Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
GPU là chip chuyên dụng được sử dụng để xử lý các tác vụ phức tạp liên quan đến đồ họa, hình ảnh, video và các hiệu ứng trên máy tính. Để hiểu rõ GPU là gì và các chức năng cũng như sự khác biệt giữa GPU và CPU, hãy cùng FPT Cloud theo dõi bài viết dưới đây.
1. GPU là gì?
GPU - Graphics Processing Unit là bộ xử lý đồ họa - loại vi xử lý chuyên dụng được sử dụng trong việc xử lý các tác vụ đồ họa, hình ảnh nhanh chóng giúp nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống. GPU giúp người dùng cải thiện chất lượng hình ảnh nhờ đó mang đến hình ảnh chân thực, mượt mà.
Trong GPU chứa hàng chục, hàng trăm lõi ALU giúp xử lý hàng ngàn phép toán trong cùng một điểm để xử lý hiệu quả các tác vụ đồ họa phức tạp. Ngoài ra, GPU được thiết kế để tối ưu lượng điện năng tiêu thụ nên xung nhịp thấp chỉ đến hàng trăm MHz hoặc chỉ số GHz thấp.
>>> Xem thêm: React là gì? Thành phần và cách hoạt động của React
2. Phân biệt GPU với CPU
Để phân biệt được GPU và CPU, hãy theo dõi bảng dưới đây:
Nội dung
GPU
CPU
Nhiệm vụ
Xử lý các dữ liệu, tác vụ đồ họa
Bộ xử lý trung tâm giúp phân tích và xử lý mọi dữ liệu trên máy tính
Khả năng xử lý dữ liệu
Xử lý song song các nguồn thông tin dữ liệu, kỹ thuật hình ảnh
80% linh kiện bán dẫn GPU được dùng trong tính toán dữ liệu
Sử dụng để tiếp cận và điều khiển các thông tin, dữ liệu khác nhau
3. Chức năng của GPU
GPU có chức năng nổi bật như:
GPU xử lý dữ liệu khổng lồ, phức tạp giúp tiết kiệm thời gian đồng thời mang đến cho người dùng sản phẩm hình ảnh, video, âm thanh đạt chất lượng tốt.
GPU kết hợp với ứng dụng công nghệ Render giúp hình ảnh đồ họa được xử lý chân thật, sắc nét. GPU cung cấp khả năng nâng cao quá trình xử lý tác vụ đồ họa nhanh chóng.
Đây là công cụ hữu ích để các phần mềm đồ họa phức tạp hoạt động ổn định và giúp vận hành các tựa game 3D mượt mà, hình ảnh chân thực, sắc nét.
GPU có nhiều lõi con khác nhau nhằm xử lý hình ảnh trong vùng tam giác giúp các mặt phẳng phức tạp của vật thể được xử lý nhanh gọn.
>>> Xem thêm: Folder là gì? Cách sắp xếp, quản lý Folder hiệu quả
4. Phân loại GPU
GPU gồm hai loại phổ biến được sử dụng nhiều nhất là GPU tích hợp và GPU rời. Thông tin cụ thể về 2 loại GPU này, hãy tham khảo nội dung dưới đây.
GPU tích hợp: GPU tích hợp với CPU giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ và tối ưu chi phí điện năng. GPU tích hợp với CPU và bộ nhớ RAM mang đến khả năng xử lý các tác vụ hình ảnh phức tạp, cải thiện tốc độ phân giải đồng thời mang đến cho người dùng trải nghiệm đồ họa sống động, mượt mà.
GPU rời: GPU rời (Carb đồ họa) là con chíp hoạt động độc lập được gắn vào khe cắm PCI Express. Đối với những ứng dụng, phần mềm có nguồn tài nguyên khổng lồ, GPU rời sẽ giúp người dùng xử lý hiệu quả các công việc, đồng thời giảm thiểu lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình tiêu thụ năng lượng.
5. Ứng dụng của GPU trong thực tế
GPU được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống của con người, cụ thể như sau.
Ứng dụng trong game: GPU được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trực quan hóa, máy chơi game từ những năm 1980 đến các tựa game có hiệu năng lớn hiện nay như PUBG, Lol,... nhằm mang đến hình ảnh chân thật, sống động, chuyển động mượt mà.
