Blogs Tech

Deep Web là gì? Có nguy hiểm không? Cách vào Deep Web từ A-Z

11:03 28/08/2024
Hiện nay, có rất nhiều người nghe về Deep Web và những thông tin xung quanh nó. Thị trường công nghệ hiện đại ngày nay cũng chưa chạm được vào hết nội dung của Deep Web. Vậy hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu Deep Web là gì và có nguy hiểm gì không? >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) - FPT Cloud 1. Deep Web là gì? Deep Web (Web chìm) hay còn được gọi là mạng chìm, web ẩn là từ được dùng để chỉ những trang hoặc nội dung trên thế giới mạng World Wide Web (WWW) không thuộc về Web nổi (là web mà chúng ta có thể truy cập hàng ngày), gồm các trang không được đánh dấu, gần như không tìm kiếm được khi dùng những công cụ tìm kiếm thông thường như google hay bing. Nội dung của Deep Web bị ẩn bên dưới các bản mẫu HTML và sẽ được yêu cầu đăng nhập mật khẩu hoặc truy cập vào các bảo mật khác qua trang web công cộng. Deep Web sở hữu quy mô rất rộng, mặc dù chưa thể tính toán chính xác, nhưng cũng có thể ước tính nó có thể chứa đến 7,5 Petabyte nội dung. Hơn nữa, nếu bạn đã thêm tất cả nội dung ở trên trang web vào chỉ mục của các công cụ tìm kiếm thì Deep Web vẫn có thể chứa gấp khoảng 5.000 lần nội dung so với chúng. [caption id="attachment_37168" align="aligncenter" width="800"] Deep Web là gì?[/caption] 2. Deep Web có nguy hiểm không? Khá nhiều người thắc mắc Deep Web là gì, đang sở hữu những gì và Deep Web nguy hiểm không? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho các thắc mắc về nó: 2.1 Các lợi ích từ Deep Web Deep Web có quy mô rộng, có sức chứa những thông tin mà các công cụ tìm kiếm bình thường không có sẵn. Đăng nhập và sử dụng Deep Web vô cùng hữu ích cho những người đang bị áp bức sống dưới chế độ độc đoán bởi họ có thể tổ chức các cuộc họp trên đây mà không cần phải lo lắng về việc họ bị phát hiện. Deep Web truy cập vào cũng có thể chính là nơi cung cấp tài liệu nghiên cứu cho nhà khoa học bởi Google chỉ có các bài báo mới nhất, còn những tài liệu trong Deep Web vẫn chưa được đưa ra ở trên đó. Deep Web cũng là công cụ dùng để tố cáo các hành động tàn ác xảy ra ở khắp nơi trên thế giới mà người tố cáo không sợ bị hăm dọa bởi việc kiểm duyệt của những phương tiện truyền thông chính thống. Khi truy cập Deep Web không hẳn là xấu, mà đó sẽ phụ thuộc vào cách con người sử dụng nó. Bởi việc truy cập xấu vào Deep Web đã khiến nó xấu đi và trở thành một nơi nguy hiểm với những người dùng thông thường. [caption id="attachment_37170" align="aligncenter" width="800"] Các lợi ích từ Deep Web[/caption] Việc truy cập ẩn danh tuyệt vời của Deep Web sẽ giúp cho nó được trở thành một công cụ có giá trị và bảo vệ sự riêng tư cho người dùng nếu như được sử dụng đúng cách. >>> Xem thêm: CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả 2.2 Các mặt tối của Deep Web Mặc dù Deep Web không được coi là một nơi chỉ chứa hoạt động bất hợp pháp hoặc đen tối, nhưng nó cũng có các mặt tối và nguy hiểm. Vậy Deep Web có những gì dưới đây là một số mặt tối của Deep Web: Thị trường đen: Khi có cách vào Deep Web thì đây là nơi tồn tại khá nhiều thị trường đen trực tuyến, giúp cho người dùng có thể mua bán hàng hóa và các dịch vụ bất hợp pháp như ma túy, vũ khí, giấy tờ giả, tài khoản ngân hàng, và ngay cả dịch vụ mướn sát thủ. Do vậy mà tạo ra một môi trường thuận tiện cho những hoạt động đen tối, vi phạm pháp luật. Hoạt động tội phạm: Đăng nhập Deep Web sẽ là một nền tảng của các hoạt động tội phạm trực tuyến, ví dụ như rửa tiền, truy cập trái phép vào các thông tin cá nhân, lừa đảo, thông tin tấn công mạng và kinh doanh dịch vụ đen tối. Truy cập vào các nội dung bạo lực và bệnh hoạn: Ở Deep Web có chứa nhiều nội dung bạo lực, bệnh hoạn và phi đạo đức như các hình ảnh lạm dụng trẻ em, video bạo lực cùng các hướng dẫn về tạo bom và những hoạt động xâm hại cá nhân. Phần mềm độc hại và tấn công mạng: Deep Web nguy hiểm bởi nó là một môi trường mà hacker và tội phạm mạng sẽ trao đổi thông tin, mua bán các công cụ tấn công, và phát triển phần mềm độc hại như virus, ransomware và botnet. Vi phạm quyền riêng tư và theo dõi: Vào Deep Web bằng điện thoại hay máy tính cũng đều có thể cung cấp được một cách để tránh sự theo dõi của những tổ chức chính phủ và các nhà tình báo. Do đó, mà nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động trái pháp luật và vi phạm quy định. [caption id="attachment_37171" align="aligncenter" width="800"] Các mặt tối của Deep Web[/caption] 3. Các cấp bậc Internet trong Deep Web phổ biến Muốn đăng nhập Deep Web thì bạn cần phải biết cách truy cập vào Deep Web và biết vè các cấp bậc internet của Deep Web. Dưới đây sẽ là các cấp bậc trong Deep Web 3.1 Cấp 0: Common Web (Web phổ thông) Ở mức cấp 0 này chính là các nội dung web mà bạn đã duyệt hàng ngày như YouTube, Facebook, fptcloud.com và những trang web nổi tiếng, dễ truy cập khác. 3.2 Cấp 1: Surface Web (Web bề nổi) Khi Deep Web ở mức độ này thì vẫn có khả năng truy cập thông qua một số phương tiện thông thường, nhưng có thể sẽ chứa những trang web "tối hơn" như Reddit. 3.3 Cấp 2: Bergie Web (Web vô thừa nhận) Mức này ở trong Deep Web sẽ là mức cuối cùng để truy cập được theo cách thông thường. Các cấp độ phía sau sẽ phải được truy cập bằng proxy, Tor hoặc truy cập bằng cách thay đổi phần cứng của bạn. Tại cấp này, người dùng có thể tìm thấy những web ngầm, chẳng hạn như 4chan. 3.4 Cấp 3: Deep Web (Web ẩn) Deep Web cách truy cập ở cấp độ này sẽ cần phải truy cập với proxy. Khi đó nó có chứa các hình ảnh, máu mé, hack website… Đây cũng chính là cấp độ mà Deep Web bắt đầu. Ở cấp độ tiếp này thì nó cũng chỉ có thể truy cập được thông qua Tor và sẽ chứa khá nhiều thông tin ghê hơn và nhạy cảm hơn. 3.5 Cấp 4: Charter Web Tại mức độ cấp 4 này cũng có thể được chia thành hai phần. Phần đầu cũng có thể truy cập qua Tor, với các thứ như ma túy, buôn bán người, phim ảnh đã bị cấm, chợ đen đều sẽ được tồn tại ở đây. Phần thứ hai của cập bậc Deep Web cũng có thể được truy cập bằng cách chỉnh sửa phần cứng: Closed Shell System. Nội dung phát triển tại đây sẽ theo chiều hướng tệ hơn rất nhiều. Nhiều nội dung bị cấm, những thông tin đen tối, Law of 13 (một tổ chức tội phạm nguy hiểm), các thí nghiệm trong chiến tranh thế giới thứ 2, tài liệu dị giáo đã bị cấm, thậm chí cả vị trí của Atlantis. 3.6 Cấp 5: Marianas Web Ở cấp độ này của Deep Web thì bất cứ ai tìm thấy và biết về nó thì sẽ cảm thấy vô cùng may mắn. Bởi ở cấp độ này sẽ có nhiều tài liệu bí mật liên quan đến chính phủ Mỹ và nhiều quốc gia lớn trên thế giới. 3.7 Cấp 6: Inbetween level Với cấp độ 6 này được đánh giá như một hàng rào ngăn cách giữa cấp 5 với cấp 7, 8. Tại đây sẽ ngăn chặn các cá nhân có thể thâm nhập vào cấp độ cao hơn. 3.8 Cấp 7: The Fog/Virus Soup Tại cấp độ 7 này được đánh giá giống như vùng chiến tranh, là nơi diễn ra các đơn hàng mua bán có giá trị cực cao và cũng là vùng đất của nhiều virus, của nhiều cao thủ và những người không thích những kẻ tọc mạch xía vào chuyện của mình. Khi những ai đang ở cấp độ này thì luôn cố gắng để tiến tiếp đến cấp 8 giúp ngăn những người khác đến đó. Do đó, mà đây cũng chính là lớp tạo ra để bảo vệ cấp độ 8 3.9 Cấp 8: The Primarch System Primarch System chính là hệ thống kiểm soát Internet. Tại đây sẽ không có chính phủ, không có tổ chức nào có quyền kiểm soát nó. Cấp 8 này đã được phát hiện vào năm 2000, nhưng không có ai biết được thực sự trong này đang chứa những thông tin, hoạt động gì. Cấp độ này của Deep Web sẽ không phản hồi, nhưng nó sẽ gửi đi các lệnh không thể thay đổi cho toàn bộ mạng, một cách ngẫu nhiên. Cấp 8 này được cho là bị ngăn cách bởi "level 17 quantum t.r.001 level function lock" mà máy tính của người dùng hầu như không thể phá vỡ. Hiện tại nó được gọi là Boss cuối cùng của Internet. 4. Có nên sử dụng Deep Web không? [caption id="attachment_37172" align="aligncenter" width="800"] Có nên sử dụng Deep Web không?[/caption] Giao diện và nội dung ở những tầng đầu tiên của Deep Web được đánh giá là khá bình thường và không có gì đặc biệt. Tuy nhiên đi sâu vào trong Deep Web sẽ chứa nhiều thông tin “đen”, nhạy cảm, ám ảnh và rất nguy hiểm cho cả cuộc sống thực của bạn.Net Framework là gì? Link tải Net Framework & Cài đặt từ A-Z Lời khuyên tốt nhất là các bạn không nên truy cập và đi quá sâu vào mạng Deep Web. Bởi tại đây, bạn sẽ không biết biết những chuyện gì sẽ xảy ra với bạn nếu như bạn biết quá nhiều bí mật, đọc quá nhiều thông tin bị cấm hoặc bị ám ảnh. Đặc biệt hơn nữa, nếu Deep Web truy cập các thông tin cá nhân, dữ liệu của bạn cũng có thể bị kẻ xấu đánh cắp, mang đi rao bán trên chợ đen hay làm những điều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn.  