quản trị và vận hành kinh doanh. Dựa trên các dịch vụ và tính năng được tích hợp sẵn của điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể tối ưu mức chi tiêu. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh quản trị các phòng ban làm việc từ xa khi dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp.  Hiểu được nhu cầu và khó khăn của các doanh nghiệp, Microsoft đã xây dựng và cung cấp 2 giải pháp công nghệ, với mức chi phí hợp lý, phù hợp nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Microsoft 365 Business - Vận hành doanh nghiệp với chi phí tiết kiệm Microsoft 365 Business được xem là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí tối đa. Chỉ cần thanh toán đúng số lượng user mà công ty sử dụng, doanh nghiệp sẽ được sở hữu và trải nghiệm trọn vẹn bộ ứng dụng thông minh Microsoft 365 Business với dung lượng lưu trữ lên đến 1TB cho từng user, 50 GB mailbox và họp với khách hàng ở bất cứ đâu, giúp tối ưu mọi hoạt động của tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí quản trị và triển khai công nghệ thông tin.  [caption id="" align="aligncenter" width="750"] Microsoft 365 giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều về chi phí | Nguồn: Microsoft[/caption] Sở hữu Microsoft 365 Business, doanh nghiệp cho phép nhân sự làm việc linh hoạt mọi nơi, mọi lúc, với mọi thiết bị để giảm thiểu được chi phí vận hành văn phòng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp. Nhờ tính năng xác thực hai lớp và đa nhân tố, Microsoft 365 bảo mật dữ liệu hiệu quả đến 99%. Tính năng quét phần mềm độc hại do AI hỗ trợ sẽ bảo vệ hệ thống của doanh nghiệp khỏi các link lừa đảo, virus trong các tài liệu được chia sẻ qua hội nhóm hay Email. Điều này giúp doanh nghiệp ngăn chặn được việc đánh cắp dữ liệu, tránh các cuộc truy cập trái phép. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí rủi ro.  [caption id="" align="aligncenter" width="750"] Các ứng dụng của Microsoft 365 Business khiến công việc trở nên nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí | Nguồn: Microsoft[/caption] Không dừng lại ở đó, Microsoft 365 Business còn bao gồm các công cụ hỗ trợ thiết lập quy trình làm việc tự động, phân tích số liệu kinh doanh, đề xuất phương án công việc hợp lý như: Power Platform, Power BI, Power Automate… Tất cả các ứng dụng đều được tự động nâng cấp phiên bản mới nhất mà không tốn thêm khoản chi phí nào. Có thể bạn quan tâm: Tự động hóa vận hành doanh nghiệp với Power Automate Microsoft Azure - Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp trong kinh doanh Microsoft Azure được đánh giá là nền tảng điện toán đám mây có tiềm năng vô hạn, tạo nên nhiều giá trị ý nghĩa trong quản trị kinh doanh. Trước bài toán khó về kinh tế, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí đầu tư phần cứng máy tính và sử dụng một loạt các công cụ có sẵn trong Azure, đa dạng từ ứng dụng cho bộ phận hành chính văn phòng, nhân sự, kế toán, đến bộ phận thiết kế, IT... để tiết kiệm chi phí hoạt động ở mức tối đa.  Với Microsoft Azure, doanh nghiệp có thể tối ưu dòng tiền đầu tư, chỉ chi trả cho những dịch vụ đã sử dụng hoặc tài nguyên mở rộng thay vì phải thanh toán một chi phí cố định. Azure cung cấp nhiều lựa chọn mua và định giá linh hoạt cho tất cả các dịch vụ đám mây, đồng thời còn có các công cụ để quản lý ngân sách hiệu quả.  Ngoài ra, các chi phí khác (nâng cấp, bảo trì hệ thống, khắc phục sự cố, …) đều được nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, người dùng không cần phải trả thêm khoản phí nào. [caption id="" align="aligncenter" width="1600"] Azure được đánh giá là nền tảng tối ưu nhất cho doanh nghiệp hiện nay | Nguồn: Microsoft[/caption] Việc dịch chuyển công việc sang Azure giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cơ sở hạ tầng để quản trị công nghệ thông tin. Chi phí bảo trì và nhân lực công nghệ thông tin cũng được giảm bớt, nhờ vậy bộ phận IT có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn, tạo ra nhiều thành quả công việc hơn. Người dùng dễ dàng kết nối với trung tâm dữ liệu đám mây từ mọi khu vực trên thế giới, nhờ phạm vi hỗ trợ của Microsoft cho 44 khu vực trên toàn cầu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa nguồn nhân lực và tài nguyên, đơn giản hóa quy trình làm việc. Thông qua xác thực đa lớp, Microsoft Azure có thể định danh người dùng truy cập hệ thống, cũng như bảo mật truy cập. Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm bảo vệ dữ liệu và ứng dụng trước mối đe dọa bảo mật, tránh những rủi ro đáng tiếc và tốn khoản chi phí lớn để khôi phục dữ liệu. Tận dụng lợi thế của việc mã hóa sao lưu và các trung tâm dữ liệu dự phòng trên toàn cầu, Microsoft cung cấp dịch vụ Azure Backup sao lưu dữ liệu và giúp doanh nghiệp phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra chỉ với chi phí thấp. Có thể bạn quan tâm: FPT Backup - Giải pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp [caption id="" align="aligncenter" width="739"] Trung tâm dữ liệu toàn cầu của Microsoft Azure | Nguồn: Twitter[/caption] Ngoài ra, Microsoft có gần 200 di chuyển đám mây end-to-end, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả công việc cách chính xác và nhanh nhất, vừa tiết kiệm chi phí về nhân lực, vừa tăng hiệu suất công việc tối đa.  Là đối tác vàng và chiến lược của Microsoft, FPT Smart Cloud cung cấp Microsoft 365 Business và Microsoft Azure tới các doanh nghiệp. Với mong muốn đưa giải pháp công nghệ tiên tiến nhất của Microsoft đến với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đội ngũ của FPT Smart Cloud không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực để hỗ trợ các doanh nghiệp mức tối đa. Từ đó, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh bằng những giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả nhất. Fanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Top 6 dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay

16:21 24/11/2021
Điện toán đám mây đang trở thành giải pháp lưu trữ hàng đầu nhờ tính tiện lợi và bảo mật vượt trội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 6 dịch vụ đám mây chất lượng nhất, được cung cấp bởi những nhà phát triển uy tín hàng đầu hiện nay. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) 1. 6 dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu 1.1 FPT Cloud FPT Cloud là nền tảng điện toán đám mây thế hệ mới, được xây dựng trên nền tảng ảo hoá bản quyền VMWare và OpenStack, vận hành trong Trung tâm dữ liệu Uptime Tier III với kết nối liền mạch và kiến trúc tiên tiến, kết nối trực tiếp đến hệ thống Public Cloud từ các hãng lớn (Microsoft, AWS, Google), giúp cung cấp đa dạng các sản phẩm, giải pháp, tiện ích, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Lợi thế bản địa là điều không thể không nhắc đến, việc sử dụng dịch vụ Cloud từ một nhà cung cấp uy tín bản địa sẽ giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật Nhà nước về lưu trữ dữ liệu, và được hỗ trợ kịp thời, liên tục bởi đội ngũ chuyên gia chuẩn quốc tế. Một số sản phẩm của FPT Cloud: Sản phẩm Object Storage Sản phẩm Disaster Recovery Sản phẩm Cloud Desktop Sản phẩm Backup Services [caption id="attachment_6694" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud là nền tảng điện toán đám mây thế hệ mới[/caption] 1.2 Microsoft (Microsoft Azure) Microsoft đã trở thành trung tâm của thế giới công nghệ trong nhiều năm nay. Mặc dù Microsoft bước vào cuộc chiến đám mây tương đối muộn, nhưng sự tham gia sâu sắc của nó vào tất cả các tầng của đám mây đã đẩy công ty lên đỉnh cao. Ngoài ra, cam kết vô song của nó là phát triển và hỗ trợ khách hàng triển khai Blockchain, Machine Learning (ML) và Trí tuệ nhân tạo (AI) trong môi trường sản xuất sáng tạo, cũng như doanh thu dẫn đầu thị trường, cho phép Microsoft giữ vị trí đứng đầu đống. Microsoft đã tiếp tục cung cấp hiệu suất hoạt động mạnh mẽ kể từ khi Satya Nadella tiếp quản vị trí CEO vào năm 2014. Nền tảng Azure, dịch vụ đám mây công cộng của công ty, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu là người chơi số một trong không gian. Hoạt động kinh doanh của Microsoft được tổ chức tốt thành ba phân khúc: đám mây thông minh (bao gồm Windows Server OS, Azure và SQL Server), máy tính cá nhân (bao gồm Xbox, Surface, Quảng cáo tìm kiếm Bing và Windows Client) và các quy trình kinh doanh bao gồm Microsoft Office và Dynamics. [caption id="attachment_6674" align="aligncenter" width="800"] Microsoft đã trở thành trung tâm của thế giới công nghệ trong nhiều năm nay[/caption] >>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD 1.3 Google Cloud Platform (GCP) Khi Alphabet ra mắt Google Cloud Platform, gã khổng lồ công nghệ đã chọn nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là theo đuổi những người chơi đã thành lập, nhưng giờ đây tự hào về các khách hàng lớn như eBay, Snap và HSBC, mặc dù sau này cũng sử dụng Azure và AWS. Sau khi Google công bố thu nhập quý hai vào giữa năm nay, các nhà đầu tư hiện đang chú ý đáng kể đến tiến trình đã đạt được trong kinh doanh điện toán đám mây của công ty. [caption id="attachment_6682" align="aligncenter" width="800"] Google Cloud Platform được những khách hàng lớn lựa chọn[/caption] Mặc dù công ty đã bị Microsoft, IBM và Amazon khuất phục về thị phần, nền tảng Google Cloud gần đây đã thực hiện một số động thái để tăng toàn bộ không gian địa chỉ của mình và cung cấp một sự khác biệt tiềm năng từ các dịch vụ Cơ sở hạ tầng khác như Dịch vụ (IaaS). Điểm mấu chốt là Nền tảng đám mây của Google bị lôi kéo vào một trận chiến khốc liệt với các đối tác của nó, bao gồm AWS và Microsoft Azure.   1.4 VMware Cloud Sau khi trở thành một công ty ảo hóa được thành lập, VMware bước vào không gian đám mây với nền tảng đám mây sáng tạo của mình, cho phép khách hàng cung cấp quyền truy cập an toàn vào dữ liệu và ứng dụng cho người dùng cuối của họ từ nhiều thiết bị. VMware gần đây đã hợp tác với AWS, tập đoàn điện toán đám mây khổng lồ trực tuyến, để cung cấp cho khách hàng một giải pháp tích hợp hơn. [caption id="attachment_6686" align="aligncenter" width="800"] VMware bước vào không gian đám mây với nền tảng đám mây sáng tạo của mình[/caption] 1.5 Oracle Oracle Corp, một nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu hàng đầu, đã tiết lộ chương trình đầy tham vọng của mình trong lĩnh vực điện toán đám mây vào năm 2015. Công ty đã công bố kế hoạch của mình trong sự kiện Oracle OpenWorld để mở rộng danh mục đầu tư của mình trong các dịch vụ đám mây phân tích, ứng dụng đám mây, IaaS và dịch vụ tích hợp đám mây. Kể từ đó, Oracle đã không nhìn lại và phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Oracle Corp đã tương đối muộn trong cuộc đua đám mây, cho phép những người mới nổi như Salesforce.com giành được thị phần đáng kể với phần mềm được phân phối qua internet và kết quả là đã gặp khó khăn. Tuy nhiên, bây giờ có vẻ như Oracle cuối cùng đã tìm ra bức tranh lớn hơn, đang ở chế độ đổi mới tích cực và là một sự đánh cược chắc chắn cho tương lai. [caption id="attachment_6702" align="aligncenter" width="800"] Oracle Corp, một nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu hàng đầu[/caption] 1.6 Amazon Web Service (AWS)  Amazon Inc. là con chim đầu tiên bắt sâu với Amazon Web Service (AWS) và đã tận dụng các doanh nghiệp lớn và nhỏ đang tìm cách chuyển hoạt động từ các trung tâm dữ liệu sang đám mây. Dịch vụ web của Amazon luôn có lợi ích từ một khởi đầu lớn trong thị trường điện toán đám mây. Hơn một thập kỷ trước và rất lâu trước khi sự cạnh tranh trong thế giới đám mây bắt đầu, AWS bắt đầu cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng đám mây như lưu trữ và tính toán. [caption id="attachment_6698" align="aligncenter" width="800"] Amazon Inc. là con chim đầu tiên bắt sâu với Amazon Web Service[/caption] >>> Xem thêm: Crontab là gì? Cách cài đặt & sử dụng Crontab Linux từ A – Z 2. Điện toán đám mây là gì? Điện toán đám mây (tiếng Anh: Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ. (theo Wikipedia). 3. Cách hoạt động điện toán đám mây? Có ba loại điện toán đám mây chính bao gồm Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ (IaaS), Nền tảng dưới dạng Dịch vụ (PaaS) và Phần mềm dưới dạng Dịch vụ (SaaS). Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet. [caption id="attachment_55659" align="aligncenter" width="800"] Cách hoạt động điện toán đám mây[/caption] Những bài viết liên quan: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo) Genymotion là gì? Hướng dẫn cài đặt cài trình giả lập Genymotion Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server Ở trên chúng tôi gợi ý cho bạn những đơn vị hàng đầu về điện toán đám mây. Rõ ràng, sự khởi đầu đó tiếp tục phục vụ họ tốt và giúp họ duy trì lợi thế thị phần lớn, bất chấp sự hiện diện của các thương hiệu khác trong không gian này bao gồm Microsoft và Google (và có, thậm chí cả Alibaba và Oracle). Sự tiến bộ đã tiếp tục không bị cản trở trong khi được hỗ trợ bởi những đổi mới nhất quán. Tìm hiểu rõ hơn đọc những bài viết của FPT Cloud nhé bạn.