Ứng dụng trong đồ họa, hình ảnh, video: GPU sẽ tiếp nhận và xử lý đồ họa phức tạp giúp hình ảnh sắc nét, video đạt chất lượng 2K, 4K sống động, ít bị giật lag.
Ứng dụng trong khoa học, y khoa: GPU được sử dụng để phân tích, chỉnh sửa các hình ảnh địa chấn, y khoa, lĩnh vực điện tử, mô hình tài chính,...
Ứng dụng trong mô hình máy học: Mô hình máy học - ML đòi hỏi điện toán lớn nên GPU sẽ giúp kết quả hiển thị nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng trong Blockchain: Các bằng chứng thuật toán Blockchain cần GPU xử lý nhiều dữ liệu để lượng lớn năng lực điện toán được hoạt động ổn định, hiệu quả.
6. Cách lựa chọn GPU cho Laptop
Đối với máy tính và Laptop, GPU sẽ giúp hình ảnh, đồ họa hiển thị trên máy tính chất lượng, sắc nét. Chính vì vậy, việc chọn GPU phù hợp với Laptop vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách chọn lựa GPU cho máy tính.
Lựa chọn thương hiệu uy tín: Để GPU hoạt động lâu dài, bền bỉ thì GPU thường có giá thành hơn so với các linh kiện khác. Đặc biệt, việc chọn mua GPU giá thành đi đôi với chất lượng và nên vào các cửa hàng, thương hiệu lớn, uy tín.
Chọn theo mục đích sử dụng: GPU được chia thành nhiều loại, phù hợp cho nhiều đối tượng như designer, game thủ, video editor,... Vì vậy, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, nên chọn GPU phù hợp cho mình.
FPT Cloud hy vọng những thông tin trên đã giúp người dùng giải đáp GPU là gì. GPU là bộ xử lý mạnh mẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, video được hiển thị trên máy tính. Việc sử dụng GPU phù hợp sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm chơi game, xem video mãn nhãn với những chuyển động mượt mà, hình ảnh chân thực, sống động.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ GPU chất lượng cao, hãy tham khảo các dịch vụ GPU tại FPT Cloud trong bài viết sau: https://fptcloud.com/product/gpu-server/
Chúng tôi sử dụng cookie trên trang web của mình để cung cấp cho bạn trải nghiệm phù hợp nhất bằng cách ghi nhớ các sở thích của bạn và truy cập lặp lại. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc sử dụng TẤT CẢ các cookie.
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn trong khi bạn điều hướng qua trang web. Ngoài ra, các cookie được phân loại là cần thiết sẽ được lưu trữ trên trình duyệt của bạn vì chúng rất cần thiết cho hoạt động của các chức năng cơ bản của trang web. Chúng tôi cũng sử dụng cookie của bên thứ ba để giúp chúng tôi phân tích và hiểu cách bạn sử dụng trang web này. Những cookie này sẽ chỉ được lưu trữ trong trình duyệt của bạn khi có sự đồng ý của bạn. Bạn cũng có thể chọn không tham gia các cookie này. Nhưng việc chọn không tham gia một số cookie này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm duyệt web của bạn.
Các cookie cần thiết là hoàn toàn cần thiết để trang web hoạt động bình thường. Các cookie này đảm bảo các chức năng cơ bản và tính năng bảo mật của trang web, ẩn danh.
Cookie chức năng giúp thực hiện một số chức năng nhất định như chia sẻ nội dung của trang web trên các nền tảng truyền thông xã hội, thu thập phản hồi và các tính năng khác của bên thứ ba.
Cookie hiệu suất được sử dụng để hiểu và phân tích các chỉ số hiệu suất chính của trang web, giúp mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách truy cập.
Cookie phân tích được sử dụng để hiểu cách khách truy cập tương tác với trang web. Những cookie này giúp cung cấp thông tin về số liệu số lượng khách truy cập, tỷ lệ thoát, nguồn lưu lượng truy cập, v.v.
Cookie quảng cáo được sử dụng để cung cấp cho khách truy cập các quảng cáo và chiến dịch tiếp thị có liên quan. Các cookie này theo dõi khách truy cập trên các trang web và thu thập thông tin để cung cấp các quảng cáo tùy chỉnh.