Không những vậy, các thiết bị truy cập của bạn (phần cứng, phần mềm, laptop, PC) cũng có thể dễ dàng bị nhiễm các mã độc, virus tấn công, hacker theo dõi,... Nếu như bạn đã vô tình truy cập vào rồi thì tốt nhất bạn cần liên hệ với các công ty về bảo mật hoặc dịch vụ về ANM, ATTT để được ứng cứu khi có sự cố khẩn cấp và kịp thời. >>> Xem thêm: Tận hưởng làm việc từ xa dễ dàng với Remote Desktop – Tìm hiểu ngay! 5. Cách đăng nhập vào Deep Web chi tiết [caption id="attachment_37173" align="aligncenter" width="800"] Cách đăng nhập vào Deep Web chi tiết[/caption] Dưới đây sẽ là một số thông tin tổng quan về cách truy cập vào Deep Web: Sử dụng trình duyệt Tor: Để truy cập Deep Web, bạn cần sử dụng trình duyệt đặc biệt được gọi là Tor (The Onion Router). Tor sẽ cho phép bạn duyệt web một cách ẩn danh bằng cách chuyển tiếp kết nối thông qua nhiều nút mạng khác nhau trên toàn thế giới. Tải và cài đặt trình duyệt Tor: Bạn sẽ cần tải và cài đặt trình duyệt Tor từ các trang web chính thức của dự án Tor (https://www.torproject.org). Trang web này sẽ cung cấp phiên bản Tor trình duyệt phù hợp với hệ điều hành của bạn. Kết nối với mạng Tor: Sau quá trình cài đặt thành công, mở trình duyệt Tor và chờ đợi đến khi nó được kết nối với mạng Tor. Quá trình này sẽ có thể mất vài phút. Truy cập vào địa chỉ .onion: Tiếp theo bạn có thể truy cập vào những trang web trên Deep Web bằng cách nhập địa chỉ .onion vào thanh địa chỉ của trình duyệt Tor. Địa chỉ .onion sẽ là địa chỉ duy nhất của mỗi trang web trên Deep Web. Tuy nhiên, ở Deep Web chứa nhiều thông tin không tuân thủ luật pháp và đạo đức, thông tin bất hợp pháp và khá nguy hiểm khi truy cập. Vì thế cùng không nên truy cập vào Deep Web bởi có nhiều mặt tối và nguy hiểm, và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. >>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động chi tiết 6. Phân biệt Deep Web với Dark Web (kẻ bảng theo các tiêu chí) [caption id="attachment_37175" align="aligncenter" width="800"] Phân biệt Deep Web với Dark Web[/caption] Deep Web và Dark Web là hai thuật ngữ liên quan đến Internet và không được liệt kê hoặc tìm thấy bằng các công cụ tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên, chúng sẽ có ý nghĩa và tính chất khác nhau để người dùng phân biệt được: Deep Web Dark Web Deep Web là một phần của Internet mà các thông tin và trang web không thể tìm kiếm được bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hay Yahoo. Những trang web Deep Web sẽ không được liệt kê công khai và thông tin của chúng cũng không dễ dàng truy cập thông qua các liên kết thông thường. Các ví dụ về Deep Web bao gồm các cơ sở dữ liệu ngân hàng, hồ sơ y tế điện tử, trang web bị bảo vệ bởi mật khẩu, trang quản trị nội bộ, và các hệ thống mạng riêng ảo (VPN). Dark Web là một phần con của Deep Web và cũng sẽ đề cập đến các trang web không được công khai và yêu cầu sử dụng phần mềm đặc biệt như Tor để truy cập. Tor sẽ cho phép người dùng duyệt web một cách ẩn danh bằng những cách chuyển tiếp kết nối qua nhiều nút mạng, và che giấu địa chỉ IP. Dark Web nổi tiếng với sự tồn tại của những thị trường đen trực tuyến, diễn đàn các tội phạm, trang web bí mật, hoạt động tội phạm và những hoạt động phi pháp khác. Nó cũng sẽ là nơi tập trung của các hoạt động không pháp luật và nguy hiểm. Đúng vậy, Deep Web là một thuật ngữ chung để chỉ phần của Internet không thể tìm kiếm bằng những công cụ tìm kiếm thông thường. Còn Dark Web là một phần nhỏ hơn và đặc biệt của Deep Web, với tính năng ẩn danh và chứa nhiều hoạt động bất hợp pháp. Những bài viết liên quan: Switch là gì? Các chức năng của switch (thiết bị chuyển mạch) GHz là gì? Cách xác định xung nhịp CPU tính theo đơn vị GHz Tìm hiểu về lỗi Overflow | Cách nhận biết và khắc phục lỗi Overflow CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về Deep Web, những cấp độ của nó và những điều cần lưu ý khi đang truy cập vào nó. Nếu cần thêm thông tin cụ thể hơn hãy liên hệ với FPT Cloud để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?

14:22 12/06/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, backup dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những bức ảnh kỷ niệm cá nhân đến các tập tin tài liệu quan trọng của doanh nghiệp, tất cả đều được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu là một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.  Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu xem backup dữ liệu là gì, các phương pháp backup phổ biến và giải pháp backup tiết kiệm chi phí.   1. Backup dữ liệu là gì?   Backup dữ liệu, hay còn gọi là sao lưu dữ liệu, là việc sao chép và lưu trữ toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào một nơi khác như ổ cứng, USB hay cloud (đám mây),...  để tránh mất dữ liệu gốc trong trường hợp bị lỗi, tấn công mạng, mất, hỏng, cháy nổ,... Đây là quá trình diễn ra thường xuyên chứ không chờ xảy ra  sự cố không mong muốn. Ví dụ:  Nhiều tổ chức/doanh nghiệp tạo nhiều bản sao lưu và giữ một bản sao tại chỗ để phục hồi trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời họ giữ bản sao thứ hai ở bên ngoài hoặc trên đám mây trong trường hợp bản sao tại chỗ bị hỏng, thường là do thiên tai hoặc thảm họa cháy nổ,... Cá nhân backup ảnh gia đình lên ổ cứng ngoài để tránh mất ảnh nếu máy tính bị hỏng.  Một doanh nghiệp backup dữ liệu hoạt động kinh doanh lên dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn, có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp bị tấn công mạng.  [caption id="attachment_48786" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu là gì và vì sao nó quan trọng[/caption] 2. Lợi ích và thách thức của việc backup dữ liệu Backup dữ liệu giúp người dùng bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng, thiên tai hoặc các mối đe dọa khác.  2.1. Lợi ích Việc backup dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm:  Ngăn ngừa mất dữ liệu: Backup dữ liệu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất. Nếu hệ thống chính bị lỗi, người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu. Giảm thời gian chết: Khi hệ thống chính bị lỗi, việc khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu có thể giúp giảm thời gian chết và đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại nhanh chóng. Giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công trên mạng: Sao lưu dữ liệu ở một nơi khác giúp phục hồi dễ dàng sau mọi cuộc tấn công trên mạng có thể khóa và mã hóa dữ liệu của tổ chức.  Xây dựng niềm tin của khách hàng: Sao lưu dữ liệu hiệu quả giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng. Đầu tư vào các phương pháp và công nghệ sao lưu cho thấy một doanh nghiệp chú trọng đến tính bảo mật dữ liệu, giúp củng cố hình ảnh của tổ chức.  Hỗ trợ cách quản lý sự cố ​​​​của công ty: Sao lưu dữ liệu phù hợp với chiến lược khắc phục sự cố, thảm họa hoặc quản lý rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. [caption id="attachment_48792" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu để bảo vệ ảnh, video và tài liệu quan trọng[/caption] 2.2. Thách thức Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc backup dữ liệu cũng có một số thách thức: Chi phí: Việc mua phần mềm và thiết bị backup có thể tốn kém. Người dùng cần phải trả thêm chi phí trong trường hợp muốn mua thêm dung lượng lưu trữ để sao lưu được nhiều dữ liệu hơn. Độ phức tạp: Người dùng cần quyết định sẽ sao lưu dữ liệu bao lâu, lưu trữ bản sao lưu ở đâu và cách khôi phục dữ liệu khi cần. Bảo mật: Bản sao lưu dữ liệu cần được bảo vệ khỏi truy cập trái phép. Khả năng tương thích: Nếu người dùng thay đổi hệ thống phần mềm hoặc phần cứng của mình, khả năng sao lưu có thể bị ảnh hưởng.  Nguồn lực hạn chế: Các tổ chức có thể nắm giữ lượng dữ liệu lớn nhưng họ không có nhân viên kỹ thuật và ngân sách để quản lý chúng.   3. Các phương pháp backup dữ liệu  Có nhiều phương pháp backup khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người. Một số phương pháp phổ biến bao gồm: Sao lưu khác biệt (Differential backup): Tập trung vào các tệp đã thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ gần nhất. Ví dụ: giả sử doanh nghiệp thực hiện sao lưu toàn bộ vào Chủ Nhật, các bản sao lưu khác biệt vào mỗi ngày tiếp theo sẽ bao gồm tất cả các thay đổi kể từ đó trên cơ sở tích lũy. Sao lưu đầy đủ (Full Backup): Sử dụng phần mềm chuyên dụng để sao lưu dữ liệu định kỳ theo lịch trình được cài đặt sẵn. Máy chủ sao lưu tạo một bản sao đầy đủ dựa trên bản sao lưu ban đầu. Sao lưu gia tăng (Incremental backup): Các bản sao lưu kiểu này chỉ sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Sau khi sao lưu toàn bộ, bản sao lưu gia tăng đầu tiên sẽ ghi lại dữ liệu đã thay đổi kể từ đó. Bản sao lưu gia tăng thứ hai sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ bản đầu tiên,...  Ngoài ra, còn có 3 biến thể phương pháp sao lưu khác là:  Sao lưu gia tăng vô tận (Incremental-forever backups): Cách sao lưu này nhằm mục đích phục hồi dữ liệu nhanh hơn. Chúng sẽ ghi lại toàn bộ tập dữ liệu và sau đó bổ sung nó bằng các bản sao lưu gia tăng từ thời điểm đó trở đi. Sao lưu gia tăng ngược (Reverse-incremental backups): Phương pháp này bắt đầu bằng một bản full backup thông thường và sau đó tạo ra một loạt các bản Synthetic full backup, mỗi bản sao lưu đó kết hợp một bản Incremental backup.  Sao lưu đầy đủ tổng hợp (Synthetic full backup): Đây là cách sao lưu kết hợp bản sao lưu đầy đủ ban đầu với dữ liệu được thu thập từ các bản sao gia tăng.  [caption id="attachment_48787" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu giúp bạn chuẩn bị cho mọi tình huống[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 4. Lưu ý khi người dùng sao lưu tất cả các loại dữ liệu  Dưới đây là một số điều lưu ý để giảm nguy cơ mất dữ liệu khi người dùng muốn sao lưu tất cả các tệp, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, ứng dụng, cấu hình,...  Thường xuyên xem lại phạm vi sao lưu mỗi khi thay đổi cơ sở hạ tầng. Ví dụ: sử dụng máy tính mới làm việc,...  