Microsoft EMS: 3 tính năng bảo mật ưu việt dành cho doanh nghiệp

17:40 19/11/2021
Microsoft EMS là giải pháp bảo mật toàn diện, giúp các doanh nghiệp bảo vệ thiết bị, ứng dụng và dữ liệu của mình, đồng thời hỗ trợ nhân viên làm việc theo cách thức mới linh hoạt, hiệu quả và an toàn. Theo thống kê, hơn 60% các cuộc tấn công dữ liệu doanh nghiệp xuất phát từ việc thông tin đăng nhập của người dùng bị xâm phạm. Con số này có xu hướng gia tăng khi nhân viên tăng cường sử dụng các thiết bị di động bổ trợ cho quá trình làm việc, nhất là trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp triển khai làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Để giải quyết nỗi lo bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0, Microsoft cung cấp giải pháp Microsoft EMS (Microsoft Enterprise Mobility + Security) - một giải pháp bảo mật và nhận dạng đám mây, được thiết kế để quản lý và bảo vệ các thiết bị, ứng dụng và thông tin của doanh nghiệp. Sở hữu bộ 3 tính năng ưu việt bao gồm Azure Active Directory Premium, Microsoft Intune và Azure Information Protection, Microsoft EMS giúp xua tan nỗi lo của doanh nghiệp trong việc bảo vệ dữ liệu và quản lý truy cập khi vận hành theo mô hình làm việc linh hoạt mới. 1. Quản lý danh tính và quyền truy cập với Azure Active Directory Premium Azure Active Directory Premium là giải pháp quản lý danh tính và quyền truy cập với một tập hợp các tính năng bảo vệ quyền truy cập vào các ứng dụng cục bộ và đám mây. Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp duy trì tính bảo mật của dữ liệu nội bộ trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng diễn biến phức tạp. Nhân viên chỉ có một tên người dùng và mật khẩu duy nhất để truy cập các ứng dụng lưu trữ tại chỗ (on-premise) và dịch vụ đám mây từ bất kỳ thiết bị nào. Trường hợp nhân viên quên mật khẩu, họ có thể dễ dàng tự đặt lại mật khẩu thông qua bộ câu hỏi bảo mật hoặc mã xác minh được gửi đến thiết bị di động của họ thông qua tính năng Self-service. [caption id="attachment_9860" align="aligncenter" width="978"] Đăng nhập một lần vào bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ nào từ bất kỳ thiết bị nào | Nguồn: InterlinkCloud[/caption] Đặc biệt, tính năng Authentication Multifactor của Microsoft EMS giúp doanh nghiệp ngăn chặn các truy cập trái phép vào dữ liệu trên đám mây thông qua xác thực đa yếu tố như xác minh qua SMS, cuộc gọi điện thoại tự động hoặc thậm chí quét sinh trắc học để xác minh danh tính. Có thể bạn quan tâm: FPT Cloud Desktop - Dịch vụ máy tính ảo cho doanh nghiệp hoạt động không gián đoạn 2. Quản lý thiết bị và ứng dụng di động với Microsoft Intune Nhiệm vụ của bộ phận CNTT là tìm mọi cách để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Nhưng làm cách nào để bộ phận CNTT có thể kiểm soát quyền truy cập từ thiết bị cá nhân của nhân viên, mà không xâm phạm quyền riêng tư của họ? Microsoft Intune - một trong những công cụ nổi bật nhất Microsoft EMS giúp doanh nghiệp giải quyết vướng mắc này. [caption id="attachment_9866" align="aligncenter" width="1024"] Truy cập an toàn vào dữ liệu công ty từ mọi thiết bị với Microsoft EMS | Nguồn: Msclouditpropodcast[/caption] Microsoft Intune đóng vai trò như một liên kết an toàn giữa thiết bị di động của nhân viên (iOS, Android, Windows) và dữ liệu của doanh nghiệp, từ đó ngăn chặn việc rò rỉ thông tin. Nhân viên chỉ có thể truy cập vào email cũng như các loại tài liệu thông qua các thiết bị được doanh nghiệp cho phép. Thậm chí, bộ phận CNTT có thể chặn việc kết nối USB vào các thiết bị liên kết với dữ liệu của doanh nghiệp. Một khi nhân viên nghỉ việc, hoặc thiết bị làm việc của họ bị mất, quản trị viên có thể xóa tất cả dữ liệu công ty trong thiết bị của nhân viên đó bất kỳ lúc nào mà không ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của họ. Có thể bạn quan tâm: VDI - Giải pháp bứt phá cho các tổ chức tài chính, ngân hàng 3. Bảo vệ thông tin với Azure Information Protection Với Azure Information Protection, doanh nghiệp có thể tạo chính sách bảo mật riêng như yêu cầu mật khẩu để truy cập vào tài liệu, không cho phép chụp màn hình để ngăn chặn các truy cập trái phép.  [caption id="attachment_9870" align="aligncenter" width="1024"] Bảo mật tài liệu cấp độ cao với Azure Information Protection | Nguồn: Microsoft[/caption] Doanh nghiệp có thể bảo vệ các tệp bằng cách cài đặt bảo mật cho tệp trong SharePoint Online. Bất kỳ ai không có quyền truy cập sẽ không thể nhìn thấy, tìm kiếm hoặc truy cập được các nội dung đó. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể mã hóa email thông qua Exchange Online. Tính năng này đảm bảo rằng chỉ những người nhận dự kiến ​​mới có thể đọc nội dung email, ngay cả khi bạn vô tình gửi email đến sai địa chỉ.  Được tích hợp sẵn trong các gói giải pháp Microsoft 365, Microsoft EMS mang đến khả năng bảo mật tốt hơn đối với dữ liệu được lưu trữ trên điện toán đám mây và thiết bị di động, đơn giản hóa quy trình làm việc của nhân viên. Hơn nữa, việc đổi mới công nghệ quản lý giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về CNTT, tập trung bứt phá trong nền kinh tế số. FPT Smart Cloud vinh dự trở thành Gold Partner của Microsoft tại Việt Nam, chuyên tư vấn, phân phối, triển khai dịch vụ Microsoft EMS nói riêng và các dịch vụ của Microsoft nói chung đến các doanh nghiệp trong nước. Quá trình áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến từ Microsoft của doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ FPT Smart Cloud. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

FPT Cloud hợp tác cùng Cloudian ra mắt sản phẩm lưu trữ trên nền tảng VMware lần đầu tiên tại Việt Nam

11:34 21/10/2021
Ngày 18/10/2021, FPT Cloud chính thức trở thành đối tác đầu tiên tại Việt Nam hợp tác cùng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hàng đầu Cloudian để cho ra mắt dịch vụ FPT Object Storage tương thích S3 API (native S3), trên nền tảng VMware, hướng tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp Việt đẩy nhanh quá trình số hóa dữ liệu, nâng cao khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên số. FPT Object Storage cho phép các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc và mở rộng không gian lưu trữ lên đến 1 exabyte mà không bị gián đoạn. Hệ thống FPT Object Storage được triển khai trên nhiều trung tâm dữ liệu (multi-site) đảm bảo tính an toàn, hiệu năng và nâng cao độ sẵn sàng cho dữ liệu doanh nghiệp; với khả năng đồng thời đáp ứng cho mọi quy mô doanh nghiệp khác nhau.   FPT Object Storage tương thích hoàn toàn với bộ S3 API, có thể được quản lý, tích hợp dễ dàng từ FPT Cloud cũng như các S3 Client khác. Việc ra mắt Dịch vụ lưu trữ thế hệ mới giúp FPT Cloud mở rộng khả năng trong việc cung cấp giải pháp tối ưu cho nhiều lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, phân tích dữ liệu, y tế, đa phương tiện (media), và giám sát hình ảnh (video surveillance).   Trong bối cảnh gia tăng mạnh mẽ của dữ liệu, đòi hỏi hệ thống lưu trữ trong doanh nghiệp cần được mở rộng với tốc độ tương ứng. FPT Cloud hợp tác cùng Cloudian và VMware mang đến cho khách hàng dịch vụ lưu trữ không giới hạn, an toàn, đảm bảo hiệu năng và đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Ông Phan Hồng Tâm - Giám đốc Khối Hạ tầng, FPT Cloud chia sẻ: “Chiến lược của FPT Cloud là phát triển nền tảng điện toán đám mây thế hệ mới, ứng dụng những công nghệ chuẩn quốc tế cùng hệ thống Data Center hiện đại nhằm mang lại giải pháp công nghệ ưu việt cho các doanh nghiệp. Việc hợp tác với VMware và Cloudian trong cung ứng dịch vụ Object Storage là một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng của FPT Cloud.” Ông Brian Burns, Phó Chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình Dương, Cloudian cho biết: “Môi trường cạnh tranh khốc liệt đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc không ngừng đổi mới để mang đến những dịch vụ tốt nhất tới khách hàng. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ có mạng lưới khách hàng rộng khắp toàn cầu, Cloudian cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, hỗ trợ mở rộng không giới hạn và tiết kiệm chi phí với các tính năng quản lý và bảo mật dữ liệu, giúp khách hàng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn PDPA.” Ông Nguyễn Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia, VMware Việt Nam nhận định: “Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang đẩy nhanh quá trình Chuyển đổi số bằng sự đổi mới liên tục, nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật trên mọi nền tảng Cloud, mọi ứng dụng và thiết bị. Dịch vụ FPT Object Storage mới này cho phép khách hàng có thể tận dụng hệ sinh thái ứng dụng trên môi trường VMware của mình. Đồng thời, khách hàng cũng có khả