Đảm bảo rằng các giải pháp sao lưu dữ liệu có thể bảo vệ tất cả dữ liệu đã sao lưu.  Sử dụng cùng lúc nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để bảo mật quyền riêng tư và các vụ tấn công trên mạng.  Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có một máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu thì giải pháp chỉ sao lưu bằng máy chủ ảo là không đủ. Thay vào đó, cách tốt nhất là triển khai nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu khác nhau cùng lúc như ổ cứng, USB, bộ nhớ đám mây,...  Mọi doanh nghiệp nên sao lưu tất cả các tệp dữ liệu và tài liệu quan trọng, bao gồm:  Giao dịch thẻ tín dụng Hóa đơn Bảng lương Thông tin khách hàng Thông tin nhà cung cấp Thông tin đối tác Ứng dụng và cơ sở dữ liệu Tệp quản lý dự án Hồ sơ nhân sự Tệp cấu hình  … 5. Thời gian cần backup dữ liệu Tần suất sao lưu dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Số lượng dữ liệu: Dữ liệu càng lớn càng cần phải sao lưu thường xuyên và ngược lại.  Mức độ rủi ro: Nếu bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng hoặc các mối đe dọa khác, bạn nên sao lưu dữ liệu đều đặn hơn. Quy trình kinh doanh: Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu sao lưu dữ liệu theo thời gian định kỳ để đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu liên tục. Khả năng lưu trữ: Bạn cần có đủ dung lượng lưu trữ để lưu trữ các bản sao lưu của mình. Dưới đây là một số khuyến nghị chung về tần suất sao lưu dữ liệu: Dữ liệu quan trọng: Sao lưu hàng ngày hoặc thậm chí theo thời gian định  kỳ. Dữ liệu ít quan trọng hơn: Sao lưu hàng tuần hoặc hàng tháng. Dữ liệu lưu trữ: Sao lưu hàng quý hoặc hàng năm. Ngoài ra, người dùng cũng nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hệ thống của mình, chẳng hạn như cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp hệ điều hành. [caption id="attachment_48788" align="aligncenter" width="800"] Thời gian backup dữ liệu phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân/tổ chức[/caption] 6. Quy trình backup dữ liệu  Quá trình sao lưu dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định và ưu tiên tính quan trọng của dữ liệu trong  tổ chức. Sau đó, tổ chức/cá nhân cần lên lịch sao lưu thường xuyên bằng phần mềm sao lưu để đảm bảo các bản sao dữ liệu quan trọng luôn được cập nhật. Lịch trình sao lưu cần các phương pháp, tùy chọn  lưu trữ khác nhau để đạt được dung lượng và chi phí tối ưu. Dưới đây là các bước cụ thể:  Xác định loại dữ liệu muốn sao lưu: Ví dụ: các tệp, thư mục, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Chọn phương pháp backup: Chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Chọn thiết bị lưu trữ: Người dùng chọn thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ bản sao lưu dữ liệu của mình. Ví dụ: ổ cứng ngoài, thiết bị lưu trữ USB, thẻ nhớ, dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc máy chủ mạng. Thiết lập lịch backup: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo yêu cầu. Kiểm tra bản sao lưu: Cần kiểm tra bản sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng có thể khôi phục được. [caption id="attachment_48791" align="aligncenter" width="800"] Người quản lý dữ liệu cần thực hiện các bước sao lưu dữ liệu đúng quy trình[/caption] 7. 4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc backup dữ liệu  Dưới đây là một số vấn đề chính doanh nghiệp cần xem xét khi triển khai giải pháp lưu trữ dữ liệu trong tổ chức của mình.  Số lượng và loại dữ liệu Các ứng dụng khác nhau tạo ra các loại dữ liệu khác nhau, từ dữ liệu có cấu trúc như số và ngày tháng đến dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh và video. Số lượng và loại dữ liệu có thể tác động đáng kể đến yêu cầu lưu trữ, quyết định dung lượng và loại lưu trữ cần thiết. Ví dụ: Ứng dụng như xe tự lái và thiết bị IoT tạo ra lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc từ nhiều cảm biến đa dạng, đòi hỏi bộ lưu trữ tốc độ cao, dung lượng cao.  Điều kiện môi trường Các thiết bị lưu trữ được đặt ở nhiều môi trường, từ môi trường trong nhà như văn phòng, nhà máy đến môi trường ngoài trời như xe cộ, các góc phố. Những môi trường này có các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm và độ rung,... sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị lưu trữ. Ví dụ: Thiết bị lưu trữ ở môi trường ngoài trời cần phải chịu được nhiệt độ và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tương tự, các thiết bị lưu trữ trên xe cần phải xử lý độ rung cao.  Hạn chế về cơ sở hạ tầng Tùy thuộc vào ứng dụng, có thể có những hạn chế về nguồn điện, kết nối mạng và không gian vật lý. Những hạn chế này quyết định loại thiết bị lưu trữ và cách chúng được triển khai. Ví dụ: Trong các ứng dụng như xe tự lái, không gian lưu trữ trong ứng dụng sẽ bị hạn chế, đòi hỏi các giải pháp lưu trữ tiện lợi khác như lưu trữ đám mây, USB,...  Ở những địa điểm xa trung tâm thành phố có khả năng kết nối mạng hạn chế, cần phải sử dụng các thiết bị lưu trữ có khả năng xử lý dữ liệu tích hợp để giảm nhu cầu truyền dữ liệu qua mạng, như USB, đĩa CD, ổ cứng,...  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi triển khai lưu trữ. Tùy thuộc vào bản chất của dữ liệu và các yêu cầu pháp lý, có thể có các yêu cầu cụ thể để bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như mã hóa, sao lưu và dự phòng. Ví dụ: Dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, dữ liệu độc quyền cần được mã hóa để ngăn chặn truy cập trái phép. Hoặc đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu trong trường hợp xảy ra lỗi.  [caption id="attachment_48789" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố[/caption] >>> Xem thêm: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud 8. Giải pháp backup dữ liệu tiết kiệm chi phí  Có rất nhiều cách để backup dữ liệu, bao gồm sử dụng phần mềm backup trong máy tính hoặc sử dụng dịch vụ backup dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo dữ liệu của doanh  nghiệp luôn được bảo vệ an toàn. FPT Cloud cung cấp dịch vụ FPT Backup - Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây, là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn, hiệu quả và dễ dàng quản lý. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Hệ sinh thái +80 giải pháp sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn. Hệ thống dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính khi cần thiết. Dịch vụ có tính sẵn sàng cao, cho phép khôi phục tức thời và toàn vẹn dữ liệu. Cùng với đó, FPT Backup giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do lỗi phần cứng, phần mềm, tấn công mạng hoặc các sự cố bất ngờ khác. Dịch vụ này hỗ trợ sao lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm bao gồm: Hệ thống: máy chủ vật lý, máy chủ ảo (VMware/Hyper-V), hệ thống lưu trữ (SAN/NAS) Dữ liệu: tệp tin/thư mục, cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, Exchange,...), ứng dụng (SharePoint,...) [caption id="attachment_48790" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp backup dữ liệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp[/caption] Các tính năng chính của FPT Backup:  Dễ dàng và tối ưu với tính năng đặt lịch tự động backup và kiểm soát trạng thái của các hoạt động backup services. Với incremental backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu những phần thay đổi so với phiên bản trước, nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ. Băng thông trong nước lớn giúp việc sao lưu/phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống hoạt động liên tục và không bị gián đoạn trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu – backup services. Tính năng Load balancing của máy chủ ảo cho phép triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống. Tình huống thực tế ứng dụng FPT Backup: Mô hình Backup Disk to Cloud: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tìm một giải pháp sao lưu dữ liệu từ On-premises lên cloud đáp ứng được các yêu cầu như: dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí. Mô hình Backup Disk to Disk to Cloud: Phù hợp đối với các doanh nghiệp lớn có số lượng máy chủ, dữ liệu cần backup nhiều và có sử dụng nền tảng ảo hóa như VMware hay Hyper-V.  Mô hình Backup Cloud to Cloud: Khách hàng có nhu cầu backup dữ liệu từ các cloud trong nước hay cloud quốc tế. FPT Cloud sẽ hỗ trợ các loại backup như backup Entire VM, files and Folder. FPT Cloud được thành lập với sứ mệnh biến mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ, bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm. FPT Cloud hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về Cloud Computing và AI nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu. Với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin trên 20 năm kinh nghiệm và hệ thống hạ tầng hiện đại, FPT Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tối ưu hóa hoạt động sao lưu dữ liệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các bài viết liên quan: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả Chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu rõ backup dữ liệu là gì, tuy đây chỉ là một việc làm đơn giản nhưng vô cùng cấp bách. Hãy dành thời gian để backup dữ liệu của doanh nghiệp thường xuyên để đảm bảo luôn có thể truy cập vào thông tin quan trọng của mình khi cần thiết. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp backup dữ liệu phù hợp.   

4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả

11:47 05/06/2024
Ngày nay, bối cảnh ngày càng phát triển của công nghệ số yêu cầu các thiết bị máy tính cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả và an toàn. Việc lưu trữ dữ liệu nhằm lưu trữ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nội dung sau, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp các giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn được áp dụng phổ biến. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp  Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về giải pháp lưu trữ dữ liệu giúp việc lưu trữ thông tin trên máy tính được bảo mật tốt hơn. Dưới đây là 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn và hiệu quả nhất. 1.1. Cloud Storage  Cloud Storage - giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì đây là công nghệ lưu trữ an toàn, hiện đại với tính năng truy xuất dữ liệu vượt trội. Cloud Storage bản chất là trung tâm dữ liệu có khả năng lưu trữ dữ liệu từ xa thông qua Internet. Giải pháp lưu trữ dữ liệu này có thể hoạt động độc lập với các thiết bị khác với độ bảo mật cao, phù hợp với mọi doanh nghiệp. Giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây có khả năng chia sẻ lượng dữ liệu lớn, nhanh chóng giúp doanh nghiệp và đối tác truy cập thông tin ngay khi cần vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Cloud Storage phụ thuộc vào mạng Internet nên khi không có kết nối mạng, doanh nghiệp không thể truy cập thông tin, gây bất tiện cho khách hàng. [caption id="attachment_48729" align="aligncenter" width="800"] Cloud Storage có khả năng chia sẻ lượng dữ liệu lớn, phù hợp với mọi doanh nghiệp[/caption] 1.2. SAN SAN - Storage Area Network có hệ thống mạng độc đập, tốc độ cao để truyền giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, linh hoạt và đạt hiệu quả tốt trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu. Đây là giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp an toàn nhờ sử dụng mạng riêng, đảm bảo việc mở rộng dung lượng và cường độ lưu trữ. SAN là giải pháp lưu trữ dữ liệu có mức độ bảo mật dữ liệu, thông tin cao nhờ khả năng quản lý dữ liệu một cách thống nhất và tập trung. Giải pháp này còn giúp dữ liệu tự động khôi phục khi xảy ra sự cố. Giải pháp lưu trữ dữ liệu SAN tương thích với nhiều giao thức lưu trữ khác như iSCSI, DWDM, FCIP,... Hạn chế của SAN là chi phí ban đầu cao hơn nhiều so với các giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS hoặc NAS. [caption id="attachment_48723" align="aligncenter" width="800"] SAN là giải pháp lưu trữ có độ bảo mật dữ liệu cao[/caption] 1.3. NAS  NAS - Network Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN với các thiết bị lưu trữ được xác định bởi địa chỉ IP cố định và được máy chủ quản lý. Điểm nổi bật của giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng lưu trữ dữ liệu giúp ngăn người dùng truy cập dữ liệu nhanh chóng khi cần, ngừa ngừa thiệt hại xảy ra khi gặp sự cố mạng.  Do cùng sử dụng mạng LAN nên giải pháp lưu trữ NAS sẽ có bị giảm hiệu năng toàn bộ hệ thống khi dung lượng lưu trữ tăng lên liên tục. Trong môi trường sử dụng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ block, NAS có lưu trữ dạng file không phải lựa chọn phù hợp thích hợp cho người dùng. [caption id="attachment_48725" align="aligncenter" width="800"] Giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng lưu trữ dữ liệu[/caption] 1.4. DAS  DAS - Direct Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp truyền thống được gắn trực tiếp trên thiết bị. DAS cần có máy chủ được trang bị phần mềm quản lý và hệ thống lưu trữ độc lập. Đặc biệt, giải pháp lưu trữ này sẽ đạt hiệu quả cao khi kết nối với 1 máy chủ duy nhất. DAS có hiệu năng ổn định, cách cài đặt đơn giản, chi phí thấp. Mặc dù khả năng mở rộng hạn chế song giải pháp lưu trữ dữ liệu này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều dữ liệu. Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS cần phải có quản lý và tổ chức lại dữ liệu trên máy chủ tốt vì nếu có hơn 1 máy chủ, dữ liệu dễ bị phân tán, chi phí tổng tăng và việc sao lưu, bảo quản và truy xuất dữ liệu gặp nhiều khó khăn. [caption id="attachment_48728" align="aligncenter" width="800"] DAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp truyền thống[/caption] >>> Xem thêm: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 2. Nền tảng lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp Mỗi nền tảng lưu trữ dữ liệu sẽ có nhiều giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 3 nền tảng được doanh nghiệp chọn để làm hệ thống lưu trữ dữ liệu. 1.1. Máy chủ riêng - Dedicated Server Máy chủ riêng gồm các thiết bị phần cứng độc lập, tốc độ xử lý dữ liệu cao. Máy chủ riêng có khả năng cung cấp lượng lớn dữ liệu cho khách hàng nhờ băng thông trên Website được đáp ứng tối đa. Máy chủ riêng thường được doanh nghiệp lớn có tài chính và khả năng hoạt động ổn định lựa chọn sử dụng do đây là nền tảng có chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì cao. Các thiết bị phần cứng phức tạp khiến việc mở rộng bị ảnh hưởng, việc thay thế phần cứng khó hơn so với máy chủ riêng ảo và máy chủ Cloud. [caption id="attachment_48727" align="aligncenter" width="800"] Máy chủ riêng thường được doanh nghiệp lớn có tài chính[/caption] 1.2. Máy chủ riêng ảo - VPS (Virtual Private Server) Máy chủ riêng ảo - VPS gồm các thành phần như ổ HDD, CPU, RAM. Sự ổn định hoạt động của máy chủ riêng ảo phụ thuộc máy chủ vật lý nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố, VPS sẽ dừng hoạt động và mất dữ liệu. Máy chủ riêng ảo có chi phí thấp, khả năng vận hành nhanh hơn máy chủ riêng. Với máy chủ riêng ảo, doanh nghiệp phải trả toàn bộ chi phí cấu hình của hệ thống VPS. Việc thu hẹp, mở rộng tài nguyên VPS bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý. [caption id="attachment_48726" align="aligncenter" width="800"] VPS hoạt động ổn định khi máy chủ vật lý hoạt động tốt, ổn định[/caption] 1.3. Máy chủ Cloud - Cloud Server  Máy chủ Cloud được các doanh nghiệp lựa chọn là nền tảng lưu trữ phổ biến nhất hiện nay khi khắc phục được các hạn chế của máy chủ vật lý và máy chủ riêng ảo VPS. Máy chủ Cloud hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. [caption id="attachment_48724" align="aligncenter" width="800"] Cloud Server là nền tảng lưu trữ dữ liệu được doanh nghiệp sử dụng phổ biến[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu 3. Vai trò của lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp Việc lưu trữ dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về khả năng bảo vệ thông tin của mình khi xảy ra các sự cố như lỗi phần cứng, mất điện, tấn công mạng. Các dữ liệu được sao lưu và phục hồi trong một môi trường bảo mật, giúp doanh nghiệp truy cập nhanh chóng và liên tục. Bảo mật cao: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến được tích hợp sẵn các công nghệ bảo mật hiện đại, tiên tiến như sử dụng chữ ký số, mã hóa dữ liệu tiêu chuẩn cao, xác thực đa tầng,... giúp thông tin dữ liệu được bảo mật tốt. Tối ưu chi phí: Các giải pháp lưu trữ dữ liệu có thể sao lưu và khôi phục dữ liệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí khôi phục tệp dữ liệu nếu bị mất. [caption id="attachment_48730" align="aligncenter" width="800"] Lưu trữ dữ liệu giúp doanh nghiệp bảo mật tốt thông tin và tiết kiệm chi phí khôi phục dữ liệu[/caption] 4. FPT Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp  FPT Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn cho doanh nghiệp với các sản phẩm dịch vụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường như: FPT Object Storage: Cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu, điện toán đám mây cho doanh nghiệp. FPT Backup: FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn.  FPT DRaaS (Disaster Recovery as a Service): Dịch vụ sao lưu và phục hồi dữ liệu dựa trên đám mây của FPT Cloud, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn dữ liệu và khôi phục hệ thống dữ liệu sau sự cố nhanh chóng. FPT Security: Giải pháp bảo mật dữ liệu trên đám mây của FPT Cloud để bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa mạng. Những bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Thông qua bài viết trên, FPT Cloud đã cung cấp những thông tin cụ thể về giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp lưu trữ phù hợp nhằm tối ưu dữ liệu và phù hợp với nguồn tài chính. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp.