năng cung cấp các tính năng này thông qua các hệ thống lưu trữ và máy chủ với cấp độ bảo mật cao. Chúng tôi rất vui vì có cơ hội hợp tác cùng FPT Cloud để mang đến môi trường chuyển đổi số an toàn cho khách hàng bằng giải pháp lưu trữ thế hệ mới.” Nhân dịp ra mắt sản phẩm, FPT Cloud tặng tất cả các khách hàng đăng ký mới của FPT Object Storage voucher lên đến 30.000.000 đồng. Ưu đãi đặc biệt này sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội trải nghiệm không gian lưu trữ rộng lớn không giới hạn, đảm bảo tính bảo mật cũng như nhu cầu về truy vấn dữ liệu cao và liên tục. Xem thêm thông tin tại: https://khuyenmai.fptcloud.com/fpt-object-storage Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩmFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

FPT Smart Cloud & VMware thảo luận cách dẫn đầu chuyển đổi hạ tầng cùng lãnh đạo 300 doanh nghiệp Việt

15:20 12/10/2021
Tại Hội thảo trực tuyến “FPT Cloud x VMware: Dẫn đầu chuyển đổi với hạ tầng ưu việt”, gần 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã cùng các chuyên gia FPT Smart Cloud và VMware trao đổi, thảo luận và tìm ra hướng đi cho hành trình chuyển đổi hạ tầng “lên mây” hiệu quả với nền tảng FPT Cloud thế hệ mới đã được VMware chứng nhận (VMWare Cloud Verified). Future (is) as a service và sự dịch chuyển vai trò của đội ngũ quản trị hệ thống Trong vai trò diễn giả của Hội thảo, ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud nhận định: COVID đã làm thay đổi cách sống và làm việc của con người, đồng thời cũng thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành mô hình kinh doanh. Theo báo cáo của McKinsey, 5 điểm trọng yếu mang lại sức sống và lợi nhuận cho doanh nghiệp đều gắn liền với công nghệ: Thứ nhất là đảm bảo vận hành liên tục, hạ tầng công nghệ thông tin luôn đáp ứng được trên mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, các dịch vụ cần sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc, đảm bảo sự tin cậy và bảo mật của hệ thống. Thứ hai là đẩy mạnh chuyển đổi số. Từ những phương pháp rất truyền thống, doanh nghiệp cần biết cách để có thể ứng dụng, khai thác được sức mạnh của công nghệ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thứ ba là sử dụng vốn một cách thông minh, đây cũng là vấn đề tối quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Việc chuyển đổi từ mô hình đầu tư (capex) sang mô hình vận hành (opex) sẽ tạo ra nguồn vốn tập trung vào kinh doanh. Thứ tư là thay đổi cách thức làm việc trong tương lai. Xu hướng làm việc tại nhà đã không còn xa lạ, nhưng trong tương lai con người sẽ làm việc với Trí tuệ nhân tạo (AI), với Nhân viên ảo  trong chính văn phòng của mình. Vai trò của người làm công nghệ là giúp doanh nghiệp ứng dụng AI để tạo ra đột phá về năng suất lao động. Thứ năm là dùng công nghệ để thiết lập lại các mảng kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa vận hành, gia tăng sức cạnh tranh và mang lại năng suất vượt trội. Mô hình dịch vụ FaaS (Future as a service) sẽ lên ngôi, và khi đó doanh nghiệp sẽ thừa hưởng những công cụ tốt nhất, con người tốt nhất và nền tảng tốt nhất. Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho hạ tầng công nghệ và đội ngũ quản trị vận hành trong việc đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và nhu cầu của khách hàng. Vai trò của những lãnh đạo công nghệ trong doanh nghiệp chuyển dịch từ nhà xây dựng và quản trị hệ thống sang người đặt nền móng cho đổi mới sáng tạo. Một nền tảng hạ tầng mạnh mẽ, linh hoạt sẽ là lời giải cho những thách thức của doanh nghiệp, đáp ứng sự thay đổi liên tục của thị trường. Ông Lê Hồng Việt nhấn mạnh: "FPT Cloud đang nỗ lực để xây dựng nền tảng công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu đặc thù theo ngành, theo nghiệp vụ và nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi sở hữu hệ thống bảo mật tiên tiến, chủ động, có sự kết nối xuyên suốt và sâu rộng được xây dựng bởi FPT và các đối tác uy tín trên thế giới. Đặc biệt, nền tảng FPT Cloud thế hệ mới được kế thừa sức mạnh của nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT.AI sẽ tạo ra môi trường sáng tạo giúp doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ, thay đổi và thích ứng với mọi nhu cầu cũng như điều kiện kinh doanh khác nhau”. Cũng tại Hội thảo, FPT Smart Cloud một lần nữa khẳng định sự hợp tác giữa FPT Cloud với Vmware sẽ cung