Chuyên gia FPT Smart Cloud cùng Microsoft trực tiếp “tháo gỡ” vướng mắc về bảo mật dữ liệu doanh nghiệp

15:58 30/11/2023
Ngày 06/12/2023, hội thảo Business Redefined #8 với chủ đề “An toàn dữ liệu: Bảo vệ toàn diện "tài nguyên số" doanh nghiệp” sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Tại sự kiện, các chuyên gia của FPT Smart Cloud và Microsoft sẽ chia sẻ và thảo luận về các mối đe dọa an ninh mạng mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đồng thời định hướng lộ trình và giải pháp bảo mật phù hợp cho từng mô hình doanh nghiệp. Theo báo cáo từ Microsoft, số lượng các cuộc tấn công mạng trong năm 2023 tăng 200% với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu tăng gấp đôi với gần 500,000 trường hợp, chủ yếu nhắm vào các doanh nghiệp SMB thông qua các lỗ hổng rò rỉ mật khẩu hoặc các thiết bị chưa được kiểm soát… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận hành và kinh doanh của các tổ chức. Với nhiều hạn chế về công nghệ, nhân sự và tài chính, doanh nghiệp cần làm gì để quản lý và bảo vệ toàn vẹn dữ liệu quan trọng của mình? Giải pháp công nghệ nào có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa công tác bảo mật, tiết kiệm nguồn lực và chi phí đầu tư? Đến với Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội trao đổi và thảo luận trực tiếp với chuyên gia: Đánh giá và nhìn nhận những mối đe doạ an ninh mạng mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Hiểu rõ về các giải pháp công nghệ bảo mật hiện đại, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Khai thác và ứng dụng hiệu quả các giải pháp Microsoft Security để bảo mật toàn diện dữ liệu doanh nghiệp. Hội thảo được thiết kế dành riêng cho các nhà lãnh đạo và quản lý với số lượng có hạn. Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng đăng ký tại https://fptsmartcloud.vn/53uMw Mọi thông tin thêm về sự kiện, vui lòng liên hệ Mr. Đức Anh Email: [email protected] Số điện thoại: 0936279506 FPT Smart Cloud – Nhà cung cấp giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

FPT Incident Management – Công cụ quản lý sự cố thông minh cho doanh nghiệp

10:56 03/11/2023
Quản lý sự cố (Incident Management) là gì? Quản lý sự cố là quy trình mà đội phát triển và vận hành sản phẩm ứng dụng để giải quyết các sự kiện ngoài ý muốn (hay còn gọi là sự cố). Các sự kiện này có thể gây gián đoạn hoặc làm giảm chất lượng của dịch vụ, do đó, việc ứng dụng quy trình quản lý sự cố sẽ hỗ trợ khôi phục dịch vụ về trạng thái ổn định. Như vậy, sự cố là các sự kiện dưới bất kỳ hình thức nào, làm (hoặc đe dọa) gián đoạn, gây giảm chất lượng dịch vụ. Một ứng dụng được coi là gặp sự cố khi nó ngừng hoạt động. Một máy chủ web khi thu thập và phân tích dữ liệu cũng có thể sẽ gặp sự cố, đó là khi máy chủ này gặp vấn đề với sự ổn định như bị chậm và lỗi gây ảnh hưởng đến hiệu suất. Hoặc tệ hơn nữa là máy chủ này có nguy cơ bị “sập” hoàn toàn. Mức độ nghiêm trọng của các sự cố rất khác nhau, có sự cố gây ảnh hưởng đến toàn bộ dịch vụ web trên toàn cầu, cũng có sự cố gây gián đoạn cho một số ít người dùng. Sự cố được khắc phục khi dịch vụ bị gián đoạn được khôi phục như lúc ban đầu. Khi khắc phục, cần có những thao tác cần thiết để khôi phục chức năng và giảm thiểu tác động từ sự cố. Tầm quan trọng của quản lý sự cố Quản lý sự cố là một trong những quy trình quan trọng nhất mà một tổ chức cần tuân thủ. Việc xuất hiện sự cố khi đang dùng dịch vụ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp, do đó cần có phương án hiệu quả để ứng phó và giải quyết vấn đề này nhanh chóng, ưu tiên xử lý khi xuất hiện sự cố, đưa ra cách thức giải quyết nhanh chóng, từ đó đem lại trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Doanh nghiệp cần có sẵn kế hoạch xử lý mỗi khi gặp sự cố, điều này sẽ giúp: Ứng phó hiệu quả để khôi phục dịch vụ nhanh chóng. Dễ dàng phản ánh và trao đổi với khách hàng, các bên liên quan, chủ sở hữu dịch vụ và các bên khác trong tổ chức. Các bên hợp tác với nhau để giải quyết sự cố hiệu quả và loại bỏ các rào cản gây khó khăn trong việc khắc phục sự cố. Xác định được các vấn đề cần cải tiến nhờ việc hiểu sự cố cũng như nâng cấp quy trình khắc phục sự cố. Phân loại quy trình quản lý sự cố Các loại hình doanh nghiệp khác nhau có các quy trình quản lý sự cố khác nhau. Không có quy trình nào là phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp, do đó, các công ty khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau khi quản lý sự cố. Một số công ty ứng dụng quy trình quản lý sự cố IT truyền thống, ví dụ như quy trình được hướng dẫn trong chứng chỉ ITIL. Một số khác lại thiên về quy trình quản lý sự cố theo kiểu DevOps hoặc SRE. Quy trình quản lý sự cố IT Quy trình quản lý sự cố giúp nhận diện và xử lý tình trạng gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của. dịch vụ. Ứng dụng quy trình quản lý sự cố ITIL nhằm mục đích giảm thiểu thời gian “chết” và tác động của sự cố đến năng suất người dùng. Khi tuân theo các hướng dẫn từ ITIL, người quản trị có thể thiết lập một luồng quản lý thống nhất, đảm bảo ghi nhận log, chẩn đoán và khắc phục sự cố, đồng thời lưu trữ thông tin về các sự cố đó. ITIL chủ yếu do đội IT điều hành các dịch vụ trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng. Thông thường, các nhóm sẽ chắt lọc thông tin cần thiết từ ITIL—bao gồm thông tin về các loại sự cố cũng như quy trình mà đội IT có thể ứng dụng. ITIL rất hữu ích trong việc xây dựng thói quen chủ động khắc phục sự cố. Các quy trình được ITIL khuyến cáo sử dụng sẽ giúp đội IT theo dõi sự cố và hành động một cách nhất quán, từ đó giúp cải thiện hoạt động báo cáo và phân tích sự cố, đồng thời đem lại dịch vụ tốt hơn. Các bước trong quy trình quản lý sự cố IT Bước 1: Nhận diện sự cố và ghi nhận log của sự cố đó Nguyên nhân xảy ra sự cố có thể xuất phát từ bất kỳ đâu: từ phía nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, hệ thống giám sát. Bất kể là do ai gây ra sự cố thì 2 điều đầu tiên cần làm là xác định sự cố và ghi lại (log) sự cố đó. Việc ghi nhận sự cố thường sẽ ghi nhận các thông tin như sau: Tên của người báo cáo sự cố Thời điểm (ngày và giờ) báo cáo sự cố Mô tả sự cố (chi tiết chức năng nào không hoạt động bình thường) Mã số định dạng được gán cho sự cố để dễ dàng theo dõi Bước 2: Phân loại sự cố Sắp xếp, phân loại sự cố. Việc này giúp ích cho quá trình phân tích các sự cố xảy ra để tìm ra xu hướng xảy ra sự cố, giúp quản lý sự cố hiệu quả và ngăn ngừa các sự cố xuất hiện trong tương lai. Bước 3: Ưu tiên sự cố Mọi sự cố đều phải được ưu tiên. Khi gặp sự cố, trước tiên cần đánh giá tác động của sự cố đó đối với doanh nghiệp, bao nhiêu người sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự cố, cũng như các tác động tiềm ẩn lên các vấn đề như tài chính, bảo mật, tuân thủ các thỏa thuận SLA. Ngoài ra, cần có sự so sánh giữa các sự cố với nhau để đánh giá mức độ ưu tiên của chúng. Cách tốt nhất là trước khi sự cố xảy ra, bạn hãy xác định mức độ nghiêm trọng và mức độ ưu tiên xử lý khi có sự cố, giúp người quản lý sự cố dễ dàng ước lượng độ ưu tiên nhanh chóng. Bước 4: Phản hồi sự cố Nhận diện ban đầu: Lý tưởng nhất là khi nhóm hỗ trợ kỹ thuật L1 có thể nhận diện từ đầu cho đến khi kết thúc xử lý sự cố, tuy nhiên trong trường hợp nhóm này không có khả năng xử lý, họ sẽ ghi nhận sự cố và chuyển tiếp việc xử lý lên cấp cao hơn. Chuyển tiếp việc xử lý sự cố lên cấp cao hơn: Nhóm tiếp theo tiếp nhận sự cố đã được ghi nhận bởi nhóm đầu tiên và tiếp tục quá trình nhận diện và xử lý sự cố, tuy nhiên nếu nhóm này không thể xử lý, sự cố sẽ được chuyển tiếp lên cấp cao hơn. Báo cáo sự cố: Các nhóm phải thường xuyên cập nhật thông tin với các bên liên quan trong nội bộ cũng như ở ngoài tổ chức. Nhận định và điều tra sự cố: Sự cố sẽ tiếp tục được nhận diện cho đến khi các nhóm xác định được bản chất nguyên nhân dẫn đến sự cố. Đôi khi các nhóm sẽ tham khảo ý kiến và nhận hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài hay các thành viên khác trong phòng ban. Giải quyết sự cố và khôi phục dữ liệu: Ở bước này, nhóm giải quyết sự cố sẽ nhận định sự cố và thực hiện các bước cần thiết để giải quyết sự cố. Việc khôi phục dữ liệu chủ yếu cần 1 khoảng thời gian cần thiết để các dịch vụ và chức năng được khôi phục hoàn toàn. Vì một số bản fix lỗi có thể yêu cầu thực hiện kiểm thử và triển khai ngay cả sau khi đã xác định được giải pháp phù hợp. Kết thúc việc xử lý sự cố: Sự cố dù được chuyển tiếp thì đến cuối cùng nó cũng sẽ được bàn giao trở lại bộ phận Service Desk để kết thúc sự cố. Để duy trì chất lượng và đảm bảo quy trình xử lý thuận lợi, chỉ bộ phận Service Desk mới được phép đóng sự cố và người quản lý sự cố nên kiểm tra với người đã báo cáo sự cố để xác nhận rằng giải pháp đưa ra là thỏa đáng và trên thực tế có thể kết thúc sự cố. Quy trình quản lý sự cố DevOps và SRE Theo cách tiếp cận của DevOps hay SRE, bên xây dựng dịch vụ sẽ đồng thời là bên vận hành dịch vụ đó, cũng như thực hiện fix nếu có sự cố xảy ra. Cách tiếp cận này đã trở nên phổ biến cùng với sự phát triển của các dịch vụ đám mây, web app, microservice hay software as a service. Ngày càng có nhiều phần mềm phục vụ cho đời sống và công việc không được lưu trữ trên máy chủ ở nơi bạn sống. Đó có thể là một web app được triển khai tại trung tâm dữ liệu cho hàng nghìn hoặc hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Đối với các nhóm được giao nhiệm vụ vận hành các dịch vụ như này, tính linh hoạt và tốc độ là điều tối quan trọng. Chỉ cần xảy ra tình trạng downtime thì đều có khả năng ảnh hưởng đến hàng nghìn tổ chức. Một lợi thế của cách tiếp cận này là nó mang lại sự linh hoạt cho các team quản lý sự cố, nhưng nó cũng có thể không làm rõ được việc ai chịu trách nhiệm về cái gì và khi nào. Các nhóm DevOps có thể cảm thấy thoải mái với các quy trình phát triển ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tiêu chuẩn hóa các quy trình cốt lõi cho việc quản lý sự cố để không còn phải hỏi về cách ứng phó khi xảy ra sự cố, đồng thời, bạn có thể theo dõi các sự cố và báo cáo cách giải quyế các sự cố. Ba nguyên tắc của nhóm quản lý sự cố DevOps: Luân phiên trực sự cố: Thay vì chỉ định một số thành viên nhất định trong nhóm phụ trách trực sự cố, các nhóm DevOps thường trực luân phiên nhau theo lịch, tất cả các thành viên đều thay phiên nhau trực để ứng phó với sự cố. Người xây lên dịch vụ là người phù hợp nhất để fix lỗi dịch vụ: Ý tưởng chính của nguyên tắc này đó là: những người quen thuộc nhất với dịch vụ (người trực tiếp tạo ra dịch vụ) là những người được trang bị tốt nhất để khắc phục sự cố. Xây dựng nhanh nhưng phải có trách nhiệm: Khi các kỹ sư phần mềm biết rằng họ đang gặp khó khăn trong thời gian xảy ra sự cố, họ sẽ có thêm động lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cách tiếp cận này đảm bảo thời gian phản hồi nhanh và các team sẽ nhận được feeback nhanh hơn để cải thiện cách xây dựng dịch vụ. Công cụ quản lý sự cố Sự cố không chỉ được quản lý bởi một công cụ mà là sự kết hợp phù hợp giữa các công cụ, phương pháp thực hành và con người. Dưới đây là một số loại công cụ phổ biến để quản lý sự cố hiệu quả: Theo dõi sự cố: Mọi sự cố đều phải được theo dõi và ghi lại để người quản lý sự cố có thể xác định xu hướng và so sánh các sự kiện theo thời gian. Chat room: Trao đổi thông tin với team kịp thời là chìa khóa để nhận diện và giải quyết sự cố. Việc này cũng là cơ sở để phân tích các sự cố xảy ra về sau. Video chat: Phương thức này bao gồm cả text chat, ứng dụng video chat có thể giúp cả team thảo luận về các nhận định về sự cố, đồng thời vạch ra chiến lược ứng phó sự cố phù hợp. Hệ thống cảnh báo: Sử dụng công cụ như Jira tích hợp với hệ thống giám sát và quản lý các yêu cầu xử lý được chuyển tiếp. Tài liệu hóa: Có thể ghi lại các tài liệu về trạng thái sự cố và kết quả phân tích sự cố. Statuspage: Để trao đổi tình trạng sự cố với các bên liên quan trong nội bộ và khách hàng; điều này giúp mọi người luôn cập nhật được thông tin về sự cố. FPT Incident Management là một công cụ quản lý sự cố thông minh được thiết kế để giúp bạn nhanh chóng ứng phó với các sự kiện gây rối và bất ngờ. Với khả năng tích hợp với các công cụ Jira, GitHub, Slack và Google Workspace. Incident Management đơn giản hóa quy trình ứng phó sự cố của bạn, giảm thời gian và công sức cần thiết để quản lý sự cố. Tìm hiểu thêm về FPT Incident Management tại đây.

FPT Monitoring giờ có thể hỗ trợ đo lường vận hành các ứng dụng của IaaS

15:16 03/08/2023
FPT Monitoring ra mắt phiên bản 2.0 nhằm bổ sung thêm các tính năng Infrastructure Monitoring và Log Management. Một số dịch vụ ở tầng IaaS đã có thể đo lường vận hành như: Container/Pod service(docker, kubernetes, …) Database service MongoDB, Postgres, Mysql Host Metrics(Virtual machine, Physical server, …) Load Balancers Haproxy, Nginx. Message Queue (Kafka, RabbitMQ, …) API Gateway Kong, Cache Redis, Cache Memcache. FPT Cloud cung cấp đầy đủ hướng dẫn cài đặt các agent phục vụ cho việc thu thập log và metrics. Ngoài ra Use Guide cũng cung cấp và các dashboard, alert rule phục vụ việc hiển thị và cảnh báo cho hệ thống được tích hợp. Tổng quan về các dịch vụ Infrastructure được cung cấp trên FPT Cloud Portal Giao diện cung cấp user guide cài đặt agent cho khách hàng Tính năng cung cấp các mẫu dashboard, alert rule Các tính năng bổ sung: Tích hợp tài liệu hướng dẫn theo từng bước. Cho phép người dùng tích hợp các mẫu dashboard, alert rule. Cho phép người dùng tích hợp nhanh chóng monitor cho dịch vụ kubernetes chỉ với một click.(Sử dụng với các cụm kubernetes được cung cấp bởi FPT Smart Cloud) Cung cấp các quick tool giúp người dùng thuận tiện trong việc tích hợp dịch vụ monito. Tại sao bạn nên sử dụng? Trực quan: Với user guide rõ ràng cung cấp các hướng dẫn cài đặt theo từng bước. Dễ dàng tiếp cận và cài đặt với người tích hợp hệ thống. Thuận tiện: Với các mẫu dashboard, alert người dùng không phải tìm kiếm hoặc tạo các dashboard. Giúp giảm thời gian xây dựng hệ thống monitor. Nhanh chóng: Với tính năng tích hợp monitor cho dịch vụ kubernetes chỉ với 1 click, người dùng không cần cài đặt hay thao tác gì với các cụm cluster. Giúp khách hàng giảm thời gian xây dựng hệ thống monitor cho kubernetes. FPT Monitoring Team

Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2023

10:28 16/06/2023
Hiện nay, công nghệ phát triển cũng là thời điểm dành cho hình thức kiếm tiền online liên tục ra mắt. Vì thế, cần phải thật tỉnh táo để tránh nguy cơ bị lừa đảo. Vì thế, Accesstrade được đánh giá là hình thức tiếp thị liên kết an toàn và được mọi người lựa chọn cao. Vậy Accesstrade là gì? Hãy cùng FPT Cloud theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn. Accesstrade là gì? [caption id="attachment_37557" align="aligncenter" width="800"] Accesstrade là gì?[/caption] Accesstrade là một hình thức tiếp thị liên kết (affiliate marketing) hàng đầu tại Việt Nam. Kiếm tiền với Accesstrade được thành lập từ năm 2012, và đã trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều advertiser và publisher trên khắp cả nước. Accesstrade mang đến cho các publisher (người tiếp thị liên kết) nhiều cơ hội để kiếm tiền trực tuyến nhờ việc quảng bá sản phẩm cho advertiser (nhà quảng cáo) trên những kênh truyền thông số như website, blog, fanpage, v.v. Hơn nữa, Accesstrade còn là nhà tiếp thị liên kết không yêu cầu có kinh nghiệm hay kiến ​​thức sâu về tiếp thị trực tuyến. Accesstrade sẽ cung cấp cho bạn tất cả công cụ hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện cho bạn có thể bắt đầu kiếm tiền ngay lập tức. Bạn chỉ cần đăng ký Accesstrade và lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các nhu cầu của bạn, sau đó chia sẻ link liên kết đó với khách hàng mục tiêu của bạn. >>> Có thể bạn quan tâm: Top 6+ Phần mềm Auto Click chuột trên máy tính, Android 2023 Nền tảng Accesstrade hoạt động như thế nào? Khi đăng nhập Accesstrade thì bạn sẽ thấy nó hoạt động giống cầu nối giữa ba đối tượng sau: Advertiser (doanh nghiệp hay đơn vị quảng cáo). Publisher (đối tác) là cá nhân đang muốn có thu nhập từ việc kiếm tiền online. Customer (khách hàng) là những người đọc được thông tin quảng cáo và đồng ý mua hàng từ link quảng bá của bạn. [caption id="attachment_37558" align="aligncenter" width="800"] Nền tảng Accesstrade hoạt động như thế nào?