cấp một nền tảng hợp nhất đa đám mây, hiện đại và dễ dàng quản trị cho doanh nghiệp Việt, mang đến những giải pháp công nghệ tân tiến nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Hành trình dịch chuyển lên Cloud – Cơ hội và thách thức Thông qua khảo sát được thực hiện tại sự kiện, 63% doanh nghiệp đang trong giai đoạn tìm hiểu phương án thích hợp để chuyển dịch lên Cloud. Một trong số những thách thức được 66% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đồng tình là sự lo ngại về vấn đề bảo mật, bên cạnh đó vấn đề nguồn lực và xây dựng chiến lược dịch chuyển cũng là trở ngại lớn , trong đó chưa có chiến lược mục tiêu phù hợp (30%), thiếu kỹ năng chuyên môn (41%) và không có nguồn nhân lực (50%). Về xu hướng dịch chuyển hạ tầng sang mô hình điện toán đám mây theo ông Phạm Việt Thắng – Giám đốc Quốc gia VMware là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong hành trình đó việc xây dựng chiến lược cũng như lựa chọn đơn vị cung ứng Public Cloud phù hợp để đem lại hiệu quả như mong đợi, tránh phát sinh chi phí và không đảm bảo tuân thủ vận hành. Ông chia sẻ thêm, nếu khách hàng đang sử dụng hạ tầng vật lý ( môi trường on-premise)  trên nền tảng VMware thì việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud chạy trên VMware sẽ là một lựa chọn tối ưu khi tích hợp và chuyển đổi hệ thống. Một trong những thách thức cho doanh nghiệp khi dịch chuyển lên Cloud đó là lo ngại về vấn đề bảo mật. Chia sẻ về vấn đề này ông Phan Hồng Tâm – Giám đốc khối Hạ tầng, FPT Smart Cloud cho biết các nền tảng Cloud hiện nay đều tuân thủ quy trình bảo mất khắt khe nhất, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Điểm khác biệt của FPT Cloud là mang đến mô hình bảo mật chủ động, theo 03 khía cạnh Con người ( đội ngũ chuyên gia vận hành), Quy trình vận hành và  Công nghệ. Hiện tại, FPT Cloud đã đạt được các chứng chỉ bảo mật và an toàn thông tin như ISO 27017, ISO 9001, Uptime Tier 3 và trong lộ trình đạt các chứng chỉ PCI-DSS,… nằm trong top những nhà cung cấp dịch vụ Cloud hàng đầu Đông Nam Á. Ông Nguyễn Đình Việt – Kiến trúc sư Giải pháp tại FPT Smart Cloud bổ sung: Nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới FPT Cloud cung cấp hệ sinh thái sản phẩm trên nền tảng đám mây như Tính toán, Lưu trữ, Cơ sở dữ liệu, Sao lưu và Hồi phục dữ liệu, Phân tích, Mạng, Bảo mật và ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp. Dịch vụ FPT Cloud được chuyên gia VMWare chứng nhận và hỗ trợ bản quyền, triển khai trên hệ thống Data Center hiện đại nhất của FPT đặt tại Hà Nội và TP.HCM với công nghệ đạt chuyển quốc tế, đáp ứng tất cả các nhu cầu từ x86 truyền thống đến các như cầu chuyên biệt như SAP, AI/ML, tuân thủ mọi yêu cầu khắt khe về kiến trúc hệ thống và an toàn thông tin. Đây là nền tảng công nghệ vững chắc để FPT Cloud mang đến những giải pháp và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. FPT Cloud – nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới của FPT, phát triển theo quy chuẩn Cloud Quốc tế, được chứng nhận bởi VMware thông qua VMware Cloud Verified. Nhằm phục vụ tốt hơn người dùng Việt cho các nhu cầu công nghệ từ cơ bản đến đặc thù, tận dụng tối đa thế mạnh về đường truyền, bảo mật dữ liệu trong nước với +50 giải pháp như FPT Elastic Compute, FPT Database, FPT Container, FPT Storage, FPT Backup & DR và FPT.AI… Độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do FPT Cloud cung cấp có thể đăng ký dùng thử và nhận ưu đãi hấp dẫn độc quyền tại :  https://khuyenmai.fptcloud.com/. Hỗ trợ 24/7: 1900638399 [email protected]

VMware cùng FPT Smart Cloud kiến tạo hạ tầng ưu việt cho doanh nghiệp

10:56 29/09/2021
Hội thảo trực tuyến “VMware x FPT Cloud: Dẫn đầu chuyển đổi với hạ tầng ưu việt” tổ chức vào ngày 30/09/2021 tới đây, đánh dấu sự hợp tác của VMware và FPT Smart Cloud với cam kết sát cánh cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển dịch thông minh nhờ công nghệ. VMware, Inc. - "ông lớn" trong ngành công nghệ thế giới về giải pháp phần mềm doanh nghiệp đã chứng nhận FPT Smart Cloud là Đối tác triển khai dịch vụ đám mây được VMware chứng nhận (VMware Cloud Verified). Sự hợp tác giữa FPT Smart Cloud và VMware sẽ cung cấp một nền tảng hợp nhất đa đám mây, hiện đại và dễ dàng quản trị cho doanh nghiệp Việt, sở hữu hơn 50 giải pháp và tính năng hỗ trợ xây dựng hạ tầng Hybrid & Multi Cloud. Với lợi thế sở hữu hệ thống điện toán đám mây toàn diện FPT Cloud được xây dựng trên nền tảng ảo hóa VMware và OpenStack, kết hợp hai công nghệ cốt lõi: Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo, FPT Cloud cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp mang tới một nền tảng để mở rộng các đổi mới, sáng tạo mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức càng có ý nghĩa hơn trong thời điểm cả thế giới đang sử dụng công nghệ như một "cánh tay nối dài" để thích nghi và bứt tốc sau đại dịch Covid-19. Không nằm ngoài xu hướng đó, phần lớn công ty tại Việt Nam đã chuyển sang nền tảng điện toán đám mây thay vì những hệ thống máy chủ vật lý truyền thống tốn kém. Thấu hiểu và muốn san sẻ với những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, VMware và FPT Smart Cloud sẽ đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến “Dẫn đầu chuyển đổi với hạ tầng ưu việt” nhằm định hướng hành trình chuyển đổi hạ tầng cho doanh nghiệp, chia sẻ câu chuyện thành công từ khách mời là các chuyên gia tại VMware và FPT Smart Cloud. Hội thảo có sự tham gia của các khách mời là: Ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc, FPT Smart Cloud Ông Phạm Việt Thắng - Giám đốc Quốc gia, VMware Ông Nguyễn Đình Việt - Kiến trúc sư giải pháp, FPT Smart Cloud Sự kiện dành cho các Chủ doanh nghiệp, Giám đốc điều hành, Giám đốc Công nghệ, IT Manager để cùng mở khoá cho những kế hoạch ứng dụng thực tế. Dựa trên những kinh nghiệm phát triển nền tảng AI hàng đầu Việt Nam với +30.000 người dùng và 80 doanh nghiệp lớn hàng đầu tin tưởng sử dụng, FPT Cloud sẽ cùng doanh nghiệp "lên mây", tiếp cận tới các công nghệ đa đám mây tốt nhất, lựa chọn triển khai các giải pháp phù hợp dựa trên một giao diện quản trị duy nhất. Đăng ký ngay hôm nay để lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia FPT Smart Cloud, VMware và những câu chuyện thành công tại sự kiện: https://bit.ly/webinar-vmware.

Dịch vụ đám mây của FPT Smart Cloud đạt chứng nhận VMware

10:47 29/09/2021
Ngày 24/09/2021, FPT Smart Cloud công bố Công ty đã chính thức trở thành đối tác triển khai dịch vụ đám mây được chứng nhân bởi VMware. Chứng nhận Cloud Verified Partner khẳng định chất lượng đạt chuẩn quốc tế của các giải pháp, dịch vụ được cung cấp bởi FPT Smart Cloud, phát triển trên nền tảng hạ tầng mạnh mẽ với phần mềm ảo hóa hàng đầu thế giới VMware. Lựa chọn FPT Smart Cloud, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận toàn bộ tính năng của cơ sở hạ tầng đám mây VMware bao gồm cả khả năng tích hợp, tùy biến, vận hành linh hoạt và tối ưu chi phí. Ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud nhận định: "Chiến lược của FPT Cloud là phát triển nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới, ứng dụng những công nghệ chuẩn quốc tế cùng hệ thống Data Center hiện đại nhằm mang lại giải pháp công nghệ ưu việt, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kiến trúc hệ thống và an toàn thông tin cho doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ hành trình chuyển đổi số nhanh và hiệu quả. Chứng nhận VMware Cloud Verified là một dấu mốc quan trọng minh chứng cho tiêu chuẩn toàn cầu mà FPT Cloud đã đạt được. FPT Cloud và VMware sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác chiến lược với mục tiêu mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất." Ông Vijoo Chacko – Giám đốc cấp cao VMware khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết: "Đối tác được VMware chứng nhận có thể cung cấp các giải pháp công nghệ tân tiến và hoàn chỉnh của VMware, giúp khách hàng triển khai các ứng dụng của mình trên nền tảng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhất quán, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp. Các dịch vụ Cloud Verified do đối tác của VMware cung cấp cũng đảm bảo tính linh hoạt, tính hiệu quả và độ tin cậy cao. Chúng tôi mong muốn cùng với FPT Smart Cloud trao quyền cho các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ Điện toán đám mây một cách đơn giản và linh hoạt." VMware hiện sở hữu mạng lưới đối tác toàn cầu với hơn 4.500 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, sử dụng cơ sở hạ tầng của VMware để cung cấp các dịch vụ tại hơn 120 quốc gia được chuyên môn hóa theo ngành, đồng thời giúp khách hàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về độ bảo mật và các quy định pháp lý.