[/caption] Accesstrade Việt Nam sẽ tập trung vào phương thức hoạt động CPA (Cost Per Action), hay được hiểu là nhà quảng cáo (Advertiser) chỉ đồng ý trả hoa hồng khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm hoặc đăng ký thông tin hay trải nghiệm dịch vụ. Ví dụ: Bạn là một cá nhân đang muốn kiếm tiền thông qua quảng bá sản phẩm thì bạn sẽ đăng ký tài khoản Accesstrade, rồi vào thông tin chiến dịch để lấy link quảng bá. Nếu như khách hàng click vào link và chuyển đổi thành một hành động cụ thể thì bạn sẽ được nhận hoa hồng. Phương thức hoạt động của Accesstrade gồm các bước: Tạo link – quảng bá – nhận hoa hồng. Do đó, Accesstrade luôn hỗ trợ mọi quy trình đầu và cuối, còn bạn chỉ cần phụ trách việc quảng bá. Bạn sẽ được cung cấp công cụ quản lý đơn hàng và tiếp cận giao diện báo cáo rõ ràng từ nền tảng tập trung này. Lợi ích khi tham gia Accesstrade Dưới đây là một số lợi ích khi tham gia tạo tài khoản Accesstrade: Kiếm tiền trực tuyến: AccessTrade giúp bạn kiếm hoa hồng từ việc quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ của đối tác. Cách kiếm hoa hồng trên Accesstrade giúp bạn nhận được hoa hồng mỗi khi có người mua hàng hoặc thực hiện các hành động nhất định thông qua link Accesstrade của bạn. Đa dạng sản phẩm: AccessTrade sở hữu nhiều đối tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, cho phép bạn có nhiều lựa chọn các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực mà bạn quan tâm và đang có kiến thức sâu về. Hỗ trợ và đào tạo: Kiếm tiền với Accesstrade thì bạn sẽ được cung cấp hỗ trợ và đào tạo để hiểu rõ hơn về cách làm việc với hệ thống cũng như tối ưu hóa hiệu quả. Bạn sẽ được hướng dẫn cách tạo những nội dung, xây dựng các trang web, cách tiếp cận khách hàng và theo dõi hiệu suất của link liên kết của bạn. Dễ dàng tham gia: Việc đăng ký AccessTrade là miễn phí và sẽ không yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên sâu về marketing trực tuyến. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, sau đó chọn sản phẩm và bắt đầu vào việc quảng bá để kiếm tiền. Cơ hội mở rộng kinh doanh: Khi tham gia AccessTrade Việt Nam chính là cách để mở rộng kinh doanh và tận dụng tài liệu để quảng cáo từ các đối tác. Độ tin cậy và an toàn: AccessTrade là một mạng tiếp thị liên kết được đánh giá cao và được tin cậy trong ngành. Họ luôn thanh toán hoa hồng đúng hẹn và cung cấp đầy đủ công cụ theo dõi hiệu quả giúp bạn có thể theo dõi và phân tích kết quả chiến dịch Accesstrade. Bên cạnh đó, để thành công trong việc kiếm tiền với AccessTrade, bạn sẽ cần phải đầu tư thời gian và công sức cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ năng marketing trực tuyến, xây dựng mạng lưới khách hàng và tạo ra nội dung chất lượng nhằm thu hút người tiêu dùng. Cách đăng ký tài khoản Accesstrade Để kiếm tiền online nhờ Accesstrade thì bạn cần đăng ký tài khoản theo các bước dưới đây: Bước 1: Đăng ký tài khoản tại trang chủ của Accesstrade [caption id="attachment_37559" align="aligncenter" width="450"] Đăng ký tài khoản tại trang chủ của Accesstrade[/caption] Please access to the link under here:  https://accesstrade.vn/  để tiến hành đăng nhập tài khoản Accesstrade. Click vào ký kết xong và điền những thông tin cơ bản, bạn sẽ nhận được 1 Email để được xác nhận, mở thư đó ra và nhấp vào link liên kết theo yêu cầu. Sau đó, hãy đăng nhập vào trang quản trị https://pub.accesstrade.vn , hệ thống sẽ hướng dẫn bạn về giao diện. Bước 2: Sau khi bạn nhận được thư để kích hoạt đăng nhập tài khoản, bạn sẽ nhận được thông báo để xác minh tài khoản. [caption id="attachment_37560" align="aligncenter" width="800"] Xác minh tài khoản[/caption] Bước 3: Tiếp theo, chọn vào đăng nhập tài khoản Accesstrade, khi quá trình đăng nhập hoàn thành, bạn sẽ nhận được giao diện và các chiến dịch hiện có trong AccessTrade. Hơn nữa, bạn sẽ nghiên cứu cách kiếm tiền từ Accesstrade cho người mới bắt đầu để tiến hành việc kiếm tiền online. [caption id="attachment_37561" align="aligncenter" width="800"] Đăng nhập tài khoản Accesstrade[/caption] Hướng dẫn cách kiếm tiền với Accesstrade cho người mới bắt đầu Nếu vừa đặt chân tới việc kiếm tiền online dựa trên Accesstrade thì hãy theo dõi cách kiếm tiền dưới đây: Kiếm tiền với Accesstrade Blog Kiếm tiền với AccessTrade nhờ việc viết blog cũng là một cách phổ biến mà đang được nhiều người tham gia liên kết sử dụng. Dưới đây sẽ là một số bước để kiếm tiền với AccessTrade thông qua quá trình viết blog: Chọn một lĩnh vực/nhóm sản phẩm: Xác định được lĩnh vực hoặc nhóm sản phẩm mà bạn đang quan tâm và có kiến thức sâu về đó. Nhờ vậy sẽ giúp bạn viết bài có chất lượng và độ hấp dẫn hơn cho độc giả. Tạo nội dung hữu ích và chất lượng: Viết những bài blog chất lượng và hữu ích đúng với thông tin đáng tin cậy và hấp dẫn. Đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu của độc giả. Liên kết đến sản phẩm AccessTrade: Ở các bài blog của bạn, tạo link liên kết đến các sản phẩm hoặc dịch vụ từ AccessTrade. Việc sử dụng những liên kết theo dạng mã HTML hoặc những công cụ của AccessTrade để tạo liên kết theo dõi hoa hồng. Quảng bá sản phẩm và link Accesstrade: Sử dụng những kênh truyền thông xã hội và các công cụ SEO để quảng bá bài blog của bạn nhằm thu hút lưu lượng truy cập. Chia sẻ bài viết ở mạng xã hội, tham gia vào những cộng đồng liên quan, và tận dụng chiến lược SEO để tăng khả năng xếp hạng cho trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả: Sử dụng những công cụ theo dõi của AccessTrade nhằm theo dõi hiệu quả hoạt động và link liên kết của bạn. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa được các chiến dịch liên kết và nội dung để đạt hiệu suất tốt nhất. Xây dựng mạng lưới độc giả và độc giả trung thành: Cần tạo sự tương tác với độc giả của bạn, trả lời những câu hỏi và phản hồi từ độc giả. Xây dựng ra một cộng đồng độc giả trung thành giúp bạn tăng cơ hội tiếp thị liên kết thành công hơn. [caption id="attachment_37562" align="aligncenter" width="800"] Kiếm tiền với Accesstrade Blog[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Figma là gì? Chức năng, cách sử dụng Fihma chi tiết từ A - Z Website chia sẻ Coupon, mã giảm giá Việc xây dựng website chia sẻ coupon và mã giảm giá là một cách khá phổ biến để kiếm tiền Accesstrade. Dưới đây sẽ là một số bước để bạn bắt đầu: Chọn một tên miền và nền tảng: Bạn sẽ cần chọn một tên miền phù hợp cho trang web của mình. Sau đó, chọn một nền tảng phù hợp để xây dựng trang web, như WordPress, Joomla hoặc Drupal. Tìm nguồn cung cấp mã giảm giá: Liên hệ và hợp tác với nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ để nhận được mã giảm giá trên Accesstrade. Xây dựng nội dung và danh mục: Tạo những danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các lĩnh vực của bạn. Viết bài viết về các sản phẩm, đánh giá và chia sẻ các mã giảm giá hiệu quả. Tạo mã giảm giá và link Accesstrade liên kết: Tạo các mã giảm giá từ nguồn cung cấp và tạo những liên kết điều hướng đến trang sản phẩm hoặc dịch vụ có mã giảm giá. Cần đảm bảo những liên kết của bạn đã chứa mã theo dạng phù hợp giúp cho người dùng có thể áp dụng mã giảm giá khi mua hàng. Quảng bá trang web của bạn: Sử dụng những kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, và kỹ thuật SEO để quảng bá website của bạn. Theo dõi và phân tích: Sử dụng công cụ theo dõi và phân tích để theo dõi lưu lượng truy cập, số lần khách sử dụng mã giảm giá và thu nhập từ link liên kết. Qua đó, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch Accesstrade tiếp thị của mình để tối ưu hóa hiệu quả. Website có nội dung review, so sánh Cách làm accesstrade hiệu quả là xây dựng một trang web với nội dung review và so sánh các sản phẩm sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định mua hàng thông minh. Dưới đây là một số bước để bạn bắt đầu: Tạo nội dung review chất lượng: Viết những bài review về các sản phẩm, đánh giá một cách chân thực và chi tiết về những tính năng, ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm. Cung cấp các thông tin đáng tin cậy để giúp cho người đọc nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. So sánh sản phẩm: Xây dựng các bài viết so sánh giữa các sản phẩm trong cùng một lĩnh vực. Đánh giá khách quan các yếu tố như giá cả, tính năng, chất lượng và hiệu suất để giúp khách hàng so sánh và chọn lựa sản phẩm phù hợp và tạo link đăng nhập Accesstrade để khách hàng có thể truy cập. Sử dụng hình ảnh và video: Cần đính kèm hình ảnh và video của sản phẩm vào bài review nhằm giúp người đọc có cái nhìn trực quan hơn về sản phẩm. Quảng bá và chia sẻ nội dung: Sử dụng những kênh truyền thông xã hội và công cụ SEO để quảng bá những bài viết của bạn. Chia sẻ nội dung web trên mạng xã hội, tham gia vào diễn đàn và cộng đồng liên quan, kết hợp sử dụng kỹ thuật SEO để tăng khả năng xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Tương tác với độc giả: Hãy tạo ra một cộng đồng tương tác với độc giả của bạn bằng cách trả lời câu hỏi, phản hồi. Nhờ đó, giúp xây dựng lòng tin và tăng tính tương tác trên trang web của bạn. Facebook, Insta, Zalo, TikTok,.. Để kiếm tiền với Accesstrade thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo và TikTok thì bạn sẽ cần phải đăng ký tài khoản Accesstrade và trở thành đối tác với Accesstrade. Sau đó sẽ phải chọn lựa lĩnh vực và tạo nội dung chất lượng để có thể tiếp cận tốt với nhu cầu của khách hàng. Sau đó, cần chia sẻ link Accesstrade cùng với các mã giảm giá tới khách hàng để người dùng có thể truy cập và chuyển đổi mua hàng tại link liên kết đó. Khi đó, bạn sẽ nhận được mức hoa hồng từ Accesstrade và cần theo dõi lượng truy cập qua liên kết để có thể tối ưu hơn về quảng cáo. Chiến dịch Accesstrade Paid Traffic Chiến dịch Accesstrade Paid Traffic là việc sử dụng những hình thức quảng cáo trả phí để tăng lưu lượng truy cập và thu hút khách hàng đến các link liên kết Accesstrade của bạn. Do đó, bạn sẽ lựa chọn kênh quảng cáo trả phí mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm khách hàng mục tiêu, xác định đối tượng khách hàng rồi thì sẽ cần phải tạo quảng cáo hấp dẫn. Nhờ vào quảng cáo, bạn sẽ kéo được nhiều khách hàng truy cập vào link liên kết và có thể chuyển đổi giúp bạn kiếm tiền nhờ Accesstrade. Khi tạo quảng cáo tiếp thị, bạn sẽ cần theo dõi và đánh giá các chỉ số truy cập và chuyển đổi của khách hàng để có thể tối ưu hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có mức thu nhập cao hơn nhờ vào cách kiếm hoa hồng trên Accesstrade và tối ưu được chi phí. Kiếm tiền trên Accesstrade Email Marketing Để kiếm tiền trên Accesstrade thông qua Email Marketing, bạn sẽ cần phải xây dựng riêng cho mình danh sách email của khách hàng tiềm năng và sử dụng dùng để chào hàng bằng việc tạo nội dung hấp dẫn. Với nội dung hấp dẫn có gắn link liên kết Accesstrade sẽ tăng lượt truy cập và lượt click của khách hàng sẽ giúp bạn kiếm được hoa hồng trên Accesstrade. Đồng thời, bạn có thể gửi email định kỳ cho khách hàng để duy trì liên lạc và tương tác với email kết hợp với mã giảm giá từ Accesstrade. Sau đó, sẽ theo dõi và tối ưu hóa lại những chỉ số để đảm bảo hoạt động tiếp thị liên kết đạt hiệu quả tốt hơn. Lưu ý: Email Marketing yêu cầu bạn cần xây dựng lòng tin và cung cấp đủ giá trị cho người nhận. Cần đảm bảo rằng bạn sẽ không spam và cần tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan để duy trì danh sách email chất lượng và tăng cường hiệu quả tiếp thị qua Accesstrade. Cách kiếm hoa hồng Youtube Để kiếm hoa hồng Accesstrade từ Youtube bạn có thể bắt đầu từ việc tạo tài khoản Accesstrade và tạo ra những nội dung hấp dẫn trên Youtube. Cần tận dụng khả năng truyền tải thông tin và sức hấp dẫn của video để thu hút được nhiều người xem. Đồng thời, liên kết link Accesstrade và mã giảm giá ở trong mô tả video để khuyến khích họ mua sản phẩm thông qua liên kết của bạn. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng quảng cáo trên Youtube và cần phân tích đánh giá hiệu quả của video. Rồi tối ưu các chỉ số người xem, lượt click, chuyển đổi từ video đến link liên kết của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ phải xây dựng lòng tin với khách hàng bằng việc trả lời mọi bình luận của khách hàng để tăng khả năng mua hàng của khách thông qua liên kết link Accesstrade của bạn. Lưu ý quan trọng khi làm chiến dịch Accesstrade hiệu quả [caption id="attachment_37563" align="aligncenter" width="800"] Lưu ý quan trọng khi làm chiến dịch Accesstrade hiệu quả[/caption] Trong quá trình kiếm tiền bằng chiến dịch Accesstrade thì bạn cần lưu ý một số điều sau: Có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm kinh doanh Khi làm chiến dịch Accesstrade, hiểu biết sâu sắc về sản phẩm kinh doanh là rất quan trọng để đạt được hiệu quả tốt. Khi hiểu rõ được tính năng, lợi ích sản phẩm sẽ mang đến nhiều giá trị đặc biệt cho khách hàng và đánh giá chân thành nhất về sản phẩm. Vì thế, có thể lấy được lòng tin của khách hàng về sản phẩm của bạn sẽ tăng được lượt chuyển đổi thông qua liên kết Accesstrade của bạn. Không chỉ vậy, khi bạn đã lấy được lòng tin của khách hàng và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất của sản phẩm thì khách hàng có thể trở thành khách trung thành. Vì thế, mà bạn có thể tăng được hiệu quả và tăng thu nhập nhờ vào kiếm tiền trên Accesstrade. Cung cấp ý tưởng chuyên nghiệp về Accesstrade Affiliate Marketing Một số ý tưởng chuyên nghiệp để làm việc với Accesstrade Affiliate Marketing: Xây dựng một trang web hoặc blog chất lượng: Tạo một trang web hoặc blog với nội dung hấp dẫn và liên quan đến sản phẩm mà bạn tiếp thị. Nhờ đó, người xem truy cập vào web của bạn rồi sau đó có thể chuyển đổi mua hàng nhờ vào bài viết. Sử dụng nền tảng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, và LinkedIn để có thể tiếp cận và tương tác với nhiều đối tượng khách hàng. Tạo video quảng cáo trên YouTube: Tạo video đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hoặc chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm. Điều này sẽ thu hút người xem và tăng khả năng chuyển đổi thông qua link liên kết Accesstrade. Sử dụng quảng cáo trực tuyến: Sử dụng quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) như Google AdWords hoặc Facebook Ads để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng lượt chuyển đổi mua hàng giúp bạn kiếm tiền với Accesstrade hiệu quả hơn. Sử dụng Email Marketing để tiếp thị và quảng cáo Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Email Marketing trong chiến dịch Accesstrade để đạt hiệu quả cao: Xây dựng danh sách email chất lượng: Đảm bảo rằng danh sách email khách hàng của bạn là chính xác, hợp pháp và chất lượng. Tạo nội dung hấp dẫn: Tạo sự tương tác và gắn kết bằng cách tạo nội dung email hấp dẫn và gần gũi với người nhận. Đồng thời, cung cấp thông tin hữu ích đảm bảo phù hợp với đối tượng khách hàng để có thể chuyển đổi mua hàng thông qua liên kết Accesstrade gửi cùng nội dung email. Thiết kế email hấp dẫn: Sử dụng màu sắc, hình ảnh và bố cục chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt cho người nhận. Sử dụng tiêu đề hấp dẫn: Tiêu đề email sẽ quyết định xem người nhận có mở email hay không. Sử dụng tiêu đề hấp dẫn, gợi cảm và tạo ra sự tò mò của khách hàng để tăng tỷ lệ mở email. Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Đảm bảo rằng email của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Bởi người dùng di động ngày càng tăng, việc hiển thị đúng và tương thích trên điện thoại di động là rất quan trọng và bạn cũng nên biết cách đăng ký Accesstrade trên điện thoại. Tổ chức hội thảo trực tuyến Tổ chức hội thảo trực tuyến là một cách hiệu quả giúp tăng khả năng tiếp thị và quảng cáo trong chiến dịch Accesstrade. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tổ chức hội thảo trực tuyến để đạt hiệu quả cao: Định rõ mục tiêu và đối tượng: Xác định rõ mục tiêu của hội thảo trực tuyến giúp bạn xây dựng nội dung và chương trình phù hợp, thu hút được sự quan tâm và tương tác của đúng đối tượng khách hàng. Lên kế hoạch và chuẩn bị: Chuẩn bị nội dung chính, slide, video hoặc bất kỳ tài liệu nào cần thiết. Tạo nội dung hấp dẫn và giá trị: Cung cấp thông tin mới, chia sẻ kiến thức chuyên sâu, và đưa ra các giải pháp thực tiễn cho vấn đề mà đối tượng đang quan tâm. Giúp tăng chuyển đổi mua hàng từ liên kết Accesstrade mang đến cho bạn nguồn thu nhập cao hơn. Sử dụng công cụ truyền thông trực tuyến: Sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến như Zoom, WebinarJam, GoToWebinar hoặc Google Meet để tổ chức hội thảo. Nhờ đó, sản phẩm của bạn được nhiều khách hàng biết tới và sẽ tăng việc kiếm tiền với Accesstrade. Xây dựng thương hiệu cá nhân Xây dựng thương hiệu cá nhân là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chiến dịch Accesstrade hiệu quả và bạn sẽ cần phải lưu ý: Định hình giá trị và tôn chỉ của bạn: Xác định những giá trị và tôn chỉ cốt lõi mà bạn muốn mang lại cho khách hàng. Khẳng định được thương hiệu cho khách hàng với hình ảnh độc đáo, giúp tăng khả năng chuyển đổi mua hàng của khách. Tạo lợi thế cạnh tranh: Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và xác định được những lợi thế mà bạn có thể mang đến cho khách hàng. Cần tập trung vào những điểm mạnh và khác biệt của bạn để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng truy cập vào liên kết Accesstrade của bạn. Xây dựng hình ảnh và phong cách: Trên Accesstrade bạn nên tạo dựng một hình ảnh và phong cách đồ họa đồng nhất với thương hiệu cá nhân của bạn. Tạo nội dung chất lượng: Tạo nội dung chất lượng và chia sẻ kiến thức hữu ích với khách hàng của bạn. Điều này giúp xây dựng sự tín nhiệm và tăng cường thương hiệu cá nhân của bạn, khách sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng tại liên kết tài khoản Accesstrade của bạn. Đúng vậy, qua bài viết trên FPT Cloud đã hướng dẫn bạn cách kiếm tiền online hiệu quả nhất tại Việt Nam. Hãy đăng ký ngay tài khoản Accesstrade và bắt đầu kiếm tiền với Accesstrade này